Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy TIẾT THỰC HÀNH HOÁ học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.62 KB, 14 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, trong đó tiết thực hành có vai trò rất quan
trọng trong việc tiếp thu kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Do đó, sự đổi mới nội dung chương trình và SGK hoá học đã thể hiện coi trọng thực
hành và thí nghiệm. Tăng số lượng tiết thực hành vào các bài học trong SGK, chú ý các thí
nghiệm do học sinh tự tiến hành. Tăng số bài thực hành thí nghiệm ở lớp 9 từ 4 lên 7 bài ở
chương trình mới.
Môn hoá học, học sinh mới bắt đầu làm quen từ lớp 8. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho
học sinh thực hành thí nghiệm trên lớp là hết sức cần thiết.
Thực tế, hiện nay một số trường THCS chưa có phòng thực hành hoá học chuyên biệt,
một số học sinh còn nhút nhát, ngại khó trong quá trình tiến hành thí nghiệm, kỷ năng thực
hành thí nghiệm còn hạn chế, kỹ năng giải bài tập hoá học còn yếu. Nhiều bài hoá học vẫn
chủ yếu dạy chay, nhiều giáo viên ít sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu có sử dụng thí nghiệm
thì giáo viên lại chưa khai thác được các hiện tượng, chưa tổ chức cho học sinh nghiên cứu thí
nghiệm hoá học để quan sát hiện tượng, nhận xét, giải thích, viết phương trình hoá học và rút
ra kết luận về tính chất của chất...
Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra "Một số giải pháp để nâng cao chất lượng
giảng dạy tiết thực hành hoá học 9"
II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỂN
1. Cơ sở khoa học
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạy thì thí nghiệm là phương
tiện dạy học quan trọng, tối ưu, giúp học sinh độc lập, tích cực để nhận biết được trạng thái,
màu sắc của chất, sự biến đổi của chất, tính chất hoá học của chất và các hiện tượng hoá học.
Những bài thực hành do học sinh thực hiện nhằm giúp học sinh nhận thức được mục
đích, điều kiện của thí nghiệm, tự tiến hành thí nghiệm, giải thích được các kết quả của thí
nghiệm. Từ đó củng cố, khắc sâu và làm chính xác thêm những kiến thức về tính chất hoá
học, phương pháp điều chế, đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tiến hành thí nghiệm; bồi
dưỡng khả năng quan sát, giải thích hiện tượng, ... để học sinh tự phát hiện và giải quyết một


cách chủ động và sáng tạo các vấn đề thực tế liên quan tới khoa học.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế giảng dạy ở trường THCS hiện nay cho chúng tôi thấy, chất lượng học tập môn
hoá học là một vấn đề đáng lo ngại.
Qua quá trình giảng dạy, qua các đợt thao giảng, dự giờ, thăm lớp, các đợt sinh hoạt
chuyên môn liên trường, qua nghiên cứu chương trình SKG tôi nhận thấy như sau:

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 1


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Về học sinh: Mới làm quen môn hoá học từ lớp 8 và phương pháp đổi mới dạy học nên
một số học sinh còn bỡ ngỡ, lúng túng, chưa tìm tòi để phát hiện kiến thức, dẫn đến kỹ năng
thực hành còn hạn chế. Hơn nữa, môn hoá hoá học là môn có nhiều kiến thức mới, các kiến
thức ở các bài học có liên quan chặt chẽ với nhau, nhiều học sinh không tiếp thu bài học ngay
từ những bài đầu nên kiến thức bị dán đoạn dẫn đến khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức
những bài sau. Kiến thức tiếp thu không chắc chắn dẫn đến học sinh ngại khó trong thực hành
hoá học.
- Về phía giáo viên: Việc thay đổi SGK làm cho một số giáo viên gặp không ít khó khăn
khi dạy. Từ trước đến nay giáo viên dạy theo chương trình cũ: giáo viên đọc - học sinh chép;
hoá chất thì còn thiếu, số tiết thực hành ít. Vì vậy kỷ năng thực hành thí nghiệm của giáo viên
chưa được nhuần nhuyễn, kinh nghiệm còn hạn chế. Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều thời
gian cho tiết thực hành, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài dẫn đến chất lượng tiết thực
hành còn thấp.
Một số tiết thực hành giáo viên chưa tổ chức điều khiển học sinh học tập tích cực như
giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho cả lớp quan sát hoặc cử một đại diện nhóm làm thí
nghiệm. Một số thí nghiệm dừng lại ở mức độ mô tả chưa tiến hành cụ thể dẫn đến không thu
hút sự tập trung chú ý, sự hoạt động tích cực của học sinh, việc khắc sâu kiến thức còn mờ

nhạt. Vì vậy, chất lượng của tiết thực hành không cao.
Vào đầu kì I năm học 2006 - 2007, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng một
tiết thực hành của học sinh. Kết quả đạt được như sau:

