Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN “ gíao dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua truyền thuyết “truyện an dương vương và mị châu, trọng thủy”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.46 KB, 22 trang )

Sở giáo dục và đào tạo phú thọ
Trờng ptdtnt tỉnh phú thọ
*******************

Sỏng kin kinh nghim
GIO DC LềNG YấU NC CHO
HC SINH THễNG QUA TRUYN THUYT
TRUYN AN DNG VNG V
M CHUTRNG THY

Ngi thc hin: Nguyn Th Nh Hoa
Chức vụ : Giáo viên
Sỏng kin kinh nghim thuc lnh vc: Chuyờn mụn Ng
Vn

Năm học: 2015 - 2016

MC LC
1


Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
............. 2
1. Lí do chọn đề tài.
............. 2
2. Mục đích nghiện cứu.
............. 2
3. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
............. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.


............. 3
5. Phương pháp nghiên cứu.
............. 3
6. Thời gian nghiên cứu.
.............. 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
.............. 4
Phần1: Thực trạng của vấn đề.
.............. 4
1. Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam
.............. 4
2. Vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo ...............
đức, đặc biệt là lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Phần 2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
1. Những nội dung về lòng yêu nước cần giáo dục cho học sinh
2. Cách thức giáo dục
3. Giáo án thể nghiệm
Phần 3: Hiệu quả của sáng kiến
III.KẾT LUẬN

2

6
..............8
.............8
.............8
............12
........... 18
...........



Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm
việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Trong các mục tiêu trên, giáo dục lòng yêu nước đã trở thành một
trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, được đặt lên hàng đầu. Giáo dục
lòng yêu nước cho học sinh không chỉ thông qua các bài học lịch sử mà còn
được vận dụng thông qua các môn học khác, trong đó có môn Ngữ văn. Tinh
thần yêu nước là một trong hai cảm hứng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ nền văn học Việt Nam. Vì thế, việc giảng dạy lòng yêu nước qua các
tác phẩm văn học không chỉ làm cho học sinh hiểu và cảm nhận được nội
dung của tác phẩm, mà còn có khả năng cảm nhận về đất nước, lịch sử dân
tộc ngàn đời của cha ông ta. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng
và Nhà nước về việc giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ.
1.3. Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh ở trường Nội trú Tỉnh
Phú thọ còn gặp rất nhiều khó khăn,các em là học sinh dân tộc thiểu số ít
người ở những vùng sâu ,vùng xa của Tỉnh rất hạn chế về nhận thức và những
hiểu biết xã hội.Chương trình GDCD ở phần này số tiết còn ít,vì vậy đây cũng
là lý do để tôi lựa chọn đề tài này.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 có rất nhiều văn bản để tích hợp
giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, trong đó có truyền thuyết “An Dương
Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, vì thế, tôi chọn đề tài “ Gíao dục lòng yêu
nước cho học sinh thông qua truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và
Mị Châu, Trọng Thủy”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tích hợp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua Truyền thuyết
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.”
3



3. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10A-10B trường
PTDT Nội trú Tỉnh Phú Thọ.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Một số câu hỏi, biện pháp dạy học
khi dạy truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
nhằm giáo học sinh phát huy lòng yêu nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Lí luận về lòng yêu nước.
- Đề xuất một số câu hỏi, biện pháp dạy học tích hợp khi dạy truyền
thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” nhằm giáo học
sinh phát huy lòng yêu nước.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, khảo sát, thực nghiệm.
6 . Thời gian nghiên cứu.
Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.

