Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 39 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài .
II. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
V. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN II :NỘI DUNG
I. Đặc điểm tình hình của trường liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Thực trạng việc tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ lớp 5 tuổi c.
III. Một số biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nhận
thức của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi chủ đề.
3. Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học của trẻ.
4. Biện pháp 4: Thiết kế các trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
5. Biện pháp 5: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và qua
hoạt động dạo chơi, thăm quan.
6. Biện pháp 6: Giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động lao động đơn giản
7. Biện pháp 7: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi
từ nguyên liệu thiên nhiên, nguyện liệu phế thải.
8. Biện pháp 8: Giáo dục bảo vệ môi trường qua việc kết hợp với các bậc phụ
huynh học sinh.
IV. Kết quả đạt được.
V. Khả năng ứng dụng của đề tài.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
1

1



II. Một số kiến nghị.
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” . Bác mong muốn
rằng thế hệ trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy để có
được những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh, phát triển toàn diện về
đức, trí, thể mỹ, tình cảm quan hệ xã hội. Chúng ta cần quan tâm đến việc chăm
sóc, giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ đặc biệt là lứa tuổi mầm non.Trong thời
đại hiện nay khi mà khoa học, tri thức và công nghệ của đất nước ta đang vươn
lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, công nghệ khoa học
càng được nâng cao, đất nước càng phát triển thì sự ô nhiễm môi trường càng tăng
lên. Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống
của con người mà còn gây sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên. Một trong những
nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là do con người thiếu
ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương
lai của đất nước, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp trồng người.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là nhằm tiến tới thực hiện giáo dục toàn diện về
nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ, phát triển trí tuệ, tình cảm, thái độ, rèn luyện thói
quen tốt đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ và tạo tiền đề cho
sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo.
Ngày nay tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của con người đối
với môi trường được xem là một trong những giá trị về nhân cách trong toàn bộ
hệ thống nhân cách của con người. Giáo dục mầm non là một khâu, một trong
những nấc thang hình thành nhân cách của con người. Vì vậy cần thiết phải đa
2

2



dạng nội dung giáo dục môi trường vào trong các hoạt động của trẻ, hình thành
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường, phù hợp với nhận thức của trẻ,
nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh. Trẻ
biết yêu quý thiên nhiên, nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,
chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết giừ gìn vệ sinh trong ăn uống, giữ gìn môi
trường xung quanh sạch sẽ, góp phần hình thành nề nếp vệ sinh và thói quen bảo
vệ môi trường xung quanh.
Tục ngữ có câu :
" Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Không những nhà trường mà gia đình phải dạy trẻ biết bảo vệ môi trường
ngay từ nhỏ, để trẻ lớn lên trở thành những người có ý thức làm cho môi trường
thêm xanh - sạch - đẹp, không bị ô nhiễm.
Trong thực tế hiện nay giáo viên mầm non vẫn chưa chú ý đế nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường, mà cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là lý thuyết,
hình thức, dạy trẻ một cách thiếu chủ định không thực sự tìm tòi sáng tạo khai
thác các nội dung bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường
chỉ là những hoạt động đơn giản, thường được tổ chức vào cuối ngày như: Nhặt
lá, nhặt rác, không được lồng ghép tích hợp vào các chủ đề, các hoạt động khác
trong ngày của trẻ, hiệu quả giáo dục không cao.
Qua quá trình trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy giáo dục trẻ tại lớp 5 tuổi do tôi
chủ nhiệm, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sịnh môi trường cho
trẻ là việc làm hết sức cần thiết và vấn đề này cần được sự quan tâm dúng mức
kịp thời.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu và trao đổi cùng các đồng
3


3


nghiệp.
II. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu :
- Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
2. Khách thể nghiên cứu :
- Trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi C trường mầm non Bình Thuận.
III. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm mục đích tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp một cách có hiệu quả. Giúp trẻ có nề nếp
thói quen khi tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường.
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu về đặc điểm bảo vệ môi trường của trẻ 5- 6 tuổi.
- Thực trạng việc bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm Non
Bình Thuận.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sống cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi .
V. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về bảo vệ môi trường.
- Sử dụng phương pháp điều tra thực tiễn về việc bảo vệ môi trường sống của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để đánh giá nhận thức của trẻ về quá trình thực hiện bảo vệ
môi trường sống.
- Phương pháp tình huống.
- Phương pháp thực hành.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Đặc điểm tình hình của trường liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.
4


