Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích khía cạnh văn hóa doanh nhân Mai Kiều Liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.32 KB, 33 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong lao động kinh doanh chúng ta không chỉ có một lực lượng hùng
hậu các doanh nghiêp, mà còn có đội ngũ doanh nhân tài năng, và đầy trí tuệ. Những
con người đó chính là những người có vai trò quan trọng, to lớn và trực tiếp trong việc
thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội. Không chỉ am hiểu công nghệ, tích cực học hỏi,
không ngừng sáng tạo mà doanh nhân còn phải là những người am hiểu sâu sắc về văn
hóa. Chính vì thế, những đề tài về văn hóa doanh nhân là những điều quan trọng và
cần thiết. Có rất nhiều người có những quan niệm sai về văn hóa doanh nhân, không
hiểu được bản chất của văn hóa doanh nhân, dẫn đến những việc làm không đúng,
không đánh giá được tầm quan trọng của văn hóa doanh nhân. Văn hóa doanh nhân
đóng vai trò quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp, có thể nói, đó là linh hồn của
văn hóa doanh nghiệp. Có sự tỷ lệ thuận giữa văn hóa doanh nhân, đặc biệt là văn hóa
của người lãnh đạo doanh nghiệp với văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nhân có khả
năng thay đổi tư duy, truyền niềm tin, cảm hứng cho các thành viên khác, tạo nên sức
sống mới, đổi mới văn hóa doanh nghiệp. Để hướng tới sự phát triển bền vững, thì
việc xây dựng văn hóa doanh nhân càng cần được chú trọng và đầu tư.
Đề tài “Phân tích những khía cạnh văn hóa doanh nhân của một doanh nhân mà
bạn biết” là một đề tài rất rộng, bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt.
Trong bài này, tôi xin được phân tích về “Nữ hoàng Sữa” Mai Kiều Liên - người phụ
nữ mang lại nhiều động lực, lấy đi bao sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người đặc biệt là
giới trẻ, là người tạo ra nhiều bước đột phá cho nền kinh tế Việt Nam.
Bài tiểu luận phân tích này gồm 3 phần chính: Phần một là phân tích cơ sở lý
thuyết về văn hóa doanh nhân, phần 2 đi sâu phân tích các khía cạnh của văn hóa
doanh nhân Mai Kiều Liên, và phần cuối là đề xuất những giải pháp có thể phát huy
được văn hóa doanh nhân.


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN.


1.1. Khái quát về văn hóa doanh nhân:
1.1.1. Khái niệm về doanh nhân:
Hiện nay, khái niệm doanh nhân có rất nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác
nhau. Doanh nhân (Homme d`affaires; Bisinisement) là một từ xuất hiện đã lâu gắn với
các nền kinh tế thị trường; ở miền Nam trước năm 1975 từ này cũng đã khá phổ biến
và được giải thích là người kinh doanh. Từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới
đất nước và xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN1 thì khái niệm này mới được dùng và ngày càng trở nên phổ biến.
− Theo cách hiểu chung nhất, doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng
làm giàu bằng việc tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng tạo
ra giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài sản cho mình, góp phần tăng trưởng
tài sản cho xã hội
− Theo Joseph Schumpeter – nhà Kinh tế học và Chính trị học người Áo khá
hay: "Doanh nhân là những con người Đổi mới sáng tạo sử dụng một quá trình
phá hủy hiện trạng của các sản phẩm và dịch vụ hiện có, xây dựng sản phẩm,
dịch vụ mới."
− Peter Drucker cũng đưa ra định nghĩa tương tự vào năm 1964: "Doanh nhân là
người tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng nó, và khai thác các cơ hội. Đổi mới là
một công cụ của một doanh nhân; do đó, một doanh nhân làm việc hiệu quả sẽ
chuyển đổi nguồn thành tài nguyên."
− Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn, trong bài "Doanh nhân - một góc nhìn" trên
báo Doanh nhân Sài Gòn (13/10/2007), viết: "Nói một cách chặt chẽ, doanh
nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của
mình, những người được cử hoặc được thuê để quản lý doanh nghiệp, thực
hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều
kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp".
− Sách Bài giảng Văn hóa Kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân viết:
"Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm
trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là chủ một doanh nghiệp, là

người sở hữu và điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc cả hai”.
Ta có thể định nghĩa một cách chung nhất về khái niệm doanh nhân như sau:
Doanh nhân có thể là cá nhân, hoặc là pháp nhân, cũng có thể là một nhóm kinh doanh
hoặc là một tổ hợp tác. Họ thực hiện các hàng vi thương mại, tiến hành hoạt động
1 XHCN: viết tắt của cụm từ “Xã Hội Chủ Nghĩa”

3


thương mại một cách độc lập, thường xuyên, liên tục và họ coi đó là nghề nghiệp của
mình. Họ thực hiện các hoạt động thương mại vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho chính
công ty, doanh nghiệp của mình.
1.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nhân:
Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm Văn hóa và Kinh doanh là
hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta cho rằng,
Văn hóa hướng tới các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, còn Kinh doanh không có mục
đích nào khác ngoài việc kiếm tiền, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh
thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ với kinh doanh. Văn
hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
− Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Thiết: “Văn hóa doanh nhân là khái niệm chỉ
những doanh nhân có tổ chức lao động làm ra nhiều của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội. Nhằm nâng cao hơn nữa nhu cầu sống và hạnh phúc cho xã
hội, không phá hoại môi trường tự nhiên và môi trường sống xã hội. Những
lao động sáng tạo đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà xã hội cần có,
không ngại cản trở và phương hại cho xã hội.”
− Tiến sỹ Võ Quang Trọng – Viện nghiên cứu văn hóa: “Nói đến văn hóa doanh
nhân là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái lợi. Mục đích kiếm tiền phải
hướng tới các giá trị văn hóa. Hay nói cách khác thì ngoài lợi ích kinh tế còn
có sự giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Khi nói văn hóa doanh

nhân cũng có nghĩa là người kinh doanh có văn hóa. Và bản chất của văn hóa
trong kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức. Kinh doanh phải trung thực, không
chạy theo lợi ích cá nhân để dối trá, lừa đảo, kinh doanh phải có trách nhiệm
với xã hội.”
Như vậy, ta có thể hiểu một cách chung nhất về khái niệm văn hóa doanh nhân.
Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo
ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình – Tâm, Tài, Trí, Đức. Đồng thời,
văn hóa doanh nhân còn là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của doanh nhân đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp:
Trong một nền kinh tế, một doanh nghiệp, hay một tổ chức kinh doanh theo hộ
gia đình thì doanh nhân luôn có vai trò là người lãnh đạo, là lực lượng nòng cốt, luôn
là người đi đầu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Doanh nhân giống như là
người cầm mái chèo trên con thuyền lớn trong mặt trận kinh tế. Có thể nói không có
4


doanh nhân thì không có văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói rằng doanh nhân là
hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
− Yếu tố tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh mang đậm bản sắc cá nhân của
từng người lãnh đạo tố chức kinh doanh đó, từ ý chí, ý tưởng, triết lý kinh
doanh của họ, đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cá nhân của doanh nhân đó. Cho
nên, những doanh nhân sáng lập ra và lãnh đạo doanh nghiệp thường chính là
người tạo lập nên văn hóa của doanh nghiệp đó.
− Một doanh nhân có nếp sống và phong cách phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một
văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có
cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng
và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
− Không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh
nhân lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc.