4


Phần II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.1 Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng
đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (Theo sách GDCD
10 Trang 96)
Yêu nước là truyền thống qúy báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu
nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thấm sâu vào
trong tiềm thức của con người Việt Nam. GS. Trần Văn Giàu khẳng định:

“Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến
đương đại”. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, sâu lắng ở mỗi con
người.
Hiện nay khi mà đất nước đã phát triển về mọi mặt,sự giao lưu với các
nước trên thế giới đã hội nhập.Như vậy không có nghĩa là chúng ta không còn
giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.Thực tế ,kẻ thù luôn dình dập chúng ta
bất cứ lúc nào,biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một ví dụ điển hình. Trung
Quốc luôn luôn tìm cách để xâm chiếm,vì vậy chúng ta luôn nêu cao tinh thần
cảnh giác ở mọi nơi,mọi lúc. Bài học mất nước thật đau lòng của vua An
Dương Vương chúng ta cũng đã biết,đó là vì mất cảnh giác tin vào những lời
dụ dỗ của kẻ thù.
Chúng ta phải biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết,không vì mục đích
cá nhân « Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta,mà phải hỏi ta đã làm gì cho
Tổ Quốc hôm nay ».Trong truyền thuyết của người xưa Mỵ Châu vì ngây
thơ,nhẹ dạ đã đặt lợi ích tình cảm riêng tư của mình lên trên hết. Bởi thế cho
nên mới dẫn đến bi kịch đau thương. Ngày nay rất nhiều bạn trẻ còn mơ hồ
với những kẻ thù không hiện hình,chúng đánh vào tâm lý,thị hiếu của chúng
ta,chúng lừa gạt chúng ta ở rất nhiều hình thức như bán hàng đa cấp,bán hàng
trên mạng,kết bạn, lừa đảo,môi giới...Với sáng kiến này,tôi tin rằng sẽ giác
ngộ được lòng yêu nước,sự cảnh giác và tinh thần tự chủ của học sinh.
5


Từ ngàn xưa, lòng yêu nước nồng nàn là một truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam. Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt, Văn Lang – Âu Lạc, Việt
Nam chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Nghề nông là một nghề lao động
vất vả, không chỉ đòi hỏi nhiều sức lao động, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại mưa nắng thất
thường do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc và đông nam, gây ra nhiều thiên tai, hạn hán, mất mùa. Chính những

đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam,
tạo nên sự gắn bó cộng đồng bền chặt, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đặt
nền móng cho tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Bên cạnh đó, do có nhiều
tài nguyên thiên nhiên và là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, nên Việt
Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Bởi vậy, muốn bảo vệ đất
nước, người Việt Nam phải hi sinh nhiều lợi ích riêng của mình, cùng nhau
đoàn kết bảo vệ những lợi ích chung. Những tình cảm gắn bó mang tính địa
phương phát triển thành tình cảm rộng lớn – lòng yêu nước.
Thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện qua ý thức bảo vệ những di
sản văn hoá của dân tộc, lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh
hùng chống đô hộ. Từ lòng căm thù quân giặc đó, lòng yêu nước được nâng
cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
Truyền thống yêu nước Việt Nam trở thành vũ khí sắc bén, chống lại mọi âm
mưu xâm lược của kẻ thù. Đánh đuổi giặc ngoại xâm, đưa nước ta thoát khỏi
ách thống trị của Một Nghìn năm Bắc thuộc.
Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, nhu cầu về nguyên
liệu ngày càng trở nên cấp thiết, chính vì vậy việc khai thác thuộc địa được
các nước tư bản đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Chúng ra sức đàn áp nhân dân ta,
đẩy nhân nhân ta vào cuộc sống lầm than, cơ cực. Kẻ thù không ngừng ra sức
trả thù và tiêu diệt dã man những người Cách Mạng tham gia kháng chiến ;
hàng trăm ngàn người bị giết và bị lưu đày (Luật 10/59).
Đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
6


khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bàn nước và lũ cướp nước.”
Như vậy, yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

mà nhiệm vụ của mỗi người đều cần duy trì và phát huy.
1.2 Vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức,
đặc biệt là lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Hiện nay trong nhà trường luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn
diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức
là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng
ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ
với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế
hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm
chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa
học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm
tốn, dũng cảm.
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống
của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và
không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất
hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta
tựu chung lại có những nội dung cơ bản:
- Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương
người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ.
Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng
đồng của người Việt Nam.
- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ
có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai
7


nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ

ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “uống nước
nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục đạo đức cho HS như môn giáo dục công dân, văn học, lịch sử, tất cả
các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì thông qua đó
phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh .
Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết
hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung
cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học
sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục
đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học
môn văn học trong nhà trường.
Môn Văn học có giá trị giáo dục rất to lớn như M.goorki đã nói ”Văn học
là nhân học” học văn chính là học cách làm người đồng thời môn văn học làm
cho con người phát triển toàn diện.
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình
thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện
nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người
Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự
thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa
mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước
những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng
với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào
tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Và đây đã được xác định
là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung
lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào
của xã hội) nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục,
hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách
8



nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục
trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng,
Nhà nước và toàn dân.
Là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi nhận thấy phải giúp thế hệ trẻ phát
huy tinh thần yêu nước qua các giờ học.
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1 Những nội dung về lòng yêu nước cần giáo dục cho học sinh:
- Giúp học sinh thấy vua An Dương Vương là người tận tâm, tận lực, hết
lòng vì nước vì dân, xây thành, chế nỏ để bảo vệ quê hương, đất nước.
- Giúp học sinh thấy Mị Châu mù quáng vì tình yêu lứa đôi mà quên đi
trách nhiệm với đất nước, đặt tình yêu lứa đôi lên trên tình yêu đất nước.
- An Dương Vương vì tình yêu đất nước mà chém đầu con gái, đặt lợi
ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình.
- Trọng Thủy lợi dụng sự cả tin của Mị Châu, lợi dụng tình yêu chân
thành tha thiết của Mị Châu để thực hiện âm mưu cướp nước.
- Di tích lịch sử: Đền thờ An Dương Vương - thờ người có công với đất
nước.
Ngoài đền thờ tại khu di tích Cổ Loa, Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh,
TP.Hà Nội, An Dương Vương còn được nhân dân lập đền thờ tại Đền Cuông,
Xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, nơi Đức vua tự vẫn sau khi
giết chết con gái Mỵ Châu.
2.2 Cách thức giáo dục:
a. Lồng ghép qua nội dung bài học
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời và tìm minh chứng:
- Câu hỏi 1. An Dương Vương là vị vua như thế nào? Hãy tìm dẫn
chứng minh họa?
- Dự kiến học sinh trả lời:
+ An Dương Vương là vị vua yêu nước, thương dân, có trách nhiệm với

đất nước, tìm mọi cách để xây thành và chế nỏ thần để bảo vệ đất nước.

9


+ An Dương Vương tuy có chủ quan, khinh địch nhưng vẫn là người
luôn nghĩ đến đất nước, đặt tình yêu nước lên trên tình nhà, chém đầu con gái
Mị Châu khi biết nàng là người phản bội đất nước.
- Câu hỏi 2. Mị Châu là người như thế nào?
-Dự kiến học sinh trả lời:
+ Mị Châu cả tin, ngây thơ, mù quáng bị Trọng Thủy lừa dối và lợi
dụng để thực hiện âm mưu cướp đất nước ta.
+ Mị Châu quên đi trách nhiệm với đất nước, tiết lộ bí mật quốc gia,
cho Trọng Thủy xem nỏ thần, đặt tình yêu lứa đôi lên trên tình yêu đất nước.
- Câu hỏi 3: Trọng Thủy là người như thế nào?
- Dự kiến học sinh trả lời:
+ Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của Mị Châu, lợi dụng sự cả tin, ngây
thơ, nhẹ dạ của Mị Châu để lợi dụng nàng, đánh tráo nỏ thần, thực hiện âm
mưu cướp nước.
b. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục tình yêu đất nước cho
học sinh.
- Câu hỏi 1. Cho biết thái độ của em với từng nhân vật? – Giáo viên
uấn nắn những suy nghĩ lệch lạc, đi ngược với thuần phong, mĩ tục, truyền
thống của người Việt Nam.
- Dự kiến học sinh trả lời:
+ An Dương Vương đáng trân trọng, ngợi ca.
+ Mị Châu vừa đáng trách, vừa đáng thương.
+ Trọng Thủy đáng lên án, phê phán.
+ Xét về khía canh nào đó thì Trọng Thủy cũng vì cha, vì đất nước mà
thực hiện hành vi này, tuy nhiên hành vi cướp nước muôn đời đáng phê phán,

lên án.
- Câu hỏi 2. Những bài học mà em có thể rút ra sau khi học truyền
thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”?– Giáo viên uấn nắn
những suy nghĩ lệch lạc, đi ngược với thuần phong, mĩ tục, truyền thống của
người Việt Nam.
10


