Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà máy dầu nhờn thượng lý_Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.49 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm giúp đỡ sinh viên chúng em có thể tiếp cận được với thực tế công việc
sau gần 5 năm học tập trên ghế nhà trường, sau khi hoàn thành học lý thuyết sinh viên
chúng em cần đến các đơn vị sản xuất để học hỏi thực tế, liên hệ giữa lý thuyết đã học
với thực tiễn sản xuất.
Tại các đơn vị sản xuất, sinh viên chúng em không chỉ tìm hiểu các tài liệu, số
liệu chuẩn bị cho việc làm báo cáo thực tập tốt nghiệp mà còn làm quen với công việc
thực tế chuẩn bị cho tương lai.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Hữu Cơ – Hóa Dầu đã hết
lòng giảng dạy và tạo điều kiện để chúng em được học tập và thực tập, giúp chúng em
hiểu hơn về ngành học cũng như nghề nghiệp của mình.
Đồng thời, chúng em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc nhà máy
Dầu Nhờn Thượng Lý, nhà máy Nhựa Đường Thượng Lý, các cô chú, anh chị trong
nhà máy đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ chúng em làm quen với công việc, tham khảo và
tìm hiểu tài liệu liên quan đến thực tế công việc, giải thích các thắc mắc trong quá trình
thực tập.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là sự vận dụng những kiến thức mà chúng
em đã được học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vào thực tế ở nhà máy dầu
nhờn Thượng Lý và nhà máy Nhựa Đường Thượng Lý. Trong quá trình thực tập,
chúng em đã tìm hiểu thực tế về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và những quy
định quản lý các hoạt động của nhà máy...
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng không
thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy
cô để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I: NHÀ MÁY DẦU NHỜN THƯỢNG LÝ - HẢI PHÒNG
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY

1

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex – CTCP, tiền thân là Công ty Dầu nhờn
được thành lập ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ Thương
Mại.
Năm 1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành Công ty Hóa dầu trực thuộc
Tổng Công ty XD Việt Nam theo Quyết định số 1191/1998/QĐ-BTM, ngày
13/10/1998 của Bộ Thương Mại.
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, năm 2003
Công ty Hóa dầu được cổ phần hóa theo Quyết định số 1801/2003/QĐ/BTM, ngày
23/12/2003 của Bộ Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam. Ngày 31/12/2003 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty
CP Hóa dầu Petrolimex.
Ngày 01/03/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần, với số Vốn Điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt
Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ 85%.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2005, ngày 25/04/2005 đã chính thức
thông qua đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex” hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty CP Hóa dầu Petrolimex là Công ty
mẹ. Công ty mẹ có trụ sở Văn phòng tại Tầng 18, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội:
Có 04 Chi nhánh Hóa dầu (CNHD):
+ CNHD Hải Phòng.
+ CNHD Đà Nẵng.

+ CNHD Sài Gòn.
+ CNHD Cần Thơ.
Có 02 Nhà máy dầu nhờn (NMDN):
+ NMDN Thượng Lý tại TP Hải Phòng.
+ NMDN Nhà Bè tại TP Hồ Chí Minh.
Ngày 27/12/2005, HĐQT Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã quyết định thành lập 02
Công ty con là:
+ Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
+ Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex.
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty:

I Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Hóa chất (trừ Hóa chất Nhà
Nước cấm) và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.

II Kinh doanh, xuất nhập khẩu: vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu.
III

Kinh doanh dịch vụ: vận tải, cho thuê kho bãi, pha chế, phân tích thử
nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật Hóa dầu.

IV Kinh doanh bất động sản.

V Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN VÀ PHỤ GIA DẦU NHỜN
1
1

Giới thiệu dầu nhờn

Dầu nhờn bôi trơn máy
Dầu nhờn có nhiều công dụng trong đó có công dụng quan trọng nhất là bôi
trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết, làm giảm ma sát, do đó làm
giảm tổn thất cơ giới trong động cơ, tăng hiệu suất có ích của toàn động cơ, tức là tăng
tính hiệu quả kinh tế cho hoạt động của động cơ. Nguyên nhân của việc giảm ma sát là
do khi bôi trơn sẽ có sự thay thế trực tiếp giữa các chi tiết máy bằng ma sát nội tại của
màng chất lỏng ngăn cách các chi tiết máy. Ma sát nội tại giữa các màng chất lỏng này
luôn luôn nhỏ hơn rất nhiều so với các dạng ma sát khác.

2

Dầu nhờn giảm mài mòn máy

Dầu nhờn có tác dụng ngăn chặn tối đa sự mài mòn xảy ra ở các nơi có nhiều
chuyển dịch tương đối giữa các bề mặt với tốc độ thấp, ở giữa các bề mặt chịu tải cao.

Ở điều kiện nhiệt độ và áp lực cao, màng dầu bôi trơn dễ có khả năng bị phá
huỷ nên yêu cầu trong dầu bôi trơn phải có những phụ gia chống mài mòn dầu, tạo
thành trên các chi tiết kim loại một màng chất bảo vệ bền vững chúng sẽ trượt dọc theo
nhau mà không gây hiện tượng mài mòn các bề mặt kim loại.

