Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Quan hệ kinh tế giữa trung quốc đại lục và đài loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay và tác động đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 256 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÍ HỒNG MINH

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
VÀ ĐÀI LOAN TỪ CUỐI THẬP KỶ 1980 ĐẾN NAY
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
\

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÍ HỒNG MINH

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
VÀ ĐÀI LOAN TỪ CUỐI THẬP KỶ 1980 ĐẾN NAY
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kinh tế quốc tế

Mã số


: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRẦN QUANG MINH
2. TS. ĐẶNG XUÂN THANH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.

Tác giả luận án

Phí Hồng Minh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................................ ii
Mục lục.................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục các Bảng ............................................................................................................ ix

Danh mục các Hình.............................................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................ 7
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................ 17
1.3. Đánh giá chung và những vấn đề Luận án cần tập trung giải quyết ........................ 23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
TRUNG QUỐC-ĐÀI LOAN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THỨ BA ..................... 26

2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................. 26
2.1.1. Tính bất đối xứng và tương tác kinh tế chính trị giữa các chủ thể nhà nước ... 27
2.1.2. Nền tảng lý luận về hoạt động sản xuất-thương mại xuyên quốc gia ............... 35
2.1.3. Thuyết hội nhập kinh tế và hội nhập giữa các nền kinh tế bất đối xứng .......... 39
2.1.4. Đặc trưng cơ bản của cấu trúc sản xuất hiện đại ............................................. 40
2.1.5. Các hình thức và đánh giá quan hệ thương mại đầu tư quốc tế ....................... 45
2.1.6. Khả năng tác động của mối quan hệ kinh tế đến chủ thể kinh tế thứ ba .......... 47
2.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 50
2.2.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................ 50
2.2.2. Lịch sử Vấn đề Đài Loan và quan điểm các bên liên quan............................... 53
2.2.3. Quan hệ chính trị Hai bờ và những vấn đề chính trị nội bộ ............................. 61
2.2.4. Sự bổ sung lẫn nhau về kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan ............ 62
2.2.5. Sự gần gũi về địa lý, văn hóa giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan .............. 64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
VÀ ĐÀI LOAN TỪ CUỐI THẬP KỶ 1980 ĐẾN NAY ......................................................... 66
3.1. Chính sách của Trung Quốc và Đài Loan đối với quan hệ kinh tế Hai bờ............... 66
3.1.1. Chính sách của Trung Quốc ............................................................................. 66
3.1.2. Chính sách của vùng lãnh thổ Đài Loan........................................................... 68
3.1.3. Khuôn khổ thể chế cho quan hệ kinh tế Hai bờ ................................................ 71


iii


3.2. Động thái quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo biển Đài Loan ........................................ 74
3.2.1. Bức tranh chung về quan hệ kinh tế Hai bờ...................................................... 75
3.2.2. Quan hệ kinh tế Hai bờ thời kỳ manh nha trước năm 1992 .............................. 77
3.2.3. Quan hệ kinh tế Hai bờ giai đoạn 1992-2001................................................... 78
3.2.4. Quan hệ kinh tế Hai bờ giai đoạn 2002-2011................................................... 81
3.2.5. Quan hệ kinh tế Hai bờ giai đoạn 2012-2015................................................... 86
3.3. Nhận xét chung về quan hệ kinh tế Hai bờ Eo biển Đài Loan ................................. 88
3.4. Triển vọng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan .......................... 96
3.4.1. Động thái mới trong tam giác quan hệ Trung - Mỹ - Đài................................. 96
3.4.2. Đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế Hai bờ ..................................................... 99
Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
VÀ ĐÀI LOAN TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................... 108
4.1. Tổng quan quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan ............. 108
4.1.1. Chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam ............................................. 108
4.1.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc ........................................................ 110
4.1.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan ............................................................. 117
4.2. Tác động của quan hệ kinh tế Trung-Đài đến kinh tế Việt Nam ............................ 123
4.2.1. Đánh giá các tác động kinh tế chính trị .......................................................... 123
4.2.2. Mô hình đánh giá tác động đến Việt Nam qua kênh “Thương mại” .............. 128
4.2.3. Mô hình đánh giá tác động đến Việt Nam qua kênh “Đầu tư” ...................... 132
4.3. Hàm ý chính sách cho Việt Nam ............................................................................ 135
4.3.1. Dịch chuyển mới từ phía hai đối tác Trung Quốc và Đài Loan ..................... 135
4.3.2. Cơ hội cho Việt Nam ....................................................................................... 138
4.3.3. Thách thức đối với Việt Nam .......................................................................... 139
4.3.4. Kiến nghị chính sách cho Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức .... 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 147


Kết luận ......................................................................................................................... 147
Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 154
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 180

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFD
AMRO

AIIB

APEC

ARATS
ARF

Thừa nhận sự thần phục

Acknowledge for Deferrence

Văn phòng Nghiên cứu Vĩ mô

ASEAN+3 Macroeconomic Research

ASEAN+3


Office

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng

Asian Infrastructure Investment Bank

Châu Á
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu ÁThái Bình Dương

Asia-Pacific Economic Cooperation

Hiệp hội Quan hệ hai bờ Eo biển Đài

Association for Relations Across the

Loan (Trung Quốc)

Taiwan Straits (China)

Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEAN Regional Forum

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian
Nations

ASEM


Diễn đàn Hợp tác Á-Âu

the Asia-Europe Meeting

BFA

Diễn đàn Bác Ngao vì Châu Á

Boao Forum for Asia

BRI

Sáng kiến Vành đai và Con đường

Belt and Road Initiative

BTA

Hiệp định Thương mại Song phương

Billateral Trade Agreement

CCP

Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chinese Communist Party

CFDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài phức hợp Complex Foreign Direct Investment

CHIPS

CICA

CMIM

CIPS

CRA

Hệ thống Thanh toán Bù trừ Liên

Clearing House Interbank Payment

Ngân hàng

System

Hội nghị về Phối hợp hành động và

Conference on Interaction and

Các Biện pháp xây dựng lòng tin ở

Confidence-Building Measures in

châu Á


Asia

Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai Initiative
Chiang Mai

Multilateralization

Hệ thống Thanh toán Quốc tế Trung
Quốc

China International Payment System
BRICS Contingent Reserve

Quỹ Dự trữ Khẩn cấp BRICS

Arrangement

v


CSTO

CVFDI

DGBAS

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể

Organization


Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

Complex Vertical Foreign Direct

chiều dọc phức hợp

Investment

Tổng cục Ngân sách, Kế toán và

Directorate General of Budget

Thống kê Đài Loan

Accounting and Statistics (Taiwan)

