Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP việt nam thương tín VIETBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.38 KB, 17 trang )

Phân tích chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
tín – VIETBANK
Analysic Stretagic business of Vietnam Commercial Joint Stock Bank
Trong tình hình thị trường ngân hàng khó khăn từ năm 2008 đến nay đã xảy ra nhiều
sóng gió như lạm phát cao, tham nhũng, lừa gạt và thao túng ngân hàng nhưng Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín là những người em út so với các ngân hàng Anh như ACB,
Sacombank, Techcombank… nhưng vẫn giữ vững được lợi nhuận và số lượng khách hàng
đáng kể và tự tin đứng vững trong thị trường ngân hàng, không thuộc diện ngân hàng yếu
kém mà được các doanh nghiệp và tập đoàn đầu tư vốn thúc đẩy phát triển.
Nội dung được chia làm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK).
- Phần 2: Phân tích các chiến lược VIETBANK.
- Phần 3: Kết quả kinh doanh VIETBANK năm 2013

1/17


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VIETBANK:
THÔNG TIN:

-

Địa chỉ: Số 47 Trần Hưng Đạo, TP.Sóc Trăng , Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: (08) 6292-8000
Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP.
Giấy phép số 135/GP-CBC ngày 07/04/2008 - SWIFT Code: VNTTVNVX .
Vốn điều lệ đăng ký: 3,000,000,000,000 đồng.
Đơn vị hạch toán độc lập.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Dương Ngọc Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản
trị.


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Ngày 02/2/2007, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) chính thức được
thành lập tại số 47 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, tạo tiền đề
cho việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc.



Ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường
Bến Nghé, quận 1 – chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tại thị trường Tp. Hồ Chí
Minh.



Ngày 26/02/2009, khai trương chi nhánh Hà Nội - chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại khu vực miền Bắc.



Ngày 12/03/2009, khai trương chi nhánh Cần Thơ - chi nhánh thứ hai của
VIETBANK tại khu vực miền Tây.

2/17




Ngày 07/04/2009, khai trương chi nhánh Hải Phòng - chi nhánh thứ hai của
VIETBANK tại khu vực miền Bắc.




Ngày 15/04/2009, khai trương chi nhánh Đà Nẵng - chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại khu vực miền Trung.



Ngày 04/06/2010, khai trương chi nhánh Khánh Hòa – chi nhánh thứ hai của
VIETBANK tại khu vực miền Trung.



Ngày 08/06/2010, khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu - chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại khu vực Đông Nam Bộ.



Ngày 29/09/2010, khai trương chi nhánh Long An – chi nhánh thứ ba của
VIETBANK tại khu vực miền Tây



Ngày 08/11/2010, khai trương chi nhánh Nghệ An - chi nhánh thứ ba của
VIETBANK tại khu vực miền Trung và là chi nhánh thứ 10 của VIETBANK trên
toàn quốc.

Hiện nay, VIETBANK đã có 95 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên
toàn quốc. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của
VIETBANK trong bối cảnh hiện nay.


3/17


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1. Ông Dương Ngọc Hòa- Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Ông Dương Ngọc Hòa là Cử nhân, trường ĐH Tổng hợp Tp. HCM. Ông Hòa đã có hơn 30
năm kinh nghiệm quản lý, kinh doanh trong các lĩnh vực: Xe máy, bất động sản, y tế, đầu
tư… cả trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm quản lý dày dạn trong nhiều lĩnh vực, Ông đã
và đang định hướng để xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng TMCP năng động,
hiện đại và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng để hội nhập nền kinh tế
quốc tế.
2. Ông Bùi Xuân Khu - Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Ông Bùi Xuân Khu là Cử nhân kinh tế, trường ĐH Tổng hợp TP. HCM. Ông Khu có nhiều
năm kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh; đã từng đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao
như Tổng Giám đốc công ty may Việt Tiến, Tổng Giám đốc tổng công ty Dệt may Việt
Nam, Thứ trưởng thường trực Bộ Công thương. Hiện nay Ông là Phó Chủ tịch công ty CP
Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Siêu thị Á Châu, Phó Chủ tịch
HĐQT VIETBANK.
3. Ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Ông Nguyễn Duy Hưng là Cử nhân Luật, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội; Cử nhân Kinh tế,
trường ĐH Thương mại Hà Nội. Ông Hưng có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
quản lý tài chính, ngân hàng; đã đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao: Trưởng Ban Pháp chế,

