Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những người không nên ăn cay nóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.97 KB, 2 trang )

Những người không nên ăn cay nóng
22/01/2009
Thực phẩm có vị cay được coi là một trong những loại gia vị không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không
phải ai cũng có thể ăn loại gia vị này.
Tuy nhiên, những câu hỏi như: tại sao loại gia vị này lại tốt cho sức khoẻ, dùng
như thế nào sẽ có lợi và những ai không được ăn cay… thì không phải ai cũng
có thể trả lời.
Gia vị cay có tác dụng gì?

Hầu hết, các loại gia vị cay như: ớt, gừng, tỏi, tiêu có chứa capsaicin,
các chất dầu thơm thực vật hoặc giàu chất kiềm có tác dụng kích thích
vị giác, làm tăng cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.
Các dây thần kinh ở mặt lưỡi đặc biệt “nhạy cảm” với gia vị cay. Ngay
sau khi bị kích thích, các tín hiệu cảm giác được truyền lên não bộ.
Quá trình tiết nước bọt trong khoang miệng và các men tiêu hoá trong
dạ dày sẽ nhanh hơn và việc tiêu hoá thức ăn cũng trở nên dễ dàng
hơn.
Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính nóng, có tác dụng tốt trong
việc ngừa gió lạnh, tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao nhiệt độ cơ
thể khi trời lạnh.
Các thực phẩm cay còn chứa nhiều vitamin A, C, các chất kháng sinh
thực vật alicin giúp chống lại các vi rút gây bệnh, tăng cường sức đề
kháng, ngăn ngừa cảm cúm. Tinh dầu từ gừng, tỏi có công dụng sát
trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm nhờ chứa glucogen.
Ngoài ra, các loại thực phẩm cay còn giàu hidrat cacbon, inulin,
fitoxterin, phốt pho, iốt, sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng khác. Các
chất chống oxi hoá có trong thành phần của các thực phẩm này sẽ
giúp làm “trẻ hoá” và khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Những ai không nên ăn?
Bổ dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng gia vị cay


trong bữa ăn hàng ngày:
- Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hay các bệnh về phổi
không nên sử dụng các thực phẩm cay vì sau khi ăn, lượng máu lưu
thông bị kích thích tăng lên đột ngột làm nhịp tim nhanh hơn, có thể
dẫn tới hiện tượng truỵ tim mạch.
- Những người mắc các bệnh về đường tiêu hoá như: viêm, loét, phù
nề, ung thư dạ dày, viêm thực quản tuyệt đối không sử dụng loại thực
phẩm này. Các thực phẩm cay có tính nóng nên khi ăn có thể kích
thích làm bong các lớp niêm mạc dẫn tới chảy máu trong hoặc làm các
vết viêm loét càng trở nên trầm trọng.
- Những bệnh nhân mắc các bệnh như: viêm túi mật, sỏi mật, viêm
tuyến tuỵ khi ăn các đồ ăn cay có thể làm các thành động mạch co lại,
quá trình tiết mật trong túi mật cũng gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân
có thể gặp phải những cơn co rút nhẹ.
- Những người mắc bệnh trĩ nên loại bỏ đồ ăn cay ra khỏi thực đơn
hàng ngày vì tính nóng của loại thực phẩm này càng làm bệnh trầm
trọng hơn.
- Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý không nên ăn các đồ ăn cay vì
sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: táo bón, tiểu tiện khó hoặc trĩ.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người mẹ và sự phát
triển của thai nhi.
- Những người mắc bệnh gan và thận không nên ăn nhiều loại thực
phẩm này vì có thể gây cản trở cho quá trình phân huỷ và bài tiết các
chất độc ra ngoài cơ thể.

Theo dantri.com.vn

×