- Dự kiến học sinh trả lời:
+ Bài học về lòng yêu nước, tận tậm, tận lực, tận trí vì đất nước.
+ Bài học về tình yêu, cần có cả lí trí suy xét để tránh những sai lầm
đáng tiếc.
+ Bài học về mối quan hệ giữa tình yêu lứa đôi với tình yêu đất nước.
+ Bài học về nhân cách làm người. Không được xâm lấn đất nước khác.
c. Một số hình ảnh về đền thờ An Dương Vương, vị vua có công lao
lớn với đất nước.

Thành cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội

Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, Đông Anh, Ha Nội

11


Đền Cuông, thờ An Dương Vương ở Nghệ An

Đền Cuông nhìn từ trên xuống

d. Liên hệ thực tế.
Yêu cầu học sinh tìm những di tích lịch sử gắn với địa phương, những

vị anh hùng có công lớn được đặt đền thờ tại Phú Thọ?
- Di tích lịch sử Đền Hùng.
- Đền Mẫu Âu Cơ( Xã Hiền Lương - Huyện Hạ Hòa)

3. Giáo án thực nghiệm
12


Ngµy so¹n:15/9/2015.
Tiết 11,12
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong
truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
-Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối
quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật
của dân gian.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ
- Cảnh giác với kẻ thù
- Đặt tình yêu nước lên trên tình yêu lứa đôi, việc nước lên trên việc nhà.
II. Kĩ năng sống cơ bản:
-Tự nhận thức bài học về tinh thần cảnh giác được gửi gắm qua truyền thuyết.
-Tư duy sáng tạo: xác định được mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và vận
mệnh non sông đất nước qua câu chuyện và liên hệ với cuộc sống hôm nay.

-Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về mối quan
hệ và cách xử lí mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và vận mệnh non sông đất
nước đặt ra trong câu chuyện.
III. Tiến trình lên lớp :
Hoạt động 1: Khởi động : 5’
1. Ổn định :

13


Ngày giảng

Lớp
10A
10B

Sỹ số

2. Kiểm tra bài cũ : Trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây em thích nhân
vật nào? Tại sao?
3. Bài mới :
-Lời vào bài : Từ khái niệm truyền thuyết dẫn vào bài mới
-Nội dung bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Hứơng dẫn I. Tìm hiểu chung :
học sinh tìm hiểu chung.
Thời gian: 5’
PP/KT: phát vấn
PT: SGK, máy chiếu

-Nhắc lại khái niệm truyền 1. Khái niệm truyền thuyết :
thuyết?

Những câu chuyện dân gian – có cốt lõi

-Đặc điểm của thể loại truyền lịch sử kết hợp với sự tưởng tượng kỳ ảo .
thuyết?
-Em biết gì về di tích Cổ Loa?

2.Di tích Cổ Loa:

Chiếu cho HS xem hình ảnh di
tích Cổ Loa.
Hoạt động 3: Đọc văn bản

II. Đọc văn bản:

Thời gian: 10’

1. Kể lại câu chuyện Truyện ADV và MC-

PP/KT: kể sáng tạo.

