TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======
NGUYỄN MAI KHÁNH LINH
NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. CHU NGỌC LÂM
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm
Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội”,tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và
hƣớng dẫn củanhiều tập thể và cá nhân.
Đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo,
TS.Chu Ngọc Lâm, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thựchiện và hoàn thành khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị đang công
táctại Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và nhiệt tình
giúpđỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, cung cấp tài liệu cho khóa luận này.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Công nghệ
thông tin nói chung và Ngành Khoa học thƣ viện nói riêng đã truyền đạt và chỉ
dạynhững kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và ngƣời thân
đãluôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi yên tâm trau dồi tri
thức, khíchlệ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu khóa luận.
Khóa luận chắc chắn còn có hạn chế và khiếm khuyết, nhƣng tôi mong
muốn đƣợc góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thông
tin – thƣ viện tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Mai Khánh Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả số liệu trên đều là trung thực, chính xác do thu đƣợc trong
quá trình nghiên cứu và chƣa từng đƣợc công bố ở công trình nghiên cứu khoa
học nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Mai Khánh Linh
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
CNTT
Công nghệ thông tin
2
CSDL
Cơ sở dữ liệu
3
CSVC – KT
Cơ sở vật chất – kỹ thuật
4
ĐHQG
Đại học Quốc gia
5
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
6
KHXH & NV
Khoa học xã hội và Nhân văn
7
NCKH
Nghiên cứu khoa học
8
NCT
Nhu cầu tin
9
NDT
Ngƣời dùng tin
10
NĐ – CP
Nghị định – Chính phủ
11
OPAC
Mục lục truy cập công cộng trực tuyến
12
QĐ – TTg
Quyết định – Thủ tƣớng chính phủ
13
TT – TV
Thông tin – Thƣ viện
14
TW
Trung ƣơng
15
UBND
Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học 20
Bảng 2.2: Nhu cầu tin về loại hình tài liệu 22
Bảng 2.3: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu 24
Bảng 2.4: Thời gian thu thập thông tin 25
Bảng 2.5: Mức độ sử dụng sản phẩm TT - TV tại Trung tâm TT – TV
ĐHQGHN 30
Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Trung tâm TT-
TV ĐHQGHN 35
Bảng 2.7: Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thƣ viện 36
Bảng2.8: Mức độ đáp ứng yêu cầu tin của thƣ viện 37
Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng về điều kiện cơ sở - vật chất 38
Bảng 2.10: Đánh giá về mức độ đáp ứng của sản phẩm thông tin - thƣ viện tại
Trung tâm Thông tin – thƣ viện ĐHQGHN 39
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ thông tin – thƣ viện tại
Trung tâm Thông tin - Thƣ viện ĐHQGHN 40
Bảng 2.12: Mức độ hài lòng về thái độ và chất lƣợng phục vụ 42
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội 12
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT - TV ĐHQGHN 14
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận 4
7. Bố cục của khóa luận 5
CHƢƠNG 1 NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 6
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CẦU TIN 6
1.1.1. Khái niệm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin 6
1.1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tin 6
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông thông tin - thƣ
viện 8
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.2.2. Nhiệm vụ 10
1.2.3. Các ngành và bậc đào tạo 10
1.2.4. Cơ cấu tổ chức 11
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI. 13
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 13
1.3.2. Cơ cấu tổ chức 14
1.3.3. Đặc điểm nguồn tin 14
1.3.4. Cơ sở vật chất 16
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐHQGHN 17
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI DÙNG TIN 17
2.1.1. Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ quản lý, lãnh đạo 17
2.1.2. Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng viên 18
2.1.3. Nhóm ngƣời dùng tin là học viên cao học, học sinh, sinh viên 18
2.2. ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN 19
