Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một số HÌNH THỨC tổ CHỨC dạy học GIỜ ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.12 KB, 11 trang )

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY-HỌC GIỜ ÔN TẬP
1- Mục tiêu
1.1 Kiến thức (lý thuyết)
Hệ thống, củng cố, so sánh, liên kết lý thuyết về chủ đề đã học (cần phải ôn tập).
Lưu ý không nhất thiết phải nhắc lại hết đối với những phần người học đã nắm vững.
1.2 Kỹ năng ( quan niệm đơn giản là dạng bài tập trong chủ đề).
Hệ thống các dạng bài tập điển hình và kỹ năng xử lý (PP giải) chính
1.3 Chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn thường gặp khi vận dụng các vấn đề lý thuyết
(sai về kiến thức, về tư duy, về kỹ năng).
1.4 Mở rộng: bổ sung, nâng cao kiến thức(nếu có điều kiện đáp ứng được VD
năng lực người học, phương tiện hỗ trợ: tài liệu tham khảo, phần mềm định sẵn...)
1- Hình thức tổ chức 1: Sử dụng trong tiết 1 với mục tiêu chính là “Hệ thống, củng cố,
so sánh, liên kết lý thuyết đã học, Bổ sung, nâng cao (nếu có thể) kiến thức”
*Phương pháp chủ đạo: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Kỹ thuật: Xây dựng bản đồ tư duy.
a) Công tác chuẩn bị.
1- Chia nhóm
Tiết trước của tiết ôn tập giáo viên chia lớp thành các nhóm. Có rất nhiều cách chia nhóm
tùy thuộc vào tiêu chí đặt ra. Để thuận tiện cho hoạt động nhóm có hiệu quả ta nên chia
theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Nhóm có học sinh giỏi hỗ trợ học sinh còn lại. (thường áp dụng khi tổ chức
ôn với mục tiêu “ôn kiến thức”)
GV cần làm rõ vai trò “hỗ trợ” của học sinh giỏi trong nhóm. Ví dụ: Bạn A là nhóm trưởng
thực hiện công việc sau:
1. Tổ chức họp nhóm
2. Thống nhất các nội dung công việc cần làm
3. Giao nhiệm vụ các cá nhân về nhà (độc lập)
4. Họp nhóm, tổng hợp ý kiến, cúng cả nhóm viết báo cáo hoặc làm sản phẩm.
5. Cử người của nhóm báo cáo (nên để một bạn khác bạn A báo cáo).
6. Thay mặt nhóm nhận xét, góp ý, phản biện các nhóm khác khi được yêu cầu.
Cách 2: Phân theo năng lực học tập.


Căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, giáo viên chia lớp thành các nhóm (Tên gọi:
nhóm Đỏ, nhóm Vàng, nhóm Xanh tương ứng Giỏi, Khá, TB+yếu)
Cách phân nhóm này thuận lợi cho ôn tập với mục tiêu về “kỹ năng giải toán”
(Trong 1 tiết ôn tập có thể tổ chức 02 loại nhóm ở hai thời điểm khác nhau).
2. Phương tiện dạy học:
-Máy chiếu, máy tính có camera, bút màu, bút chỉ bảng, phấn màu…
-Không sử dụng máy chiếu thì cần: Bảng phụ, phấn màu, bút màu, bút chỉ bảng,
thiết bị gắn (treo) sản phẩm của học sinh…
3.Địa điểm:
Bố trí phòng học với bàn ghế được sắp xếp theo các nhóm (kỹ thuật khăn trải bàn).
Học sinh ngồi (đứng) xung quanh.


