"Một số biện pháp giúp dạy trẻ 5 - 6 tuổi biết đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số
trong phạm vi 10".
"Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những
kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là
một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt
động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình
thành những biểu tượng về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian
để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai
đoạn tiếp theo.
Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có
được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải
truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá,
nghiên cứu để tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn
giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì
giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiến thu một cách dễ dàng hơn, qua đó
để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán
sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ
tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn.
Dạy trẻ về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và hình thành cho trẻ các biểu tượng
toán về tập hợp, số lượng, phép đếm... Trong đó yêu cầu của nội dung này là trẻ phải đếm được
thứ tự trong phạm vi đếm 10. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong các nội dung
khác của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Do vậy việc cho trẻ làm quen với toán trong chương trình giáo dục mầm non là một hoạt
động hết sức quan trọng trong việc hình thành kiến thức cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Thông qua
việc cho trẻ làm quen với toán người lớn mà cụ thể là cô giáo giúp cho trẻ hiểu sâu hơn về
những kiến thức toán học.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ 5-6 tuổi học tiết đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số
trong phạm vi 10 có hiệu quả đó là câu hỏi tôi luôn đặt ra và cũng là lý do tôi chọn đề tài: "Một
số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi biết đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số trong phạm vi
10".
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi chỉ tập trung nghiên cứu: "Một số
biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi biết đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số trong phạm vi 10"
trong trường Mầm non hi vọng rằng từ những biện pháp đưa ra sẽ giúp trẻ 5 - 6 tuổi có hứng thú
hơn trong việc làm quen với toán.
a. Thuận lợi:
- Lp hc luụn nhn c s quan tõm ca ban giỏm hiu nh trng u t c s vt
cht nh mua sm b hc toỏn, lụ tụ toỏn cho cỏc chỏu.
- Hng nm tụi c d cỏc bui sinh hot chuyờn ca cm, ca trng t chc. ú
cng l iu kin tụi c hc tp, cng c thờm kin thc phc v cho tit dy ca mỡnh.
- Bn thõn tụi cú k hoch ging dy mụn hc v cỏc hot ng rt c th ngay t u
nm hc.
- i vi ph huynh mụn toỏn l mt trong mi quan tõm hng u, h luụn mong
mun con em hc tt mụn toỏn.
2. Khú khn:
- Ph huynh chim a s lm ngh nụng nờn ớt cú thi gian v iu kin quan tõm n
con em mỡnh, c bit l vic kốm cp cỏc chỏu hc.
- Vic lm dựng chi sỏng to phc v cho gi hc toỏn cũn hn ch.
Qua kho sỏt thc t cho thy:
Có 6/17 cháu đạt khá tốt, tỷ lệ 35% biết m, nhn bit s lng, nhn bit
ch s trong phm vi 10.
Có 7/17 cháu, tỷ lệ 41% đạt TB.
Có 4/17 cháu, tỷ lệ 24% đạt loại yếu.
Hơn nữa vào đầu năm học tôi cha nắm bắt đợc tâm lí, ý thích của
trẻ, cha tạo đợc môi trờng để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động làm quen với
toán nên giờ học cha đạt kết quả cao.
T kt qu kho sỏt trờn tụi thy rng kh nng hc tit m, nhn bit s lng, nhn
bit ch s trong phm vi 10 ca tr cũn ớt nờn dn n kt qu cha cao, tr cha hng thỳ
trong gi hc. Vỡ vy mun giỳp tr 5- 6 tui biết m, nhn bit s lng, nhn bit ch s
trong phm vi 10 tụi ó mnh dn a ra nhng bin phỏp sau:
2.2. Cỏc bin phỏp:
Bin phỏp th nht: Xõy dng mụi trng trong v ngoi lp.
