Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dinh duong cho ba me mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.3 KB, 3 trang )

Thực phẩm nào giàu axit folic?
(Dân trí) - Tôi đang mang thai ở tháng đầu, nghe nói axit folic rất quan trong đối với
phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tôi lại không biết loại thực phẩm nào có chứa nhiều axit
folic. Mong bác sĩ chỉ giúp tôi.
Trả lời:

Axit folic hay còn gọi là folate hoặc folacin, là một dạng vitamin B rất quan trọng đối
với phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu. Nó giúp giảm thiểu nguy cơ sảy thai, hay
tránh cho thai nhi gặp phải những rắc rối như dị tật ở não và hệ thần kinh.

Thêm vào đó, axit folic còn có vai trò tổng hợp nên DNA giúp cho các tế bào đảm nhận
tốt chức năng vốn có và gien di truyền có điều kiện phát triển hoàn hảo nhất. Chưa hết,
axit folic nếu được kết hợp với vitamin B12 sẽ giúp sản sinh ra các tế bào máu - loại trừ
nguy cơ mắc phải căn bệnh thiếu máu.

Axit folic đa phần được tổng hợp từ các loại thực phẩm mà bạn thu nạp mỗi ngày.
Những người mắc chứng nghiện rượu, mang thai thường có nguy cơ bị thiếu hụt hàm
lượng axit folic.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 - 45 tuổi) được khuyến cáo nên bổ sung khoảng
400 microgam axit folic trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Việc bổ sung đầy đủ axit folic còn đặc biệt rất quan trọng trong thời gian 1 tháng trước
khi mang thai và ít nhất 3 tháng sau đó để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh.
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần tăng cường lượng axit folic từ 400 - 800
microgram mỗi ngày.

Axit folic thường tập trung nhiều trong các loại thực phẩm như:

- Rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, rau bina


- Ngũ cốc.

- Đậu hạt

- Các loại hạt như vừng, lạc.

- Súp lơ xanh

- Trái cây, đặc biệt như cam, bưởi.

- Gan (trong 300gr gan gà có chứa tới 176mg axit folic) và các bộ phận nội tạng

- Thịt gia cầm

- Nên ăn bữa sáng với ngũ cốc

Lưu ý: Các loại thực phẩm đóng hộp đã làm mất đi từ 50 đến 90% axit folic có trong
đó, bởi trong quá trình chế biến axit folic đã bị mất đi bởi sức nóng. Chính vì thế, sẽ là
rất quan trọng và cần thiết để nên ăn những món ăn được chế biến từ các loại thực
phẩm tươi sống. Đối với các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín
kỹ.

Axit folic và vitamin B6, B12 cũng có thể giúp hạ thấp và kiểm soát hàm lượng
homocysteine (một dạng của amino axit), mới đây đã được chứng minh là có tác dụng
giúp hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh việc bổ sung axit folic qua thực phẩm bạn có thể uống viên vi chất có folate
bổ sung cung sẽ đem lại tác dụng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến các bác sĩ về liều
lượng dùng thuốc.


Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nếu muốn bổ sung hàm lượng axit folic thì đừng quên
ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, bánh mì, gạo và các thực
phẩm khác như: măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu
xanh sẫm, cam và nước cam, gan (trong 300g gan gà chứa tới 176mg axit folic) và các
bộ phận nội tạng, đậu phộng
Để tránh tình trạng thiếu vitamin và chất khoáng nói chung, nên ăn uống đầy đủ chất. Để
không thiếu axit folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ (heo, bò), gan, rau xanh, các loại
đậu, ngũ cốc. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và axit folic, và trong
một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng tối cần thiết này thông qua ăn uống là
không đủ.
Mặt trái của axit folic
Ngoài những ích lợi đem lại cho sức khỏe con người, axit folic cũng tồn tại một số mặt trái của
nó.
Hiệp hội Sức khỏe Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày bạn không nên thu nạp quá 1.000 mcg axit
folic.
Thêm vào đó, mặc dù đã có nhiều minh chứng rằng axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ
gây ung thư, nhưng cũng có một nghiên cứu chỉ ra axit folic lại là thủ phạm làm tăng nguy cơ
ung thư ruột.
Chưa dừng lại ở đó, việc quá dư thừa hàm lượng axit folic sẽ khiến người phụ nữ dễ bị mang
thai song sinh một cách thụ động.
Lưu ý khi dùng thuốc chứa acid folic và sắt:
- Không uống với nước trà (chè) mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội (vì trà cản trở sự
hấp thu sắt).
- Không uống chung với thuốc kháng axit trị viêm loét dạ dày - tá tràng (sắt không được hấp
thu), không uống chung với tetracyclin (tetracyclin bị giảm hấp thu).
- Sau khi uống thuốc, phân đi tiêu có màu đen (do màu của sắt, đây là dấu hiệu không đáng
ngại).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×