Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.66 KB, 34 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài.
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về
nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoá. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân, trong đó các nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục là những người trực tiếp thực hiện và vì vậy giữ vai trò quyết
định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ
chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo:
Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên (báo cáo của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT trước Quốc hội về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong
lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề). Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng
đã khẳng định: “Giáo dục là nền tảng, là động lực thúc đẩy CNH-HĐH đất
nước”. Để thực hiện được vai trò lớn lao đó đòi hỏi giáo dục phải phát triển, phải
nâng cao chất lượng giáo dục .
Thực tế trong những năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo đã tích cực từng
bước đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và công tác quản lý
để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đã có những thành tựu
đáng kể. Mạng lưới trường học rộng khắp, chất lượng giáo dục có tiến bộ, đa dạng
hoá về các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho toàn dân. Song bên cạnh
đó có một số mặt chưa đạt được: quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả còn nhiều
bất cập. Đặc biệt là chất lượng và hiệu giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của
xã hội. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ. Từ đó chúng ta thấy: để nâng
cao chất lượng giáo dục, để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục trong
thời kỳ CNH-HĐH đất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường
là đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ và có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức,
lối sống trong sáng, lành mạnh... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp Giáo dục- Đào tạo và sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.


II. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói sau 26 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
mang ý nghĩa lịch sử, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Văn kiện Đại hội
XI của Đảng đã đánh giá đầy đủ những thành tích đạt được, đồng thời cũng chỉ ra
những yếu kém, bất cập kéo dài, chậm được khắc phục: "Chất lượng giáo dục và
đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ
cao còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng,
giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc
hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề
đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập.
Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm,
hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội". Để phát triển đất nước trong
giai đoạn mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế
1


tri thức, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, những yếu kém bất cập đó
phải sớm được khắc phục.
Yếu tố con người quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt
động xã hội nói chung và giáo dục và đào tạo nói riêng. Để khắc phục những yếu
kém bất cập của giáo dục đào tạo cần phải có sự tham gia tích cực, đồng bộ của các
nhà quản lý, nhà giáo và người học.
Quá trình dạy học muốn được sản phẩm tốt, người dạy cần phải có những khả
năng: kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, Biết và áp dụng nhiều
phương pháp sư phạm, sử dụng thành thạo có hiệu quả trang thiết bị, học cụ... hiểu
tâm lý người học, cơ chế truyền đạt và tiếp thu kiến thức, cảm hóa định hướng suy
nghĩ cho người học, luôn luôn tích lũy và nâng cao khả năng sư phạm xứng đáng là
tấm gương cho người học noi theo. Người giáo viên luôn cập nhật tri thức mới và

phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học. Chính bản thân đối tượng dạy
học đã quyết định tính đặc thù của quá trình dạy học. Người giáo viên còn phải là
một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo
đức, về nhân cách đối với học sinh. Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người giáo viên
là rất cao và toàn diện. Công việc của người thầy không chỉ là cung cấp kiến thức,
mà còn là truyền lửa cho người học và hướng dẫn họ cách tự học, tự nghiên cứu, tự
phù hợp.
Qua việc phân tích trên chúng ta thấy rằng: Việc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế cần được tiến hành với các giải pháp toàn diện, đồng bộ
trong đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất
lượng là khâu then chốt. Không thể gọi là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo nếu nội dung hoạt động đổi mới, cải cách ấy không thực sự chú trọng phát huy
vai trò chủ động, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo … Nói cách khác, phát huy hết vai
trò, trách nhiệm, khả năng sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ nhà giáo là cách thức,
con đường, là nhiệm vụ, mục tiêu và động lực để đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo của nước ta hiện nay. Làm được như thế là thực sự khẳng định vai trò
quyết định của nhà giáo đối với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên trong điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự nghiệp phát
triển giáo dục, đào tạo. Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo nước ta theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, cần phải phát huy tối đa
vai trò của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò quyết định đối với thành bại của sự
nghiệp giáo dục, đào tạo ở mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Vì vậy, cần nhanh chóng
khắc phục các yếu kém bất cập trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số
lượng, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, say mê và yêu nghề. Sự say
mê của bản thân, trách nhiệm của mình với đất nước...tất cả những cái được làm
nên những nhà giáo tâm huyết, những người đã chọn nghề dạy học. Công lao của
nhà giáo được kết tinh trong sản phẩm của mình, một thứ sản phẩm đặc biệt không
thể mua bán, đong đếm, lỗ lãi được.
Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác, trong những năm qua đã đạt được một

số thành tích đáng kể. Tuy nhiên thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn
chế, trình độ chưa tương xứng với bằng cấp, một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết
với nghề, chưa bắt kịp xu thế của thời đại…Vậy, làm thế nào để nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, sớm cải thiện hiệu quả giáo dục? Quan trọng hơn nữa là
2


làm thế nào để giáo viên có khả năng và phát huy hết khả năng của mình trong dạy
học? Là một người quản lý nhà trường trước thực tế nói chung, tình hình chất
lượng đội ngũ trong trường nói riêng, bản thân rất băn khoăn, trăn trở. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội
ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học”. Sau thời
gian đúc kết kinh nghiệm tôi mạnh dạn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp với mong
muốn nhận được thêm nhiều góp ý để đề tài của mình khả thi hơn trong công tác
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng chuyên môn, giúp cho người
cán bộ quản lí xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, biết xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng thiết thực, biết lựa chọn nội dung bồi dưõng cho thích hợp để xây dựng
được tập thể đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề, gắn bó với sự nghiệp trồng
người, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
III.1 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 5 tháng 8 năm 2013 đến ngày 6
tháng 3 năm 2015 tại đơn vị đang công tác.
III.2 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học.
IV. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quá trình chỉ đạo thực hiện các
biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đề xuất một số biện pháp bồi
dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở

Trường Tiểu học.
VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Với thực tiễn nền giáo dục hiện nay đặc biệt là vấn đề chất lượng bất cập với
yêu cầu xã hội của đội ngũ giáo viên, các nhà trường đã tiến hành các biện pháp
bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho đội ngũ giáo viên của đơn vị như :
- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, năng lực cho đội ngũ giáo viên còn theo
thời vụ (gắn với các đợt thi hằng năm xong lại nghỉ)
- Bố trí sắp xếp đội ngũ hợp lí tuy nhiên vẫn còn một số thiên về hoàn cảnh..
- Tổ chức dạy thao giảng và mở chuyên đề: đã tiến hành thậm chí là nhiều
lần song đôi lúc còn giao khoán cho tổ CM, BGH chưa thực sự quan tâm.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm: tiến hành song vẫn quan tâm nhiều đến việc
đánh giá kết quả, việc KT mang tính thúc đấy chưa mạnh.
- Đưa các tiêu chí vào xếp thi đua, động viên khen thưởng GV có thành tích
chưa kịp thời, thường là vào dịp 20/11, cuối năm học: việc động viên, khen thưởng
chưa tương xứng còn quá mang tính động viên.
Mặc dầu được thực hiện với nhiều giải pháp song sự quan tâm vào cuộc của
BGH, các tổ khối trưởng chưa quyết liệt, các giải pháp tiến hành song ít được sự
kiểm tra, đốc thúc của BGH, năng lực của tô, khối chuyên môn chưa thực sự đáp
ứng nhu cầu đôi khi còn làm chiếu lệ, đối phó.
Xuất phát từ những thực tế đó tôi đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận, và
thực trạng của vấn đề, đã đưa ra được một số biện pháp và cách tiến hành tổ chức
bồi dưỡng chuyên môn giáo viên có tính mới và tính ưu việt hơn góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy trong trường tiểu học. Đó là :
3


Mở rộng hơn các biện pháp bồi dưỡng, khi áp dụng các biện pháp BGH đặc
biệt là đ/c phụ trách chuyên môn đã vào cuộc thực sự, cùng tham gia bàn bạc thực
hiện, kiểm tra giám sát để có biện pháp thực thi tốt nhất ví dụ:
- Nâng cao trình độ chính trị đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên: Cán

bộ quản lí trong nhà trường cần giúp cho giáo viên nắm bắt kịp thời những chủ
trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, giúp giáo viên tin tưởng vào mục
tiêu, kế hoạch của giáo dục tiểu học, có nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình, có
trách nhiệm với học sinh, phụ huynh và nhân dân. Luôn luôn tu dưỡng và kịp thời
nắm bắt thông tin, thời sự về tình hình trong nước và ngành giáo dục. Có thói quen
đọc sách báo, tài liệu để cập nhật thông tin, góp phần nâng cao và mở rộng tầm
nhìn, sự hiểu biết về đổi mới giáo dục và đổi mới xã hội thông qua các chuyên đề,
các cuộc hội thảo, các buổi sinh hoat có đánh giá kết quả qua sự hiểu biết và thực
hiện của mỗi đ/c.
- Việc sắp xếp đội ngũ phải “thấu tình, đạt lí” nhưng đảm bảo cho sự luân
chuyển ít nhất 3 năm, sự luân chuyển dựa vào đặc thù Khối 1; Khối 2- 3 và Khối
4- 5.
-Việc bồi dưỡng giáo viên đã có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, hàng ngày
không phải theo thời vụ, có kiểm tra kiến thức GV hàng tháng.
- Xác định được tầm quan trọng của tổ trưởng, khối trưởng có kế hoạch bồi
dưỡng và thường xuyên hỗ trợ trong XD kế hoạch và triển khai công tác.
- Trong các hoạt động chuyên môn không nặng nề về đánh giá xếp loại mà tạo
điều kiện để GV được trao đổi, bàn bạc một cách tự nhiên cởi mở nhằm mang lại
hiệu quả tốt nhất cho các hoạt động.
Khi tổ chức các chuyên đề khuyến khích các tổ cùng tham gia xây dựng các
chuyên đề. Các chuyên đề, SKKN có chất lượng tốt sau khi nghiệm thu đã được
phổ biến rộng rãi tới toàn thể giáo viên để họ áp dụng vào giảng dạy. Chuyên môn
đã làm tốt công tác tham mưu nên nhà trường đã có chính sách khen thưởng hợp
lý cho những giáo viên có báo cáo chuyên đề, SKKN tốt, kịp thời tuyên dương,
khen thưởng GV có thành tích trong dạy học và công tác.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV không chỉ bó hẹp trong các hoạt
động chuyên môn mà thực hiện qua các hoạt động khác như tham gia các câu lạc
bộ, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể thao, văn nghệ, trình độ sử dụng
Intenet….. Vì Vậy GV phát triển năng lực chuyên môn một cách toàn diện.
PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ quan điểm giáo dục phải thích ứng với thực tiễn sự phát triển
kinh tế xã hội và xu thế thời đại. Xã hội càng tiến bộ, đòi hỏi người giáo viên cần
phải có những hiểu biết và cập nhật thông tin để tổ chức hướng dẫn học sinh tham
gia vào các hoạt động một cách tích cực. Giáo viên cần phải có khả năng thích ứng
với thực tiễn để tiếp cận với sự phát triển của xã hội, cần phải có sự hiểu biết về
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội để có thể dự kiến được những việc cần làm, những
tình huống sẽ xảy ra để lựa chọn cách ứng xử cho thích hợp. Vì thế để giảng dạy có
chất lượng tốt hơn thì người giáo viên phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường
xuyên về mọi mặt để nâng cao năng lực chuyên môn.
4


