Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HOÀNG ANH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 26 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HOÀNG ANH GIA LAI
I.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai hiện là một trong những công ty bất động sản có quy mô
vốn lớn nhất tại Viet Nam. Công ty sở hữu 4 nhà máy sản xuất đồ gỗ, 1 nhà máy chế biến đá
granite và 1 đơn vị xây dựng quy mô lớn. Việc xây dựng căn hộ cao cấp là quá trình khép kín,
sử dụng kết hợp chuỗi những sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. Nhờ vậy Hoàng Anh Gia Lai
có thể giảm giá thành căn hộ khoảng 30% mà chất lượng vẫn tương đương các đơn vị khác.
Hoàng Anh Gia Lai đang dần nâng vị thế của mình để trở thành một trong những thương hiệu
lớn nhất Việt Nam.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai
Số 15, Đường Trường Chinh, Phường Phù Đổng, Thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Phone: +84 (59) 382-0288
Fax: +84 (59) 382-0007
E-mail:

Số lượng
nhân sự
Số lượng chi
nhánh
Web site

20.814
12
www.hagl.com.vn

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
 Năm 1990, Tiền thân của Công ty là một xưởng nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh.


 Năm 1993: Xí nghiệp tự doanh Hoàng Anh được thành lập. Khánh thành nhà máy chế
biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai.
 Năm 2004: Khai trương hoạt động HAGL Resort Qui Nhơn.
 Năm 2005: Khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt.
 Năm 2006: Khai trương hoạt động HAGL Hotel Pleiku. Xí nghiệp chuyển đổi sang hoạt
động dưới hình thức công ty cổ phần và đổi tên tên là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia
Lai với vốn điều lệ ban đầu 296.836.340 đồng. Đại hội cổ đông lần đầu được tổ chức
thành công tại HAGL Hotel, Pleiku.
 15/06/2006: Phát hành 3.000.000 cổ phần cho cán bộ công nhân viên hiện thời của Công
ty và một số đầu tư, tăng vốn điều lệ lên 326.836.340 đồng.
 02/01/2007: Phát hành riêng lẻ 7.316.366 cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn
điều lệ lên 400.000.000 đồng.
 15/05/2007: Phát hành riêng lẻ 4.000.000 cổ phần cho một số nhà đầu tư chiến lược,
tăng vốn điều lệ lên 440.000.000 đồng.
 08/06/2007: Sáp nhập Công ty cổ phần Hoàng Anh Sài Gòn và Công ty cổ phần Hoàng
Anh Quy Nhơn. Hợp nhất kinh doanh: Công ty xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh.
Vốn điều lệ tăng lên 1.037.563.880 đồng.
 24/12/2007: Phát hành riêng lẻ 10.000.000 cổ phần cho một số nhà đầu tư lớn. Nhập 7%
vốn điều lệ còn lại tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hoàng Anh. Tăng vốn
điều lệ lên 1.199.563.880 đồng.
 21/07/2008: Phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 49,9%, tăng vốn điều lệ lên
1.798.145.010 đồng.
 Ngày 22/12/2008: Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HSX với mã HAG.
 Năm 2009, vốn điều lệ của Công ty là 2.704,65 tỷ đồng.

1










Năm 2010, Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông để chuyển đổi trái phiếu và phát hành
riêng lẻ 19 triệu cổ phiếu phổ thông tăng vốn điều lệ lên 3.115,2 tỷ đồng.
Năm 2011: Chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỉ lệ 2:1;
Đến ngày 31/03/2011, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 4.672,8 thông qua phát hành cổ
phiếu thưởng trong tháng 1/2011 với tỷ lệ 2:1.
Năm 2012: Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vốn điêu lệ nâng lên
5.373,71 tỷ đồng
Năm 2013: VĐL công ty nâng lên 7,1816 tỷ đồng thông qua các đợt phát hành thêm cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu để chuyển đổi cho trái chủ.
Ngày 27/8/2014, VĐL nâng lên 7.899.679.470.000 đồng.

Tầm nhìn của tập đoàn HAGL


Trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sứ mệnh của chúng tôi


Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với
giá cạnh tranh. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm
khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho khách hàng, cổ đông
và toàn xã hội.

LĨNH VỰC KINH DOANH

 Trồng cây cao su;
 Sản xuất đồ gỗ xây dựng;
 Sản xuất hàng nội thất văn phòng (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện,
sơn, hàn, chế biến gỗ, sản xuất gốm sứ thủy tinh tại trụ sở);
 Khai thác quặng sắt;
 Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt;
 Sản xuất điện;
 Xây dựng công trình công nghiệp;
 Hoạt động của các trung tâm trò chơi điện tử, vũ trường, karaoke, Ca nhạc tạp kỹ;
 Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
 Mua bán gỗ và lâm sản;
 Mua bán xuất khẩu mủ cao su các loại và sản phẩm chế biến từ mủ cao su;
 Chế biến đá Granite;
 Mua bán vật liệu xây dựng (đá Granite);
 Mua bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng (thiết bị, phụ
tùng phục vụ chế biến đá Granite);
 Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa;
 Đúc sắt, thép;
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;
 Đúc kim loại màu;
 Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su;
 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;

2


CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

CỔ ĐÔNG QUAN TRỌNG
Tên


Vị trí

Đoàn Nguyên Đức

Chủ tịch
HĐQT

Credit Suisse (Hong
Kong) Ltd.

Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Ngày cập nhật
347.765.533

44,02% 30/06/2016

---

33.905.390

4,29% 10/09/2015

Deutsche Bank AG,
London Branch

---

27.534.575

3,84% 13/12/2013


Vietnam Century Fund

---

15.563.153

3,33% 31/12/2012

Deutsche Bank AG

---

14.698.262

3,14% 22/03/2012

Amersham Industries
Ltd.

---

9.898.740

1,38% 18/03/2014

Grinling International
Ltd.

---


9.477.142

1,32% 18/03/2014

Deutsche Bank Trust
Company Americas

---

8.058.010

1,12% 13/12/2013

Wareham Group Ltd.

---

7.184.707

1,00% 18/03/2014

Đoàn Nguyên Thu

Thành viên
HĐQT

6.457.456

0,82% 30/06/2016


3


Vietnam Enterprise
Investments Ltd.
II.

---

4.250.576

0,59% 18/03/2014

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:

Định hướng hoạt động của Tập đoàn


Đầu tư nông nghiệp, tái tạo tài nguyên

Nhận thức sâu sắc tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, trong quá trình sản xuất kinh
doanh hướng tới các giá trị vững bền, HAGL tập trung đầu tư và khai thác tối ưu các
nguồn tài nguyên tái tạo. Thực tế trong những năm qua, HAGL đã huy động tổng lực
cho việc trồng cây cao su, cọ dầu, mía đường, bắp… biến những khu rừng khộp thành
những nông trại, góp phần cải thiện đáng kể môi trường và đời sống của người dân
bản địa.
HAGL ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như vận
hành hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel, lập nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân tích
thành phần dinh dưỡng đất… Những nỗ lực cải tiến này đã góp phần quan trọng vào

việc tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, hạn chế xói mòn, bạc màu đất, giảm thiểu
ô nhiễm, tiết kiệm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế.


