Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

KHÓA LUẬN: NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 95 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp ngành
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Khóa
Lớp

: KHOA HỌC THƯ VIỆN
: THS. NGÔ THỊ THU HUYỀN
: NGUYỄN DUY SƠN
: 1305KHTA050
: 2013-2017
: ĐH KHTV 13A

HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN


Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Th.S
Lê Ngọc Diệp, Phó khoa Văn hóa - Thông tin & Xã hội và thầy giáo, Th.S
Phạm Quang Quyền, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, đặc biệt là


giảng viên, ThS. Ngô Thị Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt
nghiệp.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Văn
hóa Thông Tin & Xã Hội – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, những người đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt
trong suốt quá trình học tập của em.
Đồng thời em xin chân thành gửi lời cảm ơn các cán bộ, thầy cô giáo
tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp
đỡ, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ tìm
hiểu, nghiên cứu trong thời gian em thực hiện đề tài khóa luận tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế, vì
vậy bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN


Đề tài “Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư
viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu
nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn
được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có
tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã
được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2017
Sinh viên


Nguyễn Duy Sơn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL
Cơ sở dữ liệu
Trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trung tâm Trung tâm Thông tin Thư viện


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Danh sách cán bộ, viên chức Trung tâm Thông tin – thư viện.
Thống kê nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tính đến ngày 10 tháng 3 năm
2017.
Tần suất lên thư viện của người dùng tin
Mục đích lên Thư viện của người dùng tin
Nguồn tìm kiếm thông tin của người dùng tin

Thống kê nhu cầu về sản phẩm của người dùng tin.
Thống kê các loại dịch vụ người dùng tin sử dụng.
Nhu cầu về nội dung tài liệu của người dùng tin
Thống kê nội dung tài liệu của từng nhóm người dùng tin.
Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin
Nhu cầu về loại hình tài liệu của sinh viên.
Nhu cầu về loại hình tài liệu của giảng viên
Thống kê nhu cầu loại hình tài liệu của cán bô, nhân viên.
Thống kê nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của nhóm sinh viên.
Thống kê nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của nhóm giảng
Thống kê nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của nhóm cán bộ, nhân viên.
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin từ vốn tài liệu của người dùng tin
Mức độ đáp ứng nhu cầu từ vốn tài liệu của từng nhóm người dùng
tin.
Đánh giá các sản phẩm thư viện của các nhóm người dùng tin.
Đánh giá các dịch vụ thư viện của các nhóm người dùng tin.
Đánh giá về thời gian phục vụ tại Trung tâm của các nhóm
Đánh giá về thời gian phục vụ tại Trung tâm của các nhóm người
dùng tin.
Sơ đồ tổ chức của Nhà trường.
Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện
Tần suất lên thư viện của người dùng tin.
Biểu đồ thể hiện mục đích lên thư viện của người dùng tin.
Biểu đồ thể hiện nguồn tìm kiếm thông tin của người dùng tin.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu về sản phẩm thư viện của người dùng tin.
Biểu đồ thể hiện dịch vụ mà người dùng tin sử dụng.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu nội dung tài liệu của người dùng tin.
Nhu cầu của từng nhóm người dung tin về nội dung tài liệu.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu về loại hình tài liệu.



Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 2.20
Hình 2.21
Hình 2.22
Hình 2.23
Hình 2.24
Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 2.20
Hình 2.21
Hình 2.21

Biểu đồ nhu cầu về loại hình tài liệu của sinh viên.
Biểu đồ nhu cầu loại hình tài liệu của giảng viên.
Biểu đồ nhu cầu loại hình tài liệu của cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của sinh viên.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của giảng viên.
Biểu đồ thể hiện nhu cầu ngôn ngữ tài liệu của cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ so sánh nhu cầu ngôn ngữ tài liệu giữa các nhóm người

dùng tin.
Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu tin từ vốn tài liệu của
người dùng tin.
So sánh mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin từ vốn tài liệu
thư viện.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của sinh viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của giảng viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thư viện của
sinh viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thư viện của
cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về thời gian phục vụ
trong Trung tâm
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất trong
thư viện.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của sinh viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của giảng viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thư viện
của cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thư viện của
sinh viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thư viện của