Lớp
9A
9B

Số bài
/Sỉ số
39/39
43/43

Khá - giỏi
SL %

TB trở lên
SL %

Yếu
SL %

13
13

25
26

13
16


33,3
30,2

64,1
60,5

Kém
SL %

33,3 1
37,2 1

Ghi chú

2,6
2,3

Đối với học sinh, một tiết thực hành có chất lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
học sinh được tự lực, sáng tạo trong việc tìm kiếm tri thức. Học sinh được thực sự đóng vai
trò của người nghiên cứu, chủ động phát hiện, đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng hoá
học trong thí nghiệm.
Từ thực trạng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh cũng như mục đích cần đạt
được đã trình bày ở trên, trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi mạnh dạn nêu ra
một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy tiết thực hành hoá học lớp 9.
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
1. Thiết kế bài soạn chu đáo
Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
chương trình sách giáo khoa, khâu đầu tiên là giáo viên vận dụng được những kiến thức về


Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 2


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
đổi mới phương pháp trong khâu soạn giáo án. Giáo án được coi là một công đoạn quan trọng
quyết định sự thành công của một tiết dạy.
Trước lúc soạn, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung SGK, nghiên cứu tài liệu
tham khảo như sách giáo viên, sách bài soạn, tài liệu hướng dẫn thí nghiệm hoá học 9... để
xác định được mục tiêu của bài học đề ra.
Trong mục tiêu nêu rõ sau khi học phần đó học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm để
khắc sâu những kiến thức nào? Rèn luyện kỹ năng gì? Có thái độ tích cực như thế nào?
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo án thể hiện rõ cần phải chuẩn bị những dụng cụ hoá
chất nào? Các bảng phụ hoặc phiếu học tập, giấy trong, đèn chiếu... nhằm mục đích gì? Số
lượng các dụng cụ và thứ tự sử dụng trong mỗi bài học.
Cần chỉ rõ nhiệm vụ chuẩn bị của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh theo cá nhân hoặc
nhóm nhỏ.
Xác định phương pháp dạy học chủ yếu trong từng thí nghiệm nhằm giúp học sinh tự
lực, phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Đối với tiết thực hành, giáo viên là người đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học
sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, nắm vững các thao tác, những điều cần lưu ý trước lúc làm thí
nghiệm.
Giáo viên phải gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong quá trình học sinh tiến hành
thí nghiệm. Giáo viên dự đoán các tình huống xảy ra để giải thích nhằm giúp học sinh tin vào
kết quả thực hành và cuối cùng là tin vào khoa học.
Học sinh là người thực hiện các hoạt động quan sát, tìm tòi, biểu diễn thí nghiệm, hợp
tác theo nhóm nhỏ để tự lực nắm vững kiến thức, giải thích được kết quả thí nghiệm.
Phân chia nhóm hợp lý, cử học sinh khá giỏi làm trưởng nhóm điều hành nhóm trong
quá trình thực hành thí nghiệm.

Sau tiết thực hành giáo viên phải đánh giá kết quả học tập của học sinh trên các nội
dung:
+ Việc chuẩn bị kiến thức, đồ dùng học tập (nếu có) của học sinh.
+ Thao tác kết quả của từng thí nghiệm.
+ ý thức việc đảm bảo an toàn trong từng thí nghiệm.
Cuối cùng là hoàn chỉnh bài soạn thực hành cần phân bố thời gian cho mỗi nội dung,
từng thí nghiệm cho hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Chuẩn bị đồ dùng dạy học là một khâu không thể thiếu trước khi dạy một tiết thực hành
hoá học. Học sinh có hoạt động tích cực, hứng thú học tập hay không là nhờ vào khâu chuẩn
bị đồ dùng của giáo viên và sự chuẩn bị một số đồ dùng và kiến thức của học sinh.
Đối với giáo viên: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng thí nghiệm đã chuẩn bị trước
ở bài soạn, giáo viên phải đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dụng cụ, hoá chất.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 3