4/17


Giám đốc khối Vận hành, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân
hàng Á Châu, thành viên HĐQT ngân hàng Gia Định (nay là ngân hàng Bản Việt).
4. Ông Cao Văn Đức – Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

Ông Cao Văn Đức là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Birmingham (Anh); Cử
nhân chuyên ngành Ngoại hối, trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội.
Ông Đức có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính, đã đảm nhận nhiều
vị trí quan trọng tại Ngân hàng Ngoại thương như: Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội,
Trưởng Văn phòng đại diện tại Singapore... Với kinh nghiệm quản lý tại ngân hàng hàng
đầu Việt Nam và tại thị trường nước ngoài, Ông đã và đang áp dụng cách thức điều hành
linh hoạt và hiệu quả cho nhiều bộ phận quan trọng tại VIETBANK.
5. Bà Đặng Ngọc Lan - Thành viên Hội Đồng Quản Trị
Bà Đặng Ngọc Lan là Cử nhân, trường ĐH Tổng hợp Ngoại ngữ Hà Nội. Bà Lan có hơn 17
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đã tham gia vào nhiều dự án phát triển và đầu tư
quan trọng tại Ngân hàng Á Châu. Từ những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình
công tác, Bà đã góp phần cùng HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển của
VIETBANK. Hiện nay, Bà là Phó ban Kiểm toán nội bộ - Ngân hàng Á Châu, thành viên
HĐQT VIETBANK.
6. Ông Đào Vũ - Thành viên Hội Đồng Quản Trị
Ông Đào Vũ là Cử nhân, trường ĐH Mỹ Thuật. Ông Vũ đã có kinh nghiệm quản lý hơn 19
năm trong các lĩnh vực xuất bản, quảng cáo, tài chính… Với kinh nghiệm đa dạng trong
nhiều lĩnh vực, Ông đã góp phần cùng HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển của
5/17


VIETBANK. Hiện nay, Ông là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Quảng cáo Sao
Việt,thành viên HĐQT VIETBANK
7. Ông Dương Nhất Nguyên - Thành viên Hội Đồng Quản Trị
Ông Nguyên là Thạc sỹ quản trị kinh doanh, trường Keller Graduate School of Management
(Mỹ); Cử nhân khoa học chuyên ngành Dược, trường Greenwich University (Anh); đã có 8
năm kinh nghiệm trong việc quản lý (Phó Tổng Giám đốc Công ty Hoa Lâm) và điều hành
các dự án lớn (dự án 4B Tôn Đức Thắng, dự án số 1 Lê Thánh Tôn, dự án Khu y tế kỹ thuật
cao tại TPHCM…). Hiện nay, Ông là thành viên HĐQT VIETBANK.


6/17


BAN KIỂM SOÁT
1. Ông Huỳnh Hiếu Nghĩa - Trưởng Ban Kiểm Soát
Ông Huỳnh Hiếu Nghĩa là Cử nhân, trường ĐH Ngân hàng. Ông đã có gần 20 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Ông công tác tại Ngân hàng Á Châu từ năm 1993. Hiện
nay Ông là Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Á Châu, Trưởng Ban Kiểm soát
VIETBANK.
2. Bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh - Thành viên Ban Kiểm Soát
Bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh là Cử nhân, trường ĐH Kinh tế Tp. HCM. Bà đã có 7 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực kế toán tài chính. Bà công tác tại Ngân hàng Á Châu từ năm 2006.
Hiện nay Bà là thành viên Ban Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Á Châu, thành viên Ban Kiểm
soát VIETBANK.
3. Ông Bùi Văn Khá - Thành viên Ban Kiểm Soát
Ông Bùi Văn Khá là Cử nhân, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Ông đã có 36 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và quản lý; từng đảm nhận vị trí Kế toán trưởng tại
nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH SX TM Tín Thành, Công ty TNHH Bảo Tín, Công
ty CP Gia Ân, Công ty CP Xe máy Hoa Lâm Kymco… Bên cạnh hoạt động kinh doanh,
Ông còn là Giảng viên thỉnh giảng tại các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. Hiện
nay, Ông là thành viên Ban Kiểm soát VIETBANK.

