Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

SKKN Biện pháp giúp trẻ trẻ 56 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 38 trang )

Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống, sinh hoạt của con người chúng ta thì việc đầu tiên phải
nghĩ đến đó là nhu cầu đi lại của con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói
riêng thì nhu cầu phát triển vận động rất cần thiết cho trẻ. Nhằm phát triển cho trẻ
một cách toàn diện về các mặt” đức, trí, thể, mỹ, lao” đó là một trong các nhiệm
vụ được đặt hàng đầu trong nghành giáo dục quốc dân. Sự phát triển về thể lực
cho trẻ tất cả chúng ta đều hiểu một phần cũng phục thuộc vào gen di truyền, một
phần nữa cũng nhờ vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, vận động đúng cách, đúng quy
định. Mà để thực hiện được tốt công tác chăm sóc, giáo dục, vận động một cách
phù hợp và hợp lý cho từng độ tuổi một cách phù hợp không ai khác đó là giáo
viên mầm non chúng ta.
Ngoài ra thì yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường sống cũng không kém phần
quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển trí lực cho trẻ
Chính vì vậy mà việc tìm hiểu, khám phá ra nhiều hình thức để nhằm giáo
dục vận động, phát triển thể chất cho trẻ là một điều hết sức quan trọng và cần
thiết cho trẻ trong việc bảo vệ sức khỏe.
Đặc biệt trong hai năm gần đây trong nghành đưa việc “ tăng cường vận
động thể chất cho trẻ mầm non” . Từ đó làm cho bản thân tôi tâm đấc thêm về vấn
đề này.
Xuất phát từ những nhu cầu phát triển, nhu cầu hứng thú, nhu cầu hoạt
động của trẻ mầm non nói chung và trẻ tãi đơn vị trường mẫu giáo Hoa Cúc nói
riêng. Từ những ý nghĩ, từ những ước muốn cho đàn em thân yêu sau này, từ
những lợi ích trong việc trăm năm trồng người . Nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề
tài “ một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong
lĩnh vực phát triển thể chất”

1
TRẦN THỊ THƯƠNG



- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

I. Nội dung:
1.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

Cơ sở lý luận :
Đối với hoạt động thể dục giờ học, nếu giáo viên không sử dụng được các
hình thức đa dạng, tích hợp được các nội dung học một cách hợp lý, phù hợp thì
làm cho trẻ sẽ bị nhàm chán, không tập trung vào giờ học.
Không chỉ nói riêng về vấn đề “ giờ học thể dục” là ta có thể rèn luyện
được thể chất cho trẻ. Mà ở tất cả các hoạt động khác ta đều phải phát triển thể
chất cho trẻ để giúp cho cơ thể trẻ được phát triền cân đối
Nói đến “phát triển lĩnh vực thể chất cho trẻ” ta điều nghĩ đến từ cái “chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục” cho trẻ
Để hình thành và phát triển nhân cách của một con người nói chung và
với trẻ mầm non nói riêng thì vấn đề về giáo dục lễ giáo được đặt ra đầu tiên . Vì
qua những hành vi ứng xử, giao tiếp thì chúng ta sẽ đánh giá được về tư cách, đạo
đức của con người đó như thế nào?. Chính vì thế là một người giáo viên mầm non
phải coi trọng việc giáo lể giáo, gương mẫu và một vấn đề hết sức quan trọng
đồng thời một một người giáo dục cho trẻ những đức tính lễ nghĩa theo truyền
thống của dân tộc cho một thế hệ trẻ.
Chính vì vậy mà việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một đều rất
cần thiết và được toàn nghành quan tâm đến .nếu trẻ được chăm sóc tốt thì thể lực
của trẻ cững được phát triển một cách hài hòa cân dối với tầm vóc cơ thể trẻ.

ở đây không thể chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề phát triển về “ thể - lao “cho trẻ
không mà cần phải phát triển cho trẻ thêm lĩnh “ đức- trí- mỹ” nữa. Vì sự phát
triển đủ năm lĩnh vực thì mới đạt được mục tiêu của nghành giáo dục mầm non.
Vì ở lứa tuổi trẻ 5-6 tuổi các hệ cơ quan của trẻ đang trong giai đoạn phát
triển . nên giáo viên cần tạo mọi điều liện giúp trẻ lĩnh hội tất cả các kỷ năng kỉ
xảo, các hiện tượng xung quanh. Đồng thời trong giai đoạn này cần tạo điều kiện

2
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

để trẻ thuận tiện tiếp thu và củng cố các kỉ năng giúp cho trẻ phát triển một cách
toàn diện hơn.
Để làm được thì người giáo viên mầm non phải đạt được các mục tiêu :
-

Một người năng động sáng tạo, luôn có một tinh thần cầu tiến trong công tác
Luôn có lòng yêu nghề mến trẻ, tất cả vì đàn em thân yêu.
Một người luôn luôn ham học hỏi từ những kinh nghiệm của đồng ngiệp, sách,

-

báo, trên internet
Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động về lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ.
Có tinh thần tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Biết thiết kế, tổ chức các hoạt động về thể chất cho trẻ một cách linh động, sáng


-

tạo
Tạo cho trẻ có một tâm trạng thõa mái, tự nguyện, ham hoạt động
Luôn tìm hiểu, khám phá, tạo ra nhiều đồ chơi mới lạ nhằm kích thích khả năng
vận động cho trẻ.
Vì một tương lai của trẻ thơ nên bản thân tôi luôn vượt mọi khó khăn để đưa
đàn em đến một tương lai tương đẹp với bao niềm tin trong tương lai của trẻ. Tạo
mọi hình thức để trẻ vận động một cách hợp lý, giúp cơ thể trẻ phát triển một
cách toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn:
Với tình hình thực tế tại đơn vị trường mẫu giáo Hoa Cúc của tôi nói
chung và tại nhóm lớp Lá 1 của tôi nói riêng phụ huynh ở đây họ chưa quan tâm
về vấn đề phát triển vận động thể chất, chăm sóc nuôi dưỡng của con họ. Mà phụ
huynh ở đây họ chỉ mong mõi sau cho con họ đến trường là được cô giáo chăm
sóc chu đáo, dạy cho con họ học được nhiều bài tập toán, nhiều điểm khi viết
được bài,..
Một số trẻ lần đầu tiên đi học nên còn nhút nhát, sợ sệt, không vì những
nguyên nhân trên mà không giúp trẻ phát triển về mọi mặt mà nhất là lĩnh vực
phát triển vận động cho trẻ, bản thân tôi sẽ luôn cố gắng vận dụng các phương
pháp dạy học theo nhiều hình thức khác nhau để giúp trẻ mình vận động tốt hơn
Dạy trẻ vận động với những đồ dùng giáo viên tự làm như: túi cát ,vòng
hoa ,cờ ,nơ, thảm cỏ,mũ nón,..