Hợp tác công tư

HAGL là doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng mô hình hợp tác công tư
(Public Private Partnership – PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp khi mở rộng địa bàn
kinh doanh sang các nước láng giềng.
Thiết chế PPP đã được áp dụng rất thành công tại Lào và được Chính phủ Lào xem là
mô hình kiểu mẫu khi kêu gọi đầu tư nước ngoài. HAGL đã tài trợ vốn không lãi suất
cho Chính phủ Lào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ SEA Games, sân bay quốc tế
Attapeu, bệnh viện, trường học, nhà ở, khu hành chính của các cộng đồng địa phương.
Mô hình này cũng được HAGL áp dụng ở Campuchia thông qua việc giúp Liên đoàn
Bóng đá Campuchia xây dựng Học viện Bóng đá Quốc gia Bati tại tỉnh Takeo, xây
dựng đường xá, trường học, trạm xá, giếng nước cho người nghèo…


Đầu tư chiều sâu và chuỗi giá trị

Chúng tôi hiểu rằng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh quy mô đầu
tư lớn, cần mạnh dạn tập trung nghiên cứu và tiếp thu các giải pháp công nghệ mới
tiên tiến ứng dụng vào quy trình sản xuất thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chúng tôi đã đưa hệ thống tưới nước Israel vào canh tác, cùng đội ngũ hơn 1.000 kỹ
sư nông nghiệp Việt Nam tham gia nghiên cứu và triển khai đồng bộ các ứng dụng kỹ
4


thuật cao, việc phát triển cây công nghiệp, đàn gia súc nhằm gia tăng hiệu quả, năng
suất và tiết kiệm chi phí tối đa.



Gắn bó, hợp tác cùng phát triển

HAGL đã và luôn theo đuổi vận dụng triết lý kinh doanh “Gắn bó, hợp tác cùng nhau
phát triển”, xem đây là kim chỉ nam trong định hướng kinh doanh của Tập đoàn. Nhờ
đó, HAGL đã nhận được sự tin tưởng, chia sẻ, hỗ trợ và hợp tác đầy thiện chí
của hách hàng, nhà đầu tư, cổ đông, cộng đồng xã hội và các cơ quan quản lý.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Đối với HAGL, 2015 là một năm đầy khó khăn và thử thách. Trước tình hình này, ban
Lãnh đạo Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cấu trúc những ngành sinh lợi
thấp, đầu tư tập trung và có trọng điểm vào những ngành có khả năng sinh lợi cao,
giảm thiểu rủi ro để thực hiện mục tiêu hạ thấp số dư nợ vay, cải thiện các chỉ số tài
chính.
• Chiến lược ngành nghề và sản phẩm
NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại tự do (AFTA) và Hiệp định Đối tác
Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
làm nông nghiệp. HAGL tin tưởng mảng nông nghiệp sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao khi
giá cả trên thị trường thế giới ổn định, sản lượng đạt mức kỳ vọng.
- Cây công nghiệp: Trong những năm gần đây, giá cao su thế giới và trong nước
giảm sâu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Tập đoàn. Đứng trước bối cảnh đầy
thử thách này, HAGL đã trồng các loại cây công nghiệp ngắn hạn, trung hạn khác như
mía đường, cọ dầu, bắp, một số loại cây khác… nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực
hiện mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài”. Trong năm 2016 HAGL sẽ bắt đầu khai thác chế
biến cọ dầu và một số loại cây ăn quả.
- Chăn nuôi: Từ cuối năm 2014, HAGL đã chính thức bắt tay đầu tư chăn nuôi bò
quy mô công nghiệp với nguồn giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand nuôi tại Việt
Nam, Lào. Hướng đến mục tiêu tạo ra dòng sản phẩm chất lượng và an toàn thực
phẩm, HAGL đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Với

ưu thế về quỹ đất lớn để trồng cỏ, tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có dồi dào từ cây
bắp, cọ dầu, phụ phẩm mía đường cũng như việc áp dụng công nghệ cao vào ngành
nông nghiệp như hệ thống tưới nước nhỏ giọt Israel, cắt cỏ, chế biến, pha trộn thức ăn
bằng máy móc... sản phẩm của HAGL có giá cạnh tranh trên thị trường.
Trong năm qua, sản phẩm bò thịt HAGL chỉ tập trung cung cấp vào các thị trường lớn
như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Sắp tới, HAGL sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu
thụ ra các tỉnh thành trong cả nước.
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
5


Trong năm 2015, HAGL đã bàn giao, đưa vào sử dụng giai đoạn 1 của dự án và chính
thức khai trương Trung tâm thương mại Myanmar Plaza. Hiện Tập đoàn đã triển khai
giai đoạn 2 của dự án và trong năm 2016 sẽ đưa vào khai thác khách sạn 5 sao Melia
Yangon. Tập đoàn quyết tâm hoàn thành Khu phức hợp HAGL Myanmar Center đúng
với kế hoạch.


Chiến lược về vốn

Chủ động xây dựng kế hoạch dòng tiền trong dài hạn, ổn định là mục tiêu quan trọng
trong chiến lược kinh doanh của Tập đoàn, chú trọng các biện pháp tạo ra lượng tiền
mặt để thanh toán bớt dư nợ và hướng đến trạng thái cân bằng về khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng nghiên cứu và đầu tư đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
đưa ra thị trường nhằm tăng doanh thu và mở rộng cơ hội kinh doanh; vận hành khai
thác bất động sản - dịch vụ để có nguồn thu thường xuyên, ổn định đồng thời chủ
trương bán các dự án bất động sản khi có hiệu quả kinh tế để quay vòng vốn.
Nghiên cứu giảm thiểu chi phí thông qua các công cụ nợ, hình thức huy động vốn hiệu
quả đồng thời rà soát lại cơ cấu danh mục đầu tư, thanh lý những tài sản không thuộc
lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hoặc hiệu quả thấp, hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải.

Xây dựng quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế lương và khen thưởng
cũng như có chính sách sử dụng tiền mặt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đem lại
lợi ích cao cho doanh nghiệp.


Hệ thống quản trị

Xác định hệ thống quản trị phù hợp là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững,
vì vậy HAGL luôn ưu tiên ứng dụng những kiến thức và mô hình thực hành tốt về
quản trị để đưa vào hoạt động.
Tăng cường công tác quản lý tài chính, quản lý rủi ro và giám sát chi tiêu bằng cách
kiểm soát hiệu quả công tác thu hồi công nợ, áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí.
Mở rộng thị trường trong nước và phát triển thị trường ra các nước trong khu vực
đồng thời chuẩn hóa mô hình hoạt động, phát huy vai trò của các chi nhánh, văn
phòng đại diện trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, giữ mối quan hệ với các khách hàng hiện có và
tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng bằng nhiều kênh và đầu mối thông tin,
linh hoạt nắm bắt cơ hội để mở rộng thị trường.
Song song với việc đánh giá hiệu quả hoạt động, HAGL còn chú trọng cải tiến
hệ thống quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự để phù hợp với mục tiêu phát triển
của Tập đoàn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ nhân viên và việc quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý luôn được xem là
6


nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh:
 Nông nghiệp:
Tập đoàn HAGL thực hiện chiến lược đa dạng hóa cây trồng gồm cao su, mía đường,
cọ dầu, bắp và chăn nuôi bò đi đôi với việc bảo vệ môi trường sống xanh và sạch, duy

trì trạng thái cân bằng sinh thái trong vùng dự án.
Tình trạng
hoạt động

Tỉ lệ sở hữu
của Tập đoàn
(2015)

