Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM về VIỆC đặt câu hỏi môn TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.3 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS

Sáng kiến kinh nghiệm
đề tài:

một số kinh nghiệm về việc lựa
chọn câu hỏi nhằm kích thích thái
độ học tập tích cực của học sinh
trong dạy học bộ môn Toán THCS"
I. Đặt vấn đề
Trong chương trình THCS, toán học chiếm một vai trò rất quan trọng.
Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên, toán học không chỉ giúp học sinh phát
triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức, vận dụng
những hiểu biết của mình vào trong thực tế, cuộc sống mà toán học còn là công
cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triển
một cách toàn diện.
Từ vai trò quan trọng đó mà việc giúp các em học sinh yêu thích, say mê
toán học; giúp các em học sinh khá giỏi có điều kiện mở rộng, nâng cao kiến
thức cũng như kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu kém môn toán là một yêu
cầu tất yếu đối với giáo viên dạy toán nói chung. Nhất là đất nước ta đang trong
thới kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rất cần những con người năng động,
sáng tạo có hiểu biết sâu và rộng.
Tuy nhiên, làm thế nào để học sinh say mê, yêu thích và học tốt toán là
câu hỏi đặt ra đòi hỏi mỗi một giáo viên phải trăn trở suy nghĩ trong quá trình
giảng dạy nói chung và trong mỗi tiết học nói riêng.
Là một giáo viên giảng dạy môn toán ở bậc THCS, bản thân tôi cũng
luôn tìm tòi, suy nghĩ những giải pháp để gây cho học sinh sự hứng thú, tích
cực trong việc học tập bộ môn Toán. Theo tôi, để kích thích sự đam mê, yêu
thích bộ môn toán của học sinh, từ đó giúp các em học tốt bộ môn này thì đòi
hỏi người giáo viên cần vững chắc kiến thức, phương pháp, lòng nhiệt tình và cả


tính nghệ thuật trong giảng dạy. Trong đó, việc lựa chọn và đặt câu hỏi đóng
một vai tò hết sức quan trọng

Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

1


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
Trong thời gian qua phương pháp dạy học nêu vấn đề phát huy tính tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã được các thầy cô giáo, các nhà
trường áp dụng phần nào thu được những kết quả khả quan. Mối quan hệ thầy trò, bạn bè với tinh thần hợp tác dân chủ giúp người học đạt tới mục đích nhận
thức. Người giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo, song hoạt động đó đa dạng và
phức tạp hơn.
Có thể nói đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực hoá là trò (với tư
cách là chủ thể của hoạt động tự nghiên cứu tự thể hiện tự kiểm tra, tự
điều chỉnh. Với yêu cầu của người thầy là tác nhân hướng dẫn tổ chức
trọng tài cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Cùng với việc chuẩn bị các phương tiện dạy học, phương pháp lên lớp,
bài soạn thì việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn học sinh đối với từng đơn
vị kiến thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong một tiết dạy nói
chung và trong một tiết dạy môn toán nói riêng.
Làm thế nào để có một tiết dạy toán đạt hiệu quả cao?. Theo tôi muốn
thành công một tiết dạy thì quyết định là hệ thống câu hỏi. Mỗi câu hỏi là sự
dẫn dắt học sinh đến cái đích của vấn đề cần giải quyết.
Thực hiện chủ trương tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh theo

phương pháp dạy học đổi mới, làm cho các em quen với việc phát hiện vấn đề,
có nhu cầu tìm tòi, khám phá, tự tư duy và bằng việc làm cụ thể để giải quyết
vấn đề đó.
Cùng với việc thay đổi sách giáo khoa, dạy toán cũng phải đổi mới:
Đổi mới về soạn bài, phương pháp giảng bài và tất nhiên câu hỏi cũng phải
có sự thay đổi để đáp ứng được với yêu cầu mới.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán ở bậc THCS những năm vừa qua,
bản thân tôi nhận thấy rõ tác dụng của việc lựa chọn câu hỏi phát vấn học sinh.
Nếu lựa chọn câu hỏi hợp lí thì sẽ lôi cuốn được nhiều đối tượng học sinh tham
gia, từ đó kích thích được sự hứng thú học tập của các em, nhờ đó tiết dạy sẽ dễ
dàng thành công hơn. Ngược lại, khi lựa chọn câu hỏi thiếu hợp lí sẽ làm cho
học sinh khó khăn trong việc trả lời dẫn đến dễ chán nản, khó tiếp thu bài mới
và làm cho tiết dạy của GV không đi theo dự định ban đầu.
Bên cạnh việc đúc rút trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi cũng
thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp. Từ đó tôi càng thấy rõ hơn tầm quan
trọng của việc lự chọn hệ thống câu hỏi trong những giờ lên lớp.
Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa tự học hỏi tôi đã cố gắng phát huy
tác dụng của phương pháp dạy học đổi mới bằng hệ thống câu hỏi thích
2
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
hợp. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm
về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập tích cực của học
sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS". Trong đề tài này, để bảo đảm tính
hệ thống và nhất quán, tôi xin đưa ra các ví dụ trong chương trình Toán 6.