3
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc



Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Luôn lồng ghép các nội dung các môn học khác : khám phá khoa học
,giáo dục âm nhac,làm quen với toán ,tạo hình , chữ cái và chủ đề ,chủ điểm trong



các tiết dạy vận động
Các hoạt động trẻ phải tích cực, hứng thú…..tư duy , sáng tạo , độc lập
• Các hoạt động mang tính gợi mở, hứng thú cho trẻ
Môi trường hoạt động của trẻ phải tthoải mái, sạch sẽ, rộng, thoáng..
Môi trường hoạt động, tập luyện cho trẻ phải đảm bảo tính an toàn tuyệt đối



cho trẻ.
Thông qua số liệu thống kê




Trong đầu năm học các em ở lớp tôi có một số liệu thống kê cụ thể như sau :
II.

Trẻ nhanh nhẹn ,hoạt bát làm theo hiệu lệnh là : 10/25 trẻ
Trẻ ham thích giờ thể dục là : 9/25 trẻ.
Kỷ năng về đội hình đội ngũ của trẻ : 6/25
Phụ huynh quan tâm ủng hộ những nguyên vật liệu phế phẩm là : 7/25 trẻ
Biện pháp thực hiện

Ở đây việc đưa các bài tập trò chơi vào cho trẻ vận động tôi cần chú ý đến
khâu chuẩn bị đồ dùng cũng hết sức cần thiết cho buổi luyện tập,đồ dùng phải
phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ .Biết chọn lọc tích hợp một cách nhẹ nhàng
vào đề tài .
Ngoài việc sử dụng các hiệu lệnh trong bài tập vận động cơ bản, vận động trò
chơi, để giúp trẻ nghe và làm theo hiệu lệnh một cách

nhanh nhẹn, hoạt

bát,..Giáo viên như tôi cần chuẩn bị một số đồ dùng đồ chơi khá phong phú và
không kém phần hấp dẫn. Từ những đồ dùng đồ chơi đó nó đem lại một kết quả
như ý mong đợi của một người giáo viên mầm non trong việc rèn luyện và phát
triển tốt cho trẻ trong lĩnh vực phát triển vận động cho trẻ.
Để giúp trẻ học tốt môn thể chất trước hết cần lựa chọn những phương pháp
phù hợp trong quá trình giáo dục trẻ ,phương pháp giáo dục cho trẻ có các nhóm
phương pháp như:
Nhóm phương pháp trực quan.
Nhóm phương pháp dùng lời nói.
Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.

4
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Do tính chất riêng của từng nhóm nên khi lựa chọn phương pháp tôi dựa vào
từng đặc tính riêng của từng loại bài tập khác nhau. Từ đó tôi đưa các yêu cầu bài

tập, trò chơi cũng khác nhau. Nhưng một điều rất quan trọng không thể thiếu
trong “ phát triển vận động cho trẻ” .Đó là nó phải phù hợp với yêu cầu của đề tài,
phù hợp với mức độ tiếp thu của trẻ ở tại nhóm lớp của tôi. Nhất là mức độ tiếp
thu của trẻ ở từng độ tuổi cũng khác nhau nên tôi có hướng nâng dần mức độ của
trò chơi hay bài tập cho trẻ thực hành luyện tập để không gây sự nhàm chán, mất
chú ý, mất tập trung cho trẻ.
1. Nhóm

phương pháp trực quan:

Để thực hiện được nhóm phương pháp này thì trẻ phải nghe kết hợp với nhìn
thấy những gì cô muốn cho trẻ học, cho trẻ thực hành, cho trẻ chơi
Điều quan trọng là giáo viên phải cho trẻ được học và làm quen “mọi lúc,
mọi nơi”, cho trẻ làm quen dần trước các vận động mà trẻ sẽ thực hiện trong tiết
học sắp tới bằng phương pháp trực quan là làm mẫu.
Ví dụ : Bài tập vân động “ném xa 1 tay ” lần đầu cho trẻ làm quen thì giáo
viên phải lầm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế cầm túi cát
của tay , cuối cùng là cách vung tay, ném xa . Khi trẻ nắm được các phần cơ bản
của bài tập thì giáo viên cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc
giáo viên có thể tập trước cho 1 – 2 cháu làm mẫu thay cô.
Một số điều mà giáo viên cần lưu ý khi làm mẫu: giáo viên làm mẩu tư thế phải
đúng ,đẹp và cần phải chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu trong lớp đều nhìn
thấy và nhận đúng mẫu ( hình )
Ví dụ: động tác của bài tập phát triển chung giáo viên cần đứng cao không quá xa
cũng không quá gần trẻ ,để trẻ quan sát được động tác của cô , động tác bụng giáo
viên đứng nghiêng, động tác bật giáo viên đứng cùng chiều với trẻ.
Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, đẹp chính xác nhẹ nhàng để trẻ có
biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối
giáo viên không được làm nhanh , qua loa, cho xong . Khi mới luyện tập cảm giác
không gian và thời gian của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển cơ bắp một

