Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo án cô anh (5a) tuần 24 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.05 KB, 16 trang )

TUẦN 24
Thứ hai/22/2/2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: -HS biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải
các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp .
- HS làm bài tập 1,2(cột 1) SGK
-HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: VBT bài 2.Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương:
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả, nêu công thức tính DTTP, thể tích của hình lập phương.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả.
Diện tích 1 mặt là: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần là: 6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích hình lập phương là:6,25x2,5=15,625 (cm3)
Đáp số:

Diện tích 1 mặt: 6,25cm2
Diện tích toàn phần : 37,5 cm2
Thể tích:15,625 cm3


Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq.

- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân thực hành đo và tính thể tích, DTTP của một hình lập phương hoặc
hình hộp chữ nhật.


TẬP ĐỌC:
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I.Mục tiêu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa, kể được 1 đến 2
luật của nước ta. (TLCH ở SGK)
- Giáo dục HS sống làm việc theo kỉ luật, luật pháp.
II.Chuẩn bị: Viết tên một số luật của nước ta hiện nay vào bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng
để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:


Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung các luật tục của người Ê-đê.
...........................................................................................................
Thứ ba/ 21/2/2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán .
- Biết tính thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương
khác. (HS làm được BT1, 2)
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: VBT, Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1:
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của một số.
Bài 2:
- Cá nhân làm bài.


- Trao đổi, chia sẻ kq.


- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là

3
. Như vậy, tỉ số phần
2

trăm của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là: 3 : 2 = 1,5 = 150%
b) Thể tích của hình lập phương lớn là:
3
2

64 x = 96 ( cm3)
Đáp số: a) 150%; b) 96cm3
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Cùng người thân thực hành đo và tính thể tích, DTTP của một hình lập phương hoặc
hình hộp chữ nhật.
……………………………………………………………….
TẬP ĐỌC:
HỘP THƯ MẬT
I.Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt thể hiện được tính cách
của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài:Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của Hai Long và những
chiến sĩ tình báo(TLCH ở SGK)
- Biết bảo vệ cuộc sống thanh bình trên quê hương em.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:


1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (4 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:


Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: : Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã
dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ

quốc.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung các luật tục của người Ê-đê.
...........................................................................................................
CHÍNH TẢ :( Nghe - viết):
NÚI NON HÙNG VĨ
I.Mục tiêu: -Nghe – viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ.
HSNK giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT3)
-HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: HS: Vở bài tập Tiếng Việt.Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:


- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học

 Tìm hiểu bài:

- Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai. :
tày đình, lồ lộ, chọc thủng, Phan-xi-păng, Mây Ô Quy Hồ, Sa Pa, ruổi.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
Làm bài tập:
Bài 2: Tìm tên riêng trong đoạn thơ:
- Đọc và làm bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
- Chia sẻ trong nhóm, một số nhóm trình bày KQ:
Đăm San, Y Sun, Mơ- Nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ -hao.
Bài 3: Giải câu đố và viết tên các nhân vật lịch sử sau:
Làm BT theo nhóm sau đó cử đại diện chơi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
.....................................................................................................
HĐNGGLL:
LÀNG NGHỀ QUÊ EM
I.Mục tiêu:
- Biết được một số làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương mình và của tỉnh
Quảng Bình.

- Biết giới thiệu về một số nghề truyền thống, sản phẩm của làng nghề ở địa phương.
- Biết quy trình làm một số sản phẩm truyền thống của địa phương.
- Bước đầu có ý thức giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương. Tự hào về quê hương
nơi mình đang sống.


II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về làng nghề địa phương
- Một số SP do làng nghề sản xuất
II. Hoạt động học:
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
• Khởi động:

Việc 1: Ban văn nghệ điều hành cho các bạn hát bài hát khởi động.
Việc 2: Nghe GV giới thiệu bài.
Việc 3: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: : Tìm hiểu các làng nghề truyền thống:
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm kể tên các nghề (hoặc làng nghề)
có tại địa phương mà em biết (nêu sản phẩm chủ yếu, nguyên liệu, quy trình sản xuất, gia
đình em có tham gia không, các sản phẩm truyền thống có gì đặc biệt,…)
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Quan sát một số tranh ảnh các làng nghề.
- Kể tên một số nghề truyền thống nổi tiếng của nước ta: Nghề gốm Bát tràng, nghề đúc
đồng ở phường Đúc; nghề làm nón ở Huế, Chiếu cói- Nga Sơn; vẽ tranh- Đông Hồ…
HĐ 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống:
? Nêu quy trình sản xuất một số sản phẩm làng nghề truyền thống mà em biết.

- Cá nhân thuyết trình trước nhóm .


- Chia sẻ trước lớp.
HĐ 3: Liên hệ- GD:
? Em cần làm gì để giữ gìn làng nghề của địa phương.
- Thảo luận nhóm, nêu các việc cần làm để giữ gìn làng nghề.
- Đại diện nêu: + Giới thiệu với mọi người về làng nghề và sản phẩm của quê hương
+ Yêu quý, tự hào
+ Có ý thức học hỏi và biết bảo vệ các SP…
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG.
- Cùng bạn hoặc người thân tham quan làng nghề của quê hương.
………………………………………………………………………………………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I.Mục tiêu:
- Làm được bài tập 1, làm được bài tập 4.
- Giáo dục ý thức giữ trật tự-an ninh.
ĐC: Bỏ BT 2,3
II. Chuẩn bị: GV:Bảng phụ, SGK, VBT.
HS: Từ điển Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học.


III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh?
- Trao đổi trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq. Lớp đối chiếu bài.
Ý b: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Bài 4: Tìm những từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể
giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
- Đọc và làm bài tập.

- Chia sẻ kết quả.
- Chia sẻ trước lớp, lớp thống nhất:
+Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha, mẹ; nhớ địa chỉ, gọi ĐT 113,
114,115..Kêu lớn để người xung quanh biết, đi theo nhóm, tránh nơi vắng vẻ…
+ Các cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, …
+ Người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: ông bà, chú, bác, người
thân, hàng xóm, bạn bè…
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân các từ ngữ thuộc chủ điểm An ninh- trật tự.
...........................................................................................................
KỂ CHUYỆN:
KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an
ninh biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục HS biết góp sức mình vào bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
- Điều chỉnh: Không dạy bài Kể chuyện được chứng kiến tham gia, thay bằng bài: Kể lại
một câu chuyện đã học
II. Chuẩn bị: + GV:Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
+ HS: 1 số sách, truyện, bài báo về các chiến sĩ an ninh công an, bảo vệ.
III.Hoạt động học:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động


- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Xác định y/c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:

-Các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn
không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân câu chuyện.
……………………………………………………….
Thứ tư/ 22/2/2017

TOÁN:
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về tính diện tích, thể tích của các hình đã học.
- Biết cắt ghép các hình để tính diện tích, thể tích các hình.
- Giáo dục học sinh ý thức làm bài tự giác, cẩn thận.
*Điều chỉnh: Bài “Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu” chuyển thành bài đọc thêm.
Dạy bài Luyện tập tổng hợp.
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, vở BT toán trang 39,40.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1:


- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của một số.
Bài 2:
- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq.

- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
a) Tỉ số thể tích của hình lập phương bé và hình lập phương lớn là


5
. Như vậy, tỉ số phần
8

trăm của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là: 8: 5 = 1,6 = 160%
b) Thể tích của hình lập phương lớn là:
8
5

125 x = 200 ( cm3)
Đáp số: a) 150%; b) 200 cm3
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Cùng người thân thực hành đo và tính thể tích, DTTP của một hình lập phương hoặc
hình hộp chữ nhật.
……………………………………………………………….
Thứ năm/ 23/2/2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- HS làm được BT2a, 3
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Các hình minh họa ở SGK.Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 2: Giải các bài toán liên quan đến diện tích tam giác, hình bình hành.


- Cá nhân làm bài.

- Chia sẻ kết quả.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS nêu cách làm.
Bài 3:
- Quan sát, trao đổi cách làm.

- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq.
- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
• Tìm bán kính hình tròn.
• Tính diện tích hình tròn.
• Diện tích hình tam giác.
• Diện tích phần đã tô màu
C. HĐ ỨNG DỤNG:
Chia sẻ cùng người thân công thức tính diện tích các hình đã học.
…………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
-Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hóa, so sánh trong
bài văn. (BT1)
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
- Biết bộc lộ tình cảm của mình qua cách dùng ngôn ngữ để tả, có ý thức giữ gìn các đồ vật.

II. Chuẩn bị: HS : VBT; GV : Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

1. Đọc và thực hiện các y/c:

- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc và trao đổi, thảo luận các câu hỏi.
- Chia sẻ trước lớp. Lớp nhận xét, thống nhất:


a) + Mở bài:Tôi có một người bạn đồng hành . . .màu cỏ úa (Mở bài theo kiểu trực tiếp.)
+ Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba . . .chiếc áo quân phục cũ của ba: Tả bao quát, tả bộ
phận, nêu công dụng…
+ Phần còn lại: kết bài theo kiểu mở rộng.
b)*Những hình ảnh so sánh trong bài: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy
thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh…
* Các hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
?Tác giả đã quan sát chiếc áo như thế nào. ( tỉ mĩ, tinh tế…)
2.Viết đoạn văn:
- Đọc y/c, xác định theo các gợi ý:
? Đề bài yêu cầu gì ?
-Yêu cầu HS gạch dưới các từ trọng tâm của đề bài.
-Yêu cầu HS chọn đồ vật để tả.
- Làm bài.

- Chia sẻ kết quả
- Một số HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung.

C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cấu tạo của một bài văn tả đồ vât.
.............................................................................................
LUYỆN TỪ &CÂU:
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được cặp từ nối trong câu ghép(BT1) thêm cặp từ nối thích hợp vào câu
ghép( BT2)
- Vận dụng vào nói, viết văn.
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép có cặp từ nối.
* Điều chỉnh: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ, chỉ làm Bt phần luyện
tập, Không gọi những từ dùng để nối các vế câu ghép là" từ hô ứng"
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào?
- Đọc và làm bài.


- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq.
Đáp án:
Ngày chưa tắt hẳn,/ Trăng đã lên rồi. -> 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ:
chưa- đã.

Chiếc xe ngựa vừa đậu lại./ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
-> 2 vế câu nối với nhau bằng cặp từ vừa- đã.
Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. -> 2 vế câu được nối với nhau
bằng cặp từ: càng- càng
Bài 2: Tìm các cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống:
Làm bài
- Chia sẻ kết quả.

- Một số H nêu kq trước lớp.
a) càng - càng
b) mới - đã; chưa - đã; vừa - đã.
c) bao nhiêu - bấy nhiêu
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về các cặp từ nối các vế câu ghép vừa học.
......................................................................................................
EM TỰ ÔN LUYỆN TV: ÔN VỀ TỪ NGỮ TRẬT TỰ - AN NINH; VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được các từ ngữ về trật tự- an ninh. Sử dụng được cặp quan hệ từ chỉ sự hô ứng để
nối các vế câu ghép.
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý.
HS làm hoàn thành các BT: 5,6,7
HSNK: Làm thêm BT 8
II. Hoạt động học: ( Nhất trí các hình thức học như TL)
...........................................................................................................
Thứ sáu/24/2//2017
TOÁN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS vận dụng làm các BT 1a,1b,2ở SGK/128.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.

II. Chuẩn bị: Các hình minh họa ở SGK/128.Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.


- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài a,b:
- Cá nhân làm bài.

- Chia sẻ kết quả.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS nêu cách làm.
• Sxq bể cá
• S đáy của bể cá
• S kính dùng làm bể cá
b) Thể tích bể cá: a x b x c
Bài 2 :
Thảo luận, nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích
hình hộp lập phương rồi làm bài.
- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq.
- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
a) Sxq: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2)
b) Stp: 1,5 x 1,5 x 6 =13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương: 1,5x1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)

C. HĐ ỨNG DỤNG:
Chia sẻ cùng người thân công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.
…………………………………………………………………….
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
- Lập được dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng í
- HS có ý thức giữ gìn các đồ vật.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

1. Lập dàn ý:


- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq.
2. Trình bày trước lớp:

- Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
+ Giới thiệu đồ vật
+ Miêu tả đồ vật
+ Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cấu tạo của một bài văn tả đồ vât.
.............................................................................................

EM TỰ ÔL LUYỆN TOÁN:
LUYỆN TẬP TÍNH DT, THỂ TÍCH
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
- Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan.
HS làm hoàn thành các BT 1,3 4
HSNK: làm thêm BT 8.
II. Hoạt động học: Nhất trí các HT học như TL
.............................................................................................................
SINH HOẠT ĐỘI

HĐTT:
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động Đội trong tuần 24, đề ra kế hoạch tuần 25.
- HS nhận thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân của chi đội từ đó có hướng khắc phục,
phát huy mặt tốt.
- GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể, ý thức tự phê.
II. Chuẩn bị: GV : Nội dung sinh hoạt, kế hoạch tuần 24
HS : Các ban tổng kết kết qủa hoạt động trong tuần để báo cáo.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá, nhận xét tuần 24:
- Chi đội trưởng điều khiển sinh hoạt.
+ Các ban báo cáo tình hình trong ban.
+ Các thành viên có ý kiến.
+ Xếp thi đua
- GV nhận xét chung:
2. Phương hướng tuần 25 :
- Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 24, khắc phục khuyết điểm.
-Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội, Sao nghiêm túc, chất lượng.
- Phát huy vai trò của đôi bạn cùng tiến, kèm cặp, giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành

các kĩ năng...
*********************************************************




×