Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận môn vĩ mô ứng dụng biến động chu kỳ của cung tiền, tín dụng , lãi suất và thị trường chứng khoán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.8 KB, 35 trang )

Đề tài:
BIẾN ĐỘNG CHU KỲ CỦA CUNG TIỀN/TÍN DỤNG, LÃI SUẤT VÀ THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Họ và tên

Mã học
viên

Chik chok Thongpadid

Công việc

Ý thức

1.1: Thuyết trình 1.1

Inthong Boualaphanh

CH260712

1.2: Tìm hiểu và thuyết trình 1.2

Tốt

Namfonh Chittaphone

CH260714

2.1: Tìm hiểu và thuyết trình 2.1


Tốt

Nguyễn Khánh Vân

CH260229

2.2.1: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.1

Tốt

Tổng hợp bài và Kết luận 3;
Lead tổ chức; Hỗ trợ phần 2.1
Nguyễn Mạnh Tùng

CH260226

2.2.2: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.2

Tốt

Làm slides
Trương Mạnh Tùng

CH260005

2.2.3: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.3

Tốt

Lead nội dung; Hỗ trợ nội

dung các bạn Lào & Slides
Lê Thanh Vân

CH260227

2.2.4: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.4

Tốt

Hoàng Tú Uyên

CH260178

2.2.5: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.5

Tốt

Nguyễn Duy Tùng

CH260170

2.2.6: Tìm hiểu và thuyết trình 2.2.6

Tốt

Hỗ trợ nội dung 1.1


MỤC LỤC



1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC CHU KỲ KINH DOANH
1.1. Lý thuyết chu kỳ kinh tế của Keynes
Theo Keynes, với câu hỏi tại sao nền kinh tế có những giai đoạn tăng trưởng
nhanh và suy thoái, xuất phát từ sự tồn tại của những bất trắc không thể suy giảm
(irreducible uncertainties) trong một nền kinh tế sử dụng tiền tệ. Các doanh nghiệp
không thể biết chắc điều gì xảy ra trong tương lai. Họ chỉ có thể dự đoán về khả năng
lợi nhuận trong các dự án đầu tư, nhưng không bao giờ biết chắc là đầu tư đó sẽ lời
hay lỗ. Họ chấp nhận những rủi ro đó. Tuy nhiên, sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro của họ,
mà Keynes gọi là “tinh thần bầy đàn”, không cố định theo thời gian. Trong giai đoạn
tăng trưởng chậm, họ thường tỏ ra bi quan, và trong thời kỳ bùng nổ, họ lại quá lạc
quan. Khi họ không tin rằng hoạt động đầu tư của mình sẽ có lợi thì họ giữ tiền mặt và
trả bớt nợ (chứ không tăng đầu tư trong dài hạn và giúp nền kinh tế tự điều chỉnh như
trong quan điểm cổ điển). Do đó tổng cầu sẽ đánh đu giữa đỉnh và đáy chủ yếu tùy vào
tính bầy đàn của nhà đầu tư. Một khi cầu bắt đầu đi xa khỏi quỹ đạo toàn dụng thì nền
kinh tế có thể cứ thể lao xuống dốc theo hình trôn ốc, và rất khó để đưa nền kinh tế trở
về hướng đi toàn dụng nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước.
Một trong những hàm ý của quan điểm này là nền kinh tế không tự điều tiết, và
chính phủ phải hành động để kích cầu khi nền kinh tế suy yếu, và làm nguội nền kinh
tế khi quá nóng. Hơn nữa, theo quan điểm của Keynes không có mối liên kết nào giữa
những quyết định duy lý của từng cá nhân và sự cân bằng trong nền kinh tế vĩ mô. Các
quyết định duy lý của cá nhân, ví dụ tiết kiệm tiền trong giai đoạn suy thoái, có thể đẩy
nền kinh tế xa mục tiêu toàn dụng hơn nữa (theo hướng thuận chu kỳ). Điều này rất
“hợp lý” theo suy nghĩ thông thường của mỗi chúng ta, nhưng lại không thể chấp nhận
được đối với các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế cần phải và sẽ có thể tự điều tiết, hay
có khuynh hướng đi tới sự cân bằng toàn dụng.
Trong gần hai thập kỷ, GDP thực của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung
bình 7% một năm. Nhưng tăng trưởng không diễn ra đều đặn, mà có những giai đoạn
cao hơn 8% như năm 2007, và những giai đoạn chậm lại dưới 6% như năm 2009. Tất
cả nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn tăng trưởng nhanh xen kẽ với giai đoạn tăng

trưởng chậm, hay còn gọi là suy thoái. Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi ngắn hạn của
sản lượng này là các chu kỳ kinh tế. Mặc dù gọi là “chu kỳ” khiến ta có cảm giác sự
thăng trầm này diễn ra đều đặn và có thể dự báo được, trên thực tế, chu kỳ kinh tế diễn
ra rất không đều đặn, và khó có thể dự báo.
3


