Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người hà nhì đen ở huyện bát xát, tỉnh lào cai (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.13 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ1VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Dương Tuấn Nghĩa

TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN
Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
Mã số:

62 22 01 30

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại:

2

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Thị Hiền
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Phạm Thị Thu Hương



Phản biện 1: PGS.TS Lê Ngọc Thắng
Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc

giờ

ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh môi trường sinh thái đang biến đổi nhanh chóng,

rừng bị tàn phá, đất đai bị bào mòn, nguồn nước cạn kiệt đã làm cho
quá trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng ác liệt. Sự biến mất của
các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ do nạn
chặt phá rừng lấy gỗ bừa bãi, sự xuất hiện của các dự án phát triển
kinh tế đang làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên
cạn kiệt. Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng làm cho thiên tai liên tục xảy ra
với cường độ ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và
tài sản của nhân dân các khu vực vùng núi cao của tỉnh Lào Cai.
Trong gần 10 năm qua, thiên tai liên tiếp xảy ra, cướp đi nhiều sinh
mạng và của cải vật chất của người dân. Qua số liệu thống kê về bão lũ và
sạt lở đất của huyện Bát Xát từ năm 2008 đến năm 2017, thiên tai làm
chết và bị thương gần 60 người, hàng trăm hecta đất ở và đất canh tác bị
vùi lấp, nhiều thôn bản của người Dao, Hmông, Giáy bị tàn phá. Tuy
nhiên, có một tộc người cùng cư trú trên dải đất ấy lại hầu như chưa bao
giờ phải gánh chịu những thiệt hại do thiên tai gây ra, đó là cộng đồng
người Hà Nhì Đen cư trú ở các xã Y Tý, Nậm Pung, A Lù, Trịnh Tường,
A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Khu vực cư trú của họ có gì
đặc biệt? Các thôn bản của họ có khác gì so với các thôn bản của các
dân tộc anh em khác? Tri thức dân gian trong bảo vệ và khai thác rừng
có vai trò như thế nào trong hiện tượng ấy? Và trong phát triển bền
vững môi trường sinh thái rừng? Câu hỏi đặt ra là “Nếu tri thức dân
gian được sử dụng một cách hiệu quả có thể giảm thiểu được những
tai họa của thiên tai gây ra”. NCS chọn đề tài “Tri thức dân gian
trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai” để làm đề tài cho luận án Tiến sĩ. Đề tài sẽ từng
bước nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen


2

trong việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, trong khai thác và
bảo vệ rừng theo hướng bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra cơ sở lý luận nghiên cứu về tri thức dân gian và vai trò
tri thức dân gian với khai thác, bảo vệ rừng gắn với phát triển bền
vững môi trường sinh thái.
- Trên cơ sở vận dụng một số lý thuyết trong văn hóa dân gian và
sinh thái văn hóa, luận án tập trung nghiên cứu và phân tích tri thức
dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu, phân tích vai trò tri thức dân gian của cộng đồng
trong các dự án phát triển, góp phần làm tăng tính thực tiễn và hiệu
quả của các dự án.
- Từ nghiên cứu tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng,
luận án bàn luận về các vấn đề bảo vệ và phát huy tri thức dân gian về
bảo vệ rừng với vấn đề phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian trong khai thác và bảo
vệ tài nguyên rừng của người Hà Nhì Đen. Nghiên cứu, phân tích về
cơ chế thiêng hóa rừng; luật tục bảo vệ rừng; xây dựng lực lượng thực
thi các quy định của luật tục và thực hiện cơ chế giám sát toàn dân.
- Đánh giá vai trò của tri thức dân gian trong bảo vệ môi trường
sinh thái và khai thác rừng bền vững thông qua tri thức dân gian và sự
tham gia của cộng đồng địa phương trong các dự án phát triển rừng.
- Nghiên cứu, phân tích sự biến đổi của tri thức dân gian nhằm
nâng cao nhận thức, trao truyền và phát huy tri thức dân gian trong
khai thác, bảo vệ rừng hiện nay hướng tới phát triển bền vững.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu



3
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tri thức dân gian trong khai
thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở hai xã Y Tý và Nậm
Pung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Luận án lựa chọn 2 địa điểm tiến
hành khảo sát, nghiên cứu là 2 xã Y Tý và Nậm Pung. Đây là hai địa
bàn có tới 3.112 người trên tổng số 4.347 người Hà Nhì Đen trong
toàn huyện Bát Xát (chiếm 71,58%). Đây là vùng đất có lịch sử hình
thành từ lâu đời và cũng là nơi có diện tích rừng nguyên sinh lớn
chiếm 16,62% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, phân
tích tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen trong khai thác và bảo vệ
rừng truyền thống và từ sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay. Đó cũng
là thời điểm có nhiều chính sách về bảo vệ rừng, phát triển rừng trong
công cuộc đổi mới của Chính phủ được ban hành và thực hiện.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống của người Hà Nhì
Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai?
- Tri thức dân gian được người Hà Nhì Đen vận dụng như thế nào
trong khai thác và bảo vệ rừng bền vững?
- Làm thế nào để duy trì và phát huy tốt các giá trị của tri thức
dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng trong phát triển bền hiện nay?
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Để thu thập được các dữ
liệu đang được người dân bảo lưu bằng trí nhớ, bằng truyền khẩu và
thực hành xã hội, NCS đi điền dã và thực hiện các thao tác sau:
+ Quan sát tham dự: Từ năm 2011 đến tháng 9/2017, NCS đã thực

hiện hơn 20 chuyến nghiên cứu điền dã (đủ cho 12 tháng trong năm) tại
các thôn của xã Nậm Pung và xã Y Tý.
+ Phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố: Phỏng vấn những nghệ
nhân, già làng, trưởng bản, thầy cúng và những người có uy tín khác