4. Kiến thức chuẩn bị trước.
a) Đối với học sinh:
Giao các nhóm về nhà xây dựng “bản đồ tư duy” theo các nội dung
1. Các vấn đề lý thuyết
2. Các dạng bài tập cơ bản (ứng dụng)
3. Những sai lầm thường gặp khi giải toán.
4. Những vấn đề mở rộng (có thể do học sinh đề xuất).
5. Những mong muốn của các thành viên trong nhóm (về môn học, về thầy cô, về bạn bè,
về cách tổ chức, về đánh giá…)
b) Đối với giáo viên:
1. Dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra.
2. Bản đồ tư duy của chương.
3. Hệ thống câu hỏi, “từ khóa”…
b) Cách thức tiến hành (tiến trình lên lớp)
Hoạt động 1:
GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của các
nhóm, nêu yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập, công bố thời gian tổ chức tưng hoạt động

(đây là điều rất quan trọng giúp cho HS kỹ năng tổ chức, hoạch định kế hoạch, tạo thói
quen khoa học và tính tổ chức cao), Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực.
Hoạt động 2:
GV. Yêu cầu 01 đại diện lớp lên trình bày bản đồ tư duy của nhóm mình
Lưu ý: Bản đồ “chết” hoặc “sống”
( có thể lấy tinh thần xung phong, có thể thông qua một trò chơi ngắn, có thể coi đây là
quà tặng cho nhóm có bạn ngày sinh sắp đến gần ngày hôm nay nhất, có thể qua một
“cách chia Toán” ví dụ Thầy lật một trang sách (trang thứ x). Lấy x chia cho y (y là số
nhóm). Số dư tương ứng tên nhóm (0,1,2,3.. 0 là nhóm thứ y)
Mục đích của việc này là “Tạo ra không khí thân thiện lớp học- Tạo động lực học tập
cho học sinh”. Giáo viên cần kiểm soát thời gian (tính giờ), không được nhờ học sinh khác
theo dõi giờ!
HS. Nhóm 1 lên trình bày. GV lên khuyến khích nhiều bạn trong nhóm lên diễn
đàn, người trình bày chính không phải là nhóm trưởng (bạn học giỏi).
Cách tiến hành: (coi đây là diễn đàn của bạn).
- Người trình bày cần hiểu đối tượng nghe là các bạn trong lớp (không phải cho
GV). Có thể minh họa thêm ra bảng.
- Các bạn cùng nhóm hỗ trợ nếu cần.
- Khi gặp một vấn đề khó có thể “Bỏ ngỏ” hoặc “Cứu trợ” (người cứu trợ ưu tiên
Bạn rồi tới Thầy).
Hoạt động 3:
HS. Nhóm 2 lên trình bày. (tiến hành như nhóm 1 hoặc có thể trình bày nhanh các
ý tưởng giống nhóm 1)
Hoạt động 4:
GV. Yêu cầu các nhóm thảo luận về 02 bản đồ tư duy của 2 nhóm vừa nêu (Đồng
ý- Không đồng ý- Góp ý và Bổ sung). Thời gian là 3-5 phút. Sau đó GV chỉ định đại diện


các nhóm phát biểu
HS. Đại diện các nhóm phát biểu (đối tượng người nghe là 02 nhóm vừa trình bàykhông phải phát biểu cho GV). Hai bạn nhóm trưởng 2 nhóm vừa trình bày lắng nghe,

