PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỸ THUẬT
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ở BẬC
THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Thực tế hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thì yếu tố con
người được xem là nguồn lực quan trọng, là động lực quyết định sự phát triển của
một đất nước. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người mà
Đảng và nhà nước ta luôn xác định mục tiêu “giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
giáo dục con người phát triển toàn diện “Đức – Trí -- Thể - Mỹ”. Không dừng lại ở
việc giáo dục đạo đức, lối sống, trí tuệ, thể lực, yếu tố thẩm mỹ cũng được đặc biệt
quan tâm. Góp phần trong việc giáo dục thẩm mỹ đó, có sự góp mặt rất lớn của
môn học Mỹ Thuật. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rằng việc dạy học Mỹ thuật vẫn
chưa thực sự được quan tâm, nhiều giáo viên còn xem nhẹ môn học, đội ngũ giáo
viên thiếu về số lượng, đồ dùng trang thiết bị còn thiếu thốn (ĐDDH, phòng học
dành riêng cho Mỹ thuật…). Nhận thức của các em học sinh còn tồn tại ý nghĩ Mỹ
thuật là một môn học phụ, các em chưa chú tâm vào học, bài vẽ xấu chưa đúng luật
xa gần, khả năng sáng tạo chưa cao.
Là một giáo viên giảng dạy Mỹ thuật tôi nhận thấy là cần phải tìm cách nào
đó để các em học sinh nhận thức rõ hơn vai trò của môn học này, kích thích hứng
thú của học sinh trong mỗi tiết học và nâng cao chất lượng học
II. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học
nói chung, chất lượng dạy học Mỹ thuật nói riêng từ đó đề xuất những biện pháp
phù hợp giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh vẽ đúng, đẹp hơn, biết vận dụng cái
đẹp vào trong cuộc sống, học tập.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
1
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề sử dụng phương pháp dạy học Mỹ thuật theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đề xuất một số giải pháp hợp lý.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp dạy học Mỹ thuật theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh (học sinh bậc THCS).
V. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010-2011
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I) Cơ sở khoa học.
1) Cơ sở lý luận:
Từ năm 2000, môn Mỹ thuật mới có chương trình mang tính pháp quy, được
xây dựng đồng bộ với các môn học khác và triển khai trong phạm vi toàn quốc. Nó
là một môn học - một môn Nghệ thuật liên quan tới nhiều môn học khác. Ở bậc
THCS, học sinh mới chỉ bước đầu được tiếp xúc, làm quen ở trình độ sơ đẳng. Mĩ
thuật đem lại cho học sinh sự hiểu biết về cái đẹp của thiên nhiên của cuộc sống
con người và cả những tác phẩm Mỹ thuật. Ngoài ra Mỹ thuật còn mang đến cho
học sinh một số kiến thức ban đầu về đường nét, hình khối, màu sắc đậm nhạt, bắt
đầu biết cách vẽ và vẽ được những bức tranh giản đơn, và dân dần học sinh biết
tìm tòi, sáng tạo, thể hiện cá tính, phong cách trong các “tác phẩm” của bản thân.
Và xa hơn nữa, Mỹ thuật dần giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng, giữ gìn và
bảo vệ cái đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra. Hình thành thái độ yêu mến
vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt hằng ngày.
Một lần nữa khẳng định Mỹ thuật là một môn nghệ thuật, mà nghệ thuật lại
là tụ điểm, là hạt nhân của đời sống thẩm mỹ. Hiểu được nghệ thuật nói chung, mỹ
thuật nói riêng, nắm được bản chất, đặc trưng của nó sẽ là điều kiện quan trọng để
2
hiểu biết không chỉ đời sống nghệ thuật, đời sống thẩm mỹ mà cả đời sống tinh
thần. Và sự vận dụng văn hoá thẩm mỹ vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân được
hoà vào thế giới nghệ thuật, sống với nó. Đặc biệt được tham gia vào hoạt động
sáng tạo nghệ thuật (trong đó có Mỹ thuật) là biện pháp tốt nhất để phát huy các tư
chất, năng khiếu thẩm mỹ hình thành và phát triển tư chất thẩm mỹ, văn hoá thẩm
mỹ cho học sinh. Chỉ có như thế học sinh mới trở thành chủ thể thẩm mỹ thực sự.
