Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.3 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

===

===

TRƯƠNG THN NHUNG

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THN NGỌC LAN

HÀ NỘI - 2016


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thị Ngọc Lan – người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn
đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành khóa luận.


Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Trương Thị Nhung

Sinh viên: Trương Thị Nhung

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn
Thị Ngọc Lan. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả tìm tòi nghiên cứu của riêng tôi
Các tài liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
Công trình nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất cứ công trình
nghiên cứu nào đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Trương Thị Nhung

Sinh viên: Trương Thị Nhung

Lớp: K38A Ngữ Văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 5
7. Cấu trúc ...................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
Chương 1. CHƠI CHỮ - YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐỘC ĐÁO TRONG
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM .................................................. 6
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ truyện cười............................................................... 6
1.1.1. Tính chất ngắn ngọn, đơn giản.............................................................. 6
1.1.2. Lời văn kể chuyện ................................................................................ 8
1.1.3. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................... 9
1.2. Khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam ...... 10
1.2.1. Khái niệm chơi chữ ............................................................................ 10
1.2.2. Dấu hiệu nhận biết nghệ thuật chơi chữ .............................................. 11
1.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................. 13
Chương 2. CÁC DẠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG TRUYỆN CƯỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM ............................................................................. 16
2.1. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết..................................... 16
2.1.1. Chơi chữ dựa vào đặc điểm của chữ Hán ............................................ 16

2.1.2. Chiết tự chữ Hán bằng từ thuần Việt .................................................. 18
2.1.3. Chơi chữ theo cách cùng âm ............................................................... 18
2.1.4. Chơi chữ theo cách nhại gần âm ......................................................... 21

Sinh viên: Trương Thị Nhung

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.5. Chơi chữ dựa trên cấu tạo của tiếng để nói lái .................................... 22
2.1.6. Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ ................................................ 25
2.2. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa ................................................... 26
2.2.1. Chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa ............................................ 26
2.2.2. Chơi chữ dựa trên sự đồng nghĩa giữa từ Hán Việt với từ thuần Việt
tương đương ................................................................................................. 28
2.2.3. Chơi chữ dựa trên mối quan hệ giữa hình thức ngữ âm với sự vật mà từ
biểu thị ......................................................................................................... 28
2.2.4. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm khác nghĩa ............................... 30
2.2.5. Chơi chữ theo cách dùng cặp từ trái nghĩa .......................................... 31
2.3. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp .................................................... 33
2.3.1. Chơi chữ bằng cách đảo trật tự vị trí từ ngữ ........................................ 33
2.3.2. Chơi chữ theo cách chuyển từ ngữ và rút gọn từ ngữ, câu .................. 34
2.3.3. Chơi chữ dựa vào cách ngắt nhịp câu, buông lửng câu ....................... 35
2.4. Chơi chữ dựa vào phương ngữ và tiếng lóng ......................................... 36
2.4.1. Chơi chữ dựa vào phương ngữ............................................................ 36
2.4.2. Chơi chữ dựa vào tiếng lóng ............................................................... 38

2.5. Chơi chữ dựa vào tiền giả định dữ liệu văn học, văn hóa ....................... 39
2.5.1. Giữ nguyên hình thức biểu hiện của tiền giả định nhưng thay đổi về nội
dung biểu đạt ................................................................................................ 39
2.5.2. Chỉ chọn một phần ý hoặc lời của tiền giả định và sử dụng với dụng ý
không giống tiền giả định ............................................................................. 40
KẾT LUẬN ................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sinh viên: Trương Thị Nhung

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người xưa có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả thật
trong cuộc sống hiện đại, nụ cười đem lại rất nhiều lợi ích, không những về
mặt sinh học mà còn cả ở tinh thần, hãy thử tưởng tượng sau một ngày mệt
mỏi đọc một mNu truyện mang lại cho ta tiếng cười sảng khoái thì còn gì
bằng. Đối với ông cha ta ngày trước để giải tỏa căng thẳng mệt nhọc thì
thường tìm đến những câu chuyện cười với kết cấu khá ngắn gọn, đơn giản dễ
nhớ nhưng lại vô cùng sâu sắc. Không chỉ với mục đích gây cười mà truyện
cười dân gian còn có chức năng phản ánh đời sống nhân dân qua quá trình lao
động sản xuất, châm biếm thói hư tật xấu của con người hay đặc biệt là dùng
nó như vũ khí đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát.
Truyện cười dân gian, dù nhằm mục đích gây cười đơn thuần, hay phê

phán, châm biếm, đả kích thì đều là “biểu hiện của tính lạc quan, trí thông
minh sắc sảo của nhân dân lao động” (Từ điển văn học, bộ mới - tr. 1843). Đó
là những tác phNm văn chương bình dân có giá trị ở cả hai phương diện: nội
dung và nghệ thuật, thể hiện ý thức và thNm mỹ của cộng đồng. Vì vậy,
nghiên cứu truyện cười từ nhiều góc độ khác nhau, là một việc làm cần thiết,
nhằm phát hiện những nét độc đáo trên nhiều phương diện của thể loại này.
Trên thực tế, các vấn đề thuộc thể loại truyện cười đã được đề cập trong
một số chuyên luận, tạp chí chuyên ngành hay các giáo trình văn học dân
gian. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, những vấn đề thuộc phương diện nghệ
thuật của truyện cười, mà “chơi chữ” là một ví dụ, còn chưa được quan tâm
thỏa đáng. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn một biểu hiện cụ thể,
riêng biệt làm nên giá trị nghệ thuật của truyện cười, chúng tôi lựa chọn đề tài
Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam.
Hơn nữa, truyện cười cũng là một thể loại được đưa vào giảng dạy trong

Sinh viên: Trương Thị Nhung

1

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương trình Ngữ Văn ở nhà trường Phổ thông. Tìm hiểu thể loại này, cũng
là một cách giúp người viết hiểu rõ, hiểu sâu hơn một thể loại văn học dân
gian đặc sắc, từ đó củng cố, tích lũy cho bản thân những kiến thức, kỹ năng
cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy Ngữ văn sau này.

