Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo án cô anh (5a) tuần 22 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.12 KB, 18 trang )

TUẦN 22
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết tính Sxq và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc và công thức
tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính Sxp và Stp của hình hộp chữ nhật có:
a) a = 25dm, b = 1,5dm, h = 18dm
b) a =

4
1
1
m, b = m, h = m
5
3
4

? Muốn tính được Sxq thì ta phải biết cái gì?
? Muốn tính được C mặt đáy thì phải biết gì?


? Các dự kiện này đã biết chưa?
? Để tính được Stp thì phải biết cái gì?
? Muốn tính được S đáy thì phải biết cái gì?
? Các dự kiện này biết chưa?
? Vậy bài này giải qua mấy bước?
- Cá nhân tự giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Công thức và cách tính Sxq - Stp của hình hộp chữ nhật.
Bài 2: Giải toán.
*Hỗ trợ:
? Muốn tính được DT quét sơn thì phải biết cái gì? Muốn tính được Sxq thì phải biết gì?
? Muốn tính được C mặt đáy thì phải biết gì? Các dự kiện này đã biết chưa?
? Để tính được S quét sơn thì phải biết gì? Muốn tính được S đáy thì phải biết cái gì?
? Các dự kiện này biết chưa? Bài này sẽ giải qua mấy bước?
- Cặp đôi trao đổi cách làm rồi giải vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Các bước giải sơn mặt ngoài là sơn Stp; Cách tính Sxq - Stp của hình hộp
chữ nhật không nắp (5 mặt).
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP ĐỌC:
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi
1, 2, 3 trong SGK).
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và
nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Ca ngợi những người dân chài dũng cảm táo bạo, dám rời mảnh đất
quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới để lập làng xây dựng cuộc sống mới, giữ
một vùng biển trời Tổ quốc.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn luyện đọc một đoạn
HS luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc diễn cảm trước lớp
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.



KỂ CHUYỆN:
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ
câu chuyện.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Học tập tấm gương tài giỏi của vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện:
- GV ghi bảng đề bài
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện trong nhóm
- Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: ND của từng tranh
- GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt
chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội
dung từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện .
? Câu chuyện vừa kể khuyên chúng ta điều gì?
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông
minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên
bình cho dân.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.


CHNH T: (Nghe - vit)
H NI
I.Mc tiờu: Giỳp HS
- Nghe - vit ỳng bi chớnh t, trỡnh by ỳng hỡnh thc th 5 ting, rừ 3 kh th,
- Tỡm c danh t riờng l tờn ngi, tờn a lý Vit Nam (BT2); Vit c 3 - 5 tờn
ngi tờn a lớ theo yờu cu BT3.
- HS cú ý thc vit rốn ch, vit rừ rng v gi gỡn v sch p.
II.Chun b: Bng ph.
III.Cỏc hot ng hc:
A. Hot ng c bn: 1. Khi ng:
- Ban vn ngh t chc cho lp chi trũ: i ch.
- GV gii thiu bi hc.
2. Hỡnh thnh kin thc:
* Tỡm hiu v bi vit
- Cỏ nhõn t c bi vit, 1 em c to trc lp.
- Chia s trong nhúm v ni dung chớnh ca bi vit v cỏch trỡnh by bi vit.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- Chia s vi GV v cỏch trỡnh by.

*Vit t khú
- Tỡm t khú vit v trao i cựng bn bờn cnh.
- Luyn vit vo nhỏp, chia s cựng GV.
B. Hot ng thc hnh
*Vic 1: Vit chớnh t
- GV c bi vit, lu ý cỏch trỡnh by bi vit, t th ngi vit v ý thc luyn ch vit.
- GV c tng cm t - HS nghe v vit chớnh t vo v.
- GV theo dừi, un nn.
- GV c chm - HS dũ bi.
*Vic 2: Lm bi tp
Bi 2: c on vn: + Tỡm danh t riờng l tờn ngi, tờn a lớ.
+ Nhc li quy tc vit hoa tờn ngi, tờn a lớ Vit Nam.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun, tỡm t thớch hp theo ngha ó cho.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- Nhn xột, cht: Cỏch phõn bit ting cha ch r/d/gi.
Bi 3: Vit mụt s tờn ngi, tờn a lớ em bit : Thc hin tng t bi tp 2
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - Chia s nhng iu ó hc vi ngi thõn.


Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2017
TOÁN:
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Mục tiêu: Giúp HS - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Mô hình hình hộp chữ nhật; Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi đáp nhau về đặc điểm của hình lập
phương.
- GV giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Hình thành quy tắc và công thức tính Sxq - Stp của hình LP.
- Yêu cầu HS quan sát hình lập phương nhận xét: Hình lập phương có mấy mặt?
? Các mặt của hình lập phương đều là những hình gì? Các hình vuông này ntn với nhau?
- Chốt: Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau.
? Vậy Sxq của hình lập phương được tính tn? Stp của hình lập phương được tính nt
nào?
- Chốt: Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
- Cho Sxq (DTxq), S (DT một mặt).
- Nhóm trưởng điều hành các bạn dựa vào quy tắc lập CT tính diện tích xung quanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt công thức: Sxq = S x 4 Stp = S x 6
*Việc 2: Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu HS đọc BT ở VD, phân tích các dự kiện đã cho, dự kiện cần tìm.
- Yêu cầu HS tính DT xung quanh và Stp của hình lập phương.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán
- Yêu cầu HS phân tích và xác định dạng toán.
? Muốn tính Sxq thì phải biết cái gì? Muốn tính Stp thì phải biết cái gì?
- Cá nhân giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán tính Sxq và Stp của hình lập phương.
Bài 2: Giải toán
- Yêu cầu HS phân tích và x/định dạng toán.
? Muốn tính S bìa dùng làm hộp thì phải biết cái gì? Vậy bài này giải qua mấy bước?
- Cá nhân giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.

- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính Sxq - Stp của HH LP không nắp( 5 mặt).
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP ĐỌC:
CAO BẰNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung toàn bài thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (TL được các
CH 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
- Giáo dục HS biết yêu quý và tự hào về cảnh đẹp và con người Việt Nam.
*HScó năng lực: TLCH 4, thuộc toàn bài thơ (câu hỏi 5)
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm
và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá

và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người
dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn luyện đọc một đoạn
HS luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc diễn cảm trước lớp
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
trong một số trường hợp đơn giản.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ; các mảnh bìa như BT2.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc và công thức
tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán.
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và xác định dạng toán

- Cá nhân tự giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính Sxq và Stp của hình lập phương.
Bài 2: Mảnh bìa nào có thể gập được một hình lập phương?
- Cặp đôi quan sát các hình vẽ và trao đổi với nhau để xác định mảnh bìa có thể gấp
được hình lập phương.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Mảnh bìa thứ 3, 4 có thể gấp được hình lập phương.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp mảnh bìa thành hình lập phương.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Cặp đôi quan sát các hình vẽ kết hợp đọc các thông tin và thực hiện tính diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần của hai hình để xác định câu trả lời nào đúng, câu trả lời nào
sai.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Trong 2 hình lập phương nếu cạnh gấp đôi thì diện tích xung quanh
gấp 4 lần: câu a và c sai, b - d: Đ.
C. Hoạt động ứng dụng: - Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính và quy tắc tính diện tích
xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TIẾP)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo câu
ghép (BT3).
- Có ý thức dùng đúng câu ghép quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả; Trình
bày bài cẩn thẩn, sạch đẹp.
*ND Điều chỉnh: Không dạy phần nhận xét, Không dạy phần ghi nhớ, chỉ làm BT2,
BT3 ở phần Luyện tập

II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ
điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a) ... chủ nhật này trời đẹp ... chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) ... bạn Nam phát biểu ý kiến ... cả lớp trầm trồ khen ngợi.
c) ... ta chiếm được điểm cao này ... trận đánh sẽ rất thuận lợi.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả vào vở nháp.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Yêu cầu HSKG giải thích cách đảo vế câu để có câu ghép mới.
- Nhận xét và chốt: Các cặp quan hệ từ trong kiểu câu ghép biểu thị quan hệ điều kiện –
kết quả; giả thiết - kết quả.
Bài 3: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện
- kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a) Hễ em được điểm tốt ...
b) Nếu chúng ta chủ quan ...
c) ... thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm vào VBTGK.
- Cặp đôi chia sẻ bài làm với nhau.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách thêm quan hệ từ đúng để tạo thành cặp quan hệ từ và vế câu
phù hợp với vế đã cho, có đủ CN - VN để có kiểu câu ghép biểu thị quan hệ điều kiện kết quả hoặc giả thiết - kết quả.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với bạn bè và người thân về những điều đã học.



ÔLTOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 22
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Tính được diện tích một số hình đã học và giải được bài toán liên quan đến tính diện
tích.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 6. HS có năng lực làm được BT vận
dụng


HĐNGLL:
Chủ đề : EM PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết các quy tắc giúp em được an toàn; đánh giá hành động, việc làm được phép và
không được phép giúp em phòng tránh bị xâm hại.
- Giúp HS rèn kĩ năng tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tính mạng của
bản thân.
- Biết nhận ra các biểu hiện, hành vi xâm hại và biết ứng phó phù hợp tình huống có
nguy cơ bị xâm hại. Thấy hậu quả của việc xâm hại..
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

• . Khởi động:

Việc 1: Ban văn nghệ điều hành cho các bạn hát bài hát khởi động.
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài.

Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: Tìm hiểu quy tắc giúp em được an toàn:
Việc 1: Cá nhân đọc các quy tắc bàn tay.
Việc 2: Thảo luận trong nhóm, giải thích vì sao em có thể có những cách giao
tiếp, ứng xử như vậy.
Việc 3: Chia sẻ trước lớp
HĐ 2: Thảo luận: ( chia lớp thành 2 nhóm nam- nữ)

Việc 1: Quan sát tranh và khoanh tròn những vùng không được phép động chạm trên cơ
thể bạn.
Việc 2: Chia sẻ ý kiến.
Việc 3: Giải thích vì sao người khác lại không được đụng chạm vào những vùng đó.

Việc 4: Chia sẻ trước lớp.
HĐ 3: Đánh giá hành động việc làm:
Việc 1: Cá nhân đọc các hành động việc làm ở sgk, đánh dấu x tương ứng những hành
động được phép và không được phép.
Việc 2: Chia sẻ ý kiến
Việc 3: Trình bày trước lớp.
HĐ 4: Em là tuyên truyền viên:


Các em quan sát 3 bức tranh thể hiện 3 bước phòng chống nguy cơ bị xâm hại tình dục
với các nội dung dưới đây.
Việc 1: Quan sát, suy ngẫm
Việc 2: Chia sẻ
Việc 3: Chia sẻ trước lớp: Giải thích vì sao mình từ chối- rời bỏ- chia sẻ
Tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân thông điệp và các bước phòng

chống nguy cơ bị xâm hại tình dục.
 Đọc thông điệp:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.

- Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về các hình thức xâm hại trẻ em.


Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017
LUYỆN TẬP CHUNG

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vân dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập
phương hình và hình hộp chữ nhật.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc và công thức
tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ
nhật.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:
a) a = 2,5m; b = 1,1m; c = 0,5m.
b) a = 3m; b = 15dm; c = 9dm.
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và xác định dạng toán.
- Cá nhân tự giải vào vở.

- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật.
Bài 3: Giải toán
*Hỗ trợ:
? Muốn biết diện tích xung quanh mới gấp diện tích xung quanh cũ bao nhiêu lần thì
phải biết cái gì?
? Muốn biết diện tích toàn phần mới gấp diện tích toàn phần cũ bao nhiêu lần thì phải
biết cái gì?
? Bài này giải qua mấy bước?
- Cặp đôi trao đổi cách làm rồi giải vào vở.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Trong một hình lập phương nếu cạnh gấp 3 lần thì diện tích xung
quanh gấp lên 6 lần, diện tích toàn phần gấp lên 9 lần.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính và quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích
toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong
truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
A. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi:
? Thế nào là kể chuyện?
? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
? Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận và trao đổi ý kiến với nhau, thư ký tập hợp
ý kiến và viết vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét chốt lại: + Khái niệm văn kể chuyện.
+ Tính cách nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật đó.
+ Cấu tạo của bài văn kể chuyện gồm có ba phần: MB, TB, KL
Bài 2: Đọc câu chuyện “Ai giỏi nhất” và TLCH bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:
? Câu chuyện trên có mấy nân vật?
? Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
? Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
- Yêu cầu HS đọc câu chuyện “Ai giỏi nhất?”
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và đọc lần lượt các câu hỏi để xác định đáp án đúng
nhất và làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Bốn nhân vật trong câu chuyện đó là những nhân vật nào?
? Vì sao bạn biết tính cách của nhân vật được thể hiện qua cả lời nói và hành động?
- GV nhận xét chốt lại: Các ý trả lời đúng là câu 1: có 4 nhân vật , câu 2: tính cách thể
hiện qua cả lời nói và hành động, câu 3:
+ Ý nghĩa của câu chuyện: Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học ở lớp.



LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (TIẾP)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1) Thêm được một vế câu ghép để tạo thành
câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện của BT3 .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu ghép.
*ND điều chỉnh: Không dạy phần nhận xét chỉ làm bài tập ở phần luyện tập.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu ghép.
a) Đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu trong từng câu ghép.
b) Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.
c) Gạch một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN trong từng vế câu.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các vế câu trong câu ghép; các quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cách
xác định CN, VN trong từng câu ghép.
Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương
phản.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét chốt lại: Cách thêm QHT đúng cặp QHT và vế câu phù hợp với vế đã cho và
có đủ CN-VNđể có kiểu câu ghép biểu thị QH tương phản.

Bài 3: Đọc mẫu chuyện vui “Chủ ngữ ở đâu?”
a) Đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu của câu ghép trong mẫu chuyện vui trên.
b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.
c) Gạch một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN trong từng vế câu.
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và tự làm vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét chốt lại: Các vế câu trong câu ghép; các quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cách
xác định CN, VN trong từng câu ghép
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào viết văn.


ÔL TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TUẦN 22
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu câu chuyện “Vua Lý Thái Tông đi cày”. Biết nhận xét về cách cai quản đất
nước của vua.
- Biết nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả.
- GD HS biết rèn luyện bản thân mình để trở thành con người tốt có ích cho xã hội.


Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2017
TOÁN:
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I.Mục tiêu: Giúp HS - Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một tình huống đơn giản
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Bảng phụ
III.Hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi đáp nhau về đặc điểm của hình lập phương.
- GV giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức:.
*Tìm hiểu ví dụ 1:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình:
? Hình lập phương như thế nào so với hình hộp chữ nhật? Vì sao em biết nó bé hơn?
- Chốt: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình
hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
*Tìm hiểu ví dụ 2:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình: ? Hình C gồm có mấy hình lập phương?
? Hình D gồm có mấy hình lập phương? Thể tích hình C ntn so với thể tích hình D?
- Chốt: Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
*Tìm hiểu ví dụ 3:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình: ? Hình P gồm có mấy hình lập phương?
- Tách hình P thành hai hình M và N.
? Hình M gồm có mấy hình lập phương? Hình N gồm có mấy hình lập phương?
? Thể tích hình P như thế nào so với thể tích hình M và hình N?
- Chốt: Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: ? Hình hộp CN A gồm mấy hình LP nhỏ?
? Hình hộp CN B gồm mấy hình LP nhỏ? Hình nào có thể tích lớn hơn?
- Cặp đôi quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh thể tích các hình.
Bài 2: ? Hình A gồm mấy hình LP nhỏ? Hình B gồm mấy hình LP nhỏ?
? So sánh thể tích của hình A và hình B?
- Cặp đôi quan sát mô hình và trả lời các câu hỏi.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh thể tích các hình.

C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP LÀM VĂN:

KỂ CHUYỆN

(Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân
vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
- Rèn kĩ năng viết 1 bài văn kể chuyện.
- Giáo dục HS yêu thích học văn kể chuyện.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Hướng dẫn phân tích đề bài
- GV ra đề cho học sinh viết bài.
Đề bài:
+ Đề 1: Hãy kể một kỉ niêm khó quên về tình bạn.
+ Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện mà em đã
học.
+ Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu
chuyện đó.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân
vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần).

+ Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân
lẫn trong cách kể.
- Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện.
- Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã
xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện.
- Gọi HS nhắc lại dàn ý một bài văn kể chuyện: Gồm có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
2. Thân bài: Kể các tình tiết diễn ra trong truyện theo trình tự thời gian. Khi kể cần kết
hợp tả ngoại hình nhân vật, tả không gian, cảnh vật lúc diễn ra các tình tiết.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa câu chuyện, rút ra bài học cho bản thân.
*Việc 2: Viết bài
- Học sinh viết bài vào vở.
- Thu bài theo nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại đoạn văn chưa hài lòng.


HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua và đề ra phương hướng
hoạt động trong tuần tới.
- GD các đội viên tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành tốt công việc được giao.
II.Các hoạt động học:
*Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
- Nghe GV giới thiệu bài mới
A. Hoạt động thực hành:

*Việc 1: Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua:

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban làm việc.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ, tổng kết phong trào thi đua:
“Thi đua học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích mừng Đảng mừng Xuân”.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban lên phổ biến kế hoạch hoạt động của
ban mình trong tuần tới:
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành: Phát động phong trào thi đua:
“Thi đua học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích chào mừng ngày quốc tế
phụ nữ 8 - 3 và ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26 - 3”.
- Mời TPTL lên chia sẻ, động viên các đội viên ở các ban tham gia tích cực vào phong
trào vừa phát động, cùng thi đua lập nhiều thành tích mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3 và
ngày 26 - 3.
B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.



×