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Kiểm tra trước tình trạng dụng cụ và hoá chất sẽ sử dụng để có kế hoạch phân nhóm
hoặc có phương án khác nếu thiếu hoá chất, dụng cụ hoặc bị hư hỏng...
Ví dụ: Bài thực hành: Tính chất hoá học của Bazơ và muối
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại (sắt).
Trong phòng thí nghiệm có sắt nhưng để lâu đã bị gỉ (sự ăn mòn hoá học) trước khi thực
hành nhờ sự chuẩn bị trước dụng cụ, hoá chất nắm được tình trạng hoá chất nên giáo viên
phân công các nhóm học sinh chuẩn bị đinh sắt mới nhằm giúp thí nghiệm có kết quả chính
xác hoặc giáo viên có phương án khác thay kim loại sắt bằng kim loại nhôm thì hiện tượng
phản ứng xảy ra tương tự.
Chỉ một hoá chất đơn giản nhưng nếu giáo viên không có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng

dạy học thì tiết học sẽ không thành công.
- Pha chế hoá chất: trường hợp hoá chất chưa có sẵn như NaOH, BaCl 2 ở thể rắn, H2SO4
đặc, giáo viên phải pha chế thành dung dịch: NaOH, BaCl 2, H2SO4. Sự chuẩn bị trước một
bước này sẽ tạo điều kiện cho tiết học thực hành đảm bảo được thời gian quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất cho mỗi thí nghiệm trong bài học. Chú ý số lượng
cho từng nhóm học sinh thực hành thí nghiệm. Cần chuẩn bị dụng cụ dự trữ để thay thế nếu
những dụng cụ đó dễ bị hỏng như ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, bật lửa...
Đối với học sinh: Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung bài thực hành và
chuẩn bị bản tường trình ở nhà. Khi đến phòng thực hành học sinh phải trình bày bản tường
trình phần chuẩn bị cột 1( tên thí nghiệm) và cột 2 (cách tiến hành thí nghiệm). Vì khi có sự
chuẩn bị ở nhà chu đáo các em đã định hình được cách tiến hành từng thí nghiệm và sẽ nảy
sinh cho các em dự đoán được hiện tượng xảy ra, hướng giải thích hiện tượng. Phần này bắt
buộc học sinh phải nghiêm túc trong khâu chuẩn bị thí nghiệm, là cơ sở đảm bảo kết quả khi
thực hiện thí nghiệm.
Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ một số dụng cụ, hoá chất nếu giáo viên yêu cầu.
Ví dụ: giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng phân công chuẩn bị hoá chất hồ tinh bột để
làm thí nghiệm phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột và một phích đựng nước sôi để tiến
hành thí nghiệm: Tác dụng của glucozơ với bạc Nitrat trong dung dịch amoniac trong bài tính
chất của gluxit.
Công tác chuẩn bị đồ dùng ở nhà sẽ rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc có kế
hoạch, phán đoán những hiện tượng sẽ xãy ra khi làm thí nghiệm.
3. Giáo viên phải làm thử thí nghiệm trước lúc lên lớp
Muốn dạy một tiết thực hành thành công, người giáo viên phải chuẩn bị thật kỷ nội
dung bài học, phải làm thử các thí nghiệm trước lúc lên lớp. Giáo viên không được chủ quan
đối với những thí nghiệm đơn giản hoặc thí nghiệm đã làm nhiều lần. Làm thử thí nghiệm
giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong khâu hướng dẫn học sinh thao tác thí nghiệm. Mặt
khác, qua đó giúp giáo viên có sự điều chỉnh trong cách pha chế hoá chất, trộn các hoá chất
theo tỷ lệ phù hợp để có kết quả thí nghiệm thành công hơn.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m