2. Mục đích nghiên cứu
Bổ sung một số vấn đề thuộc lý thuyết thi pháp ngôn ngữ truyện cười.
Mặt khác đề tài cũng góp thêm tiếng nói khẳng định hiệu quả tu từ của nghệ
thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về tư liệu: Phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã giới hạn
việc khảo sát, thống kê tư liệu ở một số công trình sưu tầm, biên soạn truyện
cười đã được công bố như: Truyện tiếu lâm Việt Nam (Nxb Văn học, Hà
Nội, 2005) của Lê Hồng Phong, Tiếng cười dân gian Việt Nam (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1997) của Trương Chính và Phong Châu… Bên cạnh đó,
một số tác phNm truyện cười được chúng tôi sưu tầm từ nguồn Internet.
- Về nội dung : Tìm hiểu nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian
Việt Nam với các dạng thức được sử dụng phổ biến nhất. Qua đó thấy được
hiệu quả của chơi chữ trong việc tạo nên tiếng cười trong truyện cười.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
- Phương pháp liên ngành.
5. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ở các mức độ khác
nhau về nghệ thuật truyện cười.
Năm 1997, trong cuốn Tiếng cười dân gian Việt Nam, hai tác giả

Sinh viên: Trương Thị Nhung

2

Lớp: K38A Ngữ Văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trương Chính và Phong Châu đã căn cứ vào tính chất phê phán đã chia đối
tượng của tiếng cười ra làm hai loại. Một là dựa vào tính cách để phản ánh
(như lười biếng, ham ăn, ngốc nghếch…); hai là dựa vào những cá nhân trong
xã hội để phản ánh (như vua, quan, thầy đồ…).
Cùng với đó, hai tác giả đã phân tích thủ pháp gây cười được sử dụng
trong truyện cười dân gian như: thủ pháp chơi chữ (dựa vào hiện tượng đồng
âm khác nghĩa, những từ nhiều nghĩa, chiết tự chữ Hán, nói lái…) nghệ thuật
cường điệu hóa, cách diễn đạt chân lý dưới hình thức nghịch lý, trái với
logic… Đặc biệt khi đề cập đến nghệ thuật của truyện cười, nhà nghiên cứu
đã nhấn mạnh đến hai biện pháp gây cười đặc trưng, đó là chơi chữ và phóng
đại. Phóng đại ở truyện cười là cường điệu hóa tâm lý, tâm trạng, thói hư tật
xấu của nhân vật còn nghệ thuật chơi chữ chính là sử dụng khéo léo câu chữ
để gây cười.
Năm 1998, tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn giáo trình Văn học dân
gian Việt Nam cũng đề cập đến nghệ thuật truyện cười. Theo ý kiến của nhà
nghiên cứu: “Đã là truyện cười dân gian thì phải làm thế nào gây được tiếng
cười giòn giã nhất. Nghệ thuật truyện cười dân gian trước hết là nghệ thuật
gây cười” [tr.386]. Ông chỉ ra mấy trường hợp có thể gây cười như: lời nói
đáng cười, cử chỉ đáng cười, hoàn cảnh đáng cười… và “để gây ra tiếng cười
giòn giã, truyện cười dân gian những yếu tố gây cười, vào những nét phóng
đại, vào những yếu tố bất ngờ, kịch tính” [tr.389]. Như vậy, mặc dù nhà
nghiên cứu không trực tiếp trình bày về nghệ thuật chơi chữ nhưng những gì
ông viết, đã cho ta nhận ra những đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ truyện
cười. Đây là những gợi ý bước đầu giúp chúng tôi tiếp cận từng bước với vấn
đề nghiên cứu.

Năm 1999, trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục,
tác giả Hoàng Tiến Tựu cho rằng truyện cười dân gian là một thể loại của
nghệ thuật ngôn từ dân gian, tất cả mọi phương diện của nó (cốt truyện, nhân
Sinh viên: Trương Thị Nhung

3

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vật, hình ảnh…) đều được tạo nên bằng ngôn ngữ. Nói chung ngôn ngữ trong
truyện cười dân gian rất đại chúng, trong sáng dễ hiểu. Nếu có chỗ nào tác giả
dùng từ mập mờ, lấp lửng thiếu minh xác thì đó là sự mập mờ, lấp lửng để
gây cười có dụng ý. Nghệ thuật chơi chữ là một biện pháp nghệ thuật được sử
dụng khá nhiều trong truyện cười, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nêu một số
dạng thức chơi chữ tiêu biểu như: Nói thiếu, nói tắt có dụng ý, tước bỏ ngữ
cảnh, dùng từ đồng âm đa nghĩa. Ngoài ra truyện cười dân gian còn dùng
nhiều biện pháp chơi chữ khác như: nói lái, nói ngoa, dùng từ lạ, từ bạo.
[tr.117-119].
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Văn
hóa dân gian như: Cái hài mua vui giải trí trong truyện cười dân gian Việt
Nam (1996) của Nguyễn An Tiêm; Cái hài dân gian Bắc Bộ - Nam Bộ
(2002) của Huỳnh Công Tín. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng
chú ý đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện cười, các thủ pháp chơi
chữ... Đây là những định hướng vô cùng quý giá cho chúng tôi khi tìm hiểu
về nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian.

Trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ cho quá trình thực hiện khóa
luận, chúng tôi cũng thấy rằng, vấn đề mà chúng tôi đang tiếp cận, ít nhiều
cũng đã được đề cập trong một số khóa luận tốt nghiệp trong những năm gần
đây.
Có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại khoa Ngữ văn,
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, như: Hiệu quả của biện pháp quy định
trong truyện cười dân gian Việt Nam (2007) của sinh viên Lưu Xuân Bình.
Khóa luận đã chỉ ra những hiệu quả của biện pháp quy định cũng như khám
phá những khía cạnh mới mẻ trong nội dung cũng như nghệ thuật của truyện
cười dân gian Việt Nam. Hay khóa luận của sinh viên Trịnh Hương Ngọc với
đề tài Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam (2015) trong đó
nói về một số đặc trưng của truyện cười đặc biệt là vị trí mạnh gây cười nằm

Sinh viên: Trương Thị Nhung

4

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trong tác phNm như: nhan đề, nội dung hay kết truyện chứa đựng kịch tính
gây cười. Ở phần vị trí mạnh trong nội dung có nhắc đến nghệ thuật chơi chữ
là một biện pháp nghệ thuật rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung và
mục đích gây cười trong truyện.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện cười
và nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười song mới chỉ dừng lại ở việc cung

cấp dữ liệu, thông tin sơ lược mà chưa có sự khảo sát, phân tích cụ thể. Vì
vậy, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi thực
hiện đề tài Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Khóa luận góp phần làm rõ một phương diện ngôn
ngữ đặc sắc của truyện cười dân gian.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
quá trình học tập và nghiên cứu văn học dân gian nói chung, thể loại truyện
cười nói riêng.
7. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1. Chơi chữ - yếu tố ngôn ngữ độc đáo trong truyện cười dân
gian Việt Nam
Chương 2. Các dạng thức chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam

Sinh viên: Trương Thị Nhung

5

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chương 1. CHƠI CHỮ - YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐỘC ĐÁO TRONG
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

1.1. Đặc điểm ngôn ngữ truyện cười
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Truyện cười dân gian là “một thể loại
văn học dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu
để thực hiện chức năng phê phán đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí”
[tr.251].
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình
lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát
triển họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Thể loại truyện cười
không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho con người, giúp họ giải tỏa mệt mỏi
mà còn có tác dụng phê phán, châm biếm mỉa mai các thói hư tật xấu. Có khi
nó được xem là thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công
trong xã hội phong kiến, mà đứng đầu là những kẻ “ăn trên ngồi trốc” có tiền,
có quyền. Tiếng cười ấy, phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người
Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy
nói riêng. Ở đó có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó
xứng đáng được xem là một kiệt tác hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và
toàn vẹn.
1.1.1. Tính chất ngắn ngọn, đơn giản
Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn bậc nhất, dài cũng chỉ 15-20
câu ngắn chỉ từ 5-7 câu. Trung bình khoảng trên dưới 10 câu. Tuy ngắn thế
nhưng cũng là một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Truyện
cười không có nhiệm vụ kể lại số phận cuộc đời nhân vật, không quan tâm
đến trước sau việc xảy ra thì cuộc đời nhân vật sẽ ra sao. Ví dụ, truyện May
không đi giày:

Sinh viên: Trương Thị Nhung

6

Lớp: K38A Ngữ Văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

“Một anh tới nhà bạn chơi, chân không mang giày, mang tất bị chó cắn
vào chân đau lắm, máu chảy đỏ lòm. Anh ta lấy tay ôm chặt vết thương, xuýt
xoa:
- May mà không đi giày! ”
Truyện cười trên chỉ vẻn vẹn có 2 câu nhưng cũng là một câu chuyện có
mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tiếng cười bật lên bởi sự hà tiện quá mức của
nhân vật chàng trai trong truyện. Người đọc không quan tâm sau đó anh ta thế
nào mà chỉ quan tâm tới sự keo kiệt quá đáng của anh ta được phóng đại đến
nỗi không quan tâm tới bản thân mình. Cho nên truyện cười chỉ chú trọng xây
dựng các tình huống, nắm bắt những lát cắt trong cuộc đời con người. Những
hình ảnh đó là sự ghi nhanh lại những hiện tượng của cuộc sống mà trong đó
có những cái thuộc về bản chất, có những cái thuộc về hoàn cảnh, bối cảnh
nhất định.
Hay trong truyện Con vịt hai chân kể rằng:
“Có một anh tính hay nịnh quan, hễ có việc gì hơi khác là xum xoe, tán
tỉnh. Một hôm đang lúc đứng chầu quan, trông ra sân thấy con vịt đang ngủ,
co chân lên, anh liền bNm quan rằng:
- BNm quan lớn, con vịt…
Đúng lúc đang nói thì con vịt bỏ chân xuống. Quan hỏi:
- Con vịt làm sao?
Anh ta luống cuống đáp:
- Dạ! Con vịt có hai chân ạ!
Quan nghe thấy thế nghĩ là anh ta có ý trêu tức mình nên sai lính lôi ra
đánh cho một trận nhừ tử”.