II. Thực trạng của vấn đề:
Xuất phát từ đặc thù lao động của người giáo viên Tiểu học. Hoạt động lao
động sư phạm của người giáo viên tiểu học đòi hỏi phải linh hoạt, nhạy bén, kịp
thời và sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ
và đối tượng học sinh, tránh rập khuôn máy móc dẫn đến gò ép, căng cứng trong
việc vận dụng phương pháp.
Lao động của người giáo viên không chỉ khép kín trong nhà trường mà phải
biết kết hợp chặt chẽ với việc chăm sóc giáo dục trong gia đình, hòa nhập với
chương trình văn hóa địa phương. Thực hiện phối hợp tốt với các lực lượng giáo
dục trong xã hội. Dạy học cũng là một quá trình sản xuất, cũng giải quyết các vấn
đề đặt ra như: Sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, hiệu quả
sản xuất ra sao ?...Ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Ba yếu tố đó trong dạy học khác hẳn với các
quá trình sản xuất khác, mang tính chất đặc biệt. Thứ nhất, sức lao động là tổng
hợp thể lực và trí lực của giáo viên, đó mới chỉ là khả năng. Trong quá trình dạy
học thì khả năng đó mới được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Thứ hai, đối tượng lao
động chính là con người (người học). Giáo viên tác động vào người học, nhằm tạo

ra những thế hệ học sinh có ích cho xã hội. Thứ ba, tư liệu lao động là các vật làm
nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của giáo viên lên đối tượng, nhằm biến đổi đối
tượng thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động trong dạy
học như: trang thiết bị, phòng thí nghiệm, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bảng
phấn, đèn chiếu, mô hình, học cụ....Trước hết, đối tượng của dạy học là con người,
luôn thay đổi cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô
giác như miếng da của người thợ giày, khúc gỗ của người thợ mộc... mà là một con
người rất nhạy cảm với những tác động của các yếu tố bên ngoài. Không giống các
quá trình sản xuất khác, sản phẩm của dạy học không thể có ngay khi kết thúc quá
trình dạy học. Sản phẩm đó là sự tích lũy, phát triển tri thức và nhân cách của
người học, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người dạy.
Để làm tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức,
năng lực sư phạm, có trình độ chuyên môn, có sức khoẻ và uy tín, luôn là tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
Bên cạnh đó, xuất phát từ chất lượng giáo dục trong nhà trường là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết
định để nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục Tiểu
học là dạy cho trẻ cách học và cách sống - phát triển hài hoà toàn diện, tự trang bị
cho mình những kiến thức kĩ năng cần thiết để học tiếp hoặc bước vào cuộc sống.
Dạy cho trẻ những phương pháp tư duy khoa học, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức,
dạy các kĩ năng về đọc, viết, tính toán và lao động để đáp ứng công cuộc đổi mới
của đất nước. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là biện pháp duy
trì và phát triển giáo dục ở bậc học.
II.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường
II.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương
Địa phương nơi tôi công tác nhiều năm qua tình hình kinh tế xã hội còn nhiều
khó khăn, chủ yếu người dân làm nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, hơn nửa
công dân của xã là giáo dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có ó nhiều
bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế đã khá hơn do có nhiều mô hình
5



kinh tế tư nhân phát triển, lực lượng lao động đi xuất khẩu khá nhiều. Cấp ủy
Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội đã có sự lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với ngành
giáo dục nên chất lượng giáo dục trên địa bàn đã có những bược tiến đáng kể luôn
được xếp tốp đầu trong toàn huyện, được ngành ghi nhận.
II.1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác được thành lập đến nay đã được 55
năm. Những năm đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhưng được sự quan tâm của
ngành giáo dục đào tạo, các cấp uỷ Đảng và chính quyền đại phương, của Hội cha
mẹ học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực của Thầy và Trò , đến nay trường đã có bước
phát triển mạnh. Trong những năm gần đây trường đã có nhiều thành tích trong các
lĩnh vực hoạt động đặc biệt là hoạt động chuyên môn. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà
trường có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng, nhận thức đúng đắn
trong chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 100% giáo viên đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn đội ngũ giáo viên đã công tác nhiều năm, có tinh
thần trách nhiệm, đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng nghiệp, có tinh thần học hỏi, tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng
phát triển, phụ huynh đa số quan tâm chăm lo đến điều kiện học tập của con em,
trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa
phương.
Bên cạnh những thuận lợi và đặc điểm nổi bật nêu trên hiện nay trường cũng
còn có những khó khăn trong quá trình tiến hành hoạt động giáo dục. Đó là:
Số giáo viên lớn tuổi nhiều nên việc đổi mới phương pháp còn chậm so với yêu
cầu của ngành. Chất lượng đội ngũ không đồng đều. Về nghiệp vụ sư phạm: giáo
viên còn một số hạn chế về việc lựa chọn hình thức tổ chức lớp học. Vận dụng
phương pháp chưa linh hoạt, cách trình bày bảng và sử dụng thiết bị dạy học còn
có những tồn tại nhất định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế...
II.1.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ:

Để nắm được tình hình của đội ngũ giáo viên tôi đã tiến hành thu thập các số
liệu của 2 năm học trước và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Điều tra về trình độ của đội ngũ hàng năm.
Năm học
2011-2012
2012-2013

Số
lượng
GV
20
19

Đại học
sl
%
1
5.0
2
10.5

Trình độ đào tạo
Cao đẳng
sl
%
16
80.0
15
78.9


THSP
sl
3
2

%
15.0
10.5

Bảng 2: Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Năm học
2011-2012
2012-2013

Số
lượng
GV
20
19

Xuất sắc
sl
%
3
15.0
3
15.8

Chất lượng xếp loại hàng năm
Khá

Trung bình
sl
%
Sl
%
14
70.0
3
15.0
13
68.4
3
15.8

Kém
Sl

%

6


Bảng 3: Thống kê số lượng giáo viên giỏi hàng năm
Năm học
2011-2012
2012-2013

Số
lượng
GV

20
19

Danh hiệu giáo viên giỏi các cấp
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp trường
sl
%
sl
%
sl
%
0
0.0
5
25.0
7
35.0
0
0.0
5
26.3
8
42.1

Bảng 4: Chất lượng học lực hàng năm của học sinh.
Năm học
2011-2012
2012-2013


Số
lượng
HS
320
299

Giỏi
sl
102
100

%
31.9
33.4

Chất lượng học lực hàng năm
Khá
Trung bình
sl
%
Sl
%
99
30.9
100
31.3
101
33.8
78

26.1

Yếu
Sl
19
11

%
5.9
3.7

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tỉ lệ giáo viên trên chuẩn đạt cao: chiếm
85,0% năm 2011 và 89,5% năm 2012, tuy nhiên tỉ lệ đạt loại khá loại xuất sắc
trong xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên còn hạn chế. Có thể nói rằng chất
lượng giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp. Phải chăng, giáo viên tuy có trình
độ đại học, cao đẳng nhưng chưa phát huy hết năng lực sở trường, hay các biện
pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo viên chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng học sinh
học yếu khá nhiều, cụ thể năm học 2011-2012 có 19 em, năm học 2012-2013 có 11
em.
II.1.4. Đánh giá chung về nguyên nhân của thực trạng .
Qua thăm dò ý kiến của cá nhân và quan sát tình hình thực tế của giáo viên,
học sinh và nhà trường, tôi nhận thấy rằng : Mục tiêu giáo dục và yêu cầu của bậc
học ngày càng cao. Dạy và học theo chương trình sách giáo khoa mới với đội ngũ
giáo viên là một sự thay đổi hoàn toàn mới. Nội dung chương trình được nâng cao
hơn nhiều so với chương trình cũ. Phương pháp dạy học không còn đơn thuần như
trước. Mức độ yêu cầu của mỗi tiết học cao hơn. Đây cũng chính là vấn đề cơ bản
khó khăn mà đội ngũ giáo viên phải tiếp cận.
Việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ chưa cao còn mang tính
chất đối phó về bằng cấp, lương tiền.. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh, bổ sung để
nâng cao trình độ nghiệp vụ chưa kịp thời. Việc thi đua trong giáo viên còn mang

tính hình thức, chưa có biện pháp chế tài thích đáng, chưa thúc đẩy việc phấn đấu
của từng giáo viên. Đây là nguyên nhân cơ bản của vấn đề.
Đội ngũ quản lí cũng như các giáo viên thực sự chưa có các biện pháp hữu
hiệu để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Việc bồi dưỡng giáo
viên thường làm theo “thời vụ” tức là chỉ thực hiện quyết liệt vào các tháng cao
điểm khi tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp mà chưa có kế hoạch bồi
dưỡng hay tự học thường xuyên, hàng ngày.
II.1.5. Các hình thức hướng dẫn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Bảng 4 : Các hình thức hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường
TT
Các hình thức bồi dưỡng
Giáo viên
Quản lí
Chung
7