4
đã được lựa chọn và theo phương pháp “bông tuyết lăn”, từ người này
giới thiệu người khác theo nội dung cần tìm hiểu.
+ Thảo luận nhóm: Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm để tìm
được sự đánh giá thống nhất chung của cộng đồng, nhất là vấn đề
đánh giá về các dự án, vai trò của các khu rừng thiêng, về quy ước xây
dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
- Sử dụng phương pháp thống kê, thăm dò, thống kê nguyện
vọng (trong phạm vi nhỏ) đối với các dòng họ, đội ngũ các đoàn thể
của xã Y Tý và xã Nậm Pung.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Nghiên cứu, phân tích và
so sánh sự biến đổi của tri thức dân gian trong khai thác, bảo vệ rừng
từ trước và sau thời kỳ đổi mới đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành của nhân học văn hóa, khoa học phát triển, xã hội
học, văn hóa dân gian trong quá trình nghiên cứu về văn hóa truyền
thống, mối quan hệ giữa tri thức dân gian với phát triển bền vững, giữa
văn hóa dân gian người Hà Nhì Đen với môi trường sinh thái.
- Phương pháp sưu tầm, phân tích tư liệu thứ cấp: Sưu tầm và
chọn lọc các tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc
liên quan đến người Hà Nhì Đen, tri thức dân gian về phát triển bền
vững rừng. Các báo cáo về văn hóa, xã hội, kinh tế của xã Y Tý, Nậm
Pung; sổ theo dõi hộ gia đình, báo cáo tình hìn dân số và các Dự án
được lưu trữ tại huyện Bát Xát.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án nghiên cứu, phân tích tri thức dân gian trong khai thác và
bảo vệ rừng trong mối quan hệ với phát triển bền vững là một hướng
nghiên cứu cập nhật của ngành văn hóa dân gian đương đại trên thế giới.
Từ góc độ văn hóa dân gian và liên ngành, luận án sẽ từng bước
phân tích các khía cạnh tri thức dân gian với việc bảo vệ và khai thác
rừng của người Hà Nhì Đen, qua đó đóng góp một phần nghiên cứu về
mối quan hệ văn hóa tộc người với môi trường tự nhiên.


5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là công trình nghiên cứu có những đóng góp trong thực
tiễn nghiên cứu, đào tạo. Kết quả của luận án như là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các nhà nghiên cứu về tri thức dân gian, môi trường sinh thái
và việc sử dụng tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng theo
hướng bền vững. Dựa trên khung nhận thức luận về văn hóa dân gian và
phát triển bền vững, luận án đề cao vai trò của tri thức người Hà Nhì Đen
trong khai thác và bảo vệ rừng là một trường hợp nghiên cứu cụ thể, từ đó
nhằm đưa ra những quan điểm mang tính khái quát hơn trong các chiến
lược, quyết sách và dự án phát triển bền vững.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo
(17 trang) và phụ lục (70 trang), nội dung Luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận (28
trang);
Chương 2. Địa bàn nghiên cứu, người Hà Nhì Đen và tri thức
dân gian trong khai thác rừng (39 trang);
Chương 3. Tri thức dân gian trong bảo vệ rừng (40 trang);

Chương 4. Tri thức dân gian với phát triển bền vững (25 trang).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tri thức dân gian, tri
thức bản địa, tri thức địa phương
Đây là vấn đề đang được rất nhiều các học giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu, phân tích nhằm thấy được vai trò của tri thức dân gian
trong bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các công trình đều tập trung
nhấn mạnh rằng, mặc dù khoa học kỹ thuật đã phát triển đến một tầm cao
mới, song tri thức dân gian vẫn có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày, trong phát triển bền vững ở mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Có thể nhắc


6
tới một số công trình tiêu biêu sau: Tri thức dân gian của dân tộc Dao trong
sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của tác giả Nguyễn Ngọc
Thanh (2016); “Thế giới quan bản địa” của Ngô Đức Thịnh (2004); Sinh thái
nhân văn và phát triển bền vững của Lê Trọng Cúc (2014)...
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về người Hà Nhì
Dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam có dân số tương đối ít so với nhiều dân
tộc khác, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Tri
thức dân gian của họ về ruộng bậc thang, về khai thác và bảo vệ rừng
được một số tác giả quan tâm nghiên cứu về một số lĩnh vực như lịch sử
di cư, tộc danh, môi trường sinh sống, sinh kế, phong tục tập quán, văn
học dân gian. Một số công trình tiêu biểu như: Văn hóa dân gian người
Hà Nhì của Chu Thùy Liên (2009); Trần Hữu Sơn với Tri thức bản địa
của người Hà Nhì ở Việt Nam với vấn đề bảo vệ rừng (2008); Tập quán
quản lý và khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ở

Mường Tè – Lai Châu của Bùi Quốc Khánh, Lò Ngọc Biên (2008)…
1.1.1.3. Vấn đề nghiên cứu về tri thức dân gian, tri thức địa
phương với phát triển bền vững
Tri thức dân gian với phát triển bền vững về sinh thái đang là vấn đề
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Do đó, trong những năm qua đã có
nhiều công trình nhiên cứu về mối quan hệ giữa tri thức dân gian của
cộng đồng các dân tộc với quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên, bảo
vệ môi trường tự nhiên bền vững. tiêu biểu là những công trình: Sinh thái
nhân văn với phát triển bền vững của Lê Trọng Cúc (2016); Hướng tới
phát triển bền vững ở Tây Nguyên của Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú
(2014); Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền vững miền núi Việt
Nam của Hoàng Hữu Bình (1998)...
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trung Quốc được coi là “mẫu quốc” của dân tộc Hà Nhì, có dân số
đông nhất trên thế giới. Do đó trong mấy thập niên qua, các học giả Trung
Quốc đã không ngừng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: tín ngưỡng, văn
hóa, lịch sử, canh tác nông nghiệp, sinh thái tự nhiên. Một số học giả đã
sang Việt Nam khảo sát, nghiên cứu và có những công trình nghiên cứu đã


7
xác định nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt Nam là từ Trung Quốc di cư
sang. Tiêu biểu là các công trình: Nghiên cứu văn hóa sinh thái truyền
thống dân tộc Hà Nhì ở Vân Nam của Hoàng Thiệu Văn và nhóm tác giả
(2012); Nghiên cứu tập quán pháp Hà Nhì/A Khà quốc tế của Long của
Khánh Hoa (2013)...
- Những công trình về tri thức dân gian
Tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức địa phương của các
dân tộc thiểu số đang là chủ đề quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều
nhà nghiên cứu ở hầu hết các nước trên thế giới. Bằng các nghiên cứu

thực chứng, các tác giả đã chỉ ra được phần nào sự cần thiết của tri
thức dân gian trong quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên và xã
hội. Một số công trình tiêu biểu như: Tri thức bản địa về môi trường
và những biến đổi – Các quan điểm nhân học phê phán do Roy Ellen
và cộng sự (2010); Kinh nghiệm nghiên cứu phát triển miền núi: Một
số nét khái quát từ Châu Á của Jonh Amble (1996); “Nhân học sinh
thái mới” của Conrad P. Kottak (1999)…
- Các công trình ở nước ngoài về tri thức dân gian và phát triển
bền vững
Mối quan hệ giữa tri thức dân gian với phát triển bền vững là mối
quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Điều này đã được các tác giả miêu tả
và phân tích khá rõ trong các công trình nghiên cứu về việc người dân luôn
ý thức được việc khai thác với bảo tồn cho các thế hệ mai sau, bảo vệ cho
môi trường sống của họ.
Đối với những thách thức của vấn đề phát triển bền vững trong thời
kỳ toàn cầu hóa, hiện đại hóa, các tác giả cũng đưa ra các đối sách trên 3
mặt phương diện là: Diệt trừ nghèo đói, bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái, bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Một số công trình tiêu biểu
như: Đúc kết về tri thức truyền thống để nhận diện và mô tả về hệ sinh
thái liên quan đến cây cối sử dụng với nhiều mục đích ở các khu rừng
Bắc Amazon của Cummings và Read (2016); Sinh thái văn hóa với phát
triển bền vững của Quách Gia Kí (2004); Tri thức bản địa như là thìa
khóa cho phát triển bền vững của Senanayake, S.G.J.N (2006)…