2.2.1. Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học 19
2.2.2. Nhu cầu tin về các loại hình tài liệu 20
2.2.3. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu 22
2.3. TẬP QUÁN SỬ DỤNG THÔNG TIN 24
2.3.1. Thời gian thu thập thông tin 24
2.3.2. Các loại hình sản phẩm đƣợc sử dụng chủ yếu 26
2.3.3. Các loại hình dịch vụ thông tin - thƣ viện đƣợc sử dụng chủ yếu 30
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN 36
2.4.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của nguồn lực thông tin 36
2.4.2. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất - kỹ thuật 37
2.4.3. Khả năng đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin 39
2.4.4. Năng lực, tinh thần phục vụ của cán bộ thƣ viện 42
2.5. NHẬN XÉT CHUNG 43
2.5.1. Mặt mạnh 43
2.5.2. Mặt yếu 44
2.5.3. Nguyên nhân 45
CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN
NHU CẦU TIN 47
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP THỎA MÃN NHU CẦU TIN 47
3.1.1. Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin 47
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ thông tin - thƣ viện 49
3.1.3. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ thƣ viện 51
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN 53
3.2.1. Tạo môi trƣờng thƣ viện thân thiện 53
3.2.2. Tăng cƣờng đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin 54
3.2.3. Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy và học 55
3.2.3. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên 57
3.2.4. Tăng cƣờng Marketing Thông tin – Thƣ viện 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể tồn tại và phát triển, con ngƣời xã hội luôn luôn có những nhu
cầu cần đƣợc đáp ứng, đó là những nhu cầu nhƣ ăn,mặc, ở…và có một loại nhu
cầu không thể thiếu nữa đó là nhu cầu thông tin hay còn gọi là nhu cầu tin.Đặc
biệt trong xã hội thông tin ngày nay thì nhu cầu tin ngày càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết.Nhu cầu tin ngày này không chỉ đơn thuần là việc giao lƣu
ngôn ngữ nhƣ trƣớc đây, mà đó là học hỏi, trao đổi, nghiên cứu, tiếp thu thông
tin tri thức để phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu, giải trí, quản lý,
lãnh đạo và đƣa ra các quyết định về mọi lĩnh vực của đời sống.
Trong hoạt động thông tin – thƣ viện, việc nghiên cứu nhu cầu tin là cơ sở
để thƣ viện hiểu đƣợc ngƣời dùng tin của mình.Giúp thƣ viện định hƣớng phát
triển vốn tài liệu, xây dựng phƣơng pháp xử lý thông tin, hệ thống tra tìm tin và
tổ chức phục vụ ngƣời dùng tin có hiệu quả, giúp ngƣời dùng tin xác định đƣợc
yêu cầu tin đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của họ. Đó là những nhiệm vụ quan
trọng của cơ quan thông tin – thƣ viện hiện nay và cũng là của thƣ viện các
trƣờng đại học nói riêng.
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trung tâm đại học đa ngành,
đa lĩnh vực, chất lƣợng cao của cả nƣớc. Trong những năm qua, đƣợc sự quan
tâm, đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, ĐHQGHN đã đạt đƣợc những thành tựu to
lớn trong việc thực hiện sứ mệnh của Đảng và Nhà nƣớc giao cho, đặc biệt là
khẳng định thế mạnh về khoa học cơ bản và một số ngành khoa học công
nghiệp mũi nhọn. Với mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN là
nơi đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng thị trƣờng
lao động đa dạng trong thời kỳ phát triển đất nƣớc.
Trong đề án “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội
nằm trong số 14 trƣờng Đại học đƣợc Chính phủ chọn để xây dựng thành
2
những trƣờng tiên tiến. Với dự án này, trong năm 2007, ĐHQGHN và một số
trƣờng đại học sẽ chuyển từ mô hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín
chỉ, tạo thuận lợi cho ngƣời học tích lũy dần kiến thức theo khả năng điều kiện
của mình.
Trong giai đoạn đổi mới đó, việc nghiên cứu nhu cầu tin thực sự cần thiết
để nâng cao chất lƣợng đáp ứng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin tại Trung tâm
Thông tin – Thƣ viện cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo
của nhà trƣờng. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một nghiên cứu đánh
giá có hệ thống nào về thực trạng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm
Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội vì thế công tác đáp ứng
nhu cầu tin còn hạn chế và ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động thông tin – thƣ
viện của trƣờng.
