Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích tình hình gia nhập và rút lui của các quỹ đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.84 KB, 10 trang )

Phân tích tình hình gia nhập và rút lui của các quỹ đầu tư nước ngoài, nguyên
nhân và ảnh hưởng
1.

Quỹ Dragon Capital:

Dragon Capital được coi là quỹ đầu tư vào Việt Nam sớm nhất. Tháng 10/2006, Ông chủ của
hãng đầu tư chứng khoán hàng đầu tại VN hiện nay là Dragon Capital đã khẳng định: 'Rời
VN không nằm trong dự định của tôi”.
Năm1990, Dominic Scriven lần đầu đặt chân tới VN. Khi đó Việt Nam vẫn chưa có thị
trường chứng khoán. Giờ đây, Công ty Dragon Capital của doanh nhân 43 tuổi này đang
quản lý khối tài sản có giá trị lên tới 1 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản của quỹ VEIL khi mới thành lập năm 1996 chỉ vỏn vẹn 16 triệu USD thì
nay đã lên tới 500 triệu USD. Trong nhóm cổ phiếu VEIL đang sở hữu có những tên tuổi
hàng đầu của giới kinh doanh Việt Nam như Sacombank và Tổng Công ty Điện tử Điện lạnh
Việt Nam.Tổng giá trị cổ phiếu ngân hàng ACB do VEIL sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 8 triệu
USD lên tới 80 triệu USD trong vòng 10 năm 1996 đến nay.
Người đứng đầu Dragon Capital cho biết hãng này chọn giải pháp đầu tư dài hạn vào các
ngành xương sống của nền kinh tế như tài chính, năng lượng, kho cảng, vận tải. Các nghành
nói trên có quy mô lớn, có thể dự đoán biến động nên ít rủi ro hơn.
Các ngân hàng VN - vẫn là mục tiêu đầu tư ưa thích: Giá trị đầu tư ngân hàng của VEIL
chiếm tới 1/3 số vốn huy động của quỹ này. Ngoài các hãng cho vay tài chính. Đối tượng đầu
tư ưa thích của VEIL là các công ty bảo hiểm, đường bộ, chăm sóc sức khoẻ, tài nguyên
thiên nhiên và sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng. Giá trị 24% cổ phần trong Tổng Công ty
Điện tử Điện lạnh VN do VEIL sở hữu tăng gấp 5-6 lần trong khoảng thời gian từ 19972006.Ngoài các hạng mục nói trên, Dragon Capital còn điều hành quỹ Vietnam Growth Fund
Ltd. (260 triệu USD) và Vietnam Dragon Fund (100 triệu USD).
Theo nhận định của chính Dragon Capital, 12% giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay đang thuộc về hãng (Theo Vietnamnet- Tháng 10/2006)

Công ty quản lý quỹ này đang quản lý một số quỹ như Vietnam Enterprise Investment
Limited (VEIL), Vietnam Property Fund (VPF), Vietnam Equity (UCITS) Fund… với


tổng giá trị tài sản ròng đạt trên 1 tỷ USD. Riêng quỹ VEIL – quỹ vừa được Bill Gates
đầu tư – có quy mô hơn 950 triệu USD.


Ngoài ra, quỹ này còn mới niêm yết trên sàn chứng khoán London ngày 5/7/2016 với
mã chứng khoán VEIL. VEIL được chờ đợi sẽ trở thành kênh huy động vốn nổi bật
đối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam nhờ giá trị tổng
tài sản đang quản lý và nguyên tắc tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành
có tiềm năng tăng trưởng cao.
Nguyên nhân đầu tư tại Việt Nam:
Dragon Capital cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều điểm tích cực với
tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% năm ngoái. Gần đây dòng tiền đầu tư trực tiếp nước
ngoài đổ mạnh vào Việt Nam cùng với sự gia tăng lực lượng lao động tri thức trẻ. Việt
Nam cũng được hưởng nhiều ưu đãi khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP).
2.