STT

Tên công ty con

Lĩnh vực hoạt
động

1

CTCP Nông nghiệp Quốc
tế Hoàng Anh Gia Lai

Nông nghiệp

Đang hoạt
động

79.52%

2

CTCP Xây dựng & Phát

triển Nhà Hoàng Anh

Bất động sản

Đang hoạt
động

85.75%

3

CTCP Thủy điện Hoàng
Anh Gia Lai

Năng lượng

Đang hoạt
động

95.58%

4

CTCP Bệnh viện Hoàng
Anh Gia Lai

Chăm sóc sức
khỏe

Đang hoạt

động

99.00%

5

CTCP Thể thao Hoàng
Anh Gia Lai

Thể thao

Đang hoạt
động

51.00%

6

Công ty TNHH V&H
Corporation

Nông nghiệp

Chưa đi vào
hoạt động

80.00%

7


CTCP Xây dựng Cầu
đường Hoàng Anh Gia
Lai

Xây dựng

Đang hoạt
động

55.12%

8

CTCP Quản lý Bất động
sản và Khách sạn Hoàng
Anh Gia Lai

Bất động sản
& Khách sạn

Đang hoạt
động

94.50%

9

Công ty TNHH Hoàng
Anh Gia Lai (Vientiane)


Bất động sản
& Khách sạn

Chưa đi vào
hoạt động

100.00%

Danh sách các công ty con của Tập đoàn (tính đến 12/2015)


Tình hình kinh doanh:

Sau khi hợp nhất với những công ty liên kết, chúng ta có thể thấy được tỷ trọng đầu tư
vào những lĩnh vực mà Tập đoàn đang theo đuổi.
7


Tỷ trọng đầu tư của các ngành kinh doanh (tỷ đồng)
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
0
2013

2014


2015

Nông nghiệp & Chăn nuôi

Bất động sản & Xây dựng

Năng lượng & Khoáng sản

Khác

Ý tưởng đầu tư vào nông nghiệp đã được khởi xướng vào những năm 2010 để
thay thế cho hoạt động kinh doanh bất động sản truyền thống. Chúng ta có thể nhận ra
được những điểm hợp lý trong ý tưởng này khi Tập đoàn sở hữu quỹ đất lớn ở khu vực
Tây Nguyên, nguồn nước tưới tiêu dồi dào, vị trí đắc địa ở vùng Tam giác Đông Dương
và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực nông nghiệp của các thành viên Hội đồng Quản
trị như Thành viên Nguyễn Văn Minh (kỹ sư nông nghiệp), Thành viên Pornchai
Lueang-a-papong (tiến sĩ nông nghiệp, đã mãn nhiệm vào năm 2015) hay Thành viên
Võ Thị Huyền Lan (kinh nghiệm có được từ vị trí trong Hội đồng Quản trị của các công
ty nông nghiệp). Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị đã nhận ra được tình trạng thừa cung
của thị trường bất động sản lúc bấy giờ khi nền kinh tế chưa đủ sức hấp thụ được nguồn
cung nhà ở. Điều này sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh bất động sản trong tương lai
của Tập đoàn gặp nhiều cạnh tranh và khó khăn hơn.
Tuy nhiên, các loại nông sản mà Tập đoàn chú trọng đầu tư, rớt giá thê thảm, đã
không ủng hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tập đoàn. Nguyên nhân cho sự rớt
giá này phải kể đến tình hình bất ổn về kinh tế, chính trị thế giới, khiến cho tỷ lệ lạm
phát ở Mỹ, Nhật và khu vực EU xuống thấp trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, từ chính
“cách làm” nông nghiệp của ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị của chuỗi nông sản
Việt Nam không có đủ sức cạnh tranh với nông sản của các quốc gia khác. Như vậy,
mặc dù ý tưởng chuyển hướng đầu tư từ bất động sản sang nông nghiệp của Tập đoàn

là tốt nhưng do Ban Lãnh đạo Tập đoàn chưa quản lý chặt chẽ những rủi ro có thể xảy
đến cho đầu ra của sản phẩm. Rất may cho Tập đoàn, khi mảng kinh doanh chăn nuôi
bò sữa và bò thịt đã bắt đầu sinh lời, giúp cho doanh thu năm 2015 đạt mức tăng trưởng
105%.
Mặc dù những số liệu của tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
đã được cải thiện nhưng hoạt động tài chính và cấu trúc vốn của Tập đoàn ngày càng
xấu đi, khiến cho lợi nhuận thuần sau thuế sụt giảm nghiêm trọng. Chúng ta sẽ làm sáng
tỏ tình hình tài chính trong phần phân tích báo cáo tài chính của Tập đoàn.

8


PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HAGL
1. Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô :
 Kinh tế(Economical):
Về tốc độ tăng trưởng GDP, Chính phủ cho biết năm 2012 đạt 5,03% . Tổng phương
tiện thanh toán tăng 22,4% trong khi dư nợ tín dụng cả năm chỉ đạt 8,91%, nối tiếp đà
sụt giảm mạnh của dư nợ tín dụng từ 31% năm 2010 xuống còn 14,41% trong năm
2011. Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, tăng trưởng châ ̣m la ̣i trong
năm 2011 và 2012 cho thấy tăng trưởng tiềm năng có xu hướng giảm dần, bộc lộ những
hạn chế sâu sắc về sự phu ̣ thuô ̣c vào vố n đầ u tư. Năm 2012, kinh tế Việt Nam có dấu
hiệu thoát khỏi tình trạng trì trệ nhưng cơ sở phục hồi còn mờ nhạt. Chỉ số giá tiêu dùng
tăng 6.81% - thấp nhất trong 3 năm nhưng lại chủ yếu nhờ giá lương thực tăng trở lại,
chứ không phải vì sự gia tăng sản xuất, tiêu dùng.
Dựa vào tình hình kinh tế như vậy cơ hội cho Hoàng Anh Gia Lai phát triển đầu tư trong
nước là rất thấp, nhưng cũng mở ra cơ hội dồn sức đầu tư vào các thị trường Lào,
Myanmar , Campuchia.
Do tình trạng đóng băng tại thị trường trong nước nên doanh thu trong những năm gần
đây trong lĩnh vực này của HAGL có phần bị sụt giảm. Ngày 23/4 vừa qua, tại Đại hội

cổ đông thường niên của HAGL, Bầu Đức cho biết, trong năm nay, doanh thu ngành
bất động sản của tập đoàn sẽ giảm từ 2.829 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng.Đây cũng
là năm doanh thu các ngành nghề của tập đoàn đều có sự dịch chuyển lớn. Cụ thể, tỷ
trọng doanh thu ngành bất động sản từ 64% (năm 2012) lần lượt giảm xuống dự đoán
còn 14%, 15%, 27% cho các năm 2013-2015.
 Tự nhiên (Nature)
Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cục đầu tư nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến 20/3/2013, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài hơn 15,5 tỷ USD ở 742 dự án, chủ yếu trong lĩnh vực khai khoáng.
Trong 59 quốc gia doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang, Lào và Campuchia được Chính
phủ xác định là thị trường trọng điểm theo đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài. Hết tháng 3/2013, Việt Nam có 356 dự án triển khai tại Lào và Campuchia,
tổng vốn đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trồng
cây công nghiệp, viễn thông, thủy điện... trong đó vốn đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh
Gia Lai rất lớn, tập đoàn đã chuyển mình từ trọng tâm BĐS sang cao su - nồi cơm chính
của doanh nghiệp này trong tương lai, bên cạnh mía đường, thủy điện, khoáng sản.
 Kỹ thuật - Công nghệ(Technological):
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi công nghệ phát triển,
các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản
9


phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng
lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời
 Văn hóa - Xã hội(Socio-cultural):
Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy
cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành
kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