Hình 2.22
Hình 2.23
Hình 2.24

giảng viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thư viện của
cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về thời gian phục vụ
trong Trung tâm
Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất trong
thư viện.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phát triển của công nghệ
thông tin. Đây là thời kỳ bùng nổ thông tin rộng lớn và toàn diện, thế giới
ngày càng “hiện đại và nhanh hơn bao giờ hết”- nơi mọi vấn đề, mọi lĩnh vực
luôn được cập nhật một cách nhanh chóng đến tay người sử dụng thông qua
mạng xã hội. Vì thế, các trung tâm thông tin và thư viện đã và đang trở thành
các nhà khai thác, tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin trên mọi lĩnh vực,
phục vụ cho mọi đối tượng người dùng tin.
Công nghệ thông tin đã làm thay đổi phương thức xử lý, cung cấp
thông tin, rút ngắn thời gian đưa thông tin đến người sử dụng. Công nghệ
thông tin đã tạo ra một loại hình thư viện hiện đại - thư viện điện tử, cung cấp
cho người dùng tin những dịch vụ thông tin thư viện hiện đại khác biệt với
thư viện truyền thống. Để thực hiện được điều đó, các thư viện và trung tâm
thông tin cần nắm được nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin trong
diện phục vụ của mình để từ đó tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thư viện
hiện đại, phù hợp.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, với
truyền thống 45 năm xây dựng, phát triển đã và đang đào tạo ra các thế hệ
sinh viên am hiểu lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn
đổi mới “Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu”, Trường đã khẳng định nhân tố quyết định trong thời kỳ đổi
mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng chính là nhân tố “con
người”. Từ đó đề ra những phương hướng mới giàu tính sáng tạo trong sự
chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục và đạo tạo. Nhận thức sâu sắc
giáo dục đào tạo luôn song hành cùng khoa học công nghệ là giá trị chủ đạo
9


quyết định sự phát triển xã hội và tăng trưởng của nước ta trong thời kỳ Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Từ 3 năm trở lại đây, Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội đã chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ đó vai trò của Trung
tâm Thông tin – Thư viện càng được khẳng định và không thể thay thế trong
việc cung cấp nguồn học liệu phong phú, đầy đủ cho các đối tượng người
dùng tin đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin
cho người dùng tin được xem là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của
một trung tâm thông tin, thư viện nói chung và Trung tâm Thông tin Thư viện
của Trường Đai học Nội vụ nói riêng.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những trường Đại học có
bề dày uy tín và kinh nghiệm đào tạo, trải qua hơn 40 năm hoạt động giáo dục
và phát triển từ hệ trung cấp nâng tầm đến đại học, là nơi đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho nền Hành chính văn phòng – Thông tin và Lưu trữ
của nước ta. Hàng năm tuyển sinh hơn 2000 sinh viên, tổng số sinh viên đào
tạo hàng năm lên tới gần 20.000 sinh viên với các ngành đào tạo khác nhau
như: Khoa học thư viện, Quản trị văn phòng, Lưu trữ học, Quản trị nhân lực,
Quản lý nhà nước, Quản lý văn hóa, Hành chính học, Dịch vụ pháp lý, Tin

học ứng dụng,…
Là một trường đại học đào tạo đa ngành nên có số lượng sinh viên lớn
cùng với đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy của trường cũng khá lớn, vì thế
cho nên người dùng tin ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội rất đa dạng, phong
phú. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của khoa học công nghệ, đó là sự bùng
nổ thông tin khiến cho người dùng tin cần thay đổi phương thức dạy – học –
nghiên cứu một cách chủ động, tích cực. Vì thế nhu cầu khai thác và sử dụng
thông tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội luôn được đặt lên hàng đầu.
Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường Đai học Nội vụ Hà Nội là

10


một đơn vị còn non trẻ nhưng đã có nhiều đóng góp trong thành tích chung
của Trường. Trung tâm Thông tin Thư viện đã và đang nâng cao chất lượng
hoạt động nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu của người dùng tin. Tuy nhiên thưc
tế việc nghiên cứu về các đối tượng người dùng tin và nhu cầu của các đối
tượng người dùng tin của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đai học Nội
vụ Hà Nội còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy điều đó ảnh
hưởng nhiều đến mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu của
người dùng tin tại Trường Đai học Nội vụ Hà Nội là cần thiết. Do đó, tôi chọn
đề tài: “Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư
viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhận thức được vai trò của người dùng tin trong hoạt động thông tin –
thư viện, trong những năm gần đây đã có những công trình khóa luận, luận
văn, luận án nghiên cứu về chủ đề này. Các công trình nghiên cứu cụ thể như:

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2008), “Nghiên cứu nhu cầu tin của các
doanh nhân trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trẻ Việt Nam”
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nguyễn Trường Giang (2010), “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp
ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viên trường
Đại học Thành Đô”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Trần Thị Thu Trang (2009), “Nghiên cứu nhu cầu tin và tập quán sử
dụng tin của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hội nhập quốc tế”, Luận văn
Thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nông Yến Ngọc (2009), “Nghiên cứu nhu cầu thông tin kinh tế của các
doanh nghiệp dệt may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam trên địa bàn thành

11


phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2010), “Nghiên cứu nhu cầu đọc và công tác
giáo dục nhu cầu đọc của học sinh tiểu học trên đại bàn Hà Nội”, Luận văn
Thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Phạm Thị Hương (2011), “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin
của Phòng Tư liệu - Thư viện Đài tiếng nói Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Văn hóa Hà Nội.
Phạm Thị Phượng (2013), “Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư
viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn
hóa Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010), “Tìm hiểu nhu cầu tin của cán bộ và
giảng viên Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách khoa Hà Nội”, Khóa luận
tốt nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội.
….
Các đề tài trên đã đề cập đến một số khía cạnh mang tính đặc thù về

nhu cầu tin, tập quán, thói quen sử dụng thông tin của nhóm người dùng tin cụ
thể tại các cơ quan, đơn vị thuộc khối các cơ quan nhà nước, các trường đại
học, viện nghiên cứu,… trong những thời điểm khác nhau.
Nhiều bài viết đăng tạp chí khoa học của các tác giả cũng nghiên cứu,
tìm hiểu về nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin cụ thể tại một hoặc
một số thư viện có cùng chức năng nhiệm vụ. Một số công trình cụ thể như:
Trần Thị Minh Nguyệt. “Phát triển nhu cầu thông tin trong các thư viện
công cộng”//Thư viện Việt Nam .- Năm 2010.
Nguyễn Thị Kim Dung. “Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên
đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội”//Thư viện Việt Nam.- Năm
2013.
…..

12


Các bài viết tạp chí với những hạn chế nhất định về dung lượng nội
dung khi đăng, do đó các bài viết thường tập trung cụ thể vào các giải pháp
chủ đạo nhằm đáp ứng và nâng cao nhu cầu tin của người dùng tin tại một số
cơ quan thông tin thư viện cụ thể.
Các đề tài nghiên cứu về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội gồm nhiều đề tài khoa học, báo cáo thực tập, luận văn của
sinh viên, giảng viên, cán bộ trong Trường. Một số công trình nghiên cứu cụ
thể như sau:
Phạm Quang Quyền (2009), “Tăng cường hoạt động Thông tin – Thư
viện Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của
trường”, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Ngô Thị Thu Huyền (2012), “Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Cao Thị Hồng (2016), “Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”,
Đề tài khoa học, Đại học Nội vụ Hà Nội.
Hoàng Thị Hương (2017), “Công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Đề tài khoa học, Đại
học Nội vụ Hà Nội.
Nguyễn Văn Sơn (2017), “Xử lý tài liệu nội sinh tại Trung tâm Thông
tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo thực tập, Đại học Nội
vụ Hà Nội.
Vũ Hải Âu (2016), “Xử lý hình thức tài liệu tại Trung tâm Thông tin
Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo thực tập, Đại học Nội vụ
Hà Nội.
…..

13


Các đề tài trên tập trung vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp cụ thể
của các công đoạn khác nhau trong quy trình xử lý tài liệu tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Đại học Nội vụ Hà Nội.
Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy đến thời điểm hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu nào về nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Do đó việc tìm
hiểu, nghiên cứu đề tài này có tính kế thừa nhưng không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu trước đây.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm và nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin như: Cán bộ

lãnh đạo, quản lý; Giảng viên, giáo viên; Sinh viên, học sinh; Cán bộ công tác
trong các phòng, khoa.