Nội dung và bản sắc của văn hóa doanh nghiệp không thể không chịu ảnh hưởng
bởi tầm nhìn, triết lý kinh doanh, những giá trị cốt lõi và phong cách hoạt động của
người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Có ý kiến từng cho rằng, văn hóa doanh nghiệp
chính là văn hóa của người lãnh đạo hay là văn hóa của doanh nhân. Có thể người
doanh nhân không phải lúc nào cũng liên tục có mặt, tham gia trực tiếp vào tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng khi cần thiết, đặc biệt là những lúc khó khăn thì
họ luôn là chỗ dựa cả tinh thần lẫn công việc của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó không
thể phủ nhận tác động tỷ lệ thuận giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Qua cả một quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, văn hóa người lãnh
đạo sẽ phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp. Tất cả những suy nghĩ, hành vi của nhà
lãnh đạo được thể hiện qua những hành động như quan tâm, khuyến khích thực hiện,
cách họ đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Chính điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền,
điều đó mô hình chung tạo nên văn hóa trong doanh ngiệp.
1.1.4. Những nhân tố tác động tới sự phát triển của văn hóa doanh nhân:
a. Nhân tố văn hóa:
Văn hóa được tạo ra khi và chỉ khi có mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy
cá nhân doanh nhân - một cá thể tồn tại trong xã hội không thể tự hình thành nên văn
hóa doanh nhân của chính mình (hay nói cách khác, văn hóa doanh nhân không thể tự
nhiên có sẵn), mà nó được hình thành khi doanh nhân được “nuôi dưỡng” trong một
môi trường văn hóa xã hội, lĩnh hội những được các nhân tố văn hóa ấy vào trong hoạt
động kinh doanh của bản thân.

5


− Như đã nói, văn hóa doanh nhân không tự thân có được, không có sẵn khi
doanh nhân ấy sinh ra mà phải trải qua cả một quá trình hoạt động trong môi
trường xã hội. Điều đó có được đến từ môi trường văn hóa của xã hội, mà điển
hình là đến từ môi trường giáo dục, bởi giáo đục là chức năng cơ bản của văn

hóa. Có thể nói rằng, môi trường văn hóa là nhân tố quyết định tới sự hình
thành và hoàn thiện nhân cách của doanh nhân; hay nói cách khác, văn hóa
chính là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện văn hóa doanh
nhân.
− Đồng thời, văn hóa chính là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của
doanh nhân. Những quan niệm về nhân thân, giá trị đạo đức, cách giao tiếp,
cách nói chuyện, đàm phán kinh doanh của doanh nhân đều chịu tác động nhất
định bởi môi trường văn hóa.
− Văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Chính sự khác biệt về văn hóa giữa
các quốc gia, các dân tộc sẽ tạo nên khác biệt trong nhận thức, quan niệm và
cách ứng xử của đội ngũ doanh nhân ở mỗi nước. Bởi vậy mới nói, các nền
văn hóa khác nhau sẽ tạo ra các kiểu văn hóa doanh nhân khác nhau.
b. Nhân tố Kinh tế:
Nhân tố kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển của
doanh nhân. Do vậy, văn hóa doanh nhân được hình thành và phát triển dựa trên mức
độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân đó hoạt
động.
− Một khi nền kinh tế phát triển, việc trao đổi hàng hóa trở nên ngày càng phổ
biến, khi đó tầng lớp doanh nhân ngày càng tăng. Điều đó dẫn đến việc hình
thành nên các giá trị văn hóa mới do sự giao thoa, học hỏi lẫn nhau trong quá
trình kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân làm cho các doanh nhân có thể
nâng cao giá trị văn hóa của bản thân.
− Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, khi đó sự cạnh tranh, sáng tạo giao thoa
giữa các nền kinh tế ít đần. Điều đó làm cho tầng lớp doanh nhân cũng sẽ ít
dần về số lượng cũng như kém dần cả vể chất lượng.
Như vậy, một nền kinh tế năng động sẽ tạo động lực làm cho tất cả các thành
viên phải nỗ lực, phải tư duy sáng tạo. Một nền kinh tế như vậy, sẽ là động lực cho các
doanh nhân phấn đầu thăng tiến. Điều đó mô hình chung sẽ giúp cho văn hóa doanh
nhân trở nên tốt đẹp hơn.
c. Nhân tố chính trị - pháp luật:

Với mỗi một chế độ chính trị pháp luật khác nhau, thì giai cấp thống trị lại có
những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về cách quản lý xã hội. Cũng từ đó, giai
6


cấp thống trị lại có cách lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tất cả các
quan điểm này của giai cấp thống trị được thể hiện thông qua các quy tắc, luật lệ để
điều tiết và định hình nên các mối quan hệ giữa con người với con người.
− Các thể chế quản lý nhà nước về kinh tế kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh
doanh của doanh nhân, nó cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay
không, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào. Cho nên, trong tất cả các
hoạt động kinh doanh của mình doanh nhân phải tuân theo hệ thống chính trị
pháp luật, tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính bắt buộc.
− Tại các nước phương Tây, họ coi sự giàu có là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất của con người, cho nên xã hội cũng dần quen với việc khuyến khích
làm giàu từ rất sớm. Chính điều đó làm cho đội ngũ doanh nhân tại các nước
phương Tây phát triển vào loại bậc nhất từ trước đến nay.
− Sự hình thành lực lượng doanh nhân trong nền kinh tế nhanh hay chậm được
quyết định bởi nhà nước. Nếu kiểm soát quá chặt chẽ sẽ làm thu hẹp không
gian phát triển của các doanh nhân, làm giảm đi cơ hội sản xuất kinh doanh
mới. Nếu như vậy, các hoạt động kinh tế cũng sẽ bị đình trệ. Chính vì vậy, một
môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ là điều kiện cần thiết, và môi trường này
nên được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng. Tính cách
doanh nhân chỉ phát triển trong một môi trường có sự cạnh tranh mà không
phải là môi trường độc quyền. Cho nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh
sẽ tạo sự thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ doanh nhân.
1.2. Nội dung các khía cạnh văn hóa doanh nhân:
1.2.1. Năng lực doanh nhân:
Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm cả năng lực làm
việc trí óc và năng lực làm việc thể chất. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều

hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp đưa ra các phương án lựa chọn,
đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng đắn.
− Năng lực chuyên môn
+ Năng lực chuyên môn của doanh nhân là yếu tố quan trọng giúp doanh
nhân giải quyết các vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và tìm ra
được giải pháp hợp lý. Năng lực chuyên môn bao gồm: bằng cấp, học vấn,
trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến
thức ngoại ngữ.
+ Doanh nhân không thể chủ quan cho rằng kiến thức của mình là đủ, và
không cần học hỏi thêm. Nếu có suy nghĩ như vậy, thì không thể bắt kịp
được với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Các doanh
7