Với mục đích nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu tin của
NDT và đề xuất các giải pháp thỏa mãn và phát triển NCT của NDT tại Trung
tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc
gia Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học thƣ viện
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu nhu cầu tin đã trở nên quan trọng trong hoạt động
thông tin - thƣ viện cho nên trong những năm gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu, tiêu biểu nhƣ:
- Công trình “Ngƣời dùng tin và Nhu cầu tin” của PGS.TS Trần Thị
Minh Nguyệt. (Đại học Văn hóa Hà Nội, 2010).
- Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung
tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của Thạc sĩ
Nguyễn Bích Hạnh bảo vệ năm 2011.
3
- Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin
cho ngƣời dùng tin tại Học viện Kỹ thuật Quân sự” của Thạc sĩ
Phạm Thị Lan Ngọc bảo vệ năm 2011.
- Luận văn “Nhu cầu tin tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi
trƣờng” của Thạc sĩ Trần Thị Hiền bảo vệ năm 2014.
- Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣơi dùng tin tai Thƣ viện
Quân đội” của Thạc sĩ Linh Thị Thắm bảo vệ năm 2012.
Các luận văn trên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu nhu cầu tin, mức độ đáp
ứng nhu cầu tin tại một số đơn vị cụ thể. Bên cạnh việc nghiên cứu đặc điểm
nhu cầu tin của ngƣời dùng tin là các khuyến nghị, giải pháp nhằm kích thích sự
phát triển của hoạt động thông tin để đảm bảo nhu cầu tin của ngƣời dùng tin.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm
Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại
Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm
2011cho đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Dựa trên cở sở kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin
và việc đáp ứng nhu cầu tin để đề xuất các giải pháp nhằm thỏa mãn và
phát triển nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin –
Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nhiệm vụ :
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về nhu cầu tin của ngƣời
dùng tin
4
Tìm hiểu đặc điểm của hoạt động thông tin tại Trung tâm Thông
tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin –
Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề xuất các giải pháp thỏa mãn và nâng cao nhu cầu tin tại
Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử và dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về công tác thông tin – thƣ
viện.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn, lập phiếu điều tra)
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của
ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà
Nội trong giai đoạn hiện tại.
- Về mặt thực tiễn: Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng nhu cầu tin của
ngƣời dùng tin thông qua việc phục vụ nhu cầu tin tại Trung tâm Thông
tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin.
5
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc khóa
luận chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1:Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện
tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Đại học Quốc gia Hà
Nội
Chƣơng 3:Đề xuất các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
6
CHƢƠNG 1
NHU CẦU TIN VÀ NGƢỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CẦU TIN
1.1.1. Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin
“Người dùng tin là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Vì
vậy NDT là đối tác, khách hàng của hoạt động thông tin. Hoạt động thông tin
muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu tin của NDT trong từng
thời điểm và địa bàn cụ thể”[4, tr.11]
NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin. Không có NDT không
tồn tại hoạt động thông tin. Nói cách khác, NDT là nhân tố điều chỉnh, định
hƣớng cho hoạt động thông tin. Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử
dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hƣớng phù hợp và
hiệu quả hơn với nhu cầu của NDT.
Theo quan điểm của tâm lý học Mác xít, có thể coi “NCT là đòi hỏi khách
quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì
hoạt động sống của con người”[9, tr.6]
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin
Nhu cầu tin của con ngƣời biến đổi cùng với hoàn cảnh xã hội và chịu
sựtác động của những yếu tố khách quan và chủ quan.
- Yếu tố chuyên môn nghề nghiệp
Thông tin tồn tại nhằm mục đích phục vụ xã hội hay nói cách khác thông
tin tồn tại phát triển đƣợc là do nhu cầu của xã hội. Mỗi ngành nghề đều có nhu
cầu thông tin khác nhau, trong xã hội hiện đại căn cứ vào nền sản xuất xã hội
ngƣời ta chia thành 5 nhóm lĩnh vực hoạt động:
7
Quản lý tổng hợp (quản lý chiến lƣợc, sách lƣợc và tác nghiệp)
Nghiên cứu khoa học (nghiên cứu triển khai)
Thiết kế chế tạo (chế tạo sản phẩm sản xuất và tiêu dùng)
Giáo dục đào tạo (đào tạo con ngƣời cho xã hội tƣơng lai)
Sản xuất kinh doanh - dịch vụ (trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ)
Mỗi nhóm nghề có vai trò và chức năng khác nhau, tạo ra những sản
phẩm khác nhau, cần những lĩnh vực tri thức và thông tin khác nhau. Chính vì
vậy NCT cũng phụ thuộc vào từng ngành nghề thông tin khác nhau.