2) Cơ sở thực tiễn:
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chất lượng dạy học Mỹ thuật chưa thật sự
cao, có nhiều lý do làm hạn chế chất lượng dạy học Mỹ thuật. Song điều cốt lõi là
các giáo viên còn vấp phải khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học
(phương pháp dạy học chưa phù hợp). Quá trình dạy học là quá trình hoạt động
giữa giáo viên và học sinh. Hai hoạt động này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là
hoạt động cung cấp, mở rộng kiến thức của giáo viên và hoạt động tiếp nhận kiến
thức của học sinh. Có nghĩa là trong hoạt động dạy học có trao và nhận, người “có”
để “trao” song không “biết cách” trao cũng không mang lại hiệu quả bởi người
nhận không “mặn mà”, có thể khó, không thích hợp, không hào hứng. Người nhận,
tuy cần nhưng phải “vừa tầm” và lại thấy cần thiết và hứng thú thì “mới nhận” đầy
đủ, trọn vẹn. “Cách trao”, “cách nhận” ở đây chính là phương pháp dạy học.
II) Số liệu điều tra:
Kết quả kiểm tra chất lượng học sinh ở hai lớp 8A(30 em) và 7B(30 em)
trường THCS nơi tôi đang công tác` học kì I năm học 2010-2011 thời điểm trước
khi áp dụng đề tài nghiên cứu vào trong giàng dạy.
Lớp
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
8A
6
20%
15
50%
8
27%
1
3%
0
7B
7
23%
14
47%
7
23%
2
7%
0
%
Qua kết quả kiểm tra chúng ta có thể thấy được rằng chất lượng học tập của
học sinh là chưa cao, số lượng học sinh trung bình vẫn còn nhiều và đặc biệt là vẫn
còn có học sinh hoc yếu. Từ thực trạng đó mà tôi đưa ra một số biện pháp giúp
giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh bậc THCS.
3
III) Biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh bËc THCS:
Chúng ta biết rằng, kết quả cuối cùng của dạy - học là kiến thức từ giáo viên
phải “đến” và “vào” học sinh một cách “ngon lành”, bằng không dạy học sẽ không
có hiệu quả. Như vậy ngoài nội dung kiến thức, giáo viên cần trang bị cho mình
phương pháp dạy, đồng thời quan trong hơn là phương pháp học cho học sinh. Cụ
thể, đặc trưng của dạy học Mỹ thuật là phát huy tính tích cực học tập của học sinh,
vì từ kiến thức chung, mỗi học sinh lại tạo cho mình một kết quả riêng, không
giống nhau về bố cục, hình ảnh, màu sắc. Điều đó phụ thuộc vào khả năng suy
nghĩ tìm tòi sáng tạo và cảm nhận riêng. Do vậy dạy Mỹ thuật chỉ có hiệu quả khi
học sinh hứng thú học tập và có cảm xúc về cái đẹp:
Cảm xúc -> suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo -> tạo ra cái đẹp.
Trong môn Mỹ thuật THCS có nhiều phân môn khác nhau (4 phân môn: Vẽ
theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức Mỹ thuật.). Chính vì thế giáo viên dạy
Mỹ thuật cần phải có phương pháp dạy học phù hợp đối với mỗi phân môn, và đây
là một điều rất khó và đang được quan tâm. Vì thế, qua nghiên cứu, học hỏi đồng
nghiệp trong quá trình giảng dạy tôi đưa ra phương pháp dạy học Mỹ thuật với các
phân môn khác nhau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để các đồng chí
cùng tham khảo:
1. Phân môn: VẼ THEO MẪU
Vẽ theo mẫu là một phân môn cơ bản của môn Mĩ thuật. Mục đích của vẽ
theo mẫu là nhằm bồi dưỡng năng lực quan sát và nhận xét vật mẫu cho học sinh,
rèn luyện tay vẽ mềm mại,chính xác, thành thạo để có thể thể hiện tương đối đúng
hình dáng, cấu trúc, vẻ đẹp của mẫu, phát triển năng lực sáng tạo và khả năng thể
hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện cách làm việc cẩn thận, nghiêm túc.