Với kết cấu ngắn gọn, cô đọng truyện đã thể hiện thái độ của nhân dân,
khi phê phán châm biếm những kẻ chỉ biết xu nịnh, xum xoe người khác mà
không cần biết là đúng hay sai. Chắc hẳn tiếng cười của nhân dân đối với anh

Sinh viên: Trương Thị Nhung

7

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chàng xu nịnh này còn đau hơn cả trận đòn nhừ tử của quan.
Mọi yếu tố được sử dụng trong truyện cười đều nhằm mục đích trước
hết là gây cười, đằng sau đó có thể là mục đích sâu xa hơn như châm biếm đả
kích. Vì vậy mọi chi tiết sự kiện từ lời nói nhân vật cử chỉ đều đáng cười và
được đặt trong hoàn cảnh đáng cười, đầy kịch tính để nhân vật bộc lộ tiếng
cười một cách tự nhiên, bất ngờ. Toàn bộ các yếu tố của thi pháp nhân vật đều
phục vụ cho mục đích gây cười.
1.1.2. Lời văn kể chuyện cô đúc, giản dị
Truyện dân gian, do chịu sự chi phối của quá trình sáng tác tập thể và
lưu truyền bằng con đường truyền miệng, nên thường tồn tại khá nhiều dị bản.
Tuy nhiên, trong các thể loại truyện dân gian thì truyện cười là thể loại ít có dị
bản nhất. Các bản ghi chép hầu như không bị sửa đổi nhiều, người ta không
thể sửa đổi được cốt truyện của truyện cười, không thể thêm bớt các chi tiết
và cũng khó thay đổi lời văn kể chuyện. Sở dĩ lời văn trong truyện cười ít bị
thay đổi vì nó đã đạt đến tính chất vừa cô đúc vừa giản dị trên cơ sở tính chất

ổn định của cốt truyện và các chi tiết.
Ví dụ truyện Tam đại con gà:
“Có anh học trò dốt nhưng lại hay khoe chữ tốt văn hay. Trong vùng có
người tưởng anh ta hay chữ thật nên đón về dạy trẻ. Một hôm, anh ta dạy sách
“Tam thiên tự”, sau chữ “tước” là chim sẻ đến chữ “kê” là gà, thấy mặt chữ
nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, chưa biết nói sao. Học trò lại hỏi gấp,
thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Nhưng anh ta cũng láu, sợ nhỡ sai
mới bảo học trò đọc khẽ thôi. Nhân trong nhà có bàn thờ Thổ công, anh ta
mới rón rén đến khấn và xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có thật là “dù
dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba, thế là thầy thở phào nhẹ nhõm
liền oai vệ ngồi lên phía trên quát học trò đọc to lên. Trò vâng lời thầy, gân cổ
gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì! Chủ nhà đang ở ngoài vườn, nghe

Sinh viên: Trương Thị Nhung

8

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

con đọc chữ lạ tai, vội chạy vào dở sách xem, rồi nói: Ấy chết! Chữ “kê” là
con gà sao thầy lại bảo cháu là con “dủ dỉ là con dù dì”. Thầy tái mặt, nghĩ
thầm: “Mình đã dốt, mà Thổ công nhà nó cũng dốt nốt”. Nhưng anh ta lại
nhanh trí nói gỡ ngay rằng: Thì chữ “kê” là con gà, ai chẳng biết! Nhưng đây
là tôi dạy đến tận gốc, cho cháu nó biết đến tam đại con gà kia! Chủ nhà ngớ
ra, không hiểu. Thầy bèn cắt nghĩa: Thế này nhé: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là

chị con công, con công là ông con gà!”
Lời văn kể chuyện của truyện trên vừa ngắn gọn dễ hiểu vừa đậm đà chất
dân gian. Lời văn kể chuyện gồm hai phần: Phần đối thoại là “tiêu điểm” của
hành động và diễn hóa hành động của nhân vật, phần còn lại của lời văn kể
chuyện là những chỉ dẫn về hoàn cảnh và diễn hóa hoàn cảnh. Các chi tiết
truyện không thừa không thiếu mà đầy đủ để phục vụ cho nội dung cốt truyện
đó là nói về sự dốt nát của thầy đồ. Thầy đã dốt lại hay khoe khoang, giấu dốt.
Khi bị phát hiện thì tìm mọi cách để che đậy sự dốt nát, lừa bịp của mình
thậm chí còn báng bổ cả thánh thần.
1.1.3. Ngôn ngữ đối thoại sinh động, hài hước
Do đặc điểm kết cấu của truyện cười mang dáng dấp như một màn kịch
vì vậy ngôn ngữ đối thoại giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói
trong truyện cười, ngôn ngữ đối thoại góp phần không nhỏ trong việc thể hiện
tính cách nhân vật, biểu hiện hành vi buồn cười của nhân vật. Do đó đây cũng
là kết tinh những nét đặc sắc của ngôn ngữ truyện cười: tính giản dị và tự
nhiên sinh động, sắc bén… trong đó, nét nổi bật nhất chính là tính hài hước
chắt lọc từ ngôn ngữ dân gian. Chúng ta hiểu vì sao truyện cười nhất là ngôn
ngữ đối thoại của nó thường được nhiều nhà ngôn ngữ học, Việt ngữ học sử
dụng như một thứ ngữ liệu vui khi đề cập đến một số hiện tượng về từ vựng,
ngữ pháp… Cũng chính vì vậy, kiến thức về tiếng Việt rất cần cho chúng ta
hiểu rõ hơn và cảm nhận đầy đủ hơn ý vị của cái cười trong truyện cười.

