Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thuyết trình môn tài chính công ty đa quốc gia chi phí sử dụng vốn đối với các công ty đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
UNIVERSITY OF ECONOCMICS HO CHI MINH CITY
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

THUYẾT TRÌNH

CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
THÀNH VIÊN NHÓM:
01/. Tô Công Nguyên Bảo
02/. Chu Đức Mạnh
03/. Lê Thúy Ngọc
04/. Trần Phan Lệ Thu

05/. Hoàng Anh Tuấn
06/. Nguyễn Thị Kim Thơ
07/. Dương Quang Thịnh
08/. Nguyễn Đức Sơn


BỐ CỤC TRÌNH BÀY
Phần 01: Khái niệm & phân loại chi phí sử dụng vốn
Phần 02: Chiến lược tài chính toàn cầu của các MNC
Phần 03: Mô hình & kỹ thuật ước tính chi phí sử dụng vốn
đối với các MNC
Phần 04: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
quốc tế
Phần 05: Chi phí sử dụng của MNC so với công ty nội địa




Phần

1
KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN


KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

1/. Khái niệm chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn (CPSDV): là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp
phải trả (cái giá phải trả) cho việc sử dụng một nguồn vốn nào đó
(hoặc một cấu trúc vốn nào đó) nhằm tài trợ cho các hoạt động của
doanh nghiệp.
Chú ý 1:
- CPSDV là mối liên kết giữa quyết định tài trợ và quyết định đầu tư;
- CPSDV có thể được gọi là tỷ suất sinh lợi mong đợi, tỷ suất rào
cản, tỷ suất chiết khấu, cơ hội phí của việc đầu tư.


KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

1/. Khái niệm chi phí sử dụng vốn
Chú ý 2: Chi phí sử dụng vốn của một nguồn tài trợ được hình thành
từ 03 yếu tố cơ bản sau:
(1) Tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu (bao gồm phần bù rủi ro);
(2) Các chi phí phát sinh để có nguồn vốn;
(3) Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Khi đó:
CPSDV thực = (1) + (2)
CPSDV danh nghĩa = (1) + (2) + (3)


KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

1/. Phân loại chi phí sử dụng vốn
Dựa vào nguồn gốc của nguồn tài trợ mà chi phí sử dụng vốn
được phân loại như sau:
(1) Chi phí sử dụng nợ vay (Kd)
- Lãi suất do ngân hàng ấn định;
- Lãi suất phải trả và các chi phí phát sinh từ việc doanh nghiệp phát
hành trái phiếu;
Chú ý: CPSDV nợ vay phải tính sau thuế, vì đó mới là chi phí thật sự
mà doanh nghiệp chi ra để có được nguồn tài trợ từ vay nợ hay nói
cách khác là do doanh nghiệp được khấu trừ lãi vay vào thu nhập
chịu thuế


KHÁI NIỆM & PHÂN LOẠI CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

1/. Phân loại chi phí sử dụng vốn
Dựa vào nguồn gốc của nguồn tài trợ mà chi phí sử dụng vốn
được phân loại như sau:
(2) Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (Kp)
- Lợi tức ưu đãi hàng năm và các chi phí phát sinh mà doanh nghiệp
phải trả cho cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi.
(3) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (Ke)
- Nếu không xét đến các chi phí phát sinh thì Ke là tỷ suất sinh lợi

mong đợi của cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp, đây cũng
chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn (nguyên tắc
thay thế). (Kỹ thuật tính toán sẽ được trình bày cụ thể ở Phần 3)


Phần

2
CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU CỦA CÁC MNC


CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN CẦU CỦA CÁC MNC

Làm thế nào để các MNC có thể tiếp cận thị trường vốn toàn cầu
và hướng đến mục tiêu: (1) Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn;
(2) Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Liệu rằng các MNC có lợi
thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp nội địa trong việc thực hiện
2 mục tiêu trên?
Hội nhập tài chính toàn cầu sẽ giúp các MNC có thể tiếp cận
các nguồn tài trợ với chi phí thấp hơn so với việc sử dụng các
nguồn tài trợ tại nước sở tại. Từ đó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh
so với đối thủ. Sự khác biệt giữa việc sử dụng nguồn vốn từ thị
trường nội địa so với thị trường toàn cầu trình bày qua bảng sau:


THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU

THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA


Đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp

Chứng khoán của doanh nghiệp chỉ

Chứng khoán của doanh nghiệp thu

thu hút những nhà đầu tư trong nước

hút những nhà đầu tư quốc tế

Thanh khoản của thị trường đối với chứng khoán của doanh nghiệp

Thị trường trong nước không thanh
khoản và thanh khoản quốc tế hạn chế

Thị trường nội địa của nước ngoài
thanh khoản cao và có sự tham gia
của yếu tố quốc tế