Để tìm hiểu mức độ hướng dẫn và các hình thức hướng dẫn cho giáo viên
nhằm nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ, tôi đã tiến hành điều tra 15 giáo
viên và quản lí nhà trường với các câu hỏi như sau: “Theo đồng chí hiện nay việc
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thông qua những hình thức
nào? Vào thời gian nào? (Kết quả điêù tra được thể hiện ở bảng 5 ).
Từ kết quả điều tra ta thấy rằng giáo viên và quản lí hầu như nhận thức đúng
về các hình thức hướng dẫn hoạt động, tuy nhiên giáo viên hầu như còn thờ ơ với
các vấn đề bồi dưỡng tự học qua mạng Internet, phần lớn giáo viên chưa cân đối
quỹ thời gian để dành cho công tác tự học tự bồi dưỡng mà cho rằng việc bồi
dưỡng chủ yếu tập trung vào thời gian nghỉ hè. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nội dung còn đơn điệu, chưa kích thích
được sự say mê của giáo viên trong chuyên môn do vậy hiệu quả chưa cao.
III. Các biện pháp chỉ đạo:

Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề, qua quan sát, điều tra,
phân tích thực trạng tôi mạnh dạn đề ra các biện pháp như sau:
III.1 Nâng cao trình độ chính trị đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên:
- Thực hiện tốt việc tổ chức, quán triệt học tập các Nghi quyết, Chỉ thị của
Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách
có liên quan đến phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và vai trò vị trí của đội ngũ
Giáo viên.
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức chính trịxã hội trong nhà trường như: tổ chức câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc hội
thảo....đặc biệt sau các buổi sinh hoạt công đoàn hàng tháng để nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người của người giáo viên; làm cho mọi người thấy được khác với
các nghề khác trong xã hội, nghề dạy học, người thầy với tư cách mô phạm, là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy, nhà giáo không thể sống một cách tùy
tiện ảnh hưởng đến tư cách người thầy, tác động tiêu cực đến kết quả đào tạo. Vì
vậy, nâng cao trình độ tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm
cho mỗi giáo viên là hết sức cần thiết. Cán bộ quản lí trong nhà trường cần giúp
cho giáo viên nắm bắt kịp thời những chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật
nhà nước, giúp giáo viên tin tưởng vào mục tiêu, kế hoạch của giáo dục tiểu học,
có nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình, có trách nhiệm với học sinh, phụ huynh
và nhân dân. Luôn luôn tu dưỡng và kịp thời nắm bắt thông tin, thời sự về tình
hình trong nước và ngành giáo dục. Có thói quen đọc sách báo, tài liệu để cập nhật
thông tin, góp phần nâng cao và mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết về đổi mới giáo
dục và đổi mới xã hội.
Dạy học ngoài truyền đạt kiến thức, giáo viên phải tạo cho người học khả
năng sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm, khả năng tự
thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đồng thời với dạy chữ, giáo viên còn phải dạy
người, định hướng học sinh tình yêu với nhân dân, với đất nước, trách nhiệm với
cộng đồng, hoàn thiện dần nhân cách để làm người có ích cho xã hội. Giáo viên
phải hiểu được việc giáo dục trẻ là hết sức quan trọng, hình thành cho trẻ về nhân
cách con người để chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho các em trong học tập và

ứng xử trong cuộc sống cộng đồng. Do mục tiêu của từng môn học khác nhau, vì
8


vậy giáo viên phải nắm được phương pháp đặc trưng của từng môn để vận dụng
trong quá trình giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Biết kết hợp phương pháp dạy
học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại. Nắm được đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ, trình độ đối tượng học sinh để từ đó giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học cho hợp lí. Xác định đúng mục tiêu của bài để sử dụng đồ
dùng dạy học, tránh lạm dụng và thiếu tính khoa học. Ngoài ra, ngôn ngữ, phong
thái, xử lí tình huống sư phạm, cách trình bày bảng,....là những nội dung rất cần
phải quan tâm bồi dưỡng.
Khi thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục, mỗi giáo viên phải sử dụng
nhiều phương tiện và công cụ như sách giáo khoa, bảng, phấn, máy tính v.v…
Nhưng có một đặc điểm làm lao động của nhà giáo rất độc đáo và khác biệt với
những hình thức lao động khác trong xã hội là chính nhân cách của mỗi nhà giáo
cũng tham gia vào quá trình giáo dục như là những “phương tiện’ và “công cụ” hết
sức quan trọng.
Trong mỗi giờ lên lớp, mỗi bài giảng hay khi tiến hành các hoạt động giáo
dục, người giáo viên không những phải huy động kiến thức, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ mà thể hiện trong đó cả những thái độ và cách ứng xử. Mỗi giờ giảng dù
muốn hay không đều ít nhiều bộc lộ những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới
quan cho đến những hành vi và thói quen của người giáo viên. Những ai đã từng
ngồi trên ghế nhà trường chắc đều hiểu rõ tác động mạnh mẽ đến nhường nào của
giọng nói và ánh mắt người giáo viên. Có thể nói toàn bộ nhân cách người thầy đã
tham gia vào từng giờ lên lớp, từng hoạt động giáo dục. Người thầy đã giáo dục
học sinh bằng chính nhân cách của mình. Vì vậy hơn ai hết nhân cách của nhà giáo
phải được phát triển toàn diện và hài hòa để có thể cảm hóa được học sinh và trở
thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thực tế đã cho thấy trong
cùng một nhà trường, cùng một chương trình, cùng một sách giáo khoa thậm chí

cùng sử dụng một phương pháp dạy học nhưng hai giáo viên với hai nhân cách
khác nhau sẽ đem lại hai chất lượng dạy học khác nhau
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân,
biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Tùy theo góc độ nghiên cứu, có
nhiều mô hình về cấu trúc của nhân cách. Chẳng hạn có mô hình xem xét nhân
cách với bốn bộ phận cấu thành gồm: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ - Cách ứng
xử. Cũng có thể sử dụng cấu trúc đơn giản nhất của nhân cách chỉ gồm hai yếu tố
là đức và tài.
Về mặt “đức”, ngoài các phẩm chất như nhân sinh quan cách mạng, thế giới
quan khoa học, lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, yêu nghề…trong bối cảnh xã
hội ngày nay người giáo viên còn cần phải có nhận thức đầy đủ về những giá trị
sống đúng đắn và hơn thế cần có những kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục
theo định hướng của các giá trị đó. Những giá trị sống cơ bản như tôn trọng, yêu
thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, giản dị…là những phẩm
chất hết sức quan trọng đối với người giáo viên.
Nếu có được những giá trị sống như tôn trọng và khoan dung người thầy
chắc sẽ có được những mối quan hệ tốt đẹp với trò, sẽ có được những ứng xử hợp
lý, tinh tế đối với học sinh và phụ huynh trong mọi tình huống. Nếu tôn trọng và
khoan dung, người thầy sẽ có thể hiểu đúng hơn về trò, người thầy có thể làm chủ
9


và kiểm soát được cảm xúc của chính mình mỗi khi trò phạm khuyết điểm, đồng
thời thầy cũng có được những suy nghĩ và hành động cương quyết, kịp thời nhưng
đầy tính nhân văn nhằm giúp trò sửa chữa sai phạm, đặc biệt giúp trò vượt qua
những giai đoạn khủng hoảng. Khoan dung còn có thể giúp người thầy dễ dàng
chấp nhận và bỏ qua những lỗi lầm, những ứng xử còn non nớt và ấu trĩ của trò khi
hiểu rằng các em còn đang nhỏ, thiếu kinh nghiệm sống, các em vẫn đang trong
quá trình phát triển và hoàn thiện.
Quan hệ thầy trò trước hết là quan hệ giữa con người và con người. Trong

mối quan hệ đó yêu thương là quan trọng nhất, cao quý nhất. Nếu hết mực yêu
thương học sinh người thầy sẽ chiếm được tình cảm và sự kính trọng của cả học
sinh lẫn phụ huynh, đồng thời có thể tìm ra mọi cách để giảng dạy tốt cũng như sẽ
có được những biện pháp giáo dục thuyết phục và hiệu quả nhất. Người giáo viên
biết tôn trọng, yêu thương, bao dung chắc chắn sẽ tránh được những mâu thuẫn
bức xúc, những ứng xử thô bạo, những phản ứng tiêu cực không đáng có trong
hoạt động giáo dục và dạy học.
Trung thực hiện đang là một phẩm chất được xã hội chúng ta quan tâm hơn
bao giờ hết. Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội và lao động sản xuất nếu không
trung thực có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng, nhưng trong giáo dục
nếu không trung thực thì sẽ đào tạo ra những con người không trung thực, những
con người giả dối. Điều đó có thể gây nên những tác hại ghê gớm đối với nền tảng
đạo đức xã hội, làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
cản bước phát triển của đất nước. Chỉ những người thầy trung thực mới có được
niềm tin yêu từ học sinh, phụ huynh và xã hội. Và người thầy cũng chỉ thành công
trong dạy học và giáo dục nếu có được những niềm tin đó.
Sản phẩm của giáo dục là con người. Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội
khác có thể chấp nhận những phế phẩm. Trong giáo dục không cho phép như vậy.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của các bậc cha mẹ, liệu chúng ta có thể chấp nhận con
em mình là phế phẩm trong quá trình giáo dục đó không? Chính vì vậy trách nhiệm
và lương tâm nhà giáo là những điều hết sức thiêng liêng. Nghề giáo được vinh
danh là nghề cao quý trong những nghề cao quý cũng chính vì trách nhiệm của
người thầy là hết sức nặng nề và vinh quang.
Do đặc điểm nghề nghiệp nên nhiều giáo viên thường chủ quan và hài lòng
với những hiểu biết cũng như vị trí xã hội của mình. Nhưng nếu không khiêm tốn
và giản dị trước hết người thầy sẽ tự mình “dậm chân tại chỗ”. Hơn ai hết người
thầy phải luôn khiêm tốn để thấy mình cần phải học tập suốt đời, nêu tấm gương
‘học, học nữa, học mãi” cho trò noi theo.
III.2 Bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lí:
Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như sắp

