Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập học kì môn Tâm lý học tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.13 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
NỘI DUNG……………………………………………….……………………..….1
I.
1.
2.
3.
II.
1.
2.
3.
III.

Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp..............................................1
Khái niệm oạt động giáo dục...........................................................................1
Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp.............................2
Đặc điểm của hoạt động gáio dục trong hoạt động tư pháp.............................2
Vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng.......................3
Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự...........................3
Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự.............................6
Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân.................7
Một số kết luận...........................................................................................9

KẾT LUẬN.............................................................................................................10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.



Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học tư pháp, NXB Công an

3.

nhân dân, năm 2006.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Công

4.

an nhân dân, năm 2007.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam,

5.

NXB Tư pháp, năm 2008.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, NXB
Công an nhân dân, năm 2008.


3

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục là một hoạt động đóng vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động tư pháp. Nó là một hoạt độn rất cơ bản, rất cần
thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Họat động nhận thức không
chỉ cải tạo, cảm hóa người phạm tội mà còn giáo dục ý thức pháp luật cho các
công dân qua đó thực hiện tốt công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm Do đó
em xin chọn đề bài số 03 “Phân tích vai trò của hoạt động giáo dục trong các

giao đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự; xét xử vụ án hình sự; giao dục, cải
tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết.” cho bài tậphọc kì để làm rõ hơn
vấn đề trên.

NỘI DUNG
I.
1.

Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Khái niệm hoạt động giáo dục
Một trong những mục đích cơ bản của hoạt độntư pháp là giáo dục, cải tạo

và cảm hóa người phạm tội, cũng như giáo dục mọi công dân có ý thức tuân thủ
pháp luật. Hoạt động giáo dục được coi là một chức năng tâm lý cơ bản của hoạt
động tư pháp.
Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục đích đến
tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như nhưgx
phẩm chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn.

2.

Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp


4

Trong hoạt động tư pháp hoạt động giáo dục nhằm hướng tới các mục đích:
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tăng cường ý thức pháp
luật của mọi công dân. Thông qua hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
trong các quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để giáo dục ý

thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho
thấy có nhiều người coi thường pháp luật, do kém hiểu biết pháp luật nên đã dẫn
đến chỗ phạm tội. Vì vậy giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người cso thái độ
đúng đắn đối với việc tuân thủ các quy phạm pháp luật có tác dụng răn đe và
phòng ngừa tội phạm.
Giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu của
hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Bên cạnh những phẩm chất tâm lý
tiêu cực, ở người phạm tội vẫn có những phẩm chất tâm lý tích cực. Giáo dục
phải hướng đến loại bỏ những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở người phạm tội, làm
nảy sinh và phát triển các phẩm chất tâm lý tích cực để đưa họ trở về với xã hội.
Có như thế thì hình phạt mà Tòa tuyên mới có ý nghĩa cải tạo, giáo dục, cảm hóa
họ và có thể làm giảm tình trạng phạm tội hiện nay.
3.

Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Trong các hoạt động của con người, hoạt động giáo dục luôn luôn được coi

là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên mục đích, điều kiện giáo dục và đối
tượng giáo dục trong từng loại hoạt động cụ thể lại thể hiện rất khác nhau. Chẳng
hạn hoạt động của giáo viên, hoạt động của người chỉ huy quân đội đều có chức
năng giáo dục khác nhau. Nói tóm lại, mặc dù mục đích chung của hoạt động
giáo dục – giáo dục con người, nhưng hoạt động giáo dục trong các hoạt động


5

nghề nghiệp khác nhau, trong những điều kiện khác nhau đều được đặt ra rất
khác nhau. Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp cũng có những đặc điểm
nổi bật:

-

Hoạt động giấo dục trong các giai đoạn tố tụng luôn luôn được thực hiện

-

trong khuôn khổ luật định;
Hoạt động giáo dục do các cán bộ tư pháp thực hiện nhằm tác động đến

