Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.51 KB, 94 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HÒ CHl MINH

VÕ TIÊN ANH

Cơ CHẾ GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP
GIỮA NHÀ ĐÀU Tư NƯỚC NGOÀI
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC NHẬN ĐÀU Tư
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC

TP. HÒ CHÍ MINH, NĂM 2017


VÕ TIẾN ANH

Cơ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
GIỮA NHÀ ĐẦU Tư NƯỚC NGOÀI
VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ TRÍ
HẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Võ Tiến Anh - mã số học viên: 7701240747A, là
học viên lớp Cao học Luật khóa 24, chuyên ngành Luật kinh
tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác
giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Cơ chế giải quyết


tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước
nhận đầu tư” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày
trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Võ Trí Hảo. Trong Luận
văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin
được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung
thực./


MỤC LỤC
TRANG PHỤ
BÌA

LỜI

CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ
VIÉT TẤT TÓM TẤT
LUẬN VĂN
1.2.

KÉT LUẬN...................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT



DANH MUC I L VIÉT TAT
ADR
Alternative Dispute Resolution
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
BIT
Bilateral Investment Treaty
CRCICA Cairo Regional Center For International
Commercial
Arbitration
FDI
Foreign Direct
Investment
ICC
International Chamber of Commerce
ICJ
International Court of Justice
ICSID
International Centre for Settlement of Investment
Disputes
IIA
International Investment Agreement
ILC
International Faw Commission
ISDS
Investor-State Dispute Settlement
LCIA
Fondon Court of International Arbitration
MCCI
Moscow Chamber of Commerce and Industry
NAFTA North American Free Trade Agreement

PCA
Permanent Court of Arbitration
PCIJ
Permanent Court of International Justice
see
Stockholm Chamber of Commerce
UNCTAD United Nations Conference on Trade and
UNCITRA Development
United Nations Commission on International Trade
L
Faw

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn thảo luận về các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tu nước


ngoài với chính phủ nước nhận đầu tư, cụ thể bao gồm: Thương lượng, hòa giải, tòa án
quốc gia, bảo hộ ngoại giao, trọng tài quốc tế (vụ việc và quy chế). Trong đó, tác giả
tập trung phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp tại Trung tâm quốc tế về giải quyết
tranh chấp đầu tư (ICSID). ICSID đang dần trở thành cơ chế giải quyết tranh chấp
được lựa chọn nhiều nhất vì những ưu thể vượt trội, tuy nhiên cũng có không ít những
nghi ngại từ cả hai phía.
Tác giả chọn góc nhìn từ nhà đầu tư để phân tích tính hiệu quả, lợi ích và hạn
chế của mỗi cơ chế; với mong muốn luận văn có thể trở thành một tài liệu tham khảo
có ích cho các nhà đầu tư chẳng may gặp phải tranh chấp với chính phủ nước nhận đầu
tư.
ABSTRACT
The thesis discusses about investor-state dispute solution mechanisms,
including: negotiation, conciliation, domestic court, diplomatic protection,
international arbitration (ad hoc and institution). The thesis focus on analysing ICSID.

ICSID is more coming to the favourite choice for dispute solution because of superior
advantages. Beside, it still have doubt from both.
Author analyze effectiveness, advantage and weakness of each mechanism from
investor’s view: with my desire, this research would be a useful reference for investors
who have to dispute with host state.
Key word: Tranh chap đâu tư, investment dispute, settlement, diplomatic protection,
ICSID.


7

Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Thông qua các hiệp định đầu tư quốc tể (IIA), nền kinh tế
của các quốc gia ngày càng liên kết chặt vào nhau. 3.304 hiệp định
đã góp phần tạo nên dòng đầu tư trục tiếp (FDI) toàn cầu đạt 1,76
ngàn tỷ USD vào năm 2015, mức cao nhất từ khủng hoảng kinh tế
- tài chính thế giới năm 20081. Sự liên kết giữa các nền kinh tế
càng chặt thì va chạm lợi ích, mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước
ngoài và chính phủ nước nhận đầu tư phát sinh là điều khó tránh
khỏi. Năm 2015 cũng là năm ICSID nhận được nhiều vụ đề nghị
giải quyết tranh chấp nhất (52 vụ) kể từ khi ICSID được thành lập2
3
.
Xảy ra tranh chấp với chính phủ nước nhận đầu tư là điều
mà không nhà đầu tư nào mong muốn. Việc giải quyết thường kéo
dài, khó khăn và đầy bất trắc. Pháp luật quốc gia và quốc tế cung
cấp nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa
giải, giải quyết tại tòa quốc gia, bảo hộ ngoại giao, trọng tài quốc
tế (vụ việc và quy chế). Không có cơ chế nào là hoàn hảo. Nhà

