Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Lý thuyết về lãnh đạo và lãnh đạo tham gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.94 KB, 13 trang )

“Nêu và giải thích một cách chi tiết các bước mà bạn sẽ làm nếu bạn quyết định thực
hiện qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham gia tại tổ chức của
bạn. Hãy đưa ra những luận lập về quá trình và loại quyết định mà bạn định thử nghiệm và
giải thích lý do. Nêu lên những điểm có lợi và những hạn chế của qui trình mà bạn có thể dự
đoán cả về lý thuyết và thực hành.”

Cách tiếp cận

I- Lý thuyết về lãnh đạo và lãnh đạo tham gia.
1. Định nghĩa lãnh đạo là gì .
2. Lãnh đạo tham gia là gì
II- Các bước khi thực hiện qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham
gia

a. Quy trình ra quyết định
b. Cơ sở của quá trình ra quyết định dựa trên khuyuến khích nhân viên tham gia
1. Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo
2. Tham vấn ý kiến của mọi người
3. Tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp được nhiều người ủng hộ nhất.
4.

Thống nhất ra quyết định

c. Lập luận về quá ttrình , loại quyết định bạn thử nghiệm .

Phát triển khả năng lãnh đạo


III - Đánh giá về ưu điểm , hạn chế của quá trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự
tham gia của các nhân viên
1. Những ưu điểm


2. Những hạn chế
IV- Kết luận :

Bài tập được xây dựng dựa trên tài liệu tham khảo:


Giáo trình môn “ Phát triển khả năng lãnh đạo” của trường Đại học Griggs



www.lanhdao.net ; www.365ngay.com.vn



Sách “Lãnh đạo trong tổ chức” của trường Đại học Griggs



78 câu hỏi dành cho người lãnh đạo của tác giả Chrisclarke-Epstein



Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo – NXB Chính trị quốc gia năm 2002.



Tài năng của người lãnh đạo, lãnh đạo quản lý trong thế giới phẳng – Nhóm sức
sống mới tổng hợp.




Sách “ 90 ngày đầu tiên làm lãnh đạo” của tác giả Michael Watkins



deltaviet.com
MỞ ĐẦU

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân
sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia
tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức[.lãnh đạo là người nắm được sức
mạnh của tập thể. Tùy vào đạo đức và tài năng của mỗi lãnh đạo mà người đó dẫn dắt tập thể
theo hướng nào: tích cực hay tiêu cực mà tập thể đó phát triển đến đâu.Lãnh đạo là hành
động mà trong đó bạn thực hiện công việc phát triển theo 1 hướng nhằm đạt mục tiêu nào đó.
Lãnh đạo - kiểm soát tiến trình hoạt động, sắp xếp những con người đúng vị trí để có thể có
kết quả mong muốn,Lãnh đạo là một sự hi sinh rất lớn. Hy sinh tiền bạc, tình cảm, hi sinh
những toan tính cá nhân, để rồi sống hết mình vì những điều mình đang đeo đuổi.Lãnh đạo là
Phát triển khả năng lãnh đạo


không ngừng tự động viên mình. Sẽ có những lúc, mình cảm thấy yếu đuối, bất lực, và
dường như toàn bộ thế giới quay lưng lại đối với mình. Chỉ có một quyết tâm mạnh mẽ mới
khiến cho mình đứng dậy, vượt qua tất cả và trở nên vĩ đại được.Lãnh đạo còn là sự truyền
cảm hứng. Bởi tôi biết, hành trình tiến đến sự vĩ đại thật sự rất gian nan. Một ước mơ lớn cần
phải có những người đồng hành xứng đáng, tất cả cùng nhau động viên, truyền cảm hứng
cho nhau tiến về phía trước. Sẽ có nhiều thảo luận về lãnh đạo trên phương diện lý thuyết
và thực tiễn, còn giúp cho người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của lãnh đạo trong môi
trường hiện đại là thành tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn đến các thành viên trong tổ chức, tạo
ra khả năng, điều kiện thuận lợi để đạt được tầm nhìn chung.Phát triển khả năng lãnh đạo sẽ
khám phá những nghiên cứu về Lãnh đạo trong các Tổ chức. Chú trọng vào những sự phát

