Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mô hình phát triển điểm du lịch cộng đồng tại Nặm Đăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.92 KB, 10 trang )

Mô hình phát triển điểm du lịch cộng đồng tại
Nặm Đăm
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, từ việc phát huy hiệu quả của các
làng văn hóa du lịch cộng đồng, năm 2014, tỉnh Hà Giang đã đón gần 650.000 khách du
lịch; doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt gần 600 tỷ đồng. Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm
nay, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt trên 373.000 lượt người, trong đó khách
quốc tế trên 95.000 lượt; doanh thu từ du lịch, dịch vụ ước đạt hơn 360 tỷ đồng. Những
con số trên là kết quả của quá trình phát triển du lịch homestay tại Hà Giang trong đó
thôn Nặm Đăm - huyện Quản Bạ là một trong những nơi phát triển du lịch homestay
nhất. Để du lịch cộng đồng tại Nặm Đăm tiếp tục phát triển, cần có những phương hướng
phát triển cụ thể.
Các ý chính:
-

Kiểm tra các điều kiện
Phát triển quy trình và cơ cấu quản lí
Phát triển năng lực địa phương
Phát triển và tiếp thị sản phẩm
Giám sát và đánh giá

Nội dung bài;

Kiểm tra các điều kiện

I-

Mở một cuộc hội thảo ở thôn Nặm Đăm, Quảng Bạ, Hà Giang để khởi động các ý tưởng
xây dựng mô hình điểm du lịch nơi đây.
+ Nặm Đăm có nhiều tài nguyên du lịch cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn.
Tài nguyên tự nhiên: Trước khi đến với Nặm Đặm, du khách có thể ngắm nhìn vẻ


đẹp của những ruộng bậc thang ở Hoàng Seo Phì hay cánh đồng hoa tam giác mạch, và
chắc chắn sẽ k bỏ lỡ cơ hội tham quan Núi đôi Quảng Bạ, một tác phẩm tuyệt vời mà
thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh đó là rất nhiều những địa điểm du
lịch nổi tiếng như Cổng trời Quảng Bạ, thác Nai - thác trẻ em ở Nặm Đăm - Nam Sơn,


hang Khố Mỷ... Có thể nói Nặm Đăm được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều cảnh quan
đẹp xung quanh.
Tài nguyên nhân văn: Nặm Đăm là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc Dao Áo dài
với bản sắc văn hóa độc đáo, nhiều màu sắc riêng biệt. Đây là thôn thuần nông sinh sống
bằng trồng lúa và hoa màu kết hợp chăn nuôi nhỏ. Nhà ở của người Dao nơi đây là nhà
sàn mộc mạcđược là từ vật liệu tự nhiên. 100% dân cư nơi đây vẫn gữi thói quen mặc
tranh phục truyền thống của người Dao Áo dài. Một năm có một số lễ hội sẽ được tổ
chức như lễ Cầu mùa, lễ Cúng cơm mới, lễ Cấp sắc... trong đó quan trọng nhất là lễ cấp
sắc cho thanh niên. Đến Nặm Đăm du khách sẽ được thấy nghề dệt, thuê hoa văn trên
trang phục của người dân địa phươg, được thưởng thức các món ăn như cá mương, thịt
gà, lợn tự nuôi và nhiều loại rau rừng được chế biến theo cách of ng dân nơi đây.
+ Nặm Đăm có hơn 51 hộ gia đình với hơn 250 nhân khẩu là người Dao Áo dài
(Dao Chàm). Tộc người Dao nơi đây còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán truyền
thống của mình. Người dân rất thân thiện, mến khách, gần gũi và cởi mở.
+ Nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, rộng rãi. Ở thị trấn Tam Sơn, Quảng Bạ, cách Nặm
Đăm vài km cũng có một số khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch như khách sạn
567, nhà nghỉ Núi Đôi, nhà nghỉ Vạn Duy... Ngày nay giao thông đi lại rất thuận tiện từ
Hà Nội đến Quảng Bạ, Hà Giang. Cũng có khá nhiều các công ty du lịch tham gia khai
thác các tuor tới Hà Giang.
+ Cộng đồng dân cư ở Nặm Đăm có mong muốn thông qua du lịch để đem lại
nguồn thu nhập cao hơn, xóa đói giảm nghèo cho thôn mình, chất lượng cuộc sống ngày
một tốt hơn để tạo điều kiện cho con em được đến trường học tập. Với mong muốn thiết
thực của người dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước và tỉnh Hà Giang cùng xây dựng
-