4


1.2. Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực
1.2.1. Khái niệm:
Khái niệm chung: Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động
của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh
(bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ
gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là
suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại,
khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa
hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai
đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu
kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào
dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh
tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân
gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao,
các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu
quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước
tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là: khủng

hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh nhưng nay không còn thấy cách gọi này nữa.
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (RBC theory) là một nhóm lý thuyết kinh
tế giải thích tính chu kỳ (tăng rồi giảm rồi tăng theo chu kỳ) của nền kinh tế một quốc
gia. Lý thuyết này cho rằng chu kỳ kinh tế là phản ứng để tối ưu hóa của nền kinh tế
trước các shock. Thuật ngữ "thực" để nói rằng các shock là shock thực (ví dụ: shock
công nghệ, shock thiên tai), đối lập với shock ảo (ví dụ: shock do tăng cung tiền).Lý
thuyết chu kỳ kinh tế thực, được khởi nguồn bởi hai nhà kinh tế học người Mỹ là Finn
E. Kydland và Edward C. Prescott, được hai ông giới thiệu trong bài báo Time to
Build And Aggregate Fluctuations năm 1982 và được giải Nobel Kinh tế năm 2004.
a. Vài đặc điểm chung

5


-

-

Chu kỳ kinh doanh xảy ra hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đơn.
Chu kỳ kinh doanh bao gồm các giai đoạn như: Bùng nổ, suy thoái, đáy rồi sau đó lại
phục hồi và bùng nổ (hưng thịnh). Như vậy, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng tới tăng
trưởng dài hạn.
Chu kỳ kinh doanh lắp đi lắp lại nhưng không có tính chất định kỳ và mức độ dài dặn,
không thể dự đoán được chính xác cho nên khó xác định điều lượng của chính sách.
Pha suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người
ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên
tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Pha phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước
suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Pha hưng thịnh (bùng nổ): khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn

mức ngay trước lúc suy thoái.
Đỉnh của chu kỳ kinh tế: kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái
mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh
tế

Nguyên nhân của chu kỳ kinh doanh thực: Gồm có 3 nguyên nhân sau:


Sốc năng suất



Sốc chính sách tài khóa (mô hình thay thế cung lao động giữa các thời kỳ)

6




Sốc tiền tệ
Do trường phái kinh doanh thực chỉ nghiên cứu vào Cung là chính và sản xuất
được bao nhiêu là do đầu vào. Như vậy, nếu nhìn trên cơ sở 3 nguyên nhân của chu kỳ
nói trên thì lý thuyết này khó giải thích được yếu tố đầu vào của biến tự nhiên.

b. Một số đặc điểm của suy thoái:

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi
nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố
tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế,

xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
• Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh
nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo
theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm
sút.
• Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống


tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi

nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh
trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
• Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo
khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn
cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
c. Đặc điểm của hưng thịnh:
Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược
lại..
1.2.2. Một số biến được sử dụng trong dự báo kinh doanh:


Doanh số bán lẻ thiết bị gia đình.



Doanh số bán lẻ hang hóa lâu bền.




Chỉ số chi tiêu cho nhà ở.



Tỷ lệ giao hàng trên lượng hàng tồn kho đối với các sản phẩm công nghiệp hoàn
chỉnh.

7




Số lượng đơn đặt hàng mới cho sản phẩm lâu bền.



Số tuần làm việc bình quân trong khu vực sản xuất.



Số việc làm trong các doanh nghiệp và các dịch vụ cá nhân.



Chỉ số chứng khoán.



Cung tiền (M1).




Chỉ số dẫn dắt tổng hợp.

8


2. BIẾN ĐỘNG CUNG TIỀN, LÃI SUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
2.1. Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và
trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng và đầu tư,
người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực
tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì
hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên cở sở quen biết không đáp ứng được; vậy, cần
phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của
nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn
nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho việc phát triển kinh tế.
Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm:
- Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm.
- Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn.
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn
chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn
cho đầu tư phát triển ngày càng cao; chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng
nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông
qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông
qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị
nhất định được phát hành thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây là chính
sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại.