DPP

Đảng Dân Tiến (Đài Loan)

ECFA

Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế

Democratic Progressive Party
(Taiwan)
Economic Cooperation Framework
Agreement

Hợp đồng tổng thầu EPC hay Hợp


EPC

Collective Security Treaty

đồng Thiết kế, Cung cấp thiết bị và
Thi công xây dựng công trình

Engineering Procurement and
Construction

Đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng

Export-Platform Foreign Direct

đến xuất khẩu

Investment

EU

Liên minh Châu Âu

Europe Union

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment


FTA

Hiệp định Thương mại tự do

Free Trade Agreement

EPFDI

FTAAP

Khu vực Thương mại tự do Châu ÁThái Bình Dương

Free Trade Area of the Asia-Pacific

FTZ

Đặc Khu Kinh tế Tự do

Free Trade Zone

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

Gross Domestic Product

Đường lối Thống nhất Quốc gia (Đài

Guidelines for National Unification


Loan)

(Taiwan)

GSO

Tổng cục Thống kê Việt Nam

General Statistics Office of Vietnam

GVC

Chuỗi giá trị toàn cầu

Global Value Chain

GNU

HFDI

HIIT
H-O

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

Horizontal Foreign Direct Investment

chiều ngang
Thương mại nội ngành theo chiều


Horizontal Intra-Industry Trade

ngang
Mô hình Heckscher-Ohlin

Heckscher-Ohlin Model

vi


KMT

Quốc Dân Đảng (Đài Loan)

ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IE

Kinh tế Quốc tế

International Economics

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

International Monetary Fund

IPE

Kinh tế Chính trị Quốc tế

International Political Economy

JIT

Hệ thống vừa đúng lúc

Just-In-Time System

M&A

Hoạt động mua bán và sáp nhập

Mergers and Acquisitions

MAC

Ủy ban Công tác Đại lục (Đài Loan)

Mainland Affairs Council (Taiwan)

MNCs


Các Công ty Đa Quốc gia

Multi-national companies

MOEA

Bộ Kinh tế Đài Loan

Ministry of Economics Affairs (Taiwan)

NDB

Ngân hàng Phát triển Mới

New Development Bank

NEG

Lý thuyết địa lý kinh tế mới

New Economic Geography

NIEs

Các Nền kinh tế Công nghiệp Mới

New Industrialized Economies

Ủy ban Thống nhất Quốc gia (Đài


National Unification Council

Loan)

(Taiwan)

ODI

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Outward Direct Investment

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

NUC

Kuomintang (Taiwan)
International Civil Aviation
Organization
Information and Communication
Technologies

Organization for Economic
Cooperation and Development

Mô hình OLI gồm Sở hữu, Địa điểm,


O-ownership, L-location, I-

và Khả năng quốc tế hóa

internalisation

Hội nghị Hợp tác Kinh tế Thái Bình

Pacific Economic Cooperation

Dương

Conference

PPP

Sức mua tương đương

Purchasing Power Parity

PRC

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

People‟s Republic of China

RCA

Chỉ số Lợi thế so sánh hiện hữu


Revealed Comparative Advantage

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Regional Comprehensive Economic

Khu vực

Partnership

OLI

PECC

RCEP

vii


RMB

Nhân dân tệ

Renminbi

ROC

Trung Hoa Dân Quốc (ở Đài Loan)

Republic of China (on Taiwan)


ROO

Quy định nguồn gốc xuất sứ

Rules of origin

Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài đủ

RMB Qualified Foreign Institutional

tiêu chuẩn bằng đồng Nhân dân tệ

Investor

Quỹ Trao đổi Hai bờ Eo biển (Đài

Straits Exchange Foundation

Loan)

(Taiwan)

Danh mục phân loại Thương mại

Standard International Trade

Quốc tế Tiêu chuẩn

Classification


Hiệp hội Viễn thông Tài chính

Society for Worldwide Interbank

Liên ngân hàng Quốc tế

Financial Telecommunication

RQFII

SEF

SITC

SWIFT

TAO

Văn phòng Công tác Đài Loan (Trung
Quốc)

Taiwan Affairs Office (China)

Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai

Terminal High Altitude Area

đoạn cuối


Defense

TNCs

Các Công ty Xuyên Quốc gia

Trans-national companies

TRA

Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Hoa Kỳ)

THAAD

TTIP
UN
VECM

VFDI

Taiwan Relations Act (the United
States)

Hiệp định đối tác Thương mại và Đầu Transatlantic Trade and Investment
tư xuyên Đại Tây Dương

Partnership

Liên Hợp Quốc


United Nations

Mô hình Hiệu chỉnh Sai số dạng

Vector Error Correction Model

Véc tơ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo

Vertical Foreign Direct Investment

chiều dọc

VIIT

Thương mại nội ngành theo chiều dọc Vertical Intra-Industry Trade

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế Giới

World Economic Forum

WHA


Đại hội đồng Y tế Thế giới

World Health Assembly

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc (giai đoạn 1992-2015) .............. 91
Bảng 3.2. Triển vọng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan đến năm 2020 ....... 105
Bảng 4.1. Tác động tới trình độ công nghệ của Việt Nam qua hiệu ứng mạng sản xuất .. 125
Bảng 4.2. Tính bổ trợ tác động tới chuỗi cung ứng dẫn dắt bởi Đài Loan-Trung Quốc ... 127
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình VECM (thương mại) của Việt Nam:1990-2015 .. 131
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình VECM (đầu tư) của Việt Nam: 1991-2015 .......... 134
Bảng 4.5. Chiến lược của Trung Quốc và Đài Loan trước Công nghiệp 4.0 .................... 136
Bảng P4.1. So sánh tương quan kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan, 1971-2014 ........ 187
Bảng P4.2. Định vị quỹ đạo phát triển của Trung Quốc so với Đài Loan, 1971-2015...... 188
Bảng P8.1. Hạn chế đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc ............................................... 202
Bảng P9.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa của Trung Quốc theo đối tác chủ yếu (%) ....... 203
Bảng P9.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa của Đài Loan theo đối tác chủ yếu (%) ............ 203
Bảng P9.3. Quan hệ thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc: 1982-1991 ................... 204
Bảng P9.4. Quan hệ đầu tư Đài Loan và Trung Quốc đại lục: 1982-1991. ....................... 205