Trang 4


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm: Sắt tác dụng với lưu huỳnh (tiết 29: tính chất hoá học của
nhôm và sắt). Nếu trộn tỷ lệ về thể tích (theo hướng dẫn của SGV) giữa bột lưu huỳnh và bột
sắt là 1 : 3 thì hiện tượng thí nghiệm xảy ra không được rỏ. Giáo viên cần làm thử trước để có
sự điều chỉnh lại tỷ lệ bằng cách cho nhiều bột lưu huỳnh hơn để giúp cho học sinh tiến hành
thí nghiệm, quan sát được hiện tượng rỏ ràng, thu hút được sự chú ý của các thành viên trong
nhóm.
Giáo viên làm thử trước thí nghiệm để mạnh dạn cải tiến cách tiến hành một số thí
nghiệm phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có và tiết kiệm được thời gian chuẩn bị dụng cụ,
hoá chất …
Ví dụ: Thí nghiệm nhận biết muối cacbonat và muối clorua trong bài Tính chất hoá học
của phi kim và tính chất của chúng. Theo hướng dẫn của SGV lấy một thìa nhỏ mỗi chất cho
vào các ống nghiệm đã đánh số thứ tự dùng ống nhỏ dọt nhỏ vào mỗi lọ 1 - 2ml dung dịch
HCl, nhận biết được NaCl. Lấy khoảng 1/2 thìa nhỏ hoá chất của 2 chất còn lại cho vào ống
nghiệm dùng nước nhận biết CaCO3 không tan hoặc có thể thử tính tan trước để phân biệt
CaCO3 còn lại NaCl và Na2CO3 thử bằng dung dịch HCl với cách làm trên có nhược điểm
giáo viên phải chuẩn bị nhiều ống nghiệm, tốn thời gian dán nhãn vào mỗi ống nghiệm, rửa
ống nghiệm sau khi kết thúc thí nghiệm.
Với dụng cụ hiện có tôi có thể tiến hành thí nghiệm trên bằng dụng cụ khác đó là thay
ống nghiệm bằng đế sứ giá có 6 lỗ. Giáo viên cho sẵn riêng biệt mỗi chất khoảng 1/2 thìa con
bột NaCl, CaCO3, Na2CO3 vào các hỏm đã đánh số thứ tự 1,2,3 bằng bút lông. Sau khi yêu
cầu các nhóm nêu phương pháp nhận biết giáo viên chốt lại phương pháp cần thực hiện: đầu
tiên cho nước vào khoảng 2/3 hỏm sứ giá. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều nhận biết được
CaCO3 không tan. Hai dung dịch còn lại thử bằng dung dịch HCl, hỏm nào xuất hiện bọt khí,
đó là Na2CO3, không có hiện tượng gì xảy ra đó là NaCl.
Tôi đã cải tiến thí nghịêm trên vào kỳ 1 năm học 2006 - 2007 ở lớp 9A, 9B.

Qua thí nghiệm trên có những ưu điểm sau: dụng cụ đơn giản, học sinh tự tiến hành nhận biết
nhanh, thành công; tiết kiệm được hoá chất, thời gian chuẩn bị dụng cụ.
Giáo viên làm trước thí nghiệm để xác định thời gian hợp lý cho từng thí nghiệm và
cũng qua đó giúp cho giáo viên có những dự đoán sai sót trong thao tác thí nghiệm. Giáo viên
sẽ biết được những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công để có kế hoạch xử lý.
Từ đó giải thích đúng thực tế thí nghiệm cho học sinh, chỉ ra những nguyên nhân của sự thất
bại để bổ khuyết cho từng thí nghiệm cụ thể. Nếu làm được như vậy, uy tín của giáo viên sẽ
được nâng lên. Ngược lại, nếu chúng ta lừa dối, cưỡng ép học sinh công nhận thí nghiệm đạt
kết quả tốt trong khi thí nghiệm không thành công thì uy tín của giáo viên sẽ bị giảm sút, sức
thuyết phục học sinh của giáo viên sẽ bị giảm đi.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 5


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Ví dụ: khi tiến hành thí nghiệm tác dụng của sắt với lưu huỳnh trong bài thực hành:
Tính chất hoá học của nhôm và sắt. Khi tiến hành đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh
trên ngọn lửa đèn cồn có một nhóm học sinh sẽ không thấy hiện tượng: có đốm sáng đỏ xuất
hiện.
Khi đó giáo viên không thể buộc học sinh phải công nhận có hiện tượng xảy ra mà phải
giải thích nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công là do các em trộn tỷ lệ bột lưu
huỳnh ít hơn nhiều so với tỷ lệ bột sắt hoặc do trộn hỗn hợp chưa đều. Trong trường hợp này,
nếu còn thời gian giáo viên cho học sinh trộn thêm bột lưu huỳnh vào hỗn hợp lúc đầu và tiến
hành thí nghiệm chắc chắn sẽ thành công.