4


Trường mầm non Bình Thuận nằm trên địa bàn xã Bình Thuận, trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường có diện tích là: 5.020 km2. Nhà trường có
khuôn viên đẹp, hợp lý với điều kiện chăm sóc nuôi dạy trẻ. Hiện trường có 10
lớp với 320 trẻ, bếp ăn bán trú theo quy trình bếp 1 chiều, có các phòng chức năng
( phòng Y tế, Kế toán, giáo dục thể chất ). Ngoài ra còn có các phòng ban giám
hiệu, phòng hội đồng, nhà vệ sinh, nhà để xe ...Ngoài khuân viên của khu lớp học,
khu vệ sinh và nhà bếp, toàn bộ diện tích còn lại được dùng làm sân chơi và hệ
thống vườn hoa cây cảnh tạo không khí mát mẻ, trong lành đảm bảo cho sức khỏe
các bé.
1. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về đồ dùng, trang thiết bị phục vụ
cho tôi tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành bảo vệ môi trường.
- Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức bảo vệ môi trường cho giáo viên.
- Thường xuyên trau dồi những hiểu biết qua việc đọc các tập san, báo trí về giáo
dục bảo vệ môi trường, cập nhật các thông tin trên mạng internet, thông tin đại
chúng về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Các cháu ngoan, có nề nếp, tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
- Phụ huynh học sinh quan tâm tới mọi hoạt động của lớp.
2 . Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau :
- Trường tôi là trường thuộc khu vực nông thôn, cơ sở vật chất còn hạn chế.
- Trường tôi dạy mới tiếp nhận, việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề tôi còn lúng
túng, chưa có kinh nghiệm.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường rất rộng, việc lựa chọn nội dung và

5

5


phương pháp giáo dục trẻ sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp
với nhận thức và khả năng của trẻ là một vấn đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn.
II. Thực trạng việc tổ chức giáo dục BVMT cho trẻ lớp 5 tuổi c trường mầm
non Bình Thuận.
1. Khảo sát thực trạng.
* Về phía cô
- Qua trao đổi với các giáo viên bản thân tôi đã nắm được:
Đa số các giáo viên đều nhận thức được nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường đã dạy trẻ một số hành vi bảo vệ môi trường song việc vận dụng tri thức,
kỹ năng phối kết hợp với các phương pháp “tích hợp” nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào các môn học vào các hoạt động còn chưa phù hợp.
- Nội dung giáo dục trong từng chủ đề còn hời hợt, sơ sài, chưa rõ ràng.
- Việc phối hợp với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo
vệ môi trường còn hạn chế.
* Về phía trẻ
- Đa số trẻ nhận thức về môi trường còn mờ nhạt.
- Chưa biết được mối quan hệ giữa con người và các sinh vật.
- Đa số trẻ không biết vì sao cần có không khí trong lành .
- Một số trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường: ăn kẹo xong vứt giấy bóng ra
sân, đồ dùng, đồ chơi, chơi xong cất dọn chưa ngăn nắp, giấy vụn vứt xung quanh
lớp, trường, nhổ nước bọt bừa bãi, đôi khi đi vệ sinh không đúng nơi quy định.
- Kỹ năng thực hành các hành động bảo vệ môi trường còn yếu.
- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung của lớp.
* Tôi đã suy nghĩ và đặt ra các tiêu chí sau để đánh giá ý thức bảo vệ môi
trường của trẻ.

+ Loại Đạt :
6

6


- Luôn bỏ rác vào đúng nơi quy định.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Giữ gìn vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
- Biết góp ý cho bạn khi bạn không giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Chú ý đến vệ sinh của lớp và xung quanh sân trường.
+ Loại chưa Đạt :
- Không bỏ rác vào đúng nơi quy định.
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
- Không có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh trường, lớp.
- Mang quà đến lớp ăn và vứt rác bừa bãi.
Dựa vào các tiêu chí trên tôi tiến hành quan sát 28 trẻ tại lớp 5 tuổi C do tôi
chủ nhiệm.Tôi ghi chép, đánh dấu từng trẻ đạt những tiêu chí nào và không đạt
tiêu chí nào. Sau 2 tuần quan sát kết quả như sau:
Kết quả điều tra

Tổng số
Nội dung
Nhận thức về môi trường
Hành vi tham gia BVMT
Thái độ tham gia BVMT

trẻ điều
tra
28

28
28

Đạt
Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ
Tỷ lệ %
15
14
12

53,5 %
50 %
42,8 %

13
14
16

46,5 %
50 %
57,2 %

Từ kết quả điều tra thực trạng đã giúp tôi có điều kiện nghiên cứu thực thi đề
tài, sau khi nghiên cứu chuyên cần đi sâu vào những vấn đề nhằm giải quyết được
những khó khăn, vướng mắc trong hoàn cảnh hiện tại. Tôi đã đưa ra một số biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ như sau.
III. Một số biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với
nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