Bảng P9.5. Quan hệ thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc: 1992-2001 ................... 206
Bảng P9.6. Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc: 1992-2001............................ 207
Bảng P9.7. Quan hệ thương mại Đài Loan và Trung Quốc: 2002-2011 ........................... 208
Bảng P9.8. Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc: 2002-2011............................ 209
Bảng P9.9. Trao đổi thương mại Đài Loan và Trung Quốc: 2012-2015 ........................... 210
Bảng P9.10. Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc: 2012-2015.......................... 211
Bảng P9.11. Quan hệ thương mại Đài Loan và Trung Quốc: 1992-2015 ......................... 212
Bảng P9.12. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: 1992-2015................. 213
Bảng P9.13. Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc: 1992-2015 ......................... 214
Bảng P9.14. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan: 1992-2015 ..................... 215
Bảng P9.15. Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan: 1992-2015 ............................. 216
Bảng P10.1. Đặc điểm các biến ở mô hình VECM (thương mại) của Việt Nam .............. 221
Bảng P11.2. Đặc điểm các biến trong mô hình VECM (đầu tư) của Việt Nam ................ 222

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1. Khung phân tích “quan hệ kinh tế” giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan
và tác động tới kinh tế Việt Nam .......................................................................... 4
Hình 2.1. Phân mảnh sản xuất và các chi phí liên kết dịch vụ ............................................ 41
Hình 3.1. Giá trị kim ngạch trao đổi hàng hóa Hai bờ (tỷ USD), 1991-2015 ..................... 76
Hình 3.2. Số dự án và giá trị đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc, 1991-2015 ................ 77
Hình 3.3. Cán cân thương mại hàng trung gian - tiêu dùng cuối cùng ở Đông Á (tỷ $) ..... 94
Hình 3.4. Căng thẳng cố hữu trong tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Đài ............................ 99
Hình P5.1. Phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” ở Đông Á đầu thập kỷ 1990 ............ 189
Hình P5.2. Trung Quốc trong mạng sản xuất khu vực và toàn cầu ................................... 189
Hình P5.3. Thay đổi lựa chọn là người Đài Loan/Trung Quốc của người Đài Loan ........ 190
Hình P5.4. Thay đổi trong lập trường Thống nhất-Độc lập của người dân Đài Loan ....... 190


x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Là một điểm nóng trên khu vực Đông Á, quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và
vùng lãnh thổ Đài Loan (còn gọi là quan hệ Hai bờ) đã trải qua nhiều thăng trầm từ
xung đột, ngăn trở, cho đến dần cởi mở hơn, và ấm lên từ năm 2008, rồi đột ngột
đảo chiều căng thẳng kể từ giữa năm 2016 đến nay. Tuy nhiên, khác với tình trạng
căng thẳng quân sự leo thang giữa hai miền Triều Tiên, quan hệ Hai bờ duy trì trạng
thái quan hệ kinh tế hội nhập sâu rộng đối lập với tương quan chính trị thăng giáng
bất ngờ. Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và hành xử ngày một quyết
đoán hơn, những diễn biến kinh tế-chính trị trên Eo biển Đài Loan đã được nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới theo dõi sát sao, bởi vì cả Trung Quốc đại lục
và Đài Loan đều là hai chủ thể kinh tế chính trị lớn với tỷ trọng đáng kể trong dòng
thương mại, đầu tư, du lịch và công nghệ ở khu vực Đông Á (nhất là thương mại và
đầu tư vào khu vực Đông Nam Á). Do đó, bất kỳ chuyển biến lớn nào trong quan hệ
Hai bờ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh chính trị mà còn tác động đáng kể
tới phát triển kinh tế của khu vực. Quan hệ Hai bờ nồng ấm thời kỳ 5/2008-5/2016
với hàng loạt các hiệp định quan trọng đã tác động mạnh tới thúc đẩy trao đổi
thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng và du lịch giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên,
những căng thẳng Hai bờ hiện tại lại tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực tới các dòng
lưu chuyển trên toàn khu vực. Từ sau năm 2012, sự kế tục thế hệ lãnh đạo thứ năm
của Trung Quốc với vai trò hạt nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy nhanh sự
điều chỉnh chiến lược và chuyển đổi phương thức phát triển của Trung Quốc. Đối
với Đài Loan, Trung Quốc đã sử dụng các công cụ kinh tế rất linh hoạt để vừa lôi
kéo vừa đe dọa nhằm từng bước thu phục hòn đảo này phục vụ mục tiêu thống nhất
lâu dài. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ kinh tế Hai bờ có ý nghĩa quan trọng không chỉ
giúp hiểu sâu bản chất của một điểm nóng ở Đông Á mà còn góp phần hiểu rõ hơn

cách thức ứng xử của Trung Quốc với trường hợp vùng lãnh thổ Đài Loan.
Đối với Việt Nam, cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều là những đối tác
thương mại, đầu tư và du lịch hết sức quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê của Việt
1


Nam, Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta kể từ năm
2014 (là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt
Nam), mà Trung Quốc còn là đối tác đầu tư lớn thứ 9 vào Việt Nam. Tương tự, Đài
Loan cũng không chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam vào năm 2014
mà còn là một trong 5 đối tác đầu tư lớn nhất của nước ta (đứng vị trí thứ 4, chỉ sau
Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc trong cùng kỳ). Do vậy, những động thái thay
đổi bên trong Trung Quốc đại lục và bên trong vùng lãnh thổ Đài Loan cũng như
các biến động lớn trong quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan
sẽ gây ra những tác động trực tiếp lẫn gián tiếp tới kinh tế Việt Nam.
Mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan có tầm quan trọng to lớn như
là một điểm nóng an ninh và trụ cột kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương cũng như
khả năng tác động đến kinh tế Việt Nam, song hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu
trong nước và quốc tế nào phân tích hệ thống về quan hệ kinh tế Trung-Đài trong ba
thập kỷ qua và lượng hóa tác động của quan hệ này tới kinh tế Việt Nam. Đây chính
là lý do tác giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại
lục và Đài Loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay và tác động đến Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu là nhằm hiểu rõ thực trạng quan hệ kinh tế bất đối xứng
giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan, và tác động của quan hệ kinh tế
Hai bờ đến kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Để đạt mục đích này, luận án sẽ tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu sau:
- Quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã diễn
ra như thế nào qua kênh thương mại và đầu tư từ cuối thập kỷ 1980 đến năm 2015?
- Triển vọng của quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và

vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ diễn biến theo chiều hướng nào đến năm 2020?
- Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã tác động như thế
nào đến kinh tế Việt Nam qua kênh thương mại và đầu tư giai đoạn 1990-2015?
- Đâu là hàm ý chính sách cho Việt Nam để tận dụng tốt cơ hội và vượt qua
thách thức từ triển vọng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan đến 2020?

