Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của vinamilk và quyết định mở rộng đầu tư sang thị trường thái lan và malaysia của hãng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.47 KB, 28 trang )

Phân tích báo cáo tài chính của Vinamilk và quyết định mở rộng đầu tư sang thị
trường Thái lan và Malaysia của hãng

1.GIỚI THIỆU:..................................................................................................................... 2
2.NỘI DUNG BÀI LÀM.......................................................................................................2
2.1Phân tích tài chính:.........................................................................................................2
2.1.1 Phân tích Báo cáo tài chinh của Vinamilk:.................................................................2
2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của Thái lan và Malaysia:.............................................6
2.3. Khuôn khổ pháp lý và thể chế đầu tư tại Malaysia & Thailand:.................................12
2. 4 Phân tích rủi ro quốc gia: Malaysia & Thái Lan.........................................................18
2.5 Chiến lược mở rộng kinh doanh:.................................................................................23
3.KẾT LUẬN:..................................................................................................................... 24
4.TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................26
5.TẬP TIN ĐÍNH KÈM......................................................................................................27


1. GIỚI THIỆU:
Đóng vai trò của đội ngũ phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk,
có mã cổ phiếu như VNM, niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh-HOSE, Nhóm
của chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu thực tiễn, tập quán kinh doanh của 2 quốc gia trong
khu vực châu Á: Thái Lan và Malaysia, phân tích tình hình tài chính, rủi ro quốc gia, khuôn
khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài của 2 quốc gia này, báo cáo với Giám đốc điều hành của
công ty cho quyết định mở rộng kinh doanh quốc tế của công ty chúng tôi trong thời gian tới.
2. NỘI DUNG BÀI LÀM

2.1 Phân tích tài chính:
2.1.1 Phân tích Báo cáo tài chinh của Vinamilk:
Phân tích các chỉ tiêu tài chính năm 2012 của CTCP Vinamilk:
A. Các tỷ số thanh khoản:(đơn vị tính: tỷ đồng)
Tỷ số thanh toán hiện thời:
Tài sản lưu động



11.110

Tỷ số thanh toán hiện thời = ------------------------------- = ----------- = 2,68
Các khoản nợ ngắn hạn

4.144

Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2012 được đảm bảo bằng 2,68 đồng tài sản lưu động,
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động cao.
Tỷ số thanh toán nhanh:
(Tài sản lưu động – hàng tồn kho)
Tỷ số thanh toán nhanh

= -----------------------------------------Các khoản nợ ngắn hạn

( 11.110 – 3.473)
= ---------------------- = 1,84
4.144


Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn năm 2012 được đảm bảo bằng 1,84 đồng, cho thấy khả năng
thanh toán ngắn hạn rất tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng.

B. Các tỷ số hiệu quả hoạt động:
Tỷ số vòng quan hàng tồn kho:
17.485
Vòng quay hàng tồn kho = ------------- = 5,18 vòng/năm
3.373
Nhận xét: Khả năng quản lý hàng tồn kho tốt, năm 2012 có vòng quay hàng tồn nhanh (5,18

vòng/năm).
Kỳ thu tiền bình quân:
2.208
Kỳ thu tiền bình quân = ------------- = 29,43 ngày
75
Doanh thu năm

26.561

Doanh thu bình quân ngày = -------------------- = ------------ = 73,78 tỷ đồng/ngày
360

360

Nhận xét: Doanh thu bình quân ngày cao, hiệu quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, công ty bán
chịu rất nhiều nhưng khả năng quản lý nợ tốt.

Vòng quay tài sản cố định
Doanh thu thuần
Vòng quay TSCĐ = -------------------------------------Tổng giá trị TSCĐ bình quân
26.562


Vòng quay TSCĐ = ---------------- = 4,06
6.543
Nhận xét: Trong năm 2012, 1 đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được 4,06 đồng doanh thu
thuần. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tốt.

Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần

Vòng quay Tổng tài sản = -----------------------------------Tổng giá trị tài sản bình quân

26.561
Vòng quay Tổng tài sản = ---------------------

= 1,5

17.640

Nhận xét: 1 đồng giá trị tài sản bỏ ra đã tạo ra được 1,5 đồng doanh thu thuần. Giá trị tổng
tài sản của công ty tăng cho thấy công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.

C. Các tỷ số quản trị nợ:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Tổng nợ phải trả

4.204

Tỷ số nợ = ------------------------ = ---------------- = 0,21
Tổng giá trị tài sản

19.698

Nhận xét: 1 đồng giá trị tài sản được tài trợ bằng 0,21 đồng nợ, tỉ số an toàn cao.


Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ phải trả


4.204

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = ------------------------ = ---------------- = 0,27
Vốn chủ sở hữu

15.493

Nhận xét: Tỷ lệ < 1, cho thấy công ty đã sử dụng nợ có hiệu quả, các khoản nợ đều được
đảm bảo chi trả.
Tỷ số nợ dài hạn:
Giá trị nợ dài hạn

60

Tỷ số nợ dài hạn = -------------------------------- = ---------------- = 0,004
Giá trị nguồn vốn dài hạn

15.553

Nhận xét: Việc sử dụng các khoản nợ dài hạn để đầu tư dài hạn trong năm 2012 của công ty
rất thấp, công ty hạn chế được rủi ro.