Sinh viên: Trương Thị Nhung

9

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Ví dụ như truyện Tam đại con gà đã nêu ở trên thì ngôn ngữ đối thoại
giữ vai trò quan trọng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật thầy đồ. Qua lời
đối thoại với chủ nhà và độc thoại của thầy đồ thì hiện lên không chỉ một tính
cách đáng cười mà cả sự diễn hóa của nó. Sự dốt nát của thầy đồ bộc lộ rất rõ
khi không biết chữ “kê” là chữ gì nhưng vẫn dạy liều. Khi bị phát giác thì
thầy vẫn cố dùng lời lẽ để biện hộ cho mình. Qua đó ta thấy cái dốt bị chê thì
ít mà cái sự giấu dốt bị cười thì nhiều.
Nghệ thuật chơi chữ, theo kết quả khảo sát thống kê được bộc lộ qua cả
lời văn kể chuyện lẫn ngôn ngữ đối thoại và chúng tôi xác định đây là một
trong những yếu tố tạo nên tiếng cười và sự hấp dẫn của truyện cười dân gian.
Trên cơ sở lý luận đã trình bày, căn cứ vào vai trò của nghệ thuật chơi
chữ đối với toàn văn bản, chúng tôi khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong truyện
cười dân gian qua các công trình sưu tầm, biên soạn đã nêu ở mục trên.
1.2. Khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam
1.2.1. Khái niệm chơi chữ
Chơi chữ là một biểu hiện nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ nói chung
và trong tiếng Việt nói riêng. Đây là biện pháp được dùng khá phổ biến trong
một số thể loại văn học dân gian.
Chơi chữ là gì? Có khá nhiều định nghĩa, khái niệm… giải thích về vấn
đề này, xin được nêu ra một số ý kiến như sau:
Trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt tác giả Đinh
Trọng Lạc đã giải thích: “Chơi chữ là một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm,
ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh… được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại
những liên tưởng bất ngờ lý thú” [4;tr.166]. Trong truyện cười, ngoài tác dụng
giải trí, phê phán hài hước một cách sâu sắc thì biện pháp nghệ thuật này còn
thể hiện trí thông minh của người Việt trong việc sử dụng ngôn ngữ của dân
tộc mình. Chơi chữ được xem là một trò chơi chữ nghĩa.


Sinh viên: Trương Thị Nhung

10

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trong Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao của người Việt tác giả Triều
Nguyên có viết: “Có hai kiểu chơi chữ trong văn chương đó là chơi chữ dựa
vào các phương tiện ngôn ngữ được thể hiện trên văn bản và kiểu chơi chữ
dựa vào tiền giả định là ngữ liệu văn học, văn hóa. Mỗi kiểu chơi chữ dùng
phương tiện cách thức khác nhau và có tác dụng thNm mỹ khác nhau”[6;tr.17]
Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Chơi chữ là lợi dụng
hiện tượng đồng âm đa nghĩa trong ngôn ngữ nhằm gây ra một tác dụng nhất
định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói”
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chơi chữ được hiểu là “lộng ngữ” và
đó là: “một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ
giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị
trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người nghe [tr.128]. Các hình thức
của lộng ngữ rất phong phú trong đó có: Nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần
âm, dùng từ gần nghĩa… Các tác giả trong cuốn “từ điển” này cho rằng:
“Nhìn chung các lộng ngữ đều mang tính hài hước, thường được sử dụng
trong văn chương trào phúng”.
Như vậy các tác giả bằng cách diễn đạt riêng của mình đã đưa ra những
định nghĩa khác nhau về chơi chữ. Theo đó, chơi chữ là biện pháp tu từ ngữ

nghĩa trong đó người ta kết hợp sử dụng khéo léo những từ hoặc cụm từ chứa
đựng các tiềm năng ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…) để tạo ra một
lượng thông tin cơ sở với tác dụng hài hước châm biếm.
1.2.2. Dấu hiệu nhận biết nghệ thuật chơi chữ
Kho tàng truyện cười dân gian được xác định bởi hai nhóm (tiểu loại)
truyện cười: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cười kết chuỗi “là những mNu
giai thoại hài hước xoay quanh một nhân vật có thực hoặc được coi là có
thực” [tr.251]. Có thể kể tới một vài trường hợp tiêu biểu như truyện Trạng

Sinh viên: Trương Thị Nhung

11

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai, Tú Xuất… Còn truyện cười không kết
chuỗi là “những truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh, tồn tại độc lập mang tính
chất phiếm chỉ… Các nhân vật ở loại truyện này thường chỉ được giới thiệu
về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ không có tên riêng…” [tr.252]. Cả
hai nhóm truyện này đều là đối tượng khảo sát của đề tài.
Bằng việc khảo sát tư liệu và dựa vào nội hàm của khái niệm chơi chữ
đã được xác định ở trên chúng tôi nhận thấy chơi chữ trong truyện cười dân
gian Việt Nam được xác định qua một số dấu hiệu cơ bản như sau:
- Nói thiếu, nói tắt (Ăn đít bố, B m chó cả…)

- Tước bỏ ngữ cảnh (Ông lang đòi ăn)
- Dùng từ đồng âm đa nghĩa (Sợ sét bà)
- Nói lái (Truyện Trạng Quỳnh: Đá bèo, Đại phong)
- Nói ngoa (Con rắn vuông)
- Dùng từ lạ, từ bạo (Ngọa sơn)
Phạm vi của chơi chữ rộng hơn bởi nó thể hiện tất cả ở các cấp độ, đơn
vị của tiếng Việt trong lúc biện pháp tu từ khác chỉ thể hiện trên một cấp độ
hoặc đơn vị nào khác.
Cách tạo nghĩa của chơi chữ cũng khác với các biện pháp tu từ khác.
Chơi chữ tạo ra một lượng nghĩa mới về bản chất không có quan hệ phù hợp
gắn bó về nghĩa. Và mỗi khi cách tu từ phát huy hiệu quả, tức ý nghĩa tu từ
được nhận thì văn bản không còn một ý nghĩa khác. Trong khi đó chơi chữ
luôn có hai lượng ngữ nghĩa sóng đôi: “Phần tin khác loại thường là cái trái
cực, cái bất thường cho nên chơi chữ thường tạo ra những bất ngờ thú vị”
Sự thú vị mang tính chất ngữ nghĩa của nghệ thuật chơi chữ được cảm
nhận trong tâm trí người thưởng thức. Sự thú vị do cả hai lượng ngữ nghĩa
khác nhau cùng song song tồn tại mang lại. Có điều không phải do chúng hợp
thành mà do cảm giác tìm lại cái biểu đạt ra chúng mà có. Nói khác đi, với