8
1.1.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về người Hà Nhì, về tri thức dân gian
trong ứng xử với môi trường tự nhiên và vai trò của tri thức dân gian với
phát triển bền vững đã xuất hiện nhiều, từng bước làm rõ hơn giá trị của

tri thức dân gian của cộng đồng các dân tộc. Tuy nhiên, với cộng đồng
người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho đến nay có ít công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tri thức dân gian của họ, nhất là tri
thức về tự nhiên, về khai thác và bảo vệ rừng.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm
Trong luận án này, NCS sử dụng các khái niệm: Tri thức dân
gian là toàn bộ hệ thống tri thức của một tộc người được hình thành
trong quá trình lâu dài (là những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình
ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội). Tri thức dân gian được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng trí nhớ, thực hành và sự trải
nghiệm xã hội.
Ngoài ra, luận án còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của luận án, như khái niệm về tri thức, tri
thức bản địa, tri thức địa phương, tri thức truyền thống, về rừng, về
bảo vệ và khai thác rừng, về phát triển bền vững.
1.2.2. Một số quan điểm lý luận
1.2.2.1. Quan điểm chỉnh thể luận
Quan điểm chỉnh thể luận cũng có thể hiểu một cách rộng hơn là
mối liên hệ giữa tri thức dân gian với một mô hình nhận thức luận kinh
tế - xã hội và môi tường sinh thái rộng lớn hơn (SEEM). Luận án này sử
dụng các quan điểm chỉnh thể luận kết hợp với mối tương quan với mô
hình SEEM, giữa các quan điểm của tri thức dân gian và các quan điểm
của hệ sinh thái trong việc tiến hành việc phân tích, đánh giá về bảo vệ
và khai thác rừng của người Hà Nhì ở Lào Cai.
- Quan điểm về chủ thể (emic)
Ngoài ra, luận án sử dụng quan điểm của người trong cuộc, của
chính những người cung cấp thông tin (hay còn gọi là quan điểm



9
emic), ngược lại với quan điểm của người ngoài, của dân tộc học
truyền thống (quan điểm etic). Việc dựa vào quan điểm của chủ thể
hay còn gọi là người trong cuộc trong nghiên cứu nhằm lựa chọn các
thành viên của cộng đồng có hiểu biết, nắm được tri thức dân gian và
để họ nói lên tiếng nói của họ, quan điểm của họ, nhất là tiếng nói
của cộng đồng trong các dự án phát triển liên quan trực tiếp đến cuộc
sống của họ.
1.2.2.2. Quan điểm lý luận sinh thái văn hóa: Nhằm nghiên cứu
mối quan hệ qua lại giữa văn hóa với môi trường sinh thái, môi trường
sinh thái tự nhiên đã góp phần tạo nên sự đặc sắc của văn hóa truyền
thống người Hà Nhì Đen. Cùng với đó, luận án cũng làm rõ hơn về tầm
quan trọng của tri thức dân gian với phát triển bền vững sinh thái tự nhiên
của người Hà Nhì Đen.
1.2.2.3. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển bền vững
Mục đích nhằm nghiên cứu, phân tích về vấn đề phát triển bền
vững tại những khu vực cư trú của người Hà Nhì Đen, qua đó cho thấy
mặc dù tri thức khoa học đã phát triển tới các tầm cao mới, có mặt ở
hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, cho đến các bản làng xa xôi.
Nhưng với cộng đồng người Hà Nhì Đen, dù khoa học có phát triển
cao thì họ vẫn duy trì những kinh nghiệm, những hiểu đúc kết được từ
trong thực tiễn cuộc sống, trong quá trình ứng xử với môi trường tự
nhiên, để từ đó mang lại cho môi trường sống của mỗi thôn bản luôn
yên bình, đảm bảo cho môi trường tự nhiên xung quanh luôn phát
triển bền vững.
1.2.2.4. Tri thức dân gian với phát triển bền vững
Cho đến nay tri thức dân gian vẫn được coi là nguồn tri thức
phong phú của cộng đồng các dân tộc, sự am hiểu sâu sắc về tự nhiên
và xã hội, những kinh nghiệm đúc rút ra từ trong các hoạt động cụ thể,

trong mối quan hệ với môi trường sinh thái có nhiều yếu tố tương đồng
với quan điểm phát triển bền vững, nên tri thức dân gian đã trở thành


10
một trong những điểm tựa, lựa chọn cốt lõi cho mục tiêu phát triển bền
vững về môi trường từ cơ sở, trong các dự án phát triển.
Tiểu kết
Với những nghiên cứu về lý luận, những khái niệm và tổng
quan tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, NCS cơ
bản đã nắm bắt được các vấn đề cốt lõi của tri thức dân gian trong
quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên, trong khai thác và bảo vệ
rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và các
quan điểm của người trong cuộc (emic) để triển khai nghiên cứu,
phân tích trong nội dung của các chương sau của luận án.
Với lý thuyết sinh thái văn hóa và lý luận về phát triển bền vững
tạo nên một khung nhận thức luận, cho phép nhận diện tri thức dân
gian trong quá trình khai thác, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên, đa
dạng sinh học. Đây chính là cơ sở của sự tham gia từ dưới của cộng
đồng bản địa vào quá trình phát triển bền vững.
Chương 2
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN VÀ
TRI THỨC DÂN GIAN TRONG KHAI THÁC RỪNG
2.1. Địa bàn nghiên cứu và tài nguyên rừng nơi người Hà
Nhì Đen cư trú
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Nằm trong địa bàn huyện Bát Xát, hai xã Y Tý và Nậm Pung
được coi là hai xã vùng cao, điều kiện khó khăn, nhưng đấy lại là hai
địa bàn có người Hà Nhì Đen cư trú tập trung đông nhất toàn huyện.
Tổng số người Hà Nhì Đen ở hai xã chiếm 66,36% tổng số người Hà