chuẩn bị ý kiến phản hồi.
HS. Hai bạn nhóm trưởng 2 nhóm 1,2 phản hồi ý kiến vừa nhận được.
Hoạt động 5:
GV. + Cho các nhóm còn lại trưng bày sản phẩm (treo trong phòng)
+ Dành thời gian (3-4 phút) cho học sinh quan sát hoặc phỏng vấn nhau.
+ Tổng hợp, nhận xét chung, bổ sung.
+ Yêu cầu cả lớp cho điểm báo cáo nhóm 1,2 và chấm điểm các “bản đồ tư duy”
(hình thức biểu quyết)
Hoạt động 6: GV. Trình bày “Bản đồ tư duy” của mình. Đưa ra những vấn đề bỏ ngỏ
mong muốn học sinh nghiên cứu thêm.
Hoạt động 7: GV. Hướng dẫn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau.
c) Ví dụ (Dạy thực nghiệm tại lớp 8A)
Bài: Ôn tập chương III Phương trình bậc nhất một ẩn – Tiết 1
c.1- Đặc điểm tình hình lớp (tại thời điểm dạy thực nghiệm)
Lớp 8A trường THCS Phù Cừ có 44 học sinh, chất lượng học kỳ I môn toán năm
học 2010-2011 như sau: Giỏi chiếm 66,7% - Khá 29,2% - TB 4,1% không có học sinh yếu
kém môn toán. Tập thể lớp có ý thức học tập tốt, có tinh thần hợp tác và phối hợp nhau
trong học tập, nhiều học sinh có khả năng học tập toán. Học sinh trong lớp đã quen với
nhiều phương pháp dạy học. Có kỹ năng xây dựng bản đồ tư duy.
c.2- Tóm tắt kế hoạch giảng dạy
1- Mục tiêu
Hệ thống, củng cố, so sánh, liên kết lý thuyết về phương trình một ẩn và một số
phương trình qui về phương trình bậc nhất 1 ẩn đã học. Bổ sung, nâng cao kiến thức về
phương trình bậc nhất 1 ẩn.
Chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn thường gặp khi vận dụng các vấn đề lý thuyết.
2- Những kiến thức cơ bản gồm
Khái niệm về phương trình, Hai phương trình tương đương, phương trình bậc nhất 1 ẩn và
cách giải, một số PT qui về bậc nhất (PT tích, PT chứa ẩn mẫu), Giải toán lập phương trình
(ứng dụng thực tiễn).
3 Chuẩn bị của GV: Bản đồ tư duy của giáo viên:

c.3- Tóm tắt tiến trình trên lớp
Hoạt động 1: Nhóm 3 trình bày bản đồ tư duy “con Bạch tuộc”. HS gắn bản đồ tư duy của
nhóm lên bảng và trình bày (3 học sinh tham gia)
Thời gian trình bày khoảng 6 phút.
Hoạt động 2: Nhóm 1 trình bày bản đồ tư duy “ Cây phương trình”. HS gắn bản đồ tư duy
của nhóm lên bảng và trình bày (4 học sinh tham gia).
Thời gian trình bày khoảng 6 phút.
Hoạt động 3: Đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá bổ sung. 2 nhóm trưởng tranh luận, bổ
sung vào “bản đồ tư duy của mình”
Thời gian trình bày khoảng 10 phút.


Hoạt động 4: Cho 4 nhóm còn lại trưng bày sản phẩm (treo trong phòng), các nhóm quan
sát, phỏng vấn, bổ sung góp ý cho nhau.
- GV quan sát, tìm hiểu chung, chuẩn bị nhận định, đánh giá các nhóm. Tham gia
trực tiếp phỏng vấn nhóm 4.
- GV Tổng hợp, nhận xét chung, bổ sung.
- GV Yêu cầu cả lớp cho điểm báo cáo nhóm 1,2 và chấm điểm các “bản đồ tư
duy” (hình thức biểu quyết) .
Kết quả 1) Điểm về Bản đồ tư duy: Nhóm 3 với bản đồ tư duy “con Bạch tuộc” được 10
điểm (100%) nhất trí. Các nhóm 2,4,6 được 9 điểm. Nhóm còn lại được 8 điểm.
2) Danh hiệu “Nhà toán học” được tôn vinh trong giờ: Em Lê Hoàng Anh- nhóm
trưởng nhóm 3.
Hoạt động 5: GV. Trình bày “Bản đồ tư duy” của mình.
Vấn đề mở rộng (hoặc hướng nghiên cứu tiếp tục)
1) Giải phương trình có nhiều hơn 1 ẩn?
2) Phương trình có hệ số chứa chữ? Ví dụ mx-3=x-3m
Hoạt động 6: GV. Hướng dẫn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau.
1) Tự hệ thống lý thuyết (bổ sung, chỉnh sửa…)
2) Kỹ năng cơ bản biến đổi giải PT.