Quỹ Mekong Capital:

Mekong Capital: Quỹ Mekong Enterprise Fund được khai trương vào năm 2002, với
tổng vốn cam kết là 18,5 triệu đô-la Mỹ, và đã đầu tư hết vào 10 công ty tính đến cuối
năm 2005. Đây là quỹ vốn cổ phần chưa niêm yết đầu tiên tập trung đầu tư vào vốn
tăng trưởng tại Việt Nam.
Quỹ Mekong Enterprise Fund đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam chưa niêm
yết, chủ yếu là các ngành sản xuất và xuất khẩu. Những công ty mà Quỹ đầu tư được
sở hữu và quản lý bởi thế hệ các doanh nhân Việt Nam đầu tiên. Tiếp nối các khoản
đầu tư của Quỹ Mekong Enterprise Fund II, Quỹ Mekong Enterprise Fund cũng
chuyển sang tập trung đầu tư vào các lĩnh vực định hướng theo người tiêu dùng, đặc
biệt là bán lẻ, phân phối và sản phẩm tiêu dùng, dưới sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý
thế hệ mới.

Quỹ đầu tư vào những công ty có quy mô nhỏ hơn, thông qua việc mua lại cổ phần
thiểu số với số lượng đáng kể cho phép Quỹ hợp tác chặt chẽ với các công ty được
đầu tư. Các chương trình tạo giá trị gia tăng được áp dụng bởi đội ngũ đầu tư trong
quá trình hoạt động của Quỹ chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các dự án nâng cao
kết quả hoạt động (ví dụ như quy trình tiết kiệm sản xuất six sigma hoặc lean), quản
trị tài chính, tư vấn tuyển dụng nhân sự và quản trị doanh nghiệp.


VOF hiện đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào Việt Nam, trong đó đầu tư 54 triệu USD
vào sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung (OTC), 17 triệu USD vào khu vực kinh tế tư
nhân, 11,9 triệu USD vào bất động sản và 16,9 triệu USD vào 13 công ty niêm yết
chứng khoán. VOF hiện còn dành hơn 86,1 triệu USD cho những khoản đầu tư mới.
Mekong Capital nổi tiếng với thương vụ đầu tư vào Thể giới di động với khoản lợi
nhuận tính đến 7/2016 lên đến hơn 750 tỷ đổng.
Ngoài ra, Mekong Capital còn đang quản lí một quỹ khác đó là Mekong Enterprise
Fund (MEF) ra đời từ tháng 4/2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty
Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và
nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán. Đến nay, MEF đã đầu tư vào 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 14 triệu
USD.
3.

Quỹ VinaCapital:

VinaCapital là công ty quản lý đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu tập trung
vào thị trường Việt Nam, với một danh mục đầu tư đa dạng gần 2 tỷ USD tài sản
thuộc quyền quản lý. VinaCapital được thành lập vào năm 2003 và tự hào có một đội
ngũ các giám đốc quản lý có kinh nghiệm sâu rộng về tài chính quốc tế và đầu tư.
VinaCapital tin rằng nghị lực, tinh thần sáng tạo và kinh doanh của người dân Việt
Nam làm cho đất nước trở thành một trong những thị trường mới nổi đáng đầu tư

hàng đầu thế giới. Nhiệm vụ của chúng tôi là mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà
đầu tư bằng cách sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của chúng tôi để xác định các xu
hướng và cơ hội nổi lên khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển. Để đạt được điều
này, VinaCapital có các quỹ bao gồm: thị trường vốn, cổ phần tư nhân, thu nhập cố
định, vốn đầu tư mạo hiểm, bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Hoạt động kinh doanh chính của VinaCapital là VinaCapital Investment Management
Ltd, quản lý ba quỹ đóng giao dịch trên thị trường AIM của sàn chứng khoán London.
Các quỹ này có tổng giá trị tài sản ròng (NAV) 1.6 tỷ USD tính đến thời điểm tháng
12 năm 2011. Các quỹ đó là:
- VinaCapital Việt Nam Opportunity Fund Limited (VOF), một quỹ đa dạng đầu tư
vào tất cả các loại tài sản, bao gồm cả cổ phiếu niêm yết và tư nhân, bất động sản, và
trái phiếu.