- Yếu tố cá nhân
Mỗi con ngƣời có trình độ hiểu biết, trình độ học vấn khác nhau vì vậy mà
lƣợng thông tin, lĩnh vực tri thức họ cần là khác nhau. Chính vì vậy nhu cầu tin
của họ cũng khác nhau hay nói cách khác là nhu cầu tin phải phụ thuộc vào yếu
tố cá nhân.
- Yếu tố xã hội
Nhƣ Mác đã nói: “Con ngƣời là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”,
con ngƣời tồn tại trong xã hội phụ thuộc vào các mối quan hệ khác nhau và ở
mỗi mối quan hệ con ngƣời lại cần những thông tin khác nhau, có những nhu
cầu khác nhau. Vì vậy mà nhu cầu tin chịu sự tác động từ yếu tố xã hội.
- Các yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc tới ngƣời dùng tin bởi
mỗi cá nhân đều có đời sống nội tâm khác nhau, do đó nhu cầu tin của họ cũng
khác nhau mặc dù có thể sống trong cùng một thời điểm lịch sử, thậm chí là
trong cùng một đất nƣớc, một gia đình.
- Các yếu tố khác:
Ngoài ra NCT còn chịu sự tác động từ các yếu tố khác với những mức độ
khác nhau nhƣ: tự nhiên, kinh tế, văn hóa, môi trƣờng, lịch sử, tập tục, hệ thống
chính trị có ảnh hƣởng trực tiếp tới NCT. Chúng có vai trò định hƣớng cho sự
8
phát triển của NCT theo hƣớng chính đảng của giai cấp cầm quyền của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc, thời đại.
1.1.3. Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông thông tin-
thư viện
Khi đòi hỏi của con ngƣời về thông tin trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện.
Đó là dạng nhu cầu tinh thần của con ngƣời nảy sinh trong quá trình thực hiện
các hoạt động khác nhau của con ngƣời. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt đƣợc
kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp,
nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin càng cao. NCT phát triển lại tác động trở lại
tới sự phát triển các hoạt động, góp phần phát triển xã hội.
NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy
có thể coi NCT là nguồn gốc làm nảy sinh hoạt động thông tin.
Trong hoạt động TT – TV cần phải nghiên cứu nắm vững NCT của NDT để
điều chỉnh hoạt động và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin phù hợp với
NCT của đối tƣợng phục vụ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National
University, HaNoi, viết tắt: VNU) là một trong hai Đại học Quốc gia của Việt
Nam, đặt ở Hà Nội. Đây là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu
và ứng dụng khoc học- công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao giữ
vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Đại học Quốc
gia đƣợc thành lập trên cơ sở sắp xếp lại ba trƣờng Đại học lớn ở Hà Nội:
trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 và trƣờng
Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức bƣớc
vào hoạt động theo quy chế do Thủ tƣớng chính phủ ban hành ngày 05-09-
1994. Sau một thời gian hoạt động do nhu cầu đổi mới giáo dục, đến cuối năm
9
1999, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 tách ra khỏi ĐHQGHN theo Quyết
định số 201/1999/QĐ –TTg của Thủ tƣớng Chính phủ để xây dựng 1 trƣờng
Đại học Sƣ phạm trọng điểm.
Ngày 01-02-2001 chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ –CP về
Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu giai đoạn
phát triển mới về quy mô và chất lƣợng của ĐHQGHN, một Trung tâm đào tạo
đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoc học - công nghệ đa ngành,
đa lĩnh vực, chất lƣợng hàng đầu, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục
đại học trong cả nƣớc.
Ngày 12-2-2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/2001 QĐ
–TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ –TTg về tổ chức lại và ban hành quy chế
về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu
bƣớc phát triển mới của ĐHQGHN.
Theo Quyết định số 14/2001/QĐ –TTg, ĐHQGHN có 3 trƣờng Đại học
thành viên: trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, trƣờng Đại học Ngoại Ngữ; Viện Công nghệ thông tin; các Khoa,
Trung tâm nghiên cứu trực thuộc; các đơn vị phục vụ; Văn phòng và các Ban
chức năng.