Từ chỗ xác định được mục tiêu của phân môn này, muốn thực hiện được
mục tiêu đó, giáo viên dạy học cần phải có phương pháp hướng dẫn cách:
1.1. Đặt mẫu: GV cần linh hoạt, sáng tạo trong việc bố trí mẫu vẽ, đặt mẫu
vừa tầm nhìn để cả lớp đều nhìn thấy được.Tránh đặt mẫu quá cao hoặc quá thấp
với tầm nhìn của học sinh
- GV có thể bố trí lại chỗ ngồi cho học sinh
4
- Bố trí chỗ ngồi theo hình chữ U, đặt 2 mẫu ở giữa phần trống của lớp
- Có thể bố trí lớp làm 2 nhóm, 1 nhóm quay về phía cuối lớp (đặt mẫu ở
cuối lớp), 1 nhóm quay về phía bảng (đặt mẫu ở gần bảng) hoặc đặt mẫu ở gần bàn
học sinh.
1.2. Quan sát, nhận xét:
Học sinh THCS thường cầm bút là vẽ ngay, chưa có thói quen quan sát trước
khi vẽ. Vì thế hình vẽ thường bị méo mó, không giống mẫu. Chính vì thế, sau khi
đặt mẫu xong cần dành thời gian cho học sinh quan sát mẫu và GV nhấn mạnh một
số điểm quan trọng:
- Xác định khung hình chung (Hình bao quanh hình dáng của toàn bộ vật
mẫu)
- Xác định khung hình riêng của từng vật mẫu.
- So sánh, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu
- So sánh, ước lưọng tỉ lệ giữa các bộ phận
- Xác định các chi tiết cơ bản của vật mẫu (Bỏ bớt những chi tiết không cần
thiết)
1.3. Cách sắp xếp bố cục hình vẽ ở trang giấy:
Thông thường khi vẽ, Học sinh THCS không hay để ý đến việc sắp xếp bố
cục hình vẽ ở trang giấy, các em thường vẽ to quá, hoặc nhỏ qúa, hoặc bị xô lệch,
mất cân đối không đẹp.Vì vậy, GV cần phải nhắc nhở để các em biết cách sắp xếp
hình vẽ sao cho cân đối, vừa phải, phù hợp trang giấy. Đấy là nhân tố quan trọng
đối với việc giáo dục và rèn luyện ý thức về cái đẹp trong sự cân đối hài hoà thể
hiện trên các bài vẽ.
1.4. Cách vẽ:
Để học sinh vẽ được tương đối chính xác về hình dáng, tỉ lệ, GV cần hướng
dẫn các em xác định đực tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của khung hình,vẽ
phác khung hình cân đối vào trang giấy. Sau đó xác định trục và ước lượng tỉ lệ
đánh dấu vị trí các bộ phận của vật mẫu. Tiếp đến vẽ phác các nét chính, sau đó
sửa đi sửa lại cho hình gần giống với vật mẫu.
- Khi hướng dẫn cách vẽ, GV nên sử dụng băng hình và hình vẽ minh hoạ
5
- Nếu có điều kiện, GV có thể phối hợp giữa hình minh hoạ với vẽ bảng để
hướng dẫn cụ thể từng bước.
- Dùng bài vẽ của học sinh (đã chuẩn bị ) để hướng dẫn những điểm cụ thể
cần học tập, cần tránh.
1.5. Thực hành:
Trong quá trình thực hành, GV cần:
- Nhắc nhở học sinh vừa vẽ bài vừa quan sát mẫu, nhắc lại các bước tiến
hành bài vẽ
- GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn
- Có thể sử dụng bài đang vẽ của học sinh để làm mẫu hướng dẫn bổ sung.
1.6. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
- GV nên dành thời gian để nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh ( chọn
một số bài vẽ tốt và chưa tốt treo lên bảng và nhận xét, đối chứng) ; các bài vẽ còn
lại GV tiếp tục xem xét, đánh giá sau ( xếp loại theo quy định : ĐẠT hoặc CHƯA
ĐẠT)
2. Phân môn : VẼ TRANG TRÍ
Là phân môn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, khéo léo
trong công việc và nhận thức thẫm mĩ cho học sinh. Học phân môn này, học sinh
được làm quen với màu vẽ, vẽ hoạ tiết bằng đường nét đơn giản, biết cách sắp xếp
hoạ tiết theo các quy luật trang trí một cách sáng tạo để tạo ra sản phẩm. Và sản
phẩm này là thành quả lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu
thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ cho học sinh khi đứng trước cái đẹp.