nhân luôn phải trang bị kiến thức nghiệp vụ của mình thường xuyên, chỉ có
như vậy mới có thể xử lý công việc một cách nhạy bén, mà không phạm
phải sai lầm.
+ Học vấn của doanh nhân là một trong những điều quan trọng trong sư
nghiệp của doanh nhân. Tuy nhiên nó không phải chỉ giới hạn ở bằng cấp,
mà nó là sự tổng hòa những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng của
doanh nhân. Học vấn không chỉ giúp giải quyết các vấn đề trong điều hành
công viêc, mà nó còn giúp doanh nhân có thể thích ứng được và tìm ra giải
pháp hợp lý trong mọi trường hợp khó khăn.
− Năng lực lãnh đạo:
+ Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành
động để thực hiện những mục đích nhất định. Lãnh đạo là khả năng gây ảnh
hưởng với người khác, và khả năng buộc người khác phải hành động theo ý
muốn của mình. Như vậy, doanh nhân không chỉ là người lãnh đạo, đưa ra
đường lối, mục tiêu mà họ còn phải biết cách chỉ dẫn mọi người làm theo
cách của mình. Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và gây ảnh

hưởng lớn tới các thành viên khác trong cùng một doanh nghiệp.
+ Ở cách tiếp cận của quản trị học, lãnh đạo là năng lực thuyết phục người
khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định. Người doanh nhân
chính là người khơi dậy động lực phấn đấu, dẫn dắt những thành viên trong
doanh nghiệp, hướng đến những mục tiêu chung.
+ Công cụ của lãnh đạo chính là “quyền lực”. Quyền lực là “biểu hiện” của
năng lực lãnh đạo và là “phương tiện thực thi” năng lực lãnh đạo. Vì vậy,
nhưng người biết và có khả năng khai thác và sử dụng những nhân tố tạo
nên quyền lực thì đều có khả năng lãnh đạo; những nhân tố tạo nên quyền
lực đó là: tài lực, trí lực và thể thực.
− Năng lực quản lý:
+ Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo năng lực quản lý doanh nghiệp của
doanh nhân. Hình ảnh của người doanh nhân sẽ luôn gắn liền và tồn tại
cùng với doanh nghiệp. Năng lực quản lý doanh nghiệp sẽ càng được thể
hiện rõ ràng khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, gặp phải sự cố.
Người quản lý doanh nghiệp là nguồn tài sản vô cùng quý giá của bất cứ
doanh nghiệp nào, bởi họ chính là người tạo dựng nên hình tượng của công
ty.
+ Biểu hiện của năng lực quản trị (hay quản lý) doanh nghiệp được thể hiện
thông qua 5 chức năng chính: lập kế hoạch, ra quyết định, chức năng tổ
chức, điều hành và cuối cùng là kiểm tra kiểm soát.
8


+ Tất cả các kĩ năng quản trị luôn được cải tiến để phù hợp vời từng thời điểm
và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp. Doanh nhân luôn phải biết đưa ra
viễn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai. Họ phải có nhận thức rõ và
thực thi những nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh
cho phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu của doanh nghiệp
Như vậy, người có trình độ quản lý kinh doanh là người có năng lực đưa ra quyết

định để lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp.
1.2.2. Tố chất doanh nhân:
a. Tầm nhìn chiến lược:
Đối với mỗi một doanh nghiệp, chiến lược phát triển có một vai trò vô cùng quan
trọng. Chiến lược kinh doanh có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh
nghiệp. Chính vì vậy, vai trò trước tiên mà người doanh nhân - người đứng đầu một
doanh nghiệp cần có là phải xác định một kế hoạch rõ ràng và đặt ra định hướng chiến
lược cho doanh nghiệp của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc vạch kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp, người
doanh nhân - người lãnh đạo còn phải tiếp xúc và trao đổi với chính nhân viên của
mình, để từ đó có thể thay đổi những suy nghĩ không phù hợp của họ, góp phần vào
việc định hướng phát triển công ty.
Có thể nói rằng, tầm nhìn chính là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người doanh
nhân có khả năng lãnh đạo hay không. Trước tiên, người doanh nhân cần phải lên được
kế hoạch, mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn; rồi kết hợp các kế hoạch, mục tiêu đó
với những nguồn lực công ty hiện có. Xa hơn, người doanh nhân đó có cái nhìn rộng
và xa hơn về tương lai của doanh nghiệp, có thể dự báo những biến động để giúp cho
doanh nghiệp mình phát triển hơn
b. Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo:
Khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự
thay đổi, tập trung cao độ với sức chịu đựng tốt là điều cần thiết đối với mỗi doanh
nhân trong thời đại có nhiều sự cạnh tranh khốc liệt như thế này. Chỉ có như vậy,
doanh nhân mới có thể thích nghi với những biến động không ngừng của thị trường, để
từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và thoát khỏi khó khăn.
c. Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
Người có tính độc lập, thường là người có thể tự do đưa ra những quyết định
trong mọi tình huống công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Họ không thích
sự kiểm soát từ bên ngoài hay sự tham gia của người khác mà họ sẽ tự giải quyết công

9



việc. Rõ ràng rằng, một người ưa sự lệ thuộc, mọi quyết định đều cần sự tham gia của
những người xunh quanh sẽ không phải là một người doanh nhân thành đạt.
Trong hoạt động kinh doanh, thành công hay thất bại được chi phối bởi nhiều yếu
tố bên ngoài. Vì vậy, không cho phép một doanh nhân do dự, tự ti vào chính khả năng
của bản thân trong việc đưa ra quyết định. Để có thể thích ứng được với môi trường
đầy biến động và có thể đạt được hiệu quả kinh doanh thì người doanh nhân đó càng
cần phải tự tin vào chính bản thân. Bởi chính sự tự tin đó sẽ giúp họ thực hiện hoạt
động kinh doanh một cách có bài bản hơn. Tuy nhiên, sự tự tin ở đây không phải được
tạo nên từ sự cố chấp mù quáng mà nó được tạo nên dựa trên cơ sở năng lực kinh
doanh của con người
d. Năng lực giao tiếp và quan hệ xã hội.
Đây là khả năng tham gia các quan hệ, khả năng động viên, thấu hiểu nhiều quan
điểm khác nhau. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh thuần túy, các doanh nhân với tư
cách là những người có tiềm lực về vật chất trong xã hội, cần có trách nhiệm đóng góp
vào các hoạt động chung.
Quan hệ xã hội tốt là yếu tố quan trọng đối với các doanh nhân. Nó giúp mọi
thành viên trong cùng một công ty có thể gắn bó với nhau. Ngày nay, tầm quan trọng
của các mối quan hệ xã hội càng trở nên đặc biệt. Gắn kết với khách hàng, cộng đồng,
cơ quan quản lý nhà nước và kết hợp với đối tác là từ khóa để dẫn đến thành công
trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể tạo ra những mối quan hệ tốt, thì nhân tố giao tiếp không thể không
nhắc đến. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu được những quan hệ giao tiếp
trong xã hội và làm thế. Đây là một công việc rất tỉ mỉ, tinh tế cần sự phối hợp với các
nghiệp vụ khác, và nó cần phải tiến hành thường xuyên không ngừng.
e. Có đam mê, khát khao kinh doanh, có đầu óc kinh doanh, thích mạo hiểm
Nghề nghiệp cuộc đời của một doanh nhân chính là hoạt động kinh doanh. Người
doanh nhân sẽ tập trung thời gian, sức lực của họ vào việc kinh doanh, đó là niềm đam
mê của chính họ, họ cảm thấy vui, thấy thỏa mãn khi tham gia các hoạt động kinh

