Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những giải pháp nâng cao kiến thức vầ an toàn dưới nước cho học sinh bru vân kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.89 KB, 20 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN DƯỚI
NƯỚC NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hằng năm có khoảng 1.700 em tử
vong vì đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích. Ở nước
ta, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em cao gấp 10 lần các nước phát triển, đứng
đầu khu vực Đông Nam Á.
Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành đã và đang hết sức chú trọng
đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em, trong đó ngành giáo dục đặt biệt
quan tâm đến vấn đề này vì hầu hết trẻ em là học sinh đang học ở các trường phổ
thông. Học sinh ở các vùng miền khác nhau, điều kiện sống, sinh hoạt khác nhau
nên kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cũng có sự khác nhau. Đặc biệt nhận thức về kĩ
năng phòng chống đuối nước và kĩ năng bơi lội cũng khác nhau. Những em học
sinh ở vùng thôn quê nơi có nhiều sông ngòi thường bơi lội tốt hơn những học sinh
ở thành phố. Học sinh miền núi cũng biết bơi song bơi đúng kĩ thuật, kĩ năng
phòng tránh tai nạn đuối nước lại thấp hơn học sinh vùng đồng bằng.
Ở vùng miền núi nơi tôi đang công tác, đối tượng học sinh của tôi chủ yếu là
đồng bào người dân tộc Bru - Vân Kiều. Điều kiện kinh tế của đồng bào còn thấp.
Lối sống tự cung tự cấp đã tạo cho người dân nơi đây một lối sống hầu như khép
kín, ít giao lưu với cuộc sống hiện đại. Học sinh của tôi cũng bị ảnh hưởng nhiều
bởi cuộc sống gia đình nên kĩ năng sống của các em cũng còn những hạn chế nhất
định. Từ ngày trường chuyển sang hoạt động theo mô hình bán trú, cuộc sống tập
thể, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cùng vói sự chăm sóc tận tình của thầy cô đã
làm cho cuộc sống cũng như nhận thức của các em có tiến bộ hơn song nhận thức
về tai nạn thương tích, về an toàn dưới nước vẫn còn nhiều hạn chế. Các em thích
leo trèo, thích lội qua khe suối nhưng không nhận thức được sự nguy hiểm của
những đoạn suối nước sâu hay nước xoáy, đặc biệt về mùa mưa.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng an toàn dưới nước,
giúp học sinh của tôi nhận thức và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang


rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết
sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Từ đó có ý thức biết tự đề
1


phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè,
hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi,
thử nghiệm một số giải pháp và bước đầu mang lại những hiệu quả đáng phấn khởi
trong quá trình công tác tại đơn vị. Trong bài viết này tôi xin trình bày sáng kiến:
“Những giải pháp nâng cao kiến thức về an toàn dưới nước nhằm thực hiện có
hiệu quả công tác phòng chống đuối nước cho học sinh dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều”.
Với việc áp dụng những giải pháp này trong dạy học hàng ngày, qua thời gian
đã góp phần giúp gia đình học sinh và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ
dẫn đến đuối nước đối với trẻ em. Từ đó gia đình và cộng đồng có những hành
động thiết thực để giám sát, bảo vệ con em mình một cách khoa học, tạo môi
trường sống an toàn hơn trên địa bàn có nhiều khe suối. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ
học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em có những kỹ năng
cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có
hiệu quả và an toàn cho bản thân.
2. Điểm mới của đề tài.
- An toàn dưới nước và phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh có thể
nói là một vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam. Nội dung này cũng đã được ngành
Giáo dục đặc biệt quan tâm và đưa vào giảng dạy thay một số tiết tự chọn của môn
thể dục và một số tiết của môn hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì thế, có lẽ một số
giải pháp trong đề tài cũng đã được một số đơn vị thực hiện. Song điểm mới và
khác biệt ở đề tài này là phương pháp giáo dục nhận thức về kĩ năng an toàn dưới
nước và kĩ năng phòng chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc Bru - Vân
Kiều nơi tôi đang công tác. Địa bàn sống là núi đồi, đướng sá đi lại khó khăn,
thường bị chia cắt bởi nhiều khe suối về mùa mưa lũ. Điều kiện sống của các em
còn thấp. Các em ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin tuyên truyền như

sách báo, phát thanh, truyền hình... nên nhận thức về an toàn đuối nước, các kỹ
năng cơ bản về phòng chống đuối nước còn nhiều hạn chế.
3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài nêu các giải pháp về nâng cao kiến thức an toàn dưới nước và phòng,
chống đuối nước cho học sinh Bru - Vân Kiều ở trường tôi đang dạy và có thể áp
dụng ở các trường miền núi nơi có đối tượng học sinh là con em dân tộc như đơn
vị tôi.