3. Thực trạng vấn đề
Từ năm 2008 đến nay, bản thân tôi đảm nhận công tác dạy môn toán ở
trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình. Đây là địa bàn còn nhiều khó
khăn, phong trào xã hội hóa giáo dục còn chưa mạnh, mức độ quan tâm của phụ
huynh đối với việc học tập của học sinh còn ít. Chính vì thế, việc học tập của
học sinh chủ yếu là xuất phát từ nhận thức của các em và sự quan tâm nhắc nhở
của thầy cô giáo.
Đa số học sinh có năng lực học tập các môn nói chung và môn toán nói
riêng từ trung bình trở xuống, tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp. Chính vì vậy,
phần lớn các em thiếu tự tin khi học môn toán, nhiều em không thích, thậm chí
sợ học môn Toán. Đó là một vấn đề lớn đặt ra cho các thầy cô giáo nói chung
và cho chính bản thân tôi.
Thực tế trong giảng dạy những năm đầu, đôi lúc tôi cũng đã gặp phải
những tình huống khó khăn khi đặt câu hỏi thiếu hợp lí trong một số giờ lên
lớp.
Đầu năm học 2011 2012, tôi được nhận nhiệm vụ dạy Toán lớp 9A,
trước khi giảng dạy tôi đã tiến hành một cuộc điều nhỏ về mức độ yêu thích
học tập bộ môn toán với kết quả như sau:

Tổng số
36

Không thích
SL
%
10
27,8

Thái độ học môn Toán
Bình thường

Thích
SL
%
SL
%
16
44,4
8
22,2

Rất thích
SL
%
2
5,6

Các lí do mà các em không thích học toán đưa ra chủ yếu đó là: Môn
toán khó, môn toán khô khan, sợ trả lời các câu hỏi ....và mộ số lí do khác.
Từ những thực trạng nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
sau:
4. Một số giải pháp
4.1 Giải pháp lựa chọn hệ thống câu hỏi.
Muốn kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh thì câu hỏi phải
hay, vậy: Thế nào là câu hỏi hay?
Theo tôi câu hỏi hay thì phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau.
a) Tính chích xác của câu hỏi.
Đặt câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác cao, đúng bản chất, đúng kiến
thức và đúng đặc thù bộ môn toán. Tránh hỏi nôm na, chung chung khó hiểu.
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình


3


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
Học sinh có thể viết từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học. Đặt câu
hỏi chính xác giúp học sinh định hướng nhanh và trả lời đúng yêu cầu. Có tác
dụng rèn luyện thói quen trả lời một cách chắc chắn, tự tin. Tiết kiệm được thời
gian và học sinh học tập đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Tiết 16 (số học 6 tập I). Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên nêu câu hỏi:
Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức?
Đây là câu hỏi nghe qua thì rất hay nhưng phân tích kỹ thì lại không
chính xác. Không chính xác chỗ nào?
Đó là do giáo viên chưa đưa ra cụ thể trường hợp nào: Không có dấu
ngoặc hay có dấu ngoặc?
Từ đó học sinh sẽ bối rối, không định hình được mình cần phải trả lời
như thế nào cho đúng với yêu cầu, sự băn khoăn của các em sẽ làm mất đi tính
tự tin của chính các em.
b- Tính mục đích (trọng tâm)
Trước khi đưa ra câu hỏi nào, giáo viên phải định hướng được câu hỏi đó
nhằm yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề gì ? Từ đó GVđưa ra câu hỏi để học
sinh giải quyết nhằm đạt đến đích của yêu cầu đó, không hỏi để học sinh đưa ra
nhiều phương án lệch lạc với mục tiêu cần đạt được. Nghĩa là mục đích nào thì
gắn với câu hỏi đó.
Ví dụ 2: Tiết 16 (số học 6 tập I).
Tìm x:
541 + (218 - x) = 375.
Mục đích cuối cùng là tìm được giá trị của x thông qua hiệu 218 - x và dựa
vào phép cộng đã học ở tiểu học. Do đó, bước đầu phải tính được 218 - x = ?

