Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN GIÁO dục ý THỨC bảo vệ cơ THỂ TRÁNH các BỆNH kí SINH ở môn SINH học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.36 KB, 11 trang )

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CƠ THỂ TRÁNH
CÁC BỆNH KÍ SINH Ở MÔN SINH HỌC 7

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
A.
1.

Lý do chọn đề tài.
Cơ sở lý luận.

Như ta đã biết giáo dục Việt Nam là giáo dục con người xã hội chủ nghĩa, thời đại Hồ
Chí Minh, giáo dục toàn diện “Đức - trí - thể - mỹ” để đáp ứng với mọi nhiệm vụ của
bản thân và xã hội. Để đáp ứng nhiệm vụ nói trên đòi hỏi cả hệ thống chính trị, xã hội
cùng đồng lòng góp sức, quan tâm; ngành giáo dục phải có những chiến lược, giải
pháp tối ưu, mang tầm chiến lược; đặc biệt mỗi cán bộ, giáo viên hết lòng tâm huyết,
yêu nghề mến trẻ, từ đó không ngừng trau dồi kĩ năng nghiệp vụ, đổi mới phương
pháp, đầu tư tìm tòi, sáng tạo dạy cho các em những cái học sinh cần, những nhu cầu
xã hội đòi hỏi, cấp thiết và phù hợp với đối tượng, với vùng miền… để trở thành con
người mới, con người Xã Hội Chủ Nghĩa.
2.

Cơ sở thực tiển.

Địa phương xã nơi tôi công tác là một xã thuần nông nên vấn đề nhận thức chưa thực
sự sâu sắc, kinh tế nhiều hộ gia đình còn khó khăn nên hố phân, hố xí, nước thải còn
nhiều bất cập…nên rất nhiều người bị tiêu chảy, đại tràng, giun sán…mỗi năm. Nhiều
xóm bị ngập úng trong mùa mưa lũ nên các mầm mống bệnh kí sinh có điều kiện phát
tán. Trong 3 tháng hè năm 2013 tôi đã chứng kiến một số “câu chuyện” hết sức đau
lòng, tức cười. Tức cười vì nó còn xãy ra trong xã hội tiên tiến ngày nay và tôi tự nhủ
mình phải có một phần trách nhiệm trong đó. Tôi xin kể một vài câu chuyện để các
bạn cùng nghe:


Câu chuyện thứ nhất: Tại xóm tôi ở có một bác năm nay 56 tuổi. Vào một chiều hè
oi ả, hôm đó ngày 27 tháng 06 năm 2013 tôi đang làm vườn thì có người bên cạnh nhà
kêu đi thăm bác Cương, tôi vội vàng thu gom, rữa ráy cùng đi. Đến nhà nghe vợ bác
Cương kể: Cách đây bảy ngày ông kêu đau bụng, nhưng uống thuốc không đỡ, nên
nhờ anh em đưa đi bệnh viện. Xuống bệnh viện siêu âm, xét nghiệm… kết luận bị tắc
ruột do giun và phải mổ cấp cứu…Mổ xong đưa cân được 2,7kg giun(cả xô nhựa)…
Câu chuyện thứ hai : Vào ngày 08 tháng 07 năm 2013 tôi đưa người nhà đi bệnh viện
Bách Mai Hà Nội khám vì bị đại trành lâu ngày chữa không khỏi, bác sĩ bảo phải mổ.
Trong lúc chờ người nhà siêu âm… tôi nghe bác sĩ nói với người bên cạnh (Gia đình