7/17


BAN ĐIỀU HÀNH
1. Ông Cao Văn Đức - Tổng Giám Đốc
2. Ông Nguyễn Nghĩa - Phó Tổng Giám Đốc
Ông Nguyễn Nghĩa là Cử nhân Tài chính Tín dụng, trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng;
Cử nhân Luật Quốc tế, trường ĐH Quốc gia Hà Nội; Cử nhân Quản trị Kinh doanh, trường

ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ông Nghĩa đã có hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính,
đã từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội, tham gia tích cực vào việc phát triển hệ thống quản trị rủi ro, thanh toán
quốc tế của Ngân hàng Ngoại Thương. Ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển VIETBANK. Hiện nay Ông là Phó Tổng giám đốc VIETBANK.
3.Ông

Dương

Nhất

Nguyên

-

Phó

Tổng

Giám

Đốc

4. Ông Đặng Đình Thắng - Phó Tổng Giám Đốc
Ông Đặng Đình Thắng là cử nhân Quản trị kinh doanh thương mại- Đại học Kinh tế Quốc
dân, thạc sỹ Quản trị kinh doanh- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông đã có hơn 20 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính, đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như: Chủ tịch
HĐQT, sáng lập viên công ty CP Đầu tư - Xây dựng TST; Chủ tịch HĐQT, sáng lập viên
công ty chứng khoán VNS….
5. Bà Thái Thị Hồng - Kế Toán Trưởng

Bà Thái Thị Hồng là Cử nhân Ngân hàng, trường Cao cấp Ngân hàng; Cử nhân Tài chính
Kế toán, trường ĐH Tài chính Kế toán. Bà Hồng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh
8/17


vực kế toán; từng đảm nhận vị trí kế toán trưởng tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Công ty
cổ phần Sản xuất – Thương mại & Dịch vụ Bình Chánh, Công ty Quản lý nợ & Khai thác
tài sản Ngân hàng Á Châu … Hiện nay, Bà là Kế toán trưởng VIETBANK.

9/17


PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VIETBANK:
Trong quá trình phát triển, VIETBANK đã không ngừng đầu tư hệ thống ngân hàng lõi core
banking, xây dựng trung tâm dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông
tin; tuyển dụng và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân
sự; đầu tư xây dựng hệ thống các điểm giao dịch khang trang, hiện đại để phục vụ khách
hàng ngày một tốt hơn... Bên cạnh đó, VIETBANK đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và triển khai nhiều chương trình quản lý, đào tạo nhằm kiểm
soát, hoàn thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Thương hiệu VIETBANK cũng đang dần
trở nên quen thuộc với khách hàng thông qua hệ thống các sản phẩm dịch vụ phong phú,
phục vụ nhu cầu đa dạng cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Các chính sách linh hoạt trong
hoạt động kinh doanh cũng là một trong những thế mạnh của VIETBANK trước nhu cầu
ngày càng đa dạng của khách hàng.
Vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm vừa qua, VIETBANK
vẫn đạt lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và quản lý tốt rủi ro tín dụng. Trong thời gian tới,
VIETBANK vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu hoạt động an toàn và tăng trưởng bền vững.
Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của VIETBANK quyết tâm phấn đấu đưa thương hiệu
VIETBANK đến gần hơn với khách hàng.
VIETBANK tin tưởng rằng với định hướng đúng đắn của Hội đồng Quản trị, kinh nghiệm

về quản trị của Ban Điều hành, nhiệt huyết của đội ngũ Cán bộ nhân viên; cùng với sự hợp
tác và ủng hộ của các Cổ đông, khách hàng, VIETBANK sẽ tiếp tục hoạt động ổn định và
ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng.