mô hình phát triển du lịch homestay tại Nặm Đăm.
Xây dựng mô hình điểm du lịch Nặm Đăm:
+ Tại thôn Nặm Đăm sẽ làm loại hình du lịch Homestay. Du khách đến đây sẽ được
sống và sinh hoạt cùng người dân địa phương, tìm hiểu phong tục tập quán, nét đẹp văn





hóa của người tộc người Dao:
Ở nhà sàn truyền thống
Ăn đồ ăn được chính người bản địa chế biến
Trải nghiệm thực tế "Một ngày làm nông dân" trồng lúa trên thửa ruộng bậc thang.




Tìm hiểu quy trình dệt vải và làm các bộ trang phục truyền thống của người Dao Áo dài.

Mặc thử và chụp ảnh kỉ niệm. Được tự tay dệt thổ cẩm nếu khách có nhu cầu
• Hòa mình vào các lễ hội của người Dao nơi đây như lễ Cấp sắc, lễ Cầu mùa, lễ Cúng cơm
mới, Ăn tết với người Dao..
+ Bên cạnh đó du khách sẽ được tham gia các tuor tham quan









Các thôn (bản) của người H'mong, người Nùng
Tham quan thắng cảnh tại Cổng trời, chợ phiên Quảng Bạ
Thác Nai - thác Trẻ em ở Nặm Đăm - Nam Sơn
Cao nguyên đá Đồng Văn
Hang Khố Mỷ (xã Tùng Vài, Quảng Bạ)
Bản Lùng Tám nổi tiếng với nghề dệt vải lanh
Bản Thanh Vân với nghề nấu rượu ngô lâu đời.
Như vậy, đến với Năm Đăm, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên
hùng vĩ của mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang, mà còn được tìm hiểu văn hóa tộc
người thiểu số Việt Nam và hòa mình vào cuộc sống thanh bình của bà con dân tộc Dao.

-

Các đơn vị liên quan
+ Người dân thôn Nặm Đăm, Quảng Bạ, Hà Giang
+ Chính quyền xã Quảng Bạ
+ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang, Phòng văn hóa huyện Quảng Bạ
+ Trung tâm Con người và thiên nhiên ( Việt Nam)
+ Tổ chức Caritas của Thụy Sĩ
+ Ban quản lý du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm

-

Thành phần tham gia hoạt động du lịch tại Nặm Đăm:
+ Trực tiếp: cộng đồng dân cư thôn Nặm Đăm, Ban quản lý du lịch cộng đồng thôn
Nặm Đăm.
+ Gián tiếp: Chính quyền xã Quảng Bạ, Phòng Văn hóa huyện Quảng Bạ, Sở văn
hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang, trung tâm Con người và thiên nhiên, Tổ chức


-

II-

Caritas Thụy Sĩ.
Mức độ và loại hình tham gia hoạt động du lịch:
+ Du lịch homestay tại thôn Nặm Đăm
+ Du lịch tìm hiểu văn hóa tộc người (người Dao Áo dài)
+ Du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, làng nghề.

Phát triển quy trình và cơ cấu quản lí
*Cơ cấu quản lí và tổ chức:


Điều kiện cần thiết đối với mô hình du lịch dựa vào cộng đồng bền vững
1. Làm việc với cộng đồng
2. Làm việc với thành phần tư nhân
3. Làm việc với chính quyền.