Thị trường chứng khoán trong điều kiện trong nền kinh tế hiện đại được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng
khoán lần đầu từ những người phát hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua
bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức thì chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua
bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng
khoán.
a. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự ra đời của TTCK VN được đánh dấu vào vận hành trung tâm giao dịch
chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh – Sàn HOSE ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao
9


dịch ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại
cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỳ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ được
niêm yết giao dịch.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – Sàn HNX và Sàn UPCOM đã chính thức
chào đời vào ngày 08/03/2005. Ngày 24/06/2009, sở GDCK HN chính thức ra mắt,
hoạt động với mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu,
khác với TTGDCK Tp. HCM vốn là nơi niêm yết giao dịch chứng khoán của các công
ty lớn, TTGDCK Hà Nội là “Sân chơi” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn điều
lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng.
b. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn dầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chứng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
c. Các chủ thể tham gia

TTCK

Tổ chức phát
hành

Nhà đầu tư

Các tổ chức
kinh doanh trên
TTCK

Có cơ quan có
liên quan đến
TTCK

2.2. Thực tế biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000-nay
2.2.1. Giai đoạn 2000-2005
a. Lãi suất
Biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất
nhạy cảm đến thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ
10


thống ngân hàng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị
trường chứng khoán bị ảnh hưởng. Lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên
thị trường chứng khoán phải tăng (nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao
hơn). Trong bối cảnh này, giá thị trường của trái phiếu sẽ bị sụt giảm.
Mặt khác, lãi suất trong nước tăng cũng có tác dụng thu hút luồng ngoại tệ đổ
vào, gián tiếp giúp đồng nội tệ tăng giá và do vậy tác động làm giảm tỷ giá hối đoái.
Các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp phải khó khăn do hàng hóa

xuất khẩu bị đắt lên, đồng thời trước đó đã chịu thêm chi phí vốn vay do lãi suất tăng.
Hệ quả là doanh thu của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng, dẫn đến kỳ vọng vào lợi
nhuận tương lai của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, làm giá cổ phiếu doanh nghiệp trên
thị trường sa sút.
b. Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của
Thị trường giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000 và
phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/07/2000 chỉ với 02 mã cổ phiếu là
REE và SAM. Vài tháng sau khi thị trường đón nhận sự tham gia của trái phiếu chính
phủ và trái phiếu doanh nghiệp, 04 năm sau đó là sự tham gia của chứng chỉ quỹ đầu
tư VFMVF1. Các hàng hóa cơ bản của thị trường đã có mặt đầy đủ trên thị trường giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 04 năm đi vào hoạt động, thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

11


(Nguồn: www.vndirect.com.vn)

HÌNH 2.2.1. BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2000-2004

Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đưa Thị trường giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động, Thị trường chứng khoán đã có mức tăng
trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng
và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt
giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003.
Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty
niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ
đồng. Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của

TTCK Việt Nam.
Trong giai đoạn 2000-2002, trái phiếu chính phủ là hàng hóa niêm yết chủ đạo
trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, số lượng không

12


nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, trái phiếu chính phủ tương đối kém thanh khoản,
giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị trái phiếu chính phủ
niêm yết. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể,
lên tới 11,3% GDP. Đồng thời, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao
dịch trái phiếu như:
-

Không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

-

Bỏ biên độ dao động giá.

-

Cơ chế giao dịch thỏa thuận.

-

Rút ngắn thời gian thanh toán T+1.
Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần. Trong thời gian gần đây,
do biến động của lãi suất, việc phát hành trái phiếu chính phủ không được như mong
muốn, dẫn đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm xuống và chỉ còn khoảng