TT

PT: SGK

2.Bố cục: 2 phần ( 4 đoạn )

- HS kể lại câu chuyện


a/ Phần 1 : Từ đầu … bèn xin hòa :Vua

- Văn bản có thể chia làm mấy ADV xây thành, làm nỏ và chiến thắng
phần ? Nội dung của mỗi phần giặc lần 1 .
? Tóm tắt câu chuyện ?

b/ Còn lại :
ADV và Mị Châu mất cảnh giác
14


dẫn đến bi kịch mất nước – nhà tan .
-Nêu

chủ

đề

của

câu 3. Chủ đề:

chuyện?
Hoạt động 4 : GV hướng dẫn III/ Đọc hiểu văn bản :
h/s tìm hiểu VB.
Thời gian: 20’
PP/KT: phát vấn, động não,
thảo luận nhóm.


1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ

PT: SGK, bảng phụ

giữ nước :

-Mở đầu câu chuyện ADV đã

*ADV xây thành:

làm gì? Công việc đó diễn ra -Chi tiết: Hễ đắp tới đâu lại lở tới đó. Vua
như thế nào? Hãy nhận xét?

lập đàn giữ mình trong sạch, cầu đảo các
vị thần linh giúp đỡ.
-Nx: việc xây thành gặp nhiều khó khăn,
tốn nhiều công sức, tiền của mà vẫn chưa
thành; sự quyết tâm xây thành để bảo vệ

-Sau đó, việc xây thành diễn ra đất nước của vua ADV.
như thế nào? Tại sao?

-ADV được thần linh giúp đỡ nên xây
thành trong nửa tháng thì xong: rộng hơn
ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc.

-Không chỉ xây thành, ADV -> Thành đẹp, to lớn, vững trãi.
còn làm gì để bảo vệ đất
nước?


*ADV chế nỏ thần bảo vệ đất nước:
-ADV lo lắng cho đất nước trước nạn
ngoại xâm.
-Được Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy chế nỏ
thần.
-Triệu Đà xâm lược. ADV dùng nỏ thần
chống giặc khiến quân Đà thua to.

-Qua những việc làm đó của -> ADV luôn lo nghĩ cho đất nước, là
vua, em thấy ông là người một vị vua yêu nước, thương dân, có
15


ntn?

công với đất nước.
*Chi tiết kì ảo: Cụ già xuất hiện bí ẩn,

-HS khá. Chi tiết kì ảo cụ già Rùa Vàng từ biển Đông lên giúp An
xuất hiện bí ẩn, Rùa Vàng từ Dương Vương khẳng định việc làm của
biển Đông lên giúp An Dương ADV là chính nghĩa, được lòng trời, hợp
Vương có ý nghĩa gì?

lòng dân.
-Ý nghĩa: Ca ngợi nhà vua, tự hào về
chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng
ngoại xâm của dân tộc.

Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bi

kịch mất nước và bi kịch
tình yêu tan vỡ( 30 p)

2. Bi kịch nước mất- nhà tan và bị
kịch tình yêu tan vỡ:
- Không bao lâu sau khi xin hòa, Đà cầu

-ADV có nhiều công lao với hôn. Vua vô tình gả con gái cho con trai
đất nước song cũng có những Triệu Đà, cho phép Trọng thuỷ ở rể -> mất
sai lầm, đó là gì?

cảnh giác trước kẻ thù, không thấy được
âm mưu của Triệu Đà.
-Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ

-Hs thảo luận nhóm (nhóm 2 thần, ngầm tráo nỏ thần, nói dối về
bàn) Về chi tiết Mị Châu cho phương Bắc thăm cha.
TT xem nỏ thần.

+ Mị Châu đứng trước 2 lựa chọn: tình
yêu lứa đôi và vận mệnh non sông đất
nước. MC đặt tình yêu lứa đôi lên trên
tình yêu nước. MC cả tin, ngây thơ, quá
yêu Trọng Thủy, mất cảnh giác, quên
nhiệm vụ đối với đất nước .

Nhân vật Trọng Thủy là + TT: lừa dối MC, nghe lời cha. Đặt
người như thế nào?

tình yêu nước lên tình yêu lứa đôi.