7

7


Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo được bắt đầu bằng việc cho
trẻ làm quen với cuộc sống của các động vật, thực vật, gần gũi quen thuộc xung
quanh trẻ, mối quan hệ của nó với môi trường sống cụ thể và sự phụ thuộc của nó
vào môi trường. Khi chăm sóc các con vật và cây trồng trẻ biết sự khác nhau của
chúng trong từng giai đoạn phát triển, hiểu rằng lao động của con người sẽ góp
phần tạo lên môi trường sống bền vững xung quanh.
- Trẻ cần được làm quen với các loại sinh vật với ý nghĩa là cơ thể sống nhằm
hình thành biểu tượng ban đầu, có hệ thống về sự phụ thuộc của chúng trong môi
trường, sự thống nhất và đa dạng về nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau cùng
tồn tại trong môi trường.
* Ví dụ:
Các động vật sống dưới nước, động vật nuôi trong gia đình, côn trùng, các loại
chim...
- Trẻ cần biết những khả năng tự đánh giá về sức khoẻ, những thói quen đơn giản
của cuộc sống con người.
* Ví dụ:
Trẻ biết ích lợi và tác hại của gió, nắng, mưa...các biện pháp tránh nắng, tránh
gió, mưa, không ngồi lâu ở chỗ có gió lùa, mặc ấm khi trời rét, đi dưới trời nắng phải
đội mũ...
- Trẻ cần được làm quen với các yếu tố sinh hoạt xã hội như: Việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên trong hoạt động của con người nhằm hình thành thái độ giữ
gìn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Ví dụ :
- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước khi rửa tay, ăn cơm không làm rơi vãi.
2. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi

chủ đề
8

8


Thực hiện chủ đề năm học: Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục, mỗi giáo viên cần chủ động sáng tạo trong việc xây dựng nội
dung cho từng chủ đề. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch cho mỗi chủ đề tôi luôn xác
định rõ ràng hoạt động học chính của trẻ và tình hình thực tế của địa phương để
đưa vào các hoạt động một cách đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa các nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường vào trong các chủ đề giáo dục mà vần đảm bảo các yêu
cầu sau:
+ Đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan, logíc trong quá trình khám phá chủ
đề nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải là một phần tri thức không thể tách
rời của chủ đề. Đó là các tri thức mang tính khách quan xuất phát một cách tự
nhiên từ nội dung đến chủ đề. Có tác dụng làm tăng ý nghĩa thực tiễn của nội
dung chủ đề gắn liền với cuộc sống của trẻ.
+ Đảm bảo tính hệ thống trọn vẹn nội dung tri thức của chủ đề. Nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường đưa vào chủ đề được xác định ở mức độ cần thiết giúp cho trẻ
có thể lĩnh hội được dựa trẻ khả năng nhận thức của trẻ với liều lượng hợp lý để
có thể hình thành đúng thái độ đúng với môi trường.
+ Đảm bảo tính vừa sức cho trẻ, lựa chọn các nội dung hấp dẫn, thiết thực gần gũi
đối với trẻ. Từ những yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, dựa trên
tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên tôi đã xây dựng nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường cho lớp như sau:
Tên chủ đề
Trường mầm
non


Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ thực hiện một số quy định trong trường hợp: không ăn

Bản thân
9

quà vặt vứt rác ra lớp.
- Trẻ biết vệ sinh cá nhân: Rửa chân tay, mătl, đánh răng...
9


Gia đình

- Biết bảo vệ sức khoẻ, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
- Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường: Vứt rác bừa
bãi.
- Giữ gìn môi trường trong gia đình.
- Dọn nhà cùng bố mẹ.

Một số nghề

- Những nghề chăm sóc bảo vệ môi trường: Công nhân công
ty môi trường, người trồng cây, chăm sóc cây cối, bác lao công
trong trường.
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường


Phương tiện
giao thông
Thế giới thực

khói bụi nhà máy, ống nước thải của các nhà máy.
- Khói của các phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi
trường, tiếng còi xe, tiếng máy nổ to làm ô nhiễm MT.
- Một số biện pháp phòng tránh.
- Tham gia chăm sóc môi trường lớp, cây cối...

vật, tết và

- Trồng cây vào mùa xuân.

mùa xuân

- Lau sạch lớp trước khi bước sang năm mới.
- Trẻ biết ích lợi của cây đối với con người.

Động vật

- Điều kiện về đất, nước không khí cho cây phát triển.
- Mối quan hệ giữa con người với động vật, môi trường đối
với động vật.

- Điều kiện sống của động vật.
Hiện tượng tự - Ích lợi và tác hại của gió, mưa, đối với đời sống con người
nhiên

- Trẻ biết tiết kiệm nước.

- Phân biệt được mặt trăng, mặt trời.