Đầu tư vào đất đai trên toàn thế giới đã tăng mạnh kể từ năm 2000 và hiện ước tính tổng
cộng lên tới 67,5 triệu ha. Những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hoạt động
đầu tư này thường là những nước nghèo dưới mức trung bình. Luật pháp tại các nước
này lại chưa rõ ràng về quyền sở hữu đất và 24% trong tổng số các giao dịch về đất đai
là rơi vào những vùng có rừng.
Chuyển nhượng đất đai ở Campuchia và Lào là những ví dụ điển hình cho thấy các
khoản đầu tư đang ngày càng gây ra căng thẳng và bất ổn xã hội, thường là do thiếu tính
minh bạch và chưa rõ ràng về quyền sở hữu, sử dụng đất đai.
1.1 Phân tích môi trường vi mô
 Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm đồ gỗ : hiện nay Việt Nam có trên 400 doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ
trong đó đáng kể là những doanh nghiệp đối thủ mạnh như :Công ty TNHH Khải Vy :
ở thành phố Hồ Chí Minh là 1 điển hình . Xây dựng nhà máy chế biến gỗ đầu tiên vào
năm 1995 và hiện nay mỗi năm kim ngạch xuất khẩu lên hơn 30 triệu đô la Mỹ mỗi
năm. Hiện công ty đã có 3 nhà máy chế biến gỗ ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí
Minh với tổng diện tích nhà xưởng lên đến 70000 mét vuông có hơn 3500 công nhân
và năng lực sản xuất đạt 240 container ( 40 feet) đồ gỗ mỗi tháng .
Bất động sản : Hoàng Anh Gia Lai tâ ̣p trung đầ u tư vào sản phẩ m căn hô ̣ và văn phòng
cho thuê ta ̣i các thành phố lớn ở Viê ̣t Nam, đă ̣c biê ̣t là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng
Anh Gia Lai có lợi thế là mua đấ t từ rấ t lâu với giá rẻ, có công ty xây dựng lớn, có nhà
máy chế biến gỗ, đá granite khép kín trong việc xây dựng căn hộ, nhờ vậy tạo ra sản
phẩm với giá thành rất cạnh tranh. Ngoài ra, Hoàng Anh Gia Lai đang đẩy mạnh đầu tư
vào Myanmar là một thị trường mới mở cửa đầy tiềm năng. Hoàng Anh Gia Lai đang
sở hữu một khu đất có diện tích 72.524 m2, tọa lạc tại vị trí đẹp nhất Yangon. Lợi thế
của Hoàng Anh Gia Lai là đã ký kết hợp đồng thuê đất dài hạn đến 70 năm với giá đất
trả một lần rất thấp trong khi các nhà đầu tư vào sau còn đang loay hoay thực hiện các
thủ tục đấu giá với mặt bằng giá đất đã lên cao.
-

Đặc tính kinh tế nổi bật của ngành : đang suy thoái

Lực lượng cạnh tranh :Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn
Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina

10


năm 1993. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với
ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung
đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) cao cấp với hai thương
hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng 10
năm sau, Vincom đã trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS cao cấp với
hàng loạt các tổ hợp TTTM – Văn phòng – Căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa và
những khu đô thị phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh
chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu
biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao
quốc tế.
Cao su : đối thủ mạnh nhất của HAGL về quỹ đất trên đất Lào là tập đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam là tập đoàn đa sở hữu , trong đó Nhà nước sở hũu chi
phối về vốn trên cơ sở tổ chức lại tổng công ty Cao su Việt Nam. Các công ty
con của tập đoàn Công nghiệp cao su nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ngoài ra còn có rất nhiều đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực nông nghiệp và
khoáng sản…
 Khách hàng :
- Cao su : nhu cầu tiêu dùng xe hơi đến năm 2020 ngày càng tăng , đặc biệt ở
các nước Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó sự quan tâm đặc biệt đến môi
trường của thế giới đã góp phần không nhỏ cho việc sử dụng cao su thiên
nhiên so với cao su tổng hợp
- Đồ gỗ: nhu cầu thị hiếu khách hàng ngày càng cao, sản phẩm không chỉ đảm
bảo về chất lượng còn phải cải tiến về mẫu mã , hình dáng bên ngoài, tiện ích

hữu dụng, dễ lau dọn, dễ bảo quản …
- Bất động sản:việc nhanh chân đầu tư vào Myanmar “có thể kiếm tỷ đô như
chơi sau vài năm nữa khi thị trường này nóng bừng bừng” theo tình hình kinh
tế trong nước về bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi việc chú trọng vào
nhu cầu khách hàng tại thị trường ngoài nước trở nên hấp dẫn hơn. Chủ yếu
là các đối tượng có thu nhập cao thì những đòi hỏi cao về tiện ích đi kèm: nội
thất, khu vui chơi, cây xanh, không khí trong lành cần được chú trọng… còn
các khách hàng thu nhập thấ thì quan tâm nhất là giá cả.
 Nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
 Sản phẩm gỗ: HAGL đang sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào từ Nam Lào- ngay
sát biên giới Việt Nam với khoảng 300.000m3 gỗ tròn thu từ khai hoang rừng
trồng cao su, cộng với nguồn gỗ do Chính phủ Lào trả nợ cho Hoàng Anh Gia
Lai bằng hạn ngạch gỗ trong 3 năm với giá trị 15 triệu USD mà Chính phủ Lào
vay của Hoàng Anh Gia Lai để xây dựng làng SEA Games tại Viêng chăn.

11


Ở trong nước nguồn nguyên liệu này bị hạn chế do chính sách bảo vệ rừng của
Chính phủ, do đó, gỗ chủ yếu đc mua từ các nước lào, Indonexia, Malayxia, New
Zealand, Đức,…
 Cao Su: Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu trồng cao su từ năm 2007. Đến cuối năm
2012, Tập đoàn đã trồng được 43.540 ha. Mục tiêu là đến hết năm 2013 trồng
xong 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia. Trong năm 2012, lứa
cây cao su đầu tiên đã cho sản phẩm và mang lại doanh thu. Nhà máy chế biến
mủ đầu tiên với công suất 25.000 tấn/năm tại Lào cũng đã đi vào hoạt động.
 Mía đường: Trong vụ mùa 2012, Hoàng Anh Gia Lai đã trồng được 5.530 ha
mía. Đồng thời, Tập đoàn cũng đã xây dựng xong nhà máy sản xuất đường với
công xuất 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía với công
suất 30 MW. Lứa mía đầu tiên đã được thu hoạch và nhà máy bắt đầu vận hành