Ngày 20-12-2003, Thủ tƣớng Chính phủ Phan Văn Khải đã chính thức
động thổ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Hiên nay, ĐHQGHN có 7 trƣờng Đại học thành viên: trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trƣờng Đại
học Ngoại ngữ, trƣờng Đại học Công nghệ, trƣờng Đại học Kinh tế, trƣờng Đại
học Giáodục, trƣờng Đại học Việt Nhật; 5 viện nghiên cứu khoa học, 9 khoa/
trung tâm nghiên cứu trực thuộc; 10 đơn vị hỗ trợ/ dịch vụ.
10
1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và phát triển mô hình một trung tâm đào tạo Đại học, sau Đại học
và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, tiến tới
đạt trình độ quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài cho
đất nƣớc.
- Nghiên cứu phát triển Khoa học - Công nghệ, góp phần giải quyết các vấn
đề về thực tiễn do kinh tế xã hội đặt ra; tham gia tƣ vấn hoạch định chiến lƣợc,
chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo khoa học - công nghệ
và kinh tế xã hội.
- Đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục Đại học, hỗ trợ chuyên môn
cho các trƣờng Đại học, Cao đẳng trong cả nƣớc.
- Là trung tâm giao lƣu quốc tế về văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nƣớc.
1.2.3. Các ngành và bậc đào tạo
Hiện nay, trƣờng ĐHQGHN có 4 bậc đào tạo là:
- Đào tạo đại học với tổng số 110 chuyên ngành đào tạo.
Ngoài các ngành, chuyên ngành truyền thông, ĐHQGHN còn tiên phòng
xây dựng nhiều ngành, chuyên ngành mới có tính lien ngành nhƣ Khoa học
Môi trƣờng, Toán – Tin, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hóa dƣợc, Vật liệu và
linh kiện nanô, Biến đổi khí hậu, Việt Nam học, Nhân học…; Tổ chức đào tạo
bằng kép, ngành chính - phụ.
Chất lƣợng đào tạo của ĐHQGHN giữ vị trí hàng đầu của Việt Nam, đặc
biệt là chƣơng trình đào tạo tài năng, chất lƣợng cao, đạt chuẩn khu vực Đông
Nam Á và thế giới, đƣợc các đại học danh tiếng nhƣ: Đại học Bách khoa Paris,
Đại học Paris Sud, Đại học Illinois - Hoa Kỳ, Đại học Tokyo - Nhật Bản…công
nhận.
- Đào tạo thạc sĩ với tổng số 168 chuyên ngành đào tạo.
11
ĐHQGHN tiên phong phối hợp với các trƣờng đại học nƣớc ngoài có uy tín
cao để đào tạo thạc sỹ về chính sách công, quản lý khoa học công nghệ, quản lý
xã hội thuộc Đề án 165 “Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nƣớc
ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc” do Ban Tổ chức Trung ƣơng chủ trì.
- Đào tạo tiến sĩ với tổng số 137 chuyên ngành đào tạo.
- Đào tạo trung học phổ thông chuyên: ĐHQGHN có 2 trƣờng Trung học Phổ
thông chuyên là trƣờng THPT chuyên thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
gồm có các khối: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học; trƣờng THPT
chuyên Ngoại ngữ thuộc trƣờng Đại học Ngoại ngữ với 6 thứ tiếng: Anh, Nga,
Pháp, Trung, Đức, Nhật. Cả hai trƣờng THPT đều đƣợc tuyển sinh trong toàn
quốc.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức
Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG do Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành, ĐHQGHN có 3 cấp quản lí hành chính:
- ĐHQGHN là đầu mối đƣợc giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tƣ cách
pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy
- Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, các
trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN có tƣ cách pháp nhân độc
lập, có con dấu tài khoản riêng.
- Các khoa, các phòng nghiên cứu thuộc trƣờng đại học, viện nghiên cứu.
ĐHQGHN họat động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm dƣới sự quản lý
trực tiếp của Thủ tƣớng chính phủ, đƣợc làm việc với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để giải
quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển ĐHQGHN.