- VinaLand Limited (VNL), một quỹ bất động sản đầu tư trực tiếp vào dự án nhà ở,
khách sạn, bán lẻ và văn phòng.
- Việt Nam Infrastructure Limited (VNI), một quỹ đầu tư trong các lĩnh vực cơ sở hạ
tầng bao gồm cả vận chuyển và hậu cần, điện, viễn thông, và môi trường.
VinaCapital Investment Management Ltd cũng đồng quản lý 32 triệu USD Quỹ đầu tư
mạo hiểm công nghệ DFJ Vinacapital L.P. với Draper Fisher Jurvetson.
VinaCapital còn nắm giữ cổ phần trong VinaProjects, một công ty chuyên biệt dịch vụ
bất động sản bao gồm quản lý dự án, quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị và
VinaSecurities JSC, một dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp một loạt các dịch vụ
môi giới và các sản phẩm ngân hàng đầu tư và dịch vụ tài chính.
VinaCapital có văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Phnom Penh (Campuchia) và Singapore.
Quỹ này được đánh giá là hoạt động tốt nhất tại Việt Nam trong năm 2004 với giá trị tài sản
thuần tăng 25% và giá chứng khoán tăng 38%..(Thoibaokinhte)
4.


Quỹ Vietnam Holding: Quy mô quỹ 119 triệu USD

Theo đánh giá của quỹ Vietnam Holding, Việt Nam vẫn đang là thị trường tiềm năng
với tăng trưởng kinh tế (dự báo ở mức 6,5%-7%, tốt nhất Châu Á), nguồn vốn FDI dồi
dào (tăng trưởng 8% từ đầu năm, đạt khoảng 9,7 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu tốt
nhất châu Á (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước). Việc mở rộng giới hạn sở hữu nhà
đầu tư nước ngoài và thông qua hiệp định TPP mang lại triển vọng cho TTCK Việt
Nam trong 1-2 năm tới.
Hiện giá trị tài sản ròng của Vietnam Holding khoảng gần 120 triệu USD . Tại thời
điểm 31/8/2015, danh mục của Vietnam Holding có cổ phiếu Traphaco (8%), FPT
(7,6%), VSC (7,1%), VNM (7,1%), BMP (6,8%), DRC (6,3%), TLG (5,4%), HPG
(5,3%), PNJ (5%) và PDR (4,9%). So với cùng kỳ năm trước, Vietnam Holding đã
bán mạnh PVD (9,4%) và Hòa Phát (từ 8,4% xuống 5,3%), HVG.


Danh mục của Vietnam Holding cập nhật 31/8/2015
5.

Những quỹ đầu tư lớn khác:

Quỹ VEIL Dragon Capital: Tổng tài sản 493,6 triệu USD.

Danh mục của VEIL lớn nhất là Vinamilk (16,2%), ACB, Hòa Phát, SSI,
FPT, REE, VCB, MSN, KBC và KDH. Trong đó nhóm cổ phiếu BĐS là
KBC và KDH đã tăng khá mạnh trong tháng 9, KDH tăng 10,8%.
Quỹ VGF Vietnam Growth Fund: Tổng tài sản 269,2 triệu USD

Danh mục của VGF cũng lớn nhất là cổ phiếu Vinamilk (chiếm 19% NAV),
FPT, CII, MSN, HPG, VIC, MBB (3,6%), REE, BID và CTG, NT2, DQC.
Trong tháng 9, MBB đã tăng 9,2% sau khi công bố phát hành thành công

405,8 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược trong nước (SCIC mua 10%),
điều này khiến MBB hở room 41 triệu cổ phiếu và toàn bộ số cổ phiếu này đã
được NĐT nước ngoài mua thỏa thuận trong đúng 1 phút.
PYN Elite (Mutual Fund Elite): Tổng tài sản 265 triệu EUR

So với đầu năm danh mục của PYN Elite giảm 11,2% do ảnh hưởng từ cổ
phiếu MWG (chiếm 9,1% danh mục) và bị ảnh hưởng từ TTCK Trung Quốc.
Hiện PYN Elite đang đầu tư 84% danh mục vào TTCK Việt Nam và 11%
NAV vào TTCK Trung Quốc.