xếp lớp học, bố trí nhân sự trong các tổ, khối chuyên môn phải có trẻ có già và có
người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nhiệm xen kẽ, phân công đội ngũ phù hợp sở
trường và năng lực của mỗi người,ngoài ra cần lưu ý đến điều kiện hoàn cảnh, với
phương châm: “Thấu tình - đạt lí”.
Việc sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên có vai trò to lớn trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học, vì thế cần tiến hành với những bước sau:
10


- Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng.
- Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên của
năm học trước.
- Hiệu trưởng dựa trên cơ sở dự kiến của tổ để hội ý Ban giám hiệu và ra
quyết định phân công.
- Khi phân công giáo viên giảng dạy cần phải đảm bảo công bằng khách
quan, đảm bảo định mức lao động của nhà nước. Chọn giáo viên có năng lực
chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, vững vàng, có kinh nghiệm
giảng dạy và uy tín để bố trí làm các nhiệm vụ : tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội
đồng.
Do bố trí hợp lí đội ngũ vì vậy đã tạo đựoc không khí phấn khởi, ý chí phấn
đấu vươn lên đối với mỗi giáo viên trong trường, phát huy tối đa năng lực sở
trường và sự sáng tạo của mỗi một cá nhân. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo cho sự
luân chuyển ít nhất 3 năm, sự luân chuyển dựa vào đặc thù Khối 1; Khối 2- 3 và
Khối 4- 5.
III.3 Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng, khối
trưởng :
Tôi đã mạnh dạn phối hợp với đ/c hiệu trưởng chọn những giáo viên có khả
năng sư phạm tốt, có năng lực quản lí điều hành phạm vi hoạt động của tổ, được
tập thể tín nhiệm để bổ nhiệm chức danh tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn. Đặc
biệt chú ý đến việc bổ nhiệm những giáo viên là đảng viên làm nòng cốt cho từng

tổ khối. Đây là lực lượng nòng cốt giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi
lên nên quản lí nhà trường thường xuyên hướng dẫn tận tình đội ngũ cốt cán này.
Ban giám hiệu cùng các tổ khối trưởng hàng tuần đã có cuộc họp giao ban để bàn
bạc và đề ra phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu nhiệm vụ
năm học về công tác chuyên môn của các tổ, khối, kế hoạch từng học kỳ, từng
tháng, hàng tuần và phổ biến nội dung công việc thật cụ thể .
Để các tổ trưởng, khối trưởng nắm vững về hoạt động của tổ, khối chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, vào đầu năm học, tôi đã triệu tập cuộc
họp các tổ, khối trưởng phổ biến các loại hồ sơ, sổ sách của khối một cách thống
nhất theo yêu cầu gồm: sổ kế hoạch, sổ theo dõi tình hình giáo viên và chất lượng
của học sinh, sổ theo dõi tổng hợp chuyên môn, sổ biên bản... Phổ biến kế hoạch
chuyên môn dự kiến của Phòng giáo dục đào tạo và kế hoạch chuyên môn của nhà
trường để từ đó định hướng cho tổ, khối trưởng lập kế hoạch cho phù hợp với đặc
điểm tình hình của tổ, khối mà cá nhân phụ trách. Kết hợp với nhà trường, công
đoàn đưa chỉ tiêu lên lớp, chất lượng giảng dạy vào xét thi đua khen thưởng cuối
năm. Phổ biến cho tổ, khối trưởng các khối nắm vững nội dung của các văn bản
quy phạm pháp quy liên quan đến nghề nghiệp như: Quyết định 14/2007/QĐ-BGD
ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học;
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng; chương trình giảm tải, tích hợp
giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường...
Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối trưởng các khối căn cứ vào kết quả giảng dạy
trong năm học vừa qua rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các phân môn. Kết
hợp với phương hướng nhiệm vụ năm học để đề ra kế hoạch hoạt động từng tuần và
phổ biến cho giáo viên qua các buổi họp tổ.
11


Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành, kế hoạch nhiệm vụ riêng của
trường, kết hợp điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động thiết thực nâng cao chất

lượng dạy và học trong nhà trường. Cụ thể:
- Tập trung thực hiện soạn giảng các môn học theo chương trình sách giáo
khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, tích hợp giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi
trường. Vận dụng linh hoạt việc đổi mới phương pháp dạy học- phát huy tính tích
cực của học sinh. Tổ chức các hoạt động tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của tổ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng
giáo dục. Để đảm bảo yêu cầu trên, các tổ cần tổ chức các hoạt động:
+ Tham gia xây dựng kế hoạch của tổ.
+ Thống nhất phương pháp soạn, giảng và cách ghi chép hồ sơ, giáo án.
+ Học tập Thông tư 30 về đánh giá xếp loại học sinh.
+ Tổ chức thăm lớp dự giờ, trao đổi kinh nghiệm (dự giờ đánh giá theo tinh
thần đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, xếp loại trình độ nghiệp vụ; tổ chức dạy
mẫu, mở chuyên đề, dự giờ thao giảng,....)
+ Giải đáp vướng mắc, trao đổi bài khó, chương khó và hướng thực hiện giải
quyết.
+ Triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tăng cường các biện
pháp để nâng cao chất lượng học sinh đạt yêu cầu.
+ Bàn và thống nhất cách sử dụng thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học.
+ Giúp đỡ đồng nghiệp, trao đổi, hoc tập để vận dụng công nghệ thông tin vào
soạn giảng.
+ Kiểm tra chéo hồ sơ, giáo án, thực hiện tiến độ chương trình và nội dung
giảm tải và việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường
+ Quan tâm tới việc giúp đỡ đồng nghiệp để từng bước nâng cao trình độ
chuyên môn cho các thành viên trong tổ, đặc biệt là các đ/c dạy lớp 1 môn TV theo
công nghệ giáo dục. Đối với việc dự giờ, các thành viên trong tổ phải thẳng thắn
góp ý trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ đồng nghiệp, chỉ ra những ưu điểm và hạn
chế để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và giải quyết tồn tại, chứ không nặng nề
trong việc xếp loại. Có như vậy, hoạt động dự giờ mới thực sự có tác dụng thiết
thực đối với đội ngũ giáo viên trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Để tránh sự gò bó, đơn điệu, vai trò tổ chức, điều hành của tổ trưởng vô cùng

quan trọng. Phải tạo được không khí thoải mái, đoàn kết, thống nhất trên tinh thần
tình đồng nghiệp, thu hút mọi thành viên vào hoạt động của tổ, phát huy và thúc
đẩy sức mạnh của mỗi cá nhân với tập thể.
III.4 Nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn
Bắt đầu từ tháng 8, chuyên môn tham mưu với ban giám hiệu tổ chức cuộc họp
với các đồng chí tổ trưởng để định hướng nội dung trọng tâm về các hoạt động của
tổ trong cả năm học.
Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổ
chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà
trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả
giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dung chương
trình ...vv... một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám
hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo
viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy,
12


học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn
thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có phong
trào chuyên môn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh
họat chuyên môn tổ khối. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại như: tổ khối có họp
nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù
hợp với bài của phân môn sắp dạy ... mà chỉ tập trung giáo viên trong khối họp để “đối
phó” hoặc bàn về các sự việc khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức
của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu
quả nếu Phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn chỉ
sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ
hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối
trưởng còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng nhận thức được mối liên quan chặt chẽ

của hoạt động của tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng
cao chất lượng giảng dạy ... Nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi họp tổ
khối có hiệu quả và duy trì thành nề nếp là một công việc rất khó đòi hỏi Ban giám
hiệu phải nhiệt tình và có quyết tâm gây dựng và nhất là Phó hiệu trưởng. Phó hiệu
trưởng phải tham gia sinh hoạt cùng các tổ khối, tháo gỡ những vướng mắc, gợi ý một
số nội dung cần thảo luận về chuyên môn…
Muốn đạt được các yêu cầu về chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối
thì người chủ trì tổ trưởng hoặc khối trưởng phải chuẩn bị nội dung của buổi sinh hoạt
tổ khối chu đáo, chủ động.
III.5 Tổ chức giờ dạy mẫu và mở chuyên đề.
Trước hết Ban giám hiệu có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực, tài
lực và thời gian, chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận
và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đồng thời tích cực tự học,
tự bồi dưỡng để có đủ trình độ, năng lực hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên.
Hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, Hội đồng khoa học
nhà trường tổ chức cho giáo viên đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm, làm báo
cáo chuyên đề về các nội dung sát thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường. Khuyến khích các tổ cùng tham gia xây dựng các chuyên đề này.
Các chuyên đề, SKKN có chất lượng tốt sau khi nghiệm thu đã được phổ biến rộng
rãi tới toàn thể giáo viên để họ áp dụng vào giảng dạy. Chuyên môn đã làm tốt
công tác tham mưu nên nhà trường đã có chính sách khen thưởng hợp lý cho
những giáo viên có báo cáo chuyên đề, SKKN tốt.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ngành và tình hình thực tiễn của nhà trường,
Ban Giám hiệu lên kế hoạch sắp xếp các chuyên đề thực hiện theo nội dung cụ thể,
mỗi chuyên đề được thể hiện theo các bước sau:
* Thông qua kế hoạch tổ chức các chuyên đề trong năm học tới toàn thể cán
bộ giáo viên trong nhà trường.
* Phân công tổ và giáo viên thực hiện chủ động xây dựng kế hoạch giờ dạy
sau đó tổ trưởng và Ban Giám hiệu duyệt.
* Tổ chức dự giờ để bổ sung nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tiết