Sinh viên: Trương Thị Nhung

12

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


phép chơi chữ, sự xúc động và cái khoái cảm thNm mỹ không được cảm nhận
ngay bằng con đường tưởng tượng mà chúng bị níu kéo rất lâu bởi hai mặt
của ngữ nghĩa nổi bật lên hàng đầu trong cảm hứng thNm mĩ.
1.2.3. Kết quả khảo sát
Chơi chữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, khi vận dụng trong truyện cười
nó có giá trị nhận thức bởi qua cách sử dụng đa nghĩa chúng ta có thể hiểu sâu
sắc và triệt để đối tượng. Cùng với giá trị nhận thức là giá trị biểu cảm, nghệ
thuật chơi chữ thể hiện sự thông minh hóm hỉnh của người sáng tác trong
cách thể hiện hai giá trị này không loại trừ nhau mà song song tồn tại, thống
nhất với nhau bổ sung hỗ trợ nhau góp phần làm nên giá trị chung cho biện
pháp chơi chữ.
Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi tập hợp được 42/125 truyện (chiếm
33.6%) truyện cười dân gian có sử dụng nghệ thuật chơi chữ. Căn cứ vào tiêu
chí nhận diện được trình bày ở trên, chúng tôi xác định được các dạng thức
của nghệ thuật chơi chữ qua bảng phân loại sau:
STT Các dạng thức chơi chữ
1

Biểu hiện

Truyện

Chơi chữ bằng phương Chơi chữ dựa vào đặc
tiện ngữ âm và chữ viết

Tỷ lệ

3

7.15%


1

2.38%

3

7.15%

4

9.5%

5

11.9%

điểm của chữ Hán
Chiết tự chữ Hán bằng
từ thuần Việt
Chơi chữ theo cách cùng
âm
Chơi chữ theo cách nhại
gần âm
Chơi chữ dựa trên cấu
tạo của tiếng để nói lái

Sinh viên: Trương Thị Nhung

13


Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chơi chữ theo cách đan

4

9.5%

4

9.5%

1

2.38%

2

4.76%

1

2.38%


3

7.15%

1

2.38%

2

4.76%

2

4.76%

xen ngôn ngữ
2

Chơi chữ bằng phương Dùng từ nhiều nghĩa
tiện ngữ nghĩa

Chơi chữ dựa trên mối
quan hệ giữa hình thức
ngữ âm với sự vật mà từ
biểu thị
Chơi chữ dựa trên sự
đồng nghĩa giữa từ Hán
Việt với từ thuần Việt
tương đương

Chơi chữ dựa trên mối
quan hệ giữa hình thức
ngữ âm với sự vật mà từ
biểu thị
Chơi chữ bằng cách
dùng từ đồng âm khác
nghĩa
Chơi chữ theo cách trái
nghĩa

3

Chơi chữ bằng phương Chơi chữ bằng cách đảo
tiện ngữ pháp

trật tự vị trí từ ngữ
Chơi chữ theo cách
chuyển từ ngữ và rút
gọn từ ngữ, câu.
Chơi chữ dựa vào cách

Sinh viên: Trương Thị Nhung

14

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

ngắt nhịp câu, buông
lửng câu
4

Chơi chữ dựa vào phương Chơi
ngữ và tiếng lóng

chữ

dựa

vào

2

4.76%

Chơi chữ dựa vào tiếng

1

2.38%

2

4.76%

1


2.38%

phương ngữ
lóng

5

Chơi chữ dựa vào tiền giả Giữ nguyên hình thức
định dữ liệu văn học, văn biểu hiện của tiền giả
hóa

định nhưng thay đổi về
nội dung biểu đạt
Chỉ chọn một phần ý
hoặc lời của tiền giả
định và sử dụng với
dụng ý không giống tiền
giả định

Theo như kết quả phân loại thì chơi chữ được chia thành hai cấp độ lớn:
- Chơi chữ dựa theo các phương diện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn
bản (dạng thức 1,2,3,4 – Bảng khảo sát).
- Chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ liệu văn hóa,văn học (dạng thức 5
– Bảng khảo sát).
Tiểu kết: Từ việc nhận diện đặc điểm ngôn ngữ chúng tôi đi vào khảo
sát tư liệu truyện cười dân gian Việt Nam và nhận thấy chơi chữ là một biện
pháp nghệ thuật đặc sắc và góp phần quan trọng vào việc tạo ra tiếng cười
trong truyện cười dân gian. Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để
chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về những biểu hiện cụ thể của các dạng thức

chơi chữ trong truyện cười dân gian Việt Nam ở chương 2 của khóa luận.

Sinh viên: Trương Thị Nhung

15

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2. CÁC DẠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG TRUYỆN CƯỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM
Truyện cười dân gian là một trong những thể loại đặc sắc nhất của văn
học dân gian Việt Nam. Nó luôn vận động phát triển và có vai trò quan trọng
trong việc đấu tranh, giữ gìn và phát triển những giá trị tốt đẹp của con người.
Nội dung truyện cười phản ánh một cách hài hước nhưng vô cùng sâu sắc
những vấn đề của cuộc sống, không chỉ mua vui, giải trí mà còn đả kích,
châm biếm chế độ phong kiến thối nát. Để tạo nên tiếng cười, một thứ “vũ
khí” vô cùng sắc bén, tác giả dân gian đã sử dụng linh hoạt các biện pháp
nghệ thuật trong đó nổi bật nghệ thuật chơi chữ.
2.1. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết
2.1.1. Chơi chữ dựa vào đặc điểm của chữ Hán
Ở dạng chơi chữ này tác giả dân gian đã dựa vào đặc điểm của chữ Hán
để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. Chữ Hán là loại chữ tượng hình,
mỗi con chữ được tạo nên bởi các bộ thủ mang tính tượng trưng cao. Chính vì
khai thác đặc điểm này, mà tác giả dân gian đã tạo được những tình huống dở
khóc dở cười trong truyện cười.

