Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Điều tra, xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập trường đh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.01 KB, 17 trang )

Học phần: Kinh tế lượng
Trường: ĐH Thương mại

Thành viên:
Phạm Công Thịnh
Trần Thị Hồng Thao
Sùng Y Thanh
Nguyễn Thị Thảo
Ngô Thị Thoa
Bùi Thị Thìn
Lê Hà Thu
Đặng Minh Thu
Hoàng Thị Thủy
Long Thị Thơ


Đề tài thảo luận:

“Tiến hành khảo sát điều tra về các bạn sinh
viên Đại học Thương mại để xây dựng mô
hình về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học
tập của các bạn sinh viên.”


I, Phần mở đầu
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó đòi
hỏi một lực lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Và sinh
viên một trong những lực lượng trí thức đó, đã và đang không ngừng nỗ lực học
tập, trau dồi vốn kiến thức để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và
hướng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ


đất nước lớn mạnh, để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã
dạy.Một thực tế hiện nay xảy ra trong nhiều trường đại học trên cả nước: Như
chúng ta đã biết, môi trường học tập của sinh viên trong đại học rất đafdạng ,nó có
thể giúp sinh viên có thể tiến bộ nhưng cũng có thể là những cám dỗ kéo theo. Vì
vậy đòi hỏi sinh viên phải có sự tự giác, nỗ lực cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình
thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được
kết quả mong muốn mặc dù có chăm chỉ. Có thể là vì phương pháp học của họ
chưa thực sự đúng đắn. Thực tế khác cho thấy, sinh viên đại học sau khi ra trường
muốn tìm được một việc làm đúng chuyên ngành, lương cao và ổn định thì rất khó
với tấm bằng Trung bình và cơ hội cao hơn khi họ đạt được những tấm bằng cao
hơn. Với những người còn ngồi trên ghế nhà trường nói chung và sinh viên nói
riêng thì Điểm trung bình học tập là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá kết quả
học tập của sinh viên sau mỗi kỳ học kỳ. Kết quả của mỗi kỳ sẽ quyết định xem
sinh viên có được học bổng hoặc bị buộc thôi học hay không, xếp loại học lực gì
và tấm bằng mà họ đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo của nhà
trường…
Đề tài nghiên cứu: “Tiến hành khảo sát điều tra về các bạn sinh viên đại học
thương mại để xấy dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
của các bạn sinh viên.”


1. Quy trình thu thập số liệu

Thông qua việc điều tra và phân tích để có thể đưa ra những kết luận, giải pháp kịp
thời nhằm cải thiện và nâng cao điểm trung bình của sinh viên sau mỗi kỳ học.
Đồng thời có những đề xuất với Nhà truờng có những chính sách phù hợp, kịp thời
tạo điều kiện cho sinh viên đạt được kết quả học tập tốt nhất.
2. Phương pháp thu thập dữ liệu
• Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương mại
• Hình thức điều tra: Chuẩn bị mẫu câu hỏi bao gồm các yếu tố sau:giới tính,


quê quán, làm thêm, chuẩn bị bài, hoạt động ngoại khóa, học nhóm,số giờ
tự học/tuần, điểm tích lũy cuối kỳ.

II. Nội dung
1. Các yếu tố ảnh hưởng

Ngày nay sự khác biệt của giáo dục Đại học với giáo dục phổ thông rất
quan trọng. Nền giáo dục ở phổ thông là học sinh học ở thầy cô giáo và trên
lớp nhiều thì ở giáo dục Đại học các sinh viên đôi khi phải tự tìm tài liệu và
tự học là chính nên chỉ có thời gian tự học sinh viên mới có thể nâng cao và
cải thiện kết quả học tập.Đa số sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. nếu
không biết phân bổ thời gian một cách hợp lý thì thời gian rảnh rỗi sẽ
không làm được gì cả, cũng không dành được thời gian cho việc học mà
học ở Đại học thì thời gian tự học quyết định đến kết quả của sinh viên.
Tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, học thêm, học trên tivi,
báo, đài…cũng là một hình thức tự học rât tốt vừa giúp nâng cao trình độ
học vấn vừa tăng khả năng giao tiếp. Vì vậy, tham gia các hoạt động xã hội,
vui chơi, giải trí, học thêm… rất bổ ích và có hiệu quả.
Sinh viên đã dành thời gian cho việc tự học như thế nào và có ảnh hưởng
như thế nào đến kết quả học tập?
2. Xây dựng mô hình


Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và các
biến giải thích A, B, E, F, G,H
Yi =B0 +B1Ai+B2Bi+B3Ei+B4Fi+ B5Gi + B6Hi +Ui
Mô hình hồi quy mẫu:
Yi =b0 +biAi+b2Bi+b3Ei+b4Fi+ b4Gi + b4Hi+ ei
- Biến phụ thuộc:

Y: điểm trung bình tích lũy
- Biến độc lập:
 A: Thời gian tự học trong tuần- giờ
 B: Thời gian hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giải trí trong 1

tuần- giờ
 E: Số tiền bạn đầu tư để mua tài liệu trong kỳ học của bạn là bao
nhiêu- nghìn đồng
 F: Thời gian bạn làm thêm hàng tuần-Giờ
 G: Bạn có người yêu hay chưa: 1. Có 2. Chưa có
 H: Giới tính của bạn là gì: 1.Nam
2.Nữ
-Mô hình được khảo sát trên 59 bạn sinh viên đại học Thương mại bằng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên

III, Xử lí số liệu
1. Sau khi thu thập số liệu, nhóm đã xử lý số liệu qua phần mềm Eviews 6 và
thu được bảng hồi quy tuyến tính:


2. Kiểm định xem mô hình có thiếu biến hay thừa biến không
a. Kiểm định thừa biến
Do từ bảng hồi quy ta thấy biến A, B, H không có ý nghĩa thống kê và có giá trị
thống kê t nhỏ hơn 1.92 nên nhóm nghi ngờ biến A là biến thừa trong mô hình.
Thực hiện kiểm định lần lượt kiểm định Wald cho các biến nghi ngờ thu được các
bảng.
a.1. Kiểm định thừa biến A
H0: Biến A không ảnh hưởng đến biến Y
H1: Biến A có ảnh hưởng đến biến Y



Từ bảng kiểm định Wald ta có P-value=0.4137 > 0.05 nên chấp nhận H 0 bác bỏ
H1.Vậy biến A là biến thừa trong mô hình
a.2. Kiểm định thừa biến B
H0: Biến B không ảnh hưởng đến biến Y
H1: Biến B có ảnh hưởng đến biến Y

Từ bảng kiểm định Wald ta có p-valu =0.8609 > 0.05 nên chấp nhận H 0 bác bỏ
H1.Vậy biến B là biến thừa trong mô hình


a.3. Kiểm định thừa biến H
H0: Biến B không ảnh hưởng đến biến Y
H1: Biến B có ảnh hưởng đến biến Y

Từ bảng kiểm định Wald ta thấy p-value =0.2644>0.05 nên chấp nhận H0 bác bỏ
H1.vậy biến H là biến thừa trong mô hình
-

Sau khi loại bỏ biến A, B, H ta có mô hình hồi quy tuyến tính mới:


Y = 3.126521-0.001336Ei - 0.009334Fi - 0.494127Gi
+=-0.001336.Với các yếu tố khác không đổi khi tăng tiền mua tài liệu thêm 1
nghìn đồng thì điểm trung bình sẽ giảm 0.001336 điểm.
Lý giải: Có thể mặc dù các bạn đầu tư tiền vào mua sách nhưng lại không tìm hiểu
chúng.
+=-0.009334. Với các yếu tố khác không đổi khi tăng số giờ làm việc trong 1 tuần
thêm 1 giờ thì điểm trung bình sẽ giảm 0.009334 điểm.
Lý giải: Việc làm thêm có thể lấy mất thời gian để học bài của các bạn sinh viên.