dạy cho hoàn chỉnh và hiệu quả.
13


* Tổ chức mở chuyên đề: Chuyên đề được phân cấp cụ thể đó là: chuyên đề
tổ, chuyên đề trường, chuyền đề cụm.
Tiến hành dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm và thống nhất một số vấn đề cơ
bản về nội dung và phương pháp giảng dạy các phân môn.
* Tổ chức giáo viên thực hành chuyên đề (Giáo viên vận dụng dạy học theo
nội dung đã thống nhất sau khi dự chuyên đề).
* Kiểm tra việc thực nghiệm chuyên đề để điều chỉnh và bổ sung - đây là vấn
đề rất quan trọng và hết sức cần thiết sau khi mở chuyên đề. Hiệu quả của chuyên
đề được thể hiện ở kết quả vận dụng trực tiếp trong hoạt động dạy học của đội ngũ.
III.6 Kiểm tra hoạt động sư phạm
Bồi dưỡng đội ngũ thông qua dự giờ, kiểm tra đánh giá: Trước hết, phải xây
dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra cụ thể, thực hiện kiểm tra từng mặt hoặc kiểm tra
toàn diện dưới nhiều hình thức như: báo trước, đột xuất, thường xuyên hoặc định
kì...
Trong khi kiểm tra, người làm công tác quản lí phải chân tình, cởi mở, tránh
gây không khí căng thẳng. Khi nhận xét, rút kinh nghiệm, chủ yếu đánh giá theo
chiều hướng cố gắng vươn lên của giáo viên. Tập trung vào những nội dung,
những vấn đề trọng tâm cần thiết cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ đối với đội ngũ giáo viên. Nhận xét trên tinh thần giúp đỡ, bồi dưỡng đồng
nghiệp, tránh kì thị gây tâm lí không lành mạnh trong đơn vị. Không lấy việc đánh
giá, xếp loại gây sức ép cho từng giáo viên. Không lấy kết quả đánh giá xếp loại
tay nghề của năm này là vĩnh hằng để đánh giá cả một cuộc đời của người giáo
viên. Với phương châm là làm sao mỗi tiết dự giờ cho từng giáo viên là một trang
mới, đẹp hơn, sáng tạo hơn... Đó là sự thành công của người quản lí chuyên môn.
Ví dụ: Việc đăng kí tiết học tốt, kiểm tra sư phạm hay dự giờ đột xuất trong
trường trở thành một việc làm thường xuyên, tự giác không còn là sức ép cho từng

giáo viên. Đó là một sự thành công trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội
ngũ giáo viên trong nhà trường.
Thứ nhất, nên thay đổi mục đích của việc dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang
dự giờ để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ không thể tạo ra bầu không khí mà
trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia
sẻ những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Điều đó sẽ hạn
chế việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên vì sự phát triển năng lực
chuyên môn của giáo viên gắn liền với các mối quan hệ giữa giáo viên với hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng và giữa giáo viên với nhau. Dự giờ là dịp để chúng ta thiết
kế lại bài học dựa trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy minh họa. Thực tế tiết dạy
minh họa giúp chúng ta thấy rõ ý thức, thái độ, phản ứng của học sinh từ đó nghiên
cứu xây dựng cách thức đáp lại phản ứng đó, xem xét lại cách tổ chức hoạt động
học tập, ra bài tập cũng như việc hướng dẫn học ở nhà để cải tiến việc học của học
sinh.
Thứ hai, làm thay đổi suy nghĩ của giáo viên về việc dự giờ. Thông qua dự
giờ giáo viên khác, chúng ta cần nhìn lại chính mình trong quá khứ. Có thể chúng
ta cũng đã trải qua tình huống tương tự như vậy, chúng ta đã phản ứng thế nào khi
đó và chúng ta làm thế nào với tình huống tương tự trong tương lai.
Thứ ba, khi dự giờ yêu cầu giáo viên ngoài quan sát cách thức tổ chức lớp
học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên lên lớp cần tập trung vào việc
14


quan sát thực tế hoạt động học tập của học sinh, thông qua cử chỉ, thái độ, nét mặt,
ngôn ngữ giao tiếp. Do đó cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát
nhất và phù hợp với không gian lớp học. Người dự không nên can thiệp vào việc
học của học sinh như mượn sách vở, ghế ngồi hoặc trao đổi với nhau làm người
dạy cũng như học sinh mất tập trung.
Khi thảo luận về tiết học nên theo quy trình sau: Mở đầu, cần tạo điều kiện
cho giáo viên dạy nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng trong thiết kế bài dạy, những ý

tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống
phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài học; những điều thấy tâm đắc và cả
những điều tự thấy mình chưa hài lòng. Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập
trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động nào hiệu
quả, hoạt động nào chưa hiệu quả ? Câu hỏi nào hay ? Tình huống nào tốt ? Học
sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do ? Học sinh nào chưa tập trung chú ý
vào việc học, vì sao ? vv. Giáo viên dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng
học sinh đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của giáo viên
dạy. Nên tránh cách nói: “Theo tôi phải thế này, thế kia…” “Nếu tôi dạy bài này,
tôi sẽ làm thế này, thế kia…” bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy khác nhau. Đối
với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; cần tìm hiểu ý
nghĩa của những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu
thì mọi người sẽ học hỏi được nhiều điều; không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận
mà khuyến khích mỗi giáo viên tự phát triển khả năng tổng kết của mình.
Hồ sơ kiểm tra phải được trình bày khoa học để ghi lại và lưu trữ làm cơ sở
cho việc đánh giá, phân loại trong công tác bồi dưỡng giáo viên.
III.7 Bồi dưỡng thông qua các hoạt động khác.
Người giáo viên ngoài năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức
hoạt động sư phạm…giáo viên ngày nay cần có năng lực toàn diện hơn. Từ thực tế
trong các nhà trường có thể thấy mọi hoạt động thể dục thể thao thường được
“khoán trắng” cho giáo viên thể dục và Tổng phụ trách Đội, văn nghệ thì được giao
‘trọn gói” cho giáo viên nhạc. Hiếm thấy các giáo viên khác tham gia văn nghệ thể
thao với học sinh. Trong khi văn nghệ và thể thao là con đường ngắn nhất để tập
hợp lôi cuốn và giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều người đã nhận xét so với các thế hệ giáo
viên trước đây, giáo viên ngày nay “lười” tham gia văn nghệ thể thao hơn. Ngoài ra
năng lực về tin học và ngoại ngữ của giáo viên chúng ta hiện cũng còn rất hạn chế.
Một giáo viên có năng lực (không nhất thiết phải xuất sắc) về thể thao, văn nghệ,
tin học, ngoại ngữ sẽ tự tin hơn, sẽ nhận được sự kính trọng và khâm phục hơn từ
học sinh, và vì vậy mọi hành động cũng như lời nói của giáo viên sẽ thuyết phục
hơn, kết quả giáo dục chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn. Nếu muốn giáo dục những con

người toàn diện, trước hết phải có những người thầy toàn diện.
Ngày nay xã hội phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, yêu cầu đối với giáo
viên ngày càng cao. Ngoài chuyên môn giỏi, người giáo viên phải có trình độ
ngoại ngữ, tin học, hiểu và áp dụng khoa học tiên tiến, vận dụng nhiều phương
pháp giảng dạy. Vì vậy, việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin là một
nội dung rất quan trọng và hết sức cần thiết trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ
đối với đội ngũ giáo viên trong đổi mới giáo dục.
* Năm học 2013-2014 và 2014- 2015: chuyên môn trường đã duy trì việc tổ
15


chức cho tất cả giáo viên học chuyên đề về nâng cao trình độ sử dụng CNTT như:
cách thiết kế giáo án điện tử, cách sử dụng trang thiết bị trình chiếu, cách lập và
gửi thư điện tử cũng như khai thác trang mạng thông tin... Chuyên môn nhà trường
đã tham mưu để nhà trường lắp mạng , nối mạng máy tính trong văn phòng để ở
bất cứ vị trí náo trong trường giáo viên cũng dễ dàng truy cập mạng tìm kiếm
thông tin giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn. Ngoài ra chúng tôi đã chỉ
đạo tất cả giáo viên lập hộp thư điện tử nhằm trao đổi thông tin 2 chiều qua hộp
thư. Đặc biệt mỗi tổ đều có các hộp thư chung của tổ bao gồm các bài dạy điện tử,
thời khóa biểu và chương trình và các thông tin cần thảo luận trao đổi trong tổ.
Hiện nay 100% giáo viên đều soạn bài bằng máy tính và 80% GV trao đổi được
thông tin qua Internet, trên 66.7% giáo viên biết soạn và dạy bằng giáo án điện tử.
Bồi dưỡng giáo viên qua phong trào thi đua là động lực thúc đẩy để nâng cao
chất lượng dạy và học. Tổ chức tốt phong trào thi đua trong nhà trường là một
hình thức bồi dưỡng đội ngũ không kém phần quan trọng. Chính vì vậy, nhà trường
phát động thi đua cụ thể theo ba đợt trong năm học. Cuối mỗi đợt thi đua, trường
tiến hành sơ tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt
kết quả tốt trong đợt thi đua, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm những hạn chế.
Cần phải lôi cuốn giáo viên tham gia đầy đủ, tích cực và sáng tạo trong các hoạt
động công việc cụ thể như: Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể

thao... Tạo điều kiện cho các giáo viên nhanh chóng tiếp cận với các tri thức mới,
những mô hình giáo dục hiện đại, tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các trường
bạn về phương pháp, về hình thức tổ chức, các kinh nghiệm giảng dạy, tranh thủ
các nguồn lực bên ngoài, chủ động phát huy nội lực để phát triển giáo dục.
Ngoài các biện pháp, hình thức bồi dưỡng đội ngũ nâng cao chất lượng giảng
dạy đã nêu, nhà trường còn tạo điều kiện, động viên khích lệ để đội ngũ tham gia
học tập nâng cao trình độ thông qua các lớp học tại chức: Hiện tại nhà trường: Có 2
giáo viên học lớp Đại học Mĩ thuật và Âm nhạc đã tốt nghiệp tháng 6/2014, 1 giáo
viên học lớp Trung cấp Lí luận Chính trị đã hoàn thành .
* Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua và tổ chức thi đua giữa tập thể và cá nhân
khen thưởng và động viên kịp thời: Việc chỉ đạo hoạt động này thường được tiến
hành thông qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín trong suốt năm học.
Tuy vậy, có tập trung vào những tháng cao điểm gắn với ngày kỉ niệm thông qua
các Hội thi: Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi GVCN giỏi, Hội thi làm và
sử dụng đồ dùng dạy học; Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, viết sáng kiến kinh
nghiệm... Vì thế, các hoạt động thường được chỉ đạo theo hướng xây dựng chuẩn
mực đánh giá chung cho các đợt thi đua và theo dõi đánh giá tính điểm trong từng
hoạt động và cả đợt. Nên mỗi giai đoạn có chuẩn mực đánh giá riêng sau đó tập
hợp kết quả. Kết quả được đánh giá sau mỗi hoạt động được công khai dưới nhiều
hình thức như bản tin hàng ngày của nhà trường thông báo vào các buổi chào cờ
đầu tuần, thông báo sau mỗi đợt hoạt động, hàng kỳ, hàng năm. Những giáo viên
có thành tích báo cáo nhân rộng điển hình để khuyến khích động viên. Với phương
châm làm việc: Dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người
bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với
kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh, trong mấy năm học gần đây trường chúng tôi đã
làm tốt điều này, BGH và chuyên môn nhà trường đã đánh giá đúng mực, công
16


bằng, khách quan, vô tư, khen chê kịp thời nên đã kịp thời động viên được đội ngũ

giáo viên phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp.
IV. Hiệu quả sau gần 2 năm thực hiện các biện pháp bồi dưỡng chuyên
môn giáo viên.
Trong quá trình triển khai và vận dụng các biện pháp, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên trường đã thu được một số kết quả bước đầu:
100% các đồng chí giáo viên trong đơn vị đều hiểu rõ sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy học theo chương trình sách giáo khoa ở bậc học. Từ đó, anh
chị em có ý thức tự bồi dưỡng rèn luyện về nghiệp vụ sư phạm để từng bước nâng
cao chất lượng dạy và học. Tạo được không khí làm việc sôi nổi, say sưa nhiệt
tình, học tập kinh nghiệm, trao đổi, giúp đỡ để cùng tiến bộ. Hoạt động chuyên
môn được coi là hoạt động trọng tâm ở các tổ.
Giáo viên được phân công phù hợp cho từng khối lớp, đảm bảo phát huy
năng khiếu sở trưởng và phù hợp hoàn cảnh gia đình. Đội ngũ tổ khối trưởng có
năng lực, nhiệt tình và giúp Ban giám hiệu cũng như giáo viên hoàn thành nhiệm
vụ được giao. Các tổ khối sinh hoạt đều đặn, nội dung sinh hoạt phong phú, đi sâu
vào tháo gỡ chuyên môn, nâng cao tay nghề, rút kinh nghiệm trong các tiết dạy,
đảm bảo thực hiện công tác chung của nhà trường, nhất là biện pháp bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu tham gia các cuộc thi như: thi thể thao điền kinh, giao lưu
tuổi thơ khám phá, nắng sân trường, Chúng em với ATGT, vườn cổ tích… Đặc biệt
là biện pháp nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành được chú trọng đặc
biệt nội dung dạy học buổi hai đảm bảo giúp HS phát triển toàn diện hơn. Trong
học kì 1, trường đã tổ chức được 6 chuyên đề, 7 hoạt động ngoại khóa, 1 chuyến
tham quan dã ngoại. Bên cạnh đó hàng tuần các tổ đều tổ chức chuyên đề theo tổ
khối của mình, nhiều chuyên đề trở thành những bài học kinh nghiệm vô cùng bổ
ích cho giáo viên vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình, như: chuyên đề
dạy TVCNGD của Khối 1; chuyên đề: nâng cao trình độ sử dụng CNTT phục vụ
cho dạy học; Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc khối 2,3. khối
4,5, môn toán, phân môn kể chuyện… ; chuyên đề: Sử dụng P 2 Bàn tay nặn
bột...Tất cả chuyên đề đều đượcBGH, toàn thể giáo viên tham gia một cách tích
cực, hiệu quả và được áp dụng vào giảng dạy tốt

Trong học kì 1, Kiểm tra toàn diện 3 giáo viên, trong đó có 1 giáo viên đạt
tốt, 02 giáo viên đạt khá.; Kiểm tra chuyên đề 5 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên
đạt tốt, 02 giáo viên đạt khá.Trong học kì 2 đến thời điểm tháng 3, tiến hành kiểm
tra toàn diện 2 đ/c, 1 giáo viên đạt tốt, 01 giáo viên đạt khá. Kiểm tra chuyên đề 4
giáo viên, trong đó có 2 giáo viên đạt tốt, 02 giáo viên đạt khá. Phó hiệu trưởng dự
được 82 tiết dạy, mỗi tiết dạy đều được tất cả các đồng chí tham gia nhận xét, rút
kinh nghiệm rất nhiệt tình, mang tính thúc đấy cao.
Hoạt động dạy và học được nhà trường xác định luôn là hoạt động chính của
trường. Tất cả giáo viên đều thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Sau 2 năm triển
khai các biện pháp trên chúng tôi thu được kết quả như sau: Tháng 3/2015 tôi tiến
hành điều tra và tổng hợp theo bảng số liệu (bảng 6, 7, 8, 9)
Năm học

Bảng 6: Điều tra về trình độ của đội ngũ.
Số
Trình độ đào tạo
lượng
Đại học
Cao đẳng

THSP
17


2013-2014
2014-2015

GV
16
15


sl
4
5

%
25.0
33,3

Sl
11
10

%
68.8
66.7

Sl
1
0

%
6.3
0.0

Bảng 7: Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Năm học
2013-2014

Số

lượng
GV
16

Xuất sắc
Sl
%
8
50.0

Chất lượng xếp loại hàng năm
Khá
Trung bình
Sl
%
sl
%
7
43.8
1
6.3

Kém
sl

%

Bảng 8: Thống kê số lượng giáo viên giỏi năm học 2013-2014
Năm học
2013-2014


Số
lượng
GV
16

Danh hiệu giáo viên giỏi các cấp
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp trường
sl
%
Sl
%
Sl
%
0
0.0
7
43.8
8
50.0
Bảng 9: Chất lượng học lực của học sinh.

Năm học
2013-2014

Số
lượng
HS

272

Giỏi
sl
109

%
40.1

Chất lượng học lực
Khá
Trung bình
Sl
%
sl
%
97
35.7
64
23.5

Yếu
sl
3

%
1.1

So sánh các bảng số liệu điều tra ( bảng 1,2,3,4 với bảng 6,7,8,9) thấy rõ thành
quả vượt bậc của giáo viên trường tôi sau gần 2 năm triển khai thực hiện các biện

pháp nêu trên. Đội ngũ Giáo viên 100% trên chuẩn, trong đó có 7 đ/c đạt GV giỏi
cấp huyện (2 đ/c cuối năm học 2014-2015 nghỉ hưu, 2 đ/c còn 2 năm công tác
không tham gia dự thi). Trên 93% giáo viên được xếp loại xuất sắc và khá theo quy
định của chuẩn nghề nghiệp. Chất lượng học sinh không ngừng đẩy mạnh, đặc biệt
năm học 2013-2014 tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu đã giảm mạnh (năm học
2012-2013 còn 3.8% , năm học 2013 – 2014 còn 1.1%, năm học 2014-2015 qua
khảo sát hàng tháng số HS chưa hoàn thành đã giảm hẳn). Bên cạnh đó số lượng
học sinh có năng khiếu các cấp luôn đứng tốp đầu của huyện Thi thể thao toàn
đoàn xếp thứ 8, thi điền kinh xếp thứ 3, giao lưu nắng sân trường đạt giải nhất, các
hoạt động ngoại khóa được cấp trên ghi nhận tốt, đặc biệt là phong trào viết văn
hay chữ đẹp được HS thực hiện tốt trong các cuộc giao lưu luôn được xếp tốp đầu
các cấp, mặc dầu không tổ chức bồi dưỡng nhưng qua sự khuyến khích của GV
nhiều HS đã tham gia violimpic TA và giải toán qua mạng. Dưới sự dẫn dắt của bộ
phận chuyên môn nhà trường đã tạo nên nhiều sân chơi cho anh chị em giáo viên
được trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm, ngoài ra còn được phát huy tốt năng khiếu
sở trường, năng lực sáng tạo của từng giáo viên. Bản thân mỗi một giáo viên được
chuyên môn, BGH động viên khuyến khích kịp thời nhờ đó phong trào dạy và học
luôn ở trong khí thế thi đua sôi nổi.
18