D. Các tỷ số khả năng sinh lợi:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS)
Lợi nhuần ròng

5.819

ROS = ----------------------- = ------------- = 0,22
Doanh thu thuần


26.561

Nhận xét: 1 đồng doanh thu tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận ròng. Công ty kinh doanh hiệu quả
rất cao.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuần ròng

5.819

ROA = ----------------------------- = ------------- = 0,33
Tổng tài sản bình quân

17.640


Nhận xét: 1 đồng tài sản đã tạo ra 0,33 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ trọng tài sản tham gia vào
sản xuất cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuần ròng

5.819

ROE = ---------------------------------- = ------------- = 0,42
Vốn chủ sở hữu bình quân

13.985

Nhận xét: 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận ròng.


Tóm lại:
- Qua phân tích các tỉ số, tình hình tài chính của công ty lành mạnh.
- Công ty hoạt động có hiệu quả, tỉ suất sinh lợi (ROE, ROA) cao.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 5.294 tỉ đồng, chứng tỏ công ty không mất cân
đối dòng tiền, là tiền đề cho tái đầu tư.
Từ đó, việc Vinamilk đầu tư mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là khả thi.

2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của Thái lan và Malaysia:
A. Tăng trưởng GDP:
Thái Lan tăng trưởng mạnh trong dịp cuối năm 2012
Ủy ban Phát triển xã hội và kinh tế quốc gia Thái Lan (NESDB) ngày 18/2 cho biết tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 4/2012 tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước,
và tăng 3,1% so với quý trước đó.

NESDB dự kiến tăng trưởng GDP của Thái Lan trong năm 2013 sẽ đạt từ 4,5-5,5%.
Tổng giám đốc NESDB, Arkhom Termpittayapaisith, cho rằng sự hồi phục kinh tế ở Mỹ,
Trung Quốc và châu Âu cũng sẽ có tác động tích cực đối với xuất khẩu của Thái Lan.


Kinh tế Malaysia tăng trưởng 5,6% năm 2012
Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và những tác
động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế Malaysia đã tăng trưởng
5,6%. Riêng trong quý 4/2012, kinh tế nước này tăng trưởng kỷ lục 6,4%.

B. Thị trường vốn

Malaysia:
Thị trường vốn của Malaysia đã đạt được kết quả cao trong đánh giá quốc tế mới đây, thậm
chí tốt hơn một số nước phát triển.


Khuôn khổ thị trường vốn điều lệ của nước này, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và
Ngân hàng Thế giới, đạt mức cao do "thực hiện đầy đủ" 34/37 nguyên tắc của Tổ chức các ủy
ban chứng khoán quốc tế (IOSCO).

Thị trường vốn của Malaysia năm 2012 cao chưa từng có, đạt tăng trưởng hai con số mặc dù
thị trường toàn cầu không ổn định do các yếu tố kinh tế và chính trị.
Báo cáo thường niên của Ủy ban Chứng khoán (SC) Malaysia năm 2012 cho thấy thị trường
vốn Malaysia tăng 16,4% đạt 2.470 tỷ ringgit (RM, tương đương 793,3 tỷ USD), với vốn hóa
thị trường cổ phiếu tăng 14,1%, tài sản thuộc quyền quản lý tăng 19,2% và thị trường vốn
Hồi giáo tăng 22,6%.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Ranjit Ajit Singh cho biết việc chuẩn bị thị trường của
Malaysia, bao gồm cả các thị trường vốn, hội nhập kinh tế khu vực trong khuôn khổ ASEAN
2015 sẽ là ưu tiên hàng đầu trong năm nay.


Malaysia có vị trí tốt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực thi hành vào năm 2015 và
khi các thị trường vốn được kết nối.

Ông Ranjit Ajit Singh nhấn mạnh hội nhập khu vực sẽ "cực kỳ quan trọng" đối với ASEAN,
vì nó sẽ cho phép giao dịch dòng vốn đầu tư xuyên biên giới lớn hơn, phân phối quỹ dễ dàng
hơn và giúp khu vực đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, ông cho biết các thành viên ASEAN vẫn cần phải phát triển cơ sở hạ tầng để tạo
điều kiện thuận lợi cho đầu tư qua biên giới ngay cả sau khi tiêu chuẩn hóa khung pháp lý
của thị trường vốn.

Thái Lan:
Theo mô hình SSC (như hình 1 dưới đây) bao gồm ba lĩnh vực chính, cụ thể là sự ổn định, cơ

cấu, và thách thức. Một mục tiêu cuối cùng của sự ổn định của thị trường có thể được chia ra
thành bốn thành phần, đó là: tính thanh khoản, biến động, hiệu quả và chi phí giao dịch. Nói
cách khác, mục tiêu của chúng ta về sự ổn định của thị trường để làm thế nào để tạo ra tính
thanh khoản của thị trường, để kiểm soát sự biến động thị trường, để tăng hiệu quả của thị
trường, và để giảm thiểu chi phí giao dịch trên thị trường.