Tác động của sự phân cách thị trường đến chứng khoán của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn

Thị trường trong nước bị phân cách;
Chứng khoán được định giá theo
chuẩn của thị trường nội địa

Chứng khoán trong thị trường toàn cầu
được định giá theo chuẩn quốc tế


CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN CẦU CỦA CÁC MNC


Với thị trường nội địa không có tính thanh khoản và có sự phân
cách (thị trường bất hoàn hảo; mang tính chất hệ thống) sẽ dẫn
đến chi phí sử dụng vốn cao (do phần bù rủi ro cao, tỷ suất sinh
lợi mong đợi cao) và bị giới hạn về nguồn vốn, điều này làm giảm
tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi đó, để tránh phụ thuộc vào thị trường nội địa và đối mặt với
CPSDV cao, nguồn vốn bị giới hạn, các MNC cần phải đưa ra
chiến lược tài chính toàn cầu (tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài
quốc gia sở tại) để đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.


Phần

3
MÔ HÌNH & KỸ THUẬT
ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
ĐỐI VỚI CÁC MNC


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

Chi phí sử dụng vốn được tính trên cở sở bình quân có trọng số
(tỷ trọng) của từng nguồn tài trợ (WACC). Trong phạm vi thuyết
trình, nhóm chỉ đề cập đến 02 nguồn tài trợ chính đó là nguồn vốn
vay ngân hàng và nguồn vốn chủ sở hữu.
WACC = Ke * E/V + Kd * (1 - T) * D/V
Trong đó:
Ke: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chi phí vốn chủ sở hữu)

Kd: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay (chi phí nợ vay)
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
E: Giá trị thị trường của vốn cổ phần
D: Giá trị thị trường của nợ
V: Giá trị thị trường của doanh nghiệp, với V = E + D


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(1) Ước tính chi phí sử dụng nợ vay (Kd)
Kd = Lãi vay phải trả / Nợ bình quân trong kỳ
Chú ý 1: Chi phí nợ vay phải tính sau thuế.
Chú ý 2: Có thể áp dụng lãi suất cho vay hiện hành trên thị trường
mà doanh nghiệp dự kiến sử dụng.
Chú ý 3: Phải tính thêm các chi phí phát sinh để có được nguồn
vốn vay.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(2) Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke)
Đây chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn từ các chủ doanh
nghiệp, thay vì góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, họ có thể đầu tư
vào các lĩnh vực khác có cùng mức độ rủi ro hay tỳ suất sinh lợi để
tìm kiếm lợi nhuận, có thể nói Ke là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng mà chủ
sở hữu mong muốn có được khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Để đo lường Ke, các học giả thường tiếp cận qua 02 cách:
(1) Tiếp cận dựa trên các mô hình định giá: CCF, DCF, v.v.
(2) Tiếp cận dựa trên mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất
sinh lợi: CAPM (Sharpe, 1964), APT (Ross, 1976), mô hình ba

nhân tố (Fama & French, 1993), mô hình năm nhân tố (Fama &
French, 2015), v.v.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(2) Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke)
Trong phạm vi thực thực hiện, nhóm chỉ xem xét việc ước tính Ke
theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Đây là mô hình được
chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay (mô hình của mọi người).
Nội dung trình bày về mô hình CAPM sẽ bao gồm:
(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan;
(B) Mô hình CAPM quốc tế (ICAPM) và các vấn đề liên quan;
(C) Ví dụ minh họa.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(1) Phương trình tính toán
E(Ri) = Rf + βi * [E(Rm) – Rf]
Trong đó:
E(Ri): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản i
Rf: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
βi: Hệ số beta (hệ số đo lường rủi ro hệ thống)
E(Rm): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thị trường
[E(Rm) – Rf]: Phần bù rủi ro thị trường


