Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN tạo hứng thú trong dạy phân môn ngữ văn bằng cách thảo luận nhóm cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.63 KB, 15 trang )

A Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục
Can Lộc quan tâm bàn luận một cách sôi nổi. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi
mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh học tập cũng là một vấn
đề quan tâm nhiều nhất đối với tất cả các giáo viên dạy văn. Thế nhưng phần
lớn học sinh chưa thực sự say mê, yêu thích bộ môn này, chưa thực sự thấy
hứng thú trong những tiết học văn. Từ sự trăn trở “ làm thế nào để học sinh
hứng thú học môn Ngữ văn?”, tôi nghiệm ra rằng tổ chức cho học sinh thảo
luận nhóm trong những giờ học môn văn sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Do đó tôi chọn đề tài “ Tạo hứng thú
trong giờ dạy học phần văn bản bằng cách tổ chức thảo luận nhóm”.
II.Mục đích nghiên cứu.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập trong giờ
học văn. Giúp học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng chuẩn môn học một
cách nhẹ nhàng thông qua những giờ thảo luận nhóm. Góp phần giải quyết tình
trạng lười học, chán học và không biết cách học môn Ngữ văn của học sinh
trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi trong
giờ dạy văn.
III.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh bậc THCS và chương trình Ngữ văn THCS.
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy văn trong nhà
trường.
Nghiên cứu về tình hình học tập của học sinh đối với môn văn và khả năng
nắm kiến thức , kĩ năng, sự hứng thú trong học tập bộ môn này.

1


Nghiên cứu về tâm tư, nguyện vọng và thái độ, sự ham thích của học sinh


trong việc học bộ môn này.
Nghiên cứu về chương trình nội dung kiến thức SGK Ngữ văn và các
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. phương pháp thực hành khảo sát
2. phương pháp điều tra trên học sinh bằng cách ( trắc nghiệm ,vấn đáp, tự
luận )
3. phương pháp so sánh , đối chiếu
VI. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm tích lũy trong giảng dạy
chưa nhiều nên đề tài chỉ giới hạn trong: tạo hứng thú trong dạy phân môn Ngữ
văn bằng cách thảo luận nhóm cho học sinh THCS .
B. Phần nội dung:
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện thành nếp
tư duysangs tạo của người học;phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên...”. Do đó tạo hứng thú cho học sinhtrong học tập là góp phần
thực hiên thành công nhiệm vụ trọng tâm này trong giáo dục.
Chúng ta đều đã biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách
học sinh. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người giáo viên
cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích , diễn giảng, vấn đáp, nêu
vấn đề...và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc sử dụng

2


hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý kiến với nhau, bổ sung cho

nhau các kiến thức còn thiếu sót, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập.
Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn
dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của
rất nhiều giáo viên và học sinh. Muốn vậy, người giáo viên chúng ta phải biết
làm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của học sinh trong học
tập. Với cách tổ chức thảo luận nhóm trong giờ dạy học Ngữ văn sẽ góp phần
tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn
văn trong trường THCS.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh THCS rất yếu môn Ngữ văn, ít
ham thích môn văn. Đặc biệt, hiện nay học sinh từ bậc Tiểu học lên bậc THCS
còn có rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi
các em phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn. Từ đó dẫn
đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản cho nên học sinh chán học,
không hứng thú học văn.
Nhiều giáo viên vẫn chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm
hướng đến mọi đối tượng học sinh; đặc biệt còn lúng túng trong việc tổ chức
dạy học theo nhóm nên hiệu quả giáo dục không cao.
II. Thực trạng vấn đề:
Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không
nhiều. Không ít ý kiến cho rằng sỡ dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi
cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có
độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn hay, một lời thơ đẹp. Qua thực
tế, ta nhận thấy đa số học sinh rất ngại học văn cho dù các em nhận thức vai trò
bổ trợ to lớn và thiết thực của văn học trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Một phần cũng do chính các em, nhưng một phần cũng do thiếu chất văn trong
3