5
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên, làm sao
giúp trẻ tự tin hơn trong hoạt động để trẻ không còn nhút nhát sợ té ngã khi tập
một số bài vận động
Ví dụ bài tập : “Đi trên ghế thể dục”, giáo viên cần giúp trẻ bằng cách giữ tay để
trẻ không ngã khi thực hiện bài tập hoặc đứng đón trẻ ở nơi trẻ bước xuống ghế
thể dục. Luôn động viên tinh thần trẻ, để trẻ mạnh dạn làm tốt và không sợ té .
Ví dụ: Với mục đích rèn luyện đề tài “ chạy dích dắc ” chúng ta có thể
đặt ra nhiều các vật chướng, các lon sửa trên đường chạy sẽ rèn luyện trẻ có khả
năng nhanh nhẹn ,nhạy bén hơn .
Không chỉ sử dụng các phương pháp là đủ mà bên cạnh đó khi lên một tiết
dạy điều mà tôi cho rằng không thể thiếu đó là phương tiện các dụng cụ phải phù
hợp với yêu cầu hoạt động và phù hợp với trẻ , và động tác trong tiết học phải
rõ ràng phải chính xác và khối lượng của vận động, động tác phù hợp với trẻ
như: ghế thể dục, túi cát, bóng và những dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tính
tích cực khi thực hiện bài tập: cờ, nơ, vòng ,xúc
2.

Nhóm phương pháp dùng lời nói:

Trong các tiết học nói chung, môn thể dục nói riêng muốn tiết học có thu
hút được trẻ hay không tiết dạy có nhàm chán có sinh động hay không một phần
cốt yếu đó là lời nói của cô giáo, qua lời nói cô giáo giúp cho trẻ quan sát bài tập

vận động có mục đích, hiểu sâu hơn các bước thực hiện, do đó khi sử dụng
phương pháp này yêu cầu lời nói của giáo viên phải có sức thu hút, to,rõ ràng,dứt
khoác, mạch lạc và đồ dùng đồ chơi cũng không kém phần quan trọng trong việc
giúp tôi thực hiện tốt trong giờ hoạt động.
Việc dùng lời nói đối với trẻ cũng hết sức quan trọng: giáo viên có thể yêu
cầu trẻ miêu tả bài tập, điều này giúp trẻ biết cách diễn đạt bài tập vận động bằng
lời nói kết hợp với thực hiện bài tập buộc trẻ phải tập trung chú ý, phát triển ở trẻ
tính độc lập, có ý thức trong luyện tập,giúp cho trẻ nhớ sâu hơn ,thực hiện một
cách dễ dàng hơn .
Ví dụ: khi trẻ thực hiện vận động cơ bản “bật qua vòng hái quả ”,
6
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Động tác chuẩn bị : tư thế đứng chân khép lại ,tay chóng hông ,mắt nhìn về trước
Khi có hiệu lệnh bật: trẻ bật qua các vòng chọn hình theo yêu cầu của cô ( hình
ảnh )
Qua vận động trên giúp trẻ rèn luyện cơ chân săn chắc khỏe mạnh ,nhanh nhẹn
,khéo léo qua các chướng ngại vật làm sao để không đụng vào các vòng
Ví dụ: trò chơi “ bò chui qua cổng”


Cách chơi :chia trẻ làm 2 đội bằng nhau ,trẻ sẽ làm động tác bò qua cổng




bằng 2 tay ,2 chân lên chọn một quả theo yêu cầu của cô
Luật chơi: trẻ phải làm động tác bò mỗi lần chơi được 1 bạn và chọn một
quả ,nếu kết thúc trò chơi đội nào chọn nhiều quả và đúng theo yêu cầu là
thắng cuộc .

Qua đó trẻ được phát triển thêm một số kỉ năng trong vận động, giúp đôi chân trẻ
nhanh nhẹn, khéo léo hơn, sự phối hợp nhịp nhàng tay và chân của ngày càng
nhanh nhẹn. Ngoài ra cô giúp cho trẻ nắm thêm được một số quy định hay kỉ luật
trong trò chơi
Muốn thực hiện được như vậy thì lời nói, giải thích của giáo viên phải
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đồng thời cô đưa ra nhận xét kịp thời để giúp trẻ có
cảm nhận được sự công bằng trong khi chơi
Trong tiết học thể dục việc sử dụng khẩu lệnh và mệnh lệnh là vô cùng cần
thiết và hết sức quan trọng.
Mệnh lệnh là những những lời nói của giáo viên tự nghĩ ra, mệnh
lệnh được sử dụng để điều khiển mọi hành động của trẻ để trẻ thực hiện những
nhiệm vụ như việc phân chia và thu dọn dụng cụ.
Ví dụ: bài thơ “dung dăng dung dẻ” cô giáo cho trẻ nắm tay nhau đi, đến
câu “xì xà xì xụp” trẻ ngồi xổm. Sau đó cho trẻ đứng lên đọc thơ tiếp. Hoặc bài
thơ :đàn gà con ” giáo viên nói: mười quả trứng tròn mẹ gà ấp ủ trẻ sẽ đưa tay để
lên ngực , mười chú gà con hôm nay ra đủ ,trẻ sẽ làm tiếng kêu chíp chíp ,giáo
viên nói tiếp sau đó trẻ sẽ làm theo cô
3. Nhóm phương pháp cho trẻ thực hành, trải nghiệm:

7
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc



Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Phương pháp thi đua: đây là phương pháp tôi thường áp dụng khi trẻ đã
nắm vững tương đối các bước thực hiện bài tập vận động cơ bản, thi đua nhằm
giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện tinh thần đồng đội,
thi đua làm tăng hứng thú, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc luyện tập.
Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
Thi đua cá nhân: giáo viên chúng ta cần lưu ý nên chọn các cháu có
sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây tự ti chán nản ở trẻ.
Thi đua đồng đội: giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương
đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc.
Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cách
khách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một
tập thể trẻ nhỏ. Và giáo viên chú ý không được chê bai trẻ sẽ làm trẻ hụt hẩng và
không muốn chơi nữa phải động viên khích lệ trẻ ,cũng như trong các tiết dạy lời
khen hợp lí và kịp thời của cô cũng rất quan trọng đối với trẻ
Khi trẻ thực hiện tránh cho trẻ hưng phấn quá mức.
Phương pháp trò chơi:
Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò
chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái. Trò chơi vận động cũng có
thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát, vừa vận
động...
Giáo viên cần tạo ra những bài vận động nhằm phát triển vận động cho
trẻ và phải thật sự lôi cuốn thu hút giúp trẻ có ấn tượng và tiếp thu kiến thức các
kỹ năng vận động nhanh nhất và dễ dàng
Ví dụ: trò chơi “bật qua suối ”, với trò chơi này giáo viên thường
chuẩn bị cho trẻ 2 vạch mức làm suối cho trẻ bật qua ,chúng ta có thể cho trẻ
mình hóa thân làm những chú thỏ đi vào rừng thì đối với trẻ sẽ gây hứng thú
,thích thú hơn ,cô cần nêu yêu cầu rõ ràng trẻ sẽ đội mũ thỏ sẽ là những chú thỏ
khi đi vào rừng gặp con suối các chú thỏ phải bật qua


