Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thủ tục hải quan đối với hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của hành khách xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.96 KB, 30 trang )

Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………..………02
CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra giám sát hải
quan tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất……………………….03
1.1. Tổng quan về công tác kiểm tra giám sát hải quan………………...03
1.2. Tổ chức bộ máy của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất……………………………………………………………….07
CHƯƠNG II. Thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh
qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất....................................10
2.1. Đặc điểm tình hình chung liên quan đến quản lý hải quan đối với
hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế
Tân Sân Nhất……………………………………………………………10
2.2. Thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh qua
cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất………………………11
2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế………………………...20
CHƯƠNG III. Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…………………………………………..24
3.1. Dự báo tình hình chung liên quan đến công tác quản lý hải
quan……………………………………………………………………..24
3.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với
hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất…………………………………………………………..26
KẾT LUẬN…………………………………………………………….29
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….30

1



Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, do đó hoạt
động hàng không ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần
đây, khối lượng hàng khách ngày càng lớn thông qua đường hàng không
xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam, kéo theo các hoạt động quản lý nhà
nước ngày càng phải được chú trọng mà ngành Hải quan la một trong
những ngành tiên phong để quản lý, kiểm tra hành khách xuất cảnh, nhập
cảnh cũng như hành lý của họ.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế - văn hóa năng động
lớn nhất Việt Nam với sự đóng góp không nhỏ của Cục Hải quan thành
phố Hồ Chí Minh với chức năng giám sát, quản lý nhà nước về hải quan
nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng của đơn vị và Chi cục Hải quan
cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nói riêng với chức năng trực tiếp
giám sát, quản lý hàng hóa, hành lý, hành khách, phương tiện vận tải xuất
nhập cảnh vào Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh, cũng như đảm bảo
cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được thuận lợi.
Trong thời gian thực tập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất người viết nhận thấy thủ tục hải quan đối với hành
khách xuất nhập cảnh là một trong những vấn đề quan trọng cần tìm hiểu
trong giai đoan hiện nay , nên người viết đã chọn đề tài “Thủ tục hải quan
đối với hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của hành khách xuất nhập cảnh qua
Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất”.

2


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI
QUAN
1.1.1. Kiểm tra hải quan:
* Kiểm tra: là xem xét tình hình thực tế để nhận xét, đánh giá.
* Kiểm tra hải quan: theo quy định của Luật Hải quan là việc
kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và việc kiểm tra thực tế
hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực hiện.
Luật Hải quan (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 và Thông tư 79/2009/TT-BTC đã quy định chức năng, nhiệm
vụ và thẩm quyền của hoạt động kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ
sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng,
mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý của Nhà
nước về Hải quan và không gây khó khăn, cản trở cho hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, hoạt động đối ngoại.
* Kiểm tra hồ sơ hải quan:
- Trước khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh,
nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan. Tùy từng tính chất hàng hóa và
phương tiện, mà người khai hải quan phải nộp hồ sơ gồm: Tờ khai hải
quan và các chứng từ cần thiết kèm theo cho cơ quan hải quan trong một
thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hải quan, công chức hải
quan làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
+ Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
+ Kiểm tra nội dung tờ khai hải quan.
+ Đối chiếu nội dung đã khai trong tờ khai hải quan với các chứng
từ trong hồ sơ hải quan.

+ Đăng ký hồ sơ hải quan theo luật định.
- Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải có
phiếu yêu cầu nghiệp vụ ghi rõ lý do không chấp nhận để người khai hải
quan biết.
Việc kiểm tra hồ sơ hải quan có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó
khẳng định tính hợp pháp của một lô hàng xuất nhập khẩu hay của mộ
phương tiện xuất nhập cảnh hoặc một đối tượng khác đang chịu sự quản
lý của cơ quan hải quan.

3


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

- Hồ sơ được cơ quan hải quan cho đăng ký có nghĩa là bước đầu
xác nhận tính hợp pháp của đối tượng kiểm tra hải quan, là khâu mở đầu
cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan tiếp theo.
- Thời điểm hồ sơ hải quan được đăng ký là thời hiệu mở đầu cho
các quan hệ pháp luật phát sinh.
- Hồ sơ hải quan không được đăng ký, có nghĩa là hồ sơ chưa hợp
lệ cần phải bổ sung hoặc là công chức hải quan đã phát hiện đối tượng
quản lý hải quan có sai phạm hoặc vi phạm pháp luật, từ đó có chủ trương
biện pháp xử lý kịp thời.
Trong thực tiễn, có một số trường hợp hồ sơ hải quan bị sửa chữa,
tẩy xóa, làm giả nhằm buôn lậu, gian lận thương mại. Do đó, công chức
hải quan ở các bộ phận tiếp nhận và đăng ký tờ khai hải quan phải có kỹ
thuật và kỹ năng xem xét, đánh giá, phải thu thập được các thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau và trao đổi, chia sẻ các thông tin với các bộ phận
khác. Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống thông tin đa chiều trong toàn
Ngành là một việc cần thiết.

* Kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải:
Cơ quan hải quan và công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông
qua hệ thống máy móc, phương tiện nghiệp vụ khác hoặc qua phương
pháp quan sát, kiểm đếm, cân đo, đối chiếu, so sánh… thực tế hàng hóa,
phương tiện vận tải với nội dung khai báo và hồ sơ hải quan có sự chứng
kiến của người khai hải quan.
Trên cơ sở hồ sơ hải quan và căn cứ kết quả phân tích đánh giá các
thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro và thông tin do cơ quan hải quan thu
thập được, dựa vào tính chất, đặc điểm của từng lô hàng: loại hàng, xuất
xứ, người xuất nhập khẩu… Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu quyết định
hình thức kiểm tra phù hợp theo 3 hình thức sau:
- Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra xác xuất 5% hàng hóa.
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng (100%).
Căn cứ để quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu:
- Việc chấp hành pháp luật của chủ hàng.
- Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước.
- Tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hồ sơ hải quan.
- Các thông tin khác.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải cần
chú ý đến các vấn đề sau:
+ Phải có kiến thức cơ bản về hàng hóa, hiểu biết về phương tiện
vận tải.