4. Tiến trình một tiết dạy thực hành trên lớp
A. ổn định tổ chức: Giáo viên nắm số lượng học sinh có mặt, phân nhóm hợp lý, yêu
cầu các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký nhóm báo cho giáo viên (ngay từ tiết thực hành đầu

tiên)
B. Kiểm tra bài củ: Nội dung liên quan đến bài thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị bản
tường trình cá nhân cột :Tên thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. Phiếu thực hành cá nhân,
của nhóm.
C. Tiến hành thí nghiệm: (đây là nội dung chính của tiết thực hành)
- Giáo viên nêu mục đích, nội dung bài thực hành, một số quy tắc an toàn có liên quan
đến thí nghiệm ...
- Nhóm trưởng các nhóm nhận dụng cụ, hoá chất .
Trước khi tiến hành thí nghiệm tuỳ theo thí nghiệm, giáo viên có hai phương án sau:
Phương án 1: Đối với những thí nghiệm khá phức tạp, hoá chất độc, dễ cháy. Giáo viên
giới thiệu hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn học sinh cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm,
lưu ý vấn đề an toàn, cháy nỗ, tính độc hại của hoá chất, ...
Ví dụ: Thí nghiệm: Phản ứng của rượu etylic với axit axetic (Bài thực hành: Tính chất
của rượu và axit)
Giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn bị dụng cụ, hoá chất: ống nghiệm, nút cao su có kèm
ống dẫn thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, rượu etylic khan, axt axetic đặc, H2SO4 đặc, nước lạnh.
Giáo viên chiếu các bước tiến hành thí nghiệm như SGK lên màn hình (phần này đã
chuẩn bị ở nhà trên giấy trong).
Giáo viên lắp ráp dụng cụ mẫu như hình 5.5 SGK trang 141.
Giáo viên lưu ý:
- Để phản ứng tạo thành etyl axetat xảy ra thuận lợi cần dùng axit axetic, rượu etylic
khan và axit sunfuric đặc, ngâm ống nghiệm thu etyl axetat trong cốc chứa nước lạnh (tốt nhất
là nước đá)

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 6


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

- H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng, làm cháy quần áo, cần chú ý cẩn thận khi tiến hành
thí nghiệm.
- Rượu etylic khan dễ cháy, lưu ý không để gần lửa.
- Khi ngữi mùi sản phẩm không ngữi trực tiếp mà dùng tay vẫy nhẹ.
- ống dẫn sản phẩm tạo thành cách mặt nước 1cm.
Phương án 2: Đối với những thí nghiệm đơn giản. Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm
trả lời câu hỏi:
+ Mục đích thực hiện thí nghiệm đó để làm gì?
+ Dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm?
Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại kiến thức.
Sau khi học sinh nắm được các bước tiến hành, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Đối với thí nghiệm khó, phức tạp giáo viên yêu cầu các nhóm chọn học sinh có kỹ năng thực
hành tốt làm. Đối với thí nghiệm đơn giản, chỉ định học sinh yếu thực hiện. Giáo viên theo
dõi, hướng dẫn thêm cho một số nhóm yếu. Sau đó giáo viên kiểm tra kết quả của từng nhóm.
Sau khi đã có sự thống nhất của các thành viên trong nhóm, thư ký của mỗi nhóm ghi
lại hiện tượng quan sát, giải thích hiện tượng, viết phương trình (nếu có) lên giấy trong. Các
nhóm nộp kết quả thí nghiệm và giáo viên lần lượt chiếu lên màn hình phiếu của từng nhóm
(nếu còn thời gian) hoặc chọn kết quả một nhóm làm tốt và một nhóm làm yếu để học sinh
nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn. Giáo viên chốt lại kiến thức đúng.
D. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Giáo viên nhận xét về ý thức thái độ của học sinh trong buổi thực hành, đồng thời nhận
xét về kết quả thí nghiệm và chấm điểm phần thực hành trên lớp của mỗi nhóm (kể cả bài lấy
điểm theo hướng dẫn thực hiện chương trình và bài không lấy điểm) nhằm giúp học sinh phát
huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những thiếu sót cho tiết thực hành sau. Qua đó
tạo cho các em ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất, rửa sạch dụng cụ, vệ sinh phòng thực
hành.
Cuối cùng giáo viên yêu cầu học sinh viết bản tường trình theo mẫu:
TT