2.1. Ở phân môn này, để tiết học có kết quả cao thì việc chuẩn bị đồ dùng
dạy học là rất cần thiết, đó là chuẩn bị hình minh hoạ- một thực tế sinh động giúp
trẻ rất nhiều trong việc tư duy các hình tượng có liên quan đến bài học. Ngoài sách
giáo khoa, GV còn cần phải vẽ và sưu tầm các dạng bài trang trí khác để phục vụ
hợp lí cho từng bài, tạo hiêụ quả tối đa.
2.2. Ngoài những Đồ dùng dạy học ( hình minh hoạ) thì trong quá trình vẽ
bài, học sinh có thể tìm hoạ tiết để trang trí . Thực tế cuộc sống có rất nhiều hoa, lá,
quả, hình con vật …có thể dùng làm hoạ tiết trang trí. Khi thấy học sinh sử dụng
6
chúng vào trang trí, GV nên lưu ý học sinh lựa chọn, đơn giản và lược bớt các chi
tiết rườm rà, tạo sự cân đối, đẹp để đưa vào bài vẽ của mình.
2.3. Tìm được hoạ tiết là một chuyện, còn biết cách sắp xếp hoạ tiết lại là
chuyện khác. Tuỳ mỗi bài cụ thể mà GV hướng dẫn học sinh sắp xếp hoạ tiết, có
thể sắp xếp theo cách đối xứng, xen kẽ, nhắc lại hay tự do…
- Giáo viên nên dùng bài mẫu để chỉ dẫn cụ thể từng cách sắp xếp ở mỗi loại
bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách can (đồ lại) các hoạ tiết giống nhau để
đỡ mất thời gian
2.4. Cách vẽ màu vào bài trang trí:
- Học sinh có thể vẽ màu tuỳ ý theo cảm xúc riêng, nhưng không được vẽ
tuỳ tiện, giáo viên cần gợi ý để các em biết cách chọn màu, phối hợp màu một cách
đơn giản nhưng phải đẹp, hợp lí ( nên dùng 3-4 màu)
- Giáo viên hướng dẫn rõ cho học sinh vẽ màu hoạ tiết chính, hoạ tiết giống
nhau, hoạ tiết nhắc lại, màu nền ( màu nền tối thì màu hoạ tiết sáng và ngược lại)
- Hướng dẫn và khuyến khích học sinh vẽ một số chất liệu màu: màu dạ,
màu sáp, màu bột, màu nước…
2.5. Khi các bước đã hoàn tất, học sinh đã tìm được hoạ tiết, GV hướng dẫn
học sinh thực hành :
- Trước khi thực hành, GV cho học sinh xem lại bài mẫu, nhắc lại yêu cầu
chính của bài
- Yêu cầu học sinh vẽ bằng bút chì, sữa chữa hoàn chỉnh hình rồi mới vẽ
màu
- Đối với học sinh vẽ chậm, GV nên nhắc nhở học sinh vẽ đơn giản, ít hoạ
tiết; động viên các em vẽ tốt, nên có sự khuyến khích các em có ý thức sáng tạo.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh vẽ bài ở từng bàn học
2.6. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Cách đánh giá tương tự như cách đánh giá bài vẽ theo mẫu
3. Phân môn: VẼ TRANH
7
Hoạt động vẽ tranh là hoạt động thực hành,vì thế GV giảng dạy cần phải tổ
chức làm sao thông qua hoạt động này học sinh chủ động tích cực tham gia và thể
hiện khả năng của mình. Giáo viên động viên là cần thiết nhưng phải đúng lúc,
đúng chỗ nếu không sẽ làm học sinh mất hứng thú, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ.