doanh. Chính niềm đam mê giúp cho doanh nhân có thể theo đuổi mục tiêu, dự định
của bản thân họ.
Chấp nhận mạo hiểm chính là thuộc tính chỉ chủ thể thực hiện phương án hành
động hấp dẫn nhưng có độ rủi ro. Và hoạt động kinh doanh được coi như là hoạt động
mạo hiểm. Do vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh các doanh nhân thường có tâm
lý chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đó chính là việc các
doanh nhân chấp nhận sự mạo hiểm.
10


Trên thương trường, không phải lúc nào công việc kinh doanh cũng có thể “thuận
buồm xuôi gió” những trắc trở thất bại luôn đi cùng với thành công. Một doanh nhân
thực thụ sẽ không bị những thất bại làm nản trí mà họ luôn từ những thất bại như vậy
để đúc rút ra những kinh nghiệm, để tiếp tục sự nghiệp với mục tiêu đã định.
f. Có nhu cầu về sự thành đạt.
Những người không có nhu cầu cao về sự thành đạt, không có khát vọng chinh
phục những lĩnh vực mới, dễ dàng thỏa mãn thường là những doanh nhân không thành
công. Ngược lại, những doanh nhân có nhu cầu cao về sự thành đạt, chỉ cảm thấy hài
lòng khi hoàn thành được một nhiệm vụ khó, đạt tiêu chuẩn xuất sắc sẽ là những
doanh nhân thành công. Họ luôn cố gắng phát huy năng lực, tư duy sáng tạo của bản
thân để giải quyết những vấn đề xung quanh.
1.2.3. Đạo đức doanh nhân:
a. Đạo đức con người:
− Đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người biết tự
giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với mọi người xung quanh,
quan hệ với xã hội, với tự nhiên. Đạo đức hợp thành hệ thống giá trị xã hội
làm chuẩn mực đánh giá các hành vi, sinh hoạt, phân biệt rõ cái đúng cái sai
trong quan hệ của con người.
− Đạo đức của một người được thể hiện ở chỗ:
+ Thứ nhất là thiện tâm. Đạo đức giúp con người định hướng hành động,

hướng tới những điều tốt đẹp tránh đi những cái xấu xa tà ác. Thiện tâm có
nghĩa tương tự như thương người như thể thương thân, điều mình không
muốn thì đừng đối xử với người.
+ Thứ hai là trách nhiệm với công việc, với lời nói của bản thân. Để hình
thành nên đạo đức cá nhân thì nó phải trải qua một quá trình, đi từ những
những yêu cầu đạo đức của xã hội chuyển thành những nhu cầu, mục đích
và sự hứng thú của bản thân trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
+ Thứ ba là nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ
chức. Đạo đức không chỉ thể hiện ở trong các mối quan hệ với tự nhiên,
trong thái độ của con người trước tự nhiên mà còn thể hiện sự tự ứng xử có
trách nhiệm trong bản thân mỗi người, giúp họ tự rèn luyện nhân cách bản
thân.
− Đạo đức trong tính huống kinh doanh tương đối phức tạp, cho nên đôi khi
những nhà quản trị thường có những quan điểm khác nhau về hành động nào
là có đạo đức. Trong phần lớn các tình huống kinh doanh việc đưa ra quyết
định có đạo đức không đòi hỏi phải lực chọn giữa những cái đúng và những
11


cái sai, mà nó lại là sự mâu thuẫn giữa cái đúng này với cái đúng kia. Hiện
nay, cũng có một số vấn đề đạo đức đang được tranh cãi trong môi trường kinh
doanh.
b. Hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng trong kinh doanh.
Với sự phát triển của lịch sử nhân loại, nền kinh tế thị trường đã và đang sản sinh
ra rất nhiều vấn đề về môi trường, cạnh tranh trong kinh doanh, về nhu cầu việc làm…
Điều đó đặt ra một yêu cầu đó là các doanh nhân cần phải có những nhận thức rõ rệt
về một số phạm trù đạo đức cơ bản như thiện, ác, lương tâm nghĩa vụ, nhân phẩm
danh dự… là cơ sở định hướng cho hoạt động kinh doanh của một tổ chức.
Những tiêu chí này dựa trên những nguyên tắc cơ bản như: Làm giàu cho mình đi
đôi với làm giàu cho xã hội, làm giàu cho đất nước và người lao động; Cạnh tranh

nhưng không làm hại cho xã hội; bình đẳng và sỏng phẳng trong các lợi ích kinh tế với
nhà nước, với người lao động…
c. Nỗ lực vì sự nghiệp chung.
Đạo đức của doanh nhân còn thể hiện ở mức độ nỗ lực làm việc vì sự nghiệp
chung của toàn thể doanh nghiệp, sử dụng quỹ thời gian, tích cực giải quyết các khó
khăn trong và ngoài doanh nghiệp, triệt để thực hiện các mục tiêu.
Đạo đức của doanh nhân còn thể hiện ở chỗ thấy được cái lợi mà họ có được
trong cái lợi ích của doanh nghiệp, của toàn xã hội và cộng đồng, phù hợp với giá trị
đạo đức mà xã hội thừa nhận.
d. Kết quả kinh doanh và sự đóng góp cho xã hội.
Hiệu quả kinh doanh chính là thước đo đúng đắn cho tài năng của doanh nhân.
Sự thành đạt của doanh nhân chỉ có thể là sự thành đạt thông qua cạnh tranh gay gắt
trên thị trường, qua sự nghiệp, qua sự thừa nhận của cộng đồng trong nước và quốc tế.
Mục đích làm kinh doanh của doanh nhân không chỉ là làm giàu cho bản thân họ,
mà còn là làm giàu cho xã hội, đóng góp cho xã hội thông qua những thức hỗ trợ giúp
đỡ hay tài trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội.
1.2.4. Phong cách doanh nhân:
− Kinh doanh vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Doanh nhân muốn thành công
trong hoạt động kinh doanh của mình ngoài yêu cầu về chuyên môn, các kỹ
năng còn phải nắm vững nghệ thuật lãnh đạo quản lý kinh doanh. Mỗi doanh
nhân lại có những thế mạnh, những khuynh hướng suy nghĩ mang bản sắc cá
nhân. Điều đó tạo nên phong cách của doanh nhân. Có thể nói rằng, phong