Tên thí nghiệm

Cách tiến hành

Hiện tượng quan

Giải thích hiện

sát được

tượng, viết PTPƯ

Việc đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong tiết thực hành dựa vào phần
thực hành trên lớp và dựa vào bản tường trình. Đây là một trong những căn cứ quan trọng và
cần thiết để đánh giá chất lượng của tiết thực hành. Vì vậy, giáo viên không được xem nhẹ
phần này.
Dưới đây là một thiết kế cụ thể về một tiết dạy minh hoạ cho những vấn đề đã nêu trên.
(xem phụ lục).
IV. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 7


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
1. Kết quả
Sau khi áp dụng các giải pháp như đã trình bày ở trên, tôi đã thực hiện các giờ dạy thực
hành hoá học lớp 9 có chất lượng, hiệu quả cao.
Về phía giáo viên: Tôi đã áp dụng thành công phương pháp dạy học trên cơ sở tích cực

hoá hoạt động của học sinh và lấy học sinh là trung tâm của quá trình dạy - học; đã tạo cho
mình có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành
thí nghiệm để có một tiết dạy thực hành chất lượng.
Về phía học sinh: đã tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập, có lòng ham thích học
tập bộ môn hóa học, tham gia các buổi thực hành có ý thức tổ chức, kỷ luật tốt. Bước đầu đã
hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tiến hành thí
nghiệm rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kỹ năng sử dụng dụng cụ thí
nghiệm, hoá chất; kỹ năng quan sát trong thực hành của học sinh đã có những chuyển biến rõ
rệt. Đa số học sinh yếu kém tự tiến hành biểu diễn những thí nghiệm đơn giản cho các nhóm
cùng quan sát, thu hút sự tập trung chú ý của các học sinh trong các tiết thực hành ; kỹ năng
giải bài tập hoá học và tính toán đã được nâng lên.
Kết quả qua đánh giá chất lượng môn hoá học 9 học kỳ 1 so với đầu năm học 2006 2007, số lượng khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm đáng kể, số liệu được thể hiện qua
bảng sau:
Lớp
9A
9B

Số bài
/Sỉ số
39/39
43/43

Khá - giỏi
SL %
17
15

43,6
34,9


TB trở lên
SL %
30
32

76,9
74,4

SL
9
11

Yếu
%
23,1
25,6

Kém
SL %
-

Ghi chú

-

2. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, thực nghiệm trong giảng dạy, tôi đã rút ra được
một số bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng một tiết thực hành hoá học lớp 9 theo
phương pháp đổi mới, như sau:
- Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để nắm mục đích yêu cầu

bài học, nội dung các thí nghiệm, mục đích mỗi thí nghiệm.
- Thiết kế bài soạn đầy đủ các bước một cách chu đáo rỏ ràng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất của mỗi thí nghiệm cho từng nhóm.
- Làm thử thí nghiệm trước lúc lên lớp.
- Cải tiến một số thí nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh và dụng cụ, hoá chất hiện
có.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chu đáo để thực hiện các nội dung bài thực hành có
hiệu quả.
- Tổ chức, điều khiển học sinh tiến hành thí nghiệm tích cực, có hiệu quả.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối tiết học, nhận xét ưu khuyết điểm để học
sinh rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
- Phân bố thời gian hợp lý cho từng thí nghiệm, đảm bảo tiết dạy thành công.
- Mỗi giáo viên phải có tâm huyết, lòng say mê nhiệt tình và xác định trách nhiệm lớn
lao của mình trước học sinh và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Các nhà quản lý giáo dục cũng như các ban ngành có liên quan cần phải đầu tư xây
dựng cho tất cả các trường chưa có phòng chức năng hoá học trên địa bàn huyện. Có như vậy
mới phát huy hết hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động của học sinh.
V. KẾT LUẬN
Rèn luyện kỷ năng tiến hành thí nghiệm, để học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện
tượng hoá học trong mỗi thí nghiệm là một trong những nhiệmvụ quan trọng của người giáo
viên góp phần phát huy tính cực, chủ động trong học tập của học sinh nhằm đào tạo những
con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với thời đại mới.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người giáo viên cần phải có phương pháp làm việc khoa
học, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tiết thực hành từ khâu thiết kế giáo án phù
hợp với nội dung bài giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, làm thử thí nghiệm trước khi
giảng bài đến khâu tổ chức, điều khiển học sinh hoạt động tích cực, chủ động trong việc học
tập, nghiên cứu. Giáo viên là người định hướng, điều khiển các hoạt động của học sinh; học
sinh là người tự phát hiện hoặc nắm bắt vấn đề do giáo viên nêu ra.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình dạy học. Dù đã
rất cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong tiếp tục nhận được sự góp ý, phê
bình của các cấp quản lý giáo dục, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để sáng kiến của tôi đưa
ra hoàn thiện hơn./.
VI. PHỤC LỤC MINH HOẠ MỘT TIẾT DẠY THỰC HÀNH
TIếT 29: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT.
I - MỤC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của Al, Fe.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, kỹ năng làm bài tập thực hành hoá học.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
II - CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: chuẩn bị thí nghiệm cho các nhóm, gồm dụng cụ hoá chất sau:
+ Thí nghiệm 1: đèn cồn, bột nhôm
+ Thí nghiệm 2: 05 ống nghiệm, giá thí nghiệm, đủa thuỷ tinh, đèn cồn, bột lưu huỳnh,
bột sắt, nam châm.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 9