Quê hương

- Nhận biết được nước bẩn, nước sạch.
- Bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước, có ý

đất nước- Bácý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cảnh quan sạch sẽ.
10

10


Hồ
Trường tiểu - Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cảnh quan sạch sẽ.
học

- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Thực hiện tốt các nội quy trong trường tiểu học.

* Ví dụ:
Trong chủ đề “Trường mầm non” tôi xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường chung cho cả chủ đề, phù hợp với lớp:
Nội dung
Họat động (Của cô và của trẻ)
1. Bảo vệ môi trường 1. Cô thảo luận với trẻ về môi trường lớp, ngoài sân.
trong trường mầm non

2. Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp và dọn dẹp lớp học (lau


2. Trẻ phân biệt được dọn, đồ dùng, đồ chơi..)
môi trường sạch, môi 3. Tìm hiểu về tiếng ồn của lớp: Cô nói cho trẻ biết
trường bẩn.

nếu tất cả đều nói to sẽ làm ảnh hưởng đến mọi

+ Môi trường sạch: người.
Ngăn lắp có đủ ánh

4. Xây dựng nội quy của lớp học (quy định về ngày

sáng, không có bụi

vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của lớp học, nơi đổ rác, trực

khói, không có mùi hôi nhật hàng ngày...)
thối, nấm mốc, tiếng 5. Làm các biểu hiện quy định trong lớp, tranh ảnh
ồn. có nhiều cây xanh tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
bóng mát.

Ví dụ: Biểu hiện im lặng, biểu hiện sử dụng nước

+ Môi trường bẩn:

tranh “Bé bảo vệ môi trường” góc thiên nhiên.

Các đồ dùng đồ chơi 6. Cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu
không ngăn lắp, bụi thiên nhiên.
bẩn rác thải, tiếng ồn.


7. Vận động phụ huynh mang vỏ hộp, chai, lọ nhựa

3.Tiết kiệm nước, tiết sách vở cũ, đến lớp cho trẻ học và chơi.
kiệm điện.
11

8. Trao đổi với các bậc phụ huynh về những quy định
11


của lớp và tiếp tục thực hiện quy định đó ở nhà.
* Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học của
trẻ.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường, từ đặc điểm phát
triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo do vậy cần bắt đầu hình thành các cơ sở văn
hoá môi trường cho trẻ. Trong giai đoạn này trẻ tích luỹ được các ấn tượng cảm
xúc, các hình ảnh và biểu tượng rực rỡ đầu tiên về thiên nhiên, đặc nền tảng cho
quan hệ và thái đội đúng đắn với môi trường xung quanh. Các nghiên cứu tâm lý
đã chỉ ra rằng ở giai đoạn mẫu giáo 5 - 6 tuổi, sự phát triển các hình thức tri giác
và cảm nhận thế giới xung quanh, phát triển tư duy hình ảnh, tưởng tượng có vai
trò đặc biệt quan trọng, tưởng tượng của trẻ phong phú, tri giác thiên nhiên và
sự đa dạng của nó gọi cho trẻ những cảm giác thực sự vui sướng thích thú, ngạc
nhiên và từ đó hình thành phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ, tính nhân đạo
lòng vị tha, sự nhạy cảm và tinh thần trách nhiệm với thiên nhiên và con người.
Do vậy tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở các hoạt
động khác nhau.
3.1. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động khám phá khoa
học.
Trong hoạt động khám phá khoa học lồng ghép được nhiều nhất các nội dung
bảo vệ môi trường vì ở hoạt động học này trẻ đựơc tìm hiểu: Động vật, thực vật,

cỏ, cây, hoa, lá, con người...
* Ví dụ:
Tôi cho trẻ tìm hiểu về đề tài “Cây xanh và môi trường sống”
Cho trẻ khám phá quá trình cây lớn nên như thế nào, từ đó trẻ biết
cây cần điều kiện, nhiệt độ, ánh sáng, đất nước, không khí...cây lớn nên
được trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người, làm cho môi trường
thêm sạch, cây chống sự sói mòn của nước. Trẻ biết được nếu thiếu cây xanh
12
12


thì đời sống của con người như thiếu đi lá phổi để sống, nếu thiếu cây xanh thì
con người sẽ thiếu không khí trong lành để sống . Cây xanh có tác dụng bảo vệ
môi trường: ngăn các chất khí bụi độc hại.

Vòng đời phát triển của cây
- Cho trẻ xem tranh con người chặt phá rừng; hậu quả của việc chặt phá rừng là
làm mất cân bằng sinh thái dẫn tới lũ lụt, hạn hán, nở đất...
Từ đó những điều trên tôi giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không bẻ cành,
cây non, dạy trẻ cách trồng cây, chăm sóc, tưới nước cho cây.
Tôi còn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong các bài học khác.
3.2. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là một trong những điều kiện tốt, cho trẻ được thực
hành các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trẻ được tiếp xúc trực tiếp với
thiên nhiên.
13

13



* Ví dụ: Trong chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên tôi cho trẻ quan sát: “Thí
nghiệm về sự đổi màu của nước”.
Cho trẻ quan sát 2 cốc nước: một cốc nước trong và sạch, một cốc nước tôi
cho một giọt mực màu đen vào.