Truyện Thầy đồ liếm mật là một ví dụ tiêu biểu. Ông thầy đồ đã cố
gắng giảng chữ kết hợp với dụng cụ trực quan là đĩa mật. Vào bài học thầy
liếm ngang đĩa mật để dạy chữ “nhất”, liếm ngang thêm một đường để có chữ
“thập”. Thầy còn tiếc rẻ liếm quanh đĩa một đường để dạy chữ “điền”. Cách
giảng bài, dạy chữ của thầy khiến chúng ta bật cười bởi sự tham ăn của thầy.
Trong trường hợp này, chơi chữ không chỉ tạo ra tiếng cười mà còn mang ngụ
ý phê phán sự tham ăn, giấu dốt của thầy đồ.
Hay trong truyện Thái cực sinh lưỡng nghi hành động ăn dỗ trẻ con của
thầy đồ làm bật lên tiếng cười sảng khoái hả hê cho người đọc. Tác giả dân
gian đã khéo léo vận dụng hình thức dạy học để thể hiện bản chất bỉ ổi của

Sinh viên: Trương Thị Nhung

16

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thầy đồ. Bằng trò giảng nghĩa chữ Hán, thầy đã dùng một câu nói trong kinh
sách “Thái cực sinh lưỡng nghi” để bẻ cái bánh đa của đứa bé làm hai. Rồi
thầy lại bẻ cái bánh làm bốn để minh họa cho câu “Lưỡng nghi sinh ra tứ
tượng”. Cuối cùng thầy đồ giải thích cho học trò nghe câu “Tứ tượng biến hóa
vô lường” bằng hành động bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến cái bánh của đứa
trẻ. Thủ pháp chơi chữ được vận dụng vào truyện là từ hình thức của chữ Hán
(“lưỡng, tứ”). Tác giả dân gian đã để cho thầy đồ thể hiện kiến thức của mình
bằng hành động cụ thể và thiết thực (bẻ bánh đa). Thầy minh họa chữ Hán

bằng tay bẻ bánh đa còn mồm thì nhai ngấu nghiến thật nhanh kẻo người khác
nhìn thấy. Tiếng cười bật lên chính bởi từ hành động “oái oăm” này. Mặt
khác hành động đó đã vạch trần bản chất tham ăn, sự kém cỏi trong nhân cách
của thầy đồ.
Truyện Cây bất biển Đông cũng được xây dựng dựa trên đặc điểm của
chữ Hán. Truyện xoay quanh việc thầy đồ dạy trẻ “tam tự kinh”. Đến câu
“Phàm huấn mông” (phàm việc dạy học) thầy không rõ nên giảng liều: “Phàm
là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông. Trẻ không biết cứ thế
học theo thầy. Đến bài khác có chữ “bôi” là cái chén thầy cũng không biết
nốt, thấy bộ mộc bên cạnh chữ bất thầy đoán ngay là một loại cây nào đó bèn
giảng: “Bất là cây bất”. Học trò hỏi cây bất là cây gì thầy liền trả lời bừa:
“Cây bất mọc tận ngoài biển Đông chúng mày biết thế nào mà hỏi”. Nếu như
câu chuyện trên viết về thầy đồ tham ăn thì đến câu chuyện này lại nhằm mỉa
mai châm biếm thầy đồ dốt nát. Là người dạy chữ nhưng các từ cơ bản trong
sách dạy trẻ mà thầy cũng không biết lại còn giảng liều qua sự đoán mò của
mình. Sự ngu dốt ấy được châm biếm bằng một lời ru ở cuối truyện:
Ai trồng cây bất bể Đông
Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm?
Ông Huấn, ông Mông hay ông Phàm, cây bất đều do ông thầy đồ dốt nát

Sinh viên: Trương Thị Nhung

17

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


kia sáng tạo ra.Từ đặc điểm chữ Hán, tác giả dân gian đã sáng tạo nên câu
chuyện hài hước thú vị và mang ý nghĩa châm biếm sâu sắc.
2.1.2. Chiết tự chữ Hán bằng từ thuần Việt
Đặc điểm của chữ Hán là chữ ghi ý, chữ tượng hình nên chữ Hán có thể
gợi hình ảnh, sự vật hoặc ý nghĩa mà từ biểu thị. Vận dụng thủ pháp chơi chữ
bằng chiết tự chữ Hán là một biện pháp gây cười độc đáo.
Truyện Chó thui kể lại câu chuyện vận dụng chiết tự chữ Hán của người
đầy tớ rất thú vị. Câu đố của anh đưa ra cho thầy đồ là: “Hai nghệ hai bên,
khuyển trên hỏa dưới là gì?”. Câu đố đã thể hiện sự lém lỉnh thông minh của
anh đầy tớ. Anh đã kết hợp sáng tạo công việc nấu nướng hàng ngày của mình
(chế biến thịt chó) với hình thức chơi chữ trang trọng (đố bằng chiết tự chữ
Hán) để đánh lừa các thầy.
Hình thức chiết tự chữ Hán được anh vận dụng triệt để và có hiệu quả.
Trong câu đố có nêu đặc điểm cấu tạo của chữ (gồm chữ “khuyển” và chữ
“hỏa”), hình thức của chữ (“khuyển” trên, “hỏa” dưới). Nhưng sự oái oăm của
nó là chữ này chưa bao giờ xuất hiện trong tiếng Hán bởi nó là sự diễn đạt
bằng văn nói công việc thui chó dưới hình thức đối chữ. Chính vì vậy mà các
thầy đồ trong làng không thể đoán ra là chữ “Chó thui”. Sự hóm hỉnh của anh
đầy tớ và sự ngu dốt của các thầy đã tạo ra tiếng cười sảng khoái cho người
đọc. Đây cũng chính là yếu tố hài hước gây cười, tạo nên tính hấp dẫn cho tác
phNm.
2.1.3. Chơi chữ theo cách cùng âm
Từ ngữ cùng âm với cụm từ tự do vốn có theo ngữ cảnh thuận, được
nhận ra bởi hình thức cố định của chúng.
Ví dụ truyện Ông nọ bà kia:
Ở làng Quỳnh có mấy người tấp tểnh công danh hay tới xin Quỳnh gây
dựng cho, may ra được tý phNm hàm để khoe với làng nước. Một hôm, Quỳnh