3

Dầu nhờn chống ăn mòn kim loại.
Nước là một nguyên nhân gây nên sự gỉ sét của các chi tiết được chế tạo từ kim
loại. Mỗi một thể tích nhiên liệu đốt cháy trong động cơ sản ra hơn một thể tích nước,
mặc dù phần lớn lượng nước này ở thể hơi và thoát ra qua ống xả, tuy nhiên còn một
ít đọng lại trong lòng xi lanh hay lọt qua xecmăng và ngưng lại trong cacte. Hiện
tượng này thường xảy ra khi thời tiết lạnh hay khi động cơ chưa được sưởi ấm. Thêm
vào đó các sản phẩm phụ sinh ra do nhiên liệu cháy dở. Nhưng khi cháy có tính ăn
mòn cùng lọt qua xecmăng rồi ngưng lại hoặc hoà tan trong dầu, ngoài ra còn các chất
axít được tạo thành do sự oxy hoá dầu. Vì vậy khả năng tạo gỉ sét và ăn mòn càng trở
nên trầm trọng. Các chi tiết cần được bảo vệ chống lại sự ăn mòn và chống gỉ.
Màng dầu bôi trơn phủ lên bề mặt các chi tiết ma sát có tác dụng chống gỉ sét
cho máy móc trong thời gian ngừng hoạt động, các bộ phận ẩm ướt như tuốc bin hơi,
máy móc làm việc trên công trường, đồng ruộng. Ngoài ra chúng còn có tác dụng hạn
chế tối đa sự lan truyền của chất axit, một sản phẩm của quá trình cháy các loại nhiên
liệu nhiều lưu huỳnh trong động cơ diezel. Tuổi thọ của động cơ phụ thuộc một phần
vào khả năng trung hoà của dầu máy đối với những hợp chất có tác dụng ăn mòn. Để
dầu nhờn đảm bảo được tính năng này phải sử dụng các phụ gia mang tính kiềm có tác
dụng trung hoà các axit tạo ra khi nhiên liệu cháy. Thông thường trong quá trình sử
dụng dầu nhờn, hàm lượng phụ gia ngày sẽ giảm dần khi phụ gia thấp dưới quy định
cho phép thì dầu k còn đủ phẩm chất và phải thay thế
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Dầu nhờn làm mát máy
Do ma sát tại các bề mặt làm việc như piston- xylanh trục khuỷu – bậc lót đều
phát sinh nhiệt. Mặt khác một số chi tiết như piston, vòi phun còn nhận nhiệt của khí
cháy truyền đến. Do đó nhiệt độ ở một số chi tiết là rất cao, có thể phá hỏng các điều
kiện làm việc bình thường của động cơ như gây ra bó kẹt, giảm độ bền của các chi tiết,
kích nổ ở động cơ xăng, giảm hệ số nạp...Nhằm giảm nhiệt cho các chi tiết máy cần có
hệ thống làm mát trong quá trình động cơ hoạt động. Làm mát động cơ dựa vào hệ
thống làm mát chỉ thực hiện được 60% công việc làm mát. Nước làm mát phần trên
động cơ là các đỉnh xylanh, lòng xylanh và các van, còn trục khuỷu các ổ đỡ, trục cam,
các bánh răng, piston và các cụm chi tiết khác được làm mát bằng dầu máy. Dầu máy
cacte theo hệ thống bôi trơn ( có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết ) được dẫn đến các
bề mặt có nhiệt độ cao để tải bớt nhiệt đi và cacte lại được làm mát bằng bộ tản nhiệt
không khí. Đặc biệt dầu bôi trơn là phương tiện chính làm mát piston. Thực tế cho
thấy khi dòng dầu làm mát dẫn đến đỉnh dưới của piston gặp trục trặc thì piston sẽ bị
kẹt ngay. Nếu vì một lý do nào đó lượng dầu không đủ để tản bớt nhiệt, khiến nhiệt độ
vượt ngưỡng an toàn sẽ làm cho kim loại của vòng bị nóng chảy ra và bị phá huỷ.
Chức năng làm mát này đòi hỏi phải chịu nhiệt độ cao nghĩa là dầu giữ được
tính ổn định, không bị biến chất do tác dụng của oxy trong không khí ở nhiệt độ cao.
Để đạt được tính ổn định đó trên thực tế phải nhờ tới các phụ gia chống oxy hoá.
Muốn tản nhiệt tốt phải thay dầu trước khi độ nhiễm bẩn của dầu quá cao nằm tại các
hệ thống dẫn dầu, đồng thời giữ mức dầu trong cacte cao hơn mức dầu tối thiểu cho
phép.