Để đạt được mục tiêu cuối cùng của sự ổn định thị trường, các cấu trúc thị trường vốn phải
được đưa vào xem xét, bao gồm trao đổi (hoặc vi cấu trúc thị trường), các nhà đầu tư, các
công ty niêm yết (hoặc sản phẩm) và các trung gian (đặc biệt là, các công ty môi giới). Cuối
cùng, các nhà chức trách sẽ xem xét công nghệ, các quy định và thủ tục, cạnh tranh và hành
vi để phát triển ổn định của thị trường vốn của Thái Lan.


Cấu trúc thị trường vốn Thái Lan:

-Cơ cấu thị trường ngọai hối

Thị trường thứ cấp có thẩm quyền ở Thái Lan bao gồm ba thị trường lớn, cụ thể là Sở Giao
dịch Chứng khoán Thái Lan (SET), thị trường chứng khoán Bangkok (BSDC), và Câu Lạc
Bô môi giới trái phiếu(BDC). Những thị trường thứ cấp có thẩm quyền được quy định bởi
Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC).


- Cơ cấu Nhà đầu tư của thị trường vốn của Thái Lan

Nhà đầu tư trong SET (Security Exchange của Thái Lan) được chia thành bốn lĩnh vực: đầu
tư cá nhân, nhà đầu tư nước ngoài, quỹ tương hỗ, và danh mục đầu tư môi giới. Trong khi các
quỹ tương hỗ và các danh mục đầu tư môi giới là các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư nước
ngoài thực sự có thể được chia thành các nhà đầu tư cá nhân và thể chế tài chính.



-

Cơ cấu các công ty niêm yết của thị trường vốn của Thái Lan:

Trên thị trường vốn, sản phẩm không chỉ bao gồm chứng khoán mà còn là công ty phát hành
chứng khoán. Các tiêu chuẩn về yêu cầu cơ bản cho việc niêm yết đối với cổ phiếu phổ thông
hay cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi được thể hiện trong Bảng 3.

C. Lãi suất

InterestRate
Country

70%
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


2008

2009


Malaysia

1.08574

8.848513

3.296312

2.906032

0.0345

1.263715

2.511636

1.448113

3.86649

13.10761

5.075493


6.009057

4.549112

2.302153

1.248565

1.989262

3.378127

3.083622

3.867492

6.40100

Thailand

5

Thái lan: Các nhà kinh tế hy vọng BoT sẽ giữ nguyên mức lãi suất 2,75% từ nay cho tới cuối
năm 2013.(Thái Lan: />
Malaysia: Theo Ngân hàng Trung ương Malaysia, chỉ số lạm phát trong quý 4/2012 ở mức
1,3%, ( />
D. Lạm phát

Inflation
Country


30%
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

1.41678

Malaysia

1.53474

5


1.807873

0.992816

1.518542

2.960865

3.609236

2.027353

5.440782

0.583308

Thailand

1.591969

1.626909

0.697309

1.80435

2.759149

4.540369


4.637474

2.241541

5.46849

0.84572

Thái Lan: Bộ Thương mại Thái Lan cũng dự báo lạm phát trong quý 1/2013 là 3,3% và sẽ ở
mức 2,8-3,4% trong cả năm 2013, so với tỷ lệ 3,02% năm 2012.

Malaysia: Theo ngân hàng trung ương Malaysia, Chỉ số lạm phát trong Quy 4/2012 ở mức
1.3%.

2.3. Khuôn khổ pháp lý và thể chế đầu tư tại Malaysia & Thailand:


THÁI LAN:
Hệ thống pháp luật của Thái Lan dựa trên hệ thống dân luật (civil law) nhưng có một số ảnh
hưởng của hệ thống thông luật (common law).

A. Các quy định về nhập khẩu:
- Chứng từ nhập khẩu: các mặt hàng nhâp khẩu vào Thái Lan phải có các chứng từ: Hoá đơn
thương mại (tối thiểu 5 bản); vận đơn (2 bản); phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận đặc biệt
(theo những quy định về y tế công cộng), giáy phép nhập khẩu và xuát khẩu.
- Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu: những cơ quan chính phủ đảm trách việc kiểm soát nhập
khẩu, tiếp thị, phân phối và buôn bán hàng hoá gồm Cơ quan quản lý về thực phẩm và dược
phẩm, Cục hải quan, Bộ nông nghiệp và bộ Công nghiệp; bao gồm một số mặt hàng như
Nông sản, chất hoá học, hàng may mặc, Sữa, Gỗ, Bột mì…
- Các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu: Thuốc lá, Thạch tín, chất hoá học etylen diclorua,

chất thải có chức chất hoá học tali và phế liệu.
- Tạm nhập: theo luật Thuế quan Thái, một số mặt hàng nhất định nếu nhập khẩu tạm thời và
tái xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập, sẽ được miễn trừ thuế nhập khẩu và/ hoặc thuế,
nhưng nhà nhập khẩu phải làm hợp đồng với cơ quan thuế bảo đảm những mặt hàng đó sẽ
được tái xuất trong khoảng thời gian nhất định và có thể phải trả một khoản phí cho cơ quan
thuế quan.