-

tâm lý của những người tham gia tố tụng;
Hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng;
Khi tiến hành hoạt động giáo dục, các cán bộ tư pháp thường sử dung

những phương pháp tâm lý tư pháp.
II.
Vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng
1. Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ yếu
được thực hiện thông qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này mặc dù giáo dục
không phải là mục đích chính muốn đạt được tuy nhiên điều tra viên cũng đã bắt
đầu thực hiện chức năng giáo dục của mình. Nhằm bước đầu hình thành ở họ
thái độ ăn năn, hối hận đối với việc phạm tội. Hoạt động này được thể hiện cụ
thể như sau:
Trong khi tiến hành điều tra, mỗi một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần
được cân nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Khi giao tiếp với các công dân
là các đương sự có liên quan, ngoài mục đích thu thập thông tin, điều tra viên
phải có thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học và phải tạo được
cảm giác thoải mái, gần gũi và như thế mới đem lại được kết qủa tích cực. Điều

tra viên có thể cung cấp các tintức bổ sung cho người làm chứng, người bị hại
hoặc gợi ý, động viên họ để đánh giá, giải thích đúng nội dung sự kiện, cũng như
các hiện tượng xung quanh sự kiện, hoạt động này nhằm cho họ cởi mở hơn với


6

điều tra viên và cung cấp thông tin một cách chính xác hơn. Trong quá trình làm
việc với các công dân là đương sự điều tra viên phải nắm bắt được diễn biến tâm
lý của họ, nêu một số tấm gương sáng trong việc tuân thủ pháp luật, nhằm tiến
hành giáo dục ý thức pháp luật cho công dân. Khi ý thức pháp luật của công dân
được nâng cao sẽ hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật, qua đó góp phần
vào công cuộc phòng ngừa tội phạm.
Sự hình thành cơ sở giáo dục cho các giai đoạn hoạt động tư pháp khác có
thể biểu hiện bằng sự thu thập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo dục
tiếp theo của Tòa án và các tổ chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục người
phạm tội. Hoạt động này chính là nền tảng đặt nền móng cho việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của các cá nhân, tổ chức sau này một cách dễ dàng hơn. Đồng
thời điều tra viên cũng cần thu thập thông tin cần thiết về: cá nhân bị can để cung
cấp cho các cơ quan sẽ tiếp tục giáo dục họ, đó là những thông tin về phẩm chất
cá nhân của bị can, về các thói quen, phẩm chất tiêu cực của nó, môi trường
xung quanh tác động đến các phẩm chất tiêu cực của bị can, về điều kiện, hoàn
cảnh gia đình.
Nhằm tao thuận lợi, giúp các cá nhân, tổ chức sau này có nhiệm vụ giáo dục
sẽ hiểu rõ về bị can hơn và tìm ra những giái pháp giáo dục hiệu quả hơn. Đồng
thời hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm khỏa lấp những tổn thương về
mặt tinh thần của người bị hại và người làm chứng, nhằm trấn an tâm lí để hạn
chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra bởi hành vi của bị can có thể gây ra cho
những người này những trạng thái tâm lí tiêu cực. Khi tiến hành hoạt động điều
tra, các điều tra viên phải lựa chọn cách ứng xử phù hợp, tạo cho người làm

chứng và người bị hại cảm thấy được sự cảm thông, sẻ chia và được giúp đỡ từ
phía những người trong cơ quan điều tra. Bằng những hành động mang tính giáo


7

dục và nhân văn điều tra viên có thể giúp họ trấn an tinh thần, bình tĩnh nhớ laị
những tình tiết của vụ án một cách chính xác và khách quan, loại bỏ những suy
nghĩ tiêu cực.
Điều tra là một hoạt động rất đặc biệt. Khi tham gia hoạt động này, người
làm chứng, người bị hại có thể có những ức chế về tâm lí nhất định.Đối với
người làm chứng, việc triệu tập đến cơ quan điều tra để cung cấp chứng cứ, có
thể nằm ngoài ý muốn của họ.Họ có thể cảm thấy bị phiền hà, không muốn bị
liên lụy, đặc biệt là họ sợ bị trả thù. Còn đối với người bị hại, diễn biến tâm lý ở
họ rất phức tạp. Họ là người phải gánh chịu hậu quả của tội phạm, điều này hình
thành ở họ những xúc cảm tiêu cực. Trong một số trường hợp người bị hại còn
có tư tưởng nghi ngờ, thiếu lòngg tin vào hoạt động và sự chứng minh của cơ
quan điều tra. Bởi vậy điều tra viên cần phải làm cho họ tin tưởng và có thiện
chí, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Nội dung cơ bản của hoạt động giáo duc trong giai đoạn điều tra là hướng
tới cải tạo cảm hóa người phạm tội. Ở giai đoạn điều tra, việc giáo dục người
phạm tội chỉ mang tính chất sơ bộ, nhằm bước đầu hình thành ở họ thái độ ăn
năn, hối hận đối với việc phạm tội, từ đó có thái độ thành khẩn khai báo. Tác
động giáo dục ở giai đoạn này là cơ sở cho hoạt động giáo dục đối với người
phạm tội trong những giai đoạn tiếp theo.
Như vậy từ sự phân tích trên có thể khẳng định hoạt đông giáo dục có vai
trò không thể thiếu trong gia đoạn điều tra vụ án hình sự.
2.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự

Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo

dục bị can và mọi công dân. Ở giai đoạn này Toà án giáo dục mọi người ý thức


8

tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi
người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội
lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm.
Trong giai đoạn xét xử nội dung của hoạt dộng giáo dục gồm:
Tiếp tục giáo dục người phạm tội làm hình thành ở hộ sự ăn năn, hối hận để
có thái độ tích cực đối với bản án.
Tòa án cần giáo dục cho mọi người trong phòng xử án ý thức tôn trọng đối
với hoạt động xét xử. Chính vì vậy, Tòa án luôn phải cân nhắc kỹ phản ứng, xử
sự của mình đối với bất kì hành vi vi phạm nào chống lại Tòa án, cản trở hoạt
động xét xử của Tòa án. Tác động giáo dục của Tòa án đến bị cáo không chỉ diễn
ra trong thời gian xét xử tại phiên tòa mà còn được tiếp tục sau khi đã tuyên án,
tức là trong suốt thời gian cải tạo người phạm tội.
Phiên tòa có tác dụng cụ thể hơn và có mục đích rõ rệt đến tập thể nơi bị
cáo cư trú và làm việc, đến cá nhân nbị cáo. Điều nay được thể hiện trong
phương hướng rõ ràng khi lấy lời khai người làm chứng, biểu hiện trong việc
phát hiện lối sống và hoạt động của tập thể đã tạo điều kiện và khả năng phạm
tội đối với bị cáo. Cuối cùng, sự lôi cuốn các kiểm sát viên và những người bào
chữa vào quá trình xét xử cũng là phương tiện tăng cường tác động giáo dục của
Tòa án đối với những tập thể này.
Hoạt động giáo dục cần phải xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn của hoạt
động xét xử trong nhận thức và thiết kế của Tòa án. Trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử, Tòa án không chỉ lập kế hoạch nhận thức trong giai đoạn xét hỏi mà còn

lập kế hoạch thực hiện tác động giáo dục. Trong giai đoạn thẩm vấn, ảnhh hưởng


9

íao dục muôn hình muôn vẻ và rất đa dạng. Giáo dục ảnh hưởng đến thẩm vấn,
đến việc tiếp nhận và hiểu rõ chứng cứ, đến hoạt động của những người tham gia
phỏng vấn.
Nếu trong thẩm vấn, tác động giáo dục thông qua việc tiếp nhận, nghiên
cứu và kiểm tra chứng cứ, nhận thức vụ án thì trong tranh luận tại phiên tòa tác
động giáo dục thông qua việc giải thích, phân tích sâu sắc hơn về thực chất và ý
nghĩa của những chứng cứ đã tiếp nhận được trong thẩm vấn, và phân tích những
điều luật tương ứng.
Tác động giáo dục của Toà án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bản án
của Toà án tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là hình
phạt phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và
nhân cách của bị cáo, bản án phải rõ ràng, dễ hiểu. Bản án của Tòa án càng được
nhiều người biết càng tốt, do đó Tòa án cần công bố rộng rãi nội dung bản án.
Điều này rất quan trọng vì nó giúp Tòa án thực hiện tác động giáo dục đối với
mọi công dân.
3.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân
Mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo là giáo dục pháp

luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của phạm nhân, uốn nắn những tư tưởng
lệch lạc trong hành vi, hành động của phạm dần dần hình thành ở họ thói quen
chấp hành pháp luật, hình thành những phẩm chất tâm lý tích cực, phù hợp với
yêu cầu cảu xã hội. Chức năng giáo dục được thể hiện rõ nhét nhất trong quá
trình giáo dục, cải tạo phạm nhân. Đây là chức năng giáo dục đặc biệt, nó được

thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản sau:


10

Hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân được chủ thể giáo dục pháp
luật xây dựng dành riêng cho đối tượng phạm nhân đang chấp hành án phạt tù
trong các trại giam, dựa trên các phương pháp giáo dục pháp luật và thông qua
những hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện của từng trại giam,
cũng như phù hợp với đặc điểm tình hình phạm nhân trong các trại giam. Giáo
dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam là hoạt động giáo dục diễn ra
trong một môi trường đặc biệt và dành cho những đối tượng đặc biệt: môi trường
trại giam và đối tượng là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù
chung thân.
Vì lẽ đó, hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân có những đặc điểm,
tính chất phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với giáo dục pháp luật cho các nhóm
đối tượng xã hội khác. Môi trường trại giam luôn nằm trong sự kiểm tra, giám
sát một cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, mang tính cưỡng
chế rất cao, tạo ra một thứ “kỷ luật thép”. Môi trường đó, một mặt, có thể tạo
điều kiện thuận lợi đối với công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân nhờ vào
sự quản lý khá chặt chẽ, nghiêm túc; song, mặt khác, tính tự giác, chủ động, tích
cực của phạm nhân trong quá trình tham gia học tập pháp luật lại thường “tỷ lệ
nghịch” với mong muốn của chủ thể giáo dục pháp luật, do những nguyên nhân
chủ quan từ phía phạm nhân. Phạm nhân do mặc cảm nên thường tham gia các
lớp học tập pháp luật trong tâm thế miễn cưỡng, đối phó nhiều hơn là hào hứng,
chủ động.
Cải tạo trong trại được tiến hành trong nhóm các phạm nhân, trong nhóm
luôn luôn tồn tại những phẩm chất tâm lý tiêu cực nhất định vì họ là những
người phạm tội. Do đó khi tiến hành hoạt động giáo dục, cải tạo, ban giám thị tại



11

phải luôn luôn cân nhắc đến những mâu thuẫn trong giao tiếp giữa các phạm
nhân.
Điều đó đòi hỏi ban giám thị trại phải chuẩn bị và sử dụng các phương pháp
tác động đặc thù với mục đích giáo dục, cải tạo, và các phương pháp phải được
sử dụng thường xuyên trong những hoàn cảnh cụ thể được tạo ra trong nhóm
phạm nhân. Muốn cải tạo phạm nhân thì phải đồng thời tiến hành cải tạo cả
nhóm nhữn phạm nhân khác. Ở đây tác động giáo dục phải tiến hành song song
và đồng thời đến nhóm phạm nhân và cá nhân phạm nhân được đặt ra trong
nhóm này. Chính vì vậy hoạt động giáo dục tron gtrạo cải tạo được phát triển
theo hai hướng đó là giáo dục nhóm phạm nhân và một phạm nhân cụ thể. Mặt
khác mỗi phạm nhân cụ thể cũng ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục nhóm phạm
nhân.
III.

Một số kết luận
Hoạt động giáo dục là một quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành

phần của hoạt động tư pháp. Có thể nói, giáo dục là một trong những dạng hoạt
động cơ bản của hoạt động tư pháp, là phương tiện giúp cho tất cả những người
có liên quan và toàn xã hội có thức đúng đắn về pháp luật, phát triển nhân cách
theo xu hướng chuẩn mực xã hội.
Trong hoạt động giáo dục của quá trình tố tụng, các cơ quan tién hành tố
tụng nhận được một khối thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Điều quan
trọng là từ khối lượng thông tin này, cơ quan tiến hành tố tụng phải sàng lọc,
phân tích, đánh giá để từ đó cây dựng lên được mô hình phạm tội cũng như hành
vi phạm tội. Đây là việc giúp cho người tham gia tố tụng nâng cao khả năng tư
duy, tâm lý vững vàng ổn định và thực hiện những biện pháp giáo dục đúng đắn,



12

phù hợp; đặc biệt là người phạm tội có thể đối diện được với những hành vi
mình gây ra từ đó tiếp nhận giáo dục, cải tạo tốt trở thành công dân tốt.
Ngoài ra, hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp không phải là một
hoạt động giáo dục đơn thuần mà mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi giai đoạn tố
tụng có liên quan chặt chẽ với nhau. Hoạt độn giáo dục ở giai đoạn trước đóng
vai trò quan trọng, cần thiết, là cơ sở để thực hiện các hoạt động giáo dục tiếp
theo.
Trong giai đoạn tố tụng không thể bỏ qua chức năng của giáo dục. Mặc dù
nó là hoạt động cuối cùng trong hoạt động tư pháp nhưng kết quả của nó có vai
trò trong việc đánh giá tổng thể cả quá trình tố tụng, là thước do hiệu quả chức
ănng giáo dục của các chủ thể tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng.

KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày bài tập học kỳ của em. Trong quá trình làm bài
do kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn.



×