Mụi trng hc tp l ni cung cp cỏc ngun thụng tin, phong phỳ a dng nhm giỳp
tr tỡm tũi khỏm phỏ sỏng to v phỏt hin nhiu iu mi l, hp dn phỏt trin tr tớnh c
lp v hot ng tớch cc. Vi tm quan trng nh vy nõng cao cht lng giỏo dc tr 5 - 6
tui Lm quen vi toỏn núi chung v loi tit m, nhn bit s lng, nhn bit ch s trong
phm vi 10 núi riờng. Ngay t u nm hc bn thõn tụi ó xõy dng k hoch thc hin theo
tng ch , xõy dng mụi trng trong v ngoi lp, xõy dng gúc bộ lm quen vi toỏn v
lm cỏc dựng chi thay i theo tng ch .
Mt mụi trng hc tp tt cú hiu qu l mt mụi trng gõy hng thỳ cho tr, phỏt
huy c trớ tng tng, sỏng to cho tr. Chớnh vỡ vy tụi luụn c gng to ra nhiu dựng,
chi hp dn trang trớ xung quanh lp p cho tr hot ng.
Ví dụ: Cắt những chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vật, phương
tiện giao thông, treo những chiếc vòng nhiều màu sắc..v..v.. nói chung trang trí theo chủ đề, cho
trẻ đếm và có thể học các môn khác.
Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng
phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích
đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Chúng ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như
ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo
theo ý mình. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học
theo chủ đề.
Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ
chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kích thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo
thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng
vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa
đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác.
Các đồ dựng đồ chơi trong góc toán được phân chia thành từng “mảng” riêng biệt.
Ví dụ:
Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyển truyện tranh đã
cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả... và trang trí ở “ góc học toán” của lớp dán theo
mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề trẻ vừa đến quan
sát vừa tập đếm.
Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say
mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ.
Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong
sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “ sách” . “ tập san”
V í dụ: khi học số 9 thuộc chủ đề thế giới động vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ 9 con cá, 9 con mèo,
9 con thỏ ...vv dán vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề
khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về tập hợp số lượng của môn toán
rất phong phú.
Biện pháp thứ hai: Tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy toán.
Đối với trẻ mẫu giáo tất cả các hoạt động của trẻ đều phải dựa vào đồ dùng trực quan,
nếu không có đồ dùng trực quan thì không mang lại hiệu quả, đặc biệt là muốn cho trẻ học tốt
môn toán thì cần có đồ dùng trực quan đẹp, đầy đủ hấp dẫn và luôn được làm mới, phù hợp với
sở thích và phù hợp với chủ đề. Để có đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động trong quá trình làm
quen với toán ngay từ đầu năm học tôi rà soát lại đồ dùng, đồ chơi hiện có ở lớp, bám sát vào
chương trình giáo dục mầm non mới, thông tư 02 để xem lớp mình còn thiếu những đồ dùng, đồ
chơi gì từ đó để lên kế hoạch mua sắm và làm đồ dùng, đồ chơi cho từng chủ đề, kịp thời và đầy
đủ. Tận dụng mọi thời gian ở nhà cũng như ở lớp cụ thể là: 3 buổi trên tuần. Để có đủ nguyên
vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi, tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm, tìm tòi và vận dụng những
nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương như hộp thuốc, chai rửa chén, ni lông củ, xốp vụn v..v…
Ví dụ: Khi dạy chủ đề thế giới thực vật tôi dùng ni lông củ có màu xanh làm cây xanh,
dùng xốp cắt hoa, quả để dạy cho các cháu về tập hợp số lượng trong phạm vi 10.
Hoặc khi dạy chủ đề:“ động vật” tôi đã tìm kiếm chai nước xã vãi, vỏ thạch rau câu,
chai rửa chén để cắt làm các con vật cho trẻ học đếm số lượng trong phạm vi 10.
Những gì mà bản thân tôi làm không được tôi mạnh dạn đề xuất kiến nghị Ban giám hiệu
nhà trường để mua sắm thêm theo thông tư 02.