Thí nghiệm về sự đổi màu của nước
- Cô hỏi trẻ: Các con nhìn thấy nước có màu đen thường có ở đâu?
- Tôi nói cho trẻ biết khi mà nguồn nước bị ô nhiễm: Có nhiều rác thải, xác động
vật chết, lá cây vứt xuống ao hồ, nước sẽ chuyển sang màu đen.
- Hàng ngày các con dùng nước làm gì? (Nấu ăn, tắm, giặt, vệ sinh....)
- Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra?
- Khi dùng nước các con phải biết tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước không vứt
rác xuống ao hồ.
3.3. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động tạo hình.
Trong các giờ hoạt động tạo hình trẻ thường hay cắt, xé, nặn dạy trẻ biết
dùng xong các mảnh giấy vụn thu gọn vào sọt rác tạo cho trẻ có thói quan vệ sinh
ngăn lắp.
* Ví dụ: Chủ đề giao thông: Tôi nói cho trẻ biết môi trường đang bị ô nhiễm do
14

14


khói, bụi, tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
Nhân ngày môi trường thế giới các con hãy vẽ những bức tranh theo ý tưởng
của các con: mọi người phải làm gì để bảo vệ môi trường...
Tôi tổ chức cho trẻ vẽ tranh theo ý thích có nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường dưới hình thức hội thi giữa các bạn trong lớp .

* Ví dụ: Hội thi “Bé ngoan, bé sạch”; “Hãy chung tay”; “Vì một thế giới ngày

mai”
3.4. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động làm quen với văn
học.
Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện, đọc bài thơ, kích thích ở trẻ sự suy nghĩ,
chia sẻ, ý tưởng, bộc lộ cảm xúc, để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, việc làm
không tốt.
* Ví dụ: Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “Hạt đỗ sót”
Tôi dạy trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” (trong chủ đề thực vật)
Qua những bài thơ câu chuyện trên giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm, của con vật,
cây cối biết tác dụng của thực vật đối với con người không chỉ cho bóng mát, cho hoa,
làm đẹp cho cuộc sống mà còn cho quả để cung cấp chất dinh dưỡng, làm thuốc chữa
bệnh cho con người từ đó trẻ thêm yêu thiên nhiên.
Cô và trẻ tự sáng tác bài thơ về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
* Ví dụ: Chủ đề trường mầm non: Cháu Thu Thuỳ đã tự nghĩ ra đoạn thơ tôi ghi
chép lại:
“Sân trường hôm nay sạch quá!
Có phải bác lao công đã dọn
Chúng con chơi trên sân trường
Thấy lá cây rụng nhiều quá
15

15


Chúng con thi nhau nhặt ”
3.5. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động âm nhạc.
Tôi lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp với từng bài
hát trong chủ đề:
* Ví dụ: Trong chủ đề thực vật: Tôi dạy trẻ bài hát “Em yêu cây xanh”
Tôi giải thích cho trẻ hiểu nội dung bài hát từ đó trẻ có mong muốn được

trồng cây xanh, bảo vệ cây xanh, chăm sóc cho cây.Tác dụng của cây xanh: Làm
giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, tiếng ồn, cung cấp cho con người thức ăn,
thuốc chữa bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt, cây cho hoa trang
trí tạo cảnh quan đẹp. Trẻ có ý thức bảo vệ cây cối.
- Đó là bài hát : 5 nhớ ( Hát theo điệu 10 nhớ - DC quan họ Bắc Ninh )
Một em nhớ bảo vệ môi trường .

Năm em nhớ rằng khi đến trường .

Hai em nhớ là đi phải đường .

Bé luôn giữ vệ sinh chung

Ba em nhớ biển báo .

cho sạch đẹp .

Bốn em nhớ luật lệ giao thông .

Những bé ngoan ,bé xinh

A hội à ,ư hội ừ là ứ hội ừ .

chấp hành giao thông .
A hội à , ư hội ừ là ứ hội ừ .