B. Chính sách thuế và thuế suất:
-Thuế nhập khẩu: áp dụng biểu thuế hai cột theo mã HS, những mặt hàng nhập khẩu từ các
nước ASEAN được hưởng mức thuế ưu đãi. Hàng hoá nhập khẩu thường phải chịu 2 loại
thuế, đó là thuế nhập khẩu được tính toán dựa trên việc lấy thuế suất thuế nhập khẩu nhân trị
giá CIF của hàng hoá (giá bao gồm trị giá hàng, phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển) và
thuế giá trị gia tăng (VAT) được tính dựa trên toàn bộ giá CIF và thế nhập khẩu hàng hoá.
Hàng hoá tái xuất thông thường được miễn thuế nhập khẩu và VAT.


- Thuế GTGT (VAT): được áp dụng với mọi hàng hoá và dịch vụ sản xuất (hiện tại là 7%)
ngoại trừ dịch vụ bán sản phẩm nông nghiệp, sách và các lại báo chí.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: được điều chỉnh dựa trên lợi nhuân cố định của công ty, đồng
đều là 30%.

C. Quy định về bao gói, nhãn mác:
-Bao gói: được làm bằng chất liệu bảo đảm và có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm (tránh dùng
cỏ khô và rơm làm bao gói).
-Nhãn mác: quy định rất chặt chẽ về nhãn mác đối với các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn cho trẻ
em, đồ ăn đóng hộp, dấm, các loại nước giải khát, dầu ăn và thuốc súng. Nhãn mác sản phẩm
thực phẩm phải được cấp phép bởi Cơ quan quản lý về Thực phẩm và Dược phẩm.
Đối với đồ uống, trên nhãn mác phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của lượng cồn có trong sản phẩm,
những cảnh báo về tác hại đến sức khoẻ (nếu có) và phải in bằng tiếng Thái.


D. Quy định về kiểm dịch động thực vật:
-Tất cả các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vài Thái Lan đều phải tuân theo các yêu cầu về y
tế và an toàn và các tiêu chuẩn quốc gia Thái Lan.
-Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Thái phải có chứng nhận kiểm dịch y tế thực phẩm
kèm theo lô hàng nhập khẩu.; hàng hoá thực phẩm phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
vệ sinh quy định, thích hợp cho người sử dụng, được phép xuất / nhập khẩu.
E. Thành lập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nước ngoài có thể hiện diện thương mại tại Thái Lan theo một số hình thức:
-Liên doanh: do một nhóm người có lợi ích kinh tế chung thông qua thoả thuận về hợp tác
cùngkinh doanh thành lập nên, nó không được luật Dân sự và thương mại Thái Lan công
nhận nhưng vẫn phải chịu thế lợi tức doanh nghiệp theo Luật thế thu nhập.
-Chi nhánh công ty: khi thành lập phải theo 1 số quy định nhât định để tính đúng thu nhập
chịu thuế vì cơ quan thuế Thái coi Tổng thu nhập của công ty nước ngoài thu được ở Thái


đều là diện chịu thuế (chi nhánh muốn có giấy phép kinh doanh phải có vốn lưu động tối
thiểu là 5 triệu bạt theo tỷ giá tương đương trong vòng 4 năm).
-Văn phòng đại diện: hạn chế trong các hoạt động phi thương mại như tìm nguồn hàng và
dịch vụ ở Thái Lan cho hãng hay kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá mà hãng mua ở
Thái và những hoạt động khác như quản bá sản phẩm, dịch vụ mới, lập báo cáo về tình hình
kinh doanh địa phương.
-Văn phòng vùng: được thành lập để thay mặt công ty phối hợp và chỉ đạo hoạt động của các
chi nhánh công ty trong vùng, lợi thế là không phải đăng ký hay sát nhập như là pháp nhân
của Thái Lan và không phải trình bất cứ báo cáo tài chính nào với Phòng Đăng ký kinh
doanh.

MALAYSIA.
Hệ thống pháp luật của Malaysia chủ yếu dựa theo thông luật (common law) của Anh Quốc
và mỗi bang có thêm hệ thống các bang luật (state laws) được đưa ra bởi Hội đồng lập pháp
của bang.