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Thí nghiệm 3: Giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, bột kim loại nhôm, sắt trong hai ống

nghiệm riêng biệt, dung dịch NaOH, giấy lọc; đèn chiếu, giấy trong.
* Học sinh:
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một mãnh giấy cứng bằng 1/2 tờ giấy A4.
+ Bản tường trình chuẩn bị trước gồm 2 cột: tên thí nghiệm và cột tiến hành thí nghiệm.
+ Ôn lại tính chất hoá học của nhôm và sắt
III - NỘI DUNG:
A- ỔN ĐỊNH: (1p)
Giáo viên ổn định tổ chức lớp. Cho HS ngồi theo nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư
ký.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B - BÀI CŨ (3p)
So sánh sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của nhôm và sắt.
C - BÀI THỰC HÀNH
- Giáo viên nêu mục đích, nội dung, những nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho bài thực
hành.
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ, hoá chất.

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 10


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu

I.TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

hỏi:

1) Thí nghiệm 1:


? Mục đích thực hiện thí nghiệm này để làm gì

nhôm với oxi.(6p)

Tác dụng của

? Nêu dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Sau đó chốt lại cách tiến hành thí nghiệm bằng cách - Hoá chất, dụng cụ: (SKG)
chiếu lên màn hình các bước tiến hành thí nghiệm đã -Tiến hành: (SKG)
ghi sẳn trên giấy trong:
Lấy khoảng 1/2 thìa con bột nhôm vào một tờ bìa.
Khum tờ bìa chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ bìa để bột
nhôm rơi xuống ngọn lửa đèn cồn.
? Quan sát hiện tượng xảy ra.
Cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải
thích và viết phương trình phản ứng. Cho biết vai trò - Hiện tượng: + Nhôm cháy sáng tạo
của Nhôm trong phản ứng.

thành chất rắn màu trắng.

GV lưu ý HS: khum tờ giấy chứa bột Al, gỏ nhẹ để bột + Phản ứng toả nhiều nhiệt
Al rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, điều khiển - Giải thích: Do bột nhôm tác dụng
khoảng cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột Al với oxi trong không khí tạo thành
rơi gần ngọn lửa nhưng không rơi và bức đèn cồn, Al Al2O3
phải sấy khô.

- PTPƯ:


HS làm thí nghiệm theo nhóm. Chọn dụng cụ hoá chất

t0
4Al(r)+ 3O2(k) 

tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

(trắng)

(không màu)

2Al2O3(r)
(trắng)

Báo cáo kết qủa thí nghiệm trên giấy trong.
Các nhóm nộp kết quả.
GV chiếu lên màn hình kết quả của các nhóm.
HS nhận xét, bổ sung cho nhóm khác
GV chốt lại kiến thức đúng

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 11


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Giáo viên chiếu lên màn hình các bước tiến hành thí 2-Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt
nghiệm.

với lưu huỳnh.(10p)


Cho vào ống nghiệm một thìa nhỏ hỗn hợp bột lưu - Hóa chất, dụng cụ. (SGK)
huỳnh và bột sắt (theo tỷ lệ về thể tích 1:3)
Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi có đốm
sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.