Nhì Đen toàn huyện. Diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, chiếm 16,62%
diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện Bát Xát, là nơi bảo tồn nhiều
loài đặc hữu, loài gen quý hiếm.
2.1.2. Nguồn tài nguyên rừng nơi người Hà Nhì Đen cư trú
Người Hà Nhì Đen cư trú trong một vùng rừng núi rộng lớn,
nguồn tài nguyên phong phú đã mang lại cho họ cuộc sống ổn định


11
hơn về kinh tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức từ tự nhiên.
Do đó, trong suốt quá trình tồn tại của mình, người Hà Nhì Đen đã có
những cách thức ứng xử một cách hài hòa với môi trường tự nhiên, coi
tự nhiên là người bạn lớn để cùng tồn tại.
2.2. Khái quát về người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, Lào Cai
NCS vừa căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của các học giả
trước, vừa tiến hành sưu tầm danh sách các đời của các dòng họ để
xác định lịch sử cư trú của họ ở huyện Bát Xát. Bước đầu có thể xác
định lịch sử của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát khoảng 300 năm.
2.3. Rừng với đời sống của người Hà Nhì Đen
2.3.1. Thế giới quan của người Hà Nhì Đen
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Hà Nhì Đen cho rằng mọi
đồ vật tồn tại xung quanh ta đều có linh hồn “sê do guy so”. Trong không
gian tự nhiên, mọi loại hồn cây, hồn thú rừng đều chịu sự chi phối, quản
lý của thần rừng “mù giê”, khi con người chặt cây, săn thú chỉ là lấy đi
phần xác, còn phần linh hồn của nó phải trả lại cho thần rừng, nếu không
thần rừng sẽ trách phạt, hồn cây, hồn thú sẽ theo về làm hại.
2.3.2. Không gian sống của người Hà Nhì Đen và mối quan hệ
ba chiều: Thôn bản – Rừng – Ruộng nương
Không gian sống của người Hà Nhì Đen được phân chia thành 3
không gian (khu vực) khác nhau là: khu vực Thôn bản – không gian

cư trú của con người; Rừng – không gian của thần linh bảo vệ cộng
đồng và một thế giới mang dạng người khác (trong đó gồm có cây
rừng, muông thú); Ruộng nương (nương rẫy, ruộng bậc thang) là
không gian sản xuất.
2.3.3. Mối quan hệ giữa rừng với nương rẫy, ruộng bậc thang
Người Hà Nhì Đen có truyền thống canh tác nương rẫy và ruộng
bậc thang, do đó trong quá trình nghiên cứu, phân tích về mối quan hệ
giữa rừng với nương rẫy, ruộng bậc thang cho thấy rừng giống như hồn
cốt của đất nông nghiệp. Bởi với nương rẫy, rừng luôn đảm bảo cho lớp
mùn của đất được phong phú; với ruộng bậc thang, rừng luôn giữ vai trò


12
điều tiết nguồn nước tưới tiêu, nguôn phân hữu cơ, lượng mùn của đất để
mỗi mùa canh tác luôn tốt tươi.
2.4. Tri thức dân gian trong khai thác tài nguyên rừng
2.4.1. Rừng với hoạt động khai thác
Rừng phục vụ cho hoạt động khai thác là các khu rừng chung
cộng đồng (rừng cấm “xì đó đó ma”) được quản lý theo luật tục, khai
thác phải xin phép thôn và rừng tự nhiên là các khu rừng già, rừng
nguyên sinh, rừng đầu nguồn. Đây là những khu rừng này mọi người
được khai thác, săn bắt thú rừng, tự do khai thác gỗ, củi đốt mà không
chịu sự quản lý của luật tục.
2.4.2. Tri thức dân gian trong khai thác các sản phẩm ngoài gỗ
2.4.2.1. Tri thức dân gian trong nhận biết thời gian khai thác
Thời gian khai thác sản vật rừng được thể hiện theo từng mùa
(xuân, hạ, thu, đông) và từng tháng trong năm, mỗi loại cây, củ, quả
trong rừng đều có đặc tính riêng và thời gian phát triển riêng, điều này
đã được người Hà Nhì Đen nắm bắt rất rõ, trở thành những kinh nghiệm
quý phục vụ tốt cho việc khai thác rừng.

2.4.2.2. Tri thức dân gian trong khác thác các loại rau rừng
Rau rừng được người Hà Nhì Đen khai thác là hết sức phong phú,
với nhiều loại khác nhau, chúng đã góp phần cung cấp cho các bữa ăn của
cộng đồng thêm phong phú, ngay cả khi mùa đông giá rét kéo dài.
2.4.2.3. Tri thức dân gian trong khai thác một số loại cây, củ, quả
Để đạt được hiệu quả cao trong khai thác, người Hà Nhì Đen đã
tích lũy cho mình những kiến thức và sự hiểu biết về đặc tính của từng
loại để giúp cho việc sử dụng được an toàn hơn.
2.4.2.4. Tri thức dân gian trong khai thác củi đốt: Người Hà Nhì
Đen có truyền thống giữ rừng, vì cậy để rừng không bị tàn phá từ việc
khai thác củi bừa bãi, mất kiểm soát ảnh hưởng đến rừng, họ đã xây
dựng nên những quy định nhằm kiểm soát hoạt động khai thác của tất cả
mọi người, sẵn sàng xử lý nghiêm cho các hành vi vi phạm vào quy định
của luật tục thôn bản.


13
2.4.3. Tri thức dân gian trong khai thác các nguyên liệu tre, gỗ
2.4.3.1. Tri thức dân gian trong khai thác loại tre, gỗ làm nhà
Do đặc điểm cư trú ở vùng núi cao, thời gian lạnh giá kéo dài
nên người Hà Nhì Đen đã phát triển loại hình kiến trúc nhà ở theo lối
trình tường. Tường trình đất đã góp phần lớn vào việc hạn chế khai
thác gỗ để làm nhà, mỗi ngôi nhà lượng gỗ được sử dụng là khá ít, chỉ
có bộ khung gỗ trong ngôi nhà, sàn gác nhà, khung mái nhà là được
làm từ tre và gỗ.
2.4.3.2. Tri thức dân gian trong khai thác nguyên liệu đan lát
Người Hà Nhì Đen rất giỏi đan lát, các sản phẩm của họ được làm
hoàn toàn thủ công và đạt đến một trình độ cao cả về thẩm mỹ và kỹ thuật
xử lý nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu được khai thác từ rừng, để có
được nguyên liệu đan ưng ý cần có một sự hiểu biết sâu rộng về quá trình