3) Hoàn thiện các bài tập ôn tập chương.
4) Những sai lầm, thiếu sót khi giải PT.
c.4- Đánh giá kết quả giờ dạy (Theo các tiêu chí)
1- Đảm bảo mục tiêu đề ra.
2- HS hoạt động tích cực, đa số học sinh tham gia vào bài học.
3- Không khí lớp học cuốn hút học sinh, học sinh được thể hiện bản thân trên lớp, được
đánh giá nhau, tự học nhau.
4- Hoạt động giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện và tổ chức.
5- Đa số học sinh tự hệ thống được kiến thức.
c.5- Đánh giá chung khi thực hiện cách thức tổ chức trên:
*) Ưu điểm
- Phát huy tốt tính tích cực của học sinh.
- Phát triển tính tự lực, sáng tạo, năng lực xã hội: khả năng cộng tác làm việc, thái độ
đoàn kết của HS, phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin của HS
- Vấn đề “tổng kết, bổ sung” đến với học sinh một cách tự nhiên, theo nhu cầu của
HS chứ không áp đặt, Tự học sinh “tổng kết” và “bổ sung” cho nhau.
- Lớp học thân thiện giữa Trò-Trò-Thầy-Trò.
*) Nhược điểm
-Mất nhiều thời gian cho 1 mục đích (điều này cần ở ngườiGV phải chuẩn bị rất tốt
các tình huống sư phạm xay ra,sự linh hoạt khi xử lý tình huống)
- Có những nhóm chỉ có ít HS làm việc, những em còn lại không tham gia. Nguyên
nhân: những em HS đó thiếu tự tin về khả năng của mình, Em nhóm trưởng độc đoán,
- Nhiều nhóm không được trình bày (thiếu công bằng trong lớp)
*) Những khó khăn khi tổ chức:


1. Cơ sở vật chất Phòng chật hẹp khó bố trí khu vực làm việc của nhóm và trưng bày
sản phẩm nhóm. Việc đi lại quan sát gặp nhiều khó khăn.
2. Sĩ số học sinh quá đông khó khăn cho việc tổ chức hoạt động nhóm.
c.6- Phụ lục 1

2- Hình thức tổ chức 2: Sử dụng trong tiết 2 với mục tiêu chính là “Bồi dưỡng kỹ năng
giải toán, tổng kết kỹ năng giải bài toán cơ bản, chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải toán,

* Phương pháp chủ đạo: Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ
* Kỹ thuật: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật XYZ hoặc tổ chức trò chơi.
a) Công tác chuẩn bị
1- Chia nhóm Phân theo năng lực học tập.
Căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, giáo viên chia lớp thành các nhóm (Tên gọi:
nhóm Đỏ, nhóm Vàng, nhóm Xanh tương ứng Giỏi, Khá, TB+yếu).
Cách phân nhóm này thuận lợi cho ôn tập với mục tiêu về “kỹ năng giải toán”. Ưu điểm rõ
rệt của cách chia nhóm này là các “dạy học sát đối tượng”, GV có điều kiện bồi dưỡng các
đối tượng TB, yếu trong lớp đồng thời phát huy được năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo
của các em học sinh giỏi. Các nhóm này thường được GV chia từ trước.
Vai trò nhóm trưởng:
1. Tổ chức họp nhóm.
2. Thống nhất các nội dung công việc cần làm.
3. Giao nhiệm vụ các cá nhân
4. Họp nhóm, tổng hợp ý kiến, cúng cả nhóm viết báo cáo hoặc làm sản phẩm.
5. Cử người của nhóm báo cáo (nên để một bạn khác bạn A báo cáo).
6. Thay mặt nhóm nhận xét, góp ý, phản biện các nhóm khác khi được yêu cầu.
2. Phương tiện dạy học:
-Máy chiếu, máy tính, bút màu, bút chỉ bảng, phấn màu…
- Bảng nhóm hoặc giấy khổ lớn, phấn màu, bút màu, bút chỉ bảng, thiết bị gắn (treo)
sản phẩm của học sinh…
3.Địa điểm:
Bố trí phòng học với bàn ghế được sắp xếp theo các nhóm (kỹ thuật khăn trải bàn).
Học sinh ngồi (đứng) xung quanh.
4. Kiến thức chuẩn bị trước.
a) Đối với học sinh: Bản đồ tư duy (cá nhân) về:
1. Các dạng bài tập cơ bản (ứng dụng)