A. Môi trường pháp lý với đầu tư nước ngoài tại Malaysia:
- Malaysia đã ký hiệp định bảo đảm đầu tư với 54 nước trên thế giới, Malaysia cũng không
có qui định hạn chế đối với việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vốn. Chính
phủ khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoà vào các dự án sản xuất hàng xuát khẩu và các
lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở liên doanh liên kết nhưng vãn giữ thẩm quyền xét duyệt
đáng kể đối với từng dự án đầu tư (Cơ quan Phát triển công nghiệp Malaysia (The Malaysia
Industrial Development Authority) là cơ quan chính phủ thuộc Bộ Công nghiệp và Thương
mại Quốc tế chịu trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư nước ngoài).
- Đối với các dự án đầu tư nhằm vào thị trường nội địa, Chính phủ Malaysia giới hạn phần
vốn góp của nước ngoài ở mức 30% và yêu cầu các công ty nước ngoài liên doanh với các
đối tác trọng nước của Malaysia.


B. Quy định về xuất nhập khẩu:
-Chứng từ nhập khẩu: Tất cả hàng hoá nhập khẩu (kể cả hàng không bị đánh thuế nhập khẩu)
đều phải khai báo mẫu tờ khai quy định và nộp cho các cơ quan thuế quan tại địa điểm nhập
khẩu.
-Giấy phép nhập khẩu: là điều bắt buộc đối với một số mặt hàng trong đó có vũ khí và chất
nổ, xe có động cơ, một số dược phẩm và hoá chất, cây trồng, một số thực phẩm…
-Một số mặt hàng cấm nhập khẩu: sữa và sản phẩm về sữa không hạn chế nhập khẩu hay cấm
nhập khẩu.

C. Chính sách thuế và thuế suất:
-Hệ thống thuế được lập pháp liên bang soạn thảo và được quốc hội thông qua như luật thuế
lợi tức, luật thuế thu nhập thực tế từ tài sản, luật thúc đẩy đầu tư…
-Thuế gián tiếp gồm có thuế nhập khẩu và xuất khẩu, thuế bán hàng và dịch vụ, thuế hàng
nội địa, thuế tài sản, thuế giải trí, thuế đường sá.
-Malaysia có một hệ thống các hiệp định về thuế toàn diện và đã ký 48 hiệp định về thuế
nhằm tránh đánh thuế 2 lần và để khuyến khích nước ngoài trực tiếp đầu tư. Một điểm quan

trọng của các hiệp định về thuế là khoản “tiết kiệm thuế”, theo đó, tiền lãi được chia từ lợi
tức được miễn thuế theo chế độ khuyến khích thuế sẽ được trả từ lợi tức phải nộp thuế.
-Để đảm bảo vốn đầu tư của nước ngoài, Malaysia đã ký 54 thảo thuận đảm bảo vốn đầu tư
(IGA) nhằm đảm bảo với các nàh đầu tư về việc vốn của họ không bị sung công hoặc quốc
hữu hoá và cho phép được tự do chuyển vốn về nước.
-Thuế giá trị gia tăng (VAT) ở Malaysia không có, nhưng thuế tiêu thụ tương tự thuế VAT
được đưa vào sau khi thống nhất thuế bán hàng và thuế dịch vụ hiện có (thuế bán hàng và
dịch vụ (SST).
-Thuế xuất nhập khẩu: dùng để điều tiết việc nhập khẩu hàng hoá, ở mức từ 0% đến 300%.
-Thuế thu nhập: ở Malaysia không có thuế lương bổng, thuế thu nhập từ lương, doanh thu và
phát triển.


D. Quy định về kiểm dịch động thực vật
-Hàng hoá bị kiểm soát nhập khẩu thông qua các quy định về kiểm dịch: thuốc và các nguyên
liệu sản xuất thuốc, dược phẩm, hoá chất phụ gia cho thực phẩm.
-Hàng hoá bắt buộc kiểm dịch: nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc và dược
phẩm

E. Khu vực tự do thương mại (Free Zones)
Malaysia có các khu vực tự do (FZs) dành cho việc thành lập các nhà máy sản xuất định
hướng xuất khẩu và các cơ sở lưu giữ hàng hoá. Nguyên liệu thô và thiết bị có thể được nhập
khẩu miễn thế vào các khu vực này theo các thủ tục hải quan tối thiểu.

F. Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá dịch vụ:
-Để có thể lưu hành trên thị trường, một số loại sản phảm cuối cùng (end products) bắt buộc
phải có một số loại chứng nhận do Bộ Y tế Malaysia (Ministry of Health) cấp như: Giấy
chứng nhận Y tế, giấy chứng nhận Kinh doanh tự do (Free Sale Certincate-FSC), Giấy chứng
nhận áp dụng Biện pháp Vệ sinh Dịch tễ tốt (Good Hygienne Practice (GHP) Certircate)…
-Các loại thực phẩm đóng gói bán tại Maylaysia phải được dán nhãn dinh dưỡng bao gồm

ngũ cốc, sữa, nước quả, các loại đồ uống…

G. Thành lập doanh nghiệp:
-Các loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ theo Luật doanh nghiệp của Malaysia, các loại
hình đó là: Công ty cổ phần (công ty này phải có từ “Berhad_Bhd” ở cuối tên công ty hoặc từ
“Sendiriam Berhad_Sdn Bhd” đối với công ty tư nhân; chi nhánh công ty nước ngoài, công
ty trách nhiệm hữu hạn và vô hạn.
-Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài: do co quan ROC chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
đăng ký thành lập, ROC sẽ phê chuẩn tên gọi của chi nhánh trên cơ sở xem xét bộ hồ sơ (bao
gồm cả điều lệ hoạt động của chi nhánh và các giấy tờ khác theo yêu cầu bằng tiếng Anh).