sinh trưởng, nơi sinh trưởng và thời gian khai thác hợp lý.
2.4.3.3. Tri thức dân gian trong khai thác gỗ làm áo quan cho người chết
Gỗ được chọn để làm quan tài thường được người dân chọn lựa rất
cẩn thận, nó thường là các loại gỗ dổi, gỗ kháo là chính. Không bị cụt
ngọn, cây thẳng, không bị sâu đục thân, cây không bị dây cuốn quanh.
Khi đi chặt gỗ phải là lễ xin với thần rừng, nếu không xin gia đình sẽ
mắc nợ, cuộc sống sau này sẽ không yên ổn.
2.4.4. Tri thức dân gian trong săn bắt động vật rừng và các
loại côn trùng
2.4.4.1. Tri thức dân gian trong săn bắt côn trùng rừng
Việc khai thác các loại côn trùng trong rừng sẽ được thực hiện
theo từng mùa căn cứ vào mùa sinh trưởng của chúng.
2.4.4.2. Tri thức dân gian trong săn bắt động vật rừng
Hoạt động săn bắt chủ yếu do đàn ông thực hiện, có hai hình thức
săn bắt chủ yếu là săn cá nhân và săn tập thể. Thời điểm săn bắt được lựa
chọn kỹ và thường tuân theo quy trình sinh trưởng của các loài động vật
trong rừng.


14
2.4.5. Tri thức dân gian trong hái thuốc chữa bệnh
Người Hà Nhì Đen có khá nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết về
tác dụng chữa bệnh của nhiều loại cây, củ, quả trên rừng có thể khai thác bào
chế thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi. Nhất là khi y tế chưa phát triển
mạnh ở cấp xã, thôn, nên thuộc nam vẫn được coi là quan trọng với họ.
Tiểu kết
Nội dung của chương này đã giới thiệu được khai quát về người Hà
Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, về môi trường sống của họ. Cùng
với đó là hai khu vực khảo sát chính là xã Y Tý và Nậm Pung của huyện
Bát Xát cũng được giới thiệu một cách khái quát nhất, cả về dân số, thành

phần dân tộc và điều kiện tự nhiên, qua đó thấy được lý do lựa chọn địa
điểm khảo sát của luận án.
Với nội dung chương này đã làm rõ được quan niệm và cái nhìn về
thế giới quan của người Hà Nhì Đen. Với quan niệm vạn vật đều có linh
hồn, người Hà Nhì Đen đã có những nhìn nhận về thế giới tự nhiên xung
quanh một cách hết sức nhân văn. Qua đó họ có những cách ứng xử công
bằng hơn với rừng, tôn trọng rừng. Để đảm bảo cho rừng luôn phát triển
bền vững, có thể cung cấp các loại sản vật cần thiết cho cộng đồng, họ đã
tích lũy cho mình những kinh nghiệm trong việc nhận biết về quá trình
sinh trưởng, nơi sinh trưởng và thời gian thu hoạch các loại sản vật đó để
phục vụ cuộc sống
Chương 3
TRI THỨC DÂN GIAN TRONG BẢO VỆ RỪNG
3.1. Quan niệm về rừng thiêng với vấn đề bảo vệ rừng
3.1.1. Quan niệm rừng thiêng với vấn đề thiêng hóa rừng
Người Hà Nhì Đen quan niệm rừng có các loại chính: Một là các
khu rừng thiêng (rừng cúng “xì do khừa chạ”) gồm rừng thiêng “gạ
ma do”, rừng thiêng “mu thu do”, rừng thiêng thờ thổ địa ‘thủ tý”,
rừng công viên “à gơ la do”; Hai là rừng cấm (là các khu rừng do
cộng đồng quản lý theo quy ước, luật tục thôn được gọi là “xì đo”, “xì
đó đó ma”) và các khu rừng tự nhiên (rừng đầu nguồn, rừng nguyên
sinh, rừng phòng hộ).


15
3.1.2. Rừng và quan niệm sự tồn tại của các loại hồn, ma
3.1.2.1. Quan niệm về hồn cây
Với quan niệm các loại cây đều có linh hồn “sê do guy so” giống
như con người, cũng biết đau, biết chết khi bị con người chặt, bị sét đánh
làm gãy đổ và luôn chịu sự quản lý chung của thần rừng “mù giê”.

3.1.2.2. Quan niệm về hồn của thú rừng
Người Hà Nhì Đen cho rằng các con thú trong rừng cũng có linh
hồn và hồn của con thú được thần rừng “mù giê” quản lý. Khi săn được
thú rừng lớn những người thợ săn sẽ chặt lấy hai ống nứa giả làm tù
và để hú lên 3 hồi dài nhằm gọi hồn con thú theo về bản. Sau đó mọi
người sẽ lễ trước cây thiêng “pe gió” để dâng hồn thú cho thần rừng.
3.1.2.3. Quan niệm về các loại ma rừng
Ma ác trong tiếng Hà Nhì Đen gọi là “nẹ mà mừ”, là loại ma đối
lập với ma lành “nẹ mừ”. Họ cũng cho rằng trong rừng thường có
nhiều loại ma ẩn nấp để làm hại con người, như: Ma núi rừng trâu
“nhìu cụ san”, Ma núi con ngựa “ma cụ san”, Ma nhện “bù chuy lạ
ga ma nệ”, Ma khe suối “mò ghà qui”, Ma ăn thịt người “ù lu ú lù
ma”, Ma cây leo “za nhi guy so”.
3.2. Nghi lễ thiêng với vấn đề bảo vệ rừng
Người Hà Nhì Đen là cư dân sùng bái thần linh tự nhiên. Mỗi khu
rừng thiêng trong không gian sống của mỗi thôn bản luôn có các nghi lễ
thiêng, mỗi nghi lễ được tổ chức mới mỗi mục đích và thời gian khác
nhau, với mục đích chính vẫn là cầu mong thần linh tự nhiên phù trợ cho
toàn thể dân bản được yên vui, khỏe mạnh, cây trồng, vật nuôi đều phát
triển. Các nghi lễ thiêng chủ yếu gồm: nghi lễ cấm đường “ga tu tu”,
nghi lễ cúng rừng thiêng “gạ ma do”, nghi lễ cúng rừng thiêng “gạ ma
do”, nghi lễ thờ cúng thần thổ địa “thủ tý”, nghi lễ cúng rừng tháng 3
“mu thu do”, lễ hội cầu mùa “khô già già”.
3.3. Luật tục trong về bảo vệ rừng
3.3.1. Luật tục với bảo vệ các khu rừng thiêng