Qua thời gian tìm tòi sáng tạo, cần cù với sự chịu khó và nắm bắt qua các buổi tập huấn
hay tự học hỏi đồng nghiệp, qua các hội thi tự làm đồ dùng, đồ chơi đến nay tôi đã có số lượng
đồ dùng đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn, đảm bảo an toàn với nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau vì
vậy khi cho trẻ hoạt động làm quen với toán đặc biệt là tiết đếm, nhận biết số lượng, nhận biết
chữ số trong phạm vi 10 tôi cảm thấy tự tin hơn.
Biện pháp thứ ba: Phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ học tốt: “ Bé làm quen với toán ”.
Như lời nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết “ Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô như hai mẹ
hiền”. Như vậy điều không thể thiếu để giúp trẻ học tốt là cô và mẹ cùng kết hợp dạy dỗ trẻ, các
giờ đón, trả trẻ tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về những yêu cầu của bộ môn. Sự cần
thiết của đồ dùng, đồ chơi trong quá trình cho trẻ làm quen với toán từ đó phụ huynh hào hứng,
nhiệt tình tìm kiếm nguyên vật liệu để cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi. Cụ thể đã cắt dán được đồ
dùng cho trẻ học toán như hoa, lá, bát, ca, xe ôtô, thuyền …..
Ngoài việc làm đồ dùng, đồ chơi ra tôi và phụ huynh cùng nhau trao đổi để phụ huynh
biết được mục đích, yêu cầu của môn học đối với độ tuổi, cách dạy trẻ
“ Làm quen với toán”.
Để khuyến khích tinh thần tham gia của phụ huynh qua các buổi tổ chức họp phụ huynh
tôi đã đánh giá mặt mạnh, mặt tồn tại trong thời gian qua mà phụ huynh và cô giáo đã làm được
để giúp trẻ học tốt loại tiết “đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số trong phạm vi 10”.
Biện pháp thứ tư: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.
Có thể nói rằng hoạt động làm quen với toán rất phong phú và đa dạng về cả chiều rộng
lẫn chiều sâu. Việc tạo môi trường để gây hứng thú trong giờ học, giờ hoạt động vui chơi, hoạt
động ngoài trời mà ngay cả những hoạt động tự do mọi lúc mọi nơi trẻ đều hứng thú tham gia.
Ví dụ: Những hôm thời tiết đẹp sau khi dạy tiết đếm đến 10 nhận biết các nhóm đối
tượng trong phạm vi 10, nhận biết chữ số 10 tôi tổ chức cho trẻ cầm phấn vẽ hoa, lá, mà trẻ
thích sau khi trẻ thực hiện xong tôi cho trẻ đếm số lượng mà cháu A vẽ được và cho trẻ chọn số
tương ứng biểu thị. (có thể cho một vài cá nhân trẻ đếm).
Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “ có bao nhiêu luống rau, có
bao nhiêu cây bàng ở quanh sân trường..... từ đó trẻ đếm để biết và cũng cố thêm kiến thức cho
trẻ.
Không những thế tôi còn luyện tập cho trẻ trong hoạt động vui chơi cũng lồng ghép vào
giúp trẻ làm quen với các kiến thức ban đầu về toán.
Khi trẻ chơi ở góc tạo hình cho trẻ nặn một số loại quả. Tôi hỏi cháu B con nặn được bao
nhiêu quả? Muốn biết được có bao nhiêu quả con cùng đếm và biểu thị số cùng cô nhé.
Cứ như thế hôm thì tôi hỏi cái này? Hôm thì tôi hỏi cái khác để giúp cho trẻ hình thành
chính xác và diễn đạt tốt về ngôn ngữ toán.
Muốn trẻ học tốt toán thì phải rèn luyện các thao tác, kỉ năng thường xuyên để đảm bảo
nguyên tắc: “Học đi đôi với hành” Vì thế tôi đã tích hợp lồng ghép kiến thức kỹ năng về toán
vào các môn học khác cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ học tiết tạo hình tô màu hoa và lá mùa xuân sau khi trẻ đã hoàn thành
tôi cho trẻ đếm, nhận biết số lượng, nhận biết chữ số. Hoặc khi cho trẻ hoạt động âm nhạc tổ
chức trò chơi. Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng, tôi cũng có thể lồng ghép toán vào. Tôi chọn 7 cái
vòng và mời 7 trẻ chơi và gợi hỏi trẻ số bạn chơi có số lượng là mấy dùng số mấy để biểu thị?