3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 11 năm 2016 đến hết tháng 4 năm 2017.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng người dùng tin và đáp ứng nhu cầu tin
của Trung tâm Thông tin Thư viện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin
Thư viện.

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ vai trò nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện.
Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư
viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.

14



5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung:
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện.
Phương pháp cụ thể:
Điều tra bằng bảng hỏi;
Thống kê số liệu;
So sánh, phân tích, tổng hợp;
Quan sát;
Phỏng vấn.
6. Ý nghĩa của khóa luận
Về mặt lý luận:
Làm phong phú thêm lý luận về nhu cầu tin và người dùng tin;
Được sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu về người dùng tin và
nhu cầu tin.
Về mặt ứng dụng:
Các giải pháp nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng
tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được áp
dụng vào thực tế để tăng hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu tin của
người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.
15



CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI DÙNG TIN
VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1.Khái niệm
1.1.1. Người dùng tin
Người dùng tin hay còn gọi là bạn đọc trong các cơ quan thông tin, thư
viện là người sử dụng tài liệu, thông tin để thoả mãn nhu cầu của mình thông
qua các loại hình, sản phẩm và dịch vụ thông tin khác nhau. Người dùng tin,
trước hết là những chủ thể có nhu cầu thông tin và tiếp nhận thông tin. Người
dùng tin là con người cụ thể trong một xã hội cụ thể (tham gia nhiều mối quan
hệ đa dạng và phức tạp), có nhu cầu tin (nằm trong hệ thống nhu cầu của
người dùng tin).
Người dùng tin và nhu cầu tin của luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tổ tác
động trong các mối quan hệ của xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu tin của người
dùng tin luôn biến đổi. Nếu các yếu tố tác động đến nhu cầu tin của người
dùng tin một cách tích cực thì nhu cầu tin của họ sẽ được kích thích và luôn
phát triển cả về bề rộng và bề sâu của thông tin hay nói cách khác là cả về
lượng và chất của thông tin. Nhưng nếu nhu cầu tin của người dùng tin không
được tác động một cách tích cực thì lại bị biến đổi theo chiều hướng ngược
lại.
Người dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành cơ quan Trung tâm
Thông tin – Thư viện, nhưng đồng thời họ chính là chủ thể để hoạt động
Thông tin – Thư viện hướng tới phục vụ. Nhu cầu tin của người dùng tin
quyết định đến nội dung vốn tài liệu và phương thức tổ chức các sản phẩm,
dịch vụ của Trung tâm Thông tin – Thư viện. Như vậy, người dùng tin là đối
tác, là khách hàng, là “Thượng đế” của hoạt động Thông tin – Thư viện. Điều
đó cũng có nghĩa là hoạt động Thông tin – Thư viện muốn tồn tại và phát triển

16


phải quan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin trong từng thời điểm cũng
như địa bàn cụ thể. Nhu cầu tin của người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt
động thông tin – thư viện. Không có người dùng tin sẽ không tồn tại hoạt
động Thông tin – Thư viện.
1.1.2. Nhu cầu
Theo từ điển Tiếng Việt thì “nhu cầu là đòi hỏi của đời sống tự nhiên và
xã hội (nhu cầu về ăn, mặc, ở, nhu cầu về sách báo,…để đáp ứng các giá trị
vật chất và tinh thần của con người)” [5, tr.10]
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cho tới nay chưa có một định
nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành
hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang
tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là
“tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cả thê đỏ
và do đó phân biệt nó với mói trường sổng. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn
gọi ỉà nhu yếu tuyệt đối, đã được ỉập trình qua quá trĩnh rất ỉâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hóa”.
Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người đối với một đối tượng
nhất định, trong điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát
triển của con người; nhu cầu là sự xuất hiện và kết hợp giữa các phản xạ
không điều kiện từ môt trường tác động đến bộ não của chúng ta nên nó mang
tính xã hội; nhu cầu là sản phẩm của xã hội, nhu cầu hình thành do kết quả tác
động giữa hoàn cảnh bên ngoài và trạng thái bên trong của chủ thể; nhu cầu
phát triển dưới sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa ở