16
Rừng thiêng là nơi linh thiêng, có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh
của thôn. Nên rừng thiêng được bảo vệ nghiêm ngặt, bất cứ hành động vi

phạm nào làm ảnh hưởng đến các khu rừng thiêng đều bị bị xử lý ở mức
cao nhất để chuộc lỗi với thần linh, để lần sau không dám tái phạm.
3.3.2. Luật tục với bảo vệ các khu rừng chung cộng đồng
Các khu rừng này cũng có những quy định trong quản lý và xử
phạt đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với loại rừng này sẽ có
sự trao đổi giữa mọi người tham gia cuộc họp để thống nhất phạt hay
không phạt, mức phạt…cho từng hành vi, mức độ vi phạm và đối
tượng vi phạm.
3.3.3. Bộ máy quản lý rừng thiêng, rừng chung cộng đồng
- Bộ máy quản lý rừng thiêng. Rừng thiêng được quản lý bởi hai
ông thầy cúng “gạ ma guy”, hỗ trợ ông là hai ông phụ giúp “khư dù”
và toàn thể dân bản. Ngoài ra còn có các thành viên khác trong thôn
cùng tham gia vào quá trình giám sát mọi người trong thực hiện quy
định của luật tục.
- Bộ máy quản lý rừng chung cộng đồng. Việc thực hiện việc quản
lý rừng chung cộng đồng cũng được người dân tự bầu ra, mỗi thôn có từ
3-5 người tùy vào diện tích rừng lớn hay nhỏ. Họ sẽ thu thập thông tin từ
mọi người và tổ chức họp thôn, lấy ý kiến xử phạt theo quy định.
3.4. Dư luận thôn bản với vấn đề bảo vệ rừng
Trong xã hội cổ truyền của người Hà Nhì Đen, dư luận thôn bản
luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nếp sống của thôn
bản. Sức mạnh của luật tục muốn cố kết mạnh mẽ các thành viên, chỉ
đạo kiểm soát được mọi thành viên trong cộng đồng phải thông qua
dư luận thôn bản. Dư luận thôn bản là tiếng nói chính thức của cộng
đồng nhằm bảo vệ tập quán và luật tục.
3.5. So sánh quan điểm về rừng của người Hà Nhì Đen với
cộng đồng các dân tộc trong khu vực cư trú
- Quan điểm về rừng của người Hmông
Hiện nay người Hmông ở khu vực xã Y Tý vẫn còn lưu giữ được
rừng cúng “giống zà”, mỗi năm tổ chức cúng một lần vào ngày con rồng



17
“trì” của tháng 1 âm lịch, họ gọi lễ cúng ấy là “trì già”. Tuy nhiên, hiện
trạng khu rừng này hiện nay đã bị xâm hại nhiều, nếu không có người dẫn
sẽ không còn nhận ra bởi rừng đã bị chặt phá cây to, chỉ còn lại vài cây
nhỏ. Nhưng hằng năm họ vẫn tổ chức cúng thần rừng.
- Quan niệm về rừng thiêng của người Dao
Người Dao quan niệm rừng vừa là nơi cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người, rừng cũng là nơi cư ngụ của các vị thần linh, thần
rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
họ. Do đó, trong các thôn bản người Dao luôn tồn tại khu rừng thiêng,
đây là nơi thực hành nghi lễ cúng rừng “khoi kìm” (mở cửa rừng) hằng
năm của họ.
Tiểu kết
Chương này, luận án đã từng bước là rõ được quan niệm về rừng
của người Hà Nhì Đen, về tập quán lựa chọn đất lập bản, chọn các khu
rừng thiêng ở các hướng, các vị trí phù hợp để lập rừng thiêng, rừng
cộng đồng. Từ đó thiêng hóa dần niềm tin về rừng, nhất là các khu
rừng thiêng trong phạm không gian sống của mỗi thôn bản. Ngoài ra,
qua nghiên cứu, phân tích luận án đã đưa ra hình “tam giác” về mối
quan hệ qua lại thôn bản – rừng – ruộng nương, mối quan hệ này đã
trở thành một trong những sợi chỉ xuyết suốt quá trình nghiên cứu của
luận án. Luận án cũng làm rõ hơn quan niệm của người Hà Nhì Đen
về thế giới tự nhiên xung quanh, quan niệm về sự tồn tại của các loại
linh hồn trong giới tự nhiên như hồn cây, hồn thú, các loại ma rừng, ma
núi từ đó có sự ứng xử hài hòa hơn. Ngoài ra còn có sự góp sức mạnh
mẽ của các nghi lễ dân gian diễn ra ở các khu rừng thiêng, nó khiến cho
mọi người cảm thấy cần tôn trọng rừng, bảo vệ rừng tốt hơn.
Chương 4

TRI THỨC DÂN GIAN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
4.1. Sự biến đổi và những vấn đề đặt ra của tri thức dân gian
4.1.1. Sự mai một của tri thức dân gian trong quá trình phát triển
Khi điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội có những thay đổi, tri
thức dân gian trong đời sống của cộng đồng cũng có những thay đổi. Sự


18
biến đổi của tri thức dân gian được coi là tất yếu, bởi tri thức dân gian
tính động, nó luôn được tích lũy, bổ sung qua thực tiễn cuộc sống, nhất
là những kinh nghiệm không còn phù hợp với hiện tại.
4.1.2. Cơ chế truyền thống trong khai thác và bảo vệ rừng bị phá vỡ
4.1.2.1. Quá trình giải thiêng đối với rừng
- Sự tác động của quá trình bài trừ mê tín dị đoan
Trong suốt một thời gian dài từ những năm 50 cho đến cuối thập kỷ
80 của thế kỷ XX, các nghi lễ thiêng của người Hà Nhì Đen đã có nhiều
biến đổi. Đặc biệt, từ sau cải cách (1954) đến năm 1986, nhiều nghi lễ, lễ
hội không còn được tổ chức, thậm chí mất đi trong đời sống tinh thần
người dân. Nhiều nghi lễ cúng rừng, tín ngưỡng bảo vệ rừng và bảo vệ
nguồn nước bị coi là mê tín, dẫn đến nhiều khu rừng thiêng bị tàn phá,
gây ra hiện tượng đứt đoạn văn hoá.
- Quá trình giải thiêng rừng
Có thể nói, với rất nhiều các quan điểm, sự nhận thức mang tính
sai lệch về các nghi lễ thiêng của các dân tộc, đã làm cho nhiều nghi lễ
bị ảnh hưởng, bị mai một, thậm chí không còn tồn tại. Nhất là sự mai
một của các nghi lễ thiêng liên quan đến rừng thiêng của một số dân
tộc có truyền thống gắn bó với rừng như người Hà Nhì Đen, Dao,
Hmông. Sự mai một của các nghi lễ thiêng đã dẫn đến sự mai một của
niềm tin, sự nhận thức về tính thiêng của rừng, làm cho rừng nhiều nơi
bị xâm phạm, bị tàn phá.