Ngoài MWG, hiện Mutual Fund Elite còn đầu tư vào KBC, HQC, GMD,
PAN, VND, KDH, FIT, DQC và VCG
PXP Vietnam Emerging Equity Fund: Quy mô quỹ 116,2 triệu USD
Quỹ PXP đang nắm giữ 44 cổ phiếu trong đó 41 cổ phiếu niêm yết và 3 cổ phiếu
OTC. Quỹ này hiện đầu tư 93% danh mục vào TTCK niêm yết, trong đó 20,8% danh
mục đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk, 11,6% danh mục vào HCM, 7,1% vào FPT, HPG
(6,3%), STB (5,3%0, REE (4,5%), DRC (4,4%), PVD, VSC (3,4%), HAG (2,8%).

Danh mục PXP
DWS Vietnam Fund: Quy mô quỹ 310 triệu USD
Tại thời điểm 31/8 quỹ này đầu tư 10,14% vào Vinamilk, 4,45% vào FPT, 3,99% danh
mục vào Hòa Phát, ngoài ra còn đầu tư vào HSG, CTG và một số cổ phiếu OTC. Hiện
danh mục của DWS đầu tư 52,54% vào cổ phiếu niêm yết, 31% vào cổ phiếu OTC và
13,5% vào quỹ đóng.


Danh mục DWS
Quỹ Market Vector Vietnam ETF: Quy mô quỹ 459,2 triệu USD
Quỹ này hiện đang nắm giữ 32 cổ phiếu trong đó 23 cổ phiếu Việt Nam. Mặc dù "mua

nhầm" 5,97 triệu cổ phiếu BID trong đợt cơ cấu danh mục vừa rồi do sử dụng sai số
liệu từ Bloomberg và loại ngay BID ra khỏi danh mục tuy nhiên tại thời điểm 22/10
quỹ Market Vector vẫn giữ nguyên số cổ phiếu BID này trong danh mục.
Hiện VCB, VIC vẫn là 2 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Market
Vector ETF (7,52%), tương ứng lần lượt 16,9 triệu cp và 18,48 triệu cổ phiếu. Ngoài
ra VNM còn đang nắm giữ 12,49 triệu cổ phiếu BVH, 48,69 triệu cổ phiếu STB, gần
31 triệu cp HPG, 52 triệu cổ phiếu ITA…


FTSE Vietnam ETF: Quy mô quỹ 357 triệu USD
Tính từ đầu năm đến nay, số chứng chỉ quỹ của FTSE tăng hơn 2,13 triệu đơn vị,
NAV tăng từ 375 triệu USD lên 387,7 triệu USD tại ngày 20/10. Khối ngoại mới rót
thêm tiền vào quỹ FTSE trong 2 tuần gần đây (phát hành mới 260.000 ccq ngày
12/10).
Tại ngày 21/10, cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất quỹ này là VIC (14,6%), HPG
(12,2%), MSN (13%), CTG (10,78%), PVD (6,46%), SSI (5,97%), DPM (5,33%0,
KBC (3,32%)…


Tăng trưởng NAV (%) của các quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2013. Số liệu
của
Công ty chứng khoán Edmond De Rothschild, Anh.

6.

Tình hình rút lui của quỹ ngoại, nguyên nhân:

Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990.
Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với
tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm

cơ hội bỏ vốn cùng tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997 đã khiến các
quỹ nản lòng và lần lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là
Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và


Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu
USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Chỉ khi thị trường chứng
khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, quỹ này mới trở lại với qui mô khiêm tốn
hơn- 15 triệu USD, năm 2005.



×