12


cách của người lãnh đạo doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng làm nên
thành công của một doanh nghiệp.
− Phong cách của doanh nhân là cách thức làm việc của doanh nhân.
− Phong cách doanh nhân là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản

lý của lãnh đạo doanh nghiệp, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của
họ.
− Phong cách lãnh đạo của doanh nhân là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân
và sự kiện, được biểu hiện qua công thức: Cá tính x Môi trường.
− Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân:
+ Thứ nhất là văn hóa cá nhân. Văn hóa cá nhân cho người doanh nhân biết
họ đang theo đuổi công việc, một sự nghiệp là vì giá trị gì, nhờ có giá trị đó
họ được khẳng định và cống hiến cho xã hội.
+ Thứ hai là tâm lý cá nhân, có nghĩa là khuynh hướng xem xét, tiếp cận vấn
đề từ trạng thái tâm lý như nào. Tâm lý chịu sự chi phối sâu sắc của năng
lực, tố chất về thể chất và tinh thần của con người. Nếu là tâm lý mở, tự
khẳng định, tự chinh phục thì đó là phẩm chất vô cùng cần thiết cho doanh
nhân. Ngược lại, nếu là tâm lý khép kín, tự ti sẽ dẫn đến những phong cách
tiêu cực cho doanh nhân.
+ Thứ ba là kinh nghiệm cá nhân. Kinh nghiệm sẽ được phát huy đầy đủ tác
dụng tích cực khi chúng được hệ thống hóa bởi khả năng tư duy, khái quát
để trở thành lý luận. Kinh nghiệm của doanh nhân về lĩnh vực đang hoạt
động là một tài sản vô hình, là yếu tố quan trọng quyết đinh sự thành công
đối với mỗi doanh nhân.
+ Thứ tư là nguồn gốc đào tạo. Lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân được
đào tạo thường trang bị cho họ kiến thức cũng như kỹ năng căn bản về lĩnh
vực đó. Bởi vậy, cách nhìn nhân đánh giá giải quyết vấn đề của họ thường
thiên lệch về cách thức chuyên môn đó, xem nhẹ lĩnh vực khác.
+ Thứ năm là môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức. Môi trường xã
hội với ý thực hệ, tập quán, văn hóa, đạo đức, luật pháp tạo ra những lớp
người có những phong cách, tâm lý, dân trí ở một mặt bằng nhất định, ảnh
hướng không nhỏ đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân.
− Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân:
+
+

+
+
+
+

Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo;
Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhân chóng;
Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc;
Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người;
Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết;
Không tự thỏa mãn.
13


− Một số phong cách điển hình như: Gia trưởng, ủy thác, tham vấn, dân chủ,
nhạc trưởng, bề trên.
− Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo
nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên
bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi
hỏi doanh nhân phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu
phong cách lãnh đạo của doanh nhân thích hợp, tùy vào những điều kiện, tình
huống cụ thể của doanh nghiệp.

14


PHẦN 2. PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH VĂN HÓA DOANH NHÂN CỦA
DOANH NHÂN MAI KIỀU LIÊN.
2.1. Giới thiệu chung về doanh nhân Mai Kiều Liên:
2.1.1. Tiểu sử doanh nhân Mai Kiều Liên:

Sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học về chế
biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Bà gia nhập vào Vinamilk ở vị trí của một kỹ sư
phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa –
Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam). Năm 1983, bà học khoa
quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế Leningrad (Nga), năm 1984 bà được bổ
nhiệm Phó tổng giám đốc Công ty sữa Việt Nam và giữ vị trí Tổng giám đốc từ năm
1992 đến nay.
Bà Mai Kiều Liên đã gắn bó với Vinamilk 39 năm, là người giữ cương vị đứng
đầu hơn 20 năm. Bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam, là người góp phần đưa Vinamilk trở thành một trong những
thương hiệu nổi tiếng, lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2010, và lọt top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế
giới vào năm 2017.
Năm 2012, Tạp chí Forbes bình chọn bà vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực tại
Châu Á. Tiếp đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (trụ sở tại Hồng Kông) đã
bình chọn bà nhận giải thưởng “Asian Excellence Recognition Awards 2012” (Những
cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012) với danh hiệu “Những CEO xuất sắc
của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư”.
Phương châm làm việc của nữ doanh nhân luôn là lao động hết mình với cường
độ cao nhất. Bà cũng không hề thích những lối mòn, những điều lặp đi lặp lại, mà thay
vì đó bà thích sự sáng tạo không ngừng. Không những thế, bà là người luôn đề cao sự
nhân văn trong kinh doanh, bà không muốn đuổi việc nhân viên vì trình độ kém,
ngược lại sẵn sàng đào tạo họ để họ trở nên lành nghề hơn.
Bên cạnh là một nữ doanh nhân thành đạt đảm nhận một vi trí quan trọng tại một
doanh nghiệp lớn, bà Mai Kiều Liên còn là một người vợ, người mẹ tuyệt vời trong gia
đình.
2.1.2. Sự nghiệp của nữ doanh nhân:
a. Tóm tắt qua các giai đoạn:
− Năm 1976, Doanh nhân Mai Kiều Liên tốt nghiệp bằng kỹ sư công nghệ chế
biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô.

15


− 8/1976 – 8/1980: Bà đảm nhận vai trò là Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa
đặc và sữa chua của nhà máy sữa Trường Thị, Công ty Sữa – Cà Phê miền
Nam (Tiền thân của công ty Sữa Việt Nam)
− 8/1980 – 2/1982: Doanh nhân Mai Kiều Liên đóng vai trò là Kỹ sư công nghệ
Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
− 2/1982 – 9/1983: Bà là trợ lý Giám đốc kiêm Phó giám đốc Kỹ thuật nhà máy
Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà Phê Bánh kẹo 1.
− 9/1983 – 6/1984: Bà đi học Quản lý kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningard, tại
Liên Xô.
− 7/1982 – 11/1992: Bà trở thành Phó giám đốc của Công ty Sữa Việt Nam
(Vinamilk) phụ trách lĩnh vực kinh tế.
− 12/1992 đến nay, Bà giữ vị trí Tổng giám đốc của Công ty Sữa Việt Nam
− 1996 – 2001 Bà Mai Kiều Liên là Ủy viên Ban Chấp hành Trưng ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa VIII.
− 11/2003 – 7/2015 Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam.
b. Những danh hiệu và giải thưởng:





Huân chương Lao động hạng Nhì
Anh hùng Lao động Thời Kỳ Đổi Mới
Huân chương Lao động hạng Nhất
Nữ doanh nhân Việt Nam đứng thứ 25 trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực
nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn vào tháng 2/2012.