K t khi trin khai cỏc bin phỏp nờu trờn chuyờn mụn nh trng ó nhn
c tớn hiu rt tt t cỏc giỏo viờn. Phong tro t hc t bi dng chuyờn mụn
nghip v tr thnh np, thnh thúi quen sinh hot, lm vic ca mi mt cỏ nhõn
cng nh tng khi t chuyờn mụn trong n v.
V. Kh nng ng dng v trin khai:
Sau khi thực hiện ở trờng c 1 nm tụi đã mạnh dạn ỏp dng
thc hin tip nm th hai ti trng. Để kiểm tra tính khách quan và
khả thi, tính hiệu quả của cỏc bin phỏp bi dng chuyờn mụn giỏo viờn
tôi ó trỡnh by cỏc gii phỏp ó thc hin v kt qu cho thy sau khi thc hin

ng thi gửi phiếu thăm dò ý kiến tới ton th GV trong trng. Kết
quả điều tra cho thấy:
- 100% GV khẳng định việc áp dụng các biện pháp bi dng
chuyờn mụn giỏo viờn m tôi áp dụng có tính khả thi.
VI. Y ngha ca sỏng kin:
ẩy mạnh và nâng cao nõng cao cht lng giỏo dc - o to là
một chủ trơng lớn của Đảng và Nhà nớc ta, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong chin lc phỏt trin kinh t - xó hi ca t nc . Ngh
quyt i hi i biu ton quc ln th XI ca ng ó nhn mnh nhim v ca
giỏo dc v o to trong thi k y mnh cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ l "Tip
tc nõng cao cht lng giỏo dc ton din, i mi ni dung, phng phỏp dy
hc". thc hin nhim v ú, vic nõng cao cht lng giỏo viờn l yu t cc
k quan trng m bo cht lng dy v hc, l trỏch nhim ca cỏc cp cỏc
ngnh v ton xó hi. Trong ú, cỏc cp qun lý giỏo dc, i ng cỏn b qun lý
giỏo dc v nh giỏo l lc lng cú trỏch nhim trc tip v úng vai trũ nũng ct.
Vic nõng cao cht lng i ng giỏo viờn ti trng tiu hc ni tụi cụng
tỏc trong nhng nm qua vi nhng gii phỏp tớch cc c trỡnh by trờn l kt
qu ca quỏ trỡnh ỳc rỳt kinh nghim ca bn thõn qua quỏ trỡnh ch o nh
trng v tham kho cỏc trng bn. Nhng gii phỏp ú ó a li kt qu bc
u khỏ kh quan, cú ý ngha thc tin rt ln, vỡ vy cn phi c theo dừi
tip tc tng kt, b sung, hon thin v nhõn ra din rng.
PHN KT LUN
I.Bi hc kinh nghim
Qua thc t ch o cụng tỏc chuyờn mụn v thc hin cỏc bin phỏp bi
dng chuyờn mụn cho i ng giỏo viờn bn thõn tụi ó rỳt ra c nhng bi
hc kinh nghim nh sau :
-Vi thc tin nn giỏo dc hin nay c bit l vn cht lng bt cp
vi yờu cu xó hi ca i ng giỏo viờn, hn ai ht vai trũ ca ngi qun lý rt
quan trng. Trc mt, ỏp ng phn no s i mi cn phi thc hin cỏc
bin phỏp bi dng chuyờn mụn ti ch cho i ng giỏo viờn ca n v.

- Cỏc trng hc, ni ngi giỏo viờn sng v lm vic, cn cú chin lc
bi dng i ng. Ch ng t chc cỏc lp tp hun cho giỏo viờn theo cỏc ni
dung cn thit i vi nhu cu v hon cnh ca nh trng. Cn b sung nhng
kin thc quan trng i vi i ng c bit quan tõm hn ti nhng giỏo viờn
cha c o to hoc o to cha sõu trong cỏc trng s phm v nhng hiu
bit ca giỏ tr sng, k nng sng, v giao tip, v ng x s phm, v t vn tõm
19


lí, bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ… Tất cả những công việc đó sẽ có tác động
trực tiếp và quyết định tới đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ngay từ các cơ sở.
- Muốn làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy là
công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế
hoạch phù hợp.
- Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người tâm huyết với đơn vị, với
công việc và có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực quản lý
nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật
vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của
mỗi nhà trường.
- Các tổ chuyên môn xác định nhiệm vụ, mục tiêu của tổ mà sinh hoạt chuyên
môn có hiệu quả và tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ, bằng nhiều hình thức
thường xuyên, đột xuất góp phần thúc đẩy, tư vấn từng thành viên trong tổ hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tư tưởng – chính trị và mục tiêu phấn đấu của nhà trường tiến đến đạt chuẩn
quốc gia phải được tập thể giáo viên đồng thuận trên quan điểm, nhất trí với kế
hoạch bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên xác định nhiệm vụ
phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm
cũng vừa là quyền lợi của bản thân mình, là niềm tự hào của mình.
- Sự thành công trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV không
phải chỉ thực hiện trong các hoạt động chuyên môn dưới sự vào cuộc của BGH,

các đ/c cốt cán trong trường mà phải thông qua các hoạt động khác nhằm hỗ trợ
nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng chất lượng
của đội ngũ giáo viên trong nhà trường xin được đưa ra một vài suy nghĩ, qua đó
đề xuất một số vấn đề cần quan tâm với nội dung như sau:
1. Đối với nhà trường
Tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong các năm qua về công tác
nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ.
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên nhận thức sâu
sắc về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học để họ từng bước thực hiện đạt chuẩn
này.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ thêm kinh phí cho mọi giáo viên
có cơ hội tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tiếp tục làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
2. Đối với các cấp quản lý giáo dục
Cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát việc xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên;
cần coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; khắc phục tình trạng bất cập về tỷ lệ giáo viên,
luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học một cách hợp lí nhằm tạo chất
lượng đồng đều giữa các trường.
Các cấp quản lý giáo dục cần chỉ đạo và tổ chức một cách thiết thực về
phong trào nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ bằng nhiều hình thức
khác nhau. Đồng thời có chế độ ưu tiên, ưu đãi tương xứng đối với những giáo
viên giỏi, giáo viên có thành tích cao trong công tác.
20


Uỷ ban nhân dân xã cần hỗ trợ đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục
vụ dạy học đảm bảo theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện nay.

Xây dựng một đội ngũ giáo vên đủ tài đủ đức trước hết đó là nhiệm vụ của
các trường sư phạm. Các trường sư phạm phải đi đầu trong đổi mới giáo dục với
việc tuyển chọn nghiêm ngặt, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới
phát triển toàn diện nhân cách của người giáo viên. Không chỉ tập trung vào kiến
thức chuyên môn mà chú ý cung cấp và bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực cần
thiết cho người giáo viên tương lai đó là lòng say mê tâm huyết với nghề giáo mà
mình lựa chọn.
Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước
ta theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, cần phải phát huy tối đa vai trò của giáo
viên. Giáo viên đóng vai trò quyết định đối với thành bại của sự nghiệp giáo dục,
đào tạo ở mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Vì vậy, song song với việc nhanh chóng
khắc phục các yếu kém bất cập trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số
lượng, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, say mê và yêu nghề thì phải
có chế độ chính sách, đặc biệt là chính sách về lương, khen thưởng, thăng tiến,
phát triển chuyên môn, đánh giá, đãi ngộ phù hợp để tạo động lực và hiệu quả làm
việc của đội ngũ giáo viên. Để người giáo viên toàn tâm, toàn ý đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, sự nghiệp trồng người của đất nước.
Ngày 12 tháng 3 năm 2015

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết năm học của trường Tiểu học nơi tôi công tác trong
3 năm học (2011-2012 đến 2013-2014).

21


2. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày
15/6/2004.
3. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng12 năm 2011 của BCH Đảng
bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến

năm 2015 và những năm tiếp theo.
4.Chỉ thị số 32/2006/CT-BGD& ĐT (ngày 01/8/2006) về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
và các trường khoa học sư phạm trong năm học 2006-2007.
5.Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010).
6. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Sở giáo dục
và đào tạo Hà Tĩnh
7. Tập san về giáo dục
8. Thế giới trong ta.