4.1.2.2. Quy ước Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư
- Quá trình xây dựng Quy ước mới và thiếu tính thực tiễn
Việc văn bản hóa Quy ước Xây dựng đời sống khu dân cư (Quy ước
mới) là chủ trương tốt và cần thiết. Tuy nhiên, trong Quy ước mới hiện nay
các điều khoản, các mục của quy ước còn quá chung chung, dài dòng gây
khó hiểu, lặp lại nhiều nội dung đã được quy định trong Luật và các văn
bản dưới luật khác. Chế tài xử phạt đưa ra còn nhẹ, không đạt được hiệu
quả khi áp dụng vào thực tiễn cộng đồng. Khi xây dựng quy ước thiếu sự
nghiên cứu, tham khảo các luật tục của cộng đồng, cộng đồng không được


19
trực tiếp tham gia biên soạn Quy ước của thôn bản. Do đó, khi áp dụng vào
thực tiễn đều thiếu hiệu quả.
4.1.2.3. Sự suy giảm vai trò của già làng, trưởng bản
Nếu như trong xã hội cổ truyền xưa của người Hà Nhì Đen, già
làng, trưởng bản luôn được cộng đồng tôn trọng, bởi họ là người có uy
tín, có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, xã hội của dân tộc. Tuy nhiên,
trong các thôn bản người Hà Nhì Đen hiện nay, vai trò của già làng,
trưởng bản đang bị suy giảm do họ không còn tham gia nhiều vào các
cộng việc quản lý thôn bản, nhiều quy định mới về quản lý xã hội xuất
hiện thay cho các quy định cũ.
4.2. Tri thức dân gian với các dự án phát triển kinh tế rừng
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận nhiều chương
trình, dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững sinh
thái rừng. Tuy nhiên, các dự án không tham vấn ý kiến của người dân
trước khi triển khai hoặc có lấy ý kiến thì cũng chỉ mang tính lấy cho
đủ theo quy định, những thực chất những người làm dự án lại không
quan tâm đến ý kiến của người dân. Do đó, các dự án không những
không đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn không giải quyết được vấn đề

ở địa phương, còn gây nhiều hậu quả cho phát triển bền vững rừng
trong và sau khi dự án kết thúc
4.3. Tri thức dân gian trong phát triển môi trường sinh thái
bền vững
Tri thức dân gian trong ứng xử với môi trường sinh thái rừng có
nhiều điểm tương đồng và có mối quan hệ chặt chẽ với quan điểm về
phát triển bền vững. Các nhà khoa học trên thế giới không còn coi nhẹ
vai trò của tri thức dân gian trong bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên
nhiên theo hướng bền vững, mà ở chừng mực nào đấy tri thức dân gian
đã thể hiện được tính đặc thù, thích hợp và có thể kế hợp một cách hài
hòa với các loại hình tri thức khoa học khác.
4.4. Bảo vệ và phát huy tri thức dân gian trong phát triển
bền vững
4.4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tri thức dân gian


20
Nâng cao nhận thức về giá trị của tri thức dân gian cần được
thực hiện từ cấp lãnh đạo, cho đến lớp trẻ và ngay trong bản thân mỗi
cọng đồng.. Trong cộng đồng các thôn bản hiện nay xuất hiện nhiều
nhóm lứa tuổi và hiểu biết khác nhau, nên cần có kế hoạch nghiên
cứu, bảo tồn và truyền dạy cho họ là rất cần thiết, đảm bảo những kinh
nghiệm, hiểu biết về tự nhiên và xã hội luôn được bảo tồn ngay trong
chính bản thân mỗi cộng đồng, thôn bản.
4.4.2. Khôi phục và phát huy giá trị của tri thức dân gian
Qua những phân tích trên cho thấy, tri thức dân gian của người
Hà Nhì Đen, nhất là tri thức dân gian trong quản lý và sử dụng tài
rừng thể hiện rất rõ sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên, giúp
đảm bảo cho cuộc sống bình an trước sự tác động của thiên tai. Những
tri thức này rất cần được nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn để thấy

được những kiến thức nào đa mai một, những kiến thức nào hiện còn
giá trị, có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống, không gian sống của
không chỉ người Hà Nhì Đen, mà còn của nhiều dân tộc khác.
4.4.3. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản
Trong các thôn bản người Hà Nhì Đen, già làng, trưởng bản là
những người có uy tín trong thôn, được mọi người tôn trọng. Họ được coi
là những pho “từ điển sống’ của các thôn bản, bởi họ là những người am
hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Đó là những
người có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong săn bắt, hái
lượm, các quy định từ xa xưa về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên
rừng. Do đó cần có phương án phát huy tốt vai trò của họ trong gìn giữ và
phát huy giá trị của các tri thức dân gian trong cuộc sống.
4.4.4. Phổ biến và trao truyền tri thức dân gian
Trải qua suốt mấy trăm năm tồn tại, tri thức dân gian trong ứng
xử với môi trường tự nhiên và xã hội của người Hà Nhì Đen được coi
là có giá trị cao trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội luôn ổn
định và bền vững. Điều này đã mang lại những lợi ích không chỉ về
kinh tế, mà còn tinh thần. Do đó, rất cần nghiên cứu và tiếp tục phổ
biến rộng rãi tri thức dân gian trong xã hội người Hà Nhì Đen nói