5


Dầu nhờn làm kín máy

Màng dầu bôi trơn ngăn cách các chi tiết chuyển động trong động cơ, ngoài tác
dụng bôi trơn, giảm ma sát, chống mài mòn còn có tác dụng làm kín. Trên thực tế bề
mặt của xecmăng, rãnh xecmăng và thành xylanh không trơn tru. Qua kính hiển vi ta
sẽ thấy bề mặt của chúng nhấp nhô. Chính vì thế xecmăng không thể hoàn toàn ngăn
cản hơi đốt từ trong buồng đốt có áp suất cao lọt ra ngoài vào cacte là nơi có áp suất
thấp, do vậy làm giảm công suất của động cơ. Dầu máy có chức năng lấp vào các
khoảng trống giữa các bề mặt xecmăng và thành xylanh, có tác dụng làm kín, ngăn cản
tối đa không cho các khí nóng trong quá trình đốt cháy đi qua xecmăng của piston đi
vào cacte. Độ kín của hệ piston – xecmăng – xylanh phụ thuộc vào độ nhớt của dầu
bôi trơn. Vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết máy phải bôi trơn dầu vào rãnh xecmăng và bề
mặt xylanh.

6

Dầu nhờn làm sạch

Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có vảy rắn tróc ra khỏi bề
mặt. Dâù bôi trơn sẽ cuốn trôi các vảy tróc, sau đó giữ lại trong các bầu lọc của hệ
thống bôi trơn tránh cho bề mặt bị cào xước. Vì vậy khi động cơ chạy rà sau khi lắp
ráp hoặc sửa chữa thường có nhiều mạt kim loại còn sót lại trong quá trình lắp ráp và
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhiều vảy tróc ra khi chạy rà nên phải dùng dầu bôi trơn có dộ nhớt nhỏ để tăng khả

năng rửa trôi các mạt bẩn trên bề mặt và sau đó chạy rà phải thay nhớt mới phù hợp
hơn. Ngoài ra, trong động cơ diezen khi nhiên liệu cháy tạo ra muội than, càn tránh
hiện tượng muội bám cặn trên thành píston nhiều gây cháy xecmăng, cũng như muội
làm nghẽn bộ lọc các đường dẫn dầu bôi trơn. Trong động cơ xăng pha chì khi xăng
cháy cũng tạo ra một lượng muội chì, cần tránh sự đóng cặn của muội chì. Tất cả hiện
tượng vừa nói trên góp phần tạo ra hai loại cặn trong dầu máy trong quá trình làm việc
là cặn bùn và cặn cứng.
Cặn bùn được tạo thành do sự kết hợp giữa hơi nước, bụi, sản phẩm xuống cấp
và nhiên liệu cháy dở. Ban đầu cặn bùn tồn tại ở dạng những hạt rất nhỏ mà không có
bầu lọc nào có thể tách chúng ra được. Lúc ban đầu tác hại không lớn vì chúng ít và
rời rạc. Nhưng cùng với thời gian cặn bùn tích tụ nhiều, đóng cục lại và sẽ gây tác hại,
làm hạn chế sự lưu thông của dầu.
Cặn cứng (Vecni) là sản phẩm của quá trình oxy hoá các hợp phần kém ổn định
có trong dầu trong nhiệt độ và áp suất cao. Cặn cứng làm thành một lớp cứng trên các
chi tiết có nhiệt độ cao của động cơ. Các bộ phận bơm, xecmăng, piston và các ổ đỡ rất
dễ bị đóng cặn cứng. Nếu để cho các cặn cứng tích tụ trên các chi tiết này động cơ
không thể làm việc một cách bình thường được.
Dầu nhờn với phụ gia tẩy rửa sẽ có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của cặn bùn,
cặn cứng, giữ cho bề mặt các chi tiết luôn được sạch và tạo điều kiện cho động cơ hoạt
động một cách trơn tru.
Để đảm bảo các công dụng của dầu bôi trơn yêu cầu dầu bôi trơn có thành phần
và có chất lượng phù hợp. Thành phần và chất lượng đó phụ thuộc vào các loại dầu
nhờn gốc và các phụ gia sử dụng trong pha chế cũng như điều kiện tại xưởng pha chế
dầu nhờn.
2.2. Giới thiệu về phụ gia dầu nhờn
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ, thậm chí là các nguyên tố
được thêm vào các chất bôi trơn để nâng cao các tính chất riêng biệt vốn có hoặc bổ
sung các tính chất chưa có của dầu gốc nhằm thu được dầu bôi trơn có phẩm cấp tốt
hơn thỏa mãn các yêu cầu tính năng đối với mục đích sử dụng nào đó. Thường mỗi
loại phụ gia được dùng ở nồng độ từ 0,01 đến 5%. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp

phụ gia có thể được đưa vào ở khoảng nồng độ dao động từ vài phần triệu đến 10%.
Phần lớn các loại dầu bôi trơn cần nhiều loại phụ gia khác nhau để thỏa mãn tất
cả các yêu cầu tính năng. Trong một số trường hợp các phụ gia riêng biệt được pha
thẳng vào dầu gốc. Trong những trường hợp khác, hỗn hợp các loại phụ gia được pha
trộn thành phụ gia đóng gói, sau đó sẽ được đưa tiếp vào dầu.
Có loại phụ gia chỉ đảm nhiệm một chức năng nhưng cũng có nhiều loại phụ gia
đảm nhận nhiều chức năng cùng một lúc ví dụ ZnDDPcos chức năng chống oxy hóa,
giảm mài mòn, ức chế ăn mòn. Do vậy sẽ có phụ gia đơn chức và phụ gia đa chức.
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các loại phụ gia khác nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau, gây ra hiệu ứng tương hỗ,
hoặc hiệu ứng đối kháng. Trường hợp sau có thể làm giảm hiệu lực của phụ gia, tạo
ra những sản phẩm phụ không tan hoặc những sản phẩm có hại khác. Những tương
tác này do hầu hết các phụ gia đều là các chất hoạt động vì thế chúng tác động qua lại
ngay trong phụ gia đóng gói hoặc trong dầu tạo ra các chất mới.
Dầu gốc ảnh hưởng đến phụ gia qua hai tính năng chính: tính tương hợp và tính
hòa tan. Tính hòa tan đặc trưng cho khả năng giữ các phụ gia trong dầu, không cho
chúng tách ra khỏi dầu gốc. Tính tương hợp đặc trưng cho khả năng tương thích của
dầu gốc với phụ gia, không làm giảm hiệu lực của phụ gia, đặc trưng cho khả năng bảo
toàn cấu trúc phân tử và hiệu quả tác dụng của phụ gia. Tính hòa tan và tính tương hợp
phụ thuộc vào bản chất của dầu gốc. Dầu gốc tổng hợp có tính tương hợp tốt song tính
hòa tan lại kém còn dầu gốc khoáng thì ngược lại, tính hòa tan tốt còn tính tương hợp
kém.
Trong quá trình sử dụng, dầu bôi trơn rất dễ bị biến chất làm giảm phẩm cấp
chất lượng. Các phụ gia được sử dụng để ngăn chặn các quá trình vật lý cũng như hóa
học xảy ra làm giảm chất lượng của dầu bôi trơn. Một số chức năng chính của phụ gia

là:

-

Làm tăng độ bền oxy hóa
Khử hoạt tính xúc tác của kim loại
Chống ăn mòn
Chống gỉ
Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn
Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù

-

Tăng chỉ số độ nhớt
Giảm nhiệt độ đông đặc
Làm dầu có thể pha trộn lẫn với nước
Chống sự tạo bọt
Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt
Tăng khả năng làm kín
Làm giảm ma sát
Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn
Chống kẹt xước các bề măt kim loại

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1. Các loại phụ gia và tính năng.
Loại phụ gia

Chức năng

Phụ gia kiềm

Có tác dụng tẩy rửa, được thêm vào dầu động cơ để tăng cường
khả năng tẩy rửa trên bề mặt xylanh – pittong của động cơ (24B,
66B…).

Phụ gia chống
oxy hóa

Thêm vào các loại dầu động cơ, dầu truyền nhiệt, tác dụng ức
chế quá trình oxy hóa của dầu khi làm việc ở nhiệt độ cao, đồng
thời hạn chế quá trình oxy hóa trong điều kiện bảo quản dầu
(AO37)

Phụ gia tăng chỉ
số độ nhớt

Cải thiện chỉ số độ nhớt của dầu nhờn khi làm việc ở nhiệt độ cao
(PLC 75V, PLC 83V, PLC 26V)

Phụ gia chống tạo Có tác dụng ngăn cản sự hình thành bọt khí trong quá trình làm
bọt
việc của dầu nhờn (PLC 88F)
Phụ gia hạ điểm
đông


Phụ gia hạ điểm đông đặc của dầu nhờn, giúp dầu nhờn làm việc
được trong điều kiện nhiệt độ thấp (77B)

Phụ gia khử nhũ

Phụ gia ngăn cản sự hình thành nhũ với nước, đặc biệt với các
loại dầu thủy lực, tiếp xúc nhiều với môi trường nước (PLC
521H)

Phụ gia tạo nhũ

Phụ gia tăng cường khả năng tạo thành nhũ với nước của các loại
dầu dùng trong lĩnh vực cắt gọt (PLC 150)

Phụ gia cực áp

Phụ gia giúp dầu nhờn làm việc được dưới điều kiện áp suất cao,
như các loại dầu hộp số, dầu bánh răng (PLC 39T)

Phụ gia chống
mài mòn

Phụ gia tăng cường khả năng chống mài mòn giữa các bề mặt bôi
trơn của dầu nhờn (PLC521H)

Phụ gia tạo mùi

Phụ gia nhằm tạo mùi cho sản phẩm có mùi đặc trưng (phụ gia
Fruajip có mùi dâu tây, đa phần pha vào sản phẩm dầu động cơ

cho xe máy như Racer SJ, SG...
Phụ gia màu (Red oil) để pha Racer SJ, SG, Plus...

Phụ gia tạo màu
Phụ gia đóng gói
(Phụ gia tổng
hợp)

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Phụ gia đóng gói bao gồm nhiều loại phụ gia, tổng hợp, được pha
trộn sẵn (PLC880, PLC881, PLC882, 515U, Talupac B...)

Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG III: CẤU TẠO VÀ SƠ ĐỒ BỂ CÔNG NGHỆ, PHƯƠNG PHÁP BẢO
QUẢN BỒN BỂ CHỨA

1

Tổng quan về nhà máy

Hình 1 :Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý
- Tổng diện tích Nhà máy: 25.000 m2.
- Công suất pha chế 25.000 MT/năm.
- Cầu cảng: tiếp nhận tàu 1.500 - 3.000 DWT.
- Bể chứa dầu gốc: 08 bể; dung tích từ 500 m3 đến 1.500 m3/bể; tổng sức chứa
8.000 m3.