4


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


+ Thường xuyên thu thập thông tin về âm mưu, thủ đoạn, phương
thức hoạt động của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và âm mưu
chống phá Nhà nước. Trong thời đại phát triển, giao lưu, hội nhập quốc tế
như hiện nay, cần phải có khả năng nắm thông tin từ xa (nước ngoài),
phải nắm chắc thông tin, hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân ở
trong nước…, từ đó tham mưu cho người có thẩm quyền để quyết định
hình thức kiểm tra phù hợp.
+ Xây dựng được cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về các vi phạm
của các đối tượng quản lý hải quan và xây dựng mạng thông tin để thu
thập, chia sẻ thông tin trong toàn Ngành để phục vụ cho việc ra quyết
định kiểm tra.
+ Đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ, công chức hải quan ở cấp
ra quyết định hình thức kiểm tra và cán bộ, công chức hải quan trực tiếp
kiểm tra lô hàng (cán bộ kiểm hóa) vì chỉ có cán bộ kiểm hóa mới biết
chính xác được hàng hóa.
1.1.2. Giám sát hải quan
* Giám sát: theo từ điển tiếng Việt là theo dõi và kiểm tra xem có
thực hiện đúng quy định không.
* Giám sát hải quan: theo quy định của Luật hải quan là biện
pháp nghiệp vụ do cơ quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng
hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
* Luật Hải quan năm 2005, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày
20/04/2009 của Bộ Tài chính đã quy định về chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền của hoạt động giám sát như sau:
- Phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận
tải được thực hiện bằng các hình thức: Niêm phong hải quan; Giám sát
bằng phương tiện kỹ thuật (hệ thống camera giám sát); Giám sát trực tiếp
(do công chức hải quan giám sát).

- Thời gian giám sát hải quan: Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải
quan xuất khẩu nhưng chưa xuất khẩu; Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải
quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan; Hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu giữ trong bãi thuộc phạm vi
hoạt động của cơ quan Hải quan; Hàng hóa, phương tiện vận tải quá
cảnh; Hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển khẩu.
Thực tế, hoạt động giám sát thường gắn với hoạt động kiểm tra, vì
vậy hai hoat động này thường đi liền với nhau trong các quy trình nghiệp
vụ hải quan.
- Hoạt động giám sát ở sân bay có vị trí rất quan trọng, vì đây là địa
bàn rộng lớn, đông người, có nhiều hoạt động khác nhau. Các đối tượng
tội phạm thường xuyên lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa, gian lận thương mại, xâm phạm an ninh quốc gia…. Vì vậy vai trò
5


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

của công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát là yếu tố quyết định
đảm bảo cho kết quả hoạt động giám sát.
* Điều 2 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính
phủ đã quy định rõ về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm
tra, giám sát của Hải quan:
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim
khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu,
nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của
cơ quan hải quan.
2. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không,

đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
3. Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
* Luật Hải quan và Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày
23/12/2002 quy định: Cảng hàng không dân dụng quốc tế là địa bàn hoạt
động của Hải quan. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa
khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế bao gồm:
1. Khu cách ly của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
2. Khu vực sân ga, nhà ga hàng không, nơi đi, đến của hành khách
xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá, hành lý được xuất khẩu,
nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan;
3. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;
4. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hoá
được xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh qua đường vận tải hàng không;
5.Khu vực sân, đỗ tầu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
6. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ
sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
* Từ các quy định tại hệ thống pháp luật nêu trên, trong hoạt động
kiểm tra giám sát, Hải quan Việt Nam có các thẩm quyền như sau:
1. Yêu cầu đối tượng quản lý hải quan làm thủ tục hải quan.
2. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh để:
- Yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ.
- Phát hiện các vi phạm pháp luật.
3. Yêu cầu đưa hàng hóa vào đúng nơi kiểm tra xem xét, quyết
định hoặc thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để:
- Quyết định cho hàng hóa lưu thông qua biên giới.
- Phát hiện các vi phạm về pháp luật.
4. Yêu cầu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh,
nhập cảnh đi đúng tuyến đường, đúng hành trình hoặc được bảo quản

nguyên vẹn ở đúng vị trí quy định.
6


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

5. Tiến hành xử lý các vi phạm theo các quy định của pháp luật hải
quan, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự hoặc pháp luật quốc tế và
Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện (bắt giữ, xử phạt, tịch thu, trục xuất hoặc
chuyển giao cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết).
1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là Chi
cục Hải quan cửa khẩu hàng không lớn nhất trong cả nước, là đơn vị trực
thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày, Chi cục làm thủ
tục Hải quan cho hàng ngàn lượt khách xuất nhập cảnh, hàng trăm
chuyến bay quốc tế và hàng trăm tấn hàng xuất nhập khẩu.
Nằm ở hướng Tây Thành phố mang tên Bác, Chi cục Hải quan cửa
khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tiền thân là đơn vị trực thuộc Phân
cục Hải quan được thành lập từ năm 1977 theo quyết định số 65/BNgTQĐ ngày 13 tháng 01 năm 1977 của Bộ Ngoại thương về việc thành lập
Phân cục Hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là
Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Với tính chất là cửa khẩu hàng
không quốc tế, cùng với quá trình phát triển của đất nước và để phù hợp
với tên gọi, năm 2001 Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất được đổi
tên là Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất theo
quyết định số 1365/QĐ-TCCB ngày 16 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất thực
hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ
công tác theo quyết định số 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06 tháng 03 năm

2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Quyết định 1293/HQTP TCCB ngày 24/5/2005 của Cục trưởng cục Hải quan Thành phố.
Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, theo
khối lượng, tính chất công việc và biên chế mà được thành lập các Đội
nghiệp vụ, Tổ kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan do Cục trưởng
Cục Hải quan TP.HCM quyết định sau khi được Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan phê duyệt như sau:
Đội Tổng hợp;
Đội Thủ tục hành lý xuất khẩu (gồm cả quản lý cửa hàng miễn
thuế);
Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu;
Đội Thủ tục hàng hóa xuất khẩu;
Đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu;
Đội Giám sát (máy bay, kho hàng hóa XNK);
Đội Quản lý Thuế;
7


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

Tổ Kiểm soát;
Tổ Kiểm soát phòng chống ma túy.
Hiện nay, biên chế của Chi cục gồm có: 242 biên chế với hơn 80%
có trình độ đại học và 12 hợp đồng lao động.
Chức năng nhiệm vụ của:
* Đội Thủ tục hành lý xuất khẩu (gồm cả quản lý cửa hàng
miễn thuế)
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan
về kiểm tra, giám sát quản lý đối với hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim
khí quý, đá quý, tiền Việt Nam và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn.

- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo
Luật định.
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan
đối với hoạt động xuất cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa, hành lý
xuất khẩu.
- Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hành lý,
ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam.
- Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định.
- Giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa kinh doanh ở cửa hàng miễn
thuế tại Cửa khẩu nội địa theo đúng quy định của Pháp luật.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan thì
yêu cầu hành khách xuất cảnh thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám
xét hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam theo
quy định của Pháp luật. Nếu xác định hành khách xuất cảnh vi phạm pháp
luật thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về hải quan theo đúng quy định và thẩm quyền của pháp luật.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ cần
thiết có liên quan đến hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý,
tiền Việt Nam để xác định đúng chính sách mặt hàng xuất khẩu.
- Quản lý, khai thác và sử dụng các thiết bị phục vụ công tác kiểm
tra, giám sát của Đội.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định.
- Tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và các quy định của Nhà
nước, của Ngành, của đơn vị cho CBCC trong Đội, đảm bảo hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện phiền hà, tiêu cực, duy trì
phối kết các lực lượng liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng
lực lượng trong sạch vững mạnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục giao.
* Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu

8


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan
về kiểm tra, giám sát quản lý đối với hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim
khí quý, đá quý, tiền Việt Nam và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn.
- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa, hành lý
nhập khẩu.
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan
đối với hoạt động nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa, hành lý
nhập khẩu.
- Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hành lý,
ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam.
- Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan thì
yêu cầu hành khách xuất cảnh thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám
xét hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam theo
quy định của Pháp luật. Nếu xác định hành khách nhập cảnh vi phạm
pháp luật thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về hải quan theo đúng quy định và thẩm quyền của
pháp luật.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ cần
thiết có liên quan đến hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý,
tiền Việt Nam để xác định đúng chính sách mặt hàng nhập khẩu, mã số,
trị giá của hàng hóa phục vụ việc thu thuế và các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.

- Quản lý, khai thác và sử dụng các thiết bị phục vụ công tác kiểm
tra, giám sát của Đội.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định.
- Tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và các quy định của Nhà
nước, của Ngành, của đơn vị cho cán bộ, công chức trong Đội, đảm bảo
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chống mọi biểu hiện phiền hà, tiêu
cực, duy trì phối kết các lực lượng liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ,
xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục giao.

9


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

CHƯƠNG II
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ
CỦA NGƯỜI XUẤT NHẬP CẢNH QUA CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất quản lý
địa bàn hoạt động rộng, phức tạp (trên địa bàn có nhiều lực lượng của các
cơ quan ban ngành khác cùng tham gia, tính chất công việc nhạy cảm, đối
tượng làm việc đa dạng, …). Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa khẩu
hàng không lớn nhất trong cả nước, hoạt động 24/24 giờ, là nơi có lưu
lượng hành khách XNC, hàng hóa hành lý XNK lớn (bình quân 135
chuyến bay với khoảng 16.000 lượt hành khách mỗi ngày); hàng hóa
XNK đa dạng, nhỏ gọn nhưng có trị giá cao, lượng tờ khai XNK khoảng

800 tờ/ngày (kể cả hàng chuyển tiếp, hàng chuyển cửa khẩu); khách xuất
nhập cảnh với đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Đây là địa bàn rất nhạy cảm,
liên quan đến nhiều yếu tố chính trị, an ninh, ngoại giao, kinh tế, xã hội,

Trong năm 2008, nhà ga quốc tế mới Tân Sơn Nhất đã xây dựng
xong đưa vào hoạt động, số chuyến bay và lượng hành khách XNC ngày
một tăng, áp lực công việc đối với CBCC Hải quan rất lớn. Việc bố trí
mặt bằng làm việc và trang thiết bị làm việc tại nhà ga mới còn bất cập
chưa phù hợp quy trình thủ tục Hải quan.
Năm 2009 là năm nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ
trợ doanh nghiệp trong đó có việc đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục
hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh. Việc giảm thuế suất xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng…đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu ngân sách của Chi
cục.
Dịch cúm A H1N1 bùng phát ở Mexico và nhanh chóng xâm nhập
vào Việt Nam chủ yếu qua đường hàng không. Cơ quan y tế khuyến cáo
các cơ quan chức năng làm việc trên địa bàn sân bay quốc tế phải hết sức
cảnh giác, thực hiện triệt để các giải pháp phòng tránh sự lây lan của dịch
bệnh.
Cùng với tiến trình hội nhập, năm 2009 cũng là năm nhiều văn bản
quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ Hải quan được sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành: Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ
10


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

đặc biệt, quy chế quản lý cửa hàng miễn thuế, Thông tư 79/2009/TTBTC, Quyết định 1171/QĐ-TCHQ về quy trình thủ tục hải quan đối với

hàng hoá XNK thương mại, việc triển khai tiếp nhận khai báo điện tử...
Tại địa bàn do Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế TSN
quản lý, nhiều dự án có quy mô lớn của các đơn vị kinh doanh tại đây
đang được triển khai thực hiện như dự án quy hoạch, bố trí lại mặt bằng
làm việc của Công ty TNT, TCS, dự án Ga hàng hóa chuyển phát nhanh
của Công ty DV Ga hàng hóa Tân Sơn Nhất (TECS), Dự án khu vực tập
trung hàng hóa của Công ty CPDV Hàng hóa SG (SCSC)…
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA
NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY
QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
2.2.1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người
xuất cảnh, nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
* Quy trình thủ tục hải quan của đội thủ tục hành lý xuất khẩu
- Người xuất cảnh có hành lý thuộc diện không phải khai hải quan:
theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày
01/07/2002 của Chính phủ và gạch (-) thứ 1, Điểm 2.a, Điều 4 Quyết định
số 29/2006/QĐ-BTC ngày 08/05/2006 của Bộ Tài Chính thì không phải
khai hải quan trên tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh nhưng phải chịu sự giám
sát của hải quan. Trường hợp có căn cứ khẳng định người xuất cảnh có
hành lý vi phạm pháp luật thì tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý
theo quy định của pháp luật.
- Người xuất cảnh có hành lý thuộc diện phải khai hải quan:
+ Tiếp nhận và kiểm tra Tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh (01 bản
chính) do người xuất cảnh khai báo và nộp.
+ Thực hiện kiểm tra hành lý qua máy soi và lưu hình ảnh kiểm tra
trong máy theo quy định. Nếu xét thấy cần thiết thì kiểm tra thủ công và
ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan theo quy định.
+ Trường hợp có hàng tạm xuất-tái nhập, hàng hóa, hành lý vượt
mức quy định phải nộp thuế thì tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan do
người xuất cảnh khai báo hải quan và nộp, gồm có:

Tờ khai hải quan phi mậu dịch: 01 bản chính.
Văn bản/giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có): 01
bản chính).
+ Tính và thu thuế đối với hành lý vượt định mức miễn thuế (nếu
có).
+ Lập biên bản để xử lý vi phạm (nếu có).
+ Ký và đóng dấu công chức hải quan vào Tờ khai nhập cảnh/xuất
cảnh, Tờ khai phi mậu dịch (nếu có) theo quy định để thông quan hành lý.