Nhân vật Mị Châu là người -TĐà xâm lược lần 2. ADV cậy có nỏ thần
như thế nào?

vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ.-> ADV chủ
16


Thời gian: 5’.

quan, coi thường địch, mất cảnh giác

Thảo luận ghi ra giấy nháp, cử nên mắc mưu TĐà.
đại diện trình bày, trao đổi, -Kết quả: để đất nước rơi vào tay TĐà.
tranh luận.

Cùng với việc nước mất là nhà tan. Vua

GV nhận xét, cho điểm hs làm đặt MC ngồi sau ngựa chạy trốn. Chạy
tốt.

đến đâu, giặc đuổi đến đấy vì có dấu lông
ngỗng của MC. Trước lời kết tội của Rùa

-Lần t2 bị TĐà xâm lược lược, Vàng, ADV đã “rút gươm chém MC”.
ADV có thái độ, hành động ADV cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa
ntn?
-Kết quả ra sao?

vàng xuống biển.

+ADV tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch.
+ Hành động quyết liệt dứt khoát đứng về

- Sáng tạo những chi tiết Rùa phía công lí và quyền lợi dân tộc. Sự tỉnh
vàng, nhà vua tự tay chém đầu ngộ muộn màng.
con gái rồi theo gót Rùa vàng

+Huyền thoại hóa - ngợi ca.

xuống biển, nhân dân muốn => Đây là nhân vật lịch sử vừa có công,
biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối vừa có tội. Đó cũng là bài học lịch sử về
với nhân vật lịch sử ADV và thái độ cảnh giác với kẻ thù.
việc mất nước Âu Lạc ?

- MC: có tội với đất nước, chấp nhận tội
chết không dám xin thần, xin cha tha tội:
đứng trên lợi ích dân tộc để nhìn nhận tội
lỗi, sai lầm 1 cách chân thành, nghiêm túc.
-Mối tình MC – TT tan vỡ bởi âm mưu
xâm lược của TĐà. Cái chết của MC, TT
là kết cục bị thảm của một mối tình éo le

-Tại sao Mị Châu chấp nhận luôn bị tác động, chi phối của chiến tranh.
tội chết mà không xin vua cha -Hình ảnh: ngọc trai, giếng nước thể hiện
tha mạng ?

thái độ nghiêm khắc; nhân ái, độ lượng

( GV có thể cho h/s biết thêm của nhân dân với 2 nhân vật MC, TT.
về lời phê phán Mị Châu của +MC: cả tin, ngây thơ bị lợi dụng.

17


nhà thơ Tố Hữu ) .

+TT: kẻ si tình.

*Chi tiết ẩn dụ kép :
+ Với Trọng Thủy :
nước giếng thể hiện nỗi ân
hận vô hạn và chứng nhận
cho lòng mong muốn được
giải tội của Trọng Thủy .
+ Với Mị Châu :
tấm lòng của nàng thêm
được sáng tỏ, sự ngây thơ
của nàng càng đáng thương .
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs IV/ Tổng kết :
tổng kết.

1. Nội dung:

Thời gian: 5’

- Câu chuyện giải thích nguyên nhân sự

PP/KT: động não.

kiện mất nước Âu Lạc .


PT: SGK

- Bài học về lịch sử về việc giữ nước, tinh

-Khái quát nội dung và nghệ thần cảnh giác với kẻ thù.
thuật của truyền thuyết ADV -Cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa
và MC-TT?

riêng với chung, nhà với nước, cá nhân

Câu chuyện tình yêu cha với cộng đồng.
con , tình yêu lứa đôi và tình

2. Nghệ thuật:

yêu đất nước hay nhất , tiêu -Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử
biểu nhất về thời kỳ Âu Lạc và hư cấu nghệ thuật.
của dân tộc ta.