Các bên tham gia quản lý và tổ chức phát triển du lịch cộng đồng tại Nặm Đăm bao
gồm:
- Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang
- Phòng văn hóa huyện Quản Bạ
- Ban quản lý DLCĐ Nậm Đăm Ủy ban nhân dân xã Quản Bạ
- Ban quản lý du lịch cộng đồng Nậm Đăm
- Nhóm nhà dân Nhóm hướng dẫn viên địa phương
- Nhóm biểu diễn các tiết mục văn hóa & nghề thủ công
- Nhóm vận chuyển kiêm an ninh Quỹ du lịch cộng đồng
- Chủ tịch BQL DLCĐ Nậm Đăm Phó chủ tịch Thư ký 2 thành viên BQL (kiêm

quản lý quỹ / ngân sách)
- Các công ty du lịch lữ hành
- Tổ chức phi chính phủ: Tổ chức Caritas (Thụy Sĩ) đã phối hợp với Trung tâm Con
người và Thiên nhiên (PanNature) triển khai hợp phần dự án Du lịch vì người nghèo tại
thôn Nặm Đăm

Phát triển năng lực địa phương

III-

1. Ban quản lí
- Tổ chức:

+ Tổ chức đón tiếp, quản lí du khách đến Nặm Đăm
+ Giới thiệu khái quát về tình hình địa phương: văn hóa, ẩm thực truyền thống, sản
phẩm đặc trưng( hàng thủ công,...), cảnh đẹp tự nhiên,…
+ Mở các lớp đào tạo và tập huấn kiến thức về du lịch cộng đồng cho người
-

dân( bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường sống, vệ sinh an tòan thực phẩm,…)
Lập kế hoạch:
Lên kế hoạch hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững, hướng dẫn các nhóm
dịch vụ được triển khai ở địa phương trong thời gian tới bao gồm kế hoạch (đầu tư, khai

-

-

thác kinh doanh các dịch vụ du lịch, quảng bá, xúc tiến thương mại).
Về pháp lý:

+ Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đối với khách du lịch
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lí các vi phạm về môi trường, vệ sinh an tòan thực phẩm
và văn hóa ứng xử đối với khách du lịch
Quản lí nguồn nhân lực:


Chịu trách nhiệm quản lý cá nhân trong ban quản lý du lịch cộng đồng, các
nhóm hoạt động làm dịch vụ du lịch, các hộ gia đình làm dịch vụ du lịch tại thôn xã…các
-

cá nhân tham gia du lịch.
Quản lí tài chính:
Thiết lập chế độ theo dõi thu chi hợp lí, phân chia lợi ích công bằng giữa các cá

-

nhân và tổ chức
Quảng bá địa phương:
Tìm kiếm các đối tác hoạt động nhằm quảng bá địa phương, thu hút khách du
lịch, tìm kiếm thị trường,…
Giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, văn hóa,.. phối hợp với người dân để

cải thiện bộ mặt của địa phương,…
2. Người hoạt động du lịch trực tiếp
- Đón tiếp và chăm sóc khách du lịch, đưa khách tham quan những di tích lịch sử, địa điểm
-

tự nhiên, văn hóa,
Tuân thủ chặt chẽ những quy định của địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng tại


-

địa phương. Không tranh giành, cò kéo khách,…
Tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ, ngôn ngữ, cách thức làm homestay, …
Có ý thức bảo tồn các địa danh tham quan, các di tích văn hóa, các địa điểm thiên nhiên

-

đẹp
Có ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống
Phát triển các ngành thủ công, sản phẩm đặc thù của địa phương: rượu ngô, thịt gác bếp,

-


Xây dựng chỗ ăn, ở, ngủ nghỉ của khách gọn gang, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh,...
Lắng nghe và tiếp thu linh hoạt những ý kiến đánh giá của du khách, biết rút ra kinh

nghiệm sau mỗi lượt khách tới địa phương
3. Các tổ chức hỗ trợ địa phương của chính phủ và phi chính phủ
- Xây dựng các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho người dân về cách thức hoạt động du
-

lịch
Hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất để người dân xây dựng các
công trình vệ sinh, môi trường, nhà ở,… phục vụ cho khách du lịch. Đồng thời giám sát

-

quá trình sử dụng vốn của địa phương.