trong tháng 1/2013.
Trong vụ mùa 2013, Tập đoàn sẽ trồng thêm 4.470 ha mía và xây dựng xưởng sản
xuất phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm. Với hơn 10.000 ha mía thì dự kiến
hàng năm sản lượng đường thành phẩm sẽ đạt trên 100.000 tấn.
 Khoáng sản: Hoàng Anh Gia Lai đang khai thác và chế biến quặng sắt từ các mỏ
tại Gia Lai và Kon Tum ở Việt Nam với sản lượng khoảng 260.000 tấn/năm.
 Bất động sản: HAGL có lợi thế là mua đất từ rất lâu ở Hà Nội và tp.HCM với
giá rẻ, nguồn nguyên vật liệu đầu vào để xây dựng trong mô hình khép kín nên
chi phí đầu vào xây dựng các sản phẩm địa ốc của HAGL giá rất rẻ.
 Thủy điện: Hoàng Anh Gia Lai xây dựng mục tiêu đầu tư vào các dự án thủy
điện tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào với tổng công suất 700MW. Đây là một
nguồn tài nguyên quý được tạo ra từ những dòng sông có thác ghềnh mà không
phải ở đâu cũng có được.
2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
HAGL có 1 đội ngũ kĩ sư, công nhân lành nghề chuyên nghiệp. có đủ nhân lực đáp
ứng mạng lưới rộng của công ty.
Bên cạnh đó HAGL cũng mạnh dạn thuê lao động nước ngoài với mục đích chế tạo
sản phẩm phù hợp với thị hiếu châu Âu và Mỹ. việc sử dụng lao động nước ngoài
chi phí hơi cao nhưng so với lợi ích thu được thì chi phí ấy rất đáng để đầu tư.
Tuyển dụng nhân sự theo quy trình thiết lập để đảm bảo nhân viên mới có đủ trình
độ , kỹ năng kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển dụng và có tư cách đạo đức tốt có
nguyện vọng muốn gắn bó lâu dài với công ty. Trong dài hạn công ty ưu tiên
nguồn lực ở địa phương vì có tính ổn định và chất lượng khá cao. Công ty có
chin sách ưu đãi cho nhân lực địa phương có năng lực thực sự và có đạo đức tốt.
Chính sách lương hấp dẫn, tùy vào tính chất công việc có những ưu đãi đặc biệt về
lương cơ bản và lương kinh doanh đối với nhân viên kinh doanh. Ngoài ra công
ty còn ưu đãi đặc biệt cho CBCNV mua sản phẩm của công ty với giá ưu đãi
12



nhưng hạn chế chuyển nhượng để CBCNV gắn bó và động lực trong việc phát
triển công ty.
TỔNG KẾT
Như vậy, qua những phân tích trên ta có thể đưa ra mô hình SWOT cho HAGL như sau:
Cơ hội-O

Thách thức-T

-Các nghành công nghiệp phụ trợ phát -Áp lực thiếu hụt trong nguyên liệu sản
triển mạnh
xuất và xuất khẩu, chi phí nhập khẩu tăng
-sản phẩm được đánh giá cao về chất -mứcđộ cạnh tranh ngày càng cao trong
lượng
kinh doanh vật liệu vàđồ gỗ.
-thị trường cao su phát triển khá mạnh ở -thị trường bất động sản bấp bênh, nguồn
hiện tại cũng như trong thời gian tới.
cung BDS tăng mạnh trong những năm
tới.
-các lĩnh vực kinh doanh đều là hàng thiết
yếu nên có cơ hội tăng trưởng mạnh
-ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
làmảnh hưởng đến nghành sản xuấtô tô
- hệ thống chính trị Việt Nam ổnđịnh,
nên giá cao su cũng biến động xấu.
kinh tếđang phát triển nhanh.
Điểm mạnh-S

Điểm yếu-W

-trìnhđộ lao động có công nghệ và kỹ -kiểm soát chi phí đầu vào chưa thật hiệu

thuật cao.
quả
-thương hiệu uy tín và được khẳngđịnh tâị -chiến lược Marketing chưa thật sự mạnh.
Việt Nam
- hệ thống quả lý chuyên nghiệp và hiệu
quả
- tiềm năng về tài chính và quan hệ ngân
hàng
-lĩnh vực kinh doanh đa dạng có định
hướng.

HAGL đã vận dụng có hiệu quả các thế mạnh của mình để mở rộng và phát triển kinh
doanh có hiệu quả. Tuy nhiên mội hoạt động không phải llúc nào cũng mang lại kết quả
tốt. Do vậy nắm vững các thế mạnh, thách thức, cơ hội, rủi ro có thể gặp phải, môi
trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp để đưa ra được chiến lược kinh
doanh hiệu quả phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển cả trong và ngoài nước.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH HAGL
Đơn vị tính: 1,000,000VNĐ
13


Về hoạt động kinh doanh:
-

-

-

-


-

Bò thịt: vẫn là mảng hoạt động đóng góp doanh thu chính, dự kiến cho cả năm
2016 công ty sẽ ghi nhận 3.063 tỷ đồng doanh thu từ việc bán bò. Tỷ suất lợi
nhuận sụt giảm mạnh từ mức 29% về mức 4% do: giá bán bò giảm vì phải cạnh
tranh với các nhà nhập khẩu bò Úc vỗ béo khác, chi phí lãi vay đã vốn hóa giờ
được hoạch toán vào giá vốn hàng bán. Bò của HAG chủ yếu được tiêu thụ bởi
đối tác Trung Quốc.
Mảng cao su: Công ty sẽ không mở rộng thêm, chi phí hàng năm dự kiến để duy
trì là khoảng 800 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu là 127 tỷ đồng và lỗ khoảng 59 tỷ
đồng.
Mảng bò sữa: Với tổng đàn bò hiện nay là 7.500 con, dự kiến sẽ bắt đầu mang
lại doanh thu trong cuối năm 2016 với khoảng 24 triệu lít sữa tươi, mang lại 302
tỷ đồng doanh thu. Công ty cũng sẽ sớm chuyển nhượng mảng này để lấy dòng
tiền trả nợ.
Mảng mía đường được bán cho TTC nên sẽ không đóng góp cho doanh thu,
lợi nhuận nửa cuối năm. Bắp cũng sẽ được dùng làm nguồn thức ăn cho bò nên
dự kiến sẽ không còn đóng góp doanh thu cho HAG.
Mảng bất động sản: Nửa cuối năm công ty dự kiến ghi nhận 784 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ thông qua việc hợp thức hóa việc phát hành 59 triệu cổ phần để
mua lại 100% Công ty cao su Đông Dương – hiện đang sở hữu 10.000 ha đất
cao su, HAG(HNG) dự kiến sẽ trồng cây ăn quả tại đây.

Theo đó, kế hoạch năm 2016, doanh thu thuần là 6.154 tỷ đồng (-16%yoy) và lỗ ròng
1.191 tỷ đồng bằng với 6T.2016. Khoản lỗ này từ việc thanh lý 1.025 tỷ đồng các tài
sản không sinh lời và ghi nhận các chi phí bất thường. Như vậy, công ty cố gắng để
không lỗ thêm trong cuối năm 2016, các khoản lỗ bất thường này sẽ không lặp lại trong
năm 2017.
Như vậy, cuối tháng cuối năm công ty cần đạt được 2.497 tỷ đồng (bằng 40.6% kế
hoạch) và lợi nhuận từ các mảng hoạt động sẽ đủ để bù đắp các khoản lỗ thanh lý tài

sản trong nửa cuối năm.
Với 5.000 tỷ đồng dự kiến thu từ việc thanh lý tài sản và phát hành 110 triệu cổ phiếu
riêng lẻ công ty sẽ giảm được 30.6% giá trị vay nợ ngắn hạn tại thời điểm 30/06/2016
là 12.343 tỷ đồng (trong đó vay nợ BIDV và BSC đến hạn phải trả là 2.869 tỷ đồng) và
HAG sẽ phải thanh toán ngay khoản nợ 2.150 tỷ đồng của BIDV (tài sản đảm bảo là đất
mía đường và dầu cọ tại Lào) đáo hạn vào năm 2020.