Các trƣờng đại học và nghiên cứu thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ các trƣờng đại
12
học, viện nghiên cứ khác đƣợc quy định trong Luật giáo dục và Luật Khoa học
công nghệ.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội
13
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Thông tin - Thƣ viện là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN nằm
trong khối các đơn vị hỗ trợ /dịch vụ.
Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, quản trị và cung cấp
tin, tƣ liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ,…phục vụ mọi đối
tƣợng bạn đọc trong ĐHQGHN cụ thể là:
- Tham mƣu cho quyết định của lãnh đạo về phƣơng hƣớng tổ chức và hoạt
động thông tin, tƣ liệu, thƣ viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy
và học tập trong ĐHQGHN.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lƣợc phát triển; tổ chức và điều phối
toàn bộ hệ thống thông tin, tƣ liệu, thƣ viện trong ĐHQGHN.
- Thu thập, bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lý tài liệu và thông tin. Tổ chức
sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản kho tƣ liệu ĐHQGHN bao gồm tất cả các loại hình
ấn phẩm và vật mang tin.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lƣới truy nhập
và tìm kiếm thông tin tự động hóa; tổ chức hƣớng dẫn cho toàn thể bạn đọc
trong ĐHQGHN khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu
của Trung tâm và các nguồn tin bên ngoài.
- Thu nhận lƣu chiểu những xuất bản phẩm do ĐHQGHN xuất bản, các luận
án tiến sĩ, thạc sĩ bảo vệ tại ĐHQGHN. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của
ĐHQGHN, xuất bản các ấn phẩm thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề phục
vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lý, cung
cấp tin và tài liệu của cán bộ thông tin, tƣ liệu, thƣ viện. Trang bị kiến thức về
hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phƣơng pháp tra cứu, tìm kiếm tin và sử
dụng thƣ viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.
14
- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin, thƣ
viện, các tổ chức khoa học, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.
- Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài sản
khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định
của ĐHQGHN.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT - TV ĐHQGHN
1.3.3. Đặc điểm nguồn tin
Tài liệu in:
- Giáo trình và sách chuyên khảo: 200 000 tên sách với gần 700 000 bản
- Báo, tạp chí: 2 145 tên tạp chí với 450 000 cuốn
- Thác bản văn bia: 2000 bản
- Luận văn, luận án sau đại học: khoảng 12 000 bản
- Đề tài nghiên cứu khoa học: 1 800 cuốn
- Tài liệu điện tử: Cơ sở dữ liệu: bao gồm:
15
The Association for Computing (ACM)- chuyên ngành khoa học máy
tính
IEEE Computer Society Digital Library- chuyên ngành máy tính và
công nghệ thông tin
Proquest- gồm nhiều lĩnh vực: khoa học; giáo dục, kinh tế và hơn 18
000 luận văn toàn văn
Sience Direct Online (SDOL)- chuyên ngành khoa học trái đất
Springer E – iournals – chuyên ngành: khoa hoc đời sống, khoa học
nhân văn, công nghệ, toán học, hóa học, kinh tế, quản lý, máy tính, tin học, tâm
lý học, y dƣợc…
Wilson OmniFile Complete on Bridge Plaform – chuyên ngành khoa
học ứng dụng và công nghệ: nghệ thuật, sinh học, kinh doanh, giáo dục, khoa
học đại cƣơng, nhân văn và khoa học thƣ viện
Tạp chí Advances in Natural Sciences – chủ đề Công nghệ nano và khoa
học nano
International Engineering Consortium (IEC): chủ đề khoa học ứng dụng
và công nghệ thông tin, viễn thông, quản trị và kinh tế…
SIAM eBooks, chủ đề: Tin học, Toán học, Khoa học xã hội và nhân văn
Springer eBooks copyright collection 2005; 2007; 2008; 2009 với các
chủ đề: khoa học đời sống, kinh doanh, khoa học vật liệu, hóa học, khoa học
trái đất và địa lý, toán học và thống kê, vật lý, thiên văn học, nhân văn
Bộ giáo trình học Tiếng Anh trực tuyến LANGMaster English E lements
Online: 5 khóa học, 5 cấp độ
Tài liệu điện tử do Trung tâm xây dựng: 12 cuốn giáo trình điện tử và 1 số
CSDL thƣ mục nhƣ: thƣ mục tài liệu môn học theo khung chƣơng trình của
ĐHQGHN; thƣ mục Hồ Chí Minh; thƣ mục luận văn luận án; thƣ mục bài trích
tạp chí; thƣ mục công trình nghiên cứu khoa học ĐHQGHN (giai đoạn 2001-
2005; 2006 - 2010)
16
1.3.4. Cơ sở vật chất
- Đối với các cơ quan TT - TV nói chung và Trung tâm TT - TV ĐHQGHN
nói riêng thì cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện có vai trò quan trọng, đó là
một trong các yếu tố cấu thành nên thƣ viện, giúp cho Trung tâm TT - TV triển
khai các hoạt động khai thác và phục vụ thông tin, tƣ liệu…
Về diện tích sử dụng:
Trung tâm có tổng diện tích là 4 800 m
2
bao gồm:
- Trụ sở chính của Trung tâm tại 144 đƣờng Xuân Thủy – Cầu Giấy: 2400m
2
.