- Bể chứa phụ gia: 04 bể, dung tích 50 m3/bể; tổng sức chứa 200 m3
- Bể chứa thành phẩm: 07 bể, dung tích từ 50 m3 đến 500 m3/bể; tổng sức chứa
1.100 m3
- Bể pha chế: 07 bể; dung tích các bể từ 2 m3 đến 20 m3; có thể pha đồng thời 5
sản phẩm cùng một lúc.
2

Các trang thiết bị, bồn bể trong nhà máy

1

Bể dầu gốc
Bảng 2: Các loại bể dầu gốc
Tên bể

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Loại dầu gốc
Page 9

Thể tích bể (m3)


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11-07-56

SN500/N500

1650


11-08-56

SN500

1650

11-09-56

SN150/EHC50

1650

11-10-56

SN500/N500

1650

11-14-56

BS150/Core 2500

1650

Hiện nhà máy đang đấu tư thêm 3 bể chứa dầu gốc 1650 m3.
Cấu tạo bể: gồm bốn bộ phận chính: mái bồn, thân bồn, đáy bồn và móng bồn.

Hình 2: hình dạng bên ngoài của bể chứa dầu gốc

Hình 3: hình cắt bên trong của bể chứa dầu gốc


Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cao 15.5m tính đến mái.
Là loại bể nổi, có hình trụ đứng, loại mái cố định. Trên
mái có 3 van thở, 1 cửa lấy mẫu và 4 lỗ ánh sáng.
Trên thành bể có 1 van xả đáy, 3 van lấy dầu gốc, 1 van nhập dầu gốc và 2
cửa người.
Các số liệu theo sổ tay kỹ thuật:
Dung tích (total volume): 1819,283 m3
Chu vi đáy:

38,919 m

Dung tích đáy:

11,394 m3

Chiều cao đáy:

0,02 m

Chiều cao kiểm tra:

15, 571 m


Chiều cao tối đa:

13,546 m

Đi kèm với bể là các thiết bị phụ trợ bao gồm:
Hệ van xuất: có 4 van
Van dùng hút nước, đâm sâu xuống rốn bể.
Van dùng hút cặn đáy, là đường ống bằng với bề mặt đáy.
Van to nhất, van cái, dùng hút sản phẩm thông thường, nó đơn thuần là
đường ống đi thẳng vào tâm, cách đáy 20 cm.
Van tuần hoàn, là van một chiều, dùng khi chuyển sản phẩm từ bể khác
sang hay khi bơm quẩn (dùng điều chỉnh lưu lượng bơm trước khi xuất sản
phẩm ra).
Van nhập được nối với đường ống 8 inch dẫn thẳng ra cầu cảng.
Cửa người : để vào vệ sinh, kiểm tra bể.
Đường ống cứu hỏa có màu đỏ chạy vòng xung quanh bể trên đỉnh.Có 2
đường, đường to dùng bọt cứu hỏa, đường nhỏ dùng nước.
Hệ thống thu lôi.
2

Bể phụ gia
Bể có 4 bể chứa phụ gia được sử dùng, mỗi bể có dung tích 50m3 lần lượt là:

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Các bể phụ gia

Tên bể

Phụ gia

14-01-1-NMTL

chứa phụ gia MAR.515U

14-02-1-NMTL

chứa phụ gia PLC 880

14-03-1-NMTL

chứa phụ gia TALUPAC B

14-03-1-NMTL

bây giờ sử dụng để chứa dầu FO

Ngoài ra các phụ gia khác được chứa trong thùng phi cỡ 200 lít và được đổ
trực tiếp vào bể pha chế.
Cấu tạo:
Bể không có bảo ôn và gia nhiệt, bên ngoài sơn chống gỉ màu xanh.

Hình 4: Sơ đồ bể phụ gia không có bảo ôn và ống gia nhiệt
2 bể có bảo ôn ngoài bằng bông thủy tinh và hệ thống ống ruột gà gia nhiệt bên trong
bằng dầu tải nhiệt

Hình 5: Sơ đồ bể phụ gia có bảo ôn và ống gia nhiệt

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hoạt động:
Bể được thiết kế hoạt động ở 2 chế độ nhập và xuất được vận hành nhờ
việc điều chỉnh các van điều khiển.
Dầu khoáng tải nhiệt tuần hoàn trong các ống xoắn ruột gà để gia nhiệt
nhằm làm giảm độ nhớt phụ gia.
3

Hệ thống bể pha chế
Hệ thống bể pha chế gồm 7 bể cũ:
Bảng 4: Thông số hệ thống bể pha chế

Tên bể

Dung tích

Vai trò

12-01-56

20

Pha chế

12-02-56


10

Pha chế

12-03-56

10

Pha chế

12-04-56

5

Pha chế.pha loãng phụ gia xá

12-05-56

2

Dùng pha loãng phụ gia phuy

12-06-56

2

Dùng pha loãng phụ gia phuy

12-07-56


5

Pha Cutting oil, FR oil

Cấu tạo dạng thùng, có hỗ trợ cánh khuấy với hai tầng cánh dạng mái
chèo. Ngoài ra còn được bổ sung hệ thống sục khí từ dưới đáy và bơm tuần hoàn
nhằm tăng khả năng khuấy truộn.
Bể mới: Đang sử dụng 2 bể có dung tích 250m3 từ năm 2002. Ngoài ra, còn có 3
bể 250 m3 đang được đầu tư xây mới.
Bảng 5: Thông số các loại bể mới
Tên bể

Dung tích

Vai trò

12-08-56

35

Đang thử nghiệm.