14


CƠ CẤU DOANH THU DỰ KIẾN 2016 CỦA HAGL

Bất động sản
đầu tư
8%

Đường
6%

Cung cấp dịch vụ
Bò sữaxây dựng Cao su
2%
3%
5%

Khác(hàng hóa,
căn hộ, bắp)
9%

Bất động sản

Myanma
16%

51%

Kế hoạch tái cơ cấu và giải quyết các khoản nợ vẫn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng
đến triển vọng của HAG.
Tính tới 30/06/2016, tổng nợ vay của HAG là 26.683 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn
hạn là 12.343 tỷ đồng và vay nợ dài hạn là 14.343 tỷ đồng.
Hiện nay công ty có 2 phương án giải quyết:
1. Được Ngân hàng nhà nước chấp thuận phương án tái cơ cấu: HAG đã có đề
án tái cơ cấu trình lên Ngân hàng nhà nước, đề án này đã được chấp thuận từ các
ngân hàng chủ nợ lớn như BIDV, Eximbank, ACB tuy nhiên quyết định cuối
cùng vẫn còn phụ thuộc vào Ngân hàng nhà nước. Nội dung của đề án cơ bản
bao gồm: Cơ cấu/hoán đổi gia tăng thời hạn trả nợ gốc đối với dư nợ tín dụng và
trái phiếu lên tối thiểu 3 – 15 năm; cơ cấu giãn thời gian trả lãi thêm 3 năm, giảm
lãi suất cho vay; ứng xử đối với khoản vay mới và việc duy trì hạn mức tín dụng
đã cấp cho tập đoàn.
2. Không được chấp thuận tái cơ cấu: Công ty sẽ tìm đối tác để bán lại 20.000
ha cao su tại Lào trong tổng số 38.428 ha cao su, ước tính mang về khoảng 8.000
tỷ đồng (400 triệu/ha).
Bên cạnh đó HAG cũng đang bán bớt một số tài sản và phát hành riêng lẻ để giảm bớt
các khoản nợ, cụ thể:
-

Bán toàn bộ mảng mía đường: Bán Công ty đường HAGL cho Tập đoàn Thành
Thành Công với giá trị 2.200 tỷ đồng. Số tiền thu được dùng để giảm bớt nợ vay
của BIDV.
15



-

-

-

Bán mảng thủy điện: Công ty đang trong quá trình bán 2 thủy điện Nậm Kông
2 và 3 tại Lào, số tiền thu được sẽ dùng để giảm bớt nợ vay tại BIDV.
Phát hành riêng lẻ 110 triệu cổ phiếu HNG để thanh toán toàn bộ vay 1.400 tỷ
đồng của Temasek (sau đàm phán Temasek đã đồng ý giảm 50% giá trị khoản
nợ).
Khoản trái phiếu chuyển đổi 1.100 tỷ đồng của NorthBrooks sẽ đáo hạn vào ngày
31/08/2017 sẽ được điều chỉnh mức giá chuyển đổi từ 19.645 đồng/cổ phần thành
từ 5.200 đồng – 19.645 đồng/ cổ phần nhằm giảm áp lực đòi nợ của trái chủ, do
trái phiếu này có điều khoản yêu cầu công ty mua lại trái phiếu tại bất kỳ thời
điểm nào kể từ 31/8/2013.
Công ty vẫn đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án BĐS tại Myanmar
với giá trị chuyển nhượng dự kiến là 10.000 tỷ đồng. Hiện nay dự án đã cho thuê
95% khu trung tâm thương mại, 60% khu văn phòng và khách sạn 5 sao Melia
Yangon đã khai trương hoạt động từ T8.2016. Dự án hiện đang đóng góp khoảng
130 tỷ đồng/tháng và dự kiến sẽ mang lại khoản 1.100 – 1.300 tỷ đồng trong năm
2017.

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Đơn
vị

Năm

2015

Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4 quý VNĐ 636
gần nhất (EPS)
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS)

VNĐ 20,592

Năm
2014

Năm
2013

Năm
2012

Năm
2011

1,997

1,349

687

2,613

18,025


17,897

18,150

20,113

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập Lần
(P/E)

16.35

11.07

15.2

31.45

7.46

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách Lần
(P/B)

0.51

1.23

1.15

1.19


0.97

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

%

29.66

40.17

43.16

27.32

45.2

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

%

9.63

50.94

35.07

8.31

42.07


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu %
bình quân (ROEA)

3.29

10.88

7.49

3.66

13.28

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình %
quân (ROAA)

1.17

4.46

2.77

1.23

5.24

Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) Lần

1


1.09

1.96

2.13

1.96

Khả năng thanh toán lãi vay

Lần

1.75

4.14

2.69

2.06

4.66

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản

%

66.96

57.68


54.65

65.4

60.58

16


Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu

%

166.6

127.66

110.94

165.4

123.7

Phân tích Dupont
Năm

2011

2012 2013 2014


2015

ROE

13%

3%

7%

10%

3%

Đòn bẩy tài chính

2.51

2.86

2.21

2.38

3.03

Vòng quay tài sản

0.12


0.14

0.09

0.08

0.13

Tỷ lệ lợi nhuận biên

42%

8%

35%

50%

8%

EBIT/Doanh thu

40%

24%

39%

29%


22%

EBT/EBIT

135% 51%

93%

200% 58%

EAT/EBT

78%

97%

88%

70%

62%

Bảng phân tích Dupont
Nhìn chung thông số ROE của Tập đoàn trong giai đoạn 2011-2015 tồn tại ở mức thấp
(<15%) và biến động rất mạnh (từ 3% đến 13% trong giai đoạn này).
Mô hình Dupont 3 nhân tố cơ bản gồm : tỷ lệ lợi nhuận gộp, vòng quay tổng tài sản và
đòn bẩy tài chính. Chúng ta có thể nhận thấy thông số ROE của Tập đoàn trong giai
đoạn 2011-2015 hoàn toàn cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận gộp, dù cho đòn bẩy tài chính
hay vòng quay tổng tài sản có biến động như thế nào. Điều này cho chúng ta nhận biết
được mối liên hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận biên và ROE. Để phân tích mối liên hệ này rõ ràng

hơn, tôi đã phân tích tỷ lệ lợi nhuận biên ra thành 3 nhân tố khác đó là : tỷ lệ EBIT trên
doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên EBIT và lợi nhuận sau thuế trên lợi nhuận trước
thuế để có được mô hình phân tích Dupont mở rộng.
Mô hình phân tích Dupont mở rộng. Khi phân tích tỷ lệ lợi nhuận biên như trên, chúng
ta lại một lần nữa nhận thấy xu hướng biến động hoàn toàn cùng chiều giữa tỷ số lợi
nhuận trước thuế trên EBIT và tỷ lệ lợi nhuận biên. Điều này có nghĩa là cả ba thông số
: ROE, lợi nhuận biên và lợi nhuận trước thuế trên EBIT hoàn toàn liên hệ mật thiết với
nhau. Cũng phải nói thêm, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế là phần lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn (EBIT) được điều chỉnh bởi các doanh thu và chi
phí từ hoạt động tài chính và những hoạt động khác. Như vậy, chúng ta có thể kết luận
rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của Tập đoàn bị ảnh hưởng mạnh mẽ
từ những hoạt động khác với hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn. Điều
này thể hiện rằng những hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn đang
không bền vững và lợi nhuận chủ yếu được quyết định bằng những hoạt động tài chính,
cụ thể là cho các bên liên quan vay.
CƠ HỘI ĐẦU TƯ