2. Những sai lầm thường gặp khi giải toán.
3. Những vấn đề mở rộng (có thể do học sinh đề xuất).
5. Những mong muốn của các thành viên trong nhóm (về môn học, về thầy cô, về bạn bè,
về cách tổ chức, về đánh giá…)
b) Đối với giáo viên:
1. Dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra.
2. Hệ thống yêu cầu “bậc thang”.
Mẫu thiết kế như sau (xem ví dụ sau)
Mẫu 1:


Nhóm
Vàng
Xanh

Mức độ
Nhận biếtThành
thạo
Bài V1,2

Thông hiểuThành thạo

Vận
dụng
thấpthành thạo

Bài V3
Bài X1=V3,
X2


Bài X3

Đỏ

Vận dụng caosáng tạo

Bài Đ1=X3

Bài Đ2, Đ3

Bài D3
Bài D2
Bài V3
Bài V2
Bài x 3

Đỏ

Bài x 2

Vàng

Bài x 1

Xanh
Mẫu 2:
Chủ đề
kiến
thức
Chủ đề

1
Chủ đề
1
Chủ đề
n

Nhóm
Đỏ
Xanh
Vàng
Đỏ
Xanh
Vàng
Đỏ
Xanh
Vàng

Mức độ
Mức 1
(KT+KN+TD)

Mức 2
(KT+KN+TD)

Mức 3
(KT+KN+TD)
Bài Đ1

Bài X1
Bài V1

Bài Đ2
Bài X2
Bài V2
Bài Đn
Bài Xn
Bài Vn

Lưu ý:
Thiết kế bài tập có độ “khó” tăng dần từ vài Vn  Xn Đn theo chiều hướng:
- Tăng dần yêu cầu về kỹ năng
- Tăng dần yêu cầu về cấp độ tư duy, thao tác tư duy…
- Nếu có thể bài Xn được xây dựng từ chính bài Vn, bài Đn xây dựng từ bài Xn.
3. Hệ thống câu hỏi, “từ khóa”…
b) Cách thức tiến hành (tiến trình lên lớp)
Hoạt động 1:
GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của các nhóm, nêu
yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập, công bố thời gian tổ chức từng hoạt động (đây là
điều rất quan trọng giúp cho HS kỹ năng tổ chức, hoạch định kế hoạch, tạo thói quen khoa
học và tính tổ chức cao), Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực. GV phát phiếu học tập


cho các nhóm đồng thời công khai nội dung yêu cầu các nhóm (Bằng máy chiếu hoặc
bảng phụ)
Lưu ý: GV cần bố trí hệ thống câu hỏi phù hợp với tư duy và kỹ năng của đối tượng HS.
Tăng cường bài tập tổng hợp. Bắt buộc giờ ôn tập phải có câu hỏi hướng tới việc “hệ thống
kỹ năng và các sai lầm thường gặp”. (xem ví dụ phần sau)
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm qua kỹ thuật “Khăn trải bàn”
HS (nhóm trưởng) tìm hiểu yêu cầu trong phiếu học tập, Tiến hành kỹ thuật “Khăn
trải bàn” :
*1. Mỗi học sinh nhận 01 nhiệm vụ và nhận “1 góc khăn” tức là “1 góc tờ giấy khổ