17


một giai đoạn nhất định, tại một địa bàn cụ thể, trong hoàn cảnh khác nhau sẽ
nảy sinh các nhu cầu và thỏa mản nhu cầu khác nhau.
1.1.3. Nhu cầu tin
Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu đặc biệt của con người. “Nhu cầu tin
là sự đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc
tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì các hoạt động sống của con người”
[5, tr.11]
Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình con người thực hiện các loại hoạt
động khác nhau. Nhu cầu tin của mỗi xã hội khác nhau; xã hội càng phát triển
thì nhu cầu tin của con người càng trở nên sâu sắc và phức tạp, xã hội ngày
nay là xã hội phát triển nền kinh tế tri thức nên đòi hỏi thông tin ngày càng
nhiều và sâu sắc hơn.
Nhu cầu tin là một đòi hỏi khách quan của chủ thể đến việc đọc các tài
liệu để đảm bảo quá trình sống của chủ thể. Kết quả của nó là thu nhận những
thông tin để thỏa mãn những hoạt động khác. Đây là là một loại nhu cầu tinh
thần của con người. Nhu cầu tin xuất phát từ phản xạ định hướng và chịu sự
chi phối của thị giác. Nếu không được thỏa mãn sẽ trở nên gay gắt, khỉ được
thỏa mãn sẽ củng cố vững chắc hơn, để rồi lại phát triển cao hơn.
Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu đọc và nhu cầu tin khác nhau, đó là
tâm lý và nhân cách của mỗi con người cụ thể và mỗi nhóm người dùng tin cụ
thể.
1.1.4. Yêu cầu tin
Yêu cầu tin là một dạng tồn tại cụ thể của nhu cầu tin. Nói cách khác
yêu cầu tin là sự cụ thể hóa của nhu cầu tin. Chẳng hạn như bạn đọc có nhu
cầu sử dụng tài liệu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam, nhu cầu này được cụ thể
hóa thành các yêu cầu tin thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu để được sử

dụng các tài liệu cụ thể của các tác giả mà có nội dung về lĩnh vực văn hóa ở

18


Việt Nam.
Như vậy nhu cầu tin và yêu cầu tin có mối quan hệ mật thiết với nhau,
bổ sung và hỗ trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dung tin.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin
Yếu tố khách quan
Môi trường xã hội:
Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và
phát triển nhu cầu tin của người dùng tin. Môi trường xã hội được thể hiện ở
hai mặt chính là: Chế độ chính trị xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Cũng như các nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin mang tính xã hội cao.
Do đó, mỗi nhu cầu tin được hình thành và phát triển đều phụ thuộc vào môi
trường xã hội và phụ thuộc vào từng đặc trưng cá nhân của từng người.
Nguồn lực thông tin:
Đây là một trong số 4 yếu tố cấu thành nên hoạt động của một thư viện
và trung tâm thông tin. Nếu không có nguồn lực thông tin thì sẽ không có thư
viện hay cơ quan thông tin theo đúng chức năng và nhiệm vụ được quy định.
Nguồn lực thông tin thực chất là vốn tài liệu, đó là các loại hình tài liệu khác
nhau như: Sách, báo, tạp chí, CSDL,…được tổ chức thành bộ máy tra cứu.
Cơ sở vật chất trang thiết bị: Đây là một trong các yếu tố cấu thành nên
hoạt động thư viện và trung tâm thông tin. Cơ sở vật chất được hiểu ở đây
gồm các phương tiện, kỹ thuật để tổ chức nguồn lực thông tin và phục vụ bạn
đọc như: Tủ bày tài liệu, phần mềm thư viện, trụ sở, bàn ghế, máy tính,…Tùy
điều kiện mỗi thư viện và trung tâm thông tin mà có thể xây dựng dựng được
cơ sở vật chất ở mức độ nhất định. Thông thường tại các thư viện trường học
nói chung và thư viện phổ thông nói riêng, những cơ sở vật chất cần có của

thư viện như: Phòng thư viện (phòng phục vụ và kho), tủ, giá bày tài liệu, bàn
quầy, bàn ghế, máy tính, máy in dành cho cán bộ, bảng nội quy thư viện, quạt