đầu tư luôn cần thông tin về ưu điểm, hạn chế cũng như tính hiệu
quả của mỗi cơ chế đe có thể cân nhắc những thiệt hơn khi chọn
lựa cơ chế phù họp nhất.
Điều này cũng đúng với Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi,
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ
Việt Nam cũng trở thành bị đơn trong ít nhất 4 vụ tranh chấp đầu
tư quốc tế [Trình Vinh Binh V. Vietnam (2004), McKenzie V.
Vietnam (2010), Dialasie V. Vietnam (2011) và Recofi V. Viet Nam
(2014)]'. Chưa có thông tin nào cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã
vướng vào khiếu kiện với chính phủ nước ngoài, tuy nhiên doanh
nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều thì việc chuẩn
bị tham gia vào các vụ kiện là điều phải được tính đến.
Vì các lý do trên, tác chọn chọn đề tài “Cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận
đầu tư” để thực hiện nghiên cứu.
1.

1 UNCTAD. 2016. World Investment Report 2016 - Investor nationality: Policy challenges. Geneva: United
Nations Publication.
2 ICSID. 2016. The ICSID Caseload - Statictics (Issue 2016-2).
3 UNCTAD. truy cập ngày 09/6/2017.


8

2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên
2.1. Giả thuyết nghiên cứu

cứu


Tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên hai giã thuyết:
Một là, liên kết kinh tế là một xu thế tất yếu. Thông qua
các hiệp định kinh tế song phuơng, đa phuơng, các quốc gia sẽ
ngày càng xích lại gần nhau hơn. Tuy có nhen nhóm chủ nghĩa
bảo hộ nhung họp tác vẫn là dòng chính.
Hai là, đi liền với hợp tác là các tranh chấp thuơng mại,
đầu tu trong đó có giữa nhà đầu tu và chính phủ nuớc nhận đầu
tu.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Ở phạm vi đề tài này, câu hỏi nghiên cứu tác giả muốn trả
lời đó là: Nhà đầu tu nuớc ngoài có những cơ chế nào để giải
quyết tranh chấp với chính phủ nuớc nhận đầu tu? Những cơ chế
này có đặc điếm gì khác biệt so với cơ chế giải quyết tranh chấp
quốc nội truyền thống?
3. Tình hình nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bài viết “Giải quyết tranh châp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và chinh phủ nước tiêp nhận đầu tư - Một vài suy nghĩ đôi
với Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Minh Hằng đăng trên Tạp chí
Luật học số 10/2012. Qua bài viết, tác giả đã trình bày khái quát
các phuơng thức giải quyết tranh chấp đầu tu quốc tế, các
phuơng thức giải quyết tranh chấp đầu tu quốc tế tại Việt Nam và
việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID đối với Việt
Nam.
Bài viết “Địa vị của quôc gia với tư cách là một bên tranh
chấp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư
quốc tế” của tác giả Nguyễn Thu Thủy đăng trên Tạp chí Nhà
nuớc và pháp luật số 4/2013. Tác giả nhận định tranh chấp giữa
quốc gia với quốc gia thì địa vị là bình đang, tranh chấp giữa
quốc gia với chủ thể tu thì không hoàn toàn bình đẳng do quốc

gia tranh chấp có khả năng viện dẫn quyền miễn trừ. Và để
khuyến khích thuơng mại, đầu tu quốc tế, các quốc gia đã từ bỏ
quyền miễn trừ thông qua các thỏa thuận giải quyết tranh chấp
trong các điều uớc quốc tế hoặc trong các họp đồng thuơng mại
và đầu tu.
Bài viết “Giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa chính phủ


9

và nhà đầu tư nước ngoài” của tác giả Đỗ Viết Anh Thái đăng
trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2012. Bài viết phân tích
những đặc điểm cơ bản của tranh chấp, cơ chế
giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật Việt Nam và những vấn
đề đặt ra đối với Việt Nam.
Bài viết “Sự chấp nhận thâm quyển xét xử của các tòa trọng
tài quốc tế đối với tranh chấp giữa quốc gia với nhà đầu tư nước
ngoài trong các hiệp định đầu tư song phương” của tác giả Trịnh Hải
Yen đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 69, 06/2007. Bài viết
nghiên cứu về quy định trọng tài ICSID, quy tắc trọng tài
UNCITRAL và quy định về các trọng tài quốc tế khác trong các hiệp
định đầu tư song phương của Việt Nam. Từ các phân tích đó, tác giả
đã nêu lên một số tác động tích cực và thách thức đối với Việt Nam
khi chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa trọng tài quốc tế.
Bài viết “Một số vụ trọng tài giữa nhà đầu tư nước ngoài và
chính phủ nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến các nước ASEAN”
của tác giả Trịnh Hải Yen đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2012,
trong đó tác giả tống hợp 6 (sáu) vụ kiện được xử tại ICSID với
nguyên đơn là các nhà đầu tư nước ngoài, bị đơn là chính phủ các
nước ASEAN. Tuy chỉ tổng hợp, dịch các vụ kiện nhưng thông qua