10/17


Các chiến lược VIETBANK
1. Chiến lược CNTT: đây là yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng với nhau, nếu đầu tư

hệ thống sai lầm thì ngân hàng phải trả giá rất đắt về chi phí, con người, thời gian và
tiền bạc. Ngân hàng đã chọn những công nghệ tiên tiến nhất tại nước ngoài trong
lãnh vực ngân hàng và đã thế điểm thành công tại Việt Nam đó là ngân hàng ACB.
VIETBANK và ACB đã hợp tác đầu từ hỗ trợ toàn diện về CNTT cho VIETBANK.
Do vậy hệ thống CNTT được phát triển một cách nhanh nhất hầu như toàn bộ hệ
thống của ACB được copy sang VIETBANK, tuyển cán bộ tại ACB sang
VIETBANK làm việc và chủ động mọi hệ thống. Đây là việc các ngân hàng khác
phải mất 5 đến 10 năm để xây dựng.
2. Chiến lược nhân sự: Tuyển các cán bộ quản lý chủ chốt từ các ngân hàng lớn như :

Vietcombank, ACB, Eximbanking, những ngân hàng có tiếng và có thị trường kinh
doanh phù hợp với VIETBANK. Để nhanh chóng truyền đạt kinh nghiệm cho nhân
viên bên dưới và đúc kết những thành công ngân hàng khác và cái không hay để vận
dụng vào VIETBANK giúp ngân hàng phát triển cách nhanh chóng. Nhân viên thì
tuyển nhân viên mới ra trường năng động cống hiến từ các đại nổi tiếng của Việt
Nam. Mở các lớp đào tạo chuyên môn để giúp nhân viên sớm hòa nhập vào môi
trường làm việc.
3. Chiến lược mục tiêu rõ ràng:

11/17



TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương
hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
SỨ MỆNH
Xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất
lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong
giai đoạn mới.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và
Hệ

thống

công

nghệ

thông

tin

nhiệt tình

hiện

đại

Mô hình tổ chức và quản lý khoa học


12/17


CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG VIETBANK

VIETBANK CAM KẾT
1. THỎA MÃN CÁC NHU CẦU KHÁCH HÀNG


Luôn phục vụ khách hàng với thái độ tận tâm;



Mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp với
từng đối tượng khách hàng;



Đầu tư công nghệ thông tin, làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm ứng
dụng phương thức giao dịch hiện đại giữa khách hàng với VIETBANK;



Không ngừng học hỏi, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, quy trình
nghiệp vụ và các hoạt động của VIETBANK;

2. TÔN TRỌNG & ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI THỎA ĐÁNG CỦA NHÂN VIÊN
Mỗi CBNV của VIETBANK được xem là một cổ đông với vốn góp là năng lực,
nhiệt huyết, sự tận tâm hết mình vì công việc. CBNV của VIETBANK được hưởng:



Mức thu nhập cạnh tranh

13/17




Chế độ phúc lợi thỏa đáng



Sự thăng tiến về vị trí và chuyên môn



Cơ hội được rèn luyện

3. DUY TRÌ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ & ĐIỀU HÀNH MINH BẠCH


Đảm bảo sự phát triển an toàn của VIETBANK



Giữ gìn đạo đức trong kinh doanh

4. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG



Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật



Mỗi thành viên của VIETBANK có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng &
môi trường thể hiện qua các hành động cụ thể hàng ngày.