11


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

- Trường hợp người xuất cảnh có hành lý thuộc diện phải khai báo
hải quan nhưng không khai:
+ Sau khi kết thúc thủ tục tại cơ quan Hàng không (check-in), nếu
công chức hải quan phát hiện hành lý có dấu hiệu nghi vấn, thì thông báo
ngay cho cơ quan Hàng không để cơ quan Hàng không báo cho người
xuất cảnh thực hiện công việc của “Người xuất cảnh có hành lý thuộc
diện phải khai hải quan”.
+ Trường hợp có căn cứ khẳng định người xuất cảnh có thân phận
ngoại giao mang mặt hàng cấm xuất khẩu thì công chức Hải quan phải
báo ngay cho Chi cục trưởng; Chi cục trưởng tiếp tục báo cáo với Cục
trưởng Cục Hải quan thành phố đồng thời báo cáo bằng phương tiện
nhanh nhất cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xin ý kiến chỉ
đạo.
+ Trường hợp An ninh hàng không hoặc Công an cửa khẩu thông
báo yêu cầu phối hợp kiểm tra hành lý mang theo người của người xuất
cảnh không khai báo để phục vụ an ninh chuyến bay, an ninh quốc gia

theo quy định thì công chức Hải quan giám sát và phối hợp kiểm tra với
các lực lượng này.
- Đối với hành lý ký gửi không cùng chuyến:
Hành lý ký gửi không cùng chuyến gồm hành lý gửi trước hoặc gửi
sau chuyến đi của người xuất cảnh thì phải khai báo hải quan vào tờ khai
hải quan phi mậu dịch và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại
Mục 3, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và
văn bản hướng dẫn liên quan.
* Quy trình thủ tục hải quan của đội thủ tục hành lý nhập
khẩu
- Đối với hành lý của người nhập cảnh đi Cửa Đỏ:
+ Tiếp nhận và kiểm tra Tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh (01 bản
chính) do người nhập cảnh khai báo và nộp.
+ Thực hiện kiểm tra hành lý qua máy soi và lưu hình ảnh kiểm tra
trong máy theo quy định. Nếu xét thấy cần thiết thì kiểm tra thủ công và
ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan theo quy định.
+ Trường hợp có hàng tạm xuất-tái nhập, hàng hóa, hành lý vượt
mức quy định phải nộp thuế thì tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan do
người xuất cảnh khai báo hải quan và nộp, gồm có:
Tờ khai hải quan phi mậu dịch: 01 bản chính.
Văn bản/giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có): 01
bản chính.
+ Tính và thu thuế đối với hành lý vượt định mức miễn thuế (nếu
có).
+ Lập biên bản để xử lý vi phạm (nếu có).

12



Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

+ Ký và đóng dấu công chức hải quan vào Tờ khai nhập cảnh/xuất
cảnh, Tờ khai phi mậu dịch (nếu có) theo quy định để thông quan hành lý.
- Đối với người nhập cảnh đi Cửa Xanh:
+ Người nhập cảnh đi Cửa Xanh có hành lý thuộc diện không phải
khai báo hải quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định
66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ và gạch (-) thứ 1 Điểm
1.b Điều 4 Quyết định số 29/2006/QĐ-BTC ngày 08/05/2006 của Bộ Tài
Chính thì không phải khai báo hải quan trên tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh
nhưng phải chịu sự giám sát hải quan. Trường hợp có căn cứ khẳng định
người nhập cảnh có hành lý vi phạm thì tạm giữ hành lý, yêu cầu người
nhập cảnh phải khai báo hải quan như “Hành lý của người nhập cảnh đi
Cửa Đỏ” và lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ về khai hải quan,
kiểm tra hải quan thực hiện theo quy đinh tại Điều 38 Nghị định
154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan.
+ Trường hợp có căn cứ khẳng định người nhập cảnh có thân phận
ngoại giao mang mặt hàng cấm xuất khẩu thì công chức Hải quan phải
báo ngay cho Chi cục trưởng; Chi cục trưởng tiếp tục báo cáo với Cục
trưởng Cục Hải quan thành phố đồng thời báo cáo bằng phương tiện
nhanh nhất cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xin ý kiến chỉ
đạo.
- Đối với hành lý ký gửi không cùng chuyến:
Hành lý ký gửi không cùng chuyến gồm hành lý gửi trước hoặc gửi
sau chuyến đi của người nhập cảnh thì phải khai báo hải quan vào tờ khai
hải quan phi mậu dịch và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính hướng

dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và văn bản hướng
dẫn liên quan.
2.2.2. Quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hành lý
của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh
* Khái niệm hành lý
Theo Khoản 3, Điều 4 Luật Hải quan quy định: “Hành lý của người
xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc
mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý
mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi”.
* Các quy định về thủ tục hải quan đối với hành lý của hành khách
xuất cảnh, nhập cảnh
- Hành lý phải được làm thủ tục hải quan ngay tại cửa khẩu.
13


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

- Không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
- Hành lý thuộc danh mục chuyên ngành quản lý phải xin phép cơ
quan chuyên ngành theo quy định (NĐ 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
- Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế chỉ áp dụng đối với người xuất
cảnh, nhập cảnh có hộ chiếu và giấy tờ tương đương hộ chiếu, không áp
dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh có giấy thông hành hoặc chứng
minh thư biên giới.
- Khi giải quyết chế độ hành lý miễn thuế cần quan tâm đến mục
đích chuyến đi của người nhập cảnh và thời gian lưu trú của họ để giải
quyết cho thỏa đáng (theo khuyến nghị của Công ước Kyoto).
- Không gộp chung tiêu chuẩn miễn thuế của nhiều người để giải
quyết cho một người (trừ hành lý, đồ dùng của các cá nhân trong một gia
đình mang theo cùng chuyến đi).

- Tiêu chuẩn, định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh
được quy định cho từng lần nhập cảnh.
- Các vật phẩm không mang tính chất hành lý, không nằm trong
tiêu chuẩn hành lý miễn thuế được coi là hàng hóa và phải nộp thuế theo
luật định.
2.2.3. Quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với ngoại tệ
tiền mặt, đồng Việt Nam của cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh qua các
cửa khẩu Việt Nam
Theo Quyết định 337/1998/QĐ-NHNN ngày 10/10/1998 và Quyết
định 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam:
Đối với cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh có hộ chiếu hoặc giấy tờ
tương đương hộ chiếu:
* Nguời xuất cảnh phải khai báo hải quan và phải có giấy phép
của Ngân hàng nhà nước nếu:
+ Mang theo trên 7.000 USD (bảy ngàn đô la Mỹ).
+ Mang theo trên 15.000.000 VNĐ (mười lăm triệu đồng).
* Người nhập cảnh phải khai báo hải quan nếu:
+ Mang theo trên 7.000 USD (bảy ngàn đô la Mỹ).
+ Mang theo trên 15.000.000 VNĐ (mười lăm triệu đồng).
Trường hợp khi nhập cảnh, người nhập cảnh có mang theo số tiền
vượt định mức quy định, có khai báo hải quan, thì khi xuất cảnh được
phép mang theo số tiền tương đương hoặc ít hơn số tiền đã khai báo khi
nhập cảnh.