2


Luận án có hai giả thuyết nghiên cứu sau: (1) Tồn tại “quan hệ kinh tế ít nhất
một chiều” giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan qua kênh thương mại và đầu tư;
(2) Quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan có “tác động
dài hạn và thuận chiều” tới kinh tế Việt Nam qua kênh thương mại và đầu tư.
Nhiệm vụ nghiên cứu gồm: (i) Hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ
kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, và tác động tới nền kinh tế
thứ ba; (ii) Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài Loan
từ cuối thập kỷ 1980; (iii) Phân tích quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài Loan từ cuối
thập kỷ 1980, triển vọng 2020; (iv) Kiểm định tác động của quan hệ kinh tế Trung
Quốc-Đài Loan tới kinh tế Việt Nam; (v) Chỉ ra hàm ý chính sách cho Việt Nam tận
dụng cơ hội và vượt qua thách thức mới từ quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài Loan.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: là quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và vùng
lãnh thổ Đài Loan, và tác động của quan hệ kinh tế này đến kinh tế Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu quan hệ kinh tế
trên phương diện thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, và tác
động tới kinh tế Việt Nam. Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ
kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan trên phạm vi của nền kinh tế Trung Quốc đại
lục và vùng lãnh thổ Đài Loan, và tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Về thời gian:
Luận án nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối
thập kỷ 1980 đến nay, trong đó tập trung hơn vào giai đoạn từ năm 1990 đến 2015.

Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 1990-2015 cho mô hình đánh giá
tác động của quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài Loan đến kinh tế Việt Nam thông
qua kênh thương mại và đầu tư. Luận án tập trung đánh giá triển vọng quan hệ kinh
tế Trung Quốc-Đài Loan cũng như phân tích cơ hội và thách thức với Việt Nam
nhằm giúp đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, chú trọng kết hợp các cách tiếp cận trong kinh tế chính trị quốc tế (phân tích

3


ở cấp độ nhà nước: là các tương tác kinh tế giữa các nhà nước trong hệ thống quốc tế)
và kinh tế quốc tế (ở cấp độ thị trường: là diễn biến hoạt động kinh tế dưới sự tương tác
của các lực lượng thị trường). Về phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp cả phương
pháp phân tích định tính và định lượng dựa trên cách tiếp cận liên ngành, chú trọng
các phương pháp trong kinh tế chính trị quốc tế và kinh tế quốc tế (Hình 0.1).
Cục diện
kinh tế
chính trị
(khu vực và
thế giới)

Nhân tố
nƣớc lớn
(Mỹ và
Nhật
Bản,…)

Trung Quốc


Hội nhập
kinh tế
quốc tế
(APEC,
WTO,…)

Nhân tố
địa kinh
tế (khoảng
cách, vị trí
địa lý,…)

Nhân tố
kinh tế
(thể chế, mô
hình tăng
trưởng)

Đồng thuận 1992
Công cụ kinh tế-chính trị

Tƣơng
đồng văn
hóa, ngôn
ngữ (tiếng
Hoa)

Vùng lãnh thổ


đại lục

Đài Loan

Chính phủ, chính
quyền địa phương

Chính
quyền

Doanh nghiệp

Quan hệ kinh tế
(Thương mại - Đầu tư)

Doanh
nghiệp

Nguyên tắc “một Trung Quốc”

Việt Nam
Kinh tế (thương
mại và đầu tư)
Hình 0.1. Khung phân tích “quan hệ kinh tế” giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan
và tác động tới kinh tế Việt Nam

Phương pháp định tính bao gồm phương pháp logic kết hợp với lịch sử trong
phân tích quan hệ kinh tế theo dòng lịch sử trong dài hạn (gần 3 thập kỷ), có kết hợp
4



phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ
thống hóa, phương pháp so sánh nhằm giúp mô tả rõ thực trạng quan hệ kinh tế giữa
Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay, và xác định các nhân
tố chính có ảnh hưởng quyết định tới quan hệ kinh tế này trong cùng kỳ, đồng thời
chỉ rõ các kênh tác động của quan hệ kinh tế Hai bờ tới kinh tế Việt Nam. Trong
phương pháp định lượng, kỹ thuật đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số dạng
véc tơ (VECM) được sử dụng để kiểm định về sự tồn tại, độ lớn, và chiều tác động
của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan tới kinh tế Việt Nam.
Luận án sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp từ cuối thập kỷ 1980 đến nay (tập
trung hơn vào giai đoạn 1990-2015) từ các nguồn của Tổng cục Thống kê nhà nước
Trung Quốc (NBS), Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Đài Loan (DGBAS), Ngân
hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ sở Thống kê dữ liệu thương mại
hàng hóa của Liên hợp quốc (UN COMTRADE). Cơ sở dữ liệu thứ cấp từ cuối thập
kỷ 1980 (tập trung hơn giai đoạn 1990-2015) về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại
lục và Đài Loan được hệ thống hóa trên phần mềm thống kê Eviews và SPSS.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới về khoa học của luận án bao gồm: Thứ nhất, hệ thống
hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung
Quốc đại lục và Đài Loan, và khả năng tác động đến chủ thể thứ ba là Việt Nam. Thứ
hai, xây dựng khung phân tích khoa học về quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung
Quốc đại lục và Đài Loan cùng tác động tới kinh tế Việt Nam. Thứ ba, chỉ ra những
dịch chuyển trong quan hệ kinh tế bất đối xứng (trên phương diện thương mại và đầu
tư) giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay có liên hệ với
khung nền kinh tế chung của khu vực và tác động từ nhân tố Mỹ, đồng thời đưa ra
triển vọng về quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo Biển trong thời gian tới năm 2020. Thứ
tư, sử dụng mô hình VECM để kiểm định tác động quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài
Loan tới Việt Nam với kết quả: quan hệ Hai bờ nồng ấm tác động tích cực tới cán cân
thương mại và thu hút FDI của Việt Nam; đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc tác
động thuận chiều và không gây hiệu ứng lấn át tới đầu tư của Đài Loan vào Việt