phán quyết cũng giúp người đọc hiếu rõ thêm các nội dung của Công
ước ICSID về định nghĩa đầu tư, đối xử công bằng và thỏa đáng,
tước đoạt tài sản, chuyển tiền đầu tư về nước4.
Bài viết “Cơ chế và thực tiên giải quyết tranh chấp đầu tư cùa
Trung tâm Giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) ” của
tác giả Đồ Hoàng Tùng đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
4/2008. Bài viết phân tích đặc điểm của cơ chế và thực tiễn giải
quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đầu tư quốc tế theo thủ tục
Trọng tài của ICSID và kinh nghiệm quốc tế trong việc gia nhập
Công ước ICSID.
Bài viết “Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại ICSID và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Đỗ Thanh Hà
đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2/2013. Tác
4 Có 4 vụ kiện liên quan đến việc định nghĩa đầu tu: (i) Vụ “Philippe Gruslin V. Malaysia " (ICSID Case
No.ARB/99/3); (ii) Vụ “Young Chi Oo Trading Pte. Ltd. V. Government of the Union of Myanmar” (Asean I.D. Case
No. ARB/01/1); (iii) Vụ “Malaysian Historical Salvors. SDN, BHD V. The Government of Malaysia” (ICSID Case No.
ARB/05/10) và (iv) Vụ "SGS Société Générale de Surveillance S.A. V. Republic of the Philippines" (ICSID Case No.
ARB/02/6). CÓ 2 vụ kiện liên quan đến việc đối xử “công bằng và thỏa đáng" đối với nhà đầu tư: (i) Vụ "MTD Equity
Sdn. Bhd. and MTD Chile S.A. V. Republic of Chile" (ICSID Case No.ARB/01/7) và (ii) Vụ “Fraport AG Frankfurt
Airport Services Worldwide V. The Republic of the Philippines " (ICSID Case No. ARB/03/25).


1
0

giả giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế tại ICSID trong đó lưu ý đến vấn đề thẩm quyền cùa
ICSID, khái niệm đầu tư, tước đoạt quyền sở hữu. Ngoài
ra, tác giả cũng trình bày các khó



1
1

khăn đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế tại ICSID và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Bài viết “Cơ chế giải quyết tranh chap WTO và các tranh chấp
đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ” của tác giả Trần Việt Dũng và
Vũ Duy Cương đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số tháng 3/2010.
Nội dung cơ bản của bài viết là phân tích về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO, bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành so sánh với cơ
chế giải quyết trọng tài quốc tế và chỉ ra hạn chế lớn nhất của cơ chế
trọng tài quốc tế là chi tập trung khắc phục thiệt hại vật chất của nhà
đầu tư mà không tác động làm thay đổi môi trường đầu tư.
Tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư là một trong những nội
dung chính của các hiệp định đầu tư song phương cũng như là
nguyên nhân tranh chấp chủ yếu giữa nhà đầu tư nước ngoài với
chính phủ nước nhận đầu tư. Liên quan đến vấn đề này có một số bài
viết nghiên cứu sau: Bài viết “Tước quyền sở hữu của nhà đầu tư
trong các hiệp định đầu tư song phương ” của tác giả Trần Thị Thùy
Dương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 01/2015. Bài
viết “Trách nhiệm bồi thường đối với hành vi truất hữu tài sản của
nhà đầu tư nước ngoài và các phương pháp định giá tài sản đế bồi
thường trong pháp luật đầu tư quốc tế” của tác giả Trần Việt Dũng
đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 05/2014. Bài viết “Truất hữu
tài sản của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp làm ô nhiêm
môi trường” của tác giả Trần Việt Dũng đăng trên Tạp chí Khoa học
pháp lý số 05/2016. Bài viết “Truất hữu tài sản của nhà đâu tư nước
ngoài và trách nhiệm bồi thường của quốc gia trong Luật đầu tư
quốc tế hiện đại” của tác giả Trần Việt Dũng đăng trên Tạp chí Nhà

nước và pháp luật số 08/2014.
Như vậy, có thế nhận định, ngoài bài viết “Giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiêp nhận đầu
tư - Một vài suy nghĩ đổi với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh
Hằng đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2012 thì đa số các nghiên cứu
trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu đến cơ chế giải quyết tranh
chấp tại ICSID và các vấn đề liên quan đến tước quyền sở hữu mà
chưa có nghiên cứu tương đối chi tiết các cơ chế giải quyết tranh
chấp khác giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước nhận đầu
tư. Từ góc nhìn nhà đầu tư, chưa có bài viết nào có thể cung cấp
thông tin tổng họp để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện để lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp.