14


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


2.2.4. Quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với vàng của
cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu Việt Nam
* Khái niệm:
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế: là vàng khối, vàng thỏi có chất lượng từ
99,5% và khối lượng từ 01kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng
được Hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận.
- Vàng trang sức: là các sản phẩm vàng có gắn hoặc không gắn đá
quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang sức của
con người như: nhẫn, dây chuyền, vòng, hoa tai, kim tai, và các loại trang
sức khác.
- Vàng mỹ nghệ: là các sản phẩm vàng có gắn đá quý hoặc không
gắn đá quý, kim loại quý hoặc các vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang
trí mỹ thuật như: khung ảnh, tượng và các loại khác.
- Vàng miếng: là vàng được dập thành miếng dưới các hình dạng
khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của
nhà sản xuất.
- Vàng nguyên liệu: là vàng dưới các dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây,
dung dịch, bột, bán thành phẩm trang sức, mỹ nghệ và các loại khác
nhưng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế.
* Theo Quyết định 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/9/2001 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối với:
* Người xuất cảnh, nhập cảnh có hộ chiếu
+ Người xuất cảnh mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế phải có giấy
phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố
cấp và phải khai báo Hải quan (trừ trường hợp khi nhập cảnh vào có khai
báo và được xác nhận của Hải quan cửa khẩu).
+ Người xuất cảnh được mang theo từ 300 gram đến 01 kg vàng
trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu phải có giấy
phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố
cấp và phải khai báo Hải quan (trừ trường hợp khi nhập cảnh vào có khai

báo và được xác nhận của Hải quan cửa khẩu).
+ Người nhập cảnh được mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế với
khối lượng 01 kg và phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Nếu mang vượt
quá 01 kg phải gửi lại kho của Hải quan số vượt quá để mang ra khi xuất
cảnh.
+ Người nhập cảnh mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng
miếng, vàng nguyên liệu được mang theo từ 300 gram đến 1 kg và phải
khai báo Hải quan cửa khẩu. Nếu mang vượt quá 01 kg phải gửi lại kho
của Hải quan số vượt quá để mang ra khi xuất cảnh.
* Người xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư

15


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

+ Người nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam khi nhập cảnh
được mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế hoặc vàng trang sức, vàng mỹ
nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 gram trở
lên phải khai báo Hải quan nhưng không phải xin giấy phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang
theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với
tổng khối lượng từ 300 gram trở lên và phải khai báo hải quan. Nếu cá
nhân mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên
liệu với tổng khối lượng từ 03 kg trở lên hoặc mang theo vàng tiêu chuẩn
quốc tế với tổng khối lượng từ 01 kg trở lên phải có giấy phép của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.5. Quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hành lý
miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu Việt

Nam
Tiêu chuẩn, định mức miễn thuế đối với người xuất cảnh, nhập
cảnh được Chính phủ quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày
01/7/2002 theo bảng phụ lục dưới đây:
STT
1

2

3
4

5

ĐỒ DÙNG, VẬT DỤNG

ĐỊNH MỨC

Rượu, đồ uống có cồn
- Rượu từ 22 độ trở lên
- Rượu dưới 22 độ
- Đồ uống có cồn, bia
Thuốc lá
- Thuốc lá điếu
- Xì gà
- Thuốc lá sợi
Chè, cà phê:
- Chè
- Cà phê
Quần áo, đồ dùng cá nhân


1,5 lit
2,0 lit
3,0 lit
400 điếu
100 điếu
500 gam

Các vật phẩm khác ngoài
danh mục 1,2,3,4 phụ lục này
(không nằm trong Danh mục
hàng cấm nhập khẩu hoặc
nhập khẩu có điều kiện)

5 kg
3kg
Số lượng phù
hợp phục vụ cho
mục đích chuyến
đi
Tổng giá trị
không
quá
5.000.000 (năm
triệu) đồng Việt
Nam

16

GHI CHÚ

Người dưới 18 tuổi
không được hưởng
tiêu chuẩn này
Người dưới 18 tuổi
không được hưởng
tiêu chuẩn này
Người dưới 18 tuổi
không được hưởng
tiêu chuẩn này


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

2.2.6. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ, ưu đãi thuế đối
với hành lý, đồ dùng cá nhân theo quy định riêng của Chính phủ
* Đối tượng ngoại giao
- Được hưởng ưu đãi theo Điều 36 thỏa thuận tại Công ước Viên
(18/4/1961) về quan hệ ngoại giao:
1. Phù hợp với luật pháp và các quy định của mình, Nước tiếp nhận
cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu
khác có liên quan, trừ các khoản thu về lưu kho, vận chuyển và các dịch
vụ tương tự, đối với:
a) Các đồ vật dùng vào việc công của cơ quan đại diện;
b) Các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao hay cho các
thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật
dùng vào việc bố trí nơi ở.
2. Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét,
trừ phi có những lý do xác đáng để cho rằng hành lý đó chứa đựng những
đồ vật không thuộc loại được hưởng sự ưu đãi nêu ở Khoản 1 Điều này
hay thuộc loại mà luật pháp Nước tiếp nhận cấm nhập khẩu hay xuất khẩu

hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhận. Trong trường
hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao
hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
- Nghị định số 73/CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện các tổ chức
quốc tế tại Việt Nam: Việt Nam áp dụng các quyền ưu đãi, miễn trừ đối
với các tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc gồm có Liên hợp
quốc, các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của
Liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, cũng như viên
chức, nhân viên của cơ quan và thành viên gia đình cùng sống chung với
họ thành một hộ và các viên chức, nhân viên của các Tổ chức quốc tế đó
đến thăm, làm việc ở Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam phù hợp với các
Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế
được Việt Nam thừa nhận:
+ Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp
quốc;
+ Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi, miễn trừ của các tổ chức
chuyên môn của Liên hợp quốc;
+ Hiệp định năm 1959 về ưu đãi, miễn trừ của cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế;
+ Các hiệp ước giữa Chính phủ Việt Nam với mỗi tổ chức quốc tế
cụ thể trong đó có quy định về những ưu đãi, miễn trừ.
* Đối tượng là chuyên gia ODA