triển lý luận và thực tiễn thông qua việc thảo luận những hiểu biết của con người về sự phát
triển lý luận và thực tiễn , lãnh đạo cho phép xem xét và đánh giá các lý thuyết lãnh đạo
khác nhau.
I - LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ LÃNH ĐẠO THAM GIA
Có rất nhiều những ý kiến , những bàn luận của con người về bản chất của lãnh đạo.
Những thành công rực rỡ của nhiều nhà lãnh đạo đã được sử sách lưu danh cũng như trở
thành chủ đề của nhiều câu chuyện .
Lãnh đạo có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người bởi sự thần bí và cái
chính là ở tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với cuộc sống của tất cả mọi người.
1. Định nghĩa lãnh đạo
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu thường định
nghĩa lãnh đạo theo quan điểm của riêng họ về các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm xem
xét.
Một định nghĩa về lãnh đạo rộng theo đó bao gồm các yếu tố để xác định thành công
của một nỗ lực tập thể các thành viên của một tổ chức hoặc một nhóm người nhằm hoàn
thành những mục tiêu chung được các tác giả của trường đại học Griggs đưa ra trong giáo
trình giảng dạy “Lãnh đạo trong tổ chức” được chấp nhận rộng rãi. Định nghĩa lãnh đạo đó
như sau:

Phát triển khả năng lãnh đạo


“Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí
về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và quá trình hỗ trợ nỗ lực
tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.”

2. Lãnh đạo tham gia
Bảy vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo đó là:
+ Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức,
+ Xây dựng chiến lược,

+ Tập hợp quẩn chúng,
+ Cổ vũ động viên tạo sự thay đổi,
+ Xây dựng môi trường làm việc văn hóa tổ chức và
+ Ra quyết định.
Lãnh đạo có vô số công việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ. Tuy nhiên, việc xác
định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng bởi nếu không đạt được điều đó, tổ
chức sẽ đi sai đường.
1. Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung,
song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi tổ chức.
Không có tổ chức nào có tầm nhìn kém, không có tầm nhìn rõ ràng hay thậm chí
không có tầm nhìn lại thành công trong thực tế.
2. Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu
hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền
tảng cho thành công.
3. Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngủ: Công việc quản lý thường làm cho các thành
viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. chính vì vậy sự cổ vũ, động
viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
4. Xây dựng chiến lược cho tổ chức: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần
thiết.
Phát triển khả năng lãnh đạo


5. Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
6. Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm
cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu... đến tình hình quốc gia, tình
hình của cả ngành kinh doanh đó. Kết hợp với thay đổi của các nhân tố nội tại công
ty đòi hỏi có sự thay đổi và lãnh đạo cần phải là người tạo ra thay đổi đó.
7. Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng
thụ. Có vô số công ty đã thành công trong kinh doanh. Song các thành công không
tính đến các nhân tố phát triển bền vững sẽ đều phải trả giá sớm muộn

Trong hoạt động lãnh đạo của mình, nhà lãnh đạo luôn luôn phải giải quyết các vấn đề
mà tổ chức gặp phải. Một trong những sứ mệnh quan trọng của nhà lãnh đạo là ra quyết định
để giải quyết vấn đề. Việc ra quyết định có thể dựa trên quyết định cá nhân, cũng có khi dựa
trên quyết định của nhóm hay tập thể.
Sự nỗ lực của người lãnh đạo để khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của người khác
trong việc đưa ra quyết định gọi là Lãnh đạo tham gia .
Người lãnh đạo lôi kéo sự tham gia của mọi người vào quá trình ra quyết định là công
việc cần thiết để quyết định đó dễ được chấp thuận và thực hiện trong tổ chức. Lãnh đạo
tham gia liên quan đến việc sử dụng các quy trình ra quyết định khác nhau cho phép
người khác có một mức độ tham gia nhất định đối với quyết định của người lãnh đạo.
Đặc điểm của lãnh đạo tham gia là quá trình tham vấn, cùng ra quyết định, chia sẻ
quyền lực, phân cấp quản lý, quản lý dân chủ. Hình thức lãnh đạo tham gia có thể được coi
là một loại hành vi đặc trưng cho tính dân chủ, quyết định tập thể đối với các vấn đề hê trọng
của một tổ chức.
II -

QUI TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH NHÂN

VIÊN THAM GIA.
A. QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH.
Khi thực hiện qui trình ra quyết định các nhà lãnh đạo thực hiện các bước sau .
1-.Xác định vấn đề cần ra quyết định.
2-.Xác định nguyên nhân;
Phát triển khả năng lãnh đạo


3-.Thu thập thông tin;
4-.Đưa ra các phương án;
5-.Đưa ra các tiêu chí đánh giá để đánh giá các phương án;
6- .Lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định