3.1. Cũng giống các phân môn khác, vẽ tranh cũng rất cần đến các đồ dùng
dạy học trực quan. Trong phân môn này, đồ dùng dạy học tốt nhất cho các bài vẽ
tranh là tranh của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần phải chọn lọc kỹ càng, cần
phân loại rõ ràng: Loại đạt, loại chưa đạt. Trước khi sử dụng giáo viên cần phải
sàng lọc, lựa chọn tranh nào phù hợp với đề tài nào nhằm phát huy hết tính năng
của từng bức tranh.
3.2. Ở phân môn này, học sinh muốn vẽ được những bức tranh đẹp thì điều
đầu tiên cần phải tìm chọn nội dung đề tài. Cuộc sống của con người thì muôn hình
muôn vẻ, điều đó đồng nghĩa là có rất nhiều đề tài có thể vẽ tranh, và mỗi đề tài lại
có nhiều chủ đề khác nhau. Do đó giáo viên phải giúp học sinh hiểu được nội dung
chủ đề, gợi ý để học sinh nhớ lại và tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan
đến bài vẽ. Để làm được điều đó, tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu
hỏi từ dễ đến khó có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề (VD: Các bức tranh
vẽ về đề tài gì? Hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh là gì?) để giúp học
sinh tiếp cận đề tài. Những câu hỏi này nên gắn với nội dung và được minh hoạ
bằng tranh, ảnh cụ thể (tránh những câu hỏi quá khó). Tranh ảnh dùng để minh hoạ
phải có nét điển hình, rõ đề tài, lột tả được ý tưởng của người vẽ. Khi được quan
sát những bức tranh như vậy học sinh sẽ hiểu được nội dung đề tài và tìm chọn
cách vẽ dễ dàng hơn. Mặt khác nếu như học sinh trả lời chưa đúng ý các câu hỏi,
giáo viên cần phải bổ sung, định hướng ngay để các em nhận biết cần phải trả lời
như thế nào cho phù hợp và đúng yêu cầu của bài.
3.3. Học sinh tìm, chọn được nội dung đề tài cho bức tranh mà mình định
vẽ, định hướng được hình ảnh chính là gì? Hình ảnh phụ gì. Và bước tiếp theo giáo
viên nên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục tranh.
Cách để học sinh hiểu, nhận thấy cách sắp xếp bố cục tranh như thế nào cho
hợp lý là sử dụng tranh mẫu. Căn cứ vào tranh mẫu, giáo viên sẽ hướng dẫn học
8
sinh bằng các câu hỏi để phân tích cách sắp xếp bố cụ hình ảnh (hình ảnh chính
được bố trí ở giữa tranh vẽ to hơn…), màu sắc của mỗi bức tranh .
- Giáo viên phải kết hợp giữa lời giảng và tranh minh hoạ nhằm gợi ý, kích
thích học sinh suy nghĩ, nhớ lại các hình ảnh có liên quan đến đề tài (con người,
con vật, nhà cửa, cây cối có thể đưa vào tranh).
Một bức tranh đẹp thì cần phải rõ đề tài, rõ hình ảnh chính, hình ảnh phụ và
các hình ảnh đó được sắp xếp hợp lý, cân đối, có trọng tâm. (VD: Bức tranh vẽ về
đề tài con vật: Hình ảnh chính là con vật, hình ảnh phụ là cây cối, con đường, bãi
cỏ, những đám mây; hình ảnh con vật được bố trí ở chính giữa tranh) tránh tham
lam ôm đồm hay sơ lược quá.
Như ban đầu đã đề cập, vẽ tranh là hoạt động mang lại cho học sinh khả
năng chủ động tích cực học tập nhiều nhất. Vì thế để cho học sinh vẽ được tranh,
biện pháp tốt nhất là sau khi gợi ý chung, giáo viên nên để cho học sinh tự do vẽ
theo khả năng của mình, không nên bắt vẽ theo khuôn mẫu hoặc vẽ theo ý chủ
quan của giáo viên.
