Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.8 KB, 8 trang )

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Đề bài:
Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn là gì? Vì
sao? Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết
tố chất lãnh đạo bạn đã biết.

Nội dung bài làm:
I - LÝ THUYẾT:
- Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc
điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị.
+ Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ như sự tự
tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn và mức độ nhiệt tình.
+ Một nhu cầu là một mong muốn có được một sự khuyến khích hoặc một sự trải
nghiệm cụ thể nào đó.
+ Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì
là có đạo đức và cái gì không có đạo đức.
- Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu
quả. Kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền.

II – PHÂN TÍCH
Một ông chủ lý tưởng là một người lãnh đạo mà theo tôi ít nhất là làm cho tôi và
phần đa số người biết ông ấy phải kính nể. Họ dường như được sinh ra trong
những tình huống khủng hoảng nhất và khống chế được sự khủng hoảng đó. Họ
thường xuất phát từ quan điểm thị trường, sau đó quay trở lại thiết lập cơ chế tổ
chức nhằm tập trung thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.


Trước hết ông chủ phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế
trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất,
công nghệ, văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu… đây là yêu cầu tiên quyết vì nó


gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và muốn trở thành ông chủ giỏi
sẽ phải hội tụ những kỹ năng sau:
1, Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một ông chủ, lãnh
đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong công việc. họ phải lãnh đạo giỏi
để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Ông chủ giỏi
phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của
họ quyết định về vấn đề đó. Nếu bạn là người lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ đến với
bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của người khác.

2, Kỹ năng lập kế hoạch: Ông chủ ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ
hành động theo quyết định đó, nghĩa là quyết định của ông chủ ảnh hưởng rất lớn
tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa doanh
nghiệp gặp những hậu quả khó lường. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng
để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn
bộ nhân viên làm theo muc tiêu của kế hoạch đã đưa ra. Trong suốt quá trình thực
hiện kế hoạch ông chủ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết
phải đưa ra.
3, Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ông chủ thường giải quyết vấn đề theo các quy
trình sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại vấn đề, và tìm
các giải pháp và lựa chon tối ưu.

4, Có kỹ năng giao tiếp tốt: là một ông chủ phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói
và cả văn viết, phải biết gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt
và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ
thuộc vào rất nhiều khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng được


phát huy trong quản lý nhân sự. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên,
ông chủ cũng phải biết cách khuyến khích, động viên.
Vào giữa những năm 1980, Andy Grove và đội ngũ giám đốc cấp cao đã quyết

định chuyển hướng toàn bộ sản phẩm trọng yếu của công ty từ con chíp nhớ sang
bộ vi xử lý. Đây là một quyết định đáng nhớ. Mọi việc tưởng chừng như không
thể thực hiện được nếu không có tài thuyết phục của Grove khiến mọi người tin
rằng ông đang lãnh đạo họ đi đúng hướng ngay cả khi chính bản thân ông cũng
không biết chính xác về điều đó. Grove kể lại: "Anh cần phải tỏ ra là anh chắc
chắn đến trăm phần trăm. Anh phải thể hiện bằng hành động, đừng ngại ngần hay
rào đón cho những phỏng đoán của mình. Nếu không làm được như vậy mọi
hành động sẽ đi đến thất bại."

5, Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và ông
chủ sẽ nhận được những điều mong đợi khi quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở
thành người lãnh đạo giỏi thì phải hiểu được nhân viên của mình, biết lắng nghe
và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo.
Nhiều vị Tổng giám đốc kiệt xuất "có khả năng truyền tải nhiệt huyết". Không
nên nhầm lẫn đặc điểm đặc biệt này với khả năng thu hút người khác. Đây là điều
có ý nghĩa then chốt. Lý thuyết gia về quản lý Peter Drucker cho rằng năng lực
lãnh đạo hiệu quả hầu như không liên quan đến khả năng lôi cuốn người khác.
Drucker từng viết: "Năng lực lãnh đạo hiệu quả không phụ thuộc vào sức lôi
cuốn của một người. Dwight Eisenhower, George Marshall và Harry Truman đều
là những tài năng lãnh đạo phi thường, thế nhưng không ai trong số họ có sức hấp
dẫn cao hơn những người bình thường khác".
Drucker và Collins đã viện dẫn khái niệm "sự cuốn hút" khi đưa ra luận điểm sức
lôi cuốn thiên bẩm không phải là yếu tố cần thiết để thực thi công tác lãnh đạo
một cách hiệu quả. Mặc dù có thể xúc phạm đến những vị Tổng giám đốc, nhưng
tôi không nghĩ rằng nó sẽ mô tả quá mức về khả năng lôi cuốn của họ. Mặt khác,


định nghĩa nói lên khả năng “khuấy động sự cống hiến và nhiệt tình của mọi
người" lại thật sự có liên quan.


6, Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Ông chủ phải biết phát hiện nhân tài – người có
khả năng bổ sung những khiếm khuyết của mình, thay vì khen ngợi mà hãy phân
quyền và phân bố công việc một cách hợp lý. Và phải có chính sách đãi ngộ đặc
biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt mục tiêu vô cùng thách thức
và tìm cách để thực hiện nó.

Một ông chủ giỏi còn cần phải có các tố chất khác nhau. Họ phải có tầm nhìn xa
và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và
không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và dám trở lên khác biệt,
và chấp nhận thất bại…Theo tôi ông chủ giỏi cần có các tố chất sau:
1, Niềm say mê: một ông chủ giỏi là người luôn khao khát làm được điều gì đó
đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít cũng là cho mình. Không có sự say mê thì sẽ
không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
Tất cả họ đều thể hiện một sự nhiệt tình và hăng say vì công việc, vì công ty và
sự nghiệp của bản thân. Ngọn lửa trong tim những người này đã giúp kích động
lòng nhiệt tình của những người khác. Họ cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng,
một sản phẩm hay một quy trình cụ thể và có khả năng sử dụng hiệu quả những
công cụ ở cương vị của mình để truyền bá rộng rãi tín điều của bản thân.

2, Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: có điều chắc chắn là ông chủ không thể điều
hành tốt nếu mà họ không hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài những
kiến thức cơ bản trong lĩnh vực của mình, ông chủ còn luôn luôn phải đọc nhiều
và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin và tri thức mới.


Mặc dù cửa hàng đầu tiên trong chuỗi Wal-Mart chỉ được thành lập vào năm
1962, nhưng trước đó, vào năm 1960 Walton đã thực hiện nhiều chuyến đi đến
vùng Bờ biển phía Đông nước Mỹ để thăm quan các cửa hàng của E.J. Korvette
(một nhà kinh doanh các cửa hàng giảm giá được thành lập trước đó) và gặp gỡ

các vị lãnh đạo của các công ty đi tiên phong trong ngành kinh doanh giảm giá
như Spartans, Zayre, và Mammoth Mart. Với Walton, bài học kinh nghiệm đã
theo ông suốt cuộc đời là cần phải biết học hỏi từ mọi người, đặc biệt là từ đối
thủ cạnh tranh của mình. Với tinh thần đó, ông đã tiếp thu những ý tưởng hay và
vận dụng chúng để tự cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Sau này, Welch đã thể chế hóa hành vi tiếp thu đó, thông qua việc thiết lập những
quy trình chính thức nhằm mục đích thu thập, phân tích và hành động dựa trên
các ý tưởng hay. Ông tuyên bố việc học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh không chỉ là
việc nên làm mà còn là nhiệm vụ của mỗi nhân viên GE.

3, Nhìn xa trông rộng: Một ông chủ có vai trò quan trong hơn một cá nhân rất
nhiều, Ông ta dường như biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung
cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những người công sự hay thuộc cấp của
mình.
Ngay từ năm 1975, Gates và người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen đã nhìn
thấy trước tương lai của ngành công nghiệp máy tính cá nhân nằm ở “phần mềm”
chứ không phải là ở "phần cứng". Thực tế, Gates đã rất hoang mang khi bắt gặp
hình ảnh quảng cáo cho một loại máy mới và tự hỏi mình: Đây chính là tương lai,
làm cách nào để mình có thể trở thành một phần của tương lai đó? Một thiết bị
mới có con chíp vi xử lý của Intel 8080 đóng vai trò như một bộ não của cả chiếc
máy cũng không hơn gì một mẩu kim loại nếu không có phần mềm giúp nó hoạt
động.
Từ năm 1962, Sam Walton đã nhìn ra tương lai trong ngành kinh doanh bán lẻ.
Chính điều này đã giúp ông chuyển mối quan tâm của mình sang những cửa hàng


giảm giá. Bán hàng giảm giá đã xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác
trong nhiều năm, và tới năm 1962, hình thức này đã trở thành một ngành kinh
doanh trị giá 2 tỷ đô la. Walton đã thành công trong vai trò là ông chủ của một
chuỗi các cửa hàng bán lẻ. Dầu vậy, ông luôn tâm niệm cần thay đổi mô hình

kinh doanh, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi đầy
khốc liệt này.

4, Sự tự tin: Một ông chủ thực sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông
thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một ông chủ nào cũng đã
từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn
kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của mình.

5, Tính kiên định: Ông chủ mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các
quyết định của mình. Tuy nhiên, điều nay không bao gồm tư tưởng bảo thủ,
ngoan cố không biết sửa chữa nhưng sai lầm. và phải biết nghiêng về lã phải
trong việc phân xử cá xung đột trong nội bộ đơn vị.

6, Sự kiên trì: Ông chủ không bao giờ được đầu hàng trước những khó khăn khi
chưa thực sự đối đầu với nó.

7, Biết chấp nhận mạo hiểm: nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải
nhận lấy thất bại. Tuy nhiên là một ông chủ có tham vọng thì phải mạo hiểm, nếu
cảm thấy sự mạo hiểm của mình là đáng bõ công, bạn cần biết cách vượt qua rào
cản về tâm lý.

8, Khả năng làm việc theo nhóm: Ông chủ cần phải có khả năng làm việc cùng
với những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và


bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết
và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.

9, Khả năng thích nghi: phương thức kinh doanh có thể hiểu quả trong hôm nay
nhưng ngày mai thì nó lại khác. Ông chủ có tài cần phải nhận thức được điều đó

và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Ông ta phải
luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự
phát triển trong công việc của mình.
Đầu năm 2002, Kelleher đã đưa ra lời khuyên sau: “Không nên lấy một khái niệm
trừu trượng là lợi nhuận để làm mục đích trong quan hệ của anh với khách hàng
cũng như công chúng. Thay vào đó, cần tập trung hơn nữa vào công việc phục vụ
khách hàng bên trong cũng như bên ngoài, sao cho khách hàng hài lòng và tiếp
tục quay lại với công ty, điều đó chính là chìa khóa đưa đến khả năng sinh lợi,
nhất là vào thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay”.

III – KẾT LUẬN
Nếu bạn là một ông chủ và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng cần
thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia cho
dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một người lãnh đạo
thành một người học việc. Tóm lại, để trở thành ông chủ quản lý hiệu quả, chúng
ta cần xác định được công việc của một ông chủ phải làm để đạt được các mục
tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân. Ngoài ra bạn cần phải trải
qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh
nghiệm từ những người đi trước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – Trường đại hoc Griggs.
- />- />- />- />- ( />- />


×