4. Biện pháp 4: Thiết kế các trò chơi có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Hoạt động chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của trẻ, ở lứa tuổi mầm
non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” và
tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, trẻ

được mở rộng vốn hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh.
Chính vì vậy sử dụng các trò chơi là phương pháp tốt nhất để đạt hiệu quả cao
trong giáo dục bảo vệ môi trường ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Khi tham gia vào trò chơi trẻ nhập vai của một nhân vật nào đó thể thực hiện
16

16


chức năng xã hội, trẻ được sống, làm việc như những người đang tham gia nhiệm
vụ chăm sóc và bảo vệ môi trường:
+ Trò chơi bác sĩ: Trẻ biết khuyên bệnh nhân ăn, ở sạch sẽ...
+ Trò chơi: “Cô lao công chăm chỉ”, “Trẻ đóng làm cô lao công thu gom rác, xử
lý các rác thải”... từ đó trẻ biết yêu quý cô lao công.
+ Trò chơi “Bác làm vườn”: Tôi chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm bầu một bạn
đóng vai bác làm vườn: Các bác thi xem vườn nhà ai sạch hơn, trồng được nhiều
cây, qua việc đóng vai bác làm vườn trẻ biết công việc của bác rất vất vả: trồng
cây, bắt sâu, nhổ cỏ... tạo ra vườn cây xanh, đẹp, trẻ có ý thức bảo vệ cây cối
trong vườn trường.
* Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi lắp ghép, xây dựng
Để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, suy luận, so sánh dựa trên những hiểu
biết về dấu hiệu các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng mà trẻ biết: Thế giới động
vật, thực vật những biến đổi thiên nhiên theo mùa, đời sống xã hội.
* Ví dụ 1: Trò chơi học tập chủ đề về “Động vật” sau khi cho trẻ tìm hiểu về một
số động vật tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chọn lô tô các con vật”: yêu cầu trẻ chọn lô
tô các động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng, động vật nuôi trong
gia đình.
Tương tự như vậy ở chủ đề “Bản thân”: tôi yêu cầu trẻ chọn các loại quần áo
trang phục mặc khi trời lạnh.

* Ví dụ 2: Trò chơi vận động: Trong chủ đề “Động vật”
Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các con vật”
Trò chơi “Cáo và thỏ” khi chơi trẻ bắt chước điệu bộ, tiếng kêu của các con
vật trẻ sẽ học được nhiều điều lý thú từ thiên nhiên quanh mình.
*Và đặc biệt qua sự hứng thú chơi của trẻ tôi đã thiết kế một trò chơi có tên
gọi “Vua thuỷ tề”
17

17


- Cô làm vua thủy tề.
- Trẻ tự làm con vật trẻ thích (Cua bò ngang, cá bơi ,tôm nhẩy bốn chân)
- Khi vua thủ tề xuất hiện.
+ “Hô biến” : Biến tất cả thành cá (Tất cả trẻ đều phải làm động tác bơi của cá).
+ “Hô biến” : Biến tất cả thành cua (Tất cả trẻ đều phải làm động tác bò của cua).
+ “Hô biến” : Biến tất cả đứng im, biến mất: (Trẻ chốn đi hết).
+ “Hô biến” : Biến tất cả thành các bạn nhỏ.
Trò chơi được kết thúc tuỳ theo yêu cầu của cô để đưa trẻ vào một hoạt động
nối tiếp .
Trò chơi này tôi chỉ cần có một cây phất trần và một chiếc mũ vua thuỷ tề
chúng ta giúp bé :
+ Thích thú chơi cùng bạn.
+ Bé biết: Cá, tôm, cua, rùa . . . sống dưới nước.
+ Vận động theo các con vật.
+ Vận động theo tín hiệu.
Trò chơi đã giúp trẻ củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về một số con vật
sống dưới nước, cũng như tên và cách vận động của chúng .
* Ví dụ 3: Trò chơi xây dựng: Trò chơi xây trại chăn nuôi; xây dựng vườn hoa
công viên; đào ao thả cá, đắp đê chống lũ lụt... với trò chơi xây dựng trẻ sử dụng

nhiều loại vật liệu thiên nhiên cát, đất, nước, hình thành ở trẻ thái độ mật thiết đối
với môi trường thúc đẩy hành vi tích cực bảo vệ môi trường.
* Ví dụ 4: “Nếu thì” cô nói nếu lớp học không trực nhật thì... (Trẻ nói tiếp câu
theo suy nghĩ của trẻ). Nếu thức ăn bị rơi vãi ra lớp thì...
* Ví dụ 5: Chủ đề nghề nghiệp tôi cho trẻ chơi trò chơi “Người nào nghề ấy”
5. Biện pháp 5: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và qua
hoạt động dạo chơi, tham quan.
18