12-09-56

35

Đang thử nghiệm.

12-10-56


35

Đang thử nghiệm.

12-11-56

250

Pha chế Talusia Universal

12-12-56

250

Pha chế Komat SHD50

Cụm van xuất có 3 đường: 1 đường nhập vào, 2 đường xuất ra, trong đó
có 1 đường hút đáy, 1 đường hút sản phẩm cách đáy 20 cm. Ngoài ra còn có hệ
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thống gia nhiệt ống xoắn ruột gà bên trong lòng bể dùng chất tải nhiệt là dầu tải
nhiệt, cảm biến đo nhiệt độ.

Hình 6: Sơ đồ bể pha chế dầu nhờn
Quy trình vận hành:

Với các sản phẩm khác nhau có độ nhớt khác nhau nên yêu cầu nhiệt độ
khuấy trộn và thời gian sẽ khác nhau. Như với sản phẩm Talusia Universial có
SAE 50 gia nhiệt 50-600C, thời gian pha chế với các sản phẩm có độ nhớt SAE
trên 50 từ 90-120 phút, độ nhớt từ 40-50 thì chỉ cần khoảng 40 phút.
Nguyên liệu gồm dầu gốc và phụ gia được bơm lần lượt vào bể pha chế
trong nhiệt độ theo hướng dẫn của phòng Vilas qua hệ ống xoắn ruột gà, đồng
thời quá trình sục khí khô vào và bơm tuần hoàn để sự khuấy trộn được đồng
đều. Sau đó, sản phẩm sẽ được để yên khoảng 2 tiếng để ổn định sản phẩm rồi
lấy mẫu để kiểm tra chất lượng, nếu đạt thì mới đưa về bể chứa thành phẩm.
Còn nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu, tiến hành khuấy trộn tiếp tục rồi lại
kiểm tra cho đến khi đạt thì thôi.
Quy trình xúc rửa vệ sinh bể trước khi tiến hành pha trộn sản phẩm khác.
Sau khi sản phẩm dầu pha chế đã đạt yêu cầu, dầu được bơm sang bể chứa khác.
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bể pha chế phải được làm sạch trước khi tiến hành mẻ khác.
Nguyên tắc của việc xúc rửa: Sử dụng luôn loại dầu gốc vừa pha chế dầu
đó để xúc rửa, sau đó dầu đó được chứa vào các phuy, phuy này được đánh dấu
để dùng pha chế cho dầu loại này lần sau.
Riêng đối với dầu cắt gọt, sử dụng riêng 1 bể pha chế, tiến hành xúc rửa
nghiêm ngặt.
4

Hệ thống bể bán thành phẩm
Cấu tạo:
Gồm 9 bể chứa bán sản phẩm, mỗi bể có thể tích 50 m3 trong đó:


- 2 bể chia 4 ngăn, đánh số 1A,1B,1C, 1D; 2A,2B,2C,2D.
- 2 bể chia 3 ngăn, đánh số 3A,3B,3C;4A,4B,4C.
- 5 bể 1 ngăn.
Hình dạng: Bể hình trụ nằm ngang có chân đỡ bê tông.
Bể làm bằng kim loại bên trong bể có quét 1 lớp epoxy để chống ăn mòn.
Trên mỗi ngăn chứa sản phẩm đều có cửa lấy mẫu sản phẩm.
Hệ thống đường ống, van và bơm vào và ra mỗi ngăn chứa sản phẩm.
Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống bể dùng để chứa 8 nhóm sản phẩm chính của nhà máy (hay 1 số
sản phẩm khác khi có nhu cầu sản xuất ).
Sản phẩm của hệ thống khuấy trộn, tổng hợp sẽ được bơm vào các bể
chứa bán sản phẩm qua các van và đường ống. Mỗi ngăn chứa một loại sản
phẩm và có một đường ống riêng để bơm vào.
Sản phẩm trong bể sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi được bơm sang
công đoạn đóng rót.
Quá trình vận hành:
Sau một thời gian hoạt động hay khi cần chứa 1 loại sản phẩm khác ta cần
xúc rửa lại bể bằng cách bơm dầu gốc vào và cho bơm tuần hoàn liên tục.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG BƠM, HỆ THỐNG CỨU HỎA

4.1 Hệ thống bơm
Nhà máy đang sử dụng hệ thống bơm bánh răng có công suất 60 m3/h

dùng để vận chuyển dầu gốc, phụ gia cũng như các sản phẩm dầu nhờn (thay thế
cho hệ thống bơm bánh răng loại 40 m3/h trước đây).
Các chất lỏng được bơm từ bể chứa qua van xuất tới lọc chữ Y nhằm loại
bỏ các cặn nếu có trong dầu gốc, sau đó mới đi vào hệ thống bơm rồi qua van
một chiều để đi tới các bể pha chế (với nguyên liệu) hoặc bể chứa (với sản
phẩm).
4.2 Lò gia nhiệt