Thông qua mọi lúc mọi nơi có điều kiện để bồi dưỡng cho trẻ có năng khiếu, trẻ chậm
nhận biết, từ đó giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn khi làm quen với toán.
Biện pháp thứ năm: Tổ chức gây hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động chung.
Tổ chức giờ hoạt động chung là một hoạt động bắt buộc đối với thời gian quy định, phù
hợp với đặc điểm của từng độ tuổi. Thông qua thời gian hoạt động chung giúp trẻ phát triển toàn
diện các mặt tư duy, trí tưởng tượng nhằm giúp trẻ cũng cố chính xác kiến thức mà trẻ đã được
làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
Để giờ hoạt động chung đạt kết quả cao. Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện như giáo
án, đồ dùng trực quan, trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi thì điều quan trọng đầu tiên là đòi hỏi mỗi
giáo viên cần nắm chắc yêu cầu của bài học và tình hình của lớp để chọn phương pháp dạy cho
phù hợp lôi cuốn trẻ, nhất là khi giới thiệu bài cần sử dụng những thủ thuật để giúp trẻ hứng thú
vào giờ hoạt động chung.
Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, thì mới
thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học.
Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ đề “bản thân”.
Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn 6 tuổi”. Mở đầu tiết dạy
trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật” các cháu được lên đốt nến và thổi nến, nói những lời
chúc mừng sinh nhật có ý nhĩa, trẻ được đếm số nến, tặng quà cho búp bê. Sau đó trẻ sẽ được
bày cỗ sinh nhật búp bê. Như vậy trẻ rất thích thú.
Ví dụ:
Hoạt động1: ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Hát bài : Cá vàng bơi . Cô hỏi trẻ: Bài hát nói về con gì?
+ Cá là động vật sống ở đâu?
+ Ngoài cá ra còn những con vật nào sống dưới nước?
- Ngoài giúp ích là cung cấp nguồn thực phẩm, ếch mẹ còn tặng lớp chúng ta câu chuyện rất
hay.
Cô kể nghe đoạn chuyện : “ Nồng nọc con tìm mẹ”
Hoạt động 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 8.
+ Ếch mẹ sinh mấy quả trứmg ? Cho trẻ đếm
+ 8 quả trứng ếch mẹ sinh ra sẽ nở được bao nhiêu nồng nọc con ? Cho trẻ đếm
Cô làm tiếng ếch mẹ kêu và cho trẻ làm theo 8 tiếng kêu. Ếch mẹ đã tặng các con câu chuyện
thật thú vị, các con hãy hát một bài tặng gia đình nhà ếch.
Cho trẻ hát bài “ Chú ếch con”
Hoạt động 3: Tạo nhóm có số lượng 9, đếm đến 9, nhận biết chữ số 9
- Chơi: Giấu tay + Trong rá các con có gì?
Không chỉ có gia đình ếch, mà trong buổi học hôm nay có rất nhiều con cá và rùa đến thi tài với
lớp chúng ta.
Các con hãy xếp các con cá ra thành dãy hàng ngang từ trái sang phải giống cô.
Các con hãy chọn 8 con rùa, dưới mỗi con cá xếp một con rùa.
+ Các con hãy nhận xét, Số lượng nhóm cá và nhóm rùa như thế nào với nhau ?
+ Để biết số lượng của mỗi nhóm bằng mấy, các con hãy đếm cùng cô
+ Các con hãy đếm nhóm rùa trước
+ Hãy đếm nhóm cá nào.