anh có mấy người, nói tất cả lên khám siêu âm, xét nghiệm… lấy thuốc về uống nếu
không chết cả nhà, gan anh sán ăn hết rồi chứ đâu phải là u bướu gì đâu…
Rất nhiều câu chuyện thường gặp khác như chí, nghẻ, ngứa… ở trẻ mầm non, tiểu
học và kể cả người lớn …trong thời gian qua. Với các lí do trên tôi suy nghĩ mình có
thể giúp được gì cho mọi người hay không? Vào đầu năm học 2013-2014 tôi quyết
định xin dạy sinh 7, sinh 8, mặc dù nhà trường bố trí tôi dạy sinh 9 để bồi dưỡng học
sinh giỏi và hóa 9 có thể thi chuyển cấp...và nhiều lý do khác nữa. Tôi trình bày
nguyện vọng và được tổ, nhà trường cùng đồng nghiệp nhất trí.
Trong quá trình giảng dạy ngoài kiến thức, kỉ năng theo chuẩn kiến thức kĩ năng; thì
tôi còn chú trọng đến làm thế nào để giáo dục ý thức dìn giữ vệ sinh cá nhân, tránh các
tác nhân gây bệnh. Trải qua quá trình thực hiện được các em hưởng ứng, thích thú và
thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng hơn…
Qua đây tôi muốn trình bày lại một số việc làm mà tôi đã thực hiện để các bạn cùng
tham khảo, ứng dụng và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những
năm sau.
3.

Đối tượng nghiên cứu:


Chương trình sinh học 7 và học sinh lớp 7, phần động vật không xương sống, nhất là
những bài có liên quan đến các loài kí sinh ở người và động vật.
4.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhằm giúp các em có kĩ năng sống sạch sẻ, khoa học, văn minh…tránh được các
bệnh kí sinh đối với cơ thể. Rồi từ đó tuyên truyền với người thân và cộng đồng cùng
hưỡng ứng tham gia.
Tìm ra giải pháp tối ưu trong giảng dạy sinh học 7 nói riêng và sinh học trung học cơ
sở nói chung.
5.

Tính khoa học và thực tế:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh; phòng bệnh một đồng, chữa bệnh ngàn đồng. Việc giáo
dục ý thức vệ sinh thân thể và vệ sinh ăn uống đối với học sinh lớp 7 là cần thiết vì các
em đã tự lo toan việc vệ sinh cá nhân, ăn uống cho mình và cả gia đình. Đặc biệt các
em đã và sắp tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này các em đã đủ khả năng nhận thức, ý thức vấn
đề nên tương đối dễ áp dụng.


Áp dụng giáo dục đề tài này sẽ giúp các em có vốn sống văn minh, phòng trừ được
nhiều bệnh tật đáng tiếc và giảm được rất nhiều chi phí phải trả không cần thiết (như
hai người bệnh nhân ở trên)... cho bản thân, gia đình và xã hội.

B. NỘI DUNG
Thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi:
Ngoài môn sinh học còn có hệ thống y tế chăm lo, gia đình quan tâm...

Khó khăn:
I.

1.
2.

Hầu hết học sinh là con em nông thôn, kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, ý thức bảo vệ
thân thể chưa cao. Hơn thế nưa địa bàn nơi tôi dạy có nhiều xóm thấp trũng, dễ bị
ngập úng, ô nhiểm môi trường; hố xí không đúng khoa học, thậm chí một số hộ còn
bắc cầu, bắc ván; hố phân không hợp lí t nên sự phát tán của nhiều kí sinh rất nguy
hiểm vào mùa mưa lũ.
Y tế đã vào cuộc nhưng chủ yếu là chữa bệnh và chữa một số bệnh thông thường.
II. Nội dung và phương pháp thực hiện.
1. Nội dung.
- Trong quá trình giảng dạy nội dung “vệ sinh bảo vệ cơ thể tránh các sinh vật kí
sinh” phải chú trọng đến ý thức chủ động tham gia vào các hoạt động nhận thức kiến
thức, tác hại của các sinh vật khi kí sinh gây bệnh cho con người. Từ đó các em cam
kết thực hiện kĩ năng, hành động cụ thể cho mỗi cá nhân để bảo vệ cơ thể một cách
hiệu quả nhất.
- Quá trình giảng giảng dạy bảo vệ thân thể tránh sinh vật kí sinh không làm ảnh
hưởng đến nội dung, kiến thức của bài học. Giáo viên phải nghiên cứu mức độ liên
quan tới nội dung đề tài của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp. Giáo dục hình


thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống một cách khoa học. Không
làm sao nhả, xa lệch, lạm dụng… nội dung kiến thức.
2. Mức độ tích hợp.
- Việc giáo dục ý thức bảo vệ tránh các bệnh kí sinh ở hai mức độ là bộ phân hoặc liên
hệ.
3. Những nội dung và phương pháp đã thực hiện qua quá trình giảng dạy.