10,81% vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng dư nợ trái phiếu phát
hành là 16,9% GDP thì vẫn còn một lượng khá lớn trái phiếu chưa được đưa vào niêm
yết và giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán. Số trái phiếu này phần lớn là trái
phiếu doanh nghiệp phát hành trong thời gian gần đây.
2.2.2. Giai đoạn 2005-2007

a. Lãi suất

Năm 2005
Trong năm 2005, Do thị trường tiền tệ nóng lên, Ngân hàng Nhà nuớc Việt
Nam (NHNN) đã thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt. Về lãi suất, bám sát
diễn biến của thị trường tiền tệ NHNN đã ba lần điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ
5%/năm lên 6,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 3%/năm lên 4,5%/năm (sau ba lần điều
chỉnh) và lãi suất cơ bản VND từ 7,8%/năm lên 8,25% (sau 2 lần điều chỉnh). Do tác
động cung cầu vốn, các tổ chức tín dụng cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Lãi
suất huy động bình quân VND tăng 0,6-1,2%/năm và USD tăng 1,2- 2,5%/năm. Lãi
suất cho vay bình quân VND tăng 0,6%/năm và USD tăng 0,7-1,5%/năm. Tỷ giá đã
được NHNN điều hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến
khích xuất khẩu. Cả năm 2005, tỷ giá chỉ tăng 0,9% so năm 2004. Nghiệp vụ thị
trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu để bơm tiền ra cho và thu tiền về từ lưu thông.
NHNN cũng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống.
13


Tín dụng tăng trưởng , tổng vốn huy động cả năm toàn ngành ngân hàng tăng 22% và
dư nợ cho vay tăng 22,5%.
Năm 2006
Trong năm 2006, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng thận trọng, linh
hoạt nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Các mức lãi suất của NHNN công bố trong năm
2005: Lãi suất tái cấpvốn 6,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5%/năm, lãi suất cơ bản

8,25%/năm.
b. Thị trường chứng khoán
Chỉ số VNINDEX thị trường chứng khoán Việt Nam 2005-2006

(Nguồn: www.vndirect.com.vn)

HÌNH 2.2.2. BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2004-2006

Trong năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động khá trầm lắng và
chỉ đến cuối năm mới có những dấu hiệu khởi sắc.
Năm 2006 là năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là
thời kỳ "bùng nổ" thị trường kể từ ngày khai trương thị trường năm 2000 với 1 trung
tâm giao dịch duy nhất là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM, được vận hành

14


theo quy luật cung cầu thông qua hệ thống giao dịch tập trung. Đến tháng 3/2005
TTCK có thêm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, được hoạt động theo cơ
chế thỏa thuận. Minh chứng cụ thể là các kỷ lục về chỉ số chứng khoán cũng như giá
trị giao dịch đã liên tục được phá vỡ trong các kỳ giao dịch của năm.
Chỉ số giá chứng khoán VN-Index của phiên giao dịch cuối cùng của năm
(ngày 29/12) tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) TP HCM ở mức
751,77 điểm, tăng mạnh so với mức 307,5 điển của phiên giao dịch cuối cùng năm
2005. Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, số lượng công ty niêm yết cũng
tăng mạnh, đến 31/12/2006, đã có 106 công ty niêm yết và 2 chứng chỉ quỹ tại
TTGDCK TPHCM, tăng 74 công ty và 1 chứng chỉ quỹ so với cuối năm 2005. Theo
đó tại TTGDCK Hà Nội, số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch cũng tăng nhanh,
nếu tính đến 30/6/2006, chỉ có 12 công ty đăng ký giao dịch thì đến 31/12/2006 đã có
87 công ty đăng ký giao dịch. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường

đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22,7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm
2005. Ngoài ra, việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến 31/12/2006 có gần 400
loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng
giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP của năm 2006. Trong đó có 3.550 tỷ đồng
trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khoảng 1.000 tỷ đồng là các loại chứng
chỉ quỹ đầu tư chứng khoán.
Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các nhà đầu tư. Sự tham gia tích cực,
lành mạnh có tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư đã tạo nên hình ảnh đẹp cho
TTCK. Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như Việt Nam, tính chuyên nghiệp
của thị trường chưa cao do nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số
(khoảng 99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn
chế. Năm 2006, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3 lần so với cuối
năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giao dịch tại các công ty
chứng khoán, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005. Trong đó 1.700 tài
khoản (chiếm 1,7%) của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm một số nhà đầu tư quốc tế
như JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup…
Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 25-30%.