lớn hoặc bảng nhóm”
*2. Hoạt động cá nhân, giải quyết nhiệm vụ của mình (có sử dụng bản đồ tư duy cá
nhân về “kỹ năng” đã chuẩn bị sau giờ học trước)
*3. Các thành viên đổi vị trí kiểm tra, bổ xung bài cho bạn.
*4. Nhóm trưởng thống nhất báo cáo.
Lưu ý: Hoạt động của GV khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm
*1. Bao quát hoạt động của lớp.
*2. Hỗ trợ nhóm Xanh, Vàng, tìm hiểu ý tưởng nhóm Đỏ.
*3. Khuyến khích các nhóm “ vượt cầu thang” tức là tiếp tục làm bài của nhóm kế
tiếp. Đây là một việc làm rất cần thiết nhằm thúc đẩy sự tiến bộ, tự tin, vươn lên của HS và
góp phần xóa đi danh giới “giỏi-dốt” trong lớp…
*4. GV cần kiểm soát tốt thời gian hoạt động nhóm…
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả các nhóm.
Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá, cho điểm, khen thưởng, phê bình.
Hoạt động 5: Dặn dò, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị tiết học sau…
c) Ví dụ (Dạy thực nghiệm tại lớp 8A- Trường THCS Phù Cừ)
c.1- Đặc điểm tình hình lớp (đã trình bày ở trên)
c.2- Tóm tắt kế hoạch giảng dạy
1- Mục tiêu
Hệ thống, củng cố, so sánh, liên hệ về kỹ năng giải phương trình một ẩn và một số
phương trình qui về phương trình bậc nhất 1 ẩn đã học.
Bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phương trình bậc nhất 1 ẩn.
Chỉ ra những sai lầm, nhầm lẫn thường gặp khi giải toán.
2- Những kỹ năng cơ bản gồm:
Giải phương trình bậc nhất và một số PT qui về bậc nhất (PT tích, PT chứa ẩn mẫu),
Giải toán lập phương trình (ứng dụng thực tiễn).
Yêu cầu: KN: 100% thành thạo và đạt sáng tạo đối với một số học sinh.
3- Chuẩn bị của giáo viên:
*1. Phiếu học tập
a) Phiếu nhóm Xanh:

Câu 1: Giải phương trình sau và chỉ ra những sai lầm thường gặp khi giải các dạng phương
trình?


1) 2x-7=0
1 2x − 3
2)

=1
x-2 x − 2
3) ( 2 x − 3) ( 3 − 4 x ) = 0

Câu 2: Để đi hết đoạn đường đi từ A tới B thì xe máy cần 3 giờ còn xe ô tô cần 2 giờ. Biết
vận tốc trung bình của ô tô lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy là 20 km/h. Tính vận tốc
của xe máy.
Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm,
thiếu sót gì?
“Mong muèn cña nhãm em?”
b) Phiếu nhóm Vàng:
Câu 1: Giải phương trình sau và chỉ ra những sai lầm thường gặp khi giải các dạng phương
trình?
1
1
( x − 2) + 3 = x −1
3
6
1
3
x +1
2)


=
x-2 3 − x ( x − 2 ) ( x − 3)

1)

3) 3 x ( 2 x − 3) − 2 ( 4 x − 6 ) = 0

Câu 2: Lúc 7 giờ, một xe máy đi từ A tới B. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng đi từ A tới B với
vận tốc trung bình của lớn hơn vận tốc trung bình xe máy là 20 km/h. Cả hai xe đến B
đồng thời lúc 10 giờ. Tính vận tốc của xe máy.
Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm,
thiếu sót gì?
“Mong muèn cña nhãm em?”
c) Phiếu nhóm Đỏ:
Câu 1: Giải phương trình sau

2 x − 2 5x + 7 3x − 3 7 x − 1

=

2
5
3
7
2
2
2
1
1

2)
+
+
=
+
( x − 1) ( x − 3) ( x − 3) ( x − 5) ( x − 5) ( x − 7 ) 7 − x 2

1)