Đưa ra các đề án kết hợp với chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho du
lịch tại địa phương phát triển

IV-

Phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch
a. Phát triển sản phẩm


Quản Bạ là huyện cửa ngõ của Cao nguyên đá, với độ cao trung bình trên 1.000m so
với mực nước biển, khí hậu của Quản Bạ quanh năm mát mẻ, trong lành, nhiệt độ trung
bình trong năm từ 15 – 20 độ C. Bên cạnh đó, Quản Bạ còn được thiên nhiên ưu đãi với
nhiều cảnh quan thiên nhiên hết sức đẹp và độc đáo.
Mỗi điểm đến ở Quản Bạ Hà Giang đều mang một nét đẹp riêng, đặc trưng của
vùng núi Tây bắc. Khi đến Quản Bạ, du khách không nên bỏ qua 3 điểm du lịch hấp dẫn
là núi đôi Quản Bạ, Cổng trời Quản Bạ và làng văn hóa du lịch Nặm Đăm. Hiện nay thôn
được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường thôn đã khang trang sạch đẹp hơn, cảnh sắc
thôn đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tốt
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em cùng chung sống, tạo ra sự đa
dạng các sắc thái văn hóa, tinh thần của đời sống xã hội nơi đây. Khám phá Quản Bạ, nơi
đây còn được coi là địa phương bảo tồn khá tốt các khu rừng tự nhiên, rừng núi đá ở khu
vực biên giới với một quần thể vọc mũi hếch, loài linh trưởng có tên trong sách đỏ thế
giới đang có mặt tại đây.
Phát huy lợi thế, những năm qua, huyện Quản Bạ đã có sự quan tâm, từng bước huy
động sự đầu tư của toàn xã hội cho xây dựng và phát triển du lịch – dịch vụ. Hiện nay,
trên địa bàn có hệ thống nhà nghỉ và 1 làng văn hóa du lịch cộng đồng; việc khôi phục và
xây dựng các làng nghề truyền thống đã đạt được nhiều thành công với các thương hiệu
nổi tiếng như làng dệt lanh Lùng Tám, rượu ngô Thanh Vân...Vượt qua cổng trời, lên đến
Quyết Tiến, một mảnh đất có khí hậu quanh năm mát dịu với nghề trồng rau, hoa khá nổi
tiếng.

Đến với Hợp tác xã dệt lanh ở Lùng Tám, không khỏi bất ngờ giữa một vùng đất
nghèo lại có thể bắt gặp những sản phẩm thổ cẩm hết sức độc đáo và hấp dẫn do chính
bàn tay của những phụ nữ Mông làm ra. Làng nghề gắn với du lịch và làng nghề có
những người tâm huyết, cần cù với tính cách, bản chất không pha trộn của người vùng đá
để tạo nên sự tồn tại, phát triển gần chục năm nay…


Ngoài ra đến Quản Bạ còn có một cổng trời- nơi có mặt trời treo mắc trong núi với
những đàn trâu, đàn dê thung dung gặm cỏ sương, có một chấm son cột cờ trên đỉnh
Lũng Cú bay giữa gió ngàn quanh năm mây phủ
b. Xác định thị trường khách hàng mục tiêu