5


Nam. Thứ năm, kiến nghị chính sách nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội và
vượt qua thách thức mới bắt nguồn từ quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài Loan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, một mặt, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ
Đài Loan đã thể hiện một tính chất “bất đối xứng điển hình” trong quan hệ kinh tế
giữa Trung Quốc đại lục và các nền kinh tế xung quanh. Do đó, việc nghiên cứu quan
hệ kinh tế giữa hai chủ thể này sẽ cung cấp một nghiên cứu trường hợp quan hệ kinh
tế bất đối xứng ở khu vực Đông Á. Mặt khác, Luận án tập trung phân tích thực trạng
quan hệ kinh tế Hai bờ trong một thời gian dài (gần ba thập kỷ) đã mang đến một bức
tranh toàn cảnh về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan trên khung
nền biến đổi chung của cả khu vực Đông Á, đồng thời chỉ ra xu hướng vận động chủ
yếu của quan hệ kinh tế này trong thời gian đến 2020. Luận án đã chỉ ra được cách
thức mà quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo Biển tác động đến kinh tế Việt Nam.
Về thực tiễn, Luận án cung cấp các luận cứ khoa học về quan hệ kinh tế bất
đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan, cũng như lượng hóa độ
lớn và chiều tác động của quan hệ này đến kinh tế Việt Nam qua kênh thương mại và
đầu tư. Những phân tích này có ý nghĩa lớn giúp Việt Nam đưa ra đối sách phù hợp
trong quan hệ kinh tế với hai chủ thể này nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa các cơ
hội mới để phát triển và khắc phục hiệu quả những thách thức mới nảy sinh.
7. Kết cấu của đề tài
Luận án được bố cục thành 4 chương bên cạnh các phần Mở đầu, Tài liệu
tham khảo, và phần Phụ lục. Chương 1 mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu về quan
hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, cùng tác động tới nền kinh tế thứ ba.
Chương 2 hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đài
Loan và tác động đến nền kinh tế thứ ba. Chương 3 tập trung phân tích thực trạng
quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan kể từ cuối thập kỷ 1980 đến

nay. Chương 4 tập trung lượng hóa tác động của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc
đại lục và Đài Loan tới kinh tế Việt Nam. Cuối cùng là phần Kết luận và kiến nghị.

6


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Do vị thế ngày càng tăng của chủ thể Trung Quốc và đặc trưng điểm nóng
của Hai bờ Eo biển Đài Loan trên khu vực Đông Bắc Á, nghiên cứu quốc tế về
Trung Quốc với khu vực cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong mối
tương quan với an ninh và kinh tế khu vực hết sức phong phú. Tuy nhiên, đây là các
chủ đề lớn và khá rộng, nên Luận án sẽ tổng quan theo các nhóm nội dung sau:
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tính bất đối xứng trong khu vực
Cuốn sách Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Thách thức và cơ hội (2009) của
Viện Peterson và CSIS đã cung cấp toàn cảnh quá trình trỗi dậy về kinh tế và gia
tăng vị thế của Trung Quốc cùng các vấn đề đối nội, đối ngoại mà Trung Quốc đang
đối mặt, đặc biệt chú ý nhiều tới vấn đề Đài Loan trong tương tác với Trung Quốc
và Hoa Kỳ [72]. GS. Denny Roy với công trình Sự trở lại của Rồng: Trung Quốc
gia tăng quyền lực và an ninh khu vực (2013) cũng cung cấp một hình ảnh toàn diện
về sự trỗi dậy của Trung Quốc từ cách tiếp cận, nhìn nhận của Đại lục về thế giới,
quan hệ Trung-Mỹ trong thời kỳ chuyển giao quyền lực cũng như thực tiễn gia tăng
sức mạnh quân sự và cạnh tranh tìm kiếm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực
[228]. Với nhấn mạnh vào đặc trưng của một cường quốc xét lại, bài báo Sự trỗi
dậy không hòa bình của Trung Quốc (2006) của GS. J. Mearsheimer đã dự báo rằng
sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ thách thức an ninh châu Á và
toàn cầu. Ông viện dẫn góc độ lý thuyết chủ nghĩa hiện thực và thực tế quá trình trở
thành bá quyền của Hoa Kỳ để dự báo rằng: cùng với ưu thế ngày càng tăng, Trung

Quốc có thể thực hiện một phiên bản Học thuyết Monroe mới ở châu Á như Hoa Kỳ
đã thực hiện chủ nghĩa biệt lập này ở châu Mỹ thế kỷ XIX [201].
Với mong muốn tìm kiếm lý thuyết về trật tự đặc thù ở châu Á, cuốn sách
Trung Quốc trỗi dậy: Hòa bình, Quyền lực, và Trật tự ở Đông Á (2007) [160] và
Đông Á trước khi có Phương Tây (2010) [161] của David Kang cho thấy những bất

7


cập trong các lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây đã gặp khó khăn khi lý giải lịch
sử phát triển của khu vực Đông Á và trật tự quyền lực theo chiều dọc với vị thế
trung tâm của Trung Quốc. Cũng nhấn mạnh về tính bất đối xứng và vị thế trung
tâm của Trung Quốc, Brantly Womack trong cuốn sách Trung Quốc và Việt Nam:
Chính trị của sự bất đối xứng (2006) [266] đã đưa ra lý thuyết về quan hệ bất đối
xứng theo lịch sử và cách mà nó định hình quan hệ chính trị như thế nào ở châu Á
với trường hợp điển hình là quan hệ Trung-Việt. Cuốn Trung Quốc trong một hệ
thống bất cân xứng (2010) [267] của ông là công trình công phu, nhiều giá trị về sự
trỗi dậy của Trung Quốc và mối quan hệ với láng giềng châu Á, làm rõ đặc tính bất
đối xứng ở châu Á, sự khác biệt về cách tiếp cận và phương thức lãnh đạo của
Trung Quốc so với Hoa Kỳ. Thông qua các phân tích có tính chất so sánh đối chiếu,
tác giả cho thấy rõ cách thức mà Trung Quốc ứng xử đã có sự phân loại với từng
đối tượng và từng vấn đề ở châu Á. Dựa trên phân tích về hệ thống triều cống, cách
thức Trung Quốc nhìn nhận về một thế giới đa cực, và hành xử của Trung Quốc với
phần còn lại của châu Á, tác giả đã làm rõ được cách thức Trung Quốc trỗi dậy lãnh
đạo thế giới như thế nào, và nó đang làm thay đổi châu Á và thế giới ra sao. Công
trình có sự chú ý đặc biệt đến Việt Nam trong mối quan hệ Việt-Trung đầy hóc búa,
phức tạp, và đưa ra những so sánh rất ý nghĩa về sự tương đồng và khác biệt giữa
hai cặp quan hệ Việt-Trung và Trung-Hàn cũng như tam giác Mỹ-Trung-Đài.
Trung Quốc trỗi dậy cũng làm thay đổi và dẫn tới những dịch chuyển trong
trật tự quyền lực khu vực và khiến các nước trong khu vực và toàn cầu đều nỗ lực