8
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của
cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho
việc rèn luyện thể lực.
* Lưu ý: trước khi chơi giáo viên cần đưa ra cách chơi – luật chơi, sự
phân thắng thua trong khi chơi vẫn phải đảm bảo.
Ở một tiết học thể chất chúng ta cũng hết sức quan tâm đến quá trình
quan sát trẻ 1 cách tổng thể trong mọi hoạt động. Cần tạo mối quan hệ gần gũi với
trẻ, động viên, có những cử chỉ ân cần như xoa đầu ,vịnh vào vai trẻ cười thân
thiện với trẻ ,khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè tạo môi trường hòa đồng để
trẻ cùng tham gia hoạt động với nhóm bạn, giúp trẻ tích cực trong hoạt động.
Giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy: lời nói, trực
quan làm mẫu, luyện tập để buổi tập thêm phong phú, kích thích trẻ tích cực hoạt
động, vận động. Bên cạnh đó,trong những bữa ăn hàng ngày của trẻ tôi luôn dành
ít thời gian trò chuyện về dinh dưỡng có trong thức ăn và động viên giáo dục trẻ
muốn học tốt môn thể dục thì các con phải ăn hết suất ăn ,ăn nhiều chất dinh
dưỡng để cơ thể khỏe mạnh .
Ngoài ra, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của
trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ... của trẻ là rất cần
thiết. Cùng với phụ huynh, các cô cấp dưỡng động viên khuyến khích trẻ ăn
nhiều, ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập
thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ mỗi năm 3 kỳ .
Qua quá trình thực hiện giảng dạy có áp dụng các phương pháp như đã nêu trên
và theo dõi lớp học của mình, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện
giảng dạy thể lực của các cháu phát triển tốt.


Một số trò chơi bài vận động giúp trẻ phát triển thể chất
Biện pháp 1:xây dựng môi trường và làm mới một số đồ dùng
cho trẻ vận động

9
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động



Là một lớp 5 tuổi có số trẻ ít hứng thú về chuyên đề phát triển vận
động nên tôi rất chú trọng công việc xây dựng môi trường giáo dục
phát triển vận động trong và ngoài lớp cho trẻ, với mục đích là tạo
cho trẻ cảm giác thân thiện, tích cực, thích thú với các hoạt động phát
triển vận động.
Trong lớp, tôi đã chọn và làm những đồ chơi ở “Góc vận động”
cho trẻ.Các loại trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện nh ư: Băng
ghế thể dục, ghế, đích ném, cổng chui, vật cản, vòng, gậy, cờ……đ ược
lựa chọn, đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng
lượng phù hợp với cơ thể trẻ. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp

gọn gàng, đảm bảo an toàn thân thiện để mời gọi trẻ tích cực chủ
động vận động với các loại thiết bị, đồ chơi và tận dụng mọi điều
kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ đ ược
vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ
ở trường. Việc sử dụng những đồ dùng trong vận động cũng không
kém phần quan trọng
Ví dụ: với bài tập “bò chui qua cổng ”ở trường cũng đã trang bị cổng
sắt,gổ có ưu điểm là đẹp cổng sắt thì gọn nhẹ rất chắc ch ắn nh ưng
bên cạnh đó có nhược điểm là cố định không nâng cao hay h ạ th ấp
được độ cao của cổng và di chuyển rất nặng từ đó tôi rút ra m ột kinh
nghiệm và đã tận dụng tre vuốt cong làm hai trụ đứng ,trang trí thêm
hoa lá bắt mắt vừa gọn nhẹ vừa tiết kiệm được chi phí mà trẻ l ại cảm
thấy thích thú chú ý trong tiết học hơn ,gần gủi với môi trường thiên
nhiên.Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể được tự
do tiếp cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng,đồ chơi một cách hiệu
quả, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. Việc sắp xếp
hợp lý các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng của chúng và sự sắp xếp đó nó phụ thuộc vào kích thước Ví dụ:
băng ghế ,khối gỗ được đặt dọc theo tường. Các dụng cụ nhỏ
10

TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

như: bóng, túi cát được để vào ngăn tủ.Vòng thể dục, dây th ừng đ ược
treo trên tường… Cùng với việc tạo môi trường trong lớp, ngoài lớp tôi

cũng tạo được môi trường phát triển vận động cho trẻ, đó là làm các
hộp giấy tạo thành những con vật ngô nghỉnh để trẻ chơi , tạo các ô
hình trên sân cho trẻ bật nhảy….Các thiết bị, đồ ch ơi đ ược sắp x ếp
theo hướng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động theo nhóm, lớp, cá
nhân, đảm bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều có thể
thực hiện vận động, đảm bảo an toàn, giáo viên dễ quan sát trẻ …
Giải pháp 2: Tổ chức tốt giờ học thể dục cho trẻ
Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Bởi
trong giờ thể dục là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp (rèn
luyện) cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ
chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát triển các tố chất vận
động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước hết tôi xác
định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của
giờ thể dục và sau đó là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ
học. Tiếp theo tôi hướng dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần (Khởi
động, trọng động, hồi tỉnh), giữa các phần có sự chuy ển tiếp tự nhiên,
liên tục tránh đột ngột .
* Khởi động: (Thực hiện 3-4 phút)
Cô cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn, kết h ợp các
kiểu đi
khác nhau với tốc độ khác nhau trên nền nhạc (đi th ường, đi b ằng
mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mép
chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm…)
* Trọng động: (Thực hiện 17-20 phút)
Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đ ến
sự phát triển của cơ thể trẻ. Ở phần này gồm có: Bài tập phát tri ển
11
TRẦN THỊ THƯƠNG


- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động.
- Bài tập phát triển chung: (Đội hình 3 hàng ngang, khoảng cách đ ều
nhau). Tùy vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản đ ể l ựa
chọn các động tác củ và mới phù hợp, thứ tự thực hiện các động tác là:
Tay-vai; bụng -lườn; chân-bật, trong đó động tác hỗ trợ cho vận động
cơ bản với số lần tăng thêm từ 1- 2 lần.
Ví dụ: Vận động cơ bản “ném xa bằng 1 tay”, lựa chọn động tác:
Tay-vai 1: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(4l x 8n)
Bụng- lườn 1: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân. (2l x
8n)
Chân: Bước 1 chân ra trước chân sau khụy gối (2l x 8n)
Bật 2: Bật về phía trước. ( 2l x 8n)
Với bài tập phát triển chung cô có thể đếm cho trẻ tự tập hoặc cho
trẻ tập theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ tập kết hợp với đồ dùng như
gậy để tạo sự hứng thú cho trẻ, khi tập với đồ dùng thì thời gian tập
phải chính xác và các dụng cụ đó phải được sắp xếp sao cho trẻ
dễ lấy, tránh mất thời gian.
- Vận động cơ bản: (Đội hình 2 hàng ngang)
Tùy theo vận động mới hoặc củ để hướng đẫn trẻ tập. Đối với vận
động củ
cô tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp
tiến hành tập.
Đối với vận động mới cô hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, tiến hành theo các
bước:
Bước 1: Cô làm mẫu: Lần 1: Cô làm chậm rải, không giải thích đ ộng

tác.
Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,
động tác từ tốn.
Bước 2: Cho 1-2 trẻ làm thử.
12
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Bước 3: Trẻ thực hiện lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ lên th ực hiện 1 l ần.
Trẻ thực hiện lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó( vật cản cao h ơn, tăng
thêm
1-2 vật cản) hoặc các yêu cầu cao hơn và cho 2 đội thi đua nhau lên
thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có)
- Trò chơi vận động: Đây là một hình th ức rèn luyện, c ủng cố nh ững kĩ
năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước. Với trẻ
mẫu giáo lớn cô yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, cô có thể
cho trẻ tự chơi nhưng cô là người hướng dẫn.
* Hồi tỉnh: (Thực hiện 3-4 phút)
Cô cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng hoặc đi theo một
bản
nhạc nhẹ ( nhạc không lời) vừa đi vừa vươn vai, hít thở thư giãn…
* Nhận xét giờ học:
Trong giờ học thể dục cô cần phải khen trẻ công bằng, đúng lúc và
động
viên trẻ kịp thời bằng cách tặng quà, vổ tay khen ngợi trẻ…tránh tình
trạng chê bai trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không h ứng thú

học…
Biện pháp 3:Thay đổi hình thức hồi tỉnh khi kết thúc giờ học thể dục
Trong giờ học thể dục của trẻ thì hình thức hồi tỉnh của trẻ là không
thể thiếu và rất quan trọng,sau những bài tập tập trung hăng say ,c ố
gắng của trẻ thì giây phút hồi tỉnh là lúc trẻ được th ư giãn giúp cân
bằng nhịp tim ,nhịp thở có thể thấy hoạt động hồi tỉnh quan trọng
như vậy nhưng trẻ chỉ được đi nhẹ vòng tròn rồi cô giáo kêu trẻ hít
thở đều , nhẹ nhàng trẻ chỉ đưa tay lên xuống chứ không kết hợp v ới
việc hít thở để điều hòa vì những động tác đó đã được sử d ụng rộng
rãi ,nhiều lần trẻ sẽ thấy nhàm chán không hứng thú sau khi tập
luyện mệt mỏi,nắm được tâm lý đó tôi đã đưa ra một hình thức h ồi
13
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

tỉnh mới để áp dụng vào tiết dạy của mình ,tôi xem trên ti vi th ấy
quảng cáo có những bài tập dưỡng sinh sau đó vào yotube xem và
chọn lọc những động tác dễ ,nhẹ nhàng và phù hợp để cho tr ẻ hồi
tỉnh các bạn ở lớp cảm thấy rất lạ và thích thú khi tập nh ững bài
quyền nhẹ nhàng của bài tập dưỡng sinh
Giải pháp 4: Dạy trẻ vận động phối hợp các hình thức khác
nhau.
Để tránh sự nhàm chán, vậy khi tổ chức các vận động cho trẻ, giáo
viên cần phải biết phối hợp, lồng ghép nhiều hình thức khác nhau
nhằm giúp trẻ hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào vận động
một cách chủ động, điều đó làm cho trẻ phát triển theo đúng khả

năng và nhu cầu của bản thân trẻ.
Ví dụ: Khi dạy vận động cơ bản: “bật tách - khép chân qua 7 ô ”.
Trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu”.
Với bài tập này cô hướng cho trẻ đến tham gia h ội thi “ Bé khỏe bé
ngoan”. Vào hội thi cô cho trẻ giới thiệu các đội chơi, cho trẻ khởi
động để bước vào hội thi (Trẻ đi các kiểu chân). Cô cho trẻ biết có 3
phần thi: Phần thi “thi xem ai khỏe” (Bài tập phát triển chung); Phần
thi “thi xem ai khéo ” (Vận động cơ bản); Phần thi “ai nhanh hơn”
( Trò chơi vận động), sau mỗi phần thi cô tổ chức nhận xét, động viên,
khuyến khích các đội chơi.... Hoặc: Khi dạy vận động: Bò thấp – chui
qua cổng. Giáo viên chỉ cần chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm
theo nhạc to – nhỏ rồi cho trẻ thi đua vận động theo nhạc. Khi bản
nhạc kết thúc bạn nào về trước không làm đổ cổng là
thắng cuộc.Hoặc: Vẫn là bài “bật qua suối” Chủ điểm: “Thế giới động
vật”, giáo viên sử dụng các biện pháp như: dạy trẻ vận động kết h ợp
với âm nhạc, thay đổi điều kiện học tập như giáo viên cho trẻ học
dưới hình thức vào “Em yêu động vật” hỏi nhiều loại động vật sống