c. Những lần thành công và thất bại:
− Những thành tựu:
+ Trong suốt hành trình gắn bó với Vinamilk, doanh nhân Mai Kiều Liên đã
nhiều sự đóng góp to lớn, giúp Vinamilk từ một doanh nghiệp nhỏ chỉ vài
trăm nghìn USD trở thành một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất thị
trường 7.5 tỷ USD với doanh thu và lợi nhuận tăng ổn định qua các năm.
Cho đến thời điểm hiện nay, có đến 90% ý tưởng sản phẩm mới được
Vinamilk đưa ra thị trường hằng năm được phát triển dựa trên những ý
tưởng chính của bà.
+ Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk trở thành một trong số những doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành công nhất tại Việt Nam.
− Những thất bại:
+ Năm 2005, Vinamilk cho ra đời thương hiệu cafe Moment và đã khá thành
công khi giành được gần 3% thị phần không lâu sau đó. Tiếp đà, Vinamilk
đã đầu tư hẳn một nhà máy sản xuất cà phê vào năm 2007. Tuy nhiên,
16


thương hiệu này không trụ được lâu khi thị phần dần dần lọt vào tay các đối
thủ. Chiến dịch sử dụng hình ảnh của Arsenal cũng thất bại. Và phải bán lại
cho Trung Nguyên với giá 40 triệu USD, và thương hiệu café đầu tiên và
duy nhất của Vinamilk đã biến mất khỏi thị trường.
+ Bà Mai Kiều Liên cùng từng có duyên với bia. Trong năm 2006, Vinamilk
đã liên doanh với Tập đoàn SABmiller đặt tại Bình Dương với công suất
100 triệu lít/năm đã được khánh thành vào 3/2007. Tuy nhiêu, bởi vì có quá
nhiều thương hiệu bia thế giới đang có mặt trên thị trường lúc đó (như
Tiger, Heineken, San Miguel) mà thương hiệu bia Zorok còn quá mới mẻ
với thị hiếu của công chúng. Cho nên chỉ sau hơn 2 năm hoạt động,
Vinamilk đã phải nhượng lại toàn bộ cổ phần của mình cho SABmiller.

2.2. Các khía cạnh văn hóa doanh nhân của doanh nhân Mai Kiều Liên:
2.2.1. Năng lực doanh nhân:
− Trình độ chuyên môn:
+ Bà cũng học khoa học quản lý Kinh tế của trường Đại học Leningrad (Nga).
+ Bà đạt chứng chỉ Quản lý chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia, Việt
Nam.
+ Bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow,
Liên Xô.
+ Bà ở vị trí một kĩ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua tại Nhà
máy Sữa Trừng Thọ trong nhiều năm.
+ Bà giữ cương vị người đứng đầu trong hơn 20 năm. Đạt danh hiệu Anh
hùng Lao động thời kì đổi mới.
+ Ở Bà Liên hội tụ đầy đủ những kĩ năng của một doanh nhân thành đạt như:
kĩ năng tư duy, đi ngược với xu thế chung, không ngừng sáng tạo, đột phá
để tìm ra thị trường mới, biết cách khéo léo để biến đối thủ thành đối tác,
tăng cường chất lượng sản phẩm, và kĩ năng nhân sự.
+ Bà là người không ngừng học tập và đổi mới tư duy của bản thân. Được
biết ngay sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty Sữa Việt Nam ở
năm 31 tuổi, bà Mai Kiều Liên chính là người tiên phong trong việc cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đã đưa Vinamilk trở thành doanh nghiệp
nhà nước đầu tiên cổ phần hóa với chiến lược phát triển đầy trí tuệ. Để đảm
bảo cho sức phát triển lâu dài của doanh nghiệp, người doanh nhân ấy đã
cùng các kỹ sư đi học tập kinh nghiệm các nước để xây dựng trang trại
mang tầm toàn cầu, chọn những giống bò tốt nhất của Úc, New Zealand,
Mỹ… phù hợp với điều kiện Việt Nam, đồng thời nỗ lực vận động nông dân
nhận con giống nuôi bò sữa theo quy chuẩn Vinamilk.
17


− Năng lực lãnh đạo:

+ Bà có khả năng định hướng đường đi nước bước của doanh nghiệp rất tuyệt
vời. Bản thân bà Liên quan niệm, làm doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế
hoạch dài hạn để chủ động trong mọi tình thế. Rồi mỗi năm phải xem lại,
phân tích yếu tố khách quan, chủ quan và có quyết sách phù hợp với tình
hình thị trường. Thêm vào đó, theo bà Liên, muốn có sản phẩm đi đầu trên
thị trường thì phải luôn sáng tạo. Sáng tạo là yếu tố sống còn. Vì thế, bà
luôn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng trong công ty. Bà quyết liệt tới mức:
"Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt những sản phẩm mà "người ta làm lời lắm".
Phải là sản phẩm mới, đi đầu trên thị trường".
+ Được phát huy toàn bộ sở trường, những lợi thế của bản thân, khi từng học
và nghiên cứu về chuyên ngành thịt sữa ở Nga cũng chính là một trong
những lợi thế giúp bà là lãnh đạo giỏi, là đầu tàu của thương hiệu sữa Việt.
Khi chia sẻ những khó khăn và lợi thế khi là lãnh đạo nữ trong một công ty
lớn bà Liên chia sẻ: “Với cá nhân người phụ nữ, điểm mạnh là có tính chi
tiết nên bản thân tôi làm việc gì cũng có kế hoạch rất chi tiết, tỉ mỉ mọi
phương án và luôn lo xa cho mọi rủi ro có thể đến. Song với tôi nhiều khi
sự thành công đến được ngày hôm nay cũng có 1 phần… liều”.
+ Dưới sự lãnh đạo của bà, sơ đồ tổ chức của Vinamilk đã thể hiện một cách
chuyên nghiệp và có sự phân bố phòng ban hết sức khoa học và hợp lý, cho
thấy được trách nhiệm của mội thành viên trong mỗi phòng ban đều được
nâng lên một cách rõ rệt. Chính điều đó giúp cho việc hoạt động của doanh
nghiệp đạt mức hiệu quả nhất có thể, giúp các phòng ban có thể phối kết
hợp với nhau một cách chặt chẽ.