- Một bể dầu F.O.
- Lò gia nhiệt cũ: Công suất 800.000 cal/h
- Lò gia nhiệt mới: Công suất 1.600.000 cal/h
Lò gia nhiệt có vai trò đun nóng dầu tải nhiệt lên đến nhiệt độ trung bình
khoảng 1900C (tối đa là 2500C). Cấu tạo lò gia nhiệt có hệ ống xoắn ruột gà bên
trong. Khi hoạt động, nhiệt sinh ra khi đốt cháy dầu FO sẽ cấp nhiệt cho dòng
dầu tải nhiệt chạy bên trong ống xoắn.
4.3Hệ thống cứu hỏa
Đường ống cứu hỏa có màu đỏ chạy vòng xung quanh bể trên đỉnh.Có 2
đường, đường to dùng bọt cứu hỏa, đường nhỏ dùng nước.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP CỦA NHÀ MÁY

5.1. Quy trình tiếp nhận và quản lý các nguyên vật liệu
5.1.1. Quy trình nhập dầu gốc bằng tàu
- Thực hiện đo bồn trước khi nhập.

- Lập kế hoạch nhập chứa hàng gửi Đội PC-ĐR để triển khai thực hiện.
- Thủ kho NVL cùng với các giám định viên và Đại diện chủ các phương tiện
chuyển tải (nếu có) niêm phong kẹp chì các van nhập của bể mới nhập hàng
xong.
- Trong khoảng thời gian từ 8h – 24h kể từ lúc bơm hàng xong, thủ kho NVL cùng
với các giám định viên Phòng Vilas 017 và Đại diện chủ các phương tiện chuyển
tải (nếu có) tổ chức lấy mẫu, giám định khối lượng tại bể sau khi nhập và lập
biên bản đo bể, lưu hồ sơ.
Cần giữ áp suất không quá 6kg/cm 2 để bảo vệ đường ống nhập tránh sự cố
xảy ra. Trong trường hợp nhập nhiều loại dầu gốc cùng một lần trong khi nhà
máy chỉ có một đường ống nhập thì ta nhập hết một loại dầu khi muốn nhập loại
dầu khác ta cần làm sạch đường ống bằng Pig.
Cách làm sạch bằng Pig
Bỏ Pig vào đường ống dùng khí nén từ máy nén khí lưu động của nhà
máy, nén khí từ 2-3kg/cm2 thì giật nhanh phanh để pig có đà đẩy sạch dầu trong
đường ống về bồn chứa. Theo dõi Pig chạy đến cuối đường ống thì cờ báo hiệu
sẽ bật lên. Lúc này cần mở bơm phụ trợ hút phần dầu còn dư ở cuối đường ống
khoảng 20-30 lít đồng thời tắt máy nén khí xả gió cuối đường ống để giảm áp
suất trước khi lấy pig ra khỏi đường ống để tránh nguy hiểm.
Tùy độ nhớt của từng loại mà thời gian Pig đến đích như:
SN 150: khoảng 8-10 phút
SN 500: khoảng 10-15 phút
5.1.2. Quy trình nhập dầu gốc, phụ gia bằng phuy
- Nhận chứng từ nhập hàng từ chuyên viên điều độ vận tải.
- Thực hiện kiểm soát hàng nhập theo đúng qui trình và checklist.
- Thông báo với Phòng Vilas 017 để lấy mẫu kiểm tra chất lượng dầu gốc, phụ gia
trước khi nhập kho và đánh số Batch theo qui định.
- Phối hợp với Đội giao nhận để dỡ hàng sắp xếp theo nguyên tắc FIFO.
- Lập biên bản giao nhận dầu gốc, phụ gia với NCC vận tải:
Sv: Nguyễn Văn Sơn


Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Lập biên bản nhập kho và cập nhật thẻ kho, lưu hồ sơ.
- Chuyển biên bản nhập kho cho Chuyên viên XNK để Scan hoặc fax tới
Phòng ĐBDMN Tổng công ty.
5.1.3. Quy trình nhập dầu gốc, phụ gia bằng Isotank, Flexitank, Xitec
- Nhận chứng từ nhập hàng từ chuyên viên điều độ vận tải.
- Thực hiện kiểm soát hàng nhập theo đúng qui trình và checklist.
- Thực hiện đo bồn trước nhập.
- Thông báo với Phòng Vilas 017 để lấy mẫu kiểm tra chất lượng dầu gốc, phụ
gia:
+ Nếu kết quả kiểm tra không đạt: Báo cáo lãnh đạo phòng giải
quyết.
+ Nếu kết quả kiểm tra đạt: thực hiện các bước tiếp theo.
- Phối hợp với đội PCĐR thực hiện gia nhiệt (nếu cần thiết) và bơm dầu gốc, phụ
gia vào bể chứa.
- Thực hiện đo bồn sau nhập.
- Lập biên bản giao nhận dầu gốc, phụ gia với NCC vận tải.
- Lập biên bản nhập kho và cập nhật thẻ kho, lưu hồ sơ.
5.1.4. Quy trình nhập mua bao bì phục vụ sản xuất
- Tiếp nhận kế hoạch nhập từ Chuyên viên KHSX về các đơn đặt hàng của Nhà
máy / Đơn đặt hàng của Phòng ĐBDMN Tổng công ty.
- Kiểm tra chất lượng bao bì trước khi nhập kho
- Trực tiếp tổ chức sắp xếp và bảo quản bao bì trong kho.
- Lập biên giao nhận bao bì với Nhà cung cấp vận tải.
- Lập biên bản nhập kho và cập nhật thẻ kho, lưu hồ sơ.