15


Giá trị giao dịch chứng khoán (bao gồm cả trái phiếu) của nhà đầu tư nước ngoài năm
2006 cũng tăng cao so với năm 2005. Cụ thể là giá trị giao dịch mua năm 2006 khoảng
17.000 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 3.000 tỷ đồng), giá trị giao dịch bán năm 2006
khoảng 9.500 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 2.900 tỷ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Namthông qua các Quỹ đầu tư chứng khoán ngày càng phổ biến. Đến cuối năm
2006, có 23 Quỹ với quy mô vốn đầu tư ước đạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư
nước ngoài mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tư trên TTCK.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006 xuất

phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động sâu
sắc và lâu dài là sự kiện Việt Namchính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự
kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài
và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào
Việt Nam. Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môi trường đầu tư
tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác
nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, còn một số nguyên
nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, số lượng các công ty niêm yết tăng mạnh trong năm 2006, đặc biệt là
vào thời điểm cuối năm. Chỉ riêng tháng 12, số lượng công ty niêm yết tại TTGDCK
TP HCM đã lên tới 50 công ty. Nguyên nhân của tình hình này do thực hiện việc cắt
giảm ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 1/1/2007 đã tạo ra
một làn sóng lên sàn ồ ạt của các công ty cổ phần.
Thứ hai, cùng với sự bùng nổ về số lượng cổ phiếu niêm yết, số lượng các công
ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ mới thành lập. Hai định chế tài chính này đã
gấp rút nộp hồ sơ xin cấp phép trước thời hạn Luật Chứng khoán có hiệu lực
(1/1/2007) để tranh thủ áp dụng các điều kiện quy định về vốn đối với công ty chứng
khoán và công ty quản lý quỹ. Đến 31/12/2007, có 50 công ty chứng khoán (tăng 37
công ty so với cuối năm 2005) và 18 công ty quản lý quỹ hoạt động và cấp phép hoạt
động. Trong đó 3 công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTGDCK
Hà Nội).

16


2.2.3. Giai đoạn 2007-2009

(Nguồn: www.vndirect.com.vn)


HÌNH 2.2.2. BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2007 -2009

Các cú sốc về cầu ảnh hưởng đến tình hình biến động của TTCK trong giai
đoạn này:
Ngày 1/1/2007, Luật chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 có
hiệu lực, bên cạnh đó quyết định cắt giảm thuế các doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày
này dẫn tới làn sóng lên sàn chứng khoán của doanh nghiệp và kỳ vọng vào tốt đẹp
của thị trường; Những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế và phát triển của các doanh
nghiệp. Thị trường tăng trưởng mạnh mẽ kể từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007 và chỉ
số VnIndex đạt mức đỉnh là 1.170 điểm vào 19/3/2007.
Sau đó, có các thông tin dự báo về sức tăng nóng của thị trường đã ảnh hưởng
chút đến chuỗi giá và các nhà đầu tư đã bán ra ồ ạt và VNIndex chỉ còn ~900 điểm.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2007, thị trường có sự phục hồi trở lại với sự tăng giá
khá mạnh của các cổ phiếu bluechip do các nhà đầu tư nước ngoài mua vào và cổ
phiếu tập đoàn Bảo Việt được đấu giá trong thời gian này.

17


Trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 8/2007, NHNN ra Chỉ thị 03 ngày 28/05 giới
hạn tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán, chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, nhiều định
chế tài chính lớn, có danh tiếng như HSBC, Merrill Lynch cùng đưa ra những báo cáo
đánh giá về thị trường, dự đoán thị trường sẽ giảm xuống mức 900 điểm, do đó, nhà
đầu tư trong nước hoang mang và đẩy mạnh bán ra cổ phiếu. Trong thời điểm này, giá
trị giao dịch bình quân trong khoảng 450-500 tỷ đồng/phiên, bằng 1/3 giá trị giao dịch
bình quân vào thời điểm thị trường tăng nóng. Chỉ số VN Index xuống mức đáy là 886
điểm trong tháng 8/2007. Thị trường bước vào đợt suy thoái dài hạn, với chỉ số VNIndex sụt giảm mạnh xuống mức 887 điểm ngày 23/08/2007.
Đến 10/2007 thị trường hồi phục lại do nhiều cổ phiếu niêm yết mới như SSI,
PVS, DPM… Chỉ số VN Index nhanh chóng vượt các mức cản 900, 1000 và 1100
điểm và đạt mức đỉnh là 1107 điểm ngày 4/10/2007. Sau giai đoạn hồi phục này, thị

