Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

ĐỊA ĐẠO VĨNH MỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.68 KB, 1 trang )

ĐỊA ĐẠO VĨNH MỐC- TOÀ LÂU ĐÀI TRONG LÒNG ĐẤT
Đó là nhận xét của du khách khi bước xuống những bậc đầu tiên của cửa hầm số một của địa đạo
thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Một cảm giác ngợp, thán phục trước sức
lao động, sáng tạo của nhân dân ta đã tạo nên công trình vĩ đại này.
“Toà lâu đài” này nằm trong lòng một quả đồi đất đỏ, có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường
hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài hơn hai nghìn mét, bao gồm nhiều
nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và
nguỵ trang khá kín đáo, tất cả đều đào theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.
Người ta còn gọi địa đạo Vĩnh Mốc là làng hầm, gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng một
cách mặt đất 8-10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12-15m là nơi sinh sống và
sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30m là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo
Cồn Cỏ. Dọc hai bên đường hầm, người ta khoét những ô nhỏ dành cho những hộ gia đình, mỗi ô đủ cho 3-4
người ở. Trong đường hầm có hội trường, chứa được hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn
nghệ, chiếu phim. Ngoài ra, địa đạo còn có 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm
gác, máy điện thoại....và cả nhà hộ sinh. Trong gần 2000 ngày đêm (từ 1965 – 1972), đã có 17 đưa trẻ ra đời
an toàn trong địa đạo là một sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.
Khởi nguồn, những người làm nên công trình này là các chiến sĩ đồn biên phòng 140 và nhân dân Vĩnh Mốc,
Hạ Sơn. Vào năm 1965, trước sự đánh phá của không quân và pháo binh Mỹ vào Vĩnh Linh, nơi đây gần như
bị phá huỷ hoàn toàn. Trước quyết tâm bám trụ quê hương và chi viện cho miền Nam, việc tổ chức phòng
tránh cho con người được đặt ra hết sức cấp thiết. Với ý chí và quyết tâm sắt đá, quân và dân Vĩnh Linh đã
chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, họ đã kiến tạo một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo.
Đây thật sự là một công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vĩnh Mốc. Ròng rã 18 tháng,
bất chấp mưa bom, bão đạn, chỉ bằng những phương tiện thô sơ họ đã làm nên một kỳ tích cho sự tồn sinh,
để sống và chiến đấu giành độc lập, tự do.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng địa đạo Vĩnh Mốc vẫn còn đó như một huyền thoại, mà mỗi du khách đến đây
đều không khỏi cảm phục khi chứng kiến một công trình vĩ đại được tạo nên từ lòng yêu nước và chủ nghĩa
anh hùng cách mạng...
Như Ý
(Báo ĐCSVN)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×