17


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


- Được hưởng ưu đãi thuế đối với hành lý, đồ dùng cá nhân theo
quy định tại QĐ 211/1998/QĐ-TTg ngày 31/10/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện
các chương trình, dự án ODA ở Việt Nam; Thông tư số 01/2001/TTTCHQ ngày 09/2/2001 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải
quan đối với đồ dùng, hành lý của đối tượng này.
- Chuyên gia nước ngoài được hưởng quy chế này bao gồm các
chuyên gia thuộc:
+ Các chương trình, dự án ODA do Chính phủ nước ngoài tài trợ;
+ Các chương trình, dự án ODA do các tổ chức quốc tế và khu vực
không thuộc hệ thống Liên hợp quốc tài trợ;
+ Các chương trình, dự án ODA do các tổ chức liên Chính phủ ước
ngoài tài trợ;
+ Các chương trình, dự án ODA do các tổ chức thuộc hệ thống
Liên hợp quốc tài trợ;
+ Các chương trình, dự án ODA do Bên nước ngoài đồng tài trợ.
- Tiêu chuẩn hành lý, đồ dùng miễn thuế của đối tượng này được
quy định cụ thể tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Quyết định số
211/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài
- Được hưởng ưu đãi theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định số
210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách đối với người Việt Nam tại nước ngoài; Thông tư liên tịch
giữa Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao (Thông tư số 03/2000/TTLTTCHQ-BNG ngày 06/6/2000, Thông tư 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG ngày
21/6/2001) hướng dẫn thi hành Điều 4 Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg.
- Điều 4 Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg quy định: “Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề
về nước làm việc trong thời gian từ 1 nǎm trở lên theo lời mời của cơ
quan Nhà nước Việt Nam, có xác nhận của cơ quan mời, được tạm nhập
miễn thuế một ô tô 4 chỗ ngồi và các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân phục
vụ cho công việc và sinh hoạt. Sau khi hết hạn làm việc, xe ô tô và các

trang thiết bị đã tạm nhập phải tái xuất; nếu chuyển nhượng phải nộp thuế
(kể cả thuế nhập khẩu); trường hợp cần gửi lại trong nước để sử dụng
trong đợt làm việc tiếp theo thì phải có giấy xác nhận của cơ quan Nhà
nước Việt Nam nhận cho gửi lại. Việc tạm nhập, tái xuất và chuyển
nhượng nêu trên phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam”.
- Chú ý:
+ Cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền mời người Việt Nam
định cư ở nước ngoài về nước làm việc theo Quyết định số 210/1999/QĐTTg gồm: Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án
18


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

Nhân dân tối cao, các cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm việc theo
Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg phải có “Xác nhận của cơ quan mời”.
Nội dung chi tiết quy định tại Thông tư số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG,
Thông tư 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG.
2.2.7. Tiêu chuẩn, chế độ hành lý của một số quốc gia
* Trung Quốc
Người nhập cảnh vào Trung Quốc phải khai báo hải quan khi mang
theo:
- Vũ khí, đạn dược, thực vật, động vật sống hoặc các sản phẩm
động vật.
- Vàng có giá trị trên 40.000 NT$ (nhân dân tệ) hoặc trên 5.000
USD (đô la Mỹ) hoặc các ngoại tệ có giá trị tương đương.
- Tổng giá trị đồ dùng, vật dụng trên 20.000 NT$ (nhân dân tệ)
hoặc các đồ dùng gia đình kể cả quà tặng, hàng mẫu, hàng hóa mang tính
chất thương mại hoặc mang hộ người khác.

- Xì gà không quá 25 điếu.
- Thuốc lá không quá 200 điếu.
- Rượu vang các loại không quá 1 chai loại 1 lit (hoặc 10 chai rượu
mẫu mỗi chai 0,1 lit).
- 02 kg hoa quả tươi.
- Không được phép mang bất kỳ loại động vật hoang dã hoặc sản
phẩm của chúng, trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Buôn lậu ma túy sẽ bị tử hình.
* Thái Lan
Người nhập cảnh vào Thái Lan phải khai báo hải quan khi mang
theo:
- Mang vượt quá 10.000 Bath/người.
- Thực vật, động vật hoang dã.
- Súng ngắn, thuốc nổ, thiết bị truyền thông và nhận thông tin
không dây, trang thiết bị viễn thông, thuốc tân dược.
* Hàn Quốc
Người nhập cảnh vào Hàn Quốc phải khai báo hải quan khi mang
theo:
- Trên 10.000 USD.
- Tiền giả, tiền giấy hoặc séc.
- Những loại động vật được quốc tế bảo vệ hoặc những loài có
nguy cơ tuyệt chủng như: hổ, báo, cá sấu, gấu…
- Súng ngắn hoặc dao, thuốc ngủ, các chất hướng thần.
- Sản phẩm hàng hóa mang tính chất thương mại kể cả hàng mang
đi sửa chữa và hàng mẫu.
19


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


- Hàng hóa, vật dụng mang vào sử dụng tạm thời tại Hàn Quốc và
mang ra khi dời Hàn Quốc.
* Myanma
Người nhập cảnh vào Myanma được miễn thuế và phải tuân theo
những quy định sau:
- Phải khai báo hải quan nếu mang trên 2.000 USD.
- Miễn thuế đối với các đồ dùng cá nhân thông thường.
- 400 điếu thuốc lá.
- 250 gam thuốc lá sợi.
- 100 điếu xì gà.
- 2 lit rượu vang hoặc rượu mạnh.
- 0,5 lit nước hoa.
- Ngoài các đồ vật được miễn thuế nêu trên, tất cả các vật phẩm
khác phải nộp thuế và lệ phí theo quy định.
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI HẠN
CHẾ
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Tình hình chung:
+ Tình hình thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước có liên
quan: Thực hiện nghiêm túc các quy định, chính sách của Nhà nước về
hoạt động XNC.
+ Tình hình thực hiện các quy trình thủ tục hải quan: Thực hiện
đúng Luật Hải quan và các quy định của Ngành trong quá trình làm thủ
tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu và hành lý của khách XNC,
phương tiện bay xuất nhập cảnh. Phổ biến kịp thời và đầy đủ các văn bản
liên quan cho cán bộ công chức.
+ Hành vi vi phạm chủ yếu: vi phạm về thủ tục hải quan (không
đúng thời gian làm thủ tục, chậm nộp chứng từ thuộc bộ hồ sơ nguyên
tắc, tạm xuất tái nhập trễ hạn …), vận chuyển hàng hoá trong khu vực Hải
quan không có giấy tờ; xuất cảnh không khai báo về ngoại tệ và không có

giấy phép của ngân hàng, nhập cảnh mang theo ngoại tệ không khai báo
hải quan, xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc diện cấm XK-NK.
- Tổng số lượng phương tiện, hành khách XNC (Từ 01/01/2008 đến
31/12/2008):
Hành khách (lượt người)
Chuyến bay
Nhập cảnh
2.901.495
23.013
Xuất cảnh
2.895.555
23.010
Tổng cộng
5.797.050
46.023
Số vụ vi phạm đã phát hiện (từ 01/01/2008 đến 31/12/2008):
KẾT QUẢ