trường lại rơi vào suy thoái dài hạn bắt đầu bằng việc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu
để dồn tiền vào mua cổ phiếu Vietcombank tháng 12., chỉ số VN Index đã giảm xuống
mức 950 điểm.
Đến 6/2008, một loạt các chính sách kích thích thị trường như: triển khai khớp
lệnh liên tục, phối hợp với Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức cuộc Bình chọn Báo cáo
thường niên cho các DN niêm yết đã làm thị trường hồi phục lên mức ~ 600 điểm.
Nhưng sau đó bắt đầu từ ngày 3/10, 7 phiên liên tiếp khiến Vn-Index mất 88,58 điểm
(20,99%). Nguyên nhân chính là bất ổn kinh tế vĩ mô thế giới tác động lên tâm lý khối
ngoại, gây ảnh hưởng đến khối nội cộng thêm việc thu hẹp biên độ giao dịch.
Chạy đua lãi suất năm 2008 là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái của thị
trường chứng khoán:
Ngày 15/01/2008 chính phủ ra văn bản số 75/TTg-KTTH yêu cầu tăng cường
các biện pháp kiềm chế lạm phát, bắt đầu bằng chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua
tăng các lãi suất chủ chốt từ 1% đến 2,5%. Sự thắt chặt tiền tệ của NHNN đã ảnh
hưởng đến thanh khoản của các NHTM. Lãi suất qua đêm trong giai đoạn này tăng lên
nhanh chóng: nếu vào tuần đầu tháng 2/2008 lãi suất qua đêm chỉ ở mức 17% thì đến
tuần thứ 2 đầu tháng 2/2008 mức lãi suất này đã lên đến 21%. Tương tự như vậy, nếu
vào đầu tháng 1/2008 lãi suất huy động trên thị trường chỉ khoảng 8,5% thì cuối tháng
2/2008 nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động vốn lên tới trên 10%. Mở đầu
là VPBank điều chỉnh lãi suất lên đến 10,5% vào ngày 18/02/2008 và trở thành ngân
hàng có mức lãi suất huy động cao nhất. Tuy nhiên, một ngày sau đó SeaBank đã huy
động với mức lãi suất lên đến 10,68%. Tiếp theo đó, những ngân hàng khác như SHB,
SCB, ABBank… cũng nâng lãi suất ở hầu hết các kì hạn.

18


Ngày 13/2/2008, NHNN ra Quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín
phiếu bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 364 ngày,
lãi suất 7.8%/năm. Chính sách làm cho nhiều NHTM rơi vào tình trạng kém thanh

khoản và phải nâng lãi suất để tăng cường huy động vốn. Lãi suất huy động giai đoạn
này đã bị đẩy lên đến 14%.
Ngày 16/05 NHNN quy định trần lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ
bản (LSCB). Ngày 19/05 NHNN nâng LSCB từ 8,75% lên 12%.Việc tăng lãi suất cơ
bản làm cho các NHTM công khai tăng lãi suất huy động lên mức 16% -17%. Tuy
nhiên một số ngân hàng nhỏ đã tăng đến gần 18%.Đỉnh điểm của cuộc đua lãi suất
2008, lãi suất huy động ở một vài ngân hàng vừa và nhỏ lên đến ngưỡng 20%.
2.2.4. Giai đoạn 2009-2011
a. Diễn biến thị trường chứng khoán 2009

Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác
động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ
tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK
Việt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng.
Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm
171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%.
Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày
24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đã
tăng 2,69 lần.

(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Âu Việt)
19


HÌNH 2.2.4.(A). DIỄN BIẾN CỦA VN–INDEX TRONG NĂM 2009
Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là
60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38
điểm thì HNX-Index đã tăng 2,79 lần.
Điều đặc biệt của TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục từ
đáy 234,66 điểm (VN – Index) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân. Sau

đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường. Thị trường hình thành 02 đợt
sóng tăng lớn là từ đầu tháng 03 đến đầu tháng 06 và từ đầu tháng 08 đến cuối tháng
08. Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 02, trong tháng 07 và từ cuối tháng 10 đến
giữa tháng 12.
Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai
sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị
niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị
vốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồng
tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009.
b. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2010
Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630
điểm. Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu
như chỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm,
VN – Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày
31/12/2009.
Về cơ bản, biến động TTCK nói chung có xu hướng thị trường được chia làm
04 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (từ 01/10-04/11): giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng nhẹ. TTCK