giờ văn, hay nói cách khác là chưa tạo tạo được những giờ học thực sự hứng thú

lôi cuốn học sinh.
Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi
nhớ máy móc và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động
tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được
giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi
chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào tài liệu, sách tham khảo, không
dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động
sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, độc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự
thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể , nếu phải nói và
viết, các em cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi khác đío với
SGK là các em tỏ ra lung túng và dễ bị lạc hướng.
Nắm được nhược điểm đó của học sinh, nhiều thầy cô đã mạnh dạn áp dụng
phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm để phát huy năng lực chủ động sáng
tạo của cá nhân học sinh.
III.Một số giải pháp thực hiện:
1.Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:
1.1Đối với giáo viên:
a.Cần nắm vững quy trình tổ chức dạy học theo nhóm:
- Bước 1: Thành lập nhóm.
Cách hình thành nhóm ở đây cần phải rất linh hoạt. Tùy thuộc vào từng tiết
học, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vụ nhóm có
cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính
và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm hình thành , giáo viên cho
nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành
viên trong nhóm hoạt động, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày; vị trí
này không nhất thiết cố định để tạo sự phấn đấu chung cho cả nhóm.
4


-Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm.

Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm hiểu, học hỏi
lẫn nhau. Để đạt được hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động
theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu
cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ , tập
trung giải quyết vấn đề. Đối với phần văn học, đây là phần dễ tạo sự hứng thú,
hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh... có liên
quan đến văn bản. Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi,trao đổi và cả những suy nghĩ,
bài học rút ra từ văn bản đó( khuyến khích học tự do phát biểu suy nghĩ của
mình).
-Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh.
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên,
nhắc nhỡ để các nhóm hoạt động đều tay, đẩm bảo thời gian. Mục đích để đôn
đốc thái độ hợp tác tích cự cảu các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ
một cá nhân làm việc. Mặt khác, thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho
học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.
-Bước 4: Báo cáo kết quả:
Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều
khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy khổ lớn hoặc
bằng miệng. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến.
- Bước 5: Kết luận vấn đề:
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá
trình làm việc của nhóm mình và nhóm bạn.
b. Quản lí nhóm học tập:
Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm
nhằm đạt được mục tiêu về nôi dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó
giáo viên phải chuẩn bị kĩ phần thiết kế giáo án, lựa chọn vấn đề làm việc theo
5


nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ

chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống sư phạm để đạt hiệu quả giáo
dục tốt nhất.
1.2. Đối với học sinh:
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối lượng của hoạt
động dạy học vừa là chủ thể của hoạt động học,được cuốn hút vào những hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra
những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được sắp đặt sẵn.
Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý
thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể( phân
công nhóm trưởng, thư kí, người trình bày... phải có sự thay đổi , luân phiên
nhau).Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách
một mảng,sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng cấu trúc phần
trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi
trường tập thể- lớp học, học sinh luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích
cực.
2. Cách tổ chức dạy học theo nhóm:
2.1. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ dạy học văn:
Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là xây dựng được hệ thống
câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủy động tích cực học tập, một
vấn đề đưa ra phải tác động đến nhiều đối trong học sinh, phải có nhiều học
sinh được suy nghĩ và trình bày điề mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học,
giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động
nhóm, không nên quá lạm dung hình thức này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào
bệnh hình thức, học sinh hoạt động nhóm chỉ là hình thức, không có hiệu quả.
Cho nên giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm.
6


Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:

-Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tùy thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao
cần đến ít hay nhiều người.
+Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh,thường hình thành bằng cách các
em ngồi cạnh nhau.
+Nhóm lớn: Nhóm theo 1-2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em
quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay mặt xuống bàn dưới.
-Chia nhóm theo tính chất:
+Nhóm ngẫu nhiên: Được chia theo một cách ngẫu nhiên,không tính dến đặc
điểm của người trong nhóm.
+Nhóm hỗn hợp: Gồm những em có hoàn cảnh, điều kiện , năng lực khác
nhau( thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các emhoox trợ lẫn nhau khi
làm việc.
+Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: Học sinh tự lưa chọn bạn cùng sở
thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đótạo thành một
nhóm.( Nhóm này giáo viên nên giao việc cho ở nhà ).
Tùy theo yêu cầu của các câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề giáo viên đưa
ra,vấn đề chọn để nhóm làm việc nên hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần
đạt được và quy định thời gian làm việc.
Nếu vấn đề nhỏ thì chỉ thảo luận trong nhóm nhỏ khoảng 2-3 học sinh( theo
từng cặp hoặc theo dãy bàn) trong thời gian ngắn.
Ví dụ:
*Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận vấn đề: Bé Hồng đã có thái độ như thế
nào trước câu hỏi của người cô?(“Tong lòng mẹ”-Nguyên Hồng-Ngữ văn 8).
*Hoặc thảo luận về cách dùng từ, ngữ: Em hiểu”giọt long lanh roi” là gì?
( Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải- Ngữ van 9).