SỐ VỤ

20

TRỊ GIÁ


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới
Gian lận thương mại

Vi phạm về thủ tục hải quan
Vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả
Ma túy
Vũ khí, chất nổ
Tổng cộng

(vụ)

( đồng VN)

42

16,365,604,885

47
474
0
2
4
563

2,751,139,929
10,254,270
19,126,999,084

Những vụ vi phạm điển hình:
Vụ việc 1: Ngày 03/01/2008 lập BBVP đối với ông Trần Văn Lập,
quốc tịch Việt Nam về hành vi nhập cảnh không khai báo, không giấy
phép của cơ quan CITES 05 sừng tê giác .
Vụ việc 2: Ngày 16/01/2008 lập BBVP đối với bà Nguyễn Thị

Thảo, quốc tịch Việt Nam về hành vi: xuất cảnh không khai báo về ngọai
tệ, không giấy phép của ngân hàng 20.700AUD.
Vụ việc 3: Ngày 16/3/2008, lập BBVP đối với bà Đặng Thị Mỹ
Dung, QT: Việt Nam về hành vi nhập cảnh mang theo 107 điện thoại di
động hiệu Iphone không khai. Ước tính trị giá hàng vi phạm: 677,110,980
VNĐ.
Vụ việc 4: Ngày 08/4/2008 lập BBVP đối với ông Phạm Hùng Văn,
quốc tịch Mỹ về hành vi xuất cảnh không khai báo 63.000 USD.
Vụ việc 5: Ngày 12/6/2008 phát hiện Chu Hoàng Mai mang 233g
heroin giấu trong hậu môn.
Vụ việc 6: Ngày 29/6/2008 lập BBVP đối với ông Phan Xuân Hòa,
quốc tịch Việt Nam, về hành vi nhập cảnh không khai báo và không có
giấy phép của Bộ công an 03 khẩu súng hơi Slavia 631.
Vụ việc 7: Ngày 13/7/2008 lập BBVP đối với ông Nguyễn Hoàng
Hải, quốc tịch Việt Nam về hành vi nhập cảnh không khai báo 330.140
euro.
- Tổng số lượng phương tiện, hành khách XNC (Từ 01/01/2009 đến
15/10/2009):
Hành khách (lượt người)
Chuyến bay
Nhập cảnh
2.104.671
17.902
Xuất cảnh
2.112.200
17.913
Tổng cộng
4.216.871
35.815
Số vụ vi phạm đã phát hiện (từ 01/01/2009 đến 15/10/2009):

KẾT QUẢ

SỐ VỤ

21

TRỊ GIÁ


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

(vụ)

( đồng VN)

Buôn lậu - vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới
Gian lận thương mại
Vi phạm về thủ tục hải quan
Vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả
Ma túy
Vũ khí, chất nổ

-

-

23
357
1


3.797.391.719
5.798.636.914
-

Tổng cộng

381

9.596.028.633

Vụ việc 1: Ngày 27/4/2009 lập biên bản vi phạm đối với ông
Ranger Michael George Alan về hành vi nhập cảnh mang theo hàng cấm
nhập khẩu: phụ kiện súng và 80 viên đạn.
Vụ việc 2: Ngày 13/6/2009 lập biên bản vi phạm đối với bà Nguyễn
Thị Kim Loan, quốc tịch Nhật Bản về hành vi nhập cảnh không khai báo
3.400.000 JYP.
Vụ việc 3: Ngày 29/6/2009 lập biên bản vi phạm đối với ông Lê
Quang Uy, quốc tịch Việt Nam về hành vi nhập cảnh mang theo máy tính
xách tay có nội dung phản động.
Vụ việc 4: Ngày 11/8/2009 lập biên bản vi phạm đối với ông Cil
Bak, quốc tịch Việt Nam về hành vi nhập cảnh mang theo hàng quân
trang quân đội Mỹ thuộc diện cấm nhập khẩu theo quyết định
80/2006/QĐ-BQP.
Vụ việc 5: Ngày 18/8/2009 lập biên bản vi phạm đối với ông
Rotheram John Keith, quốc tịch New Zealand về hành vi xuất cảnh không
khai báo tiền, vàng (3000 USD, 18.000 AUD, 18 lượng vàng SJC 9999)
vượt định mức theo quy định, không xuất trình được giấy phép ngân
hàng.
Vụ việc 6: Ngày 29/10/2009 biên bản vi phạm đối với bà Wang

Lizhu, quốc tịch Trung Quốc về hành vi xuất cảnh mang ngoại tệ vượt
định mức (133.000 USD) không khai báo Hải quan, không xuất trình
được giấy phép ngân hàng theo qui định.
Vụ việc 7: Ngày 10/11/2009 lập biên bản vi phạm đối với ông
Nguyễn Văn Bảy, quốc tịch Việt Nam về hành vi nhập cảnh mang hàng
hóa vượt tiêu chuẩn miễn thuế (826 đầu phun của vòi phun cao áp dùng
cho động cơ diesel).
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