-

mở cửa năm 2010, với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thông tin
không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống
còn 478 điểm. Tiếp đó, VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi
thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ
USD trái phiếu chính phủ tại thị trường Mỹ. Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của
các doanh nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư.
Giai đoạn 2 (từ 05/11-08/11): giảm, đi ngang và giảm mạnh. Đầu tháng 5, VNIndex đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu
lan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến
cho VN-Index tiếp tục rơi. Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi

ngang, một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và
20


-

niêm yết mới. Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa
vào giao dịch chiếm khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết
mới năm 2010. Vào cuối tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ
thông tin chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin.
Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD. Việc rơi tự do của VN-Index, còn được củng cố thêm
bằng việc bán giải chấp của hầu hết các mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài
chính. Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy tại vùng 420-424.
Giai đoạn 3: tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ. Sau một quá trình tăng mạnh
ngắn ngủi, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có tin tức vĩ mô gì
đột biến hỗ trợ. Đồng thời, với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ
đầu tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826
cổ phiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ
xung cả năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index. Giữa
tháng 11, VN-Index giảm nhẹ do dòng tiền đã ra khỏi thị trường, để tìm kiếm lợi
nhuận ở kênh đầu tư khác như vàng, USD. Đây là thời điểm vàng và USD tăng
khá mạnh.

-

Giai đoạn 4: tăng trưởng bắt đầu cuối tháng 11 đến gần cuối năm. Sau một thời
gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ mô ảnh
hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8%
lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào
chứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao. Các cổ

phiếu chứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường
tăng mạnh từ 421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm. Tại thời điểm này thanh
khoản của thị trường tăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cổ phiếu được
chuyển nhượng mỗi phiên cho cả hai sàn.
Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh. Thị trường

đón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục.
c. Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011.

Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó
đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có
được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ
khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của
các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng
cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm
mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK
21


cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao
dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60.

(Nguồn:VCBS tổng hợp)

HÌNH 2.2.4.(B). DIỄN BIẾN CỦA VN–INDEX TRONG NĂM 2011
Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua lỗ
trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCK
Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứng
khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuận
thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng

như tự doanh.
Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 105 CTCK đang hoạt động thì hơn 80%
con số này phải đối diện với Báo cáo tài chính lợi nhuận âm khi doanh thu sụt giảm
trong khi chi phí lại đội lên cao. 1.400 tỷ đồng là số tiền mà 18/27 CTCK niêm yết ghi
lỗ trong 09 tháng đầu năm 2011. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm
nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như trường
hợp của CTCK SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương, chứng khoán
Hà Nội… và lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, như CTCK Kim Long (KLS), CTCK
Sài Gòn (SSI)… hoặc chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.
Các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn đến
22


thời điểm thanh toán không chuyển đủ tiền thanh toán vào tài khoản. Điển hình cho
hiện tượng này trong thời gian qua là vụ việc của CTCK SME, TAS. Bên cạnh đó hiện
tượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra trên diện rộng. Với hơn 100 CTCK hoạt động
trong khi thị trường diễn biến ảm đảm, thị phần của từng công ty bị thu hẹp lại, hoạt
động môi giới, tư vấn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều CTCK phải cắt giảm từ
15% - 20% nhân sự.
Các doanh nghiệp niêm yết: năm 2011 vừa qua là một năm đầy khó khăn và thử
thách với các doanh nghiệp, trong khi phải đối mặt với lạm phát cao khiến chi phí đầu
vào tăng mạnh thì việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ dàng khi mặt bằng lãi suất liên
tục ở mức cao. Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị
giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ của
doanh nghiệp. Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanh
nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy vốn của
doanh nghiệp lên tới 9 lần. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong
bối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn
phải trả. Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng

hơn 30% so với cùng kỳ.
2.2.5. Giai đoạn 2012-2014
Thị trường kết thúc năm 2011 với nhiều lo lắng khi thông tin xấu vẫn tràn ngập,
giá chứng khoán liện tục sụt giảm mạnh, tâm lý giới đầu tư chán nản và đầy hoài nghi.
Đây cũng là lý do khiến đà giảm tiếp tục kéo dài trong những tuần đầu tháng 1/2012.