4. Chiến lược phát triển mạng lưới:

Mạng lưới là mục tiêu quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và ban lãnh đạo đã
sớm nhìn nhận về tiềm năng đã nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động trên 10
thành phố lớn nhất Việt Nam và hiện nay đã có 95 điểm giao dịch trên toàn quốc

14/17


PHẦN 3 KẾT QUẢ KINH DOANH VIETBANK NĂM 2013:
1/ Các chỉ tiêu kinh doanh tổng quát:
Diển giải

Số

liệu
31/12/

Huy

động


khách

hàng *
Dư Nợ **
Số dư bảo lãnh
Nợ Xấu
Lợi nhuận (trước
Thuế)
Tổng tài sản
Đơn vị tính: Tỷ đồng

2012
6.345

Chỉ

tiêu
2013

10.000

Thực

hiện

31/12/2
013
7.595

7.414

824
213
17,24

9.331
<179,93
50

5.989
246
201
29,89

16.844,70

18.000

16.118,16

Tuy không đạt chỉ tiêu 2013 nhưng với tình hình khó khăn về tài chính trong những năm
gần đây và chỉ tiêu năm 2013 đạt được cũng là thành quả lớn so với các ngân hàng bạn
trong trong đà thu lỗ tái cơ cấu và xác nhập

15/17


2/ Kết quả hoạt động kinh doanh
STT
I
1

2
3
4
5
6
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ Tiêu
THU NHẬP
Tín dụng
Dịch vụ
Kinh doanh ngoại hối
Mua bán chứng khoán đầu tư
Góp vốn mua cổ phần
Khác
TỔNG THU NHẬP
CHI PHÍ
Tín dụng
Dịch vụ

Kinh doanh ngoại hối
Nộp thuế, các khoản khác
Mua bán chứng khoán đầu tư
Nhân viên
Quản lý công vụ
Tài sản
Dự phòng rủi ro tín dụng
BHTG của khách hang
Khác
TỔNG CHI PHÍ
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ TNDN
THUẾ TNDN
LỢI NHUẬN SAU THUẾ TNDN

TK

Số tiền

70
71
72
74
78
79

1.482.708
6.989
1.295
167.006
36.992

11.960
1.706.950

80
81
82
83
84
85
86
87
88
88
89

1.248.414
5.050
982
603
258
163.701
97.858
135.545
7.760
13.797
3.091
1.677.059
29.891
377
29.514


3/ Kênh phân phối:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng cộng

TÊN ĐỊA BÀN
SÓC TRĂNG
TP HỒ CHÍ MINH
HÀ NỘI
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
CẦN THƠ
ĐÀ NẴNG
HẢI PHÒNG
KHÁNH HÒA
LONG AN
NGHỆ AN
10

TỔNG CỘNG
2
46

20
2
3
8
6
2
1
5
95

16/17


4/ Trình đại hội đồng cổ đông về việc trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2013
Đơn vị: triệu đồng.
STT
1
2
3
4
4a
4b
4c
5
6
7
8
9
10


Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế năm 2013
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (1-2)
Trích lập các quỹ (4a+4b+4c), trong đó:
Quỹ dữ trữ bổ sung VĐL
Quỹ đự trữ phòng tài chính
Quỹ khen thưởng phúc lợi
Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ (3-4)
Lợi nhuận còn lại các năm trước
Lợi nhuận dùng chia cổ tức năm 2013 (5+6)
Chia cổ tức năm 2013 bằng tiền
Số tiền cổ tức năm 2013 đã tạm ứng
Lợi nhuận để lại không phân phối ( 7-8)

Số tiền
29,891
377
29,514
6,482
1,494
2.988
2,000
23,032
15,177
38,209
0
0
38,209


Với tình khó khăn năm 2013 nhờ các chiến lược rõ ràng và quản lý tốt chiến lược
VIETBANK đã lợi nhuận 29 Tỷ sau thuế. Mạng lưới 95 điểm giao dịch trên toàn quốc phân
đều cho 10 Thành phố lớn nhất Việt Nam.
Vietnam Commercial Joint Stock Bank

17/17



×