19


trần, ánh sáng.
Cán bộ thư viện:
Đây là một yếu tố không thể thiết được trong hoạt động thư viện và cơ
quan thông tin. Họ là những người hướng dẫn, định hướng nhu cầu tin của
người dùng tin. Do đó họ cần phải có kỹ năng và thái độ tích cực khi phục vụ
bạn đọc. Nếu kỹ năng nghiệp vụ không tốt, không nắm được vốn tài liệu của
thư viện thì họ không thể đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Nếu thái độ
phục vụ không tốt thì tạo nên thành kiến không tốt trong lòng người dùng tin
khiến họ e ngại không muốn đến thư viện. Vì thế yếu tố kỹ năng và thái độ
luôn được các thư viện và trung tâm thông tin quan tâm nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ chuyên nghiệp và nhiệt tình.
Phương thức thỏa mãn nhu cầu tin:
Nếu nhu cầu tin của người dùng tin được đáp ứng thường xuyên thì họ
sẽ tích cực lên thư viện sử dụng thông tin. Nếu nhu cầu tin của người dùng tin
bị từ chối thường xuyên thì sẽ dẫn đến triệt tiêu nhu cầu đọc và họ sẽ không
lên thư viện sử dụng sản phẩm và dịch vụ thư viện nữa.
Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan ở đây xuất phát từ chính đặc điểm về nghề nghiệp, lứa
tuổi, tâm lý, giới tính, trình độ văn hóa, nhân cách của mỗi cá nhân chính là
mỗi NDT.
Nghề nghiệp:
Đây là hoạt động lao động chủ yếu của con người trong xã hội, nghề
nghiệp để lại dấu ấn tư tưởng tình cảm của con người. Nghề nghiệp có ảnh
hưởng đến nhu cầu của người dùng tin. Điều này thể hiện lĩnh vực nội dung

tài liệu mà người dùng tin quan tâm.
Lứa tuổi:
Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng đến nội dung và phương thức thoả mãn

20


nhu cầu đọc và nhu cầu tin. Lứa tuổi có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức,
tâm lý của con người nên nhu cầu đọc cũng có nhiều ảnh hưởng nhất định.
Bạn đọc chủ yếu của thư viện THPT là đối tượng thanh niên với tính cách sôi
nổi, mạnh mẽ, muốn tìm tòi khám phá, đây là giai đoạn tư duy phát triển đến
đỉnh điểm. Vì thế nhu cầu tin phục vụ học tập ở trường và những thông tin
mới mẻ hấp dẫn.
Giới tính:
Ảnh hưởng đến nội dung và cách thức thoả mãn nhu cầu tin. Những đặc
điểm về giới tính, dân tộc là đặc điểm của nhóm người, tập thể người có nét
đặc thù riêng không phụ thuộc vào sự phân chia chủ quan của người cán bộ
thư viện. Nam và nữ thường có tính cách đặc trưng, sở thích, tâm lý khách
nhau nên nhu cầu đọc khác nhau.
Trình độ văn hóa:
Trình độ văn hoá chứng tỏ sự phát triển của đời sống tinh thần. Trình độ
văn hoá gồm hai mặt: Trình độ văn hoá chung (ứng xử) và trình độ văn hoá
chuyên sâu. Điều này ảnh hưởng đến bề rộng và bề sâu của nhu cầu đọc.
Nhân cách:
Đó là những cái riêng biệt đặc trưng của mỗi cá nhân cụ thể bao gồm:
Cá tính, điều kiện sống, ngôn ngữ, trình độ. Vì thế nhu cầu thông tin sẽ khác
nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau: Sự tác động của môi trường đến con
người khác nhau và sự tiếp thu của từng con người. Do đó thư viện cần hướng
dẫn và uốn nắn các sở thích riêng phù hợp với mục tiêu giáo dục, đặc điểm xã
hội.