3) x 4 + x 3 + x 2 + x + 1 = 0

Câu 2: Một người đi từ A dến B với vận tốc 40km/h. Đi đến C cách A là 10 km người đó
gặp một ô-tô đi từ B đến với vận tốc trung bình 50km/h. Ô-tô đến A rồi trở về B ngay và
gặp người đi xe máy tại D cách B 30km. Tính quãng đường CD
Câu hỏi phụ: Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình em thường mắc sai lầm, thiếu
sót gì?
“Mong muốn của nhóm em?”
c.3- Tiến trình trên lớp
Hoạt động 1: GV. Xếp học sinh vào các nhóm, nghe phản ảnh về công tác chuẩn bị của
các nhóm, nêu yêu cầu cách thức tổ chức tiết ôn tập.
- Công bố thời gian tổ chức từng hoạt động : Tối đa là 18 phút.
Công bố phần thưởng cho nhóm tích cực.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm


- Công khai nội dung yêu cầu các nhóm (máy chiếu).
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm qua kỹ thuật “Khăn trải bàn”
HS (nhóm trưởng - Trách nhiệm của nhóm trưởng đã được phổ biến từ tiết trước)
nhận phiếu học tập từ GV.
- Các nhóm làm việc

- GV hỗ trợ các nhóm, quan tâm nhóm Xanh.
- Bao quát các nhóm, khuyến khích nhóm “Vượt cầu thang” theo chủ đề (Phương
trình qui về bậc nhât- Pt ẩn mẫu – Pt tích- Giải toán lập phương trình)
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả các nhóm.
(Các nhóm trưng bày kết quả)
1) Nhóm Xanh trình bày. Đã làm được bài 1, 2 của nhóm Vàng (Thực tế còn 01
nhóm Đỏ chưa giải được PT 3- GV cho phép nhờ nhóm Đỏ 1 hỗ trợ nhưng các em không
đồng ý. Nhóm xin tiếp tục giải bài 3 thêm 5 phút khi nhóm Xanh trình bày – GV đồng ý).
2) Nhóm Xanh 2 nhận xét nhóm Xanh 1- đối chiếu kết quả của mình- Nhóm xanh 2
xin không trình bày vì cũng như nhóm 1 mà chỉ bổ sung “những vấn đề sai lầm thường
gặp”!
3) Nhóm Vàng 1 trình bày.
4) Nhóm Vàng 2 nhận xét, so sánh, góp ý nhóm Vàng 1 về cách trình bày (thiếu kết
luận tập nghiệm của PT 1). Đề xuất câu 2 bằng cách đặt gián tiếp.
5) Nhóm Đỏ 1 trình bày:
6) Nhóm Đỏ 2 nhận xét:
Bài 1 làm “hay” hơn của nhóm 2 (không qui đồng)
Bài 3 “khâm phục”
Câu 2: Quen thuộc.
Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá, cho điểm, khen thưởng, phê bình.
1- Các nhóm đã làm tốt công việc được giao.
2- Hệ thống nhanh những dạng toán cơ bản.
3- Hệ thống những sai lầm thường gặp mà các em đã phát hiện.
4- Khen thưởng: Nhóm Xanh 1, nhóm Vàng 2 và nhóm Đỏ 1.
5- Ý tưởng “khoa học” được tôn vinh trong giờ: Em Bùi Quang Minh. Với ý tưởng
“giải phương trình bằng đoán mò nghiệm sau đó chứng minh các giá trị khác không đúng”.
6- Những mong muốn của HS:
+ Đổi các bạn trong nhóm.
+ Được chuyển nhóm từ Xanh sang Vàng, từ Đỏ sang Vàng.
+ Thầy cung cấp thêm hệ thống bài tập.

+ Thầy cung cấp thêm đề tự luyện.
+ Muốn được học theo cách này nhiều hơn trong giờ luyện tập.
Hoạt động 5: Dặn dò, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị tiết học sau…
c.4- Đánh giá kết quả giờ dạy (Theo các tiêu chí)
1- Đảm bảo mục tiêu đề ra.
2- HS hoạt động tích cực, đa số học sinh tham gia vào bài học.
3- Không khí lớp học cuốn hút học sinh, học sinh được thể hiện bản thân trên lớp, được
đánh giá nhau, tự học nhau, thể hiện tính sáng tạo của bản thân.