7-.Thực hiện quyết định, đánh giá điều chỉnh.
B . CƠ SƠ CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN KHUYẾN KHÍCH NHÂN
VIÊN THAM GIA
Quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham gia thì sự tham gia của các cá
nhân trong tổ chức ở các bước của quy trình ra quyết định chủ yếu thể hiện ở các nội dung .
Quá trình xác định và phân tích vấn đề là hết sức quan trọng để tìm ra nguyên nhân,
có các giải pháp thích hợp,quá trình xác định các nguyên nhân và thu thập thông tin nếu có
sự tham gia của các thành viên trong tổ chức giúp cho các thành viên trong tổ chức và nhà
lãnh đạo có các phương án để lựa chọn phương án tốt nhất. Có nhiều phương pháp phát triển
các giải pháp khi có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức như Phương pháp
“Brainstorming” phương pháp Quy trình sáng tạo.
1 - Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo
Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo , chúng ta đều biết trước khi đưa một vấn đề ra
thảo luận lấy ý kiến, người chủ trì có những gợi ý, định hướng nhất định. Để khuyến khích
nhân viên tham gia vào một qui trình ra quyết định, người lãnh đạo cũng phải đưa ra một dự
thảo và định hướng mọi người thảo luận hay tham vấn để đẫn đến một sự thống nhất trong
tổ chức.Dự thảo của người lãnh đạo đã bao hàm hướng giải quyết vấn đề để mọi người tham
gia thảo luận, góp ý để đạt được mục đích .

2- Tham vấn ý kiến của mọi người
Sau khi đưa ra một dự thảo, người lãnh đạo sẽ tiến hành lấy ý kiến tham vấn của mọi
người:

Phát triển khả năng lãnh đạo


+ Tham vấn ý kiến thường diễn ra không chính thức trong quá trình tiếp xúc lặp đi lặp
lại với các nhân viên, cũng có thể trong một cuộc họp chính thức.
+ Tham vấn có thể diễn ra trong một cuộc thảo luận ngắn trong hội trường, sau một
cuộc họp hoặc một sự kiện xã hội .

Hành vi tham vấn của các nhân viên có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố trong các
quy trình ra quyết định khác nhau .
3 - Tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp.
Kết quả quá trình tham vấn đưa đến cho chúng ta những lựa chọn khác nhau cho các qui
trình ra quyết định. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải lựa chọn giải pháp nào được
nhiều người ủng hộ nhất để đưa ra quyết định để đạt hiệu quả cao nhất ,và sự lựa chọn
thường phải dựa theo số đông và gần sát với mục tiêu mà dự thảo đưa ra.
4 - Thống nhất và ra quyết định
Sau khi đã lựa chọn được giả pháp tối ưu nhất , việc tiếp theo của Người lãnh đạo là
tìm sự thống nhất để đưa ra quyết định ,công việc này được thực hiện dưới dạng “biểu
quyết” để tìm sự chấp nhận của các nhân viên và việc ra quyết định chỉ là cụ thể hóa quá
trình “lối kéo sự chấp thuận” của mọi người để cùng hướng vào mục tiêu chung.
C - LẬP LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH
Khi nhân viên chấp nhận quyết định mà không liên quan gì vào việc ra quyết định,
thì quyết định được xem như nằm trong “vùng chấp nhận được” của họ. Nếu họ không
thể chấp nhận quyết định , thì quyết định nằm ngoài “vùng chấp nhận được của họ “.
* có hai thử nghiệm.
- Thử nghiệm về sự liên quan : Trong kết quả của quyết định, nhân viên có đóng góp cá
nhân gì?
- Thử nghiệm về trình độ chuyên môn : Nhân viên có tài chuyên môn nào để có thể hỗ trợ
việc đưa ra một quyết định đúng đắn ?
Lý giải
- Nhân viên có đóng góp cá nhân và có thể đóng góp kiến thức chuyên môn nào đó
vào tình huống quyết định, khi đó quyết định rơi vào ngoài vùng chấp nhận của họ, trong
Phát triển khả năng lãnh đạo


trường hợp như thế nhân viên nên được tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Ngược lại khi nhân viên không có đóng góp cá nhân trong quyết định và không có
tài chuyên môn gì đưa ra thì quyết định rơi trong vùng chấp nhận của họ, trong những

tình huống quyết định như thế, nhân viên không nên được tham gia vào quá trình quyết
định.
- Để nhân viên tham gia vào những quyết định nằm trong vùng chấp nhận là không
có ý nghĩa, và thậm chí có thể phản tác dụng và gây ra sự bực bội
- Thời gian cần có để ra quyết định cũng ảnh hướng đến sự tham gia của những người
khác vào quyết định.
- Lãnh đạo cũng nên lưu ý đến mức độ chấp nhận của nhân viên quan trọng như thế
nào đến việc thực hiện quyết định có hiệu quả.
Miền lựa chọn hành vi lãnh đạo trước khi ra quyết định có sự tham vấn của nhân viên
cấp dưới:

III - ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
1 - Ưu điểm
- Quyết định có chất lượng cao .

Phát triển khả năng lãnh đạo


- Quyết định được sự chấp nhận cao, mức độ hài lòng cao hơn của quá trình quyết định
và phát triển hơn các kỹ năng ra quyết định. Khi quyết định có sự tham gia thì tầm nhìn vấn
đề được mở rộng hơn, xác thực hơn và rõ ràng hơn; có nhiều kiến thức, thông tin giải pháp
được đưa ra hơn; huy động được trí tuệ tập thể, mọi thành viên tham gia được chia sẻ thu hút
được sự quan tâm và cùng giải quyết của thành viên tham gia.
- Chất lượng quyết định cao :- Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết
định có thể làm tăng chất lượng của quyết định khi các nhân viên tham gia sẽ cung cấp các
thông tin và kiến thức mà người lãnh đạo thiếu, họ sẵn sàng hợp tác để tìm ra giải pháp tốt
nhất cho vấn đề.
- Sự chấp nhận quyết định: Sự tham gia của Nhân viên tức là họ đã có sự ảnh hưởng
đáng kể trong việc ra quyết định, và như vậy họ thường có xu hướng coi quyết định là của
riêng mình. Cảm nhận này sẽ làm tăng động lực thực hiện quyết định đó thành công. Sự

tham gia cũng giúp họ hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề cần quyết định và điều đó giúp họ có
thể giảm được sự hoài nghi và lo lắng về quyết định đó.
- Mức độ hài lòng cao với quá trình quyết định: Khi các nhân viên được khuyến khích
tham gia, họ sẽ có cơ hội để thể hiện ý kiến và quan điểm của mình trước khi quyết định
được đưa ra có thể mang lại hiệu quả có lợi cho dù mức độ ảnh hưởng thực tế của các đối
tượng tham gia với quyết định cuối cùng. Họ sẽ có suy rằng họ đang được tôn trọng khi họ
có cơ hội thể hiện ý kiến của mình về quyết định có ảnh hưởng đến bản thân họ. Kết quả se
mang lại mức độ hài lòng cao hơn với quá trình ra quyết định
- Phát triển kỹ năng cho đối tượng tham gia: Khi được khuyến khích tham gia vào quá
trình ra quyết định nhất là các quyết định phức tạp sẽ mang lại sự phát triển kỹ năng cho các
nhân viên, họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và công việc. Các nhân viên tham gia vào tất cả
các quá trình phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp khả thi, đánh giá các giải pháp và lập
kế hoạch thực hiện giải pháp sẽ học hỏi được nhiều hơn các kỹ năng, kinh nghiệm trong quá
trình ra quyết định.

2- Những hạn chế
- Nếu đối tượng tham gia bất đồng về mục tiêu với người lãnh đạo thì sự hợp tác,
Phát triển khả năng lãnh đạo


chia sẻ sẽ khó có thể có được và nếu không có sự hợp tác, sự tham gia có thể làm giảm,
thay vì làm tăng chất lượng của quyết định.
- Thời gian để ra quyết định có thể kéo dài.
-Dễ theo hướng xuôi chiều đồng ý theo số đông có thể không tập trung trách nhiệm.
- Các biện pháp tham gia thường không rõ ràng nên bị hạn chế bởi các vấn đề về đánh giá và
khó khăn trong việc xác định định hướng kết quả;
- Thường thì thiếu sự thống nhất của tất các nhân viên tham gia nên gây không ít những khó
khăn cho quá trình lựa chon.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường phải mất nhiều thời
gian nên đối với những vấn đề cần tính cấp thiết thì khuyến khích sự tham gia của nhân viên