3.4. Sau khi vẽ hoàn thành các nét vẽ bằng chì, GV hướng dẫn học sinh vẽ
màu vào bức tranh. Khi quan sát các bức tranh mẫu ở phần tìm, chọn nội dung đề
tài, GV đã chỉ rõ bức tranh được vẽ bằng những chất liệu nào (màu sáp, màu nước,
màu bột…). Như vậy, học sinh đã bước đầu định hướng được mình sẽ sử dụng chất
liệu nào để vẽ vào tranh. Tuy nhiên, học sinh THCS lại rất thích vẽ màu nguyên
chất, vẽ màu theo bản năng. Trong tình huống này, GV chỉ nên hướng dẫn học sinh
một cách khéo léo, chỉ mang tính gợi ý, động viên khích lệ chứ không nên ép buộc
học sinh vẽ màu theo gam màu, theo sở thích của giáo viên.
3.5. Từ lúc Tìm, chọn nội dung cho đến lúc Thực hành, GV vừa hướng dẫn,
chỉ rõ các bước vẽ cho học sinh, vừa quan tâm, giúp đỡ các em. Học sinh nào lúng
túng GV cần nắm bắt và giúp đỡ, chỉnh sữa kịp thời. Giáo viên giúp đỡ nhưng
không vẽ trực tiếp lên bài học sinh hoặc bắt học sinh vẽ theo ý mình.Trong quá
trình vẽ bài giáo viên bao quát lớp, chọn lựa một đến hai bài vẽ của học sinh đang
vẽ để hướng dẫn, bổ sung nhằm giúp học sinh khắc phục những yếu điểm ngay
trên bài vẽ của mình.
9
3.6. Cuối mỗi tiết học, giáo viên nhận xét, đáng giá bài vẽ học sinh ( Giáo
viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tự lựa chọn các bài vẽ đẹp, và chưa đẹp; tự nhận
xét, đánh giá dưới sự gợi ý của giáo viên. Sau cùng giáo viên sẽ bổ sung, đánh giá.
Đánh giá kết quả bài vẽ, giáo viên cần lưu ý:
- Lấy khen ngợi để động viên, khích lệ học sinh là chính, tránh chê học sinh
trước lớp. Xếp loại tất cả bài vẽ công bằng, khách quan theo đúng quy định.
4. Song song tồn tại cùng với các phân môn kia, trong chương trình dạy học
mỹ thuật bậc THCS thì phân môn: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT cũng giữ vai
trò quan trọng nhất định.
Thường thức mỹ thuật có nội dung là tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật của một
số thời kì và tìm hiểu về một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của Việt Nam và Thế
giới. Thường thức mỹ thuật giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với các bức tranh,
tượng thông qua ngôn ngữ của mỹ thuật là đường nét, hình mảng, hình khối bố cục
và màu sắc. Thông qua sự tiếp xúc này nhằm giúp các em học sinh có được những
kiến thức sơ đẳng về thường thức mỹ thuật, bước đầu hình thành cho các em tình
cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt và những cảm nhận đúng đắn về cái đẹp ở tranh, tượng
của thiếu nhi, hoạ sĩ và các tác phẩm truyền thống. Ngoài ra thường thức mĩ thuật
còn giúp các em có những kiến thức sơ lược về quá trình phát triển của mĩ thuật
Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Mỗi tiết học thường thức mỹ thuật muốn lôi cuốn học sinh chú tâm học tập
thì cũng giống các phân môn khác, đồ dùng dạy học rất quan trọng. Giáo viên sẽ sử
dụng các tranh mẫu trong bộ thiết bị dạy học, tập tranh thiếu nhi, tranh học sĩ và cố
gắng khai thác hết nội dung các tranh. Ngoài ra giáo viên có thể sưu tầm thêm các
tranh khác có liên quan đến nội dung bài học để so sánh, làm phong phú thêm cho
tiết học và góp phần mở rộng kiến thức cho học sinh, thúc đẩy học sinh sưu tầm
tranh ảnh phục vụ cho bài học.
4.1. Ở phân môn này có các hoạt động chủ yếu: 1. Xem tranh; 2. Nhận xét,
đánh giá; 3. Thảo luận nhóm. Để học sinh phát huy được tính tích cực học tập, giáo
viên cần phải xem kỹ tranh trước và chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, súc tích,
bám sát nội dung tranh để gợi ý học sinh tiếp cận với yêu cầu của bài.Tránh các
câu hỏi vòng vo, dài dòng, không rõ trọng tâm. Một số câu hỏi phù hợp:
10
? Tên tác giả của bức tranh ?
? Tên của bức tranh ?