tìm kiếm đối sách ứng phó khác nhau. Cuốn Sống chung với Trung Quốc của Tang
et al. (2009) [243] đã nỗ lực tìm kiếm công cụ lý thuyết để lý giải tương tác giữa
Trung Quốc với các nước láng giềng cũng như cách thức mà sự tương tác này định
hình cấu trúc an ninh của khu vực. Trong vấn đề Đài Loan, tác giả chỉ ra sự khác
biệt khi Trung Quốc nhìn nhận đây là vấn đề nội bộ của Đại lục chịu sự can thiệp từ
Mỹ, do đó cách ứng xử giữa hai chủ thể ở hai bờ Eo biển Đài Loan cũng khác biệt
với các láng giềng châu Á khác. Ngoài ra, cuốn sách Dịch chuyển quyền lực ở châu
Á-Thái Bình Dương (2016) [114] của Enrico Fels trên góc nhìn của chủ nghĩa hiện

8


thực đã phân tích các đối sách của các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và gia tăng quyền lực.
Trong trường hợp quan hệ Hai bờ, Wu Yu-shan [274] cũng nhấn mạnh tính
bất đối xứng về quyền lực và đưa ra 9 cách tiếp cận lý thuyết để giải thích quan hệ
giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan gồm: mô hình quốc gia bị chia cắt, thuyết hội
nhập, mô hình bất đối xứng quyền lực, mô hình tối đa hóa số phiếu, mô hình nhà
nước phát triển, thuyết bộ ba chiến lược Mỹ-Trung-Đài, thuyết hệ thống quốc tế,
thuyết tâm lý chính trị, và chủ nghĩa kiến tạo. Trong khi mô hình bất đối xứng cho
thấy vị thế của Đài Loan trong quan hệ với Trung Quốc, thì thuyết hội nhập được sử
dụng nhiều để lý giải mối tương quan giữa quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai bờ
Eo biển. Cách tiếp cận mô hình quốc gia bị chia cắt đã chỉ ra các nguồn gốc đối đầu
chính trị giữa Đại lục và Đài Loan. Thuyết bộ ba chiến lược giúp lý giải thế an ninh
trên Eo biển Đài Loan và lựa chọn chính sách của mỗi chủ thể trên bàn cờ này. Để
nỗ lực lý giải quan hệ Hai bờ, Acharya [52] đã sử dụng cách tiếp cận của trường
phái tân hiện thực nhằm giải thích chính sách cân bằng và phối hợp của Đài Loan.
Ông dùng chủ nghĩa tự do và nền hòa bình dân chủ để giải thích chính trị hòn đảo,
các cuộc khủng hoảng (phần lớn xuất phát từ Đại lục), hay gia tăng tương thuộc
kinh tế Hai bờ. Nhìn chung, các học giả nghiên cứu quan hệ Hai bờ đã chỉ ra rằng

các lý thuyết đơn lẻ đều gặp hạn chế trong lý giải quan hệ Hai bờ, và việc nghiên
cứu mối quan hệ này cần sự phối hợp các trường phái lý thuyết khác nhau [234].
- Tương tác kinh tế chính trị trên Eo biển Đài Loan
Công trình do Zhao chủ biên về Hai bờ Eo biển Đài Loan: Trung Quốc đại
lục, Đài Loan và khủng hoảng 1995-1996 (1999) [282] được xuất bản sau cuộc
khủng hoảng tên lửa Hai bờ 1995-1996 đã đưa ra các phân tích định tính lý giải
nguyên nhân cuộc khủng hoảng này và cơ chế hình thành chính sách của mỗi bên
đối với quan hệ Hai bờ cùng những thay đổi tư tưởng trong giới lãnh đạo hai bên
sau cuộc khủng hoảng ngoài tầm kiểm soát này. Cuốn sách cho thấy trao đổi kinh tế
đặc biệt là thương mại vẫn duy trì và gia tăng bất chấp căng thẳng chính trị, vốn
xuất phát từ chủ đích của cả hai phía với các mục tiêu chính trị khác nhau nhưng
9


cũng đều với hy vọng rằng gia tăng tương thuộc kinh tế có thể làm dịu bớt thù địch
và căng thẳng chính trị giữa hai bên. Cuốn sách của Chow về Thế lưỡng nan “Một
Trung Quốc” (2008) [90] đã có những phân tích trên khía cạnh lịch sử và an ninh
xung quanh nan đề “một Trung Quốc”. Cùng với quá trình dân chủ và Đài Loan hóa
gia tăng bản sắc Đài Loan đã khiến tư tưởng của Trung Quốc và Đài Loan hướng về
“một Trung Quốc” càng khó gặp nhau. Cuốn sách của Huang và Li Chia mà không
tách: Sự hình thành chính sách Đài Loan của Trung Quốc (2010) [150] cung cấp
toàn cảnh chính sách Đài Loan của Bắc Kinh từ góc nhìn hiện thực và cách tiếp cận
lịch sử dưới sự tương tác giữa ba chủ thể Bắc Kinh, Washington và Đài Bắc.
Cuốn sách của Cai về Quan hệ Hai bờ biển Đài Loan từ 1979 (2011) [78]
đứng từ quan điểm của học giả mỗi bên Trung Quốc và Đài Loan đã phân tích quá
trình phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan với nhấn mạnh vào
những thay đổi chính sách chủ yếu từ Trung Quốc và nhà đương cục Đài Loan từ
1979 đến 2010. Còn công trình do Hu chủ biên về Động lực mới trong quan hệ Hai
bờ biển Đài Loan (2013) [147] đã phân tích những động lực, xu hướng mới của
quan hệ Hai bờ biển Đài Loan hậu ECFA và khả năng phát triển trong tương lai.