7


-Giáo viên nêu câu hỏi, các nhóm thảo luận nhanh.Giáo viên gọi đại diện một

nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét.
-Giáo viên đúc kết ghi bảng.
Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến thức toàn bài thì nhóm có số
lượng và thời gian nhiều hơn.( theo 1hoặc 2 bàn).
Ví dụ:
*Văn bản “Bài toán dân số”(Ngữ Văn8): Ở phần luyện tập, giáo viên giao
nhiệm vụ cho nhóm trả lời câu hỏi: “Vì sao gia tăng dân số có tầm quan trọng
hết sức to lớn đối với tương lai của nhân loại?”
*Văn bản” Sang thu” của( Hữu Thỉnh-Ngữ văn 9): Nêu ý nghĩa triết lí qua hai
câu thơ cuối?Theo em đây có phải là 2 câu thơ hay nhất trong bài không?
-Giáo viên nêu câu hỏi, các nhóm thảo luận , ghi ra giấy, cử đại diện nhóm
trình bày, các nhóm khác nhận xét.
-Giáo viên đúc kết nhận xét, nghi lên bảng những kiến thức cơ bản.
2.2.Sử dụng phiếu học tập trong tổ chức hoạt động nhóm:
Phiếu học tập là một trong những công cụ nhằm tiết kiệm thời gian trong việc tổ
chức trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời cùng một lúc có thể
kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng, nhiều đối tượng và chữa những lỗi cơ
bản, phổ biến. Mỗi phiếu học tập giáo viên có thể giao câu hỏi cho học sinh ,
nhằm dẫn dắt tới một kiến thức,rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái
độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là qua phiếu học tập, học sinh được phát
triển tư duy, kĩ năng giải quyết bài tập,làm tăng hiệu qủa của các phương pháp
dạy học tích cực .
*

Sử dụng phiếu học tập với câu hỏi trắc nghiệm để cũng cố kiến thức vừa

hoc:
-

Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận:Nếu vấn đề đã được chuẩn bị


trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có sự thống nhất cuối cùng; nếu là vấn đề
8


mới, nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định của giáo
viên. Nhóm trưởng điều hành quá trình lamg việc của nhóm, cùng nhóm xây
dựng đề cương trình bày.
- Nhóm trình bày vấn đề; trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đẫ hoàn
thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm đó trình bày. Sau đó có thể gọi
bất kì nhóm nào lên trình bày tiếp theo. Một thành viên đại diện nhóm trình bày
bài làm của nhóm( phải kết hợp hài hòa giữa kiến thức và phong cách trình bày,
đảm bảo thời gian quy định.)
- Đóng góp ý kiến: sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp
có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên cần khuyến
khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay
và đáp án chính xác.
-

Giáo viên đưa đáp án lên bảng( ở màn hình hoặc bảng phụ...) để học sinh đối

chiếu. Sau đó giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét hoạt động của lớp.
-

Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các

yêu càu sau: Kiến thức đầy đủ,khoa học, có liên hệ,mỏe rộng; phong cách trình
bày chững chạc ngôn ngữ lưu loát...; thời gian phù hợp.
Qua các bước trên giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ để học sinh tiếp
tục phát huy tinh thần học tập, thấy được thiếu sót, rút kinh nghiệm, định hướng

để hoạt động lần sau đạt kết quả cao hơn.
* Thảo luận nhóm với chủ đề cho trước:
Nhóm có thời gian chuẩn bị trước ở nhà( giáo viên giáo nhiệm vụ cho các nhóm
ở tiết trước). Thường là những kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm, phần
văn học sử, ... để tiết kiệm thời gian ở lớp. Cách thảo luận với chủ đề cho trước
là phân chia nhóm theo tình bạn,nhóm kinh nghiệm( là nhóm đã được chia để
học để học ở nhà theo địa bàn dân cư ). Giáo viên yêu cầu nhóm cùng nhau sưu
tầm, tìm hiểu đề tài mà giáo viên đã giao cho nhóm.
9