23


(Nguồn: VietstockFianace)

HÌNH 2.2.5.(A) BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2012
Năm 2012 thị trường chứng khoán trải qua 2 cung bậc rõ nét: thời kì hy vọng
đầu năm đến đầu tháng 5 và thời kỳ suy giảm kéo dài hơn 7 tháng đến gần cuối năm.
Tuy nhiên đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đã giúp cho VN-Index kết thúc năm
2012 ở mức 413.73 điểm, tăng 17.7% so với cuối năm 2011. Ngược lại, HNX-Index
chốt năm 2012 giảm nhẹ 2.8% so với cuối năm 2011, còn 57.09 điểm.
a. Giai đoạn 1 (01/01/12 – 10/05/12): Tăng trưởng mạnh
Trong giai đoạn này, VN-Index đã bật tăng mạnh 38.7% từ 351.55 điểm vào
ngày 30/12/2011 lên mức 487.6 điểm vào ngày 9/05/2012. HNX-Index có mức tăng
hấp dẫn hơn khi tăng đến 42.6% từ 58.74 điểm lên 83.76 điểm.
Đà tăng của thị trường được củng cố thêm nhờ những diễn biến vĩ mô “bớt xấu
đi”, chẳng hạn như:
-

Lạm phát được kiềm chế, tạo điều kiện cho các ngân hàng kéo giảm lãi suất (NHNH
ban hành Thông tư 14 áp trần lãi vay 15%/năm với 4 lĩnh vực ưu tiên), tỷ giá cũng
được cam kết giữ ổn định.

-


Chính phủ đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

-

Gỡ khó cho ngành bất động sản bằng cách loại mảng tín dụng bất động sản quan trọng
ra khỏi “không khuyến khích”, cho phép tái cơ cấu các khoản nợ vay.

24


Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự hào hứng của dòng tiền khối ngoại
mạnh dạn tham gia thu gom cổ phiếu, xuất phát từ thông tin tỷ giá được Chính phủ
cam kết giữ ổn định trong năm 2012.
b. Giai đoạn 2 (10/05 - 28/11): Điều chỉnh sâu

Đây là giai đoạn thị trường lao dốc khá mạnh. Theo đó, VN-Index đã sụt giảm
22.3% về 375.79 điểm và HNX-Index đã giảm 38.1% về 51 điểm so với mức đỉnh
được thiết lập vào ngày 09/05/2012.
Thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ khi các kế hoạch nhằm cải thiện nền kinh
tế đã được tung ra trong giai đoạn trước đó nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Tâm lý
của giới đầu tư thận trọng trở lại khiến áp lực chốt lời tăng cao khi các chỉ số VNIndex và HNX-Index tiến sát các đỉnh cũ.
Kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này không thực sự có nhiều chuyển biến đáng kể,
thậm chí còn bộc lộ nhiều điểm đáng lo ngại hơn, cụ thể như:
- Lãi suất mặc dù giảm nhưng tăng trưởng tín dụng lại diễn ra khá chậm. Trong khi đó,
tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn ngày một gia tăng.
- Thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng mặc dù các doanh nghiệp thi nhau giảm
giá sốc.
- CPI theo chiều hướng tích cực khi giảm tốc nhưng không đem lại sự hứng thú cho giới
đầu tư khi sức cầu nền kinh tế vẫn còn ì ạch.

Trong giai đoạn này, thị trường cũng đón nhận một đợt sóng tăng nhẹ từ ngày
10/7 -20/08/2012. Đợt hồi phục nhẹ này bắt nguồn chủ yếu từ kỳ vọng dòng vốn giá rẻ
có thể chảy mạnh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sau khi nhiều ngân hàng
đồng loạt hạ lãi suất cho vay về dưới 15%. Bên cạnh đó là việc NHNN cho phép nới
rộng tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng, và việc tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp
hơn cũng trở nên dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những kỳ vọng này
đã không thành hiện thực.
Trong giai đoạn này, thị trường cũng bị rúng động khi đón nhận các thông tin
hình sự liên quan đến việc Bầu Kiên bị bắt. Đây chính là nguyên nhân chính khiến các
thị trường giảm sâu trong năm qua, đặc biệt là HNX-Index đã tạo đáy mới 50.66 điểm
vào phiên giao dịch ngày 06/11/2012. Sau cơn địa chấn mang tên Bầu Kiên, diễn biến
thị trường không mấy sôi đông do tâm lý thận trong tăng cao và một phần nào niềm tin
trong giới đầu tư bị sứt mẻ đáng kể.
c. Giai đoạn 3 (29/11 31/12): Hào hứng với kế hoạch ”giải cứu” bất động sản và nợ
xấu ngân hàng
Việc thị trường trụ vững tại ngưỡng hỗ trợ 380 điểm trên HOSE và 50 điểm trên
HNX sau hai cơn địa chấn đã khiến giới đầu tư tỏ ra mạnh dạn hơn trong hoạt động bắt
25


×