14
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

trong nước, con suối cô tạo những con vật sống dưới nước có rong rêu
tạo tình huống choi trẻ bật khéo ,không dẩm lên con suối thì sẽ nhận
được một món quà, còn bạn nào chạm chân vào con suối sẽ dẩm chân
lên các con vật và bên cạnh đó sẽ không nhận được ph ần quà như vậy

trẻ rất tò mò hào hứng bật cho khéo, thi đua nhau. Trong lúc trẻ bật
cô bật nhạc bài hát: “cá vàng bơi”, các bài hát có nội dung về thế giới
động vật, như thế vừa bật rèn kỹ năng khéo léo lại vừa nghe nhạc
giúp trẻ học một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái, không
mệt mỏi. Hay đối với những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2 – 3 động
tác mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi phối hợp nhiều, trẻ phải th ực hiện
liên hoàn các động tác mà không bị gián đoạn, giáo viên sử dụng hình
thức biện pháp tổ chức hội thi “Bé nhanh nhẹn”, “ Bé khoẻ – Bé
ngoan”, “ thử tài tí hon” theo một chủ điểm Thế giới động vật chẳng
hạn. Ví dụ: Bài “ném xa – chạy nhanh”, giáo viên cho trẻ ném xa – chạy
nhanh lấy con vật theo yêu cầu của cô
Trong khi trẻ thực hiện cô kết hợp bật nhạc các bài hát về thế giới
động vật, và hướng dẫn các con hãy làm những chú sóc dễ th ương
chạy thật nhanh lên chọn những con vật gắn lên theo yêu cẩu của cô
lúc đó trẻ rất hứng thú và chủ động chạy nhanh để lên gắn được
nhiều con vật theo yêu cầu của cô trong thời gian 1 bản nhạc.
Khi tổ chức vận động cho trẻ giáo viên có thể cho trẻ vận động theo:
cả lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếp, theo nhóm, cá nhân...
Khi giáo viên biết phối hợp các hình thức, linh hoạt, g ợi m ở m ột
cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội
dung phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất,
giúp cho quá trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát
triển toàn diện của trẻ. Trẻ cảm thấy thực sự được học bằng chơi –
chơi mà học.

15
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc



Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Giải pháp 5: Tổ chức phát triển vận động cho trẻ ở m ọi lúc, m ọi
nơi.
Trong quá trình cung cấp cho trẻ một số kĩ năng, kĩ xảo vận động
đúng trên tiết học thì việc phát triển vận động cho trẻ ngoài tiết học
cũng rất quan trọng. Chính vì thế thông qua mọi lúc, mọi nơi tôi đã tổ
chức cho trẻ phát triển vận động.
Ví dụ: Hàng ngày đến trường tôi tổ chức cho trẻ tập th ể dục sáng theo
các
bài nhạc như: “Nắng Sớm”; “bé khỏe bé ngoan”…nhằm giúp trẻ có tinh
thần sản khoái hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình
trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng
được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động
trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa
và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động
mới. Tổ chức cho trẻ “phút thể dục” giữa hai hoạt động hoặc ngay
trong giờ hoạt động (khi tôi nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung
chú ý ở đa số trẻ) bằng cách sử dụng bài hát, bài thơ, câu chuyện
ngắn, co duỗi các ngón tay, thả lòng bàn tay, ngồi xuống, đứng lên,
xoay người sang hai bên….Phút thể dục đó nhằm tăng khả năng làm
việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, thay đổi hoạt
động của trẻ, chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ tập trung chú ý vào hoạt
động tiếp theo….hoặc sau khi trẻ ngủ trưa dậy giúp thay đổi trạng
thái cơ thể, trẻ trở nên tỉnh táo hơn.
Biện pháp 6: Giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động chơi ngoài tr ời, ví dụ nh ư
trò chơi “Mèo đuổi chuột”, “Nhảy lò cò”, “Chuyền bóng”, “Tìm đúng
nhà”, “Kéo co”, “Lộn cầu vòng”…Thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ


16
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

rèn luyện kĩ năng vận động.
Khi chơi ngoài trời nhằm tạo kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái
ngoài trời, bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận động khác nhau
trong các hoạt động của trẻ. Hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ
bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó có sự
chuẩn bị tâm lí cần thiết cho hoạt động về sức khỏe. Ví dụ: Chọn các
bài tập phát triển cơ hô hấp, cơ tay, cơ chân, bàn chân và rèn luyện tư
thế đúng. Đưa thêm các bài tập để rèn luyện th ị giác như: “Sóc nâu
nhảy từ cành nọ sang cành kia”…Cô có thể trò chuyện với trẻ về các
đề tài khác nhau như: Cách giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống h ợp lí,
cách tập luyện, cấu tạo từng phần trong cơ thể… lồng các trò chơi
vận động trong các lễ hội nhà trường tổ chức như:tết trung thu,tết
nguyên đán …cho trẻ được tham gia vận động. Khi vào ngày hội, cô
đưa ra yêu cầu trò chơi, khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc Các trò
chơi bắt đầu từ đơn giản sau đó phức tạp hóa và đưa ra yêu cầu v ận
động cao hơn. Qua ngày hội lễ nhằm giúp trẻ tự tin hơn vì có rất
nhiều giáo viên ,phụ huynh và các bạn tham dự rèn luyện cơ thể
trẻ,trẻ được khen khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần
củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ.
Đồ dùng 1: truyền thun bằng miệng
Cách làm :cắt ngắn ống hút ,chuẩn bị sợi thun

Cách chơi :xếp thành 2 đội mỗi bạn sẽ ngậm riêng một đoạn ống hút
bạn đầu tiên sẽ có một sợi thun treo trên ống hút tìm cách cho sợi
thun móc qua ống hút của người kế tiếp.cứ thế cho đến hết đội
Trò chơi này giúp trẻ phải khéo léo làm sao để truyền sợi thun