- Tiến hành: (SGK)

+ Quan sát hiện tượng
+ Cho biết màu sắc của Fe, S ,hỗn hợp bột (sắt + lưu
huỳnh) và sản phẩm tạo thành sau phản ứng.
+ Giải thích, viết phương trình phản ứng.

Hiện tượng: trước thí nghiệm:
GV minh hoạ các bước thực hành. HS quan sát ghi nhớ - Bột Fe có màu trắng xám, bị nam
các bước làm. chọn dụng cụ hoá chất, cử đại diện châm hút
nhóm tiến hành thí nghiệm

- Bột S có màu vàng nhạt

GV lưu ý: phản ứng toả nhiệt lớn, nên lấy với
một lượng hoá chất nhỏ; tiến hành cẩn thận.

- Khi đun nóng hỗn hợp:

+ Thử phản ứng bằng thanh nam châm hút hỗn hợp
trước và sau phản ứng để thấy rỏ tính chất khác nhau
của các chất tham gia và chất tạo thành. GV có thể cho
làm thí nghiệm ở hỏm đế sứ: với nửa thìa hỗn hợp bột,
đốt nóng

đỏ đầu đủa thủy tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp trên.

+ Hỗn hợp cháy nóng đỏ,
+ Phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Giải thích: Do tác dụng mạnh với
lưu huỳnh tạo thành0FeS
t

- PTHH: Fe +S  FeS.
(trắng xám) (vàng)

(đen)

GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.
Các nhóm nộp kết quả.
GV chiếu lên màn hình kết quả của các nhóm.
HS nhận xét bổ sung.
GV chốt lại kiến thức đúng.

Giáo viên yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

3-Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại

? Có hai lọ bị mất nhãn đựng 2 kim loại riêng biệt: Al, Al và Fe.(9p)
Fe. Làm thế nào để nhận biết 2 kim loại trên?

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 12



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung

+ Hoá chất, dụng cụ: (SGK)

GV chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm: chiếu lên
màn hình.
- Cho một ít bột nhôm, bột sắt vào hai ống nghiệm + Tiến hành: (SGK)
riêng biệt (1) và (2).
- Nhỏ 4 đến 5 giọt dung dịch NaOH vào từng ống
nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ.
- Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết mỗi lọ đựng kim
loại nào? Hãy giải thích.
Giáo viên lưu ý HS: không nên cho lượng NaOH vào - Hiện tượng:
nhiều vì nếu như vậy sẽ thoát ra 1 lượng khí lớn, gây

ống nghiệm có bọt khí xuất hiện đó

tràn ống nghiệm. Do đó không đảm bảo an toàn.

là nhôm.

HS: làm TN ghi lại hiện tượng và giải thích.

ống nghiệm không có hiện tượng gì

GV chiếu lên màn hình kết quả của các nhóm.

đó là sắt


HS nhận xét bổ sung.

Giải thích: Do nhôm phản ứng với

GV chốt lại kiến thức đúng.

dung dịch NaOH tạo bọt khí

- GV: Khí bay ra không màu, cháy với ngọn

nhận biết được Al.

nên

lửa xanh nhạt, không làm đóm diêm bùng cháy. Vậy
theo em đó là khí gì?
? Có thể dùng HCl để nhận biết Al, Fe không ? Vì sao.
GV hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu:

TT

Tên thí nghiệm

Cách tiến hành

II. VIếT BảN TƯờNG TRìNH (10p)

Hiện tượng quan


Giải thích hiện

sát được

tượng, viết PTPƯ

1
2
3
D-TỔNG KẾT- ĐÁNH GIÁ: (4p)
- GV nhận xét tinh thần thái độ, ý thức kỷ luật của HS. Chấm điểm các nhóm phần thực
hành trên lớp.
- Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành
E-DẶN DÒ (2p)
- Hoàn thành bản tường trình
- Nghiên cứu trước bài 25: tìm hiểu tính chất vật lý và tính chất hoá học của phi kim tiết
sau học

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 13


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Gi¸o Viªn: Ph¹m ThÞ S©m

Trang 14




×