Sinh viên: Trương Thị Nhung


18

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ở kinh đô về, sai người mời mấy anh đó lại bảo:
- Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngay?
Thấy Quỳnh ngỏ lời như thế anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh
nhau xin nhận chức.
Quỳnh bảo: Được, các anh về nhà thu xếp khăn gói, rồi lại đây uống
rượu mừng với ta, mai theo ta ra kinh đô sớm.
Anh nào anh ấy lật đật về nhà, vênh váo đắc chí lắm, có anh về đến
cổng thấy vợ đang làm lụng lam lũ liền bảo: Ít nữa làm nên ông nọ bà kia rồi,
không được lam lũ thế người ta cười cho.
Vợ hỏi:
- Bao giờ làm quan mà khoe váng lên thế?
- Nay mai thôi, sắp sửa khăn gói để mai đi sớm.
Nói xong vội vàng lại nhà Quỳnh đánh chén. Anh nào anh nấy uống say
tít, rồi mỗi anh nằm một xó. Đến khuya, Quỳnh sai người đem võng, đưa anh
nọ về nhà anh kia, anh kia về nhà anh nọ, nói dối rằng: Say rượu ngộ cảm
phải bôi dầu xoa thuốc ngay không thì oan gia!
Các bà lớn đang mơ màng trong giấc mộng thấy người gõ cửa mà lại nói
những chuyện giật mình như thế, mắt nhắm mắt mở, tưởng là chồng, ôm xốc
ngay vào nhà không kịp châm đèn đóm, rồi bôi vôi, nào xoa dầu, miệng lNm
bNm: “Rượu đâu mà rượu khốn rượu khổ thế! Ngày mai lên đường mà bây

giờ còn say như thế này! Nhờ phúc ấm có làm được ông nọ bà kia thì cũng lại
tiền toi thôi”.
Xoa bóp đến sáng, nhìn hóa ra anh láng giềng, các bà ngNn người mà các
anh đàn ông kia lại càng thẹn cứ cúi gầm mặt xuống cút thẳng. Về nhà thấy
vợ mình cũng đang ngNn người, đỏ mặt tía tai liền nói ngay:
- Ai ngờ nó xỏ mình! Tưởng ông nọ bà kia thế nào! Thôi kệch đến già!
Trong truyện này, Quỳnh đã mượn cách nói cùng âm để chơi xỏ những

Sinh viên: Trương Thị Nhung

19

Lớp: K38A Ngữ Văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

kẻ hám danh hám lợi. “Ông nọ bà kia” theo nghĩa hiểu thông thường là những
người có tiền có quyền đứng trên kẻ khác, cụ thể trong truyện là mong muốn
được làm quan hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Quỳnh lại chơi xỏ bằng cách
để ông nọ nằm với bà kia. Về tên gọi cũng như cách phát âm không có gì
khác nhưng lại khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa.
Từ ngữ cùng âm với từ ngữ vốn có theo ngữ cảnh thuận, được nhận ra
bằng kiến thức, kinh nghiệm hay thực tiễn ngoài văn bản.
Còn có hiện tượng cùng âm Hán Việt. Hiện tượng vận dụng từ cùng âm
Hán Việt trong truyện cười dân gian Việt Nam rất phổ biến. Đặc biệt là nước
ta thời bấy giờ chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến phương Bắc,
chữ Hán đã từng thống lĩnh hệ thống giáo dục nước ta một thời, cho nên yếu

tố Hán Việt đi sâu vào đời sống của nhân dân ta, và truyện cười là điều không
ngoại lệ. Chơi chữ bằng cách sử dụng các từ cùng âm Hán Việt đã làm cho
ngôn ngữ truyện cười dân gian Việt Nam thêm phong phú. Có thể cùng âm
chứa yếu tố riêng như: tên riêng, tên địa danh, địa điểm… Trong truyện cười,
sử dụng nghệ thuật chơi chữ có yếu tố riêng để nhằm mục đích chủ yếu là đả
kích, châm biếm, cười cợt những hiện tượng, sự vật hay con người có bản
chất xấu xa. Thông qua sự cùng âm đó mà tác giả dân gian bộc lộ thái độ chê
trách, không đồng tình với chúng.
Chẳng hạn trong truyện Tiên sư thằng Bảo Thái, vận dụng yếu tố cùng
âm có chứa yếu tố riêng, Trạng Quỳnh đã tạo ra một tình huống, hoàn cảnh
rất hợp logic về việc sai người ra chợ bảo các hàng thịt rằng mai mỗi hàng
thái sẵn vài cân để mở tiệc đãi quan. Sáng hôm sau, các hàng thịt lo thái sẵn
thịt chờ. Đợi mãi chẳng thấy ai tới lấy, họ kéo nhau đến nhà Trạng Quỳnh thì
vắng tanh chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi Trạng thì Trạng bảo không biết rồi
bảo:
- Chắc có đứa nào nó lỡm bà con đấy. Cứ gọi thằng nào bảo thái ra mà

Sinh viên: Trương Thị Nhung

20

Lớp: K38A Ngữ Văn


×