- Phòng Phục vụ bạn đọc Ngoại Ngữ tại nhà A2 khu giảng đƣờng của trƣờng
Đại học Ngoại Ngữ có diện tích: 530 m
2
.
- Phòng Phục vụ bạn đọc Thƣợng Đình ở 339 Nguyễn Trãi có diện tích: 1300
m
2
.
- Phòng đọc tầng 7 nhà T7, 334 Nguyễn Trãi diện tích: 200 m
2
.
- Phòng Phục vụ bạn đọc Mễ Trì: 460 m
2
.
- Phòng mƣợn giáo trình của khoa Hóa, 19 Lê Thánh Tông: 60 m
2
.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN tổ chức kho tài liệu ở 5 địa điểm trên: gồm
6 kho mƣợn tài liệu về nhà, 14 kho đọc và 2 phòng tự học với tổng số chỗ ngồi:
1300 chỗ ngồi/50000 bạn đọc.
Trong thời gian qua các kho tài liệu của Trung tâm đã đƣợc nâng cấp và
đƣợc tổ chức thành các phòng đọc hiện đại. Tuy nhiên khó khăn về diện tích
vẫn chƣa có phòng đọc chất lƣợng cao. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho
công tác phục vụ còn hạn chế.
- Hệ thống mạng: Hệ thống máy tính cấu hình cao với 10 máy chủ và 300
máy trạm; kết nối mạng ĐHQGHN VNUnet và Internet 24/24. Hiện nay, Trung
tâm đang ứng dụng tin học hóa trong tất cả các chu trình phục vụ, song song
với việc sử dụng phần mềm quản lý Virtua và từng bƣớc phát triển mẫu thƣ
viện điện tử.
17
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐHQGHN
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI DÙNG TIN
Là một Trung tâm TT - TV đại học rất lớn nên NDT của Trung tâm khá
đông đảo và đa dạng. Căn cứ vào địa vị và trình độ xã hội có thể chia NDT của
Trung tâm thành ba nhóm sau:
- Nhóm NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo.
- Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng viên.
- Nhóm NDT là học viên cao học, học sinh, sinh viên.
2.1.1. Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý, lãnh đạo
Nhóm này bao gồm Ban Giám đốc ĐHQGHN, cán bộ lãnh đạo Đảng,
chính quyền, đoàn thể, Ban Giám hiệu các trƣờng đại học thành viên, Giám đốc
Trung tâm, các trƣởng phó khoa, bộ môn. Nhóm này tuy số lƣợng không nhiều
nhƣng đặc biệt quan trọng, họ vừa là ngƣời dùng tin, vừa là chủ thể tạo ra thông
tin. Họ vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là
ngƣời xây dựng các chiến lƣợc phát triển của ĐHQGHN.
Bởi vậy yêu cầu thông tin của nhóm này là thông tin trên diện rộng, mang
tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học
xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị xã hội, các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nƣớc.
Hình thức phục vụ là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt tổng quan,
tổng luận. Phƣơng pháp phục vụ chủ yêu dành cho nhóm đối tƣợng này là phục
vụ từ xa, cung cấp theo yêu cầu cụ thể.