22


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

- Địa bàn Chi cục quản lý rất phức tạp, nhạy cảm, trên địa bàn có
nhiều lực lượng cùng hoạt động. Việc phối hợp công tác với các đơn vị
bạn trên cùng địa bàn công tác còn nhiều bất cập, chưa thật sự thống nhất
trong quản lý & cách thực hiện, đôi khi ảnh hưởng đến niềm tin của hành
khách xuất nhập cảnh, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập
khẩu, . . .
- Tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức chưa cao do việc bố
trí công chức theo hướng chuyên sâu và đảm bảo chế độ luân chuyển
đang là một vấn đề khó khăn, cần nhiều thời gian nghiên cứu, thực hiện;
một số công chức còn chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ phát triển và
hiện đại hóa, thực hiện công việc theo lối mòn, dựa vào kinh nghiệm
công tác, ngại đổi mới.
- Trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất tuy đã được chú ý tăng cường
trong thời gian qua nhưng chưa đủ đáp ứng được yêu cầu công việc, còn
chưa đồng bộ, phòng máy chủ chưa đạt chuẩn, thiếu các thiết bị bảo mật
và sao lưu dữ liệu. Nhiều nhu cầu trang bị đã được kiến nghị từ lâu nhưng

chưa được thực hiện như nối mạng cho các đội, tổ công tác tại nhà ga
quốc tế, trang bị hệ thống camera quan sát cho toàn bộ địa bàn quản lý,
việc triển khai lắp đặt hệ thống camera quan sát diễn ra còn chậm, chưa
được trang bị máy ngửi ma tuý;…
- Hệ thống phần mềm ứng dụng còn nhiều hạn chế, chạy chậm,
chưa được tích hợp nên gây nhiều khó khăn cho người sử dụng, không
thay đổi, nâng cấp kịp thời do quy trình nghiệp vụ thường xuyên thay
đổi,. . .
- Chưa được kết nối và khai thác thông tin với mạng vi tính của các
đơn vị Hàng không, công an cửa khẩu để nắm tình hình, thu thập thông
tin phục vụ yêu cầu kiểm soát.

CHƯƠNG III
23


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22

DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT
NHẬP CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ
TÂN SƠN NHẤT
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CỦA HẢI QUAN
3.1.1. Tình hình thế giới
Hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đặc
biệt phương thức vận tải bằng đường hàng không đang ngày càng phổ
biến vì đáp ứng được yêu cầu giao nhận hàng hóa thuận tiện, nhanh
chóng. Việc gia tăng khối lượng hàng hóa ngày càng lớn được vận
chuyển qua đường hàng không đặt ra những thách thức lớn cho cơ quan

hải quan trong việc kiểm tra, giám sát, làm thủ tục hải quan và chống
buôn lậu qua đường hàng không.
Ngoài ra tình hình an ninh, nguy cơ khủng bố trên thế giới và khu
vực diễn ra hết sức phức tạp. Sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố bằng máy
bay ngày 11/9/2001, các vụ khủng bố, xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới như Tây Ban Nha, Anh, Nga, Afganistan… và mâu thuẫn
giữa các nước như Mỹ-Iran, Hàn Quốc-CHDCND Triều Tiên, NgaGruzia… là thực tế cho thấy tình hình kinh tế, chính trị thế giới ngày
càng thay đổi với những diễn biến phức tạp, khó lường.
3.1.2. Tình hình trong nước
Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới, vì vậy quá trình hội nhập quốc tế đã đặt ra cho hàng
không Việt Nam yêu cầu bức bách trong việc thực hiện mở cửa, tự do hóa
thị trường hàng không theo cam kết của Hiệp định GATTS, cam kết theo
tiến trình đàm phán DOHA và hiệp định hàng không đa biên ASEAN.
Theo chiến lược phát triển hàng không đến năm 2015, đến năm
2010 cảng hàng không Việt Nam sẽ đón 25 triệu khách/năm và đến 2015
sẽ từ 40-48 triệu khách/năm. Theo quy hoạch điều chỉnh đến năm 2015,
Việt Nam sẽ có 24 cảng hàng không, trong đó có 6 cảng hàng không quốc
tế: Nội Bài, Tân Sân Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Chu Lai, Long Thành; 7
cảng địa phương có hoạt động bay quốc tế: Điện Biên, Lào Cai, Cam
Ranh, Liêm Khương, Cần Thơ, Phú Quốc.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật hàng không dân dụng Việt Nam
sửa đổi, bổ sung năm 2006, Chính phủ đã dự thảo nghị định kinh doanh
hàng không, theo đó: các nhà đầu tư nước ngoài, công dân Việt Nam có
thể thành lập các hãng hàng không tư nhân. Ngoài ra, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trong lĩnh vực vận tải hàng
24


Tiểu luận Lê Hoàng Linh K22


không như Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay
dân dụng; Nghị định 76/2007/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng
không và hoạt động hàng không chung… Chính sách thông thoáng không
chỉ giúp các hãng hàng không quốc tế vào Việt Nam dễ dàng mà thực sự
thuận lợi cho việc hình thành những hãng hàng không mới trong nước.
Luật Hàng không dân dụng cho phép mọi thành phần kinh tế có thể tham
gia kinh doanh vận tải hàng không. Các hãng hàng không được thành lập
và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được đối xử bình đẳng với nhau.
Như vậy, ngoài 4 hãng hàng không của Việt Nam (Vietnam
Airline, Pacific Airline, Công ty bay dịch vụ Việt Nam (NASCO), Tổng
công ty bay dịch vụ (SFR)), thì số hãng hàng không của Việt Nam sẽ tăng
lên (đã có 5 dự án thành lập các hãng hàng không tư nhân của các nhà
đầu tư Việt Nam). Ngoài ra, các hãng hàng không quốc tế giá rẻ bắt đầu ồ
ạt đến Việt Nam.
Việc bùng nổ của hoạt động hàng không dân dụng quốc tế tại Việt
Nam vừa tạo thời cơ, vừa thách thức các cơ quan chức năng mà trước hết
là Hải quan Việt Nam. Ngoài những cơ hội cho hội nhập, phát triển kinh
tế, đối ngoại, thu hút đầu tư, du lịch…, còn tiềm ẩn các nguy cơ về buôn
lậu, gian lận thương mại, các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Do lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa qua lại tại các cửa
khẩu hàng không quốc tế ngày càng nhiều nên các đối tượng trong và
ngoài nước sẽ lợi dụng để buôn lậu và gian lận thương mại.
Hoạt động xâm nhập công khai qua các cửa khẩu hàng không quốc
tế sẽ gia tăng so với trước đây vì các đối tượng, phần tử thù địch dễ dàng
trà trộn với nhiều danh nghĩa, mục đích khác nhau.
Lợi dụng sự thông thoáng của các chính sách xuất nhập cảnh, xuất
nhập khẩu của Nhà nước, sự tiện lợi của hàng không, các đối phần tử
phản động trong nước và ở nước ngoài sẽ câu kết vận chuyển trái phép
Người, các tài liệu phản động vào Việt Nam để chống phá Đảng và Nhà

nước, và đưa các bí mật quốc gia ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển văn hóa phẩm độc hại, tổ chức
tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền, các đối tượng có lệnh
truy nã cũng sẽ lợi dụng đường hàng không đê xuất cảnh, nhập cảnh, xuất
khẩu, nhập khẩu.
Từ những thực trạng nêu trên, cơ quan hải quan có nhiệm vụ hết
sức nặng nề trong thực hiện nhiệm vụ góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
25


×