-Quy chế cấp giấy phép kinh doanh đối với các công ty bán sản phẩm trực tiếp: theo luật
pháp Malaysia quy định: bên nước ngoài không được nắm quyền quá 30% trong một công ty
được thành lập trong nước, thành phần nguyên liệu trong nước không dưới 80%, nếu tăng giá
phải được sự đồng ý của Bộ Nội thương và Tiêu dùng (MDTCA)…
2. 4 Phân tích rủi ro quốc gia: Malaysia & Thái Lan
2.4.1 Rủi ro tỉ giá hối đóai
Rủi ro tỷ giá hối đoái đề cập đến nguy cơ phải đối mặt do tỷ giá ngoại tệ biến động. Ví dụ,
một thương nhân Malaysia xuất khẩu dầu cọ Ấn Độ cho các khoản thanh toán trong tương lai
bằng đồng Rupees, phải đối mặt với nguy cơ Rupees mất giá so với đồng Ringgit khi việc
thanh toán được thực hiện. Điều này là bởi vì nếu Rupee mất giá, một số tiền ít hơn của
Ringgit sẽ được nhận được khi Rupees được trao đổi Ringgit. Vì vậy, những lợi ít có thể tổn
thất do tỉ giá hối đóai biến động. Rủi ro như vậy là khá phổ biến trong thương mại và tài
chính quốc tế.
Một số lượng đáng kể của đầu tư quốc tế, giao dịch thương mại và tài chính được xếp giá do
sự không sẵn sàng của các bên có liên quan phải chịu rủi ro hối đoái. Do đó, nó là bắt buộc
cho các doanh nghiệp để quản lý rủi ro ngoại hối để họ có thể tập trung vào những gì là tốt
cho họ và loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro trong việc kinh doanh của họ. Ở những nơi khác
theo truyền thống, thị trường tương lai hay tùy chọn đã được sử dụng cho mục đích này. Các

thị trường tương lai hay tùy chọn còn được gọi là thị trường phái sinh.
Malaysia:
Năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Á cho thấy thị trường tiền tệ tại đây bị “tổn
thương” như thế nào. Các cuộc tấn công đầu cơ trên Ringgit gần như tàn phá nền kinh tế nếu
không hành động nhanh chóng và táo bạo được thực hiện bởi chính phủ Malaysia, đặc biệt là
trong việc kiểm tra các giao dịch Ringgit ra bên ngòai lãnh thổ. Nó cũng trở nên rõ ràng sự
cần thiết cho các công ty quản lý rủi ro ngoại hối. Nhiều cá nhân, các công ty và các doanh
nghiệp thấy mình bất lực trong sự trỗi dậy của sự dịch chuyển tỉ giá hối đóai mạnh mẽ. Malay-xi-a là một trong những quốc gia cởi mở nhất trên thế giới về thương mại quốc tế phản
ánh mức độ phơi bài rủi ro hối đoái.


 Ở Malaysia, thị trường tương lai và các tùy chọn về tiền tệ không có sẵn. Đây là một
rủi ro hối đoái đối với đầu tư nước ngoài tại đây.
Thái Lan:

Trước năm 1997, Thái Lan hoạt động dưới một chế độ tỷ giá cố định. Các cơ chế và chính
sách tiền tệ, ổn định giá cả đã được điều chỉnh theo thời gian.

Chính sách tiền tệ của Thái Lan sau khi cuộc khủng hoảng: Sau khi thả nổi đồng Baht, chính
sách ưu tiên kinh tế vĩ mô ngay lập tức khôi phục lại sự ổn định nội bộ và bên ngoài. Với sự
hỗ trợ của chương trình của IMF, Thái Lan đã bắt đầu đưa ra một loạt các điều chỉnh và cải
cách kinh tế để đối phó với các vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế và khôi phục lòng tin của các
nhà đầu tư.

Thái Lan đã thông qua một chế độ tiền tệ nhắm mục tiêu theo chương trình của IMF, theo đó
cung tiền trong nước đã được nhắm mục tiêu để đảm bảo tính nhất quán kinh tế vĩ mô. Cùng
với một chế độ tiền tệ thả nổi được quản lý được đưa ra vào ngày 2-tháng 7 năm 1997, khuôn
khổ này cho phép Ngân hàng Thái lan đủ linh hoạt để đáp ứng một cách nhanh chóng đối với
thay đổi trong và ngoài nước đồng thời đảm bảo ổn định giá cả trong thời gian dài.