Công trình nghiên cứu cả quan hệ kinh tế và lĩnh vực chính trị với những lý giải tiến
độ hòa giải chậm hơn so với lĩnh vực kinh tế, và cả ảnh hưởng của các liên kết cá
nhân, các chủ thể quốc tế (đặc biệt là Mỹ) lên lộ trình phát triển quan hệ này. Cuối
cùng các bài viết dù có một vài quan điểm còn gây tranh luận, song đều cho rằng xu
hướng đối thoại vẫn có khả năng tiếp tục kèm theo không có nhiều bước đột phá.
+ Nghiên cứu về việc sử dụng chế tài kinh tế của Trung Quốc với Đài Loan
Tian với công trình Chính phủ, Giới kinh doanh và chính trị của sự tương
thuộc (2006) [251] đã sử dụng cách tiếp cận về sự tương thuộc phức tạp của
Keohane và Nye [166] và phân tích cách thức vận dụng công cụ kinh tế từ hai phía
Trung Quốc và Đài Loan cũng như tương tác giữa hai tác nhân này đối với thương
mại và đầu tư Hai bờ trong bối cảnh toàn cầu hóa và di chuyển nguồn lực lưu động.
Trong quan hệ này, Bắc Kinh thì cố gắng thu hút và mong muốn đẩy nhanh hội
nhập kinh tế Hai bờ để hướng đến mục tiêu cuối cùng - thống nhất đất nước, còn

10


Đài Bắc thì kìm giữ để tận dụng lợi ích kinh tế trên thị trường Đại lục, giảm nguy
cơ xung đột chính trị/quân sự Hai bờ, và tránh bị mất kiểm soát rơi vào bẫy thống
nhất của Bắc Kinh. Sự tương tác ấy đã tạo nên một bức tranh kinh tế giữa Trung
Quốc và Đài Loan mang tính đặc thù cao giữa tương thuộc kinh tế bất đối xứng
song song với những căng thẳng chính trị. Cuốn sách của Tanner về Cưỡng chế
kinh tế của Trung Quốc chống lại Đài Loan [244] là công trình nghiên cứu sâu về
nghệ thuật quản trị kinh tế của Trung Quốc từ mục tiêu chính trị đối với chủ thể gây
tác động ra sao, các kịch bản áp dụng công cụ như thế nào và các nhân tố ảnh
hưởng đến thành công cũng như thất bại của những công cụ này. Tác giả biện luận
việc gia tăng sự phụ thuộc kinh tế của Đài Loan vào Đại lục sẽ tạo ra vũ khí lợi hại
cho Trung Quốc khai thác gây sức ép với Đài Loan. Nghiên cứu của Tung về Quan
hệ kinh tế Hai bờ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa [256] đã phân tích quan hệ kinh tế
Hai bờ trước nghệ thuật quản trị kinh tế của Bắc Kinh với Đài Loan trong giai đoạn

từ đầu thập kỷ 1970 đến 2005. Nghiên cứu chỉ ra sức ảnh hưởng của Bắc Kinh với
Đài Loan qua các công cụ kinh tế (chủ yếu qua công cụ “trừng phạt”) và mức độ dễ
bị tổn thương của Đài Loan trước ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh. Tác giả đã đưa
ra những lý giải mục tiêu, thái độ đằng sau việc thúc đẩy hay kìm giữ quan hệ kinh
tế Hai bờ, cũng như e ngại của chính quyền Đài Loan trước những chiến lược hấp
dẫn của Trung Quốc nhằm thu hút các doanh nhân Đài Loan đầu tư vào Đại lục.
+ Tác động từ các chủ thể quốc tế lớn: Mỹ, Nhật Bản,...
Ngoài ra, cũng có liên quan tới địa chính trị khu vực thì mối quan hệ kinh tế
và chính trị hai bờ Eo biển Đài Loan còn chịu ảnh hưởng đáng kể từ nhân tố Mỹ.
Bởi lẽ Mỹ là một trong những nhân tố chủ chốt định hình hòa bình và ổn định của
quan hệ Trung Quốc - Đài Loan. Ảnh hưởng của Mỹ đến các mối quan hệ chính trị
và kinh tế Hai bờ cũng được nhiều nghiên cứu liên quan đến chính trị - an ninh kinh tế - ngoại giao đề cập tới. Công trình Hội nhập kinh tế, dân chủ và an ninh
quốc gia ở Đông Á của Chow [89] đã chỉ ra các dịch chuyển trong quan hệ MỹTrung-Đài. Đặc biệt, sự thay đổi về chính trị nội bộ Đài Loan đã dẫn đến những
thay đổi lớn trong quan hệ giữa bộ ba và làm thay đổi quan điểm, chính sách của

11


Trung Quốc và Mỹ. Điều này kết hợp với sự gia tăng hội nhập kinh tế Hai bờ và sự
thay đổi của kinh tế Hai bờ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm thay đổi vai trò
kinh tế của Mỹ với Đài Loan, và lợi ích kinh tế của Đài Loan từ Mỹ đã chuyển sang
Đại lục. Cuốn Tương lai quan hệ Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan [191] do đồng tác
giả Lin và Roy đã phân tích toàn diện về an ninh trong các mối quan hệ và tương
tác giữa các chủ thể của bộ ba chiến lược Mỹ-Trung-Đài như vấn đề Đài Loan trong
mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, vai trò của Mỹ trong đảm bảo ổn định quan
hệ hai bờ Eo biển và bảo lãnh giúp Đài Loan tham gia APEC và WTO, vai trò của
Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) như một bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Đài
Bắc. Cuốn sách còn chỉ ra vị trí của Nhật Bản trong mối quan hệ tay ba này.
Cuốn Eo Biển hiểm nguy do N. Tucker [255] chủ biên đã chỉ rõ những diễn
biến dân chủ hóa và xu hướng độc lập bên trong Đài Loan đã góp phần gia tăng mối

nguy an ninh trên Eo biển và vai trò của Mỹ trong bảo trợ an ninh ở đây. Cuốn sách
tập trung lý giải các liên kết kinh tế trong bối cảnh thù địch Hai bờ và đưa ra quan
điểm về khả năng tác động hạn chế của Bắc Kinh đến chính trị hòn đảo Đài Loan,
cũng như mức độ áp dụng nhất định các công cụ cưỡng chế kinh tế để gây áp lực
kinh tế tới hòn đảo này. Cuốn Bản sắc và thay đổi trong các xung đột Đông Á của
Horowitz et al. [143] đã cung cấp những cách nhìn cơ bản về Eo biển Đài Loan như
một điểm nóng khu vực cùng với Bán đảo Triều Tiên. Cuốn sách chỉ ra những thay
đổi từ quá trình dân chủ và bối cảnh toàn cầu hóa đã khiến hai điểm nóng có những
chuyển biến đáng kể. Những thay đổi đó đã khiến cho hội nhập kinh tế có thể gia
tăng song các vấn đề về chính trị, an ninh vẫn khó có bước tiến đáng kể. Cuốn sách
của Bush về Loại bỏ nút cổ chai: Lập hòa bình trên Eo biển Đài Loan [76] đã cung
cấp bức tranh về chính trị, an ninh, và hợp tác kinh tế trên Eo biển Đài Loan như
một điểm nóng với các đặc thù riêng có. Từ quan điểm hiện thực, các học giả đã
phân tích và bình luận về các vấn đề chủ quyền, an ninh chính trị, cách chơi và luật
chơi của mỗi chủ thể trong cặp quan hệ và nhân tố Mỹ với vai trò đảm bảo cân bằng
ổn định trong mối quan hệ. Quan hệ Hai bờ dù có sự hội nhập kinh tế mạnh song
chính trị Hai bờ vẫn là một trong những điểm nút bế tắc khó giải quyết nhất.