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV


(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(2) Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (Rf)
Là TSSL của một khoản đầu tư mà nhà đầu tư nhận được không
tồn tại: (i) rủi ro vỡ nợ; và (ii) rủi ro tái đầu tư. Khi đó, tỷ suất sinh
lợi kỳ vọng luôn đúng bằng tỷ suất sinh lợi thực tế.
Trong thực tế, tài sản phi rủi ro thường là trái phiếu (kỳ hạn 10
năm) do chính phủ phát hành và khi đó tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
chính là lãi suất của trái phiếu này.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(3) Hệ số beta (β)
Rủi ro hệ thống có ảnh hưởng đến phần bù rủi ro và tỷ suất sinh lợi
kỳ vọng, E(R), nên nên việc đo lường rủi ro hệ thống tương ứng với
mỗi tài sản luôn được nhà đầu tư quan tâm.
Hệ số beta (β) được sử dụng để đại diện cho loại rủi ro này (Jordan
& Miller Jr, 2009). Theo đó, beta là hệ số phản ánh rủi ro hệ thống
tương đối của một tài sản cụ thể so với một tài sản trung bình
(danh mục đầu tư có beta bằng 1)


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(3) Hệ số beta
Beta thể hiện mức độ phản ứng của tỷ suất sinh lợi tài sản đối với
sự thay đổi của toàn thị trường. Beta càng cao thì độ nhạy cảm với

thị trường càng mạnh và có rủi ro hệ thống càng lớn.
Độ nhạy cảm phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) mức độ tương quan giữa
tỷ suất sinh lợi của tài sản (Ri) với tỷ suất sinh lợi thị trường (Rm);
(ii) độ biến động của tài sản đó so với thị trường. Với corr(Ri, Rm)
đại diện cho tương quan giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản i với thị
trường; σi và σm là độ lệch chuẩn của tài sản và thị trường, hệ số
beta của tài sản cụ thể i được xác định như sau:


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(3) Hệ số beta

𝛃𝐢 = 𝐂𝐨𝐫𝐫 𝐑𝐢 , 𝐑𝐦

𝛔𝐢
𝐂𝐨𝐯 𝐑𝐢 , 𝐑𝐦
𝛔𝐢
𝐂𝐨𝐯 𝐑𝐢 , 𝐑𝐦

=

=
𝛔𝐦
𝛔𝐢 ∗ 𝛔𝐦
𝛔𝐦
𝛔𝐦 𝟐

Hệ số tương quan (Ri với Rm) cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố:

(i) Xu hướng thay đổi của Ri theo Rm
(ii) Mức độ (mạnh/yếu) của xu hướng này. Hiệp phương sai
(covariance) đo lường sự thay đổi của hai đối tượng với nhau.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG HỆ SỐ BETA
(1) Cách tiếp cận dựa vào dữ liệu quá khứ
- Sử dụng công thức tính hệ số beta ở slide trước;
- Sử dụng phương trình hồi quy trên nền tảng của CAPM;
Các vấn đề chú ý khi sử dụng cách tiếp cận này:
- Độ dài kỳ ước tính và tần suất thu thập dữ liệu;
- Quan điểm tính toán các tham số tài chính;
- Phù hợp với các doanh nghiệp đã niêm yết với thời gian dài.


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
CÁC KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG HỆ SỐ BETA
(2) Cách tiếp cận dựa vào đặc trưng cơ bản
- Sử dụng đòn bẩy tài chính và/hoặc đòn bẩy kinh doanh riêng biệt
của doanh nghiệp để tính toán hệ số beta (Beta Bottom-up) trên
nền tảng beta không đòn bẩy (tính toán từ các doanh nghiệp tương
đồng) đã xác định trước đó
Các vấn đề chú ý khi sử dụng cách tiếp cận này:
- Các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tương đồng;
- Phù hợp với doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc mới niêm yết.



MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(4) Phần bù rủi ro thị trường
Phần bù rủi ro thị trường chính là phần thưởng cho việc gánh chịu
rủi ro hệ thống: Được đo lường bằng [E(Rm) – Rf]. Đây được xem
là phần thưởng cho việc “lo lắng” đến từ việc gánh chịu một mức
rủi ro hệ thống trung bình.
Với số liệu thu thập tại thị trường Việt Nam, nhóm sẽ trình bày giá
trị nhận được vào cuối năm 2015 cho một khoản đầu tư
VND10.000 đã được đầu tư trước đó 07 năm (cuối năm 2008):


MÔ HÌNH & KỸ THUẬT ƯỚC TÍNH CPSDV

(A) Mô hình CAPM truyền thống và các vấn đề liên quan
(4) Phần bù rủi ro thị trường

VND30,000

VND10,000
2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

Cổphiếu (NhómVN30)

Tráiphiếuchính phủ(kỳ hạn10năm)

Tráiphiếuchính phủ(kỳ hạn01năm)

Lạmphát

2015

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu thu thập được từ (i) Investing Data
(www.investing.com) (với dữ liệu là cổ phiếu công ty, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10
năm, và trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm), và (ii) Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn)
(với dữ liệu là chỉ số lạm phát).


×