21
riêng và trong cộng đồng các dân tộc sinh sống chung trong một khu
vực nói chung là cần thiết.
4.4.5. Kết hợp giữa tri thức dân gian với kiến thức hiện đại về
kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
Xã hội đang có sự thay đổi nhanh chóng, cùng với đó là sự xuất
hiện của nhiều loại hình tri thức mới, những kiến thức khoa học hiện
đại được áp dụng trong trồng rừng, bảo vệ rừng (như kỹ thuật mới,
giống cây trồng mới, phát triển rừng kinh tế, rừng sản xuất...). Vì vậy,

cần tiếp thu các kỹ thuật hiện đại, kết hợp với tri thức dân gian để tạo
ra loại tri thức mới phù hợp với yếu tố bản địa vùng cao Y Tý, Nậm
Pung phù hợp với yếu tố tộc người của người Hà Nhì Đen.
4.5. Định hướng xây dựng Quy ước mới và dư luận xã hội
- Về nội dung: Cần chắt lọc những vấn đề thiết yếu nhất với từng
thôn bản để xây dựng các chế tài xử phạt. Bản Quy ước chỉ tập trung
kế thừa những quy định của luật tục thôn bản, trong đó cần chú trọng
đến vấn đề bảo vệ rừng thiêng, rừng chung cộng đồng, rừng tự nhiên.
- Về phương pháp xây dựng Quy ước: Cần tiến hành xây dựng
quy ước của từng thôn với những nội dung phù hợp. Đồng thời cần có
sự trao đổi kỹ với người dân, lắng nghe ý kiến của người dân, tôn
trọng ý kiến của người dân.
- Tôn trọng và phát huy vai trò của hai ông thầy cúng “gạ ma
guy”: Trong bản Quy ước mới, muốn đạt được hiệu quả khi áp dụng
vào thực tế, cần sự tham gia tích cực của hai ông thầy cùng “gạ ma
guy”. Hai ông thầy cùng với các tổ chức, đoàn thể phối hợp quản lý
việc thực hiện quy ước khai thác và bảo vệ rừng của thôn.
- Dư luận xã hội: Bên cạnh việc kế thừa xây dựng Quy ước về
khai thác và bảo vệ rừng, các thôn bản cần đẩy mạnh vấn đề định
hướng dư luận thôn bản, dư luận xã hội. Dư luận sẽ là động lực để cổ
động cả cộng đồng đoàn kết tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ rừng.
Tiểu kết
Tri thức dân gian là loại tri thức được hình thành trong quá trình
thích ứng với tự nhiên và xã hội, tồn tại ở dạng thể động, nên nó luôn có


22
sự biến đổi, tiếp thu những cái mới nhằm thay thế cái không phù hợp.
Chương 4 đã phân tích sự mai một của tri thức dân gian trong quá
trình phát triển, các cơ chế khai thác truyền thống bị phá vỡ, sự xuất

hiện của quá trình giải thiêng ở một số khu rừng thiêng, rừng cộng
đồng. Sự suy giảm này được xác định là do sự phát triển ngày càng
cao của khoa học kỹ thuật, của các tổ chức cơ sở cùng tham gia vào
quá trình quản lý thôn.
Chương này cũng có những nghiên cứu, phân tích vai trò quan
trọng của tri thức dân gian, vai trò của cộng đồng trong các dự án phát
triển kinh tế. Do đó, nâng cao nhận thức về vai trò của tri thức dân gian
bảo vệ môi trường sinh thái, đây là vấn đề quan trọng nhằm hướng đến
phát triển bền vững trong bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN
1. Tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen là tổng hợp những
kinh nghiệm được hình thành trong trong quá trình ứng xử với tự
nhiên và xã hội, được chọn lọc và trao truyền từ đời này qua đời khác
trong cộng đồng bằng truyền miệng và thực hành xã hội. Luận án
cũng phân tích những giá trị của tri thức dân gian của người Hà Nhì
Đen ở huyện Bát Xát trong mối quan hệ với rừng, nó vừa giữ được
những nét riêng mang tính truyền thống, có mặt trong hầu hết các hoạt
động của cuộc sống hàng ngày, như khai thác và bảo vệ rừng, làm
nương rẫy, canh tác ruộng bậc thang.
2. Luận án đã làm rõ câu hỏi nghiên cứu về việc phát huy vai trò
của tri thức dân gian trong phát triển bền vững môi trường sinh thái và
bảo vệ, khai thác rừng bền vững. Luận án đã vận dụng các quan điểm
học thuật trong các công trình nghiên cứu về Hà Nhì Đen ở huyện Bát
Xát, về vai trò của tri thức dân gian trong các hoạt động liên quan đến
môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn, đến trồng trọt
nông nghiệp, đến khai thác bảo vệ rừng và các tiềm năng khác như
cây thuốc chữa bệnh. Từ đó luận án nhận diện những khái niệm công
cụ cơ bản về tri thức dân gian, tri thức bản địa, tri thức truyền thống



23
và tri thức địa phương, cùng với các khái niệm khác về rừng, khai thác
và bảo vệ rừng, cũng như về phát triển bền vững.
3. Với quan điểm về chủ thể (emic) và chỉnh thể luận, luận án
đã phân tích vai trò tích cực của cộng đồng, tri thức và kinh nghiệm
của họ về rừng trong các dự án phát triển, đảm bảo môi trường sinh
thái bền vững. Thực tiễn đã chứng minh, dù khoa học có phát triển, có
tạo ra nhiều loại sản phẩm chất lượng cao, tri thức dân gian của các
tộc người vẫn luôn được sử dụng và phát huy trong cuộc sống hàng
ngày và trong quá trình phát triển bền vững. Sự hiểu biết về thế giới
xung quanh đã mang lại cho họ cuộc sống đầy đủ hơn, an toàn hơn dù
cho khoa học kỹ thuật chưa thâm nhập sâu vào cuộc sống của họ.
4. Luận án đã phân tích và làm rõ về tri thức dân gian của người
Hà Nhì Đen đã đúc rút ra những cách thức, những kinh nghiệm trong
ứng xử với rừng một cách hài hòa, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và
bảo tồn, mang lại cho rừng luôn phát triển một cách bền vững. Rừng
không chỉ là môi trường xanh, mà còn là sự che chở, là nguồn lực của
sinh kế truyền thống, của các hoạt động văn hóa, tâm linh của cộng
đồng. Luận án đã phân tích vai trò của tri thức dân gian trong bảo vệ
vệ rừng nhằm ngăn lũ, giữ nước, chống trọi với mưa bão cho cả bản
làng. Những kinh nghiệm và tri thức được tích lũy qua hàng ngàn năm
và cho đến nay vẫn được cộng đồng sử dụng trong cuộc sống hàng,
trong bảo vệ hệ sinh thái và rừng bền vững.
5. Trên nền tảng khai thác và bảo vệ rừng bền vững, luận án cũng đã
đề cập đến các quy định trong luật tục thôn bản đối lập với những quy định
trong bản Quy ước mới trong xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Do
đó, những quy định trong bản quy ước mới không có hiệu quả thực tiễn,
nên đã không được mọi người áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, mà họ
vẫn sử dụng luật tục để quản lý xã hội.
6. Luận án nhấn mạnh vai trò của tri thức dân gian và nâng cao

nhận thức về tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng, đặc biệt
trong các dự án phát triển bền vững. Sự coi trọng tri thức dân gian, sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong các chương trình,


×