+ =-0.494127. Với các yếu tố khác không đổi thì điểm trung bình của người có
người yêu thấp hơn 0.494127 điểm so với người chưa có người yêu.
Lý giải: Việc có người yêu có thể khiến các bạn phân tâm và kết quả học tập giảm
Nhận xét: Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy tất cả các yếu tố độc đều có tác động
ngược tới biến phụ thuộc.Trong đó yếu tố tác động ngược mạnh nhất đến thấp nhất
lần lượt là:
+B4 -có người yêu hay chưa
+B3 -Thời gian làm thêm
+B2 -Đầu tư tiền mua tài liệu
b. Kiểm định thiếu biến trong mô hình hồi quy mới:
H0: Mô hình không thiếu biến
H1: Mô hình thiếu biến
Để xem mô hình có thiếu biến hay không nhóm sử dụng kiểm định Ramsey.Từ
Eview nhóm thu được bảng sau:


Từ bảng kiểm định Ramsey ta thấy P-αvalue của thống kê F là 0.8213 > 0.05 nên
ta chấp nhận H0. Vậy không thiếu biến trong mô hình.
3.

Kiểm định các khuyết tật của mô hình

a, Kiểm định xem mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không
-

Nhóm đã sử dụng bảng correlation trong Eview để xem có tương quan nào
giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8 không. Nếu không có thì có thể khẳng
định không có dấu hiệu đa cộng tuyến. Và kết quả thu được:



Từ bảng Corrlelation ta thấy không có tương quan cặp nào giữa các biến độc lập
lớn hơn hoặc bằng 0.8 nên chúng ta có thể thấy không có dấu hiệu của hiện tượng
đa cộng tuyến.
-

Để khẳng định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nhóm sử dụng
hệ số VIF. Ý tưởng của VIF là dùng các hồi quy phụ giữa các biến giả thích
thu được R squared phụ.Từng hệ số này phải thỏa mãn công thức sau thì sẽ
không có đa cộng tuyến:

VIF=1/(1-Rsquared phụ) phải nhỏ hơn 10
Từ đó ta có các bảng hồi quy phụ sau:
+ F theo E G

R-squared = 0.115704
+ G theo E F


R squared=0.095564
+ E theo F G

R-squared=0.024292
Tất cả đều có hệ số VIF nhỏ hơn 10 nên ta khẳng định không có đa cộng tuyến


b. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
H0: Không có phương sai sai số thay đổi
H1: Có phương sai sai số thay đổi
Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhóm sử dụng kiểm định
White. Sau khi thao tác qua eview nhóm thu được bảng sau:


Từ mô hình ta thấy Pvlue của obs R squared bằng 0.6889>0.05 nên chúng ta có
thể khẳng định không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
c. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Để kiểm định hiện tượng tự tương quan nhóm sử dụng kiểm định B-G để xem có
hiện tượng tự tương quan từ bậc 1 đến bậc 3 hay không :


+ Hiện tượng tự tương quan bậc 1:

Từ bảng kiểm định BG ta có P-value=0.3137>0.05. Nên chấp nhận H 0, bác bỏ
H1.Vậy không có hiện tượng tự tương quan bậc 1
+ Hiện tượng tự tương quan bậc 2:


Từ bảng kiểm định BG ta có pvalue =0.1405>0.05.vậy chấp nhận H 0 bác bỏ
H1.Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 2.
+ Hiện tượng tự tương quan bậc 3:


Từ bảng kiểm định BG ta có pvalue =0.2564>0.05. Vậy chấp nhận H 0 bác bỏ H1.
Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 3.


IV.Kết luận:
- Vậy đây có thể là một mô hình ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại
học thương mại gồm: Tiền mua tài liệu, Thời gian đi làm thêm, Cuộc sống tình
cảm.

- Ưu điểm:
+ Mô hình đã chỉ ra được một số nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên đại học thương mại. Nhờ vào mô hình này các bạn có thể biết những
yếu tố nào đang ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình và dựa vào đó để cải
thiện chúng.
+ Đã chỉ ra được nhân tố quan trọng nhất tác động đến kết quả học tập của sinh
viên đại học thương mại: B4-có người yêu hay chưa?
-Nhược điểm:
+ Mô hình chỉ giải thích được 35% biến thiên của biến phụ thuộc.Như vậy sẽ còn
rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học thương
mại mà chưa được nhóm đưa vào mô hình.
+ Quy mô mẫu còn nhỏ nên có thể tính đại diện cho toàn bộ sinh viên thương mại
chưa cao



×