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo
viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học”
2. Các giải pháp cũ thường làm:
22


- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, năng lực cho đội ngũ giáo viên thông qua
các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn nhưng còn theo thời vụ, gắn với các đợt thi
giáo viên giỏi hoặc thi kiến thức giáo viên thi hằng năm xong thì không thực hiện
nữa. Việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp có tiến hành song không chú trọng.
- Bố trí sắp xếp đội ngũ theo hướng hợp lí tuy nhiên vẫn còn một số thiên
về hoàn cảnh, và các lí do khách quan khác.
- Tổ chức dạy thao giảng và mở chuyên đề: đã tiến hành thậm chí là nhiều
lần song đôi lúc còn giao khoán cho tổ CM, BGH chưa thực sự quan tâm, lấy giờ
thao giảng để đánh giá kết quả thi đua mà chưa chú ý nhiều vào những cái được,
chưa được để góp ý cho giáo viên. Nên các đồng nghiệp tới dự giờ không dám
mạnh dạn góp ý xây dựng sợ ảnh hưởng tới kết quả xếp loại của bạn. Chuyên đề đã
thực hiện song không đốc thúc và kiểm tra việc vận dụng của GV.
- Kiểm tra hoạt động sư phạm: tiến hành theo kế hoạch đầy đủ song vẫn

quan tâm nhiều đến việc dánh giá kết quả, việc kiểm tra mang tính thúc đấy chưa
mạnh.
- Bố trí tổ trưởng, khối trưởng đủ số lượng song năng lực chuyên môn chưa
thực sự vững vàng do số GV có năng lực vững trong đơn vị quá ít chưa đủ để bố
trí dạy dáp ứng nhu cầu ở khối 4,5 nên khối 1.2,3 tổ trưởng năng lực chưa thực sự
đáp ứng nhu cầu do vậy trong chỉ đạo tổ gặp nhiều khó khăn, đôi lúc sinh hoạt tổ
nội dung sơ sài không trọng tâm, thiếu sự tham gia của BGH nên chưa có hiệu quả.
- Đưa các tiêu chí vào xếp thi đua, động viên khen thưởng GV có thành tích
kịp thời: việc động viên, khen thưởng chưa tương xứng còn quá mang tính động
viên.
3. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quá trình chỉ đạo thực hiện các
biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã từng thực hiện, đề xuất một số
giải pháp khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ và một số biện pháp mới bồi
dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở
Trường Tiểu học.
4. Mô tả giải pháp sáng kiến:
4.1. Khắc phục nhược điểm của một số giải pháp đồng thời đưa ra các giải
pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Trường Tiểu học.
Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề, qua quan sát, điều tra,
phân tích thực trạng tôi mạnh dạn đề ra các biện pháp như sau:
a, Nâng cao trình độ chính trị đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên:
- Thực hiện tốt việc tổ chức, quán triệt học tập các Nghi quyết, Chỉ thị của
Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách
có liên quan đến phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và vai trò vị trí của đội ngũ
Giáo viên.
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức chính trịxã hội trong nhà trường như: tổ chức câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc hội
thảo....đặc biệt sau các buổi sinh hoạt công đoàn hàng tháng để nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người của người giáo viên; làm cho mọi người thấy được khác với

các nghề khác trong xã hội, nghề dạy học, người thầy với tư cách mô phạm, là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy, nhà giáo không thể sống một cách tùy
23


tiện ảnh hưởng đến tư cách người thầy, tác động tiêu cực đến kết quả đào tạo. Vì
vậy, nâng cao trình độ tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm
cho mỗi giáo viên là hết sức cần thiết. Cán bộ quản lí trong nhà trường cần giúp
cho giáo viên nắm bắt kịp thời những chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật
nhà nước, giúp giáo viên tin tưởng vào mục tiêu, kế hoạch của giáo dục tiểu học,
có nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình, có trách nhiệm với học sinh, phụ huynh
và nhân dân. Luôn luôn tu dưỡng và kịp thời nắm bắt thông tin, thời sự về tình
hình trong nước và ngành giáo dục. Có thói quen đọc sách báo, tài liệu để cập nhật
thông tin, góp phần nâng cao và mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết về đổi mới giáo
dục và đổi mới xã hội.
Dạy học ngoài truyền đạt kiến thức, giáo viên phải tạo cho người học khả
năng sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm, khả năng tự
thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đồng thời với dạy chữ, giáo viên còn phải dạy
người, định hướng học sinh tình yêu với nhân dân, với đất nước, trách nhiệm với
cộng đồng, hoàn thiện dần nhân cách để làm người có ích cho xã hội. Giáo viên
phải hiểu được việc giáo dục trẻ là hết sức quan trọng, hình thành cho trẻ về nhân
cách con người để chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho các em trong học tập và
ứng xử trong cuộc sống cộng đồng. Do mục tiêu của từng môn học khác nhau, vì
vậy giáo viên phải nắm được phương pháp đặc trưng của từng môn để vận dụng
trong quá trình giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Biết kết hợp phương pháp dạy
học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại. Nắm được đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ, trình độ đối tượng học sinh để từ đó giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học cho hợp lí. Xác định đúng mục tiêu của bài để sử dụng đồ
dùng dạy học, tránh lạm dụng và thiếu tính khoa học. Ngoài ra, ngôn ngữ, phong
thái, xử lí tình huống sư phạm, cách trình bày bảng,....là những nội dung rất cần

phải quan tâm bồi dưỡng.
Khi thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục, mỗi giáo viên phải sử dụng
nhiều phương tiện và công cụ như sách giáo khoa, bảng, phấn, máy tính v.v…
Nhưng có một đặc điểm làm lao động của nhà giáo rất độc đáo và khác biệt với
những hình thức lao động khác trong xã hội là chính nhân cách của mỗi nhà giáo
cũng tham gia vào quá trình giáo dục như là những “phương tiện’ và “công cụ” hết
sức quan trọng.
Trong mỗi giờ lên lớp, mỗi bài giảng hay khi tiến hành các hoạt động giáo
dục, người giáo viên không những phải huy động kiến thức, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ mà thể hiện trong đó cả những thái độ và cách ứng xử. Mỗi giờ giảng dù
muốn hay không đều ít nhiều bộc lộ những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới
quan cho đến những hành vi và thói quen của người giáo viên. Những ai đã từng
ngồi trên ghế nhà trường chắc đều hiểu rõ tác động mạnh mẽ đến nhường nào của
giọng nói và ánh mắt người giáo viên. Có thể nói toàn bộ nhân cách người thầy đã
tham gia vào từng giờ lên lớp, từng hoạt động giáo dục. Người thầy đã giáo dục
học sinh bằng chính nhân cách của mình. Vì vậy hơn ai hết nhân cách của nhà giáo
phải được phát triển toàn diện và hài hòa để có thể cảm hóa được học sinh và trở
thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thực tế đã cho thấy trong
cùng một nhà trường, cùng một chương trình, cùng một sách giáo khoa thậm chí
cùng sử dụng một phương pháp dạy học nhưng hai giáo viên với hai nhân cách
khác nhau sẽ đem lại hai chất lượng dạy học khác nhau
24


Về mặt “đức”, ngoài các phẩm chất như nhân sinh quan cách mạng, thế giới
quan khoa học, lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, yêu nghề…trong bối cảnh xã
hội ngày nay người giáo viên còn cần phải có nhận thức đầy đủ về những giá trị
sống đúng đắn và hơn thế cần có những kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục
theo định hướng của các giá trị đó. Những giá trị sống cơ bản như tôn trọng, yêu
thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, giản dị…là những phẩm

chất hết sức quan trọng đối với người giáo viên.
Nếu có được những giá trị sống như tôn trọng và khoan dung người thầy
chắc sẽ có được những mối quan hệ tốt đẹp với trò, sẽ có được những ứng xử hợp
lý, tinh tế đối với học sinh và phụ huynh trong mọi tình huống. Nếu tôn trọng và
khoan dung, người thầy sẽ có thể hiểu đúng hơn về trò, người thầy có thể làm chủ
và kiểm soát được cảm xúc của chính mình mỗi khi trò phạm khuyết điểm, đồng
thời thầy cũng có được những suy nghĩ và hành động cương quyết, kịp thời nhưng
đầy tính nhân văn nhằm giúp trò sửa chữa sai phạm, đặc biệt giúp trò vượt qua
những giai đoạn khủng hoảng. Khoan dung còn có thể giúp người thầy dễ dàng
chấp nhận và bỏ qua những lỗi lầm, những ứng xử còn non nớt và ấu trĩ của trò khi
hiểu rằng các em còn đang nhỏ, thiếu kinh nghiệm sống, các em vẫn đang trong
quá trình phát triển và hoàn thiện.
Quan hệ thầy trò trước hết là quan hệ giữa con người và con người. Trong
mối quan hệ đó yêu thương là quan trọng nhất, cao quý nhất. Nếu hết mực yêu
thương học sinh người thầy sẽ chiếm được tình cảm và sự kính trọng của cả học
sinh lẫn phụ huynh, đồng thời có thể tìm ra mọi cách để giảng dạy tốt cũng như sẽ
có được những biện pháp giáo dục thuyết phục và hiệu quả nhất. Người giáo viên
biết tôn trọng, yêu thương, bao dung chắc chắn sẽ tránh được những mâu thuẫn
bức xúc, những ứng xử thô bạo, những phản ứng tiêu cực không đáng có trong
hoạt động giáo dục và dạy học.
Trung thực hiện đang là một phẩm chất được xã hội chúng ta quan tâm hơn
bao giờ hết. Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội và lao động sản xuất nếu không
trung thực có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng, nhưng trong giáo dục
nếu không trung thực thì sẽ đào tạo ra những con người không trung thực, những
con người giả dối. Điều đó có thể gây nên những tác hại ghê gớm đối với nền tảng
đạo đức xã hội, làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
cản bước phát triển của đất nước. Chỉ những người thầy trung thực mới có được
niềm tin yêu từ học sinh, phụ huynh và xã hội. Và người thầy cũng chỉ thành công
trong dạy học và giáo dục nếu có được những niềm tin đó.
Sản phẩm của giáo dục là con người. Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội

khác có thể chấp nhận những phế phẩm. Trong giáo dục không cho phép như vậy.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của các bậc cha mẹ, liệu chúng ta có thể chấp nhận con
em mình là phế phẩm trong quá trình giáo dục đó không? Chính vì vậy trách nhiệm
và lương tâm nhà giáo là những điều hết sức thiêng liêng. Nghề giáo được vinh
danh là nghề cao quý trong những nghề cao quý cũng chính vì trách nhiệm của
người thầy là hết sức nặng nề và vinh quang.
Do đặc điểm nghề nghiệp nên nhiều giáo viên thường chủ quan và hài lòng
với những hiểu biết cũng như vị trí xã hội của mình. Nhưng nếu không khiêm tốn
25


×