Đến với NẶM ĐĂM có thể là khách trải nghiệm thực tế..được tìm hiểu lịch sử văn
hóa và các công trình kì quan thiên nhiên hùng vĩ bên cạnh đó có thể hòa nhập được với
văn hóa địa phương.
Du lịch Hà Giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cao nguyên đá hùng vĩ, những phiên
chợ cao đầy màu sắc lung linh. Mỗi bước chân trên mảnh đất địa đầu này mang nhiều
nguồn cảm hiện hữu trước mắt bạn. Sẽ rất thú vị nếu như bạn vào tận những hang cùng
ngõ hẻm nằm sâu trong các bản làng để ngắm những thứ hoang sơ đến thuần khiết, những
điều tuyệt vời đó bạn chỉ có thể thấy từ sự ưu ái và ban tặng đặc biệt cho mảnh đất nơi
đây. Du lịch Hà Giang là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách cả trong và ngoài
nước trong những năm gần đây. Hầu hết bất cứ ai đã từng đặt chân đến Hà Giang đều
mong sớm có ngày trở lại, bởi sự cuốn hút mãnh liệt bởi phong cảnh hùng vĩ, những con
đường uốn lượn dài bất tận, những cánh đồng hoa đầy sắc màu. Hoa ở Hà Giang thường
nở quanh năm, mùa vàng hoa cải, màu tím của hoa tam giác mạch, trắng tinh khôi của
hoa mận…Những con người nơi đây rất chân thật mến khách và tình cảm.
Từ đó khách du lịch có thể hòa nhập với môi trường mới, phát triển thêm được
nhiều kiến thức cá nhân và hoàn thiện được bản thân mình
- Khách du lịch trải nghiệm thực tế, thích cảnh quan thiên nhiên, dễ hội nhập văn
hóa địa phương, tìm cách hoàn thiện m qua việc học hỏi những người khác, đi du lịch để

phát triển kiến thức cá nhân.
- khách du lịch tìm kiếm sự thanh thản, giảm áp lực công việc hàng ngày, thích sự
thoáng đãng của không gian mở, đi theo nhóm hoặc thích giao tiếp xã hội với những
người khác
c. Xác định phương thức tiếp thị


*Sản phẩm: Sản phẩm du lịch cộng đồng bao gồm các hoạt động mà khách du lịch
sẽ làm khi đến thăm QUẢN BẠ và các dịch vụ bổ trợ để tăng trải nghiệm cho du khách.
-Homestay: khách du lịch ở trong nhà dân để trải nghiệm cuộc sống gia đình và văn
hóa của người Dao. Khách ăn ,ngủ ,nghỉ sinh hoạt trong gia đình của người Dao với nhà
sàn rộng ,sạch sẽ kèm theo các dịch vụ bổ sung như đi tham quan làng, bản, xem biểu
diễn văn nghệ , học nấu ăn....
-Tour tham quan làng bản:tìm hiểu về tổ chức bản làng, các ngành nghề truyền
thống ,ngắm cảnh quan và giao lưu với dân làng...
-tour học nấu ăn ,thưởng thức ẩm thực, nghề dệt vải truyền thống: Quản Bạ có các
sản phẩm nổi tiếng như Rượu ngô Thanh Vân, hồng không hạt, thảo quả muối, chè Tùng
Vài, thổ cẩm Lùng Tám, cùng với những sản phẩm văn hoá tinh tế như thổ cẩm, khèn,
sáo được làm ra từ những bàn tay tài hoa, điêu luyện của đồng bào ở các làng nghề trong
huyện… Đó là tiềm năng, lợi thế lớn làm nền tảng cho huyện Quản Bạ phát triển du lịch
một cách bền vững.... thướng thức món ăn mang đậm nét văn hóa của người dân tộc thiểu
số như thắng cố, thịt trâu gác bếp, sôi ngũ sắc, cháo ấu tẩu...
*Định vị: có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa điểm du lịch QUẢN BẠ với các
điểm du lịch khác ....từ những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng đến những nét đẹp văn
hóa của con người nơi đây...
*Phân phối: để khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm du lịch
tại địa phương thì chúng ta nên cho khách được trải nghiệm luôn với nó như để khách tự
mình học món ăn đăc trưng của người Dao và được nếm thử nó..thử dệt vải đồng thời
tham gia vào các hoạt động văn hóa làng xã.......
*Gía cả:tính toán chi phí của chuyến đi mỗi ngày....tùy theo số lượng khách và các

dịch vụ mà ta có thể định giá tour một cách chính xác...đem lại sự thoải mai cho khách
hàng cũng như lợi nhuận cho bản thân.
* cách tiếp thị: quảng bá sản phẩm đến với bên ngòai thong qua các phương tiện
thông tin


