Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.42 KB, 2 trang )

THAM LUẬN
Những biện pháp tích cực và kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện Thông tư
30/2014 về đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số
32/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 công tác đánh giá thường xuyên đã được chú
trọng đến hình thức: ghi điểm kết hợp với đánh giá bằng nhận xét. Đến năm 20132014, tiến hành thực hiện không cho điểm mà chỉ ghi nhận xét đối với học sinh lớp
1 và thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét theo công văn 5737-BGDĐTGDTH/21/8/2013 đối với các trường thực hiện Mô hình trường học mới (VNEN).
Ngày 20/8/2014, thực hiện công tác đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2014 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung
Ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện và giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học (gọi tắt
là thông tư 30) thay thế cho thông tư 32/TT-BGDĐT.
Quá trình đó giúp giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên trường tiểu học số
1 An Thủy nói riêng tiếp cận Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT một cách nhẹ nhàng
và khá thuận lợi. Tuy nhiên việc đánh giá theo Thông tư 30 là vấn đề mới nên giáo
viên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Trong Hội nghị hôm nay, tôi mạnh
dạn chia sẻ Những biện pháp tích cực và kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện Thông
tư 30/2014 về đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thứ nhất, tác động làm thay đổi quan điểm đánh giá, chủ động tiếp cận
Thông tư 30 qua đó giáo viên hiểu được mục đích, nội dung, nguyên tắc và cách
thức đánh giá. Giáo viên cần nắm được tính mới, tính mở, tính nhân văn của thông
tư 30.
Thứ hai, nắm vững được các kĩ thuật đánh giá thường xuyên, giáo viên xác
định được căn cứ nhận xét, cấu trúc, nội dung, hình thức của lời nhận xét; xác định
lời nhận xét cho ai? Mục đích của việc nhận xét để làm gì?
Thứ ba, tăng cường điều chỉnh bổ sung Tài liệu hướng dẫn học để đổi mới các
hoạt động học giúp học sinh có khả năng tự học, tự điều chỉnh, tự đánh giá, …quá
trình đó tạo cơ hội cho các em bộc lộ kiến thức, kĩ năng, năng lực và phẩm chất
một cách thực chất và rõ ràng, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá các em
hơn.
Thứ tư, rèn kĩ năng đánh giá thường xuyên trong quá trình tổ chức các hoạt


động học, dựa vào nội dung từng môn học, mục tiêu cần đạt của từng hoạt động,
từng bài, từng mạch kiến thức cũng như đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của học sinh
giáo viên đối chiếu với kết quả học tập, các sản phẩm học sinh đã hoàn thành để có
nhận xét kịp thời khích lệ được học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em đồng
thời tư vấn, hướng dẫn các em khắc phục những khó khăn trong học tập.
Thứ năm, rèn kĩ năng tổ chức đánh giá thường xuyên trong các hoạt động
giáo dục, giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, gắn việc học với
thực hành, lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, nhà trường với gia đình và xã hội, kết


hợp với tổ chức trong nhà trường : Đoàn, Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ
học sinh, chính quyền địa phương để đánh giá tác động nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp học sinh phát triển nhân
cách một cách toàn diện và sâu sắc.
Thứ sáu, lập kế hoạch đánh giá, tùy theo từng môn học, đối tượng học sinh.
giáo viên lập kế hoạch đánh giá thường xuyên. Đối với giáo viên chủ nhiệm thực
hiện việc đánh giá theo Thông tư 30 dễ dàng và thuận lợi tuy nhiên đối với giáo
viên bộ môn còn gặp khó khăn trong vấn đề về thời gian. Chính vì vậy, giáo viên
cần linh hoạt, chủ động lập kế hoạch đánh giá: xác định nhóm đối tượng ? thời gian
nhận xét; cách nhận xét sao cho gọn và rõ, ưu tiên cho nhóm đối tượng chưa hoàn
thành, nhóm đối tượng phát triển năng khiếu; sắp xếp ghi nhận xét vào vở , sản
phẩm học sinh khoa học tránh áp lực, đối phó, quá tải. Nắm vững công văn 6169/
BGDĐT-GDTH ngày 27/01/2014 giáo viên quan tâm đánh giá tất cả học sinh,
không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng
giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng nhằm giúp
các em tự tin, sang tạo, tiến bộ trong học tập.
Thứ bảy, tích hợp trong cách ghi nhận xét giúp giáo viên sẽ tiết kiệm được
thời gian, câu từ ngắn gọn hơn. Khi nhận xét vào vở học sinh nên tích hợp ghi
những khó khăn trong học tập của học sinh vào biện pháp, ví dụ: “ Nếu em viết
đúng độ cao của chữ hoa thì bài viết của sẽ đẹp hơn”; “ Nếu thuộc bảng nhân 5

thì em sẽ giải được bài toán này”. Giáo viên chủ động tích hợp giữa nhận xét bằng
lời và viết, tùy theo tình hình, đối tượng và điều kiện thời gian, giáo viên nhận xét
bằng lời hoặc viết một cách phù hợp.
Thứ tám, giáo viên đánh giá thường xuyên học sinh vì lương tâm và trách
nhiệm của nhà giáo. Có thể trong thời điểm này, một số ít giáo viên vẫn còn bỡ
ngỡ, lúng túng, khó khăn trong thực hiện đổi mới đánh giá tuy nhiên với tinh thần
nhiệt huyết vì sự đổi mới giáo dục, yêu nghề, mến trẻ, vì sự tiến bộ của học sinh thì
mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ vượt qua được tất cả.
Hai năm qua trường tiểu học số 1 An Thủy thực hiện Thông tư 30 hiệu quả,
đội ngũ giáo viên đã nắm được tính nhân văn sâu sắc của Thông tư : không có sự
so sánh, không có sự phân biệt giữa học sinh này với học sinh khác. Học sinh thật
sự hứng thú, cha mẹ học sinh đồng thuận và tin tưởng. 100% học sinh hoàn thành
chương trình và đạt năng lực và phẩm chất. Nhiều học sinh có cơ hội phát triển
năng lực .
Trên đây là một số ý kiến tham luận Những biện pháp tích cực và kinh
nghiệm sau 2 năm thực hiện Thông tư 30/2014 về đánh giá học sinh, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện. Xin cảm ơn quí vị đại biểu, các đồng chí đã chú ý lắng
nghe. Xin kính chúc quí vị đại biểu, các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và thành
đạt, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Người viết : Dương Thị Hồng Gấm



×