-Kết cấu chặt chẽ, xây dựng nhiều chi tiết
kì ảo có giá trị nghệ thuật cao.
-Xây dựng được những nhân vật truyền
thuyết tiêu biểu.
* Ghi nhớ : SGK

4. Củng cố dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài mới :
Tình yêu đất nước chi phối toàn bộ hành động quan trọng của nhân vật .
18



Học bài, suy nghĩ về hành động của các nhân vật trong truyện.
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
PHẦN 3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
1. Khảo sát lớp thực nghiệm 10A – 34 học sinh
Câu hỏi

Học sinh trả lời ở mức độ
Tốt
Khá TB
Yếu
Đánh giá của em về nhân vật An Dương 17
10
7
0
Vương?
Đánh giá của em về nhân vật Mị Châu?
Đánh giá của em về nhân vật Trọng Thủy?
Bài học em rút ra từ câu chuyện này?
Em biết những di tích lịch sử nào của Tỉnh

17
20
16
15

12
10
9
10


6
4
7
7

1
0
2
0

Phú Thọ?
2. Khảo sát lớp không thực nghiệm 10B – 35 học sinh
Câu hỏi

Học sinh trả lời ở mức độ
Tốt
Khá TB
Yếu
9
8
Đánh giá của em về nhân vật An Dương 8
10
Vương?
Đánh giá của em về nhân vật Mị Châu?
Đánh giá của em về nhân vật Trọng Thủy?
Bài học em rút ra từ câu chuyện này?
Em biết những di tích lịch sử nào của Tỉnh

9

6
3
0

11
10
8
6

6
8
12
7

9
11
12
22

Phú Thọ?
3 Đánh giá sau khảo sát:
- Lớp 10A được chú ý giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học thì
nhận thức tốt về biểu hiện của lòng yêu nước trong tác phẩm; đồng thời biết
rút ra bài học để nhận thức và hành động đúng đắn, nắm được các di tích lịch
sử, nơi ghi lại công lao của những người anh hùng có công trong việc xây
dựng đất nước.
- Lớp 10B không được chú ý giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học
thì nhận thức kém hơn về lòng yêu nước biểu hiện trong tác phẩm, đồng thời
không biết rút ra bài học nhận thức và hành động cho phù hợp với yêu cầu
19



thời đại, không nắm được các di tích lịch sử, nơi ghi lại công lao của những
người anh hùng có công trong việc xây dựng đất nước.
- Từ đó, tôi nhận thấy phải thường xuyên giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh thông qua giờ học môn Ngữ văn.

Phần III: KẾT LUẬN
1.Kết luận:
Như vậy, học sinh được giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học sẽ có
kiến thức vững vàng hơn, kĩ năng sống tốt hơn, có nhận thức đúng đắn về
những giá trị của cuộc sống, năng động, sáng tạo hơn, có nền tảng vững
vàng trong cuộc đời.
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong trường học,ở các khối ,lớp
trong các buổi ngoại khóa.
Sáng kiến sễ giúp các em nhận thức đúng về lòng yêu nước,biết yêu
nước đúng cách và trân trọng những gì mà cha ông ta để lại,biết phát huy,giữ
gìn bản sắc,lòng tự hào dân tộc.
20


2.Kiến nghị:
Qua sáng kiến tôi kính mong ban giám hiệu tạo điều kiện hơn nữa để
chúng tôi có cơ hội,giảng dạy và tuyên truyền tới học sinh những thông điệp
về lòng yêu nước,
Giúp học sinh có điều kiện đi thực tế ,trải nghiệm các di tích,lịch sử để
thấy thêm yêu Tổ Quốc mình
Bởi vậy, tôi mong các bạn đồng nghiệp cùng hưởng ứng đề tài của tôi.
Sáng kiến của tôi rất mong nhận được sự góp ý cụ thể của đồng nghiệp
để đạt kết quả cao hơn góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện trong nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Phú thọ, ngày 15 tháng 03 năm 2016
Người làm sáng kiến

Nguyễn Thị Như Hoa

Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu môn Giáo dục công dân lớp 10 ( NXB Giáo dục -2012)
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Ngữ văn lớp 10.( NXB Giáo dục -2012)
3. Hình ảnh trên mạng về đền thờ An Dương Vương ở Đông Anh, Hà Nội
và Nghệ An.( Trang Google- Di tích lịch sử Việt Nam)

21


22



×