Hình 2 cho thấy lạm phát và tăng trưởng của Thái Lan nhìn chung đều khá tốt với sự phục
hồi mạnh.


 Thái Lan đã triển khai ứng dụng thực tế của tỷ giá ngọai hóai có hiệu lực thông qua đánh
giá khả năng cạnh tranh, Đánh giá mức độ sai lệch tỷ giá hối đoái có thể có, đánh giá
các điều kiện tiền tệ và tài chính, Hướng dẫn cho các hoạt động can thiệp để duy trì sự
ổn định của chính sách tiền tệ và ngọai hối để hạn chế rủi ro ngọai hối trong nước và đầu
tư nước ngòai.

2.4.2 Rủi ro chính trị và rủi ro tài chính:

Trọng số rủi ro khi đầu tư tại Malaysia
Political Risk Factors

Financial factors

Rule of law : 20%

Interest rates: 70%

Regulatory quality : 30%

Inflation: 30%

Political stability : 30%
Government effectiveness: 20%

Trọng số rủi ro khi đầu tư tại Thái Lan
Political Risk Factors


Financial factors

Rule of law : 20%

Interest rates: 70%

Regulatory quality : 30%

Inflation: 30%

Political stability : 25%
Government effectiveness: 25%

Các trọng số rủi ro đầu tư tại Malaysia và Thái Lan được xác định một cách chủ quan từ phía
công ty do quan sát tình hình biến động của các yếu tố này tại đất nước Malaysia và Thái
Lan.
Bằng việc tính trọng số rủi ro về thể chế chính trị đất nước & rủi ro về tài chính theo bảng tỷ
lệ trên, chúng ta nhận thấy kết quả đánh giá mức độ rủi ro của đất nước Thái Lan & Malaysia
như sau:


Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ giao động rủi ro quốc gia từ năm 2000-2010

Từ cơ sở kết quả trên cho thấy:
Malaysia có mức độ giao động rủi ro quốc gia rất cao. Năm 2000 mức rủi ro chỉ là -0,12
trong khi chỉ một năm sau, vào năm 2001, mức rủi ro này tăng lên đến >1 và giảm xuống
mức -0.11 vào năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1,4 và 1,3 vào
năm 2010. Mức độ giao động cao cho thấy mức độ ổn định của quốc gia này không cao.
Malaysia là một trong số ít các quốc gia tại khu vực châu Á được các tổ chức tài chính quốc

tế đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Song, đằng sau vẻ bề ngoài ấn
tượng đó là những rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, như thâm hụt ngân sách quá cao và sự
bùng nổ của hệ thống giao dịch điện tử


Trong khi đó, Thái Lan có mức độ giao động rủi ro không cao như Malaysia. Mức rủi ro cao
nhất rơi vào năm 2008 là 1,48. Đó là năm Thái Lan bị tác động rất lớn từ khủng hoảng tài
chính năm 2007. Trong khi mức thấp nhất là 0,48 và 0,49 vào năm 2009 và 2010.
Thái Lan là một quốc gia tại khu vực châu Á có tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Song,
đằng sau vẻ bề ngoài ấn tượng đó là những rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là biến
động chính trị tại quốc gia này rất cao.
Mới đây, Công ty Tư vấn Rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) ở Hong Kong vừa công bố kết
quả điều tra cho biết, mức độ rủi ro kinh doanh tại Thái Lan tăng vọt, do các vấn đề chính trị
trong nước.
Trong thang điểm từ 0 đến 10 mà PERC công bố (số càng thấp càng tốt), Thái Lan đứng thứ
9/14 nước với chỉ số điểm 5,49, là chỉ số rủi ro kinh doanh cao hơn nhiều nước ASEAN như:
Singapore, Malaysia, Việt Nam...
Theo đồ thị cho thấy mặc dù mức độ giao động rủi ro tại Thái Lan ổn định hơn so với
Malaysia, tuy nhiên nhìn ở bình diện chung trong thời gian 10 năm, Malaysia có đến 7 năm
có mức độ rủi ro thấp hơn Thái Lan rất nhiều. Nếu Malaysia kiểm soát được hậu quả của ảnh
hưởng khủng hoảng tài chính năm 2009, chắc chắn mức rủi ro này sẽ giảm xuống trong
những năm kế tiếp.
Theo đánh giá của Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI, ngoài việc Malaysia có chính sách phù hợp
cho từng thời kỳ để phát triển ngoại thương , có nhiều lý do để Malaysia trở thành sự lựa
chọn đầu tư:
• Đây là nơi quy tụ đông đúc các tôn giáo và chủng tộc như người Hồi giáo Mãlai,
người Ấn Độ, người Hoa và nhiều các nhóm sắc tộc khác nhưng người dân lại chung
sống rất hòa bình và hòa hợp.
• Malaysia là một đất nước an toàn và có tỷ lệ tội phạm thấp. Luật pháp và bầu không
khí kinh doanh thuận lợi.

• Malaysia luôn mở cửa cho những người nước ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất
động sản mang tên mình, điều không thể có được ở hầu hết các nước Đông Nam Á.


• Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà
đầu tư muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở cửa
hàng tại Malaysia.
• Malaysia còn có mối quan hệ tốt với tất cả các nước trên thế giới và không hề thù địch
với bất cứ nước láng giềng nào.
Vì vậy, công ty chúng tôi quyết định chọn lựa thị trường Malaysia để đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất sản phẩm từ sữa.

2.5 Chiến lược mở rộng kinh doanh:
Malaysia là thị trường tiềm năng cho Vinamilk vì một số lý do:
• Nhu cầu và khả năng sản xuất nội địa: Giống như các nước châu Á khác, tốc độ tăng
trưởng thu nhập nhanh chóng, mở rộng đô thị hóa và chuyển đổi chế độ ăn uống liên
tục đặt áp lực ngày càng gia tăng chuỗi giá trị cao cung cấp nông nghiệp tại Malaysia,
đặc biệt là các sản phẩm chế biến sữa.
• Khí hậu: Malaysia là nước có khí hậu nóng ẩm, với điều khiện khí hậu như thế này là
một cản trở cho việc chăn nuôi cũng như sản xuất các sản phẩm từ bò sữa, từ đây dẫn
đến sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong bốn loại hình kinh doanh để mở rộng thị trường sang Thái Lan và Malaysia: Xuất
khẩu, Liên doanh, Franchise và License thì có hai loại hình là không phù hợp với Vinamilk
cũng như các sản phẩm của nó đó là Franchise và License vì một số hạn chế:
• Đối với loại hình Franchise đòi hỏi sản phẩm và thương hiệu đã tồn tại, có sự độc đáo
trong sản phẩm, dịch vụ và sự mong đợi của thị trường sắp mở rộng (Thái Lan và
Malaysia). Trong thực tế Vinamilk là một thương hiệu mạnh quốc gia, với nhiều loại
sản phẩm; nhưng trên thị trường thế giới nói chung và các nước ASIAN nói riêng là
còn mới mẻ và chưa được mong đợi ở Thái Lan hay Malaysia.
• Đối với loại hình License đòi hỏi sản phẩm hay nhà sản xuấ sở hữu công nghệ, quy

trình sản xuất tiên tiến, và khi sở hữu công thức sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi nhuận.
Hiện tại Vinamilk đang sở hữu nhiều dòng sản phẩm chất lượng và quy trình sản xuất


hiện đại, nhưng trên thực tế thì các lợi thế này chỉ mang tính chất quốc gia và chưa
vượt trội so với các thị trường tiềm năng như Thái Lan, Malaysia chính vì thế mà
không thể xâm nhập thị trường bằng hình thức License.
Khi xâm nhập vào thị trường Malaysia, hình thức hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất tại
Malaysia được chọn vì một số ưu điểm của nó:
• Môi trường kinh doanh tại Malaysia là mở cho tất cả các nước đặt biệt là các nước
ASIAN: Malaysia có nền chính trị ổn định, nhiều dân tộc sinh sống - Malay 50.4%,
Chinese 23.7%, indigenous 11%, Indian 7.1%, dân tộc khác 7.8%. Họ duy trì chế độ
chính trị trung lập hòa bình và khích thích phát triển kinh tế.
• Malaysia có hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp không quá cao:
Indicator

East Asia & Pacific

OECD high income

average

average

13

25

12


Time (hours per year)

133

209

176

Profit tax (%)

7.5

16.7

15.2

Labor tax and

15.6

10.9

23.8

Other taxes (%)

1.4

6.9


3.7

Total tax rate (% profit)

24.5

34.5

42

Payments (number per

Malaysia

year)

contributions (%)

Nguồn: Doing Business in Malaysia 2013 – World Bank.

• Malaysia có trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ, đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới.
• Đã gia nhập khối thương mại tự do AFTA, đây là cơ sở cho việc xuất khẩu ra nước
ngoài.
3. KẾT LUẬN:
Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Sữa Vinamilk của chúng tôi, tình hình
tài chính, rủi ro quốc gia, khung pháp lý và quy định của Thái Lan và Malaysia; lợi thế và bất
lợi của các hình thức thâm nhập thị trường Malaysia, Nhóm 3, trong vai trò của Nhóm phát



triển kinh doanh của Công ty sữa Vinamilk, đã đưa ra báo cáo phân tích như trên để đề nghị
Giám Đốc Điều Hành cho việc mở rộng họat động kinh doanh hiện tại của Vinamilk sang
kinh doanh quốc tế tại Malaysia, với hình thức thâm nhập bằng cách liên doanh với một công
ty Malaysia đã kinh doanh trong ngành sữa, để xây dựng một nhà máy sản xuất và bán các
sản phẩm sữa . Những thách thức đang ở phía trước, nhưng với việc phân tích chi tiết như
trên, sẽ giúp chúng tôi tránh những rủi ro càng nhiều càng có thể và làm kinh doanh tự tin
hơn ở Malaysia.


×