17


HAG tiếp tục tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực chính là Trồng trọt, Khoáng sản, Bất
động sản, Thủy điện, Sản xuất Gỗ và Đá granite. Chúng tôi cho rằng việc HAG tập
trung đầu tư vào 5 lĩnh vực chính này giúp đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài
hạn, hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào mảng bất động sản trong những năm sắp tới.
Các dự án đầu tư mới bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Hoạt động khai khoáng,
thủy điện đã có những đóng góp tích cực, với tỷ suất lợi nhuận gộp rất hấp dẫn. Ngành
trồng trọt hứa hẹn cũng sẽ có những đóng góp khả quan trong tương lai. Các hoạt động
này cũng được kỳ vọng giúp HAG giảm bớt áp lực dòng tiền kể từ năm 2012 trở đi.
Lợi thế về giá giúp HAG duy trì mảng bất động sản, đảm bảo dòng tiền cho các
hoạt động đầu tư khác. Nhu cầu về nhà ở hiện nay vẫn đang rất lớn, nhưng khó khăn

hiện nay là mức giá phù hợp để kích thích hoạt động mua vào của giới đầu tư.
Hoạt động kinh doanh bất động sản khép kín cùng với quỹ đất giá rẻ giúp HAG có lợi
thế cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, vị trí các dự án khá
tiện lợi thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư.
Đây sẽ là những lợi thế lớn giúp HAG duy trì sự ổn định của hoạt động kinh doanh bất
động sản, trong bối cảnh thị trường này vẫn đang rất khó khăn.
Lãi suất đang trong xu hướng giảm dần. Nhiều khả năng sẽ giúp HAG giảm bớt được
gánh nặng về chi phí lãi vay trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận và
ổn định dòng tiền.
RỦI RO ĐẦU TƯ
Vẫn còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh bất động sản. Đây vẫn sẽ là hoạt động
chính đóng góp dòng tiền và giúp nguồn vốn đầu tư vào các mảng khác như khai
khoáng, trồng trọt, thủy điện. Trong khi diễn biến thị trường bất động sản vẫn chưa có
dấu hiệu khả quan, áp lực đối với dòng tiền cho hoạt động của HAG vẫn đang là thách
thức lớn.
Áp lực dòng tiền tiếp tục đè nặng. Hiện HAG vẫn đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư
vào cao su, mía đường, thủy điện, bất động sản... khiến nhu cầu vốn của HAG tăng cao
trong khi nguồn tiền hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu. Do đó, nhiều khả năng HAG
sẽ phải (1) đẩy nhanh việc bán cổ phiếu các công ty con, (2) gia tăng vay nợ, hoặc (3)
phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro về pha loãng
cổ phiếu, lãi vay, trả nợ gốc tăng cao.
Hoạt động đầu tư mang tính chất dài hạn, khiến rủi ro khi kinh tế biến động trở nên
khó ước lượng. Trong trường hợp xấu, chi phí lãi vay cũng như áp lực trả nợ gốc cao
sẽ tạo rủi ro cho hoạt động kinh doanh của HAG.
Đầu tư đa ngành khiến HAG phải quản trị rủi ro đối với hoạt động riêng của từng
ngành.Chẳng hạn như rủi ro lớn nhất đối với hoạt động khai khoáng là chính sách quản
lý đối với ngành; phụ thuộc vào EVN, lượng nước dự trữ có đủ để thực hiện phát điện

18



đối với ngành thủy điện; kỹ thuật chăm sóc cây, nguồn nước tưới đối với mảng cao su;
quota nhập khẩu đường, vận chuyển đối với hoạt động mía đường...
Hoạt động trồng trọt và khai khoáng phụ thuộc rất nhiều vào biến động của giá
hàng hóa quốc tế. Biến động mạnh của giá cả hàng hóa quốc tế có thể sẽ ảnh đến tỷ
suất sinh lới cũng như kết quả hoạt động của HAG.
Áp lực tỷ giá. Hiện HAG có khoản Trái phiếu quốc tế tương đương 75 triệu USD và sẽ
phải đối mặt với rủi ro gia tăng tỷ giá. Tuy nhiên, hiện nay tỷ giá khá ổn định sẽ giúp
giảm bớt rủi ro này cho HAG.
DỰ PHÓNG TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ
1) Dự phóng Tài chính:
Hiện tại, tình hình tài chính của HAG đang ở một giai đoạn rất khó khăn khi “ngập”
trong các khoản nợ.
( />Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn, mang thương hiệu quốc gia như HAGL, thì
việc công ty nhận được sự hỗ trợ để tiếp tục duy trì, đợi dòng tiền từ các khoản đầu tư
về có lẽ không bất ngờ.
( />Do đó, nhóm dự đoán doanh thu của HAG sẽ có sự sụt giảm 15% trong năm 2016 do
các tác đông tiêu cực từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán công ty sẽ có sự
chuyển biến và tăng trưởng trở lại vào các năm tới.
Giả định tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2019 là 5%. Từ năm 2020, công ty
tăng trưởng đều trở lại.

19


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: triệu đồng
2015
Tài sản ngắn
hạn

Tiền và các
khoản tương
đương tiền

13,215,917

967,967

Các khoản đầu tư
tài chính ngắn
hạn

2016E

2017E

11,233,529 11,795,206

2018E

2019E

2020E

12,384,966

13,004,215

13,394,341


822,772

863,911

907,106

952,461

981,035

0

0

0

0

0

Các khoản phải
thu ngắn hạn

8,469,868

7,199,388

7,559,357

7,937,325


8,334,191

8,584,217

Hàng tồn kho

3,646,452

3,099,484

3,254,458

3,417,181

3,588,040

3,695,682

131,630

111,886

117,480

123,354

129,521

133,407


30,610,601 32,141,131

33,748,188

35,435,597

36,498,665

Tài sản ngắn hạn
khác
Tài sản dài hạn

36,012,472

Tài sản cố định

6,287,742

5,344,581

5,611,810

5,892,400

6,187,020

6,372,631

Bất động sản đầu



81,725

69,466

72,940

76,587

80,416

82,828

Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn

328,258

279,019

292,970

307,619

323,000

332,690

Tổng cộng tài

sản

49,228,389

41,844,131 43,936,337

46,133,154

48,439,812

49,893,006

Nợ phải trả

32,962,668

28,018,268 29,419,181

30,890,140

32,434,647

33,407,687

Nợ ngắn hạn

13,212,976

11,231,030 11,792,581


12,382,210

13,001,321

13,391,360

Nợ dài hạn

19,749,692

16,787,238 17,626,600

18,507,930

19,433,327

20,016,326

Vốn chủ sở hữu

16,265,720

13,825,862 14,517,155

15,243,013

16,005,163

16,485,318


Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

7,899,679

6,714,727

7,050,464

7,402,987

7,773,136

8,006,330

Thặng dư vốn cổ
phần

3,539,079

3,008,217

3,158,628

3,316,559

3,482,387

3,586,859


Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối

2,023,903

1,720,318

1,806,333

1,896,650

1,991,483

2,051,227

20


Lợi ích của cổ
đông thiểu số
Tổng cộng
nguồn vốn

0
49,228,389

0

0


0

0

41,844,131 43,936,337

46,133,154

48,439,812

49,893,006

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Đơn vị: triệu VNĐ
2015

2016E

2017E

2018E

2019E

2020E

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ


6,252,447

Giá vốn hàng bán

4,398,021 3,738,318 3,925,234 4,121,495 4,327,570 4,457,397

Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

1,854,426

Doanh thu hoạt động tài
chính

1,053,657

Chi phí tài chính

1,203,668 1,023,118 1,074,274 1,127,987 1,184,387 1,219,918

Lãi vay

1,151,205

Chi phí bán hàng

111,239

Chi phí quản lý doanh

nghiệp

350,372

5,314,580 5,580,309 5,859,324 6,152,291 6,336,859

1,576,262 1,655,075 1,737,829 1,824,720 1,879,462
895,608

940,389

987,408 1,036,779 1,067,882

978,524 1,027,450 1,078,823 1,132,764 1,166,747
94,553

99,281

104,245

109,457

112,741

297,816

312,707

328,342


344,759

355,102

Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

1,240,906

Lợi nhuận khác

(434,694)