Ví dụ: Trước khi học đến tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; Tuyện Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu-Ngữ văn 9), giáo viên định hướng và giao
việc cho học sinh về nhà sưu tầm và tìm hiểu các vấn đề:
-Tiểu sử, thân thế của tác giả.
-Sự nghiệm sáng tác .
-Tóm tắt tác phẩm...
Hoặc khi dạy bài thơ “Ngắm trăng”,”Đi đường”(trích “Nhật kí trong tù”-Hồ
Chí Minh- Ngữ văn 8), kiến thức bài dạy thì nhiều mà thời lượng dạy thì chỉ có
một tiết, chắc chắn ở lớp sẽ không có thời gian để tìm hiểu và nắm bắt hết các
kiến thức bài dạy, cho nên giáo viên cần giao nhiệm vụ cho các nhóm :
-Sưu tầm thêm một số bài thơ thuộc tập “Nhật kí trong tù”;
-Viết đoạn văn thuyết minh về tập “Nhật kí trong tù”;
-Đọc thuộc lòng hai bài thơ này (cả nguyên tác lẫn dịch thơ).
Làm được như vậy và các nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ thì coi như tiết dạy
bài mới đã thành công một nửa.
3. Các yêu cầu của việc tổ chức học sinh học tập theo nhóm
Khi tổ chức học sinh học tập theo nhóm cần chú ý thực hiện đầy đủ các yêu
cầu sau đây:
3.1 Mỗi thành viên trong nhóm phải hiểu nhiệm vụ của bản thân và của tập thể

nhóm
3.2 Các thành viên trong nhóm phải tích cực làm việc, suy nghĩ và có những
đóng góp tích cực trong hoạt động của nhóm
3.3 Các thành viên đều lắng nghe ý kiến của tập thể thoải mái trình bày quan
điểm của cá nhân
3.4 Toàn nhóm đồng lòng, hợp tác và thực hiện sự phân công của nhóm trưởng
4.Một số kỹ năng mà giáo viên cần lưu ý khi quản lý nhóm thảo luận.

10


Như chúng ta đã biết: Nhóm tự hoạt động trên cơ sở học sinh tự điều hành.
Một lớp học thường có nhiều nhóm hoạt động đồng thời, do vậy có thể có
những khó khăn xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm đặc biệt là môn Ngữ
văn. Vì vậy, người giáo viên cần có một số kỹ năng cần thiết sau để tổ chức và
qủan lý nhóm hoạt động. Giáo viên cần tham gia trực tiếp công việc của nhóm
như : Theo dõi và ghi chép các nội dung cần thiết, gợi ý dẫn dắt tiến trình thảo
luận nếu cần.
Nắm đặc điểm của mỗi học sinh khi có cơ hội, ghi kinh nghiệm và ghi nhận
thành tích của một học sinh nào đó.
Nắm chắc tâm lý học sinh động viên những học sinh có tính thụ động, trông
chờ bạn hoặc chưa có cơ hội làm việc. Giúp học sinh giải tỏa tâm lý tranh chấp
hoặc cố tình bảo vệ ý kiến của mình. Giúp điều hòa công việc cho các thành
viên trong nhóm để tránh tình trạng “ ngôi sao” nghĩa là chỉ một hay một số ít
học sinh làm việc còn các học sinh khác chơi, ỉ lại cho bạn. Tránh phê phán hay
phủ nhận. điêù này dễ gây tâm lý không tốt cho học sinh ( mà cần động viên,
khích lệ kịp thời).
5. Những thiếu sót và cách khắc phục trong việ tổ chức hoạt động nhóm cho
học sinh:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì việc tổ chức các hoạt động

nhóm cho học sinh đã có những tác dụng nhất định có ảnh hưởng lớn đến quá
trình nhận thức và tiếp thu kiến thức mới cho học sinh. Tuy nhiên việc tổ chức
hoạt động nhóm, nếu quá lạm dụng thì hiệu quả giờ học sẽ không cao. Giáo
viên cứ nghĩ rằng nhất định phải đưa hoạt động nhóm vào để người khác đánh
giá rằng mình dạy không sai phương pháp … Xuất phát từ suy nghĩ này mà
không ít các giáo viên đã tổ chức hoạt động nhóm một cách không có hiệu quả.