sẽ không phù hợp và rất có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Lãnh đạo tham gia liên quan đến nỗ lực của người quản lý để khuyến khích và hỗ trợ sự
tham gia của các nhân viên vào quá trình ra quyết định.
Sự tham gia có nhiều hình thức, từ điều chỉnh một quyết định dự thảo sau khi nhận
được các ý kiến phản hồi, yêu cầu mọi người đưa ra đề xuất trước khi quyết định, cho đến
yêu cầu các cá nhân và nhóm cùng đưa ra quyết định, cho phép mọi người đưa ra một quyết
định nhưng có sự phê duyệt cuối cùng của người lãnh đạo.
Khuyến khích các nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường có mục
đích là làm cho quyết định đó có chất lượng cao hơn, được chấp thuận và hài lòng của nhân
viên nhiều hơn và hiệu quả thực hiện được tốt hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi không cần sự tham vấn của các nhân viên trước khi đưa ra quyết
định thì người lãnh đạo vẫn nên làm như vậy vì có thể có lợi ích khác của sự tham gia.
Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân viên đem
lại những lợi ích tiềm năng nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế nên việc áp dụng qui trình
đó phải phù hợp với từng loại quyết định cụ thể.
Ra quyết định rất quan trọng đối với người lãnh đạo. Việc ra quyết định có sự tham
gia của các thành viên trong tổ chức có những ưu điểm nhất định.
Phát triển khả năng lãnh đạo


Nhà lãnh đạo có thể áp dụng từng mô hình như tham khảo ý kiến của từng cá nhân
riêng lẻ sau đó ra quyết định, hoặc nhà lãnh đạo trao đổi với tập thể sau đó ra quyết định
hoặc bàn bạc với tập thể sau đó ra quyết định dựa trên đa số.
Tuy nhiên việc lựa chọn mô hình tùy thuộc vào mức độ cấp bách của quyết định,
năng lực của người tham gia, số lượng quy mô, thành phần của cá nhân tham gia, các thông
tin cần thiết ... mà nhà lãnh đạo lựa chọn mô hình có sự tham gia của các thành viên trong tổ
chức để quyết định đạt hiệu quả nhất.

IV - KẾT LUẬN
Các lý thuyết về lãnh đạo đều lấy một trong ba đặc điểm để làm cơ sở để giải thích hiệu

quả của lãnh đạo là:
+ Các đặc điểm của người lãnh đạo .
+ Đặc điểm của cấp dưới .
+ Đặc điểm của hoàn cảnh .
Các nghiên cứu về lãnh đạo đã làm sáng tỏ nhiều điều về những bí mật xung quanh vai
trò của lãnh đạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa có câu trả lời thoả đáng.
Nghiên cứu môn phát triển khả năng lãnh đạo giúp cho chúng ta nhận thức được
những yếu tố quyết định tính hiệu quả của lãnh đạo.và những tố chất của nhà lãnh đạo


Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo
luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung
quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn
chế như mọi người.



Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng
cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay
không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.



Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngọai cảnh. Phần này phải hơn
người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.

Phát triển khả năng lãnh đạo





Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt
như nói trước công chúng.



Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người
lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động
lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.



Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt
hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh
nhất, IQ cao nhất,chuyên môn phải gỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần
những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội



Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá
trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn
họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo



Những điều có được sau khi học tập và nghiên cứu tài liệu .
Cùng với việc đề ra khuôn khổ hoạt động, các giá trị và tạo động lực cho nhân viên,
phân bổ ngân sách và các nguồn lực, nhiệm vụ của người lãnh đạo là xác định phương
hướng tổng thể để tạo thuận lợi cho việc lựa chọn các giải pháp, đảm bảo những nỗ lực
của tổ chức được thực hiện một cách có trọng tâm.Một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược

phải có khả năng chỉ đạo tổ chức của mình. Người đó phải đảm bảo rằng các mục tiêu và
chiến lược dài hạn được xây dựng và những nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện phải
hiểu rõ và ủng hộ những mục tiêu và chiến lược này.
Những chiến lược dự kiến sẽ được thực hiện thông qua một cơ cấu tổ chức do nhà lãnh
đạo có tầm chiến lược lựa chọn.
Người lãnh đạo phải thiết lập một hệ thống thông tin để giúp nhân viên có thể hiểu rõ về
chiến lược, ngoài ra đảm bảo người lãnh đạo chiến lược được cập nhật về những thay đổi
đang diễn ra.

Phát triển khả năng lãnh đạo


Phát triển khả năng lãnh đạo



×