4- Hoạt động giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện và tổ chức.
5- Đa số học sinh tự hệ thống được kiến thức.
c.5- Đánh giá chung khi thực hiện cách thức tổ chức trên:
*) Ưu điểm
- Bám sát đối tượng học sinh về KT, KN và TD
- Khai thác tốt về các kỹ năng giải toán của học sinh.
- Phát huy tốt tính tích cực của học sinh.
- Phát triển tính tự lực, sáng tạo, năng lực xã hội: khả năng cộng tác làm việc, thái độ
đoàn kết của HS, phát triển năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin của HS
- Vấn đề “tổng kết, bổ sung” đến với học sinh một cách tự nhiên, theo nhu cầu của
HS chứ không áp đặt, Tự học sinh “tổng kết” và “bổ sung” cho nhau.
- Lớp học thân thiện giữa Trò-Trò-Thầy-Trò.
*) Nhược điểm
- Công việc chuẩn bị của GV rất vất vả, mất nhiều thời gian đặc biệt khi soạn hệ
thống câu hỏi, bài tập đảm bảo yêu cầu “bậc thang” và “độ mịn” khi phân chia câu hỏi.
- Thời gian trình bày của các nhóm dài, lặp lại hạn chế hưng phấn của nhóm khác
khi nghe.
- Có những nhóm chỉ có ít HS làm việc, những em còn lại không tham gia. Nguyên
nhân: những em HS đó thiếu tự tin về khả năng của mình, Em
nhóm trưởng độc đoán.

- Nhiều nhóm không được trình bày (thiếu công bằng trong lớp)
*) Những khó khăn khi tổ chức:
1. Cơ sở vật chất Phòng chật hẹp khó bố trí khu vực làm việc của nhóm và trưng bày
sản phẩm nhóm. Việc đi lại quan sát gặp nhiều khó khăn.
2. Sĩ số học sinh quá đông khó khăn cho việc tổ chức hoạt động nhóm.
IV- KẾT QUẢ và BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Trong năm học qua tôi đã đăng ký với Hội đồng khoa học trường tiến hành
nghiên cứu các chuyên đề về ĐMPPDH và đã tiến hành báo cáo cho các tổ nhóm
chuyên môn và đã được Hội đồng khoa học trường thẩm định, đồng ý cho phép triển
khai thực nghiệm trong trường. Đầu năm học 2010-2011, tôi đã đăng ký với trường
THCS Phù Cừ tiến hành nghiên cứu về nội dung “Đổi mới PPDH qua các kỹ thuật
dạy học tích cực”. Trong năm học qua, chuyên đề “Dạy học tích cực qua kỹ thuật
xây dựng bản đồ tư duy” đã có đóng góp lớn cho sự thành công của công tác đổi
mới PPDH của trường THCS Phù Cừ (đây cũng là một trong những nội dung chính
của đề tài “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TÌNH HUỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY –
HỌC ÔN TẬP Ở MÔN TOÁN THCS” mà tôi trình bày ở trên). Trong quá trình báo cáo
chuyên đề, tôi đã được nhiều bạn đồng nghiệp của các nhà trường trong huyện góp ý
kiến xây dựng nội dung chuyên đề.
Tiếp tục triển khai chuyên đề “Dạy học tích cực qua kỹ thuật xây dựng bản
đồ tư duy” cấp trường dến tất cả các bộ môn, tôi đã nhận được những đánh giá, góp
ý quí báu cho đề tài. Hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao ý nghĩa của chuyên
đề. Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã rút ra những điều sau để dạy một tiết ôn
tập hiệu quả:


1. “Ôn tập” không có nghĩa là “nhắc lại” .
2. Hiệu quả là: Học sinh Nhớ lại + Làm lại  Tìm ra mạch kiến thức
3. Phương châm tổ chức: hướng tới để học sinh:
Chủ động +hợp tác !

Tự chuẩn bị-Tự nghiên cứu-Tự thể hiện-Tự đánh giá !
4. Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú trong mỗi giờ ôn tập.



×