11


Vậy trong quá trình dạy học giáo viên nên kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học tuỳ vào mục tiêu và nội dung bài học mà giáo viên chọn
hình thức hoạt động cho phù hợp .
Tóm lại, chúng ta không nên tuyệt đối hoá hoạt động nào mà căn cứ vào
mục tiêu và nội dung của kiến thức và kỹ năng cần cung cấp và rèn luyện cho
học sinh mà kết hợp các hoạt động hay chọn hình thức hoạt động riêng lẻ sao
cho phù hợp, hiệu quả.
III: Kết quả
Qua thực tiễn giảng dạy và kết quả học tập của 59 học sinh mà bản thân trực
tiếp áp dụng kinh nghiệm trên tôi đã thu được kết quả như sau
Số học sinh
kiểm tra
Chưa đổi mới 59
PP
Đổi mới PP

59

Giỏi
Khá

T.Bình Yếu
kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1

1,7 8

3

5

14 37 63 11 18 2

15 25 35 60 6

3

10

Qua so sánh ta thấy : Nếu sử dụng cách thức tổ chức các hoạt động theo đề
tài nghiên cứu đã thực nghiệm thì ta sẽ thu được kết quả khả quan vì số lượng
học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém giảm hơn so với khi chưa
thực hiện đổi mới phương pháp. Đây là một kết quả đáng mừng và có tính khả
thi.
C. Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một quá trình rèn
luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt
động nhiều hơn, được được thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan

12


trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung
học tập.
Việc dạy học theo nhóm trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, trong giờ văn
học(đọc hiểu văn bản) nói riêng là một cách thức để thực hiện phương pháp dạy
học tích cực nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng, phương pháp, thói
quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới,
biết tự lực phát hiện và giải quyết ván đề đặt ra, tạo cho các em lòng ham học,
khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh.
Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh
hoạt bởi nó phát huy năng lực cá nhân trong tập thể. Từ đó thể hiện tinh thần
dạy học tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao
tiếp- một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với Phòng GD-ĐT:
Chỉ đạo nhà trường đổi mới công tác quản lí giáo dục, đặc biệt là đổi mới
kiểm tra đánh giá theo năng lực người học.
Tổ chức các chuyên đề thiết thực về đổi mới các phương pháp dạy học
nhằm giúp giáo viên có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tìm ra biện
pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng day-học môn Ngữ văn.(Như đầu năm
học 2014-2015, tổ chức chuyên đề tại trường Xuân Diệu và trường Yên Thanh
rất hiệu quả).
2.2.Đối với nhà trường
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ về số lượng và đảm bảo
chất lượng để giáo viên vận dung linh hoạt mọi phương pháp ,cách thức tổ chức
dạy học.
2.3.Đối với tổ chuyên môn


13


Tổ chuyên môn phải chuyển hóa chỉ đạo chuyên môn của ngành và nhà
trường tới tất cả thành viên trong tổ.Đặc biệt cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn
theo hướng tích cực, đổi mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt; đổi mới
cách dự giờ và đánh giá dự giờ nhằm tháo gỡ những khúc mắc về nội dung và
phương pháp dạy học để tất cả giáo viên trong tổ đáp ứng và hoàn thành nhiệm
vụ chuyên môn của ngành đặt ra.
2.4.Đối với giáo viên:
Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ,đặc biệt là phải thay đổi
phương pháp dạy học bấy lâu nay ta đã thực hiện là thầy giảng trò ghi chép,
thầy hỏi trò trả lời...mà giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt mọi phương
pháp ,cách thức tổ chức dạy học tích cực nhất nhằm giúp học sinh chủ động tiếp
thu mọi kiến thức đặt ra .trong đó phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm là một phương pháp tích cực nhằm hướng tới mọi đối tượng học sinh
cùng nắm được kiến thức bài học. Để tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm,
giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giáo án,đồ dùng dạy học,hướng dẫn học
sinh học ở nhà, bố trí bàn ghế phù hợp với hoạt động nhóm theo điều kiện cho
phép...đặc biệt cần tư vấn với tổ chuyên môn,nhóm chuyên môn để tiết dạy diễn
ra thành công tốt đẹp.
2.5. Đối với học sinh:
Thay đổi phương pháp học, phương pháp làm bài kiểm tra .Cần tích cực chủ
động học trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà với phương châm” học thầy
không tày học bạn”.Có được như vậy thì phương pháp tổ chức thảo luận nhóm
cũng như mọi cách thức tổ chức dạy học mới sẽ đạt hiệu quả , cải thiện được
chất lượng học môn văn.

14



15



×