18


Hình 1. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

19



+ Bà Mai Kiều Liên là một người phụ nữ quyền lực và đầy sức mạnh. Không
chỉ phát triển Vinamilk ở trong nước, để có thể vươn tầm và khẳng định vị
thế của người Việt với thế giới, sản phẩm sữa của Vinamilk đã vươn ra 16
nước trong đó có cả Châu Phi và vùng Trung Đông. Nhà máy chế biến bột
sữa ở New Zealand là dự án đầu tiên Vinamilk đầu tư ra nước ngoài, đặt tại
Đảo Bắc của New Zealand. Nhà máy sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân
tại vùng Taupo và sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao bán ra thị
trường quốc tế. Từ khan hiếm, thiếu thốn, đến nay thương hiệu sữa
Vinamilk đã đủ cung cấp cho thị trường trong nước, dư thừa để xuất khẩu ra
nước ngoài. Không chỉ nâng chất lượng lên ngang bằng mà giá thành chỉ
bằng một nửa với sữa ngoại.
+ Là một CEO, nhưng bà cũng như bao nhân viên khác trong công ty, đến cơ
quan lúc 8 giờ và ra về lúc 5 giờ. Trong trường hợp có công việc phát sinh
thì bà có thể xử lý ở bất cứ đâu nhờ các thiết bị công nghệ cao. Mặc dù là
một lãnh đạo cấp cao, nhưng bà lại rất tỉ mỉ, nắm từng chi tiết của từng
công việc, sâu sát đến từng chi tiết. Có lẽ chính vì vậy, bà luôn có sức
thuyết phục đối với anh em cán bộ công nhân viên, thống nhất được mọi
người thành một khối để có thể phát huy sức mạnh của tập thể.
+ Chẳng có con đường nào là dễ đi, chẳng có vinh quang nào mà đằng sau nó
lại không là thất bại, người thành công chính là người biết nhận ra khuyết
điểm của bản thân, đánh giá, sửa sai và tiếp tục phát huy những thế mạnh.
Mai Kiều Liên là một minh chứng cho lòng quả cảm, một nữ doanh nhân
quyền lực, người giữ lửa và thắp sáng con đường cho Vinamilk, một người
lãnh đạo tài ba, người duy trì dòng sữa mát lành cho triệu triệu trẻ em Việt
Nam.
− Năng lực quản lý:
+ Bằng năng lực quản lý tài tình của mình, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã đưa Vinamilk trở thành một thương hiệu

lớn, lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại khu vực châu Á Thái Bình dương từ năm 2010. Và bà đang hiện thực hóa tham vọng đưa
Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, nằm trong top 50 doanh nghiệp sữa lớn
nhất thế giới trong năm 2017.
+ Hiệu quả kinh doanh của Vinamilk rất đáng ngưỡng mộ. Vinamilk có một
tốc độ tăng trưởng và hiệu quả diệu kì. So với những năm đầu mới thành
lập Vinamilk đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2016 cho thấy tổng sản phầm sản xuất trong năm đạt mức 1.025.359
tấn. Theo đó doanh thu tập đoàn chạm ngưỡng 46.965 tỷ đồng, gấp hơn 7
20


lần so với doanh thu hợp nhất 6.289 tỷ năm 2006 khi vừa niêm yết trên sàn
HOSE. Tốc độ tăng trưởng doanh thu là 22.3%/năm. Lợi nhuận hợp nhất
trước thuế năm 2016 đạt con số khổng lồ 11.238 tỷ đồng, tương đương mức
tăng trưởng vượt trội gần 17 lần so với số 663 tỷ năm 2006 và tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận bình quân năm khoảng 32.7%/năm. Với kết quả hoạt động
kinh doanh như vậy, phần đóng góp thuế cho nhà nước năm 2016 đạt đến
con số 4.131 tỷ đồng, luôn nằm trong top 10 Công ty tư nhân có đóng góp
cao nhất cho ngân sách của nhà nước trong những năm gần đây.
Vina

ăm

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

5,65
9

6,28
9

6,67
5

8,38
1

10,82
0

16,08
1


22,07
1

27,10
2

31,586

35,187

rước thuế

603

663

955

1,37
1

2,73
1

4,25
1

4,97
9


6,93
0

8,010

7,613

au thuế

605

660

963

1,24
9

2,37
6

3,61
6

4,21
8

5,81
9


6,534

6,068

3,89
8

3,60
1

5,42
5

5,96
7

8,48
2

10,77
3

15,58
3

19,69
8

22,87

5

25,77
0

hữu

2,24
7

2,68
4

4,22
4

4,66
6

6,45
5

7,96
4

12,47
7

15,49
3


17,54
5

19,80
0

ải trả

1,65
1

917

1,20
1

1,30
1

2,02
7

2,80
9

3,10
5

4,20

5

5,30
7

5,97
0

h thu

n

Bảng 1. Tình hình tài chính của công ty Vinamilk qua các năm.

21


+ Khởi đầu từ số vốn vỏn vẹn ít ỏi trong thời kì đất nước khó khăn. Sau 13
năm cổ phần, giá trị thị trường của Vinamilk đã là 182.303 tỷ đồng, tương
đương với 8 tỷ Đô la Mỹ, gấp 78.6 lần so với thời điểm mới cổ phần vào
năm 2003 (2.318 tỷ đồng). Bằng khả năng quản lý hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk trở thành công ty sữa
số 1 tại Việt Nam với các sản phẩm đặt chân đến hơn 43 quốc gia khác nhau
trên thế giới, cùng hàng loạt các giải thưởng danh gia của các Tổ chức uy
tín cả trong và ngoài nước.
+ Bà Liên luôn đặt kế hoạch phát triển theo hướng bền vững. Là một lãnh đạo
của một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, bà nhận thấy rõ
ràng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp mình đén cộng đồng và sự phát triển
bền vững của xã hội. Bà hiểu rằng sự thành công của doanh nghiệp không
chỉ là cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế, an toàn tuyệt

đối cho người tiêu dùng, mang lại hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận, làm tăng
giá trị cổ phiếu cho cổ đông mà còn là sự cần bằng với những giá trị vượt
trội và lâu dài khác như: môi trường làm việc an toàn, hệ thống nhà máy
trang trại được chú trọng đầu tư, …
+ Là người phụ nữ quyết đoán và có suy nghĩ cấp tiến, bà Liên đã đưa ra
những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm (đầu những
năm 1990), tiến hành tái cấu trúc Vinamilk (2003), đưa Công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2006), quyết định đầu tư và ngừng
đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê khi không còn phù hợp (giai đoạn 20052010). Và nay bà đặt mục tiêu sẽ đưa Công ty lọt vào top 50 doanh nghiệp
sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong tương lai.
+ Hơn 40 năm hình thành phát triển, trở thành một trong những thương hiệu
hàng đầu Việt Nam và đang vươn ra quốc tế, bà Liên hiểu được yếu tố
quyết định đối với sự thành công và phát triển của Vinamilk chính là con
người. Cho nên bà thiết lập cơ cấu tổ chức Vinamilk tinh gọn và hiệu quả,
cùng đội ngũ nhân sự đầy năng lực và ý chí sáng tạo.
2.2.2. Tố chất doanh nhân:
Bà Mai Kiều Liên có một cái nhìn trong dài hạn, hay nói cách khác bà có một
tầm nhìn chiến lược rất tuyệt vời. Nó được thể hiện qua chiến lược phát triển của
Vinamilk mà bà định hướng cho doanh nghiệp của mình hướng tới. Chiến lược phát
triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa
lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ
22


USD. Trong giai đoạn này, bà quan tâm đến 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho
việc đạt sứ mệnh của Vinamilk là:
− Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.
− Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.
− Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay
đổi.

