Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG VIẾT văn MIÊU tả CHO học SINH lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.94 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4A TRƯỜNG TH MAI THỦY

Mai Thủy, tháng 5 năm 2012
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4A TRƯỜNG TH MAI THỦY

Họ và tên: Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH Mai Thủy

Mai Thủy, tháng 5 năm 2012
2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển về lĩnh vực giáo dục cần phải
được chú trọng và quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc đổi phương pháp dạy học đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị cho Sở Giáo dục các tỉnh thực hiện. Trong


nhiều năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy đã coi trọng và triển khai đổi
phương pháp dạy học. Song không phải địa phương nào, trường nào, giáo viên nào
cũng thực hiện tốt vấn đề này. Đối với việc dạy học phân môn Tập làm văn, nếu
giáo viên thực hiện tốt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, sự năng động, sáng
tạo trong học tập và giao tiếp. Trên thực tế, nhiều giáo viên ở nhiều nơi, do chưa
vận dụng thành cơng các phương pháp dạy học tích cực, học sinh còn bị đặt ở thế
thụ động lĩnh hội tri thức nên hiệu quả dạy học chưa khả quan. Cụ thể là, học sinh
chưa nói, viết theo cách cảm, cách nghĩ của văn chương.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học là vừa kế thừa và
phát huy những mặt tích cực của những phương pháp dạy học quen thuộc, vừa áp
dụng hiệu quả những phương pháp dạy học mới. Việc lựa chọn phương pháp dạy
học phải căn cứ vào từng loại bài học, từng nội dung dạy học ở từng lớp, phải căn
cứ vào điều kiện, phương tiện dạy học ở từng vùng, từng trường. Phân môn Tập
làm văn là phân mơn địi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực
hiện các yêu cầu bài học. Vì vậy, việc rèn kĩ năng viết văn (đặc biệt là văn miêu tả)
cho học sinh là điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là rèn kĩ năng
viết văn cho học sinh như thế nào cho hợp lí, hiệu quả, đảm bảo khoa học ; phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc
của các em để thực hiện tốt các yêu cầu của bài học ? Để trả lời cho vấn đề này, tôi
đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 4A Trường TH Mai Thủy” với mong muốn góp phần nhỏ bé cơng sức của
3


mình vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, góp phần cụ thể hoá định hướng đổi mới
phương pháp dạy học ở nhà trường tiểu học. Đồng thời qua đó để đúc rút những
kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong cơng tác giảng dạy sau này.
II. Mục đích đề tài

Đề tài nhằm mục đích :
- Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ văn học và rèn kĩ năng viết văn cho học
sinh thông qua thể loại văn miêu tả.
- Rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
- Làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.
III. Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh tiểu học; dựa vào kinh
nghiệm dạy học của bản thân, từ đó đưa ra các biện pháp dạy học rèn kĩ năng viết
văn thông qua thể loại văn miêu tả cho học sinh một cách thích hợp.
- Kiểm tra tính khả thi của đề tài.
IV. Đối tượng và phạm vi đề tài
1. Đối tượng
- Học sinh lớp 4
- Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
2. Phạm vi
Học sinh lớp 4A Trường TH Mai Thủy.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để đưa ra đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp :
- Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, điều tra, vấn đáp
- Phương pháp thực nghiệm

B. NỘI DUNG CHÍNH
4


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Cơ sở lí luận
1.1. Thế nào là văn miêu tả ?
Văn miêu tả là văn dùng để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người,... một cách
sinh động, cụ thể nó vốn có nhưng văn miêu tả khơng phải là sự sao chép máy móc
thực tế khách quan mà nó là sự nhận xét, đánh giá hết sức phong phú tưởng tượng
của người viết.
Bất kì một hiện tượng nào của đời sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn
miêu tả nhưng khơng phải bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. Khi sự
miêu tả lạnh lùng khách quan nhằm mục đích thơng báo trí tuệ thì đó khơng phải là
loại văn miêu tả. Văn miêu tả phải là loại văn nhiều cảm xúc với những rung động,
những nhận xét tinh tế, sáng tạo nhằm mục đích thơng báo thầm kín người đọc qua
văn bản miêu tả. Nhận thức thực tế khách quan không phải bằng con đường lí trí
mà chủ yếu bằng những cảm xúc rung động mạnh mẽ của tâm hồn.
1.2. Phương pháp chung để dạy học sinh viết văn miêu tả
Phương pháp chung thường để dạy học sinh viết văn miêu tả theo các bước sau:
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài đã cho
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý ở sách giáo khoa để lập dàn ý chi tiết
Bước 3 : Yêu cầu hs trình bày miệng dàn ý đã lập để chỉnh sửa lỗi (nếu có)
Bước 4 : Yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý đã lập để viết thành đoạn văn, bài văn
hoàn chỉnh.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi tiểu học, trình độ nhận thức và tư duy của các em còn non yếu: Tri giác
của các em mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính khơng chủ
động. Do đó, các em phân biệt những đối tượng cịn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm
có khi lẫn lộn... Hay nói cách khác, khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức và
sâu sắc ở học sinh còn yếu. Học sinh thường “thâu tóm” sự vật về tồn bộ, về đại
thể để tri giác.
5



Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh lớp 4, 5 chiếm ưu thế
tương đối nên trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lơgic. Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn
và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dịng. Nhiều học sinh lớp 4, 5
cịn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ loogic và
dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ.
Hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định do tính tích cực học tập của học sinh quy
định. Một đặc điểm cần lưu ý là tưởng tượng của học sinh lớp 4, 5 đã mất dần,
thoát khỏi ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp. Mặt khác, tính hiện thực trong
tưởng tượng của học sinh gắn liền với sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ. Tư duy
của học sinh lớp 4, 5 bắt đầu chuyển dần từ tính cụ thể sang tính trừu tượng, khái
quát. Hoạt động phân tích - tổng hợp phát triển mạnh hơn. Các em có thể phân tích
đối tượng mà khơng cần tới những hành động thực tiễn với đối tượng đó. Tư duy
hình thức đã bắt đầu có sự phát triển (tuy cịn ít). Năng lực khái quát hoá của các
em phát triển tương đối mạnh. Vì vậy, trong q trình dạy học nói chung và dạy
phân mơn Tập làm văn nói riêng, giáo viên cần phải chú ý rèn luyện năng lực tư
duy, năng lực cảm thụ văn cho các em.
1.4. Các dạng bài làm văn miêu tả ở lớp 4
Nội dung và yêu cầu viết văn miêu tả được thể hiện qua các dạng bài tập làm văn
cụ thể:
- Tả đồ vật
- Tả cây cối
- Tả con vật
Nội dung các bài làm văn giúp học sinh thực hành, rèn luyện các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt như thực hành các nghi thức lời nói, rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng xây
dựng văn bản tiếng Việt. Thông qua những đề bài cụ thể, học sinh luyện tập trau
dồi và sáng tạo ngôn bản trên hai hình thức nói và viết. Muốn giải quyết u cầu
của một đề bài cụ thể, học sinh phải huy động tồn bộ vốn kiến thức của mình: kiến
thức văn học, kiến thức đời sống, kiến thức ngôn ngữ, ... Và những kĩ năng cần
6



thiết: kĩ năng nhận diện đặc điểm thể văn, kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý lập
dàn ý, kĩ năng diễn đạt, chọn từ, tạo câu, kĩ năng mở đề - kết luận, ...

2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Sự cần thiết phải rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 4
Kĩ năng viết văn là một kĩ năng rất khó của phân mơn Tập làm văn. Để có thể
phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc của các em, thực hiện tốt các yêu cầu của bài
học là cả một q trình lâu dài và có sự chuẩn bị chu đáo.
Trong quá trình làm văn (sáng tạo văn bản), học sinh thường nói và viết theo cách
“thấy và nghĩ thế nào viết thế ấy” do lối tư duy trực quan. Các em chưa và ít dùng
các hình ảnh so sánh hay nhân hóa để miêu tả đối tượng. Do vậy bài văn của các
em thiếu cảm xúc, nghèo hình ảnh, chưa có “hồn” của văn chương. Bố cục bài văn
thiếu tính mạch lạc, lơ-gic, cách diễn đạt ý còn vụng.
Các lỗi viết câu sai ngữ pháp, câu không đủ thành phần chủ - vị, dùng sai dấu câu
làm cho câu cụt, câu què, ...
Các lỗi dùng từ sai hoặc dùng từ khơng chính xác do hiểu khơng đúng nghĩa của từ
và câu khi diễn đạt.
Tìm ra các loại lỗi văn viết cụ thể của học sinh sẽ giúp giáo viên có định hướng
khắc phục lỗi văn viết của học sinh tốt hơn.
Với tầm quan trọng nêu trên và qua hiện trạng dạy học hiện nay cho thấy sự cần
thiết phải rèn kĩ năng viết văn và cảm thụ văn cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp
4, 5.
2.2. Thực trạng tình hình dạy học viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Nguyên
nhân thực trạng.
2.2.1. Tiến hành khảo sát - điều tra
Để tìm hiểu thực trạng dạy học rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4,
tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra trên cả hai đối tượng là giáo viên và học sinh
Trường Tiểu học Mai Thuỷ.
A. Về phía học sinh

7


Năm học 2011 - 2012, tôi đã được Nhà trường và chuyên môn phân công chủ
nhiệm và giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng
phân môn Tập làm văn đối với 26 học sinh lớp 4A Trường TH Mai Thuỷ qua bài
kiểm tra đầu năm và thu được một số kết quả như sau:
Bảng 1 : Thống kê điểm bài khảo sát đầu năm
Điểm
Lớp
4A

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

0

1

2

3

6

8

3

2

1

0

Tổng
số hs
26

* Điểm trung bình bài kiểm tra đầu năm: ĐTB = 5,5
Bảng 2 : Thống kê tỉ lệ phần trăm điểm bài khảo sát đầu năm
Xếp loại
Lớp

4A

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Ghi

(9, 10)
SL
%

(7, 8)
SL
%

(5, 6)
SL
%

(1, 2, 3, 4)
SL
%

chú


1

3,8

5

19,2

14

53,8

6

23,0

Nhận xét :
Nhìn vào bảng thống kê 1 cho thấy : Điểm của học sinh qua bài kiểm tra tương
đối thấp. Điểm trung bình là 5,5. Điều này cho thấy chất lượng dạy học phân mơn
Tập làm văn cịn thấp, đặc biệt là chất lượng văn viết của học sinh.
Từ bảng thống kê 2 chúng tôi nhận thấy : Số học sinh yếu kém chiếm một tỉ lệ
tương đối cao: 23,0%. Ngược lại tỉ lệ học sinh khá giỏi rất hạn chế: 23,0%. Kết quả
này phần nào phản ánh hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh chưa
cao.
Bảng 3 : Thống kê các loại lỗi văn viết của HS lớp 4A
Lỗi
Lớp
4A

Lỗi chính tả


Lỗi dùng từ

13

11

Lỗi viết

Tổng số học

câu

sinh

14

26

Bảng 4 : Thống kê tỉ lệ phần trăm mắc lỗi của HS lớp 4A
8


Lỗi
Lớp

Lỗi chính tả

Lỗi dùng từ


50,0

42,3

4A

Lỗi viết
câu
53,8

Tỉ lệ (%)
100

Nhận xét:
Bảng thống kê cho thấy : Nhiều học sinh đều mắc các loại lỗi văn viết nêu trên,
đặc biệt là lỗi viết sai các dấu thanh ; dùng từ khơng chính xác ; viết câu què, câu
cụt, có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng.
B. Về phía giáo viên
Tơi tiến hành điều tra thực trạng dạy học rèn kĩ năng viết văn và cảm thụ văn cho
học sinh qua mẫu phiếu dành cho đối tượng giáo viên. Số lượng điều tra là 6/6 giáo
viên khối 4, 5 của Trường Tiểu học Mai Thủy. Tôi đã thu được một số kết quả như
sau:
Bảng 5 : Vai trò của kĩ năng viết văn đối với học sinh lớp 4, 5
Vai trò của kĩ năng viết văn đối với
hs lớp 4, 5
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

Số lượng GV


Tỉ lệ (%)

5
1
0

83,3
16,7
0

Qua bảng thống kê trên tơi nhận thấy : Khơng có giáo viên nào cho rằng vai trò
của kĩ năng viết văn và cảm thụ văn đối với học sinh lớp 4, 5 là không quan trọng
(tỉ lệ 0%). Điều này cho thấy, hầu hết các giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng
của kĩ năng này. Trong đó, tỉ lệ giáo viên xác định vai trò rất quan trọng (83,3%) và
quan trọng (16,7%). Việc xác định hay không xác định được tầm quan trọng của kĩ
năng này sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học phân mơn TLV. Qua đó
cũng để khẳng định rằng : vai trò của kĩ năng viết văn và cảm thụ văn đối với học
sinh lớp 4, 5 là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của môn
học.
Bảng 6 : Sự quan tâm của GV đối với việc rèn kĩ năng viết văn cho HS lớp 4, 5
9


Mức độ quan tâm của GV
Số lượng GV
Tỉ lệ (%)
Rất quan tâm
5
83,3

Quan tâm
1
16,7
ít quan tâm
0
0
Khơng quan tâm
0
0
Từ bảng thống kê trên, tôi nhận thấy : Hầu hết Gv đều quan tâm đến việc rèn kĩ
năng viết văn cho HS. Tỉ lệ 83,3% GV rất quan tâm là một tỉ lệ tương đối cao. Mức
độ quan tâm của GV sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn.
2.2.2. Nguyên nhân thực trạng
2.2.2.1. Học sinh
- Khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế
- Hệ thống từ ngữ TV rất phong phú và đa dạng, mỗi từ thường có nhiều nghĩa và
nhiều cách sử dụng khác nhau trong nói và viết. Tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể mà dùng
nghĩa đen hay nghĩa bóng của từ, có sự lựa chọn từ trong cùng trường nghĩa (những
từ có nghĩa gần nhau) ...HS ở tiểu học khơng thể có năng lực để phân biệt ngữ cảnh
mà lựa chọn từ, lựa chọn nghĩa và dùng từ một cách phù hợp và chính xác nhất.
- Ngồi ra, viết câu sai ngữ pháp cịn do học sinh khơng nắm được cách sử dụng
dấu câu, các thành phần chính của câu TV nên các em thường viết câu cụt, câu
khơng có nghĩa,...
- Năng lực cảm thụ văn học của học sinh còn yếu nên bài viết của học sinh thiếu sự
sáng tạo, nghèo hình ảnh
- Học sinh ít tập trung trong lúc giáo viên giảng bài, chưa biết dựa vào các điểm tựa
để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ.
- Chưa hình thành được kĩ năng viết văn
- Học sinh cịn ít được luyện tập - thực hành

2.2.2.2. Giáo viên
- Một số GV chưa khai thác triệt để nội dung bài dạy hoặc không sáng tạo khi dạy,
cứ rập khuôn theo phương pháp của sách giáo viên
10


- Khi hướng dẫn học sinh viết văn, GV chưa đưa ra các gợi ý dưới dạng “mở” cho
học sinh lựa chọn để tìm các hình ảnh, chi tiết thích hợp.
- Một số giáo viên dạy học trên tinh thần “đối phó”
- Chưa thực sự chú trọng rèn kĩ năng viết văn cho học sinh (chưa quan tâm hướng
dẫn học sinh sửa lỗi viết văn)
- Hiệu quả của phương pháp giảng dạy cịn chưa cao
3. Nhận xét chung
Vị trí của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là rất quan trọng. Nhưng thực tế,
chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói chung chưa cao. Đối với việc học
văn thì học sinh cần phải thực hành, luyện tập nhiều. Hơn nữa, do đặc điểm của học
sinh tiểu học là “mau nhớ, mau quên” cho nên cần phải hình thành kĩ năng và thói
quen cho các em trong suốt q trình dạy học. Vai trị của việc rèn kĩ năng viết văn
cho học sinh hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy trẻ. Học tốt phân môn
Tập làm văn sẽ góp phần giúp học sinh học tốt các phân môn và môn học khác.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4A TRƯỜNG TH MAI THỦY
Từ thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng
viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4A dưới đây:

1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (rèn kĩ năng
nhận diện đặc điểm thể văn và phân tích đề bài)
Bất kì một đề bài Tập làm văn nào, việc giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề
bài là rất quan trọng. Đây là định hướng đầu tiên để học sinh hệ thống lại trong trí

nhớ của mình thể loại văn cần tả. Từ đó, xác định bố cục bài văn và dàn ý của thể

11


loại văn cần tả. Tức rèn cho các em có thói quen và kĩ năng nhận diện thể văn cũng
như kĩ năng phân tích đề bài.
Ví dụ : Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em” (SGK TV4, T2, trang 18)
- Giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng thể loại văn bằng cách đưa ra các gợi ý
để học sinh lựa chọn (văn kể chuyện, văn miêu tả hay văn nhật dụng, viết thư, ...).
- Sau khi học sinh xác định được thể loại văn (tả đồ vật), giáo viên giúp học sinh
xác định yêu cầu của đề bài: Tả cái gì ? (Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em).
Việc làm này giúp học sinh nhận ra rằng: đồ vật các em cần tả là một cái bàn học
ở lớp hay ở nhà của em chứ không phải là tả những cái bàn học khác. Đây là bước
rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài.
- Bước tiếp, giáo viên có thể đưa ra một số đề bài tương tự yêu cầu học sinh nhận
diện thể văn và phân tích đề bài để xác định yêu cầu: Tả cái gì ?
Ví dụ: Đề bài Tả chiếc cặp sách của em hay Đề bài Tả chiếc áo em mặc đến lớp
hôm nay, ...)
Với các đề bài này, học sinh phải xác định được: thể văn là văn miêu tả (tả đồ vật)
và các em tả chiếc cặp của mình chứ không phải tả chiếc cặp của bạn; tả chiếc áo
mà các em mặc đến lớp hôm nay chứ không phải chiếc áo nào khác.
Ví dụ: Đề bài Tả một cây có bóng mát (SGK TV4 T2, trang 92)
Học sinh phải xác định được những cây nào là cây có bóng mát (cây có tán xịe
rộng, lá dày có thể che bóng mát như cây bàng, cây cổ thụ, cây đa, ...)
Học sinh xác định được đối tượng miêu tả tức là đã có kĩ năng phân tích đề bài.
2. Biện pháp 2 : Đưa ra các gợi ý dưới dạng mở nhằm cung cấp cho học sinh
một số đặc điểm, cơng dụng, tính cách ... liên quan đến đối tượng cần tả ; chú
ý những nét riêng, đặc sắc của đối tượng được tả nhằm rèn kĩ năng tìm ý.
Với đề bài Tả một cây có bóng mát (SGK TV4 T2, trang 92), GV có thể đưa ra

các gợi ý: Về hình dáng của cây (to lớn, cành lá xum xuê; cây như một chiếc ô
xanh hay ngọn tháp xanh khổng lồ, ...). Về màu sắc của lá (xanh đậm, xanh nhạt,
xanh non tơ, ...); kích thước, hình dáng của chiếc lá (lá hình bầu dục, hình chiếc
12


quạt; tán lá xòe rộng, lá dày đan xen nhau kín khít, mỗi chiếc lá như một chiếc quạt
xanh, ...). Về cơng dụng (che bóng mát, tạo cảnh quan cho trường, ..); cây có bóng
mát các em tả có điều gì đặc biệt so với những cây có bóng mát hay những loại cây
khác: cây đã được trồng lâu năm, cành lá xum xuê, gốc cây to, ...
Ví dụ với đề bài Tả cái đồng hồ báo thức, GV có thể sử dụng phương pháp đàm
thoại hoặc phương pháp trực quan (tranh ảnh, băng hình) để cung cấp hình ảnh về
đối tượng miêu tả. Sau đó, giáo viên gợi ý đưa ra một số từ ngữ miêu tả dưới dạng
mở để học sinh lựa chọn phù hợp với đối tượng miêu tả.
Ví dụ: Về hình dáng đồng hồ (trịn, vng, hình chữ nhật, hình chú mèo, hình chú
gà, ...). Về màu sắc (xanh lá cây, xanh da trời, xanh dương, vàng nhạt, vàng tươi, đỏ
thẫm, đỏ chon chót, ...). Về các bộ phận và đặc điểm của các bộ phận (các con số
màu gì? (màu đen hoặc xanh, đỏ, ..); được sắp xếp như thế nào? (sắp xếp trên một
đường trịn, sắp xếp thành hình vng hay hình chữ nhật, ...); có mấy kim? (3 kim)
đó là những kim nào? (kim giờ, kim phút, kim giây); mỗi kim có đặc điểm gì? (kim
giờ to chạy chậm, kim phút mảnh hơn chạy nhanh hơn, kim giây mảnh chạy như có
ai đuổi, ...). Về công dụng của đồng hồ (đồng hồ giúp em xem giờ, báo thức, ..).
Chiếc đồng hồ báo thức của em có đặc điểm gì đặc biệt so với những chiếc đồng hồ
khác (ví dụ đặc biệt về hình dáng, về tiếng chuông báo thức hay về màu sắc, ...)...
Để biện pháp trên có hiệu quả cao, giáo viên cần phải huy động tính tích cực, chủ
động của nhiều học sinh trong lớp, đặc biệt là những học sinh mà vốn từ TV còn
hạn chế nhằm giúp các em có được vốn từ cần thiết phục vụ cho việc làm bài tập
3. Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh dùng từ để đặt câu miêu tả (miệng) và
sửa lỗi (nếu có) nhằm rèn kĩ năng chọn từ, tạo câu, kĩ năng diễn đạt.
Sau khi học sinh đã có một vốn từ TV nhất định liên quan đến đề bài, giáo viên

cần hướng dẫn học sinh tập đặt câu miêu tả; đồng thời kết hợp sử dụng các hình
ảnh so sánh, nhân hoá để làm nổi bật sự vật: ngoại hình hay hoạt động được miêu
tả. Để làm được điều này, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi để dẫn
dắt học sinh tự mình tìm ra kiến thức.
13


- Trở lại với Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em” (SGK TV4, T2,
trang 18), GV cần giúp học sinh biết sử dụng đúng từ ngữ để đặt câu trong những
tình huống cụ thể. Ví dụ, học sinh khơng thể miêu tả mặt bàn hình vng (vì bàn
học sinh) hay bàn được làm bằng sợi ni lông tổng hợp.
- Tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể mà GV hướng dẫn học sinh dùng nghĩa đen hay nghĩa
bóng của từ, có sự lựa chọn từ trong cùng trường nghĩa (những từ có nghĩa gần
nhau). Trong quá trình hướng dẫn học sinh đặt câu (miệng), giáo viên cần phân tích
các từ dùng sai trong ngữ cảnh câu văn để học sinh nhận biết. Phân tích cấu trúc
câu sai ngữ pháp (nếu có): Chỉ ra các thành phần câu, trật tự của các thành phần
câu, trật tự từ trong câu, cách sử dụng dấu câu, ... để học sinh nhận biết lỗi sai trong
câu và tự sửa lỗi.
Ví dụ: Trong bài viết Tả chiếc bàn học ở lớp hay ở nhà của em, em Nguyễn Thị
Nga lớp 4A viết như sau: Bố mẹ bảo em phải dữ gìn cẩn thận và em sẽ luôn giữ
mãi đến năm lớp sáu mà em luôn giữ mãi đến khi chiếc bàn hư.
Hay trong bài văn tả chiếc cặp, em Dương Thị Thu Hường lớp 4A tả như sau:
Chiếc cặp em đeo trên mình một màu hồng xinh xinh.
Do các em chưa hiểu nghĩa của từ và cách dùng từ đặt câu để tạo nên một ý nghĩa
trọn vẹn nên sa vào lủng củng, rườm rà; diễn đạt sai ý.
- Bên cạnh đó, khi hướng dẫn học sinh đặt câu miêu tả, giáo viên cần gợi ý cho học
sinh dùng các hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hố để làm nổi bật ngoại hình hay
hoạt động được miêu tả. Ví dụ: Miêu tả cây bàng: “Cây bàng như một chiếc ô xanh
khổng lồ; mỗi chiếc lá bàng như một chiếc quạt xanh quạt vào khơng gian” (Trích
trong bài văn Tả một cây có bóng mát của em Cái Thị Tú) hay nhân hóa chiếc bàn

học mang tính cách của con người: “Đến giờ rồi, vào học thơi. Đó là tiếng gọi thân
thuộc của chiếc bàn học của em đấy” (Trong bài văn Tả chiếc bàn học ở lớp hay ở
nhà của em của em Khắc Thị Quỳnh Như lớp 4A)

14


4. Biện pháp 4 : Cho học sinh tự lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn ý
trước khi viết văn nhằm rèn kĩ năng tạo lập văn bản (liên kết câu tạo thành
đoạn, bài)
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày bố cục của văn bản (tức là sự xếp đặt,
trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh : miêu tả theo trình tự thời
gian hay khơng gian) bằng câu hỏi dẫn dắt : Em cần trình bày bài viết của mình như
thế nào ? (Trình bày theo mấy phần? Đó là những phần nào ?)
- Hướng dẫn học sinh xác định đúng nội dung của từng phần (mở bài, thân bài và
kết bài)
Biện pháp này là bước cơ bản giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả có chất
lượng. Sau khi học sinh đã có một vốn từ TV nhất định liên quan đến yêu cầu của
bài tập, GV cho học sinh lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn ý vừa lập. GV
giúp học sinh sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt,... để hoàn thiện những ý cơ bản
nhất theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ với đề bài “Tả chiếc cặp sách của em” (SGK TV4, T2, trang 18) , GV cần
hướng dẫn hs lập được một dàn ý chi tiết như sau (minh họa):
* Mở bài (trực tiếp hay gián tiếp)
- Mở bài trực tiếp: Vào đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp xinh xắn.
- Mở bài gián tiếp: Cũng như bao đứa bạn cùng lớp, ngày khai trường là ngày mà
em mong chờ nhất. Trước ngày khai trường, mẹ đã mua cho em đủ sách vở và đồ
dùng học tập. Trong số đó, ấn tượng nhất là chiếc cặp sách mà mua về từ Thủ đô
Hà Nội....
* Thân bài :

- Hình dáng, kích thước: chiếc cặp hình chữ nhật, dài khoảng hai gang tay, rộng
một gang tay, ...
- Cặp vừa có quai đeo, vừa có quai xách nên rất tiện
- Màu sắc: Bao trùm chiếc cặp là một màu xanh lơ (xanh nhạt, xanh đậm, ..) với
đường viền màu đỏ (màu đỏ viền đen, ...)
15


- Chất liệu: Cặp được làm bằng sợi ni lông tổng hợp nên không thấm nước, bền và
đẹp
- Đường khâu đều đặn bằng chỉ dù đen (đỏ, xanh, ...) chạy vịng quanh chiếc cặp
- Cấu tạo: Cặp gồm có hai, ba, ... ngăn được ngăn cách bởi các lớp vải mềm. Mỗi
ngăn có một cơng dụng riêng của nó...
- Nắp cặp có khóa cặp bằng nhựa (sắt mạ kền, mạ vàng, ..) màu đen để chống trộm
- Một số đặc điểm nổi bật trên chiếc cặp: mặt cặp được trang trí thêm hình chú thỏ,
tranh phong cảnh, đồng lúa vàng, ... làm tăng thêm vẻ đẹp cho chiếc cặp...
* Kết bài (mở rộng hay không mở rộng)
- Kết bài không mở rộng: Em rất vui và tự hào khi có được chiếc cặp xinh xắn này.
- Kết bài mở rộng: Chiếc cặp là người bạn đồng hành thân thiết của em mỗi khi đến
trường. Ngày ngày, em không quên dùng một chiếc giẻ mềm lau chùi cho chiếc cặp
luôn sạch sẽ. Đối với em, chiếc cặp này thật quý biết bao!
Sau khi lập được dàn ý dưới sự hướng dẫn của GV, Gv cho hs trình bày miệng
dàn ý vừa viết nhằm rèn kĩ năng diễn đạt, liên kết câu tạo thành đoạn, bài tránh rơi
vào lủng củng, câu què, câu cụt, dùng từ thiếu chính xác.
5. Biện pháp 5 : Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn của
từng học sinh (qua việc thực hành - luyện tập ở lớp cũng như ở nhà), từ đó
phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo trong thời gian tiếp theo
Việc nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh là rất cần thiết đối với mỗi giáo
viên. Trên cơ sở đó, giáo viên biết mình cần quan tâm đến học sinh nào ? Học sinh
này yếu những kĩ năng gì ? Học sinh kia yếu những kĩ năng gì ? để có biện pháp

rèn luyện thích hợp.
Trên thực tế, các biện pháp nêu trên cần được tiến hành một cách đồng thời và
liên tục trong mỗi tiết dạy. Mặt khác, giao bài tập về nhà và kiểm tra việc học ở nhà
là một việc làm không thể thiếu, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức của các em ở
lớp được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không thể ngày một ngày hai mà học sinh hình
thành được kĩ năng mà cần phải có một q trình lâu dài và kiên trì. Cũng không
16


thể rèn kĩ năng cho tất cả các học học sinh trong cùng một lúc mà phải biết nên tập
trung rèn kĩ năng cho học sinh nào trước, học sinh nào sau.

III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Các biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng để rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 4A
Trường TH Mai Thủy và đã thu được một số kết quả như sau (theo kết quả khảo sát
chất lượng đợt 4 năm học 2011 - 2012)
Bảng 7: Thống kê điểm bài khảo sát đợt 4 (Phân mơn TLV)
Điểm

1

2

3

Lớp
4A
0
0
0

* Điểm trung bình là : 7,0

4

5

6

7

8

9

10

0

3

3

13

6

1

0


Tổng
số hs
26

Bảng 8: Thống kê tỉ lệ phần trăm
Xếp loại

Yếu kém

Trung bình

Khá

Giỏi

Ghi

(1, 2, 3, 4)
SL
%

(5, 6)

(7, 8)
SL
%

(9, 10)
SL
%


chú

SL
%
Lớp
4A
0
0
6
23,0
19
73,1
Bảng 9 : Thống kê các loại lỗi văn viết của HS lớp 4A
Lỗi
Lớp
4A

Lỗi chính tả

Lỗi dùng từ

5

4

1

3,8


Lỗi viết

Tổng số học

câu

sinh

3

26

Bảng 10 : Thống kê tỉ lệ phần trăm mắc lỗi của HS lớp 4A
Lỗi
Lớp
4A

Lỗi chính tả

Lỗi dùng từ

19,2

15,4

Lỗi viết
câu
11,5

Tỉ lệ (%)

100

* Đánh giá kết quả đạt được:
Từ các bảng thống kê cho thấy: Điểm trung bình cuối năm (7,0) tăng so với đầu
năm (5,5). Số học sinh yếu kém (điểm từ 1 đến 4) khơng có em nào, chiếm tỉ lệ 0%

17


(so với đầu năm là 23,0%). Số học trung bình (điểm từ 5 đến 6) là 6 em, chiếm tỉ lệ
23,0% (so với dầu năm là 53,8%). Số học sinh khá giỏi (điểm từ 7 đến 10) là 20
em, chiếm tỉ lệ 76,9% (so với đầu năm là 23,0%). Kết quả trên cho thấy số học sinh
yếu kém đã không cịn, tỉ lệ học sinh trung bình được giảm xuống và tỉ lệ học sinh
khá giỏi đã được nâng lên đáng kể.
Mặt khác, các loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu tuy vẫn còn nhưng cũng
đã giảm so với đầu năm.
Những kết quả đạt được cho thấy các biện pháp nêu trên bước đầu đem lại hiệu
quả.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để lập kế hoạch
phụ đạo, bồi dưỡng.
- Việc rèn kĩ năng viết văn và cảm thụ văn cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy,
trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú trọng rèn và sửa lỗi văn viết cho sinh
ngay từ lớp 2.
- Cần chuẩn bị bài dạy kĩ càng, chu đáo để giúp giáo viên khi lên lớp cảm thấy tự
tin, tổ chức giờ dạy có hiệu quả hơn
- Cần xác định trọng tâm kiến thức bài dạy và kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học
sinh qua mỗi loại bài
- Khi hướng dẫn học sinh viết văn, GV cần đưa ra các gợi ý dưới dạng “mở” cho

học sinh lựa chọn để tìm các hình ảnh, chi tiết thích hợp.
- Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét phải rõ ràng, có tính gợi
vấn đề và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
- Trong giờ học, giáo viên phải yêu cầu tất cả các học sinh cùng làm việc, cùng suy
nghĩ về vấn đề cần giải quyết. Giáo viên cần khuyến khích, động viên cũng như
uốn nắn những sai lầm của các em một cách kịp thời, đúng lúc.
- Phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách giải quyết

18


- Cần thực sự chú trọng rèn kĩ năng viết văn cho học sinh (quan tâm hướng dẫn học
sinh sửa lỗi viết văn).
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận
Với sự phát triển nhanh của đất nước đòi hỏi quá trình giáo dục phải đào tạo được
những con người đáp ứng với thời cuộc. Đặc biệt là phải đào tạo ngay từ Tiểu học.
Trình độ phát triển tư duy của học sinh tiểu học một phần phụ thuộc vào nội dung
và phương pháp giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Trong dạy học các mơn học nói
chung và dạy học phân mơn Tập làm văn nói riêng, ngồi việc cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản, giáo viên cần quan tâm rèn luyện kĩ năng cho học
sinh. Đề tài này nhằm mục đích nói trên.
Qua triển khai đề tài ở cơ sở bước đầu đã thu được những kết quả sau:
- Đã đưa ra được một số biện pháp và ví dụ minh hoạ để rèn kĩ năng viết văn miêu
tả cho học sinh lớp 4, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, phát
huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo của học sinh.
- Bước đầu rèn cho học sinh lớp 4 kĩ năng viết văn miêu tả
- Việc áp dụng các biện pháp nêu trên cho thấy bước đầu các biện pháp này đã đem
lại hiệu quả và có tính khả thi

- Song bên cạnh đó, đề tài cịn một số hạn chế nhất định :
- Các biện pháp trên chỉ áp dụng rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4A
Trường TH Mai Thủy.
- Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trên còn khiêm tốn (tỉ lệ học sinh khá
giỏi chỉ chiếm 76,9% nhưng tỉ lệ học sinh trung bình và yếu đã được giảm so với
đầu năm).
- Phạm vi triển khai và áp dụng còn hẹp.

2. Đề xuất
Qua nghiên cứu nội dung phân môn Tập làm văn lớp 4, tôi nhận thấy : nội dung
phân mơn Tập làm văn cịn “nặng” đối với học sinh. Vì vậy, cần linh hoạt tăng thời
19


gian cho giáo viên khi dạy phân mơn này. Có như vậy, hiệu quả dạy học mới có thể
được nâng cao.
Những kết quả đạt được của đề tài mới chỉ là bước đầu. Tác giả đề tài hi vọng sẽ
tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi ứng dụng của
đề tài. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chun mơn, đồng nghiệp và bạn bè
để giúp tơi hồn thiện sáng kiến này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Mai Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Đánh giá của HĐKH Nhà trường

Người viết

Nguyễn Văn Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng, Đổi mới nội dung và phương pháp

giảng dạy ở Tiểu học, NXBGD, HN - 1998
2. Bùi Văn Huệ, Tâm lí học Tiểu học, NXBĐHSPHN, HN - 1995
3. Trần Mạnh Hưởng, Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, NXBGD,
2001
4. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng, Trần
Thị Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh, Tiếng Việt 4 (T1, 2), NXBGD, 2008
20


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
I. Lí do chọn đề tài

............................................................................................

1
II. Mục đích đề tài ............................................................................................

2

III. Nhiệm vụ đề tài ..........................................................................................

2

IV. Đối tượng và phạm vi đề tài .....................................................................

2

V. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................


2

B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................
I. Cơ sở lí luận

3

..................................................................................................

3
II. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................
5
CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TH MAI THỦY
I. Biện pháp 1 : Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (rèn kĩ năng nhận
diện thể văn và phân tích đề bài) ........................................................................ 10
II. Biện pháp 2 : Đưa ra các gợi ý dưới dạng mở nhằm cung cấp cho học sinh
một số đặc điểm, cơng dụng, tính cách liên quan đến đối tượng cần tả; chú ý

21


những nét riêng, đặc sắc của đối tượng được tả nhằm rèn kĩ năng tìm ý.........
11
III. Biện pháp 3 : Hướng dẫn học sinh dùng từ để đặt câu miêu tả (miệng)
và sửa lỗi (nếu có) nhằm rèn kĩ năng chọn từ, tạo câu, kĩ năng diễn đạt .........12
IV. Biện pháp 4 : Cho học sinh tự lập dàn ý chi tiết và trình bày miệng dàn
ý trước khi viết văn nhằm rèn kĩ năng tạo lập văn bản (liên kết câu tạo thành

đoạn, bài)

............................................ 13

V. Biện pháp 5 : Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn của
từng học sinh (qua việc thực hành - luyện tập ở lớp cũng như ở nhà), từ đó
phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo trong thời gian tiếp theo
................... 14
VI. Một số kết quả đạt được..................................................................................15
VII. Bài học kinh nghiệm
......................................................................................16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận ..............................................................................................................17
2. Đề xuất
................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................19
MỤC LỤC ................................................................................20

22



×