Khi dạy bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Ở mục
IV. Vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật có ích có vai
trò quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng
làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí, thể thao..). Tuy nhiên một số loại có
hại truyền bệnh: Trùng sốt rét, trùng kiết lị, ruồi, muỗi, rận, rệp.... từ đó hạn chế môi
trường phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng... để đảm bảo
sức khoẻ cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường và chất lượng
cuộc sống của con người có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cơ thể tránh tiếp
xúc với môi trường bị ô nhiểm.
Khi dạy bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Sau khi dạy xong bài cho học sinh thảo
luận nhóm hoàn thành bảng so sánh sau:
các đặc điểm
cần so sánh
Nơi kí
Tác hại
Con đương
Cách phòng
Đối tượng
sinh
truyền bệnh
tránh
so sánh
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Từ kiến thức trên giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh bằng cách
giữ gìn vệ sinh môi trường; vệ sinh cá nhân; diệt ruồi, muỗi; ăn uống hợp vệ sinh, đi
ngũ phải mắc màn.


Khi dạy bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiến của Động vật nguyên sinh. Mục

II. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Ngoài giá trị thực tiễn của động vật
nguyên sinh giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh kí sinh bằng
cách hạn chế ô nhiễm môi trường nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung,
phát huy những động vật có lợi và hạn chế, tiêu diệt những động vật có hại nhất là
những động vật gây bệnh.
Khi dạy bài 11. Sán lá gan. Mục III.2. Vòng đời của sán lá gan: Giáo dục cho học
sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phòng chống
giun sán kí sinh cho con người và vật nuôi bằng các câu hỏi sau: Số phận của sán lá
gan sẻ ảnh hưởng như thế nào nếu xẩy ra các trường hợp:
+ Trứng sán lá gan không gặp nước.
+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp.
+Ốc chứa vật kí sinh bi động vật khác (cá, vịt...) ăn mất.
+ Kén sán bám vào rau, bèo... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải.
Vậy để không mắc bệnh sán cho trâu, bò và con người ta phải có các biện pháp
nào? ( Ủ phân cho hoai mới đổ, xây hố phân đúng khoa học; diệt các vật chủ trung
gian; chăn nuôi vịt, cá... để chúng ăn ốc...; cho trâu bò ăn thuốc xổ giun định kì. Con
người phải ăn chín uống sôi, không ăn gỏi... Giáo viên kể câu chuyện thứ hai ở trên.
Khi dạy bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Ở
mục I. Một số giun dẹp khác, giáo viên giáo dục học sinh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ,
rữa tay trước khi ăn, ăn chín (không ăn gỏi...), uống sôi, rau sống phải được rửa sạch
sát trùng để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của
con người. Cần giữ vệ sinh môi trường sống: Không thải phân chăn nuôi bừa bải,
không bón phân tươi...


Khi dạy bài 13. Giun đũa. Ở mục IV.2 .Vòng đời của Giun đũa: Giáo viên giới
thiệu H 13.3 và H13.4 rồi cho học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Giun đũa có vòng đời như thế nào.
+ Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
+ Nêu các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh ở người.