Giám sát và đánh giá ảnh hưởng của du lịch

V-

1. Tích cực
a. Môi trường.

Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
cụ thể là:
Du lịch làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.Du lịch góp phần khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn các không gian, cảnh quan
thiên nhiên làm đẹp thêm, làm giàu thêm các cảnh quan thiên nhiên bằng các đầu tư mới,
làm phong phú thêm các không gian du lịch do các bổ sung đầu tư du lịch.Du lịch góp
phần làm thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng tạo thêm những
giá tri mới, tăng thêm những giá trị hiện có của tài nguyên.
b.
-

Kinh tế-xã hội\
Làm tăng ngân sách cho địa phương
Tăng thu nhập cho người dân
Tạo việc làm cho lao động tại địa phương
Mở ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của địa phương
Thúc đẩy các ngành nghề truyền thống phát triển, khôi phục một số ngành truyền thống


có dấu hiệu mai một
c. Văn hóa
- Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
- Khôi phục những nét văn hóa đặc sắc
- Quảng bá văn hóa của người Dao tại Nặm Đăm đến với đông đảo khách du lịch và người
ngoài
2. Hạn chế
a. Môi trường

Việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, việc xuất hiện nhiều cơ sở, dịch vụ
với nhiều kiểu kiến trúc, xây các khối nhà bê tông... nhiều trường hợp không hài hoà với
môi trường xung quanh, làm phá vỡ cảnh quan.Phát triển du lịch là một trong những
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí. Sự phát triển du lịch
cũng thường kéo theo sự gia tăng rác thải: Khách du lịch thường thải ra môi trường lượng
chất thải khá lớn. Trong khi đó việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở hầu hết các
khu du lịch chưa được thực hiện tốt. Rác thải còn là nơi chứa nhiều nguồn bệnh cho


người, gia súc, là nơi cư trú và phát triển của chuột, bọ, nhiều loại côn trùng khác. Hoạt
động du lịch cũng làm ô nhiễm mồi trường không khí. Các hoạt động du lịch thường có
liên quan nhiều đến các phương tiện giao thông cơ giới, các động cơ máy nổ, Các phương
tiện máy móc này khi hoạt động, thường thải vào không gian một lượng lớn khí thải. Đặc
biệt nồng độ khí xả từ các động cơ máy móc làm ô nhiễm không khí, gây ra nhiều loại
bệnh phổi và nhiều tác động xấu lên cợ thể qua đường hô hấp đối vói người dân địa
phương và khách du lịch.
b. Kinh tế - xã hội
- Sự phân chia lợi ích không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau, giữa chính quyền địa
-


phương với người dân gây ra sự cạnh tranh, mất đòan kết
Sự phụ thuộc quá nhiều vào du lịch làm mai một những ngành kinh tế khác ở địa phương
Sự thị trường hóa của một số sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, làm mất đi tính
truyền thống, tính đặc sắc của sản phẩm,…

c. Văn hóa

Làm mất đi bản chất của những nét văn hóa địa phương

Nhóm thực hiện: Mục Đích
1. Kiểm tra các điều kiện:

2.
3.

4.

5.

Trịnh Thu Quỳnh
Thái Thị Thanh Huyền
Cơ cấu và tổ chức quản lí:
Lê Thị Lam
Phát triển năng lực địa phương:
Phạm Thị Hà Thu
Vũ Thị Thúy Ngọc
Phạm Ngọc Hà
Phát triển và tiếp thị sản phẩm:
Trần Thị Mến
Nguyễn Thanh Hoa

Nguyễn Thị Kiều Trang
Giám sát và đánh giá ảnh hưởng của du lịch:
Nguyễn Minh Hải



×