18


Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “Chóng nhớ nhưng lại mau quên” một
trong những nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là hình thành ở trẻ
nề nếp, thói quan, vệ sinh, ngăn nắp tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Do
vậy tôi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở những thời điểm khác nhau:
* Buổi sáng khi đón trẻ: Tôi nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân: mũ, gang tay, khẩu
trang đúng nơi quy định, dạy trẻ biết cách trực nhật lớp, cho trẻ biết làm sạch lớp
học không khí sẽ trong lành khi các bé hoạt động sẽ không bị hít phải bụi bẩn, ảnh
hưởng đến sức khoẻ.
Tôi thường trò chuyện với trẻ về các chủ đề như: Lớp của chúng ta như thế
nào? lớp học có ồn không? vậy chúng ta phải làm gì? hôm nay sân trường có sạch
không? nếu không sạch chúng ta phải làm gì? chỗ nào trong trường là nguy hiểm
nhất? Chỗ nào là chơi an toàn? ăn kẹo xong các con phải để ở đâu? thùng rác lớp
mình ở đâu? khi đầy phải làm gì? đổ rác ở chỗ nào? nếu thùng rác đầy mà không
đi đổ sẽ có mùi gì? khi trẻ biết làm sạch lớp học, ăn kẹo xong biết vức rác vào
thùng, tôi thường động viên khích lệ trẻ có hành vi tốt nhắc nhở nhẹ nhàng trẻ có
hành vi chưa tốt, từ đó các trẻ thi đua nhau làm việc tốt để được khen ngợi.
* Buổi chiều: Trong giờ nêu gương cuối ngày.
Tôi tuyên dương trẻ có ý thức trong lớp: không khạc nhổ bậy, không vứt giấy

vụn ra lớp, không làm hỏng đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ khác cùng có ý thức
giữ gìn vệ sinh chung của trường của lớp.
- Những trẻ không có ý thức: Đi vệ sinh tuỳ tiện, mang quà đến lớp... không cho
trẻ đó cắm cờ, không tuyên dương. Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh do trẻ bày ra.
- Khi trẻ được bố mẹ đón về tôi nhắc trẻ đội mũ, đeo khẩu trang tránh khói bụi
trên đường, tránh được ánh nắng hoặc mưa, gió...
* Vào các buổi cuối tuần: Tôi thường tổ chức cho trẻ đi thăm quan các danh lam
thắng cảnh của địa phương: Đình, chùa của xã ...sau mỗi buổi đi dạo chơi, thăm
19

19


quan tôi tổ chức đàm thoại với trẻ về những gì trẻ đã nhìn thấy khi đi tham quan.
Tôi hỏi trẻ trên đường đi thăm quan con nhìn thấy gì? khi ô tô đi qua bụi
tung lên như thế nào? các con làm gì để tránh bụi? trên dìa đường đi có sạch sẽ
không? nếu như không có ai dọn vệ sinh đường làng thì sẽ thế nào? các con thấy
cảnh chùa thế nào...?
Thông qua việc đi thăm quan, dạo chơi trẻ biết được nhiều điều, trẻ được
ngắm cảnh đẹp của quê hương, từ đó trẻ yêu quê hương mình và có ý thức bảo vệ
môi trường, làm cho quê hương tươi đẹp.
6. Biện pháp 6: Giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động lao động
đơn giản.
Nếu như trong học tập trẻ được làm quen với các yếu tố của môi trường thì
hoạt động lao động chủ yếu được thực hành việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường
lớp, chăm sóc cây.
- Tôi cùng trẻ thường xuyên đánh rửa ca cốc.
- Tổ chức cho trẻ cùng tham gia quét dọn, lau chùi bàn ghế, cửa sổ, cửa ra vào
lớp.
- Thông gió để trong lớp luôn có không khí trong sạch, phát hiện những mùi lạ:

Mùi đốt than tổ ong, mùi ô uế, để có cách xử lý kịp thời.
- Sắp xếp lớp học thuận tiện cho mọi người đi lại.
- Dạy trẻ việc chăm sóc cây cối và những sinh vật để thức tỉnh thái độ ân cần của
trẻ nhỏ đối với môi trường. Trẻ biết rằng cây cối sẽ héo khi không được tưới
nước. Cây cối hôm nay tươi tốt là do trẻ chăm sóc tưới tắm từ ngày hôm qua, thì
tình yêu của trẻ đối với thiên nhiên sẽ được kết nối hiện tại với quá khứ.
- Tôi hướng dẫn trẻ nhặt giấy vụn trên sân trường nhặt cỏ xung quanh lớp, bắt sâu
cho rau, nhặt lá rụng trên sân trường...
- Tôi thu gom rác thải mang đến khu tập chung rác cách xa làng.
20

