Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chương 1: Nhập môn thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 14 trang )

• Trần Trọng Nam:
• Đt: 0904251868
• Email:


/>

Giới thiệu môn học
Mục đích:
- Trang bị các kiến thức về thuế: Quá trình gia đời, khái niệm, các yếu tố
cấu thành và các nguyên tắc thuế khóa.
- Giới thiệu về hệ thống thuế ở Việt Nam: ý nghĩa, tác dụng và mục đích
cơ bản của các sắc thuế

- Cách tính một số loại thuế.


Tài liệu tham khảo:










Giáo trình thuế - Tiến sỹ Phan Hiểu Minh - Nhà xuất bản thông kê
Thuế - PGS.TS Phan Thị Cúc – TS. Phan Hiểu Minh – Th.s Nguyễn THị Mỹ Linh
Nguyên lý kinh tế học – Tập I; N.Gregory Mankiw – Nhà xuất bản thống kê;


Giáo trình thuế (dùng cho đối tượng không chuyên) – PGS.TS Nguyễn Thị Liên,
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu – NXB Tài chính
Giáo trình pháp luật tài chính công – Nguyễn Minh Hằng – NXB Giáo dục Việt
Nam
Public Finance and Public Policy – Responsibilities and Limitations of Government
– Arye L.Hillman – Cambridge University Press (trang 461 đến 515)
The Economics of Taxation – Bernard SALANIE – The MIT Press, Cambridge,
Massachusetts, London, England
The Economics of the Public Sector – Josep E. Stiglitz


Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập
Phương pháp đánh giá

Trọng số

Chuyên cần

10%

Kiểm tra giữa kỳ + Thực hành, tiểu luận, bài tập

30%

Thi cuối kỳ

60%



Nội dung môn học
• Chương 1: Nhập môn
• Chương 2: Tổng quan chung về thuế
• Chương 3: Các loại thuế chủ yếu
• Chương 4: Hệ thống thuế ở Việt Nam


Chương 1: Nhập môn
• Mục tiêu, phạm vi môn học
• Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của thuế
• Vai trò của thuế đối với kinh tế xã hội


Mục tiêu, phạm vi môn học
oMục tiêu
o Trang bị các kiến thức cơ bản về thuế trong nền kinh tế thị trường và tác động
của thuế đối với nền kinh tế.
o Nhận thức và vận dụng được các chính sách kinh tế, tài chính trong hoạt động
thực tiễn

oPhạm vi môn học
o Chủ yếu về mặt lý thuyết, về vấn đề tại sao lại có thuế, thuế ra đời như thế
nào, chức năng, vai trò của thuế và hệ thống thuế hiện nay.
o Môn học sẽ làm tiền đề để sinh viên hiểu về bản chất của thuế, tạo tiền đề
cho các môn học chuyên sâu sau này như Kế toán thuế, Tài chính công…


Nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của Thuế
• Nguồn gốc
• Thuế ra đời là tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại, phát triển của

Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ
• Sự xuất hiện của thu nhập xã hội
• Lịch sử phát triển của thuế
• GĐ 1:Từ thế giới cổ đại đến TK XVI: Hình thành các loại thuế sơ khai và Nhà
nước chưa có một bộ máy thu thuế hoàn chỉnh.
• GĐ 2:Từ TK XVI đến đầu TK XIX: Hình thành hệ thống thuế và các tổ chức
thu thuế đã tương đối hoàn chỉnh.
• GĐ 3: Từ TK XIX đến nay: Hình thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn
chỉnh.



Sự cần thiết của thuế trong nền kinh tế
• Chính phủ có cần nguồn lực không?
• Chính phủ cần nguồn lực để làm gì?
• Khắc phục các thất bại (kém hiệu quả) của thị trường
• Phân phối lại thu nhập và thịnh vượng để đảm bảo công bằng
trong xã hội.
• Làm dịu bớt các khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, đảm bảo
việc làm và ổn định giá

• Chính phủ thu hút nguồn lực bằng cách nào?





Sử dụng thuế
In tiền (tạo ra lạm phát – thuế lạm phát)
Trở thành người cung cấp dịch vụ (thu phí – tạm gọi “thuế phí”)

Vay nợ từ dân chúng

• Thuế, do đó là một cách giúp Chính phủ có đủ nguồn lực
để thực hiện các chức năng của mình


Sự cần thiết của thuế trong nền kinh tế
Vì thất bại của thị trường – Hàng hoá công cộng (HHCC)
• Các trường hợp dẫn đến thất bại của thị trường
• Hàng hoá công cộng: thuần tuý và không thuần tuý
• Ngoại ứng
• Cạnh tranh không hoàn hảo

• Hàng hoá công cộng

• Tại sao chính phủ cần phải tạo ra và duy trì các dịch vụ công mà không có
cá nhân hoặc tổ chức cá nhân nào muốn làm?
• Tính chất HHCC thuần tuý: tính không loại trừ, không cạnh tranh
• Hai tính chất của HHCC thuần tuý đòi hỏi một cơ chế cung cấp dịch vụ
theo kiểu phi thị trường, do đó chính phủ cần huy động tiền bằng thuế
• Đối với các HHCC không thuần tuý tích cực (nhà hát, bệnh viện, bữa ăn từ
thiện,…) chính phủ cũng cần có tiền để cung cấp, hoặc khuyến khích cung
cấp
• Với các dạng HHCC không thuần tuý tiêu cực (rượu bia, thuốc lá, thuốc
phiện,…) chính phủ sử dụng thuế để hạn chế tiêu dùng

• Tóm lại Chính phủ cần tiền từ thuế để cung cấp những dịch vụ
thuộc nhóm HHCC thuần tuý, cung cấp và khuyến khích các HHCC
không thuần tuý tích cực và hạn chế các dạng HHCC không thuần
tuý tiêu cực



Sự cần thiết của thuế trong nền kinh tế
Vì chức năng phân phối & ổn định

• Sự phân phối thu nhập và lợi ích theo cách của thị trường
thường không mang lại công bằng cho toàn thể xã hội.
• Việc phân phối theo cơ chế thị trường phụ thuộc vào việc
ai sở hữu nguồn lực, và giá cả là bao nhiêu
• Do đó, nếu ai đó không có nguồn lực (vốn, đất đai) thì họ
dễ dàng bị nghèo khổ (vì không thể làm việc để có những
đồng lương cần thiết).
• Chính phủ phải can thiệp và họ cần đến thuế

• Chính phủ cần giữ ổn định nền kinh tế ở mức vừa đảm bảo tỷ
lệ việc làm cao và ổn định giá. Thuế là một công cụ để chính
phủ thực hiện chức năng này


Vai trò của Thuế đối với kinh tế - xã hội
• Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước
• Thuế, một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của

Nhà nước
• Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm
• Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
• Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát
• Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×