12


- Các nội dung về các quan hệ kinh tế Hai bờ
Smith và Harris trong nghiên cứu Quan hệ kinh tế hai bờ Eo biển: Tương
thuộc hay phụ thuộc [235] đã phân tích định tính về tác động của căng thẳng Hai bờ
trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử Đài Loan năm 1996 lên kinh tế Đài Loan, khu
vực tài chính và các luồng kinh tế giữa hai bờ Eo biển. Theo đó, sự gia tăng phụ
thuộc kinh tế của Đài Loan vào Đại lục đã vượt mức tương thuộc cân bằng. Về phía
Đài Loan, việc bảo đảm quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc ở mức ổn định
có tính chi phối đến khả năng thành công của các chiến lược kinh tế lớn. Nghiên
cứu của Chiu về Tương tác kinh tế và chính trị hai bờ Eo biển Đài Loan trước xu

thế hội nhập kinh tế ở Đông Á [88] đã phân tích các mối tương tác kinh tế và chính
trị giữa hai bờ Eo biển trước thực trạng khu vực gia tăng hội nhập kinh tế và nhiều
khối kinh tế ở khu vực đang được thành lập trong xu thế đàm phán, xây dựng. Tuy
nhiên, do yêu cầu tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” của Bắc Kinh, nên Đài
Loan đang nằm ngoài tất cả các xu hướng này và khiến cho hòn đảo gặp phải nhiều
khó khăn hơn trong bảo đảm các lợi ích kinh tế và an ninh của mình ở khu vực.
Cuốn sách Bản sắc dân tộc và lợi ích kinh tế của Chow [91] đã chỉ ra mâu thuẫn
trong chính trị nội bộ Đài Loan là ham muốn theo đuổi bản sắc riêng và gia tăng lợi
ích kinh tế. Việc tạo dựng bản sắc riêng gắn với tham vọng theo đuổi độc lập đã gây
khó chịu cho Bắc Kinh khi nó có khả năng làm trễ, thậm chí làm cho mục tiêu thống
nhất của Trung Quốc trở thành mục tiêu vô hạn định. Do đó hai điều này là hai lựa
chọn khó khăn đối với Đài Loan và dễ dàng làm thay đổi cục diện quan hệ hai bờ
Eo biển, thậm chí có thể gây hại cho quá trình hòa giải Hai bờ đang diễn ra.
Chu và Kastner cùng chủ biên cuốn sách về Toàn cầu hóa và quan hệ an
ninh hai bờ Eo biển Đài Loan [94] đã phân tích quan hệ Hai bờ trên phương diện an
ninh tổng hợp gồm cả an ninh quân sự chính trị và kinh tế. Nghiên cứu đã đánh giá
định tính về ảnh hưởng của tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa lên phân phối thu nhập ở
Đài Loan giai đoạn 1985-2010 và phân tích sâu hoạt động M&A giữa Trung Quốc
đại lục và Đài Loan giai đoạn 1997-2010, đồng thời xem xét lại vấn đề an ninh kinh
tế của Đài Loan liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn giữa hai bờ Eo biển.

13


Cuốn sách của Crookes và Knoerich về Quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan
trong kỷ nguyên thay đổi công nghệ [98] đã phân tích quan hệ Hai bờ trên phương
diện an ninh, kinh tế, và văn hóa trước những thay đổi công nghệ hiện nay. Cuốn
sách đã chỉ ra đóng góp của thay đổi công nghệ vào sự dịch chuyển chính trị, kinh
tế và văn hóa, thậm chí tạo nên các nét đặc trưng trong quan hệ Hai bờ. Tuy nhiên,
sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và sự tham gia của đông đảo đối thủ từ nhiều

nền kinh tế lớn đã khiến vị thế của doanh nghiệp Đài Loan chuyển từ thế chiếm ưu
thế sang mất dần lợi thế, thậm chí bị đứng ngoài lề. Đến nay, dù phần lớn doanh
nghiệp Trung Quốc vẫn còn dựa vào cóp nhặt bắt chước với năng lực sáng tạo thấp,
nhưng có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Trung Quốc đã thay đổi vượt bậc
về năng lực sáng tạo và đang tạo nên một nghịch lý mới trong hội nhập kinh tế Hai
bờ. Đó là sự tham gia của doanh nghiệp Đại lục trong các khâu có giá trị gia tăng
cao, thậm chí có tình trạng xuất ngược sản phẩm công nghệ cao trở lại Đài Loan.
Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu phân tích và lý giải sự hội nhập kinh tế
Hai bờ nằm trong sự hội nhập kinh tế của khu vực kinh tế người Hoa bao gồm
Trung Quốc, Đài Loan, và Hồng Kông. Chính sự liên hệ mật thiết về văn hóa, ngôn
ngữ, khoảng cách gần cận đã tạo nên sự hấp dẫn nội tại giữa những nền kinh tế này.
Công trình của Cheung, Chinn và Fujii về Hội nhập kinh tế của Trung Quốc mở
rộng [87] đã phân tích sâu về quá trình cải cách của Trung Quốc, sự hội nhập nhanh
chóng của Trung Quốc, và sự hội nhập kinh tế sâu sắc của ba nền kinh tế người Hoa
qua những mối liên kết kinh tế và tài chính. Công trình Hội nhập kinh tế hai bờ Eo
biển Đài Loan [93] do tác giả Chow chủ biên đã cung cấp các phương diện khác
nhau trong hội nhập kinh tế giữa hai bờ Eo biển như ảnh hưởng của hoạt động đầu
tư trong khu vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến kinh tế Đài Loan;
sự phát triển và đa dạng hóa lợi ích trên các thị trường tài sản ở ba nền kinh tế
Trung Quốc, Hồng Kông, và Đài Loan; hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
giữa hai Eo bờ; liên minh chiến lược Nhật-Đài ở Đại lục, và cả nội dung mạng sản
xuất giữa Trung Quốc và Đài Loan. Công trình này đã cung cấp các số liệu khá cập
nhật cùng với khoảng thời gian nghiên cứu dài, và sử dụng cả phương pháp định

14


×