-

không bị rớt
Đồ dùng 2 : (trò chơi : “tìm mồi”)
Cách làm :dùng một thùng giấy khoét một lỗ làm miệng ,cắt dán lổ tai
và trang trí mắt muỗi cho thùng tạo thành con vật ngộ nghĩnh

17
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

-

Cách chơi : chia làm 2 đội từng bạn lần lượt lăn những quả bóng vào
miệng con vật ,kết thúc trò chơi nếu đội nào lăn được nhiều quả bóng



vào miệng con vật là thắng cuộc
Trò chơi này rèn cho trẻ sự khéo léo ,tinh mắt có th ể ch ơi trong gi ờ


-

hoạt động ngoài trời ,giờ học thể chất
Đồ dùng 3: (đôi dép khổng lồ)
Cách làm: cắt miếng xốp thành hình đôi dép sao cho 2 trẻ đứng gần
nhau vừa chân lên miếng xốp,dán chiếc dép lên tấm bìa cứng và luồng



dây cho trẻ xỏ chân vào
Cách chơi : 2 trẻ sẽ phối hợp đi trên đôi dép di chuy ển đến đích
Đồ chơi này vừa luyện cơ chân cho trẻ vừa rèn cho trẻ biết phối h ợp
nhịp nhàng với bạn khi chơi
Đồ dùng 4: ném bóng vào rổ
Cách làm :dùng 2 thùng nước lọc mở nắp trên và đặt 1 cái rổ lên trên



miệng thùng,sau đó trang trí xung quanh
Đồ chơi này giúp trẻ luyện cơ tay khéo léo ném bóng vào rổ

Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh trong phát triển vận động cho
trẻ
Gia đình là môi trường giáo dục đâu tiên của trẻ và cũng là môi tr ường
giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên ảnh h ưởng
sâu sắc nhất đến đứa trẻ. Mahatma Gandi đã từng nói “Không có một ngôi
nhà nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”.
Jacquie Mc Taggard, trong cuốn sách ‘Từ chiếc bàn của giáo viên” xuất bản
năm 2013 đã viết “Các bậc cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và tốt nhất
của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng mang lại những phần

thưởng vô cùng to lớn”. Chính vì thế bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền về
tầm quan trọng của sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ đầu năm học
bằng nhiều cách như thông qua tài liệu, trong các cuộc họp phụ huynh tại
lớp, các giờ đón trả trẻ; thông qua các bảng biểu dành cho góc phụ huynh
tại trường tuyên truyền đến các bậc cha mẹ
18
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Ngoài ra bản thân phối hợp cùng phụ huynh để h ướng dẫn tr ẻ th ực hiện
các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của nhà trường,
khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường, động
viên phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động ở trường, tham quan các
giờ học thể dục mở do nhà trường tổ chức. Từ đó phụ huynh nhận ra và
hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ để dễ dàng
phối hợp với giáo viên hỗ trợ , giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
Qua hàng quý bản thân cùng phối hợp với phụ huynh để tổ ch ức cân, đo,
khám sức khỏe cho trẻ. Sau đó thông báo kết quả về chiều cao, cân n ặng,
tình hình sức khỏe để phụ huynh có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ
tốt hơn. Phối hợp phụ huynh trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẳn có
ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Lốp xe đ ể làm ống chui,
chai nước ngọt, long bia làm chướng ngại vật…
3. Phần kết luận.
3.1. Ý nghĩa của đề tài.
Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi là m ột

trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nh ằm tăng c ường
các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó mỗi một giáo viên cần ph ải
hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính
đồng tâm phát triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động
theo độ tuổi, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các
vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ th ể. Đ ặc biệt quan tâm
đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận
động.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động, đảm bảo huy động đ ược

19
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

tối đa các giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập cần đủ để đ ảm bảo trẻ
được trải nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành kh ả
năng chịu đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động
khác nhau như (đi, chạy, nhảy..). Khích lệ trẻ tham gia vào các trò chơi vận
động đa dạng và tự sáng tạo về cách chơi, luật chơi. Khuyến khích trẻ tự
tạo ra các đồ chơi, mô hình để chơi các trò chơi vận động theo ý tưởng riêng
của mình.
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội th ường xuyên và liên tục ở các lĩnh
vực hoạt động khác nhau (trong và ngoài lớp học…). Đồng th ời, giúp trẻ
hiểu được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong

quá trình chơi. Giáo viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi
trường giáo dục
phát triển vận động, khai thác sử dụng thiết bị, đồ ch ơi giáo d ục phát tri ển
vận động, đổi mới phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo d ục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Qua quá tình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục th ể ch ất, v ới
các biện pháp nêu trên tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Đối với bản thân:
+ Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục phát triển vận động cho tr ẻ
với
nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú để mời gọi trẻ tích cực chủ động v ận
động.
+ Lĩnh hội được những kinh nghiệm về giáo dục phát triển th ể chất cho
trẻ.
+Vững vàng hơn trong công tác giáo dục phát triển vận động cho tr ẻ.
- Đối với trẻ:
+ Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình th ường theo l ứa
tuổi

20
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

+ Một số tố chất vận động của trẻ (nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo
léo)
được phát triển, hứng thú tham gia vào các hoạt động vận động.