20


- Dạy trẻ biết tắt điện, tắt quạt, ti vi khi không dùng nữa.
Từ những việc tưởng chừng như là nhỏ nhặt nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đối với
trẻ ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ đã nhận biết tinh tế về môi trường có ý thức sử dụng
tiết kiệm tài nguyên mà mô trường ban tặng cho chúng ta.
7. Biện pháp 7: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc làm đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên liệu thiên nhiên, nguyện liệu phế thải.
Đồ dùng đồ chơi có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, tư duy của trẻ là tư duy
trực quan hình tượng, mỗi một giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi cần phải có đồ
dùng, đồ chơi. Trong thực tế hàng ngày có rất nhiều đồ dùng: chai, lọ, hộp, bìa cứng,
sách báo cũ, hạt vỏ bí, vỏ hướng dương, vỏ thân cây khô, mo cau được sử dụng xong
là vứt đi. Bản thân tôi suy nghĩ nếu như lượng chai lọ, giấy bóng... được thải ra nhiều
mà không kịp thời xử lý thì môi trường sẽ bị ô nhiễm như thế nào?
Tôi đã tự sưu tầm các nguyên liệu phế thải, giấy báo cũ, lõi của cuộn giấy vệ
sinh , vở của trẻ năm học trước tôi giữ lại và hướng dẫn trẻ cùng làm tạo ra các
sản phẩm là những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các môn học, các chủ đề, các
góc chơi. Qua đó giáo dục trẻ có ý thức tự thu gom lõi giấy, chai, lọ của gia đình.

đã dùng xong mang đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi cùng cô.

21

21


22

22


Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu, phế liệu
- Trẻ không chỉ cắt, dán tạo ra đồ dùng, đồ chơi, chính những tờ báo, tờ sách vở
cũ trẻ gấp thành: máy bay, thuyền, bông hoa, chiếc diều... trẻ không còn thói
quen vứt giấy ra sân, ra lớp, chơi xong là cất vào trong các góc.
- Trẻ cắt các hình ảnh trong giấy báo, sách vở cũ tạo thành abum ảnh bảo vệ môi trường.
- Đối với các loại lá cây khô: Khi nhặt ở sân trường vào tôi hướng dẫn trẻ xé, gián
tạo thành các con vật, những đồ chơi: con trâu làm bằng lá bàng, con cá,...
- Đối với các loại giấy bóng sinh nhật bỏ, vải vụn: Tôi dạy trẻ cách làm thành
những bông hoa, chiếc nơ dùng để tập thể dục, vỏ xốp của những quả táo tôi dạy
trẻ làm hàng rào.

23

23


Những đồ dùng đồ chơi được làm từ những phế liệu tôi luôn chú ý cải biên
cắt dán, trang trí cho sinh động, có tính giáo dục, có tính thẩm mỹ, phù hợp với

từng bài, từng chủ đề, phong phú, đa dạng về chủng loại, màu sắc tươi sáng phù
hợp về hình dạng, kích thước, trọng lượng.
Thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô từ nguyên liệu thiên nhiên,
nguyên liệu phế thải, trẻ yêu qúy các sản phẩm do mình làm ra, từ đó nâng cao ý
thức giữ lại những nguyên liệu đó tự tạo ra đồ chơi cho mình, góp phần vào việc
bảo vệ môi trường thêm xanh - sạch - đẹp.
8. Biện pháp 8: Giáo dục bảo vệ môi trường qua việc kết hợp với các bậc phụ
huynh học sinh.
Cha ông ta có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” trẻ không chỉ
biết bảo vệ môi trường ở lớp học, sân trường mà còn phải có ý thức bảo vệ môi
trường trong gia đình, làng xóm, xung quanh nơi trẻ sống. Để làm được việc đó
thông qua các cuộc họp phụ huynh, tôi tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về sự
ô nhiễm môi trường: Túi nilon, thức ăn ôi thiu, nguồn nước... phụ huynh có ý thức
bảo vệ môi trường trong gia đình, trong làng xã, bên cạnh đó tôi dùng các hình
ảnh, áp phích dán trước lớp: các hình ảnh “Bạn nhỏ quét rác”; “Bé bỏ rác vào
thùng”; “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường” thường xuyên trao đổi với các bậc
phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở lớp hướng dẫn phụ huynh kết hợp dạy trẻ ở
nhà tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm những công việc mà sẽ
góp phần bảo vệ môi trường.
24

24


Hình ảnh trẻ lao động chăm sóc, bảo vệ cây
* Ví dụ 1: ở nhà cha mẹ hướng dẫn cho trẻ làm những công việc tự phục vụ bản
thân: rửa mặt, rửa chân tay, chải đầu, gấp quần áo, thu gọn đồ chơi của mình,
không bày rác ra nhà, ăn quà xong biết vứt vỏ vào thùng rác...
* Ví dụ 2: Cho trẻ làm những công việc đơn giản: cho gà ăn, tưới nước cho cây
cảnh, bắt sâu cho rau..

Khi trẻ làm được công việc gia đình động viên trẻ kịp thời, khích lệ trẻ sẽ hăng
hái hơn, tích cực hơn.
25

25


×