Nhóm rùa có 8 con, nhóm cá có 9 con, các con hãy so sánh xem
+ Số lượng nhóm nào nhiều hơn nhóm nào và nhiều hơn bao nhiêu?
+ Số lượng nhóm nào ít hơn nhóm nào và ít hơn bao nhiêu?
+ Để số lượng nhóm rùa bằng số lượng nhóm các, các con làm gì?
Sau khi thêm 1 con rùa vào, số lượng 2 nhóm như thế nào với nhau?
Để biết số lượng hai nhóm bằng nhau và bằng mấy, các con hãy đếm cùng cô.
Như vậy, số lượng của nhóm cá và nhóm rùa bằng nhau và đều bằng mấy?
Không chỉ có nhóm rùa và cá có số lượng là 9 mà xung quanh lớp chúng ta có nhiều nhóm các
con vật cũng có số lượng là 9, các con hãy tìm giúp cô
Cho 3 trẻ đi tìm các nhóm con vật
+ Con tìm được nhóm con vật gì?
+ Nhóm này có mấy con?
Cho cả lớp đếm và kiểm tra lại.
Như vậy, 3 nhóm các con vật các bạn vừa tìm được đều có số lượng 9, 2 nhóm rùa và cá trên
bảng của cô cũng có số lượng là 9. Để biểu thị cho các nhóm đối tượng có số lượng là 9 , cô
chọn chữ số 9. Hôm nay, cô cho các con làm quen chữ số 9.
Trên tay cô cũng có thẻ chữ số 9. Các con lắng nghe cô phát âm( số 9) Cô phát âm 2 lần.
Cho trẻ chọn thẻ số 9 giống cô cầm đưa lên trước mặt. Cho trẻ phát âm: Tập thể, nhóm, cá nhân
Thấy buồn, 2 con rùa còn lại cũng đi về.
Nhóm rùa về hết, nhóm các chú cá cũng muốn về, các con hãy giúp 9 con các đi về và cất thẻ
số 9.
Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho trẻ được trí tò
mò và thích thú.
Biện pháp thứ sáu: Sưu tầm một số trò chơi mới.
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen vói
biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu
giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng
không căng thẳng, không gò ép. Trẻ hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan
hấp dẫn.
Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn đến trẻ bị nhàm
chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi
lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác
định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ
chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa
chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp
Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà”
Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm.
Trò chơi 1: “Câu cá:( Chủ đề thế giới động vật ).
Chuẩn bị: Mỗi tổ 1 cần câu có móc câu, 10 con cá, trên miệng mỗi con có làm vòng tròn để
trẻ câu
Luật chơi: Trẻ phải nhảy qua các con suối (số con suối tương ứng với số lượng cần dạy trẻ,
ví dụ 5, 6, 7, ....10) không dẫm vào vạch và câu được cá bỏ vào giỏ. Nếu dẫm vào vạch phải
quay trở lại.
Cách chơi: Chia lớp làm 2 (Hay 3) đội tuỳ ý, số trẻ bằng nhau. Lần lượt từng trẻ phải nhảy
qua các con suối (Ví dụ bài số 8 thì 8 con suối ).Sau đó cầm cần câu, câu cá bỏ vào giỏ. Cứ như
vậy bạn này về, bạn khác tiếp tục lên. trong thời gian “một bản nhạc”, tổ nào câu được nhiều cá
là thắng cuộc.
* Trò chơi 2: “Nghe âm thanh tạo số lượng.”
Mục đích trò chơi
- Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 10
- Trẻ được vận động cơ thể
- Luyện tai nghe cho trẻ
Cách tiến hành:
Tuỳ theo chủ đề Tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó cho trẻ
làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương ứng
Ví dụ:
- Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc
- Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chiếc
lại.
- Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe .v..v..
Biện pháp thứ bảy: Ứng dụng công nghệ thông tin, lồng ghép trò chơi trong phần mềm
Kitdmat trên máy vi tính vào dạy trẻ “ làm quen với toán”.
Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng
nổ thông tin việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành một yêu cầu đối với
các cấp học. Đối với cấp học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là
hết sức cần thiết. Một phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, gây hứng
thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần bước đầu cho trẻ làm quen với công nghệ
thông tin.
Trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ, tuỳ theo chủ đề và yêu cầu của
nội dung bài dạy; kiến thức cần truyền đạt cho trẻ, tôi đã vào phần trò chơi Kitsmat tìm trò chơi
phù hợp cho trẻ chơi.
Ví dụ:
Khi dạy trẻ thêm, bớt các nhóm đối tượng có số lượng 7 ở chủ đề “nghề nghiệp”.Tôi đã
dẫn dắt trẻ, tạo tình huống trẻ là những đầu bếp đang chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật. Trẻ sẽ
được cùng đầu bếp ChecSi ( trong phần mềm Kitsmat trên vi tính) cùng làm bánh. Trẻ sẽ làm
theo yêu cầu của “ bếp trưởng” là rắc thêm những hạt đậu lên bánh cho đủ 7 hạt. Trẻ được làm
các thao tác “di” và “kích” “chuột” nhặt những hạt đậu rắc vào bánh, như vậy trẻ biết làm thao
tác trên vi tính và vừa nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và thích thú
Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên máy vi tính, tôi
thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào hoạt động
Ví dụ: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu
chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện
trên màng hình với tiếng gáy ò ó o .......các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh
động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn.
Từ những biện pháp đưa ra tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Đối với bản thân:
- Nắm chắc phương pháp dạy bộ môn làm quen với toán.
- Nâng cao phong cách nghệ thuật lên lớp.
- Bài dạy có nhiều sáng tạo. Sưu tầm, lồng ghép được nhiều trò chơi đưa vào dạy trẻ một cách
nhẹ nhàng, gây được hứng thú cho trẻ.
- Nội dung và các hình thức đưa ra phù hợp với yêu cầu bài dạy, phù hợp với trẻ được đồng
nghiệp đánh giá cao. Các giờ làm quen với toán đều được xếp loại khá giỏi.
- Với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, đồng nghiệp tôi đã tận dụng
được nhiều nguyên liệu sẵn có để tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi để đưa vào dạy trẻ.
* Đối với trẻ:
Sau khi thực hiện các biện pháp trẻ lớp tôi rất hứng thú hoạt động, tiến bộ rõ rệt cụ thể
như sau:
- 90% - 96% trẻ hứng thú học, hiểu nội dung bài học thích học toán mà đặc biệt là tiết đếm,
nhận biết số lượng, nhận biết chữ số trong phạm vi 10
- Trẻ hứng thú chơi trong góc toán. Sáng tạo trong giờ chơi.
- Số trẻ đánh giá lĩnh vực phát triển nhận thức loại tốt chiếm 85% - 90%.
- Vốn từ của trẻ phong phú, diễn đạt ngôn ngữ toán chính xác mạch lạc hơn. - Quan trọng nhất
là trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Linh hoạt và có kỹ năng trong giờ học toán.
Toán học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chương trình toán học ở trường
mầm non góp phần hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, là những kiến thức tiền khoa
học, trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm giúp trẻ có bước đầu thực hành định hướng
trong các mối quan hệ toán học. Nội dung, phương pháp, biện pháp phải phù hợp với đặc điểm
sinh lý của trẻ. Cần sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp trong tiết dạy sẽ làm tăng hứng
thú học tập của trẻ đặc biệt là phương pháp trò chơi, làm cho việc học của trẻ trở lên thoải mái
nhẹ nhàng hơn
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai
trò quan trọng nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học, nhất là đối với
trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi, cho trẻ làm quen với số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng trong
không gian…sẽ là những kiến thức cơ bản nhất là tiền đề giúp trẻ tiếp thu kiến thức khó hơn ở
bậc học trên.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi, thường chú trọng vào việc cho trẻ làm quen với con số, phép đếm .Từ
những vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng
cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được những khó khăn phát huy được
tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.