5.1.5. Quy trình xuất nguyên vật liệu
a. Xuất nguyên vật liệu để sản xuất:
- Đầu và cuối giờ làm việc phối hợp với Chuyên viên thống kê hao hụt và Đội
PCĐR thực hiện đo bể, mở và khóa bể;
- Căn cứ theo kế hoạch pha chế hàng ngày, thủ kho NVL xuất dầu gốc phụ gia
phục vụ sản xuất. Lập phiếu giao nhận NVL theo BM-20-1-ĐB với Đội PCĐR
và chuyển Chuyên viên thống kê hao hụt.
Sv: Nguyễn Văn Sơn

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Căn cứ theo kế hoạch đóng rót hàng ngày, thủ kho NVL xuất bao bì cho phục vụ
đóng rót. Lập phiếu giao nhận NVL theo BM-20-1-ĐB với Đội PCĐR
- Căn cứ vào biên bản giao nhận BM-20-1-ĐB cập nhật thẻ kho và lưu hồ
sơ.
b. Xuất điều động hoặc xuất bán dầu gốc, phụ gia, bao bì:
- Phối hợp Chuyên viên điều độ vận tải / Đội PCĐR / Đội giao nhận để xuất dầu
gốc, phụ gia, bao bì theo Lệnh điều động của Phòng ĐBDMN Tổng công ty.
- Lập biên bản giao nhận với NCC vận tải.
- Cập nhật thẻ kho và lưu hồ sơ.
c. Xuất sử dụng nội bộ:
- Căn cứ vào Tờ trình đã được phê duyệt của Giám đốc nhà máy / Tổng công ty để
xuất NVL. Lập biên bản giao nhận với Bộ phận đề nghị xuất sử dụng nội bộ.
- Căn cứ vào biên bản giao nhận nội bộ cập nhật thẻ kho.
d. Xuất hủy:
- Căn cứ vào phiếu giao NVL hàng ngày với các Tổ trưởng dây chuyền sản xuất.
Cuối tháng Đội PCĐR thống kê NVL hỏng, Thủ kho NVL lập biên bản xuất hủy

trình ký Lãnh đạo phòng / Phòng kế toán / Phòng kỹ thuật / Đội PC ĐR / Giám
đốc Nhà máy để xuất hủy.
- Nếu NVL dính dầu (Carton thay dò dính dầu, vỏ lon hỏng dính dầu....), Thủ kho
NVL phối hợp với Phòng kỹ thuật để xuất xử lý môi trường theo Hợp đồng Tổng
công ty ký.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM, HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG HÓA NGHIỆM

Hiện nay, ở phòng thử nghiệm Vilas 017 đang áp dụng 29 phương pháp thử
nghiệm ASTM. Các phương pháp thử nghiệm ASTM được mô tả sau đây:
6.1. Phương pháp thử nghiệm xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong suốt và
đục (ASTM D 445)

Mục đích:
Độ nhớt là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu nhờn. Việc
xác định đúng cấp độ nhớt đối với mỗi loại dầu nhờn là rất quan trọng. Ngoài ra,
độ nhớt còn được dùng trong việc tính toán các điều kiện tồn chứa, vận chuyển
và vận hành.
6.2. Phương pháp thử nghiệm tính chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học ở 40ºC và

100ºC

(ASTM D 2270).

Mục đích:

Chỉ số độ nhớt được sử dụng rộng rãi và là số đo sự thay đổi độ nhớt động
học theo sự thay đổi nhiệt độ của sản phẩm dầu mỏ trong khoảng nhiệt độ từ 40
÷ 100ºC.
Phương pháp thử nghiệm xác định trị số kiềm của các sản phẩm dầu mỏ
bằng chuẩn độ điện thế với Axit Percloric (ASTM D 2896)
Mục đích:
Các loại dầu mới và dầu đã qua sử dụng có thể chứa các thành phần có
tính kiềm đó là do sự có mặt của các chất phụ gia. Trị số kiềm là số đo tổng số
các chất kiềm có trong dầu dưới các điều kiện của phép thử. Các chất tẩy rửa
mang tính kiềm sẽ trung hòa các axit sinh ra trong quá trình cháy của nhiên liệu.
Động cơ chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh càng cao thì phải dùng
dầu bôi trơn có trị số kiềm tổng cao. Đôi khi nó được sử dụng như thước đo mức
độ giảm chất lượng bôi trơn trong sử dụng của dầu nhờn.

Sv: Nguyễn Văn Sơn

Trang 20



×