+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; v ận động nh ịp nhàng,
biết định hướng trong không gian. Thực hiện các vận động cơ bản một cách
vững vàng đúng tư thế.
: phát triển trong giờ Thể dục sáng
- giúp cho trẻ có một sức khỏe dẻo dai và tinh thần thoải mái rất
hiệu quả cho trẻ để các hoạt động trong ngày trẻ tiếp thu kiến thức
một cách hiệu quả ,các dụng cụ hổ trợ cho buổi thể dục sáng là điều
cần thiết bởi trẻ được tiếp xúc với những dụng cụ mới lạ ,nhiều màu
sắc hấp dẫn đối với trẻ kèm theo đó là những bài nhạc sôi động và
những động tác dứt khoát
Cũng là động tác thở nhưng tôi kết hợp cho trẻ tập với dây. Tay trẻ
cầm sợi dây sẽ thổi cho những sợi dây bay thổi nhẹ thì những sợi dây
sẽ bay lượn như con sóng nhỏ lăn tăn ,yêu câu trẻ thổi mạnh thì sợi
dây bay xa như những con sóng lớn ập tới nhìn rất đẹp và thu hút trẻ
BÀI TẬP VỚI CỜ : với những lá cờ nhiều màu sắc cầm trên tay trẻ
sẽ cảm thấy thích thú tuy mỏng manh nhưng vẫn đảm bảo được tính
dứt khoát của động tác :trẻ sẽ cầm cờ và thực hiện động tác tay ,tay
đưa ra ngang và lên cao những lá cờ đưa lên gió phất phơ lá cờ đưa
ngang lên cao liên tục như thế giống như con chim tung cánh lên bầu
trời
BÀI TẬP VỚI CÁC VÒNG
Bài tập với những chiếc vòng nhiều màu sắc tươi xinh trẻ như hóa
thân vào các chú tài xế lái xe chở mọi người đi khắp nơi vậy ,cũng là
động tác bụng, nhưng tôi cho trẻ tập với các vòng trẻ sẽ thực hiện
động tác bụng cầm vòng đưa ra trước như đang cầm bô lăng điều
khiển xe và sau đó cầm vòng quay sang hai bên như các chú tài xế
21
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc



Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

điều khiển xe quẹo trái, quẹo phải trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn với
bài tập thể dục sáng
Bài tập thể dục sáng với các vòng
Biện pháp 2. giáo dục thể chất thông qua thể dục giờ học
Khởi động:
Để gây cho trẻ sự tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như
: trống lắc , xắc xô… Ngoài ra, nấu có thể , giáo viên có thể sử dụng nhạc đó là
tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ làm cho tiết học thể dục thêm sôi động . Tuy
nhiên, trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại nhạc cụ nhất định để
tránh làm trẻ phân tâm , ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu
trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Trong tiết học thể dục việc
sử dụng khẩu lệnh và mệnh lệnh cũng hết sức quan trọng.
Mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và kết thúc hoạt
động thay cho lời nói của cô , tốc độ và hướng chuyển động.
Mệnh lệnh là những những lời nói của giáo viên tự nghĩ ra, mệnh lệnh được sử
dụng để thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc phân chia và thu dọn
dụng cụ.
Nhiều bài tập được tiến hành theo nhạc thì dự lệnh của khẩu lệnh phải bằng lời
nói, còn phần động lệnh tín hiệu để thực hiện sẽ sử dụng hợp cùng đầu tiên.
Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
Giáo viên cho trẻ xếp 3 hàng và chuyển thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi
vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập.
Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi mũi chân ,mép chân gót chân , đi

22
TRẦN THỊ THƯƠNG


- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

như vậy hết 1 vòng tròn . Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm
– nhanh – chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò
chơi vận động nhẹ nhàng như: “ai đoán giỏi ?”sẽ giúp trẻ hứng thú khi bước sang
phần trọng động
– Trọng động:
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập
của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
+ Thực hiện bài tập phát triển chung:
+ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những
động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ
bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập phát
triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác
này số lần nhiều hơn (động tác nhấn) các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động
cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên
chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn (động
tác nhấn).
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,… nhưng các dụng
cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó
phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ
lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các
biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần
chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng

về động tác khi tập không có dụng cụ.
23
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

– Vận động cơ bản
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến
hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp
dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả
năng của trẻ.
Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát” cô
giáo có thể gợi ý :
Đố các cháu cô có biển báo gì đây ?
Khi gặp biển báo này những người đi bộ, chạy bộ như thế nào ?
Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài’đi trên ghế băng đầu đội túi cát’’
+ Cô làm mẫu lần 1.không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên, hai chân
đứng rộng bằng vai dầu đội bao cát khi có hiệu lệnh của cô 1 chân bước lên ghề
băng sau đó bước tiếp chân kia, hai tay vung tự nhiên, mắt nhìn thẳng về về phía
trước. Cứ như thế đi nhẹ nhàng trên ghế băng sao cho bao cát không bị rơi xuống
+ Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai)
+ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai)
Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
Thi đua cá nhân: Giáo viên nên chọn trẻ có sức ngang nhau ,để tránh làm
trẻ hụt hẩng chán nản trong quá trình chơi .Thi đua đồng đội: Giáo viên phải chú
ý phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng trẻ bằng nhau, làm sao

cho 2 đội tiến hành cùng một lúc .

24
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


Biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển vận động

Trong khi chơi giáo viên nên theo dõi quá trình chơi cùa trẻ để kết thúc trò chơi
phân xử thắng thua chính xác ,một cách khách quan , không thiên vị thì sẽ có tác
dụng giáo dục sự công bằng trong một lớp .
Khi trẻ thực hiện tránh để trẻ hưng phấn quá sẽ ảnh hưỡng đến sức khỏe trẻ
– Trò chơi vận động
Khi chơi trò chơi vân động có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào
trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái. Trò chơi vận động cũng
có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát, vừa vận
động…
Giáo viên cần lựa chọn các bài thơ, bài ca về nội dung phải ngắn gọn dễ thuộc và
phù hợp với chủ đề chủ điểm bài thơ và bài ca phải vui nhộn.

Trò chơi gánh quả qua cầu
Ví dụ: Bài thơ “rồng rắn lên mây”, trước khi chơi giáo viên cần giúp trẻ đọc lại
bài thơ, nếu trong trò chơi có sự phân vai thì giáo viên giúp trẻ tự chọn vai chơi
của mình.
Ví dụ: Trò chơi “cáo và gà ”: Chơi tập thể
Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm gà phải ngồi im, nếu đứng dậy sẽ
bị các bạn làm gà bắt.
Cách chơi: cho một trẻ làm cáo . các bạn còn lại làm gà . Khi bắt đầu chơi nhóm

làm gà sẽ nắm tay nhau nhẩy đi kiếm mồi xung quanh thấy cáo thì các chú gà
phải chạy về tổ . nếu chậm sẽ bị cáo bắt ,trong khi chơi có thể hát một bài như
“đàn gà con ”

25
TRẦN THỊ THƯƠNG

- GV trường mẫu giáo Hoa Cúc


×