Giáo viên giảng giải giun đũa kí sinh trong ruột người, trứng giun đi vào cơ thể qua
con đường ăn uống, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống,
xây nhà vệ sinh hợp lí, không bón phân tươi...xổ giun định kì 6 tháng một lần để tránh
các bệnh về giun sán kí sinh. Giáo viên kể câu chuyện thứ nhất ở trên. Giáo viên hát
bài “xòe bàn tay, đếm ngón tay...” cho các em làm theo mình, để kiểm tra vệ sinh bàn
tay của học sinh qua các tiết học; giáo dục các em có ý thức vệ sinh thân thể.
Khi dạy bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn. Ở
mục I. Một số giun tròn khác. Giáo viên giới thiệu hình ảnh của một số giun tròn
(giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ...) Hầu hết giun tròn sống kí sinh và gây
nhiều tác hại ở người, động vật, thực vật từ đó hình thành ý thức học sinh cần giữ vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Bỏ một số thói quen mất vệ sinh như mút tay, ăn
bốc, đi chân đất...
Khi dạy bài 25. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện. Mục II.1. một số đại diện.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 25.4; 25.5 đọc chú thích trả lời câu hỏi: Nêu đời
sống, tác hại và cách phòng chống bệnh ghẻ. Từ đó học sinh rút ra có lối sống sạch sẽ,
giặt giũ, vệ sinh nơi ở thường xuyên, thoáng mát...
Trong quá trình giảng dạy tôi đã trao đổi và mời bác Đặng Công Duẫn – Trạm
trưỡng y tế xã đến nói chuyên một buổi với học sinh lớp 7 về các phương pháp bảo vệ
sức khỏe thân thể. Đã được nhà trường nhất trí, học sinh phấn khởi, dư luận đồng tình,


UBND xã hoan nghênh. Trong buổi sinh hoạt ngoài việc nói chuyện của bác Duẫn, tôi
còn tổ chức nhiều trò chơi mang tính rèn luyện kĩ năng và hiểu biết sâu các biện pháp
phòng tránh bệnh kí sinh. Cuối buổi đã trao nhiều suất quà cho học sinh và tập thể đạt
giải.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện đề tài:
3.1. Bài học kinh nghiệm.
Giáo dục ý thức bảo vệ thân thể tránh các bệnh tật được áp dụng vào nhiều môn
học ở trường THCS trong đó có môn Sinh học nói chung và Sinh học 7 nói riêng, là
môn có khả năng đưa giáo dục bảo vệ thân thể vào một cách thuận lợi, vì một số nội

dung trong chương trình sinh học 7 có khả năng đề cập các nội dung giáo dục bảo vệ
thân thể. Tuy nhiên khi soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc
những nội dung giáo dục phù hợp để đưa nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép hay
liên hệ.
Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ cơ thể để mang lại sự thành công cao giáo
viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
- Tránh làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có, xem xét và chọn lọc những nôi dung
có thể lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ thân thể một cách thuận lợi nhất, nhưng
đem lại hiệu quả cao nhất mà vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một
cách đơn giản, lấy ví dụ gần với đời sống của học sinh và đảm bảo thời lượng của một


tiết học.
- Ngoài ra hoạt động giáo dục bảo vệ sức khỏe không chỉ có giáo viên dạy Sinh
học mà còn có nhiều lực lượng khác trong nhà trường và xã hội phải quan tâm mới đạt
hiệu quả như mong muốn.
- Hoạt động dạy học phải có kế hoạch từ đầu năm để mình chủ động trong kế
hoạch soạn, giảng.
- Thông qua Đội thiếu niên tiền phong, trong các đợt hoạt động thi đua để giáo
dục các em ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường.
- Liên hệ bàn bạc với chính quyền địa phương, trạm y tế xã... các ý kiến đề xuất
kịp thời để góp phần tạo môi trường xung quanh nhà trường và trong cộng đồng dân
cư ngày càng tốt hơn.
3.2. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài:
Với sự vào cuộc của các cấp quản lí giáo dục, sự hợp tác của tập thể sư phạm
các nhà trường, sự hứng thú học tập của học sinh, sự đồng tình của các cấp chính
quyền...tôi tin tưởng đề tài sẽ mang lại hiệu quả giảng dạy tốt và hiệu quả không chỉ
cho bản thân mà cả những ai quan tâm. Không chỉ cho ngành giáo dục mà ngành y tế,

bảo vệ môi trường, vệ sinh thu y... cũng có thể áp dụng.
Bên cạnh đó sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mạng Internet ngày càng phát
triển cũng là điều kiện tốt giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm, thu thập tư liệu dễ
dàng.
Để có sự thành công đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi tư liệu liên
quan, những hình ảnh, câu chuyên minh họa thiết thực gần gũi nhất để giúp học sinh
dễ hiểu, dễ nhận biết, nếu có được những ví dụ, câu chuyện ở địa phương, trong học
sinh thì hiệu quả giáo dục sẽ càng cao.