21


1.2.Sơ lược vài nét về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là Trường Trung cấp Văn
thư Lưu trữ (thành lập theo quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971, của Bộ
trưởng phủ Thủ tướng); với nhiệm vụ chủ yếu đào tạo cán bộ văn thư lưu trữ,
đến nay sau hơn 42 năm xây dựng, trường đã mở thêm nhiều chuyên ngành
đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tuy mới được ra quyết định trở thành Trường Đại học trong thời gian
chưa dài (tháng 11 năm 2011), nhưng nhà Trường đã và đang từng bước hoàn
thiện để trở thành trường đại học tiên tiến, đa ngành, xứng đáng với tầm vóc
là Trường Đại học hàng đầu trong việc nghiên cứu, đào tạo cán bộ hành
chính, công chức của cả nước.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số
2016/QĐ-TT ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp
từ Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội và là cơ sở giáo dục đại học công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ.
Trường không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một trường đại
học công lập mà còn “Phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ”.
Hiện nay, Trường đang tổ chức đào tạo các ngành nghề với các trình độ như
sau:
Các ngành đào tạo trình độ đại học, sau đại học gồm: Quản trị nhân lực;
quản trị văn phòng; lưu trữ học; quản lý văn hóa; khoa học thư viện; quản lý
nhà nước.
Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng gồm: quản trị nhân lực; hành
chính văn thư; lưu trữ học; quản trị văn phòng; thông tin thư viện; thư ký văn
phòng; quản lý văn hóa; văn thư - lưu trữ; tin học; hành chính học; dịch vụ

pháp lý.

22


Các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề gồm: Lưu
trữ; thư ký văn phòng; hành chính văn thư; hành chính văn phòng; thông tin
thư viện; tin học văn phòng; hành chính; quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính đến tháng 05/2015, Trường đã đào tạo được 52.370 học sinh, sinh
viên các bậc, loại hình đào tạo, trong đó có 71 lưu học sinh, thực tập sinh
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Hầu hết sinh viên, học sinh của
Trường sau khi tốt nghiệp đều đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và không ngừng trưởng thành.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường là 358
người, trong đó có 303 giảng viên, gồm 03 giáo sư, phó giáo sư, 26 giảng viên
có học vị tiến sĩ, 164 giảng viên có học vị thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học.
Đội ngũ này hiện đang được bố trí tại 03 cơ sở đào tạo của Trường là trụ sở
chính tại phường Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội, Cơ sở miền Trung tại Quảng
Nam và Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất được Bộ Nội vụ quan
tâm đầu tư, Trường đang tổ chức đào tạo 06 ngành học bậc đại học với 4.425
sinh viên hệ chính quy và 1.482 sinh viên hệ vừa làm, vừa học; bậc cao đẳng
có 1.974 sinh viên hệ chính quy và 506 sinh viên hệ vừa làm, vừa học; bậc
trung cấp có 287 sinh viên. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội,
Trường còn được Tổng cục Dạy nghề giao chỉ tiêu đào tạo 153 sinh viên bậc
cao đẳng nghề.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số
58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành
Điều lệ trường đại học và Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19/4/2012 của

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trường.

23


Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Ban giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng
2. Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác
3. Các phòng chức năng:
- Phòng Quản lý đào tạo
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
- Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Phòng Quản trị - Thiết bị
- Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng
- Phòng Quản lý khoa học và sau đại học
- Phòng Hợp tác quốc tế
- Phòng Công tác sinh viên
4. Các khoa:
- Khoa Tổ chức xây dựng chính quyền
- Khoa Tổ chức Quản lý nhân lực
- Khoa Hành chính học
- Khoa Văn thư - Lưu trữ
- Khoa Quản trị văn phòng
- Khoa Văn hoá - Thông tin và xã hội
- Khoa Nhà nước và pháp luật
- Khoa Khoa học Chính trị
- Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng
5. Các tổ chức khoa học-công nghệ và dịch vụ:

- Viện Nghiên cứu và phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Trung tâm Tin học
- Trung tâm Ngoại ngữ
- Trung tâm Thông tin – Thư viện
- Tạp chí Đại học Nội vụ
- Ban Quản lý ký túc xá
6. Cơ sở đào tạo trực thuộc:
- Trung tâm đào tạo nghiệp vụ văn phòng và dạy nghề
- Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Miền Trung
- Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh
7. Đảng Bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
8. Công đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
9. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội
10. Các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội khác.

24


Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Nhà trường.
1.3.Giới thiệu về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng
Trung tâm Thông tin – Thư viện thành lập ngày 24/4/2012 theo quyết
định số 220/QĐ-ĐHNV của Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội, là
đơn vị độc lập, thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng thu thập,
bảo quản, quản lý, cung cấp, phổ biến thông tin, tư liệu khoa học và hỗ trợ
khai thác nguồn thông tin cho công chức, viên chức, người học phục vụ công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Trường.

Nhiệm vụ
Trên cơ sở những chức năng đó, những nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm
được Nhà trường quy định cụ thể gồm:

25


×