Bà định hướng doanh nghiệp Vinamilk phải hoàn thành các mục tiêu chiến lược
sau trước tiên:
− Kế hoạch đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ
USD. Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ
tức tối thiểu là 30% mệnh giá.
− Khách hàng: Định hướng Vinamilk là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách
hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng đầu
Việt nam.
− Quản trị doanh nghiệp: Bà Liên muốn Vinamilk trở thành doanh nghiệp có cơ
cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận. Trở thành một doanh
nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất
khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh
nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
Luôn là một doanh nhân không ngừng sáng tạo, đi ngược lại những thị hiếu đám
đông, tính toán sao cho tìm ra được lối đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Cụ thể, khi mà Việt Nam mở cửa và hội nhập, có rấ nhiều doanh nghiệp nước ngoài
ngỏ ý muốn hợp tác liên doanh với Vinamilk để mở rộng thị trường. Nhưng thay vì gật
đầu chấp nhận, bà đã dứt khoát không đồng ý. Lúc đó bà đã nói rằng “Điều kiện liên
doanh tương đối ngặt nghèo, bao giờ người ta cũng 70% mình 30%”. Chính vì vậy, bà
quyết định sẽ làm đối thủ cạnh tranh, thay vì trở thành công ty liên doanh với họ.
Chính vì quyết định táo bạo, cũng đầy sáng tạo này mới có một Vinamilk phát triển
vững mạnh như ngày nay.
Bà Mai Kiều Liên rất nhạy cảm với những biến động của thị trường trong nước
và quốc tế, linh hoạt với những thay đổi của nó. Điều đó thấy rõ trong suốt chặng
đường phát triển của Vinamilk, doanh nghiệp này luôn được bà dẫn dắt chủ động tìm
lối đi cho riêng mình và liên tục đổi mới, sáng tạo và coi đó là sự sống còn của doanh
nghiệp:
− Cụ thể, trong năm 1988 khi bà nhận thấy rõ được nhu cầu ngày càng tăng về
sữa bột trẻ em, và nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, Bà Liên đã quyết
đoán để công ty tiến hành phục hồi nhà máy sữa Bột Dielac (nhà máy của tập

23


đoàn Netstlé Thụy Sỹ trước ngày giải phóng để lại không hoạt động được do
chủ nhà máy rút chạy mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước) để cung
cấp cho thị trường nhiều sản phẩm sữa bột các loại và bột dinh dưỡng có chất
lượng cao cho trẻ em. Có thể nói, đây là một công trình lớn đầu tiên có tính
bước ngoặt của cả doanh nghiệp về tính khoa học kỹ thuật.
− Rồi khi đi vào hoạt động, bà nhận thấy rằng ngành công nghiệp chế biến sữa
của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập của nước
ngoài, chúng ta chưa chủ động được 100% nguồn nguyên liệu. Và để khắc
phục được khó khăn này, bà Liên đã quyết định hướng đến chủ động nguồn
nguyên liệu sản xuất cụ thể hóa bằng hành động xây dựng vùng nguyên liệu
nội địa. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên “Cách mạng trắng” ra đời vào năm
1991. Và hệ quả với chiến lược đến với nông nghiệp, nông thôn, nông dân qua
“Cuộc cách mạng trắng” kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ
tiên tiến hàng đầu thế giới, Vinamilk đã chiếm thị phần trong nước 45%, trong
đó sữa đặc chiếm 75%; sữa tươi 53%; sữa chua các loại 90% và sữa bột 25%
(từ 1991 đến 2003). Ở thị trường ngoài nước, Vinamilk đã thắng thầu nhiều
lần bằng các lợi thế của chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thực hiện hợp
đồng cho các đối tác.
Vốn là một doanh nhân đầy quyết đoán, lại có thêm sự tự tin tích hợp với những
kinh nghiệm, tinh hoa mà bà học hỏi được, bà đã giúp Vinamilk tiến hành thành công
mô hình cổ phần hóa.
Là một người phụ nữ đam mê kinh doanh, yêu nghề. Cụ thể là bà chấp nhận mạo
hiểm để tìm ra thị trường mới khi xuất khẩu lô sữa đầu tiên. Đích thân bà Liên đi vào
vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp đồng với đối tác. Và giờ các sản phẩm của
Viamilk đã có mặt tại Iraq được người dân tại đây sử dụng và chấp nhận. Bà nói: "Cứ
chỗ nào có cơ hội thì mình nắm bắt". Chính điều này đã giúp công ty nhanh chóng lọt
vào danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á, top 10 trong 1.000 thương hiệu

hàng đầu châu Á... Bà cũng nói rằng: "Cơ hội kinh doanh luôn hiện diện, nếu thị
trường đã đầy đủ thì tìm ngách mà đi, tức là né những cái đối thủ đang có. Nếu những
cái họ có mà mình làm tốt hơn thì vẫn có cơ hội".
Với những mối quan hệ của mình, thông qua rất nhiều con đường, từ năm 1990
bà đã giúp Vinamilk tiến hành mua trực tiếp các nguồn nguyên liệu với giá rẻ vài trăm
USD/tấn, góp phần làm giảm giá thành sản xuất, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập
lan tràn trên thị trường lúc bấy giờ.

24


2.2.3. Đạo đức doanh nhân:
Đạo đức là một phạm trù rất khó định hình, khó có thể thấy được những biểu
hiện rõ rệt. Nhưng thông qua hệ thống giá trị cốt lõi mà bà Liên cố gắng xây dựng cho
Vinamilk, ta có thể thấy được phần nào nhân phẩm của bà.
− Trung thực: Bà cam kết sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất
với chất lượng đạt kết quả cao nhất giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi
giao dịch.
− Tôn trọng mọi người: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng
Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
− Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.
− Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
− Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của Công ty.
Hơn thế, bà Mai Kiều Liên luôn cố gắng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp phát triển
chung của Vinamilk, gắn liền lợi ích bản thân với lợi ích của chung của doanh nghiệp.
Không ngừng học hỏi để phát triển “đế chế” Sữa thương hiệu Việt. Bà cũng tham vọng
khi đặt mục tiêu Vinamilk sẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia, đạt doanh số 3 tỷ USD.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, bà nhận thức rõ tầm ảnh
hưởng của Vinamilk đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Bà thấu hiểu
sự thành công của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản là những con số về doanh
thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà còn là những gía trị vượt trội và lâu
dài mà doanh nghiệp đó xây dựng và mang đến được cho mọi người. Chính vì lẽ đó,
bà định hướng cho Vinamilk có những hoạt động hướng đến sự đóng góp chung cho
toàn xã hội, hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội:
− Môi trường và năng lượng: Nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để giảm thiểu
những tác động xấu đến môi trường, và tìm cách sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên và năng lượng như việc triển khai và vận hành hệ thống quản lý năng
lượng theo tiêu chuẩn ISO 5001:2011, chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng
sạch, năng lượng có thể tái tạo là khí CNG và BIOMASS để thay thế cho năng
lượng truyền thống như dầu FO, DO, …
− Chú trọng đến phát triển kinh tế địa phương: phát triển nông nghiệp chăn nuôi
bò sữa ở nhiều địa phương bằng việc xây dựng các trang trại và áp dụng các
công nghệ kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đồng hành với người chăn nuôi bò sữa
trong việc phát triển vùng nguyên liệu sữa và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các hộ chăn nuôi. Có nhiều dự án được triển khai và đi vào hoạt đông, chính
25


×