Tùy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đối tượng học sinh mà giáo viên lựa
chọn hình thức, phương pháp lồng ghép thích hợp nhất.
Sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Có hình thức phù
hợp; khuyến khích học sinh có ý thức học tập đạt kết quả tốt.
Giáo dục học sinh luôn luôn chuẩn bị đầy đủ những hiểu biết cần thiết cho nội
dung bài sắp học có liên quan đến bệnh kí sinh ở người, đặc biệt là sưu tầm tư liệu,
mẫu vật, hình ảnh... có liên quan.
Với các lí do trên, tôi chắc chắn đề tài này sẽ bổ ích với những ai quan tâm và
nó mang lại không chỉ hiệu quả trong giảng dạy mà còn giúp ích rất lớn trong cuộc
sống của các em mai sau và cả gia đình.

C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh nghiêm.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy với những cố gắng của bản thân, sự hợp
tác tích cực của học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường việc thực hiện lồng ghép
giáo dục bảo vệ cơ thể tránh các bệnh kí sinh cho học sinh trong Sinh học 7 đã mang
lại những hiệu quả đáng kể: Học sinh biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn, ăn mặc gọn
ngàng hơn...
Học sinh đã nắm vững các nội dung kiến về bảo vệ cơ thể như : Sức khỏe là gì?
Nguyên nhân của bệnh tật? cách phòng chống một số bệnh tật? Vì sao cần phải bảo vệ

môi trường? Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho bản
thân và những người xung quanh.
Về kĩ năng: Học sinh biết thu thập thông tin, phán đoán, đánh giá hiện trạng sức
khỏe, kỹ năng thực hiện một số hành động trong trường học như: Giữ vệ sinh lớp học,
sân trường, đeo khẩu trang, ngăng tay khi dọn vệ sinh, rữa tay trước khi ăn và sau khi


đi vệ sinh, kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện,
ngăn chặn những hành vi ăn ở mất vệ sinh (ăn sống, uống chưa sôi...).
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.
Bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của bản thân và toàn xã hội. Hai thực thể này
gắn với nhau không thể tách rời. Nếu trong nhà trường tạo điều kiện để học sinh học
tập và rèn luyên, phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên
tâm, phấn khởi học tập; thì sau này các em có kỉ năng chăm lo sức khỏe bản thân, có
điều kiện gánh vác một phần lớn cho y tế và xã hội.
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe là phải giáo dục khi còn nhỏ cho đến khi già.
3. Những khuyến nghị, đề xuất:
Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe nói chung và phòng
trừ bệnh kí sinh nói riêng trong môn Sinh học 7 đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số
kiến nghị với Phòng GD- ĐT cùng Ban giám hiệu nhà trường, các cơ quan hữu quan
như sau:
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học,
tư liệu tuyên truyền. Khuyến khích những giáo viên tích cực hoạt động viết sáng kiến
kinh nghiệm nói riêng và chuyên môn nói chung.
- Tạo cảnh quan môi trường nhà trường ngày càng Xanh- Sạch- Đẹp, đầu tư
nguồn nước sạch. Có như vậy việc tuyên truyền của giáo viên mới mang lại hiệu quả
tốt hơn.
- Phòng giáo dục cần tăng cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về
công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. Coi đây là một trong
các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường trong năm học.

- UBND xã tham mưu với ngân hàng chính sách cho vay vốn ưu đãi để xây các


công trình vệ sinh, chăn nuôi hợp lí, đúng kĩ thuật.
- Trạm y tế kiểm tra sức khỏe định kì cho học sinh, nhân dân, tuyên truyền các
biện pháp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường...
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình
giảng dạy của mình. Những nội dung đã trình bày ở trên không tránh khỏi những chủ
quan, sai sót, cẩn thận, sâu sắc... Rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các
cấp, các đồng nghiệp, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!
Ngày 08 tháng 03 năm 2014



×