Để đạt mục đích này, giáo viên hỏi:
Muốn tìm một trong hai số hạng ta làm thế nào?
Câu hỏi này đúng, chính xác nhưng không trọng tâm. Học sinh không
biết tìm số hạng 541 = ? hay số hạng 218 - x = ? sẽ khó cho các em hơn.
Nếu hỏi một cách trọng tâm hơn: Muốn tìm số hạng 218 - x ta làm thế nào?
Như thế sẽ trọng tâm hơn, học sinh định hướng dễ dàng hơn, tiết kiệm
được thời gian.
c. Tính phù hợp
Khẳng định rằng, trong một lớp học thì học lực của các em không đều
nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Làm thế nào để tất cả các học sinh trong
lớp đều tự giác tư duy, tìm tòi, khám phá kiến thức? Đây là vấn đề khó đối với
giáo viên. Cho nên câu hỏi phải phù hợp với đối tượng học sinh. Để trong tâm
lý học sinh tâm niệm là dứt khoát mình sẽ trả lời được. Câu hỏi không được quá
dễ, nhưng cũng không được quá xa vời với đại đa số học sinh. Có như vậy mới
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

4


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
tạo điều kiện kích thích toàn bộ học sinh suy nghĩ, học tập theo hình thức tích
cực, tự giác, tự tin hơn.
d. Tính hệ thống (lôgic)
Trong khi nêu câu hỏi, giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống của vấn đề.
Lựa chọn câu hỏi phải đảm bảo được yêu cầu.
- Từ dễ đến khó.
- Câu hỏi sau có sự kế thừa của câu hỏi trước.
- Có liên quan giữa cái đã biết với cái chưa biết.

Tất cả các câu hỏi đều liên quan đến nhau tạo thành hệ thống, giúp học sinh
nhận ra được cái gốc của vấn đề, quen tư duy một cách khoa học, hệ thống.
e. Tính biểu cảm.
Không chỉ dùng trong văn học. Toán học cũng rất cần tính biểu cảm. Nó
có tác dụng lôi cuốn, thu hút học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh
chóng và thoải mái.
Câu hỏi mang tính biểu cảm thể hiện được ở chất giọng, nhịp điệu thái độ
biểu hiện trên khuôn mặt, thay đổi cường độ để nhấn mạnh trọng tâm vấn đề.
Cho nên, giải thích được vì sao cùng bài ấy, lớp ấy, câu hỏi ấy mà có giáo
viên thành công, có giáo viên lại không thành công trong tiết dạy. Tất cả đều do
tính biểu cảm của câu hỏi.
4.2. Giải pháp vận dụng câu hỏi hay để khai thác tình huống có vấn đề
trong một tiết dạy môn toán.
a. Vận dụng trong kiểm tra bài cũ.
Việc kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên của giáo viên với học sinh,
có tác dụng xem xét việc nắm kiến thức và ý thức học tập của học sinh. Ngoài
ra, kiểm tra bài cũ là tiền đề, nền tảng để xây dựng bài mới.
Kiểm tra theo sơ đồ sau:
Bài tập lí thuyết vận dụng Bài mới
Ví dụ 3: Để chuẩn bị dạy tiết 23 "dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9". Ta cần
kiểm tra bài cũ như sau:
Giáo viên

Học sinh

- Trong các số sau đây, những
Học sinh 1: Chia hết cho 2: 86,
số nào chia hết cho 2? cho 5 ? cả 2 và 1990 vì tận cùng là số chẵn 6, 0.
5? Giải thích ? 1990, 25, 86, 113
Chia hết cho 5: 1990; 25 vì tận

cùng là 0; 5
Chia hết cho 2 và 5: 1990 vì tận
cùng là 0.
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

5


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
- Số 25 có chia hết cho 3 không
Học sinh 2: 25 không chia hết
? cho 9 không ?
cho 3
- Vậy dấu hiệu chia hết cho 3
25 không chia hết
cho 9 có phụ thuộc vào điều kiện
cho 9
nào? Bài mới.
Như vậy, ngoài việc kiểm tra bài cũ, giáo viên đã dùng câu hỏi đưa ra
tình huống có vấn đề lý thú làm cho học sinh có ham muốn tìm hiểu và giải
quyết và chắc chắn phải giải quyết được vấn đề tiềm ẩn đó.
b) Vận dụng khi dạy bài mới.
b1) Dùng câu hỏi để khai thác tốt tình huống có vấn đề ngay sau tiêu
mục đề bài của sách giáo khoa môn toán.
Ví dụ 4: Tiết thứ tự trong tập hợp các số nguyên có tình huống:
"Số nào lớn hơn: -10 và +1?"
Đây là tình huống có vấn đề, giáo viên không cần xây dựng thêm tình
huống. Chỉ cần khai thác tốt các vấn đề tiềm ẩn trong câu hỏi.

- Khác nhau về dấu:

(-) và (+).

- Số lớn: + 10 và số bé: + 1.
- Giữa cái đã biết +10 > +1 và cái chưa biết -10 so với +1.
Cần có hệ thống câu hỏi hay để khai thác vấn đề. Để kích thích thái độ
tích cực của học sinh cần nêu các câu hỏi:
- Hai số này khác nhau về dấu như thế nào?
Học sinh 1: Khác nhau về dấu (-) và dấu (+)
- So sánh +10 và +1?
Học sinh 2: +10 > +1.
- Vậy số nào lớn hơn: -10 và +1?
Hệ thống câu hỏi như trên đã khai thác, giải quyết một số vấn đề mà các
em đã học ở tiểu học. Câu hỏi cuối cùng là một bí ẩn lý thú. Kích thích nhu cầu
khám phá của các em.
b2) Trong khi dạy các phần kiến thức bài mới, giáo viên luôn dùng câu
hỏi để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
Ví dụ 5: Tiết 52 "Quy tắc dấu ngoặc" số học 6, Tập 1 có tiêu mục.
1. Quy tắc dấu ngoặc.
- Giáo viên nêu vấn đề: Hãy tính giá trị biểu thức.
5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17).
Nêu cách làm?
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

6


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập

tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
Học sinh: Ta có thể tính giá trị trong ngoặc trước rồi thực hiện phép tính.
Giáo viên: Ta nhận thấy trong dấu ngoặc thứ nhất và dấu ngoặc thư hai
đều có 42 + 17. Vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này đi thì việc tính toán sẽ
thuận lợi hơn xây dựng quy tắc dấu ngoặc.
c) Dùng câu hỏi để giải các bài tập trong đó có dạng toán đối vui.
Đối vui là thể loại toán mới. Nhằm giúp các em học mà vui, vui mà học,
lý thuyết gắn liền với đời sống. Cho nên câu hỏi cần khai thác tính vui đó.
Ví dụ 6: Bài 45 (SGK) số học 6. Tập I : Hai bạn Hùng và Vân tranh luận
với nhau, Hùng nói rằng "có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số
hạng" Vân nói rằng "Không thể có được". Theo bạn, ai đúng? cho ví dụ?
Cần khai thác tốt giữa cái đã biết của tiểu học là: Tổng bao giờ cũng lớn
hơn mỗi số hạng. Và cái chưa biết là yêu cầu của đề bài
Giáo viên: Trong tập hợp nào thì tổng lớn hơn mỗi số hạng? cho ví dụ?.
Học sinh 1: Trong tập hợp N
Học sinh có thể đưa ví dụ: 3 + 4 = 7; 7 > 3 và 7 > 4
Giáo viên: Trong tập hợp Z điều này có hoàn toàn đúng không? ví dụ?
Học sinh 2: Không hoàn toàn đúng.
Ví dụ: (- 3) + (- 4) = - 7;
- 7 < - 3 và - 7 < - 4
Giáo viên: Vậy ai đúng ?
Học sinh 3: Bạn Hùng đúng.
d) Vận dụng tốt trong hoạt động nhóm .
Hình thức nhóm học là không thể thiếu trong phương pháp dạy học mới.
Các em cùng bàn bạc, trao đổi để đưa ra phương án đúng. Để phát huy hiệu quả
học nhóm. Hệ thống câu hỏi phải thật hay, thật phù hợp, nên dùng câu hỏi để
các nhóm nhận xét đan chéo nhau, kích thích thái độ học tập tích cực của học
sinh. Xây dựng kiến thức do chính công sức của các em dưới sự chỉ đạo của
giáo viên.
5. Một số kết quả đạt được

Qua quá trình áp dụng những giải pháp trên tôi nhận thấy rằng : Dạy
đúng phương pháp cùng với hệ thống câu hỏi nêu vấn đề hay đã giúp tôi thấy
dạy học đỡ vất vã hơn trước, tâm lý dạy học cũng thoải mái, tự tin hơn trước.
Đối với học sinh, các em đã phấn khởi hơn, tự tin hơn vào chính bản thân
mình. Thái độ học tập tích cực hơn, tự giác hơn, say mê hơn. Tâm lý học thoải
mái hơn, các em được tư duy làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả ngày càng cao,
càng yêu thích môn toán hơn.
Cuối học kì I năm học 2011-2012, tôi cũng tiến hành cuộc điều tra tương
tự đầu năm đối với lớp 9A và thu dược kết quả như sau:
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

7


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
Thái độ học môn Toán
Tổng số
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
36
3
8,3
13
36,1
15
41,7
5
3,9
Như vậy, có thể thấy học sinh đã có những chuyển biến trong nhận thức
và thái độ khi học tập bộ môn toán. Nhờ vậy, kết quả học tập bộ môn toán của
các em ngày càng được nâng lên. Cụ thể qua các dợt khảo sát chất lượng môn
toán lớp 9A thu được kết quả như sau:
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Thời Tổng
điểm
số SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Đầu
năm

36

2

5,6

5

13,9

14


38,9

10

27,8

5

13,9

Cuối
học
kì I

36

5

13.9

5

13.9

17

47.2

7


19.4

2

5.6

Trong các tiết dạy có dự giờ của đồng nghiệp, hoặc những giờ thao giảng
tại đơn vị của tôi, các em học sinh đã tham gia xây dựng bài sôi nổi, tích cực
hơn. Nhờ đó, các giờ dạy của tôi đều được xếp loại từ khá trở lên.
6. Một số bài học kinh nghiệm
- Cần đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn, nghiên cứu để lựa chọn hệ
thống câu hỏi hay.
- Câu hỏi đặt ra cần xác định được rõ mục đích và bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Tùy từng đối tượng học sinh, từng nội dung kiến thức, phương pháp lên
lớp mà đặt câu hỏi cho phù hợp.
- Tránh đặt những câu hỏi quá dễ làm học sinh nhàm chán nhưng cũng
không nên đặt những câu hỏi quá khó gây cho học sinh tâm lí hoang mang.
- Với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị cần có những câu hỏi dự phòng để
tháo gỡ vướng mắc.
- Không đặt những câu hỏi chung chung mà cần đặt những câu hỏi xác
thực, cụ thể.

o,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

8



Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS
III. Kết luận
Với yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay, người giáo viên cần nâng cao
hơn tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong quá trình công tác. Một trong
những vấn đề quan trọng để giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy cũng
như nâng cao chất lượng dạy học là cần đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn,
phương án lên lớp và chuẩn bị xây dựng hệ thống câu hỏi. Trong đó, việc xây,
dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi trong từng đơn vị kiến thức có tác dụng to lớn
trong sự thành công của một giờ lên lớp
Bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học, kết hợp với tự học
hỏi, nghiên cứu, sự giúp đỡ của tổ khoa học tự nhiên ở trường tôi đã đúc rút
được một số kinh nghiệm nhỏ trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm
kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn
Toán . Bước đầu tôi đã thành công trong những giờ dạy. Mặc dù vậy, với kinh
nghiệm còn hạn chế của bản thân, đề tài này hẳn còn những thiếu sót nhất định.
Vì vậy, kính mong được góp ý của hội đòng khoa học cũng như bạn bè đồng
nghiệp.

ý kiến của hộ đồng khoa học
nhà trường

Thái Thủy, tháng 3 năm 2012
Người Thực hiện

Dương Văn Dũng

Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình


9


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS

Tài liệu tham khảo.
- Đổi mới phương pháp dạy học NXB GD
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán THCS
- Bộ SGK, SBT môn Toán THCS

Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

10


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS

mục lục
Tiêu đề
I. Đặt vấn đề

trang
1

II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận


2
2

2. Cơ sở thực tiễn

2

3. Thực tạng vấn đề

3

4. Một số giải pháp
4.1. Giải pháp lựa chọn hệ thống câu hỏi
4.2. Giải pháp vận dụng câu hỏi hay để khai thác tình huống
có vấn đề trong một tiết dạy học bộ môn Toán

3
3

5. Một số kết quả đạt được

7

6. Một số bài học kinh nghiệm

8

III. Kết luận


9

tài liệu tham khảo

Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

5

10

11


Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn câu hỏi nhằm kích thích thái độ học tập
tích cực của học sinh trong dạy học bộ môn Toán THCS

Giáo viên: Dương Văn Dũng
Trường THCS Thái Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình

12



×