1
2

Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bài viết “Impact of Trans-Pacific Partnership Agreement and
Investor- State Dispute Settlement on Vietnam and Japan’’ (Dịch ra
tiếng Việt là Ánh hưởng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình
dương và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư - nước nhận đầu tư
đối với Việt Nam và Nhật Bản) của tác giả Dai Tamada đăng trên
Kobe Law Journal so 06/2014. Qua bài viết, tác giả phân tích ba nội
dung chính: (i) Sự cần thiết của ISDS để bảo vệ nhà đầu tư,
(ii) Quy định về ISDS trong các hiệp định bảo hộ đầu tu song
phương của Việt Nam và (iii) Ảnh hưởng của TPP đối với
Việt Nam và Nhật Bản.
Bài viêt “The outsized costs of Investor - State dispute
settlement” (Dịch ra tiếng Việt là Chi phí quá mức cho giải quyết

tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước nhận đầu tư) của tác giả Lise
Johnson và Lisa Sachs đăng trên tạp chí Insights thuộc Đại học
Michigan State volume 1, 01/2016. Hai tác giả cố gắng làm rõ liệu
ISDS có giúp khuyến khích đầu tư, gia tăng lợi nhuận hay không? Và
nếu có lợi nhuận thì lợi nhuận có nhiều hơn chi phí khi giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước nhận đầu tư không?
Bài viết “Why do countries commit to ISDS for disputes with
foreign investors? ” (Dịch ra tiếng Việt là Tại sao các quốc gia cam
kết sử dụng ISDS để giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước
ngoài?) của tác giả Srividya Jandhyala đăng trên tạp chí Insights
thuộc Đại học Michigan State volume 1, 01/2016. Tác giả đã nêu lên
ba lý do giải thích vì sao điều khoản ISDS lại xuất hiện nhiều trong
các hiệp định bảo hộ đầu tư.
Bài viết “Recent trends in investor-state dispute settlement”
(Dịch ra tiếng Việt là Xu hướng gần đây của cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước nhận đầu tư) của tác giả
Rachel L. Wellhausen đăng trên Journal of International Dispute
Settlement, 2016, 7, 117-135. Bài viết là sự thống kê công phu của
tác giả về 676 phán quyết của trọng tài quốc tế từ năm 1990 đến năm
2014. Qua đó, tác giả đã phân tích về nguyên đơn, bị đơn và tỉ lệ
thắng, thua kiện của các bên.
Cuốn sách của tác giá Christoph H. Schreuer và cộng sự có tên:
“The ICSID Convention: A Commentary” (Dịch ra tiếng Việt là Bình
luận về Công ước ICSID) được Nhà xuất bản Đại học Cambridge
xuất bản năm 2009. Tác phẩm có thể được xem là cuốn sách “phải
đọc” để hiểu ngọn ngành, quá trình tranh luận để hình thành từng quy
3.2.


1

3

định của Công ước.
Cuốn sách của tác giả Peter Muchlinski và cộng sự có tên:
“The Oxford handbook of International Investment Law” (Dịch ra
tiếng Việt là Sách cẩm nang về Luật Đầu tư quốc tế) được Nhà xuất
bản Đại học Oxford xuất bản năm 2008, là tập hợp các bài nghiên
cứu công phu của nhiều tác giả về các vấn đề liên quan đến đầu tư
quốc tế trong đó có giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính
phủ nước nhận đầu tư. Cùng chủ đề này còn có cuốn sách của tác giả
Rudolf Dolzer và Christoph H. Schreuer có tên: “Principles of
International Investment Law” (Dịch ra tiếng Việt là Những nguyên
tắc của Luật Đầu tư quốc tế) được Nhà xuất bản Đại học Oxford xuất
bản năm 2008 cũng là một tài liệu có giá trị tham khảo.
Chuồi ấn phẩm của UNCTAD liên quan đến giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước nhận đầu tư
cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích.
4. Điểm mói của đề tài
So với các nghiên cứu trong nước, đề tài đã trình bày một cách
có hệ thống kết họp với phân tích chi tiết đặc điếm các cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận
đầu tư nhìn từ góc độ của nhà đầu tư.
5. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu với hai mục đích. Một là, xác
định hệ thống các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và chính phủ nước nhận đầu tư. Hai là, luận văn không hướng
đến việc đề xuất sửa đổi quy định pháp luật mà mong muốn góp phần
làm rõ những lợi ích, hạn chế và tính hiệu quả của từng cơ chế.
5.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận đầu
tư; các quy định quốc gia, quốc tế và các phán quyết có liên quan.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước
nhận đầu tư là vấn đề khá rộng, bao gồm: Nguyên nhân phát sinh
tranh chấp (Vi phạm họp đồng; thu hồi hoặc từ chối cấp giấy phép;
tước đoạt quyền sở hữu, v.v..); Các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tu (Tiêu
chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng; Đối xