Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo án cô anh (5a) tuần 17 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.86 KB, 19 trang )

Giáo án tuần 17
TUẦN 17
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TẬP CHUNG

TOÁN :
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS làm hoàn thành BT 1a, 2a, 3.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1a: Tính:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.

-Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu từng trường hợp chia số thập phân.
Bài 2a: Tính:
- Làm BT

- Chia sẻ kết quả

- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét: Nêu thứ tự thực hiện các phép
tính trong biểu thức.
a) (131,4-80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 ;
= 50,6 : 2,3 + 43,68


= 22 + 43,68 = 65,68
Bài 3: Giải toán:
- Thảo luận cách làm ( dạng toán, các bước giải…)
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ trước lớp.
Bài giải:
a)Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 - 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016= 1,6 %
b)Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 +254 = 16129 (người)
Đáp số: a)1,6% ; b) 16129 người
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân các dạng toán phần trăm.
..................................................................................................................
TẬP ĐỌC:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I.Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn .
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác
của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(TL được CH ở SGK )
- Giáo dục HS luôn có ý thức làm giàu chính đáng, suy nghĩ để làm giàu phù hợp với thực tế
của địa phương mình.
* GDMT:GV liên hệ cho H biết: ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi

không chỉ về thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà cũng nêu tấm gương
sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt
đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả thôn. . .
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



Giáo án tuần 17

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: Ca ngợi ông Phàn Phù Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác
của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng?
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
...........................................................................................................
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đó nghe hay đó đọc về những người biết sống đẹp biết
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
I.Mục tiêu:
- HS biết chọn được một câu chuyện đó được nghe, đó đọc nói về những người biết sống

đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý, biết trao
đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HSNK tìm được truyện ngoài SGK kể chuyện một cách tự nhiên sinh động .
- Bồi dưỡng cho HS lối sống tốt đẹp, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người.

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
*GDMT: GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ
môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố,...), chống lại những hành vi
phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui
cho người khác.
II. Chuẩn bị: Một số sách, truyện, bài báo viết về các danh nhân, truyện thiếu nhi.
III.Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Xác định y/c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.

* Kể trước lớp:

-Các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn
không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân câu chuyện.
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2016
LUYỆN TẬP CHUNG

TOÁN :
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần
trăm
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
- HS vận dụng làm tốt các bài tập SGK. ( HS làm được các BT 1, 2, 3).
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Viết các hỗn số sau thành số thập phân:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.

-Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu cách chuyển.
Bài 2: Tìm X:
- Làm BT

- Chia sẻ kết quả

- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét các trường hợp tìm X (nêu cách
tìm thừa số chưa biết, số chia)
Bài 3: Giải toán:
- Thảo luận cách làm ( dạng toán, các bước giải…); có thể làm 2 cách.
- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ trước lớp.
Bài giải:
Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
35% + 40% = 70% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được:
100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số: 25 % lượng nước trong hồ
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân các dạng toán phần trăm.
CHÍNH TẢ: ( nghe - viết) : NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. Mục tiêu:
-HS nghe - viết đúng bài chính tả, từ trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
-HS làm được BT2)

-HS có ý thức rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
 Tìm hiểu bài:

- Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

- Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
Làm bài tập:
Bài 2a: Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát vào mô hình cấu tạo vần.

- Đọc và làm bài tập.


- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài làm - Các nhóm khác chia sẻ bổ sung.
2b) Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên.
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
- Nghe giải thích: trong thơ lục bát:
Tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với bạn cách phân biệt r-d-gi.

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
EM TỰ ÔN LUYỆN TV:
TUẦN 17
I.Mục tiêu:
- Đọc và hiểu bài sự tích hồ Ba Bể. Hiểu được cách giải thích sự hình thành hồ Ba Bể của
người xưa và lòng nhân ái của hai mẹ con trong câu chuyện.
- Tìm được từ theo cấu tạo từ; tìm được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến; xác định đúng
các thành phần trong câu.
- HS làm các BT 2ª,b,3,4
- HSNK: Hoàn thành tốt các BT, làm thêm BT2c,d.
II. Hoạt động học: Nhất trí các hình thức học như TL
...........................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ

CẤU TẠO TỪ

I. Mục tiêu: - Giúp HS tìm và phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của các bài tập ở SGK .
- HS có ý thức dùng từ ngữ hợp với văn cảnh.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, VBT.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các
từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo….
- Đọc và làm bài.

- Trao đổi trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq. Hệ thống lại KT về loại từ
(Có 2 kiểu cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức; từ phức gồm hai loại: từ ghép, từ láy….)
- Từ đơn gồm một tiếng
- Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
- Từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy.
Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
- Đọc và làm bài

- Chia sẻ câu trả lời.

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17


- Một số H nêu kq trước lớp.
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa
b) trong veo, trong vắt, trong xanh: đồng nghĩa
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu: đồng âm
Bài 3: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong bài văn dưới đây. Theo em, vì sao nhà
văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- Thảo luận nhóm, nêu kq:
• Đồng nghĩa với tinh ranh là: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh,
khôn ngoan, khôn lõi…
• Đồng nghĩa với dâng là: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa…
• Đồng nghĩa với êm đềm là: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm…
Bài 4: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới…..
b) Xấu gỗ, …nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, …. Dùng mưu.
- Thảo luận bài tập, tham gia chơi giữa các nhóm.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân về từ đồng nghĩa/ trái nghĩa.
...........................................................................................................
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016
TOÁN:
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I.Mục tiêu
- Giúp HS bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ,
nhân,chia các số thập phân.
- HS làm được BT 1.
-HS cú ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, tính chính xác.
* Điều chỉnh- Không yêu cầu: chuyển một phân số thành số thập phân.
- Không yêu cầu làm bài tập 2, 3

II.Chuẩn bị: Máy tính bỏ túi.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
a) Mô tả máy tính bỏ túi:
Việc 1:

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
- Cùng bạn quan sát và mô tả máy tính.
? Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
? Trên các phím có những gì? ( HS tự kể trước lớp)
- HS nhấn phím ON và phím OFF và nêu kết quả quan sát được trên màn hình.
- Tác dụng của các phím.
b) Thực hiện các phép tính bằng máy tính bỏ túi:
- Cùng bạn thực hiện bấm và đọc kết quả của phép tính:

25.3 + 7.09 = ?
Kết quả xuất hiện trên màn hình. (32.39 tức là 32,39. Dấu chấm trên màn hình để ghi dấu
phẩy).
- Tương tự thực hiện một số phép tính khác.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính.:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.

- Ban học tập kiểm tra, Nhận xét.

- Một số H chia sẻ kq trước lớp.
126,45 + 796,892 =
352,19 – 189,471 =
75,54 x 39 =
308,85 : 14,5 =
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách sử dụng máy tính để thực hiện các phép tính.
TẬP ĐỌC:
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I.Mục tiêu:
Giúp HS đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát .
- Hiểu nội dung bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đó mang
lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(TL được các câu hỏi trong SGK)
Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
- Biết ơn những người nông dân lao động vất vả để làm nên những hạt cơm, hạt gạo
II. Chuẩn bị: bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 bài ca dao)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: : Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân mang lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



Giáo án tuần 17

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
...........................................................................................................
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2016
TOÁN:
SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN
VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.Mục tiêu:- HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- HS làm được BT1 dòng 1,2 ; Bài 2 dòng 1,2.
- GDHS ý thức tính toán cẩn thận, làm bài khoa học.
*Điều chỉnh: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Không làm bài tập 3.
II. Chuẩn bị: Máy tính bỏ túi; Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
a) Ví dụ 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
Việc 1:
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Nghe GV HD: Tìm thương của 7 và 40. Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên

phải số tìm được.
- HS thực hiện phép tính bằng máy tính.
- Đại diện một số HS trình bày cách làm.
%
0
÷
4
7
b)Ví dụ 2: Tính 34%của 56.
- Trao đổi cách tính một số phần trăm của một số.

- Thực hiện các thao tác trên máy.
c) Ví dụ 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
- Tương tự nêu cách tính một số biết một số phần trăm của nó
- Thực hiện các thao tác trên máy, đọc kq.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
Bài 1: Dùng máy tính để tính, viết kết quả vào cột tương ứng:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Ban học tập kiểm tra, Nhận xét.

- Một số H chia sẻ kq trước lớp.
Bài 2 (dòng 1,2):
- Cá nhân làm
- Chia sẻ trong nhóm

- Một số nhóm nêu kq.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
Cùng bạn thi đua sử dụng máy tính để tính một số phép tính.
..................................................................................................................
KỸ THUẬT
THỨC ĂN NUÔI GÀ. (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng để
nuôi gà ở địa phương (nếu có).
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II. CHUẨN BỊ:
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh ở SGK, một số mẫu thức ăn (lúa, ngô, tấm, đỗ, thức ăn hỗn hợp)
- Phiếu học tập. (giấy to – bút dạ)
2. Học sinh:
- SGK…
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* HĐ Khởi động:

- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
- Hội đồng tự quản mời cô giáo vào bài học.
Xác định mục tiêu bài
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)

Việc 2: Trao đổi MT bài trong nhóm .
Việc 3: Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu
của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
* Hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.

Việc 1: Đọc nội dung mục 1 (SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển Kể?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
+ Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
Việc 2: Chia sẻ
Việc 3: Thống nhất ý kiến và báo cáo với cô giáo.

2.Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà.

Việc 1: Đọc thông tin ở SGK kết hợp với quan sát hình 1 và từ thực tế và trả lời câu
hỏi ở PHT
Việc 2: Ghi vào PBT kết quả của mình.

Việc 3: Trao đổi với bạn.
Việc 4: Thống nhất kết quả.

Việc 1: Thảo luận chung.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo về kết quả và những điều em chưa hiểu.

3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.

Việc 1: Đọc thông tin ở mục 2 SGK và trả lời câu hỏi ở PHT
Việc 2: Ghi vào PBT kết quả của mình.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



Giáo án tuần 17

Việc 3: Trao đổi với bạn.
Việc 4: Thống nhất kết quả.

Việc 1: Thảo luận chung.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo về kết quả và những điều em chưa hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Bài tập 1: Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?

Em trao đổi SGK với bạn và chia sẻ cách làm bài tập 1.

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân.
****************************************

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu:
- Tìm được 1 câu kể, 1 câu hỏi, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu
câu đó(BT1).
-Phân loại được các kiểu câu kể(Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?), xác định đúng chủ ngữ,
vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu BT2.

- HS có ý thức nói, viết thành câu.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đọc mẫu chuyện vui:
a) Tìm trong mẫu chuyện trên:
- Một câu hỏi
- Một câu kể
- Một câu cảm
- Một câu khiến
b) Nêu những dấu hiệu của mỗi kiểu câu trên.
- Đọc và làm bài.

- Trao đổi trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq. Nghe GV nhận xét bổ sung…
Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẫu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu
(chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ).
- Cá nhân đọc bài Quyết định độc đáo.
- Thảo luận, thống nhất kq.
• Các câu kể kiểu Ai làm gì?
+ Cách đây không lâu (TN),/ lãnh đạo thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh (CN)// đã
quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn (VN).

+ Ông chủ tịch Hội đồng thành phố (CN) //tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi
ngữ pháp và chính tả (VN).
• Các câu kể kiểu Ai thế nào?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi (TN), /công chức (CN)// sẽ bị phạt 1 bảng (VN).
• Các câu kể kiểu Ai là gì?
+ Đây (CN)// là biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh (VN).
- Một số em đọc bài trước lớp, lớp nhận xét.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách phân biệt các kiểu câu.
TẬP LÀM VĂN :
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
Đề bài: Viết một lá đơn xin học môn tự chọn, Ngoại ngữ (hoặc tin học)
I. Mục tiêu:
- HS biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1)

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
- Biết viết một lá đơn xin học môn tự chọn, Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức đủ nội
dung cần thiết .
- Trình bày trước các bạn rõ ràng, lưu loát, viết trung thực.
* Điều chỉnh: Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, VBT
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


Bài 1: Điền nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Đọc và làm bài.
Lưu ý: Cần ghi chính xác và đầy đủ tên trường, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ
nơi ở của mình. Phần ý kiến cha mẹ em có thể ghi thay.

- Chia sẻ trong nhóm.
- Một số HS đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin
học.
Gợi ý: Dựa vào mẫu đơn ở bài tập 1 em cần thay đổi phần nào, giữ nguyên phần nào
để nội dung đơn phù hợp với yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS tự chọn nội dung viết đơn
xin học môn Ngoại ngữ hoặc tin học.

- Cá nhân đọc bài.
- Một số em đọc bài trước lớp, lớp nhận xét.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách viết một lá đơn xin học.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2016
HÌNH TAM GIÁC

TOÁN:
I. Mục tiêu : Biết :
- Đặc điểm của hình tam giác có : 3 cạnh , 3 đỉnh , 3 góc
- Phân biệt 3 dạng hình tam giác ( Phân loại theo góc )
- Nhận biết đáy và đường cao ( tương ứng) của hình tam giác
BT cần làm: 1,2
II- Đồ dùng : Bộ đồ dùng học toán , ê ke.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



Giáo án tuần 17
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
a) Hình tam giác:
A

B

C

- HS quan sát hình vẽ trên bảng: Hình tam giác ABC và nêu rõ: số cạnh, số đỉnh, số góc, tên
các cạnh, các đỉnh và tên các góc của hình tam giác đó.
- Chỉ và nêu trong nhóm.
- Một số HS lên bảng chỉ và trình bày.
- Quan sát tiếp 3 hình tam giác ở bảng hoặc (sgk) đọc tên từng hình tam giác.
*HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình
hình học.
b) Đáy và đường cao:
- Quan sát hình tam giác ABC có đường cao AH như sgk, nêu đường cao và đáy của hình
tam giác
- Quan sát hình và miêu tả đặc điểm của đường cao AH: ( Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông
góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác)
- Quan sát và nhận biết đường cao của hình tam giác trong các trường hợp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác:

- Quan sát hình vẽ sgk, làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu.
- Một số HS trình bày kq trước lớp.
Bài 2: Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác.
- Trao đổi trong nhóm: nhóm trưởng y/c từng bạn chỉ và đọc

- Một số H chia sẻ kq trước lớp.
VD: tam giác ABC có đáy AB, đường cao CH; tam giác DGE có đáy EG đường cao DK; ...
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân các đặc điểm của hình tam giác.
..................................................................................................................
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh


Giáo án tuần 17
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Mục tiêu:
- Giúp HS rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi
tiết, cách diễn đạt, trình bày)
- Nhận biết lỗi trong bài văn và viết lại được một đoạn cho đúng.
- Học sinh cú ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi.
II. Chuẩn bị: GV: viết sẵn các đề bài lên bảng phụ; ghi các lỗi sai phổ biến vào bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


- Nghe GV nhận xét bài làm.
- Sửa lỗi sai

- Đọc một số bài văn hay.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Cùng bạn tìm đọc một số bài văn tả người.
...................................................................................
EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN:
tuần 17
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính với số thập phân; biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài
toán về tỉ số phần trăm.
- Làm các BT 2,3,6,8
- HSNK làm thêm bT vận dụng.
II. Hoạt động học: Nhất trí các hình thức học như TL.
...................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần 17. Các thành viên tự đánh giá kết quả GD của mình trong tuần.
- Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 18.
II. Chuẩn bị: - Các trưởng ban: Điểm thi đua trong tuần.
- CTHĐTQ: Sổ nhận xét tuần
III.Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



Giáo án tuần 17
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

* CTHĐTQ điều hành:
1. Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần của ban mình.
2. CTHĐTQ nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp.
- Bình bầu thi đua.
- Cá nhân tham gia phát biểu ý kiến.

3. Nghe GVCN nhận xét, phổ biến kế hoạch tuần 18.
+ Tăng cường học tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.
+ Tiếp tục ổn định tốt các nề nếp
+ Bồi dưỡng các CLB theo lịch của nhà trường.
+ Tăng cường HĐ của HĐTQ và các ban, đôi bạn cùng tiến.
+ Giữ vệ sinh lớp học và khu vực được phân công.
+ Trang trí lớp học….
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn thực hiện tốt các kế hoạch đề ra
*****************************************************

GV: Nguyễn Thị Thúy Anh



×