EBIT

1,584,825 1,347,101 1,414,456 1,485,179 1,559,438 1,606,221

Khấu hao

372,592

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế

806,212

Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

602,361


1,054,770 1,107,509 1,162,884 1,221,028 1,257,659
(369,490)

(387,964)

(407,363)

(427,731)

(440,563)

316,703

332,538

349,165

366,624

377,622

685,280

719,544

755,521

793,297


817,096

512,007

537,607

564,488

592,712

610,493

21


Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông Công ty mẹ

502,343

Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VNÐ)

426,992

448,341

470,758

494,296


509,125

521

547

574

603

621

613

2) Ước tính và định giá:
a.Tính toán tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của cổ đông ( Re)
- Suất sinh lời thị trường (RM) được tính toán trong giai đoạn từ năm 2000-2015 lấy
theo giá trị cuối mỗi năm của chỉ số Vn-index.
Năm

Thay
Chỉ số đổi

% thay
đổi

2015

579.03


2014

545.63

33.40

6.12%

2013

504.63

41.00

8.12%

2012

413.73

90.90

21.97%

2011

351.55

62.18


17.69%

2010

484.66

133.11

-27.46%

2009

494.77

-10.11

-2.04%

2008

315.62 179.15

56.76%

2007

927.02

611.40


-65.95%

2006

751.77 175.25

23.31%

2005

307.50 444.27 144.48%

2004

239.29

68.21

28.51%

2003

166.94

72.35

43.34%

2002


183.33

-16.39

-8.94%

2001

235.40

-52.07

-22.12%

2000

206.83

28.57

13.81% 15.84%

22


- Lãi suất phi rủi ro (Rf) được lấy của lãi suất trúng thầu Trái phiếu Chính Phủ tại Kết
quả đấu thầu Trái phiếu Chính phủ đợt 118, 119, 120 ngày 19 tháng 10 năm
2016. Ta lấy trung bình, lãi suất phi rủi ro của HAG là 6.65%
- Hệ số được lấy tại trang web />CAPM

Suất sinh lời thị trường (RM)

15.84%

Lãi suất phi rủi ro (RF)

6.65%

Hệ số Beta ()

1.43

RE = RF + (RM – RF)*

19.79%

b. Tính toán chi phí sử dụng nợ (Rd)
Lãi suất với nhiều khoản vay trong các năm trước của HAG là trên 11%/năm.
Nay dự kiến HAG sẽ được giãn tiến độ trả nợ (thay vì trả trong năm năm có thể
lên tới bảy năm) và lãi suất có thể giảm xuống 6,5-7% (với các khoản nợ đầu tư
vào nông nghiệp, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích). Nếu vậy thì HAG sẽ
giảm được ít nhất cũng gần cả ngàn tỉ đồng chi phí lãi vay một năm.
Ta lấy 6.5% là chi phí sử dụng nợ vay trước thuế của HAG.
=> Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế : 5,07% (thuế suất thuế TNDN : 22%)
/>c. Giá trị WACC
Tỷ trọng dùng cho việc tính WACC được dựa trên trung bình VCSH và Vay nợ của
HAG giai đoạn 2011-2015
TB
2015


2014

2013

2012

2011

Nợ

32,962,668

20,978,624

16,293,243

20,461,253

15,493,289

VCSH

16,265,720

14,237,728

12,852,649

9,753,290


9,398,583

Wd

0.67

0.60

0.56

0.68

0.62

0.62

We

0.33

0.40

0.44

0.32

0.38

0.38


23


Theo mức tỷ trọng trên, chúng tôi tính được WACC của HAG là 10.66% từ đẳng
thức:
WACC = RE*WE + RD*WD*
Vay nợ

VCSH

5.07%

19.79%

0.62

0.38

R
Tỷ trọng
(W)
WACC

10.66%

d) Định giá theo phương pháp FCF:
FCF = EBIT*(1-TAX) + KHẤU HAO – CAPEX – CHÊNH LÊCH NOWC
Đơn vị:
triệu đồng
Tổng tài sản

cố định
BĐS đầu tư
Tổng hợp
Khấu hao
Capex

Đơn vị: triệu
đồng
Tiền và các khoản
tương đương tiền

2015

2016E

2017E

2018E

2019E

2020E

6,287,742 5,344,581 5,611,810 5,892,400 6,187,020 6,372,631
81,725

69,466

72,940


76,587

80,416

82,828

6,369,467 5,414,047 5,684,749 5,968,987 6,267,436 6,455,459
372,592

316,703

332,538

349,165

366,624

377,622

(11,158,433)

(638,717)

603,241

633,403

665,073

565,645


2015

2016E

2017E

2018E

2019E

2020E

967,967

822,772

863,911

907,106

952,461

981,035

Khoản phải thu
khách hàng

8,469,868


7,199,388

7,559,357

7,937,325

8,334,191

8,584,217

Hàng tồn kho

3,646,452

3,099,484

3,254,458

3,417,181

3,588,040

3,695,682

Khoản nợ ngắn
hạn
NOWC

13,212,976 11,231,030 11,792,581 12,382,210 13,001,321 13,391,360
(128,689)


(109,386)

(114,855)

24

(120,598)

(126,628)

(130,426)


△NOWC

(604,989)

Đơn vị: triệu đồng

19,303

2015

(5,469)

2016E

2017E


(5,743)

2018E

(6,030)

2019E

(3,799)

2020E

1,584,825 1,347,101 1,414,456 1,485,179 1,559,438 1,606,221

EBIT

644,970

548,224

575,635

604,417

634,638

653,677

372,592


316,703

332,538

349,165

366,624

377,622

1,247,331

1,060,231

1,113,243

1,168,905

1,227,350

1,264,170

(11,158,433)

(638,717)

603,241

633,403


665,073

565,645

(604,989)

19,303

(5,469)

(5,743)

(6,030)

(3,799)

3,338,782

624,292

(24,773)

(273)

(287)

2,231

2016E


2017E

2018E

FCF

624,292

(24,773)

(273)

(287)

2,231

WACC

10.66%

10.66%

10.66%

10.66%

10.66%

Hiện giá dòng tiền trong
kỳ


564,154

(20,230)

(202)

(191)

1,344

NOPAT
+Khấu hao trong năm
OCF
Capex
△NOWC
FCF

Đơn vị: triệu đồng

2,015

2019E

2020E

Tốc độ tăng trưởng giai
đoạn ổn định

3.00%


Hiện giá dòng tiền cuối kỳ

19,423

Giá trị công ty
Trừ nợ

145
32,962,668

Giá trị vốn cổ phần

(32,962,523)

(Triệu)

Số cố phiếu đang lưu hành

789,967,947

(CP)

Giá mỗi cổ phiếu

(48,413)

(VNĐ)

Nhóm sử dụng phương pháp định giá FCF cho ra kết quả -48.413 VNĐ/cp. Công ty

đã đầu tư vào tài sản quá nhiều, đồng thời dòng tiền thu về ở thời điểm hiện tại là chưa
cao. Điều này cho thấy dòng tiền trong hiện tại của HAG đang gặp phải vấn đề. Các
khoản nợ đang khiến doanh nghiệp này gặp phải sự khó khăn trong việc kinh doanh.
Tuy nhiên, với sự thay đổi cũng như sự giúp đỡ HAGL sẽ sớm trở lại là một cổ phiếu
tiềm năng.
25


×