? Nội dung, chủ đề của bức tranh là gì ?
? Chất liệu của bức tranh ?
? Hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh là gì ?
? Bố cục bức tranh cân đối, hợp lý chưa ?
? Màu sắc của bức tranh như thế nào ?
? Cảm nhận của em về bức tranh như thế nào ?
........
Sau mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên cần nhận xét, bổ sung đầy đủ, kịp
thời. Và muốn học sinh trả lời được các câu hỏi mà mình đưa ra giáo viên phải yêu
cầu học sinh quan sát kỹ tranh mẫu ( có thể quan sát theo nhóm). Thảo luận nhóm
sẽ giúp học sinh có khả năng làm việc theo nhóm, tạo sự đoàn kết, học hỏi lẫn
nhau. Nếu còn thời gian giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho học sinh với nội dung
liên quan đến bài học, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bài.
Cuối tiết học giáo viên nhắc lại và chốt nội dung chính của bài. Khen ngợi
học sinh tích cực học tập. Đánh giá kết quả học tập theo quy định đã hướng dẫn.
IV. Kết quả đạt được:
Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào trong thực tế giảng dạy
tôi thấy rằng chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh tăng
lên rõ rệt. Kết quả sau khi tôi quay lại kiểm tra chất lượng của hai lớp 8A và 7B ở
học kì II năm học 2010-2011 như sau:
Lớp
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém %
8A
12
40%
16
53%
2
7%
0
0
7B
11
37%
17
56%
2
7%
0
0
So sánh hai bảng điều tra trước và sau khi nghiên cứu đề tài ta thấy rằng chất
lượng học tập của học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt. Số lượng học sinh khá giỏi đã
tăng và đặc biệt là không còn học sinh yếu kém.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
11
I. Kết luận:
Như vậy có thể khẳng định rằng thông qua quá trình nghiên cứu phương
pháp dạy học mỹ thuật theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi nhận
thấy được rất rõ tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của vấn đề. Nó chỉ cho tôi cách để
làm cho hoạt động dạy học mỹ thuật trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn, kích thích được
hứng thú học tập của học sinh, góp phần làm cho học sinh và mọi người hiểu được
rằng mỹ thuật không phải là một môn học phụ mà là một môn học nhằm giáo dục
thẩm mỹ cho mỗi con người. Từ đó học sinh sẽ chủ động, tích cực tiếp cận môn
học này, xem mỗi tiết học là một niềm vui, nâng cao chất lượng dạy và học.
Để trở thành người giáo viên giỏi, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng
trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề mến trẻ
thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật là loại
hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mĩ thuật cần phải làm cho học sinh phấn
khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ.
Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân củng
đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có, để ngày
càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn. Rằng trước hết
mỗi giáo viên đứng trước lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh
mà phải gần gủi với học sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết
được từng đối tượng học sinh để có cách xữ lí phù hợp với từng trường hợp xẩy ra,
luôn trăn trở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả
nhất, vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này, mà không như thế kia? Do đâu?
Cần bổ sung và sửa chữa những vấn đề gì? Vv...Chính điều đó làm tôi thầm nghĩ,
ngay từ bây giờ mình phải cố gắng rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng
đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè, đồng
nghiệp, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp, tạo điều
kiện đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, xứng đáng là người giáo
viên của thời đại mới.
II. Kiến nghị:
12
Để dạy học nói chung, dạy học môn mỹ thuật nói riêng ở trường THCS ngày
được nâng cao hơn về chất lượng, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, tôi xin đề xuất một số kiến nghị:
- Đối với học sinh:
+ Cần phải nhận thức đúng được tầm quan trọng của môn mỹ thuật, nó là
một học nằm trong chương trình giáo dục THCS.
+ Cần đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học ( phòng học riêng dành
cho môn mỹ thuật có đầy đủ giá vẽ, bảng vẽ, vật mẫu…)
- Đối với giáo viên:
+ Tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dành riêng cho môn mỹ thuật.
Việc nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng phương pháp dạy học mỹ thuật theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng do điều
kiện thời gian và năng lực còn hạn chế, tôi xin kết thúc đề tài tại đây. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài từ phía những người quan tâm để
vấn đề ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
************************
13