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng nhận thức về an toàn dưới nước và kĩ năng phòng chống
đuối nước của học sinh trường tôi đang công tác.
1.1. Về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, tình hình an toàn sông nước và phòng,
chống đuối nước trên địa bàn.
- Nhà trường đóng chân trên địa bàn miền núi rẻo cao, vùng biên giới Việt Lào, với hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, điều kiện sinh hoạt,
hoàn cảnh kinh tế của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, còn mang nặng các tập
tục cổ xưa, lạc hậu. Vì vậy mà việc đầu tư chăm lo cho con trẻ còn rất nhiều hạn
chế, đặc biệt là việc chăm lo hướng dẫn, bày vẽ con cái để đảm bảo an toàn trong
mọi trường hợp trong đó có vấn đề an toàn sông nước.
- Đặc trưng ở vùng núi là bà con dân bản sinh sống chủ yếu bên các khe suối
để thuận lợi cho việc lấy nước sinh hoạt. Việc vệ sinh tắm rửa hàng ngày chủ yếu
theo bản năng chứ không nhận thức được sự nguy hiểm của tai nạn đuối nước. Kỹ
năng an toàn sông nước và phòng, chống đuối nước còn nhiều hạn chế. Đây chính
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước cho học sinh tiểu học ở nhà trường.
- Đặc điểm địa hình sông nước: Đồng bào Bru - Vân Kiều sống trên địa bàn
miền núi rẻo cao và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Về mùa mưa lũ, nước ở các khe
suối này thường dâng cao gây ngập lũ cho các đường liên thôn, liên xã. Việc xây

dựng đường sá vào bản, cầu cống qua khe suối gặp khó khăn do mưa lũ hàng năm
gây sạt lở nhiều. Bên cạnh đó, nạn phá rừng đầu nguồn làm cho khe suối càng
nguy hiểm hơn trong mưa lũ. Sau mỗi trận mưa là nước khe dâng nhanh kéo theo
sạt lở cây cối, đất đá gây ra việc chia cắt giữa các địa bàn. Việc ứng cứu tại nạn xảy
ra trong mua lũ lại càng khó khăn hơn.
- Từ đầu năm học 2016 - 2017: Nhà trường đã tiến hành điều tra phổ cập bơi
lội cho toàn bộ học sinh tiểu học với tỉ lệ học sinh biết bơi khoảng 50%. Kết quả
khảo sát, thu thập thông tin về an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng, chống
đuối nước như sau:

3


BẢNG THU THẬP THÔNG TIN HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC 2016 - 2017

Học
sinh
khảo

Các kỹ năng
Nhận thức
ATDN

Tự cứu mình

Biết bơi

Sơ cấp cứu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

Khối1

5/36

13,9

0/36

0

6/36

16,7

0/36


0

Khối 2

11/46

23,9

5/46

10,9

11/46

23,9

2/46

4,3

Khối 3

15/37

40,5

9/37

24,3


20/37

54,1

6/37

16,2

Khối 4

21/48

43,8

17/48

35,4

35/48

72,9

11/48

22,9

Khối 5

25/43


58,1

21/43

48,8

34/43

79,1

14/43

32,6

sát

TS

77/210 36,7 53/210 25,2

106/210

Ghi
chú

50,5 33/210 15,8

1.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục an toàn dưới nước cho học sinh.
- Đại đa số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị đều đã nhận thức được tầm

quan trọng của việc giáo dục an toàn đuối nước và các kỹ năng cơ bản về phòng
chống đuối nước cho học sinh. Xác định được những kiến thức cơ bản về an toàn
đuối nước và các kỹ năng phòng chống đuối nước như: Nhận thức về an toàn sông
nước, phương pháp tự cứu mình, cách nhận biết một số nơi nguy hiểm về môi
trường nước; một số phương pháp sơ cấp cứu ban đầu... Từ đó trong quá trình chỉ
đạo và giảng dạy, nhà trường đã tiến hành lồng ghép vào một số môn học, tiết học
giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống trong môi trường có nhiều khe suối.
- Tuy vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật coi trọng đúng mức công
tác tuyên truyền về an toàn sông nước cho học sinh; một số giáo viên chưa quen
địa bàn, địa hình nên chưa thấy hết nguy cơ mất an toàn khi tiếp xúc với nước
trong các điều kiện khác nhau, đặc biệt là mùa mưa lũ (ở miền núi rẻo cao có khi
khe đang khô nước nhưng chỉ cần một trận mưa 15 phút thì nước về đột ngột gây
lũ ống, lũ quét rất nguy hiểm); cũng có những giáo viên chưa biết bơi nên khi tích
hợp để giáo dục cho học sinh những kiến thức về an toàn đuối nước cũng gặp
không ít những khó khăn.
2. Một số nguyên nhân cơ bản gây tai nạn đuối nước cho học sinh Bru Vân Kiều.
4


Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp
Mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhóm tuổi
trẻ em và lứa tuổi vị thành niên từ 1 đến 15 tuổi, nhưng nhận thức của cộng đồng
người dân và những người có trách nhiệm về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì
vậy, tai nạn đuối nước ở trẻ em chưa được thảo luận rộng rãi và chưa được giải
quyết một cách toàn diện.
- Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn
Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ở trẻ
em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủ của
người lớn. Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bố mẹ thường đi làm mùa, làm

nương rẫy, bỏ mặc các em nhỏ ở nhà một mình, không có người lớn trông nom. Trẻ
nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn trong một khoảnh khắc ngắn, tai nạn
đuối nước nói riêng và các tai nạn thương tích khác nói chung đã có thể xảy ra một
cách thương tâm.
- Thiếu kỹ năng bơi lội
Qua cuộc điều tra, khảo sát vào đầu năm học 2016 - 2017, đã nhận thấy hầu
hết các em còn thiếu nhiều về các kỹ năng bơi lội. Hơn nữa phần lớn các em
thường hay chơi đùa ở các khu vực gần khe suối vì những nơi đó thường bằng
phẳng hay tắm lội ở các khe suối gần trường hoặc gần nhà. Vấn đề này có thể là
yếu tố dẫn đến nguy cơ cao gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em.
- Môi trường sống không an toàn
Là đơn vị đóng chân trên địa bàn miền núi rẻo cao, dân cư phân bố tập trung
theo từng bản nhỏ bên từng triền dốc, khe suối. Vì vậy để thuận lợi cho học sinh
lớp 1, lớp 2 trong việc đến trường, nhà trường bố trí các điểm trường lẻ trên các
bản xa, địa bàn cách trở. Giáo viên phụ trách các lớp đó phải cắm trường, cắm bản.
Song vì địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hệ thống khe suối, ao hồ nhiều nên tai nạn
đuối nước vẫn rình rập thường xuyên trong cuộc sống của các em. Bên cạnh đó,
chính quyền địa phương và những người có trách nhiệm ở đó hầu như vẫn chưa có
giải pháp đồng bộ, chưa có những hành động mạnh mẽ, cụ thể để làm giảm thiểu
nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em, nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ vẫn phụ
thuộc hoàn toàn vào thầy cô và nhà trường.
3. Các giải pháp.
5


Giáo dục những kiến thức an toàn dưới nước và các kỹ năng cơ bản về phòng
chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc đòi hỏi phải có sự cố gắng của cả
tập thể giáo viên và sự quan tâm của toàn xã hội để đạt được hiệu quả cao hơn.
Ngoài những giải pháp có tính cụ thể thì việc thay đổi nhận thức của nhân dân về
an toàn dưới nước cũng chính là những biện pháp trong hoạt động giáo dục. Trên

cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
để góp phần nâng cao kiến thức an toàn dưới nước nhằm thực hiện có hiệu quả
công tác giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc
nơi tôi công tác như sau:
3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về an toàn dưới nước và
một số kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh và nhân dân trên địa bàn.
- Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên và học sinh hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết phải phải nâng cao kiến
thức của học sinh về công tác an toàn và phòng chống đuối nước.
- Nhà trường cần phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với các lực lượng
trong nhà trường và cộng đồng như Liên đội, Chi đoàn, Xã đoàn, Đồn Biên phòng,
Hội cha mẹ học sinh, Ban văn hóa thông tin truyền thông của xã...để tuyên truyền,
vận động, giáo dục về kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng,
chống đuối nước cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, phòng tránh đuối nước một cách sâu rộng, thống nhất để tạo nền tảng kiến
thức và các kỹ năng vững chắc sau này. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng trong quá trình giáo dục và nâng cao được hiệu quả của hoạt
động giáo dục. Trong công tác tuyên truyền, phải đưa ra được những minh chứng
cụ thể về hậu quả của tai nạn sông nước đối với những người chủ quan, không
nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phòng chống đuối nước. Những thông tin
về trẻ em kể cả người lớn bị tai nạn đuối nước hàng năm trên địa bàn huyện nhà
cần được tuyên truyền kịp thời để mang tính thời sự, tính bất ngờ và hiệu quả cao.
- Đặc trưng của địa bàn miền núi là đường sá đi lại khó khăn, có bản phải qua
nhiều khe suối nguy hiểm. Vì thế, nhà trường luôn chú trọng đến việc vận động
phụ huynh đưa đón con em đi học trong những ngày mưa to. Yêu cầu phụ huynh
phải cẩn thận, bảo đảm thật sự an toàn khi đưa con em mình qua suối. Bên cạnh đó,
những ngày trời mưa to, nhà trường cử giáo viên giám sát các khu vực, các đoạn
đường có suối chảy qua để giúp đỡ, cõng và dìu dắt các em qua suối trong điều
kiện vẫn tổ chức dạy học.
6



- Về đối tượng và hình thức tuyên truyền:
* Đối với cán bộ, giáo viên và nhân vên: Phổ biến và quán triệt thông qua các
buổi hội họp của hội đồng sư phạm hoặc đăng tải trên Website của đơn vị.
* Đối với học sinh: Tích hợp trong các môn học, đẩy mạnh buổi phát thanh
“măng non” của Liên đội, tham gia sinh hoạt nội trú, sinh hoạt các câu lạc bộ... để
tuyên truyền về nguy cơ tai nạn thương tích, về đuối nước và vận dụng các kỹ năng
an toàn khi tiếp xúc với nước.
- Tích hợp giáo dục tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn dưới nước, yêu
cầu học sinh phải cận thận trên đường đi lại, không xuống khe suối khi nước lên
cao; nhắc nhở các em phải đảm bảo an toàn khi tắm ở khe suối... trong tiết chào cờ
đầu tuần.
- Các nội dung tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, khoa học, mang tính
giáo dục cao về các kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng phòng, chống đuối
nước cho học sinh. Cụ thể:
Truyền thông giáo dục sức khỏe:
Phổ biến đến tận học sinh, phụ huynh các thông tin mới nhất về an toàn dưới
nước của các cơ quan báo chí, truyền thông mới cập nhật. Chuyển tải những thông
tin đó kịp thời lên trang thông tin điện tử của trường. Yêu cầu Liên đội, giáo viên
chủ nhiệm phải đưa những thông điệp đó đến tận từng học sinh, phụ huynh. Lồng
ghép hoạt động phòng tránh đuối nước vào các hoạt động ngoại khóa của nhà
trường, đặc biệt trước khi học sinh nghỉ hè để nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng
ngừa cho các em.
Tập huấn các kỹ năng bơi lội, các phương pháp sơ cấp cứu đuối nước:
Tổ chức tập huấn các kỹ năng về bơi lội và dạy bơi cho học sinh nói chung và
học sinh tiểu học nói riêng; chú ý ở những địa bàn, những bản làng thường hay bị
ngập lụt, có nhiều khe, suối, ao hồ, mặt nước. Phối hợp với các ban ngành địa
phương như Trạm y tế xã, Đồn biên phòng, Xã đoàn, Hội chữ thập đỏ...tổ chức tập
huấn về sơ cấp cứu, nhất là phương pháp hô hấp nhân tạo cho nhân viên y tế học

đường, y tế thôn bản; cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; hội viên và cộng tác
viên hội Chữ thập đỏ ở địa phương; thậm chí trưởng bản, đoàn thanh niên và một
số nhân dân trên địa bàn cũng cần phải biết phương pháp này để ứng cứu khi cần
thiết.

7


Tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng và
của nhà trường:
Vận động bà con dân bản tăng cường sự giám sát, quan tâm chăm sóc con em
mình nhiều hơn. Không để con em ở nhà một mình hay đi chơi, đi tắm khe, suối
khi không có sự theo dõi giám sát của bố mẹ hay người lớn. Ở địa bàn xã miền núi,
rẻo cao, địa bàn luôn có nhiều đồi núi và xen lẫn giữa các đồi núi là các khe suối
thì nguy cơ đuối nước luôn rình rập, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, để đảm bảo an
toàn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy trẻ biết bơi, điều cấp thiết là phải giám
sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an toàn khi tiếp xúc với nước.
Nhà trường bàn giao học sinh cho phụ huynh, các đoàn thể địa phương như
Xã đoàn, Hội đồng Đội xã...nhận và cam kết giám sát, bảo vệ con em, học sinh của
mình trong những ngày nghỉ cuối tuần, trong dịp lễ, tết, nghĩ hè...tránh không để
xảy ra tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước.
Thay đổi môi trường sống cho an toàn hơn:
Để thay đổi môi trường sống nhằm bảo đảm sự an toàn, nên tuyên truyền, vận
động cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp đơn giản như đậy nắp bảo vệ ở
bể nước công cộng; làm rào chắn và biển báo ở các khu vực khe suối nguy hiểm.
Tham mưu với chính quyền địa phương để có kế hoạch di chuyển những ngôi nhà
gần hai bên khe suối có nguy cơ bị lũ cuốn cao đến những nơi ở mới an toàn hơn...
3.2. Xây dựng kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn của
nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn.
- Mỗi năm học, giáo viên thể dục tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng

kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh dựa theo kế
hoạch chỉ đạo tổng thể của ngành. Năm học 2016 - 2017, nhà trường đã có kế
hoạch của năm học, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
Mục tiêu chủ đạo của kế hoạch là phải nâng cao được nhận thức của cán bộ giáo
viên, học sinh và phụ huynh vệ tầm quan trọng của việc an toàn dưới nước, mọi
người phải luôn đề cao cảnh giác với an toàn sông nước trong cuộc sống hàng
ngày. Không có tai nạn đuối nước xảy ra đối với học sinh và nhân dân trên địa bàn.
- Về phổ cập bơi phải đạt từ 90 - 100% số học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 biết bơi.
Trong đó 100% học sinh phải biết và sử dụng áo phao khi tham gia đường thủy.
- Kế hoạch đã làm nổi rõ được lộ trình tập huấn về kỹ năng, kỹ thuật bơi an
toàn, kỹ năng sơ cấp cứu và Chương trình “Giáo dục an toàn dưới nước” cho 100%
8


giáo viên và học sinh của trường trong từng tháng, từng năm học. Phân công rõ
người, rõ việc phụ trách từng nội dung của kế hoạch. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm
2025 trên địa bàn xã hoặc trường học xây dựng được một bể bơi, có thể là bể bơi
tự tạo an toàn và sẽ hoàn thành chương trình phổ cập bơi cho 100% học sinh trên
địa bàn toàn xã.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh.
Nhà trường đã có sự đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác
dạy bơi an toàn như: Dụng cụ học bơi, dạy bơi và dụng cụ cứu hộ, sơ cứu, các tài
liệu tham khảo, hỗ trợ giảng dạy...bảo đảm tối đa an toàn sông nước cho học sinh.
- Xây dựng chương trình dạy bơi an toàn và phòng, chống đuối nước cho học
sinh theo kế hoạch chỉ đạo của ngành và phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Đưa vào
chương trình giảng dạy môn hoạt động ngoài giờ lên lớp, vào phần tự chọn môn
thể dục và giảng dạy ngoài giờ chính khóa. Cụ thể:
Phần lí thuyết:
+ Khối 1, 2: Gồm có 6 tiết, sử dụng thời gian tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần đầu tiên của năm học cho tất cả học sinh khối 1

và khối 2.
+ Khối 3: Gồm 6 tiết, sử dụng thời gian vào 3 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần đầu tiên của năm học và 3 tiết tự chọn trong
chương trình môn Thể dục khối 3 từ bài 44, 45, 46.
+ Khối 4: Gồm 6 tiết, sử dụng thời gian vào 6 tiết tự chọn trong chương trình
môn Thể dục khối 4 từ bài 60 đến bài 65 theo thời gian năm học hằng năm.
+ Khối 5: Gồm 8 tiết, sử dụng thời gian vào 8 tiết tự chọn trong chương trình
môn Thể dục khối 5 từ bài 60 đến bài 67 theo thời gian năm học hằng năm.
Phần thực hành:
Giảng dạy cho tất cả học sinh từ khối 3 đến khối 5. Mỗi khối gồm 30 tiết, mỗi
tiết 35 - 40 phút (2 tiết liên tục / 1 buổi / 1 tuần). Sử dụng thời gian ngoài giờ chính
khóa buổi vào chiều từ 15h45 phút đến 17h, bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần học
thứ 21 đến tuần học thứ 35 của năm học.
3.3. Tổ chức dạy học có nội dung giáo dục về kiến thức an toàn dưới nước
và dạy bơi cho học sinh.

9


- Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, bản thân tôi đã tiến hành giảng dạy 3 tiết
học về kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng về phòng, chống đuối nước
cho tất cả học sinh các lớp. Bên cạnh đó tôi cũng phối hợp với các giáo viên khác
để lồng ghép, tích hợp giáo dục như giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các tiết chào cờ, sinh
hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ... Trong dạy học tôi luôn chú trọng việc thiết kế và tổ
chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào môn học trong
chương trình, đặc biệt là thông qua các môn học chiếm ưu thế như Thể dục, Hoạt
động ngoài giờ...
- Tôi đã tham mưu với nhà trường để tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên
và học kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng về phòng, chống đuối nước.

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng 6 tiết
trong chương trình để dạy cho học sinh kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng về
phòng, chống đuối nước. Bên cạnh đó, giáo viên các môn khác cũng có thể tích
hợp nội dung này vào bài giảng của mình sau đó yêu cầu học sinh cố gắng tìm hiểu
thêm trong thời gian rảnh.
- Giáo viên cần có sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu,
nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp
với mục tiêu nội dung về kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng phòng, chống
đuối nước.
- Trong tổ chức bài học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần có thái độ thân
thiện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Đồng thời tích cực sử dụng
nhiều phương tiện, đồ dùng dạy học thực tế như tranh, ảnh, phóng sự vi déo hay
các dụng cụ như dây, phao ... để lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu, khám phá và
vận dụng thực hành ngay tại giờ học, nâng cao hiệu quả giáo dục, bởi kỹ năng chỉ
có thể được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và bằng hoạt động.
Ví dụ: Trong trong bài dạy lí thuyết cho học sinh lớp 3. Bài 1: An toàn dưới
nước
- Sau khi đặt vấn đề vào bài: An toàn dưới nước là một việc hết sức cần thiết
cho cuộc sống của chúng ta. Các em thường qua khe suối vào mùa mưa, tắm suối
vào mùa hè nhưng có lẽ các em vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của an toàn dưới nước. Hôm nay thầy sẽ chia sẻ với các em về nội dung này nhé.
- Tôi sử dụng 4 bức tranh dưới đây và một video cho học sinh quan sát:

10


- Sau khi các em quan sát khoảng 2 - 3 phút, tôi tiến hành nội dung chính của
bài giảng như sau:
GV: Những hình ảnh trên nói về hoạt động gì vậy các em ? (gọi 1 HS trả lời)
HS: Thưa thầy bức tranh nói về các bạn đang tắm và vui đùa trên sông và

khe suối.
GV: Gọi 01 học sinh khác nhận xét bổ sung sau đó GV kết lại: Cảm ơn các
em ! Thầy cũng đồng ý với những ý kiến của các em. Các bức tranh này nói về các
bạn nhỏ đang nô đùa, tắm sông và ở các khe suối. Một số bạn đang nô đùa trên
cầu khỉ.
GV: Các em thấy các bạn trong các bức tranh này tắm và chơi đùa có vui
không?
HS: Thưa thầy có ạ !
GV: Đúng rồi các em. Được tắm, được vui đùa dưới nước thì thật vui nhưng
các em có bao giờ nghĩ là các bạn tắm như thế có an toàn không ?
HS 1: Thưa thầy chắc an toàn vì tắm suối thì vui nhất.
HS 2: Thưa thầy không an toàn ạ !
11


HS 3: Thưa thầy em cảm thấy vui và an toàn.
GV: Cảm ơn các em. GV hỏi HS 1 và HS 3: Tại sao em cảm thấy an toàn ?
HS 1, 3: Thưa thầy vì em cũng đã tắm suối rồi và cũng vui lắm, không bị sao
cả.
GV hỏi HS 2: Tại sao em cảm thấy không an toàn ?
HS 2: Vì em nghĩ trong đó có bạn kĩ năng bơi chưa tốt nên rất nguy hiểm ạ !
GV: Rất tốt ! Đề nghị cả lớp vỗ tay tuyên dương cho bạn nào. (Vỗ tay xong).
GV : Các em ạ! Được đi tắm sông, suối cùng với bạn bè chắc chắn là rất vui,
nhưng các em nên biết rằng nó cũng có lúc rất nguy hiểm đến tính mạng của
chúng ta. Nếu các bạn trong tranh đang tắm mà có thêm một bạn khác không biết
bơi nhưng cảm thấy vui quá nên cùng xuống tắm thì chắc chắn bạn đó sẽ bị đuối
nước. Còn nữa những bạn đứng trên cầu khỉ kia mà tự nhảy hoặc vô ý rơi xuống
suối chắc chắn sẽ nguy hiểm đến cơ thể mình vì dưới đó có thể có các vật nhọn
hoặc đá sỏi nguy hiểm. Nếu các bạn đang tắm không có kĩ năng ứng cứu đuối
nước kịp thời thì bạn không biết bơi kia chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, khi vui chơi quá mức thì cơ thể sẽ mệt mỏi, các em sẽ bị đuối sức, có
thể bị chuột rút không thể cử động... Vì thế qua những bức tranh này thầy muốn
nhắc nhở các em là: Phải luôn cẩn thận khi tắm sông, suối; phải đảm bảo an toàn
dưới nước là trên hết đối với mỗi chúng ta.
- Bằng thái độ gần gũi và thân thiện học sinh và các kĩ năng sư phạm của
mình, tôi đã giúp các em hiểu được sự nguy hiểm của môi trường nước. Học sinh
của tôi cảm thấy thích thú và tiếp nhận các kiến thức cơ bản về an toàn dưới nước
như:
Không biết bơi thì không xuống nước: Bất kể lúc nào, ở đâu, nếu không biết
bơi thì không được xuống nước.
Không đi bơi một mình: Mặc dù các em đã biết bơi hay bơi giỏi thì cũng
không nên đi bơi một mình vì cũng rất nguy hiểm. Có thể gặp những sự cố bất ngờ
xảy ra như va phải các vật lạ dưới nước, bị mệt hay bị chuột rút...thì sẽ không có
người giúp đỡ khi đi bơi một mình. Cho nên muốn đi bơi phải có người lớn biết
bơi đi cùng.
Không được nhảy xuống nước nếu không thấy đáy: Giải thích cho các em
biết, khi nhảy xuống nước thường bộ phận đầu của cơ thể sẽ tiếp xúc nước đầu

12


tiên. Khi đầu tiếp xúc nước trước nếu vùng nước cạn sẽ đẫn đến chấn thương đầu
và có thể gãy cổ gây tử vong. Hoặc nếu các em không nhìn thấy đáy, có thể trong
vùng nước đó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nước cạn, nước sâu, cọc nhọn, đá và
những vật nguy hiểm khác...sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của các em.
Khi đi bơi phải mặc đồ bơi thích hợp: Không nên mặc nhiều quần áo hoặc
quần áo quá cồng kềnh, dễ thấm nước khiến cơ thể nặng hơn làm cho cơ thể nhanh
mệt và dễ chìm hơn. Nên có áo quần bơi, mũ, kín...hoặc mặc đồ thật gọn gàng, dễ
vận động.
Phải có sự giám sát kĩ của phụ huynh hoặc người lớn khi trẻ em đến gần

khu vực có nước: Khi các em vui chơi gần các khu vực có nước như khe suối, ao
hồ, giếng nước hay chum vại không có nắp đậy...Nếu có sơ suất sẩy chân rơi xuống
nước hoặc vào giếng... thì khi sự cố xảy ra sẽ không kịp ứng cứu.
3.4. Phối hợp với ban phụ trách nội trú học sinh để tổ chức tập bơi cho
những học sinh chưa biết bơi vào cuối các buổi chiều, vào giờ đi tắm của học
sinh.
- Vào các buổi chiều sau giờ học chính khóa, giáo viên thể dục phối kết hợp
với ban phụ trách nội trú học sinh có thể đưa một nhóm học sinh khoảng từ 3 - 5
em còn yếu về các kỹ năng bơi lội đến khu vực học và tập bơi của nhà trường tiến
hành luyện tập, củng cố thêm cho các em. Sau đó cứ tiếp tục với các nhóm học
sinh khác. Sau nhiều lần như vậy, dần dần sẽ hướng dẫn được cho tất cả các em
học sinh ở lại nội trú các kiến thức cơ bản về an toàn dưới nước cũng như thực
hành thành thạo các kỹ năng bơi lội, các kỹ năng phòng chống đuối nước.
- Cuối buổi chiều, khi học sinh xuống khe tắm, nhà trường luôn cử từ 2 - 3
giáo viên nam có kĩ năng bơi lội tốt xuống khe để theo dõi, giám sát các em. Khi
các em tắm giặt đã đủ thời gian, giáo viên yêu cầu các em trở về, không lạm dụng
tắm nhiều để vui chơi nô đùa vì sẽ mệt, đuối sức và dẫn đến nguy hiểm dưới nước.
3.5. Thành lập câu lạc bộ bơi lội trong học sinh.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ bơi lội trong học sinh, thành lập đội tuyển học
sinh năng khiếu môn bơi lội tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Đây không
những đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao trong trường học, mà còn tạo ra
môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho các em. Nó vừa là một phương pháp
nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, vừa tạo ra sự say mê, hứng thú trong học tập
đồng thời củng cố cho các em các kỹ năng bơi lội cơ bản. Qua đó, chọn lựa được
13


những em có thành tích tốt trong bơi lội đại diện cho học sinh trong nhà trường để
tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp được tổ chức hành năm, tạo nguồn học sinh
năng khiếu về bơi lội cho cấp Trung học cơ sở trong những năm tiếp theo.

- Trong năm học, câu lạc bộ bơi lội đã đi vào hoạt động. Ban đầu chỉ mới có
khoảng 5 - 7 em tham gia. Các em luôn có sự hứng thú, say mê tham gia hoạt động
vì khi tham gia vào sinh hoạt câu lạc bộ, các em đã nhận thức được tính chất và
tầm quan trọng của nó. Không những trang bị các em có thêm những kỹ năng an
toàn dưới nước và phòng chống đuối nước, mà còn giúp các em phát triển sức
khỏe, thể chất phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Từ đó các em đã tuyên
truyền vận động thêm nhiều bạn khác cùng tham gia câu lạc bộ. Đến nay đã có hơn
20 bạn cùng tham gia. Trong đó có nhiều bạn thành tích bơi lội rất tốt, đại diện cho
nhà trường tham gia giải bơi lội cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức
như bạn Hồ Văn Duân lớp 5A, bạn Hồ Văn Út lớp 5A...Tiêu biểu có bạn Hồ Văn
Sao 3 năm liên tục đạt giải cao cấp huyện và đạt huy chương đồng, huy chương
bạc Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.
3.6. Một số biện pháp cứu và cấp cứu người bị đuối nước thông thường.
- Thông qua các tiết dạy thực hành về an toàn dưới nước và kỹ năng phòng,
chống đuối nước, tôi sẽ kết hợp với nhân viên y tế học đường đưa học sinh xuống
khu vực bơi ở suối gần trường và cung cấp dần qua từng tiết học cho học sinh nắm
được một số biện pháp cứu và cấp cứu người bị đuối nước thông thường như sau:
3.6.1. Những nguyên tắc và biện pháp khi cứu người bị đuối nước:
- Khi phát hiện có người bị đuối nước, cần hô hoán để nhiều người có thể
nghe được chạy đến trợ giúp.
- Tuyệt đối không bao giờ được nhảy xuống sông suối, ao, hồ, sông sâu để
cứu người bị tai nạn đuối nước.
- Khi cứu người bị đuối nước, cần phải có thuyền, cây, dây, phao hoặc can
nhựa để làm phao...
- Người có khả năng bơi lội tốt có thể xuống nước để cứu người, đây là giải
pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác, bởi vì thực tế đã có nhiều
trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn,
nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng bị đuối nước.
- Khi nhảy xuống nước bơi để cứu nạn, cần tiến hành theo một trong những
phương pháp sau:

14


+ Phương pháp thứ nhất: Để nạn nhân nằm ngữa, người cứu hộ bơi ở phía
sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách
bên kia. Bơi kiểu ếch đưa họ vào bờ. Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng
làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối.
Điều kiện: Người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút.
+ Phương pháp thứ hai: Nâng đầu nạn nhân cho nằm ngữa hẳn mặt lên để
mũi của nạn nhân nhô cao trên mặt nước. Phương pháp này dùng cho những nạn
nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ.
+ Phương pháp thứ ba: Tiếp cận người bị nạn từ phía sau, người cứu hộ dùng
tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngữa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương
pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi.
+ Phương pháp thứ bốn: Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo
mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước.
+ Phương pháp thứ năm: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai
tay ta nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngữa bằng 2 chân và kéo vào bờ.
+ Phương pháp thứ sáu: Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất
tỉnh, ta có thể bơi ngữa, dùng ngực đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn
nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ.
3.6.2. Phương pháp cấp cứu người bị đuối nước thông thường khi đã được
đưa lên bờ.
- Hô hấp nhân tạo:
Nạn nhân đuối nước không thở được do nước tràn vào phổi. Nếu gặp đuối
nước nạn nhân cần phải được cấp cứu nhanh, kịp thời và kiên trì. Nên hà hơi thổi
ngạt ngay khi vừa dìu được nạn nhân vào chỗ nước cạn, có thể đứng được. Khi đưa
lên bờ, hãy dốc ngược nạn nhân hoặc đặt nạn nhân nằm đầu thấp, ép mạnh vào
phần bụng và dưới ngực để đẩy nước ra. Cần thực hiện như vậy xen kẽ với hà hơi
thổi ngạt. Phải hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực kéo dài cho đến khi

nạn nhân thở trở lại hoặc đã chết thực sự. Chú ý cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người,
xoa dầu nóng toàn thân và ủ ấm cho nạn nhân.
- Xóc nước:
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy
xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu
15


hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn
nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã
nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.
- Xoa bóp tim:
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy
xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ không còn thở thì chúng ta tiến
hành xoa bóp tim. Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau
đặt lên lồng ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi
từ từ buông ra, làm theo chu kỳ: khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực
nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch
và hơi thở của nạn nhân một lần.
4. Kết quả:
Qua việc tìm hiểu thực trạng, tôi đã xác định được những hạn chế, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, mức độ nắm bắt kiến thức về an toàn dưới nước và một số kỹ
năng phòng, chống đuối nước cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục,
được sự chỉ đạo sát sao của nhà trường, bản thân tôi đã kết hợp áp dụng giáo dục
các phương pháp trên, đến thời điểm hiện tại, qua khảo sát tôi nhận thấy học sinh
đã có nhiều tiến bộ từ nhận thức đến các kỹ năng về an toàn dưới nước và cách
phòng, chống đuối nước. Sau đây là một số số liệu khảo sát thực tế học sinh trong
tháng 2/2017:

Học

sinh
khảo

Các kỹ năng phòng, chống đuối nước
Nhận thức
ATDN

Tự cứu
mình

Biết bơi

Sơ cấp cứu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


K1

12/36

33,3

4/36

11,1

8/36

22,2

1/36

2,8

K2

20/46

43,5

10/46

21,7

12/46


26,1

4/46

8,7

K3

23/37

62,2

15/37

40,5

24/37

64,9

10/37

27

K4

28/48

58,3


25/48

52,1

38/48

79,2

17/48

35,4

K5

32/43

74,4

29/43

67,4

39/43

90,7

20/43

46,5


T/Số

115/210

sát

54,8 83/210 39,5

16

121/210

57,6 52/210 24,8

Ghi
chú


III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
- Giáo dục kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng, chống đuối
nước cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều ở trường Tiểu học là
một việc làm hết sức cần thiết nhằm góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong,
thương tích, rủi ro cho trẻ em do tai nạn đuối nước gây ra.
- Kết quả cho thấy học sinh đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái
độ và hành vi so với trước đó. Qua đó bước đầu khẳng định hiệu quả của các giải
pháp giáo dục nâng cao kiến thức về an toàn dưới nước và kỹ năng phòng, chống
đuối nước mà đề tài đã xây dựng. Cụ thể:
+ Công tác phối hợp cùng tuyên truyền về an toàn sông nước, giáo dục các kĩ
năng phòng chống tai nạn đuối nước đã được chính quyền địa phương, nhân dân,

cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường ủng hộ tích cực. Mọi người đã cùng chung
tay tuyên truyền góp phần tạo môi trường an toàn dưới nước lành mạnh trên địa bà
xã nhà.
+ Với kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn trong năm học,
kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 được ban hành,
cán bộ giáo viên, nhân viên đã nắm rõ mục tiêu, giải pháp và lộ trình thực hiện
nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn dưới nước cũng như kĩ năng
phòng chống đuối nước, góp phần tạo cuộc sống lành mạnh, an toàn trên địa bàn
miền núi rẻo cao này.
+ Qua những tiết dạy tự chọn môn Thể dục, Hoạt động ngoài giờ lên lớp và
tích hợp nội dung này vào các môn học khác đã làm cho học sinh nắm rõ hơn về
kiến thức an toàn dưới nước, cách phòng chống đuối nước; giúp cho các em hạn
chế được ý thức tự phát, nâng cao ý thức tự giác phòng tránh tai nạn thương tích
trong cuộc sống hàng ngày.
+ Công tác phổ biến các phương pháp cứu và cấp cứu người bị đuối nước
thông thường đã giúp cho giáo viên và học sinh biết được phương pháp cứu người
khi gặp tai nạn đuối nước; giúp họ ý thức được hành động của mình khi cứu người
dưới nước hay khi cứu người bị đuối nước đã được đưa lên bờ.
2. Kiến nghị, đề xuất.
2.1. Đối với nhà trường:

17


- Tăng cường tuyên truyền để phụ huynh mua sắm đầy đủ áo phao cho học
sinh trong mùa mưa lũ.
- Tiếp tục đầu tư mua sắm thêm một số áo quần bơi, mũ, kín, phao bơi các
loại... để phục vụ công tác tập bơi cho học sinh.
- Tham mưu với các cấp các ngành để huy động nguồn kinh phí xây dựng bể
bơi nhằm phục vụ đề án phổ cập bơi an toàn cho học sinh của trường. Trước mắt

cần huy động để xây dựng được bến suối ở khu vực suối thuận lợi gần trường phục
vụ dạy học bơi và sinh hoạt của giáo viên và học sinh trong mùa khô.
2.2. Đối với giáo viên:
- Nâng cao ý thức về an toàn dưới nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước
cho bản thân nhằm đảm bảo an toàn cho mình, cho gia đình trong cuộc sống.
- Thường xuyên chú trọng tích hợp kiến thức an toàn dưới nước và những kỹ
năng phòng, chống đuối nước cho học sinh vào trong bài học.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về an toàn dưới nước
và tăng cường hiệu quả kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh dân tộc
thiểu số Bru - Vân Kiều tại xã miền núi rẻo cao nơi tôi công tác. Đề tài đã được tôi
áp dụng trong quá trình giảng dạy tại trường và đã ít nhiều thu được kết quả khả
quan. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng chí, đồng nghiệp đóng góp ý kiến
chân thành để những giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

18


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1

1. Lí do chọn đề tài.

Trang 1

2. Điểm mới của đề tài.


Trang 2

3. Phạm vi áp dụng của đề tài.

Trang 2

II. PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

1. Thực trạng nhận thức về an toàn dưới nước và kĩ năng phòng, Trang 3
chống đuối nước của học sinh trường tôi đang công tác.
1.1. Về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, tình hình an toàn sông nước và Trang 3
phòng, chống đuối nước trên địa bàn.
1.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục an toàn dưới nước cho học Trang 4
sinh.
2. Một số nguyên nhân cơ bản gây tai nạn đuối nước cho học sinh Bru Trang 5
- Vân Kiều.
3. Các giải pháp.

Trang 6

3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về an toàn dưới nước Trang 6
và một số kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh và nhân dân
trên địa bàn.
3.2. Xây dựng kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an Trang 8
toàn của nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn.
3.3. Tổ chức dạy học có nội dung giáo dục về kiến thức an toàn dưới
nước và dạy bơi cho học sinh.


Trang 10

3.4. Phối hợp với ban phụ trách nội trú học sinh để tổ chức tập bơi Trang 13
cho những học sinh chưa biết bơi vào cuối các buổi chiều, vào giờ đi
tắm của học sinh.
3.5. Thành lập câu lạc bộ bơi lội trong học sinh.

Trang 13

3.6. Một số biện pháp cứu và cấp cứu người bị đuối nước thông
thường.

Trang 14

3.6.1. Những nguyên tắc và biện pháp khi cứu người bị đuối nước.

Trang 14

3.6.2. Phương pháp cấp cứu người bị đuối nước thông thường khi đã Trang 15
được đưa lên bờ.
4. Kết quả.

Trang 16
19


III. PHẦN KẾT LUẬN

Trang 17


1. Ý nghĩa của đề tài.

Trang 17

2. Kiến nghị, đề xuất.

Trang 17

2.1. Đối với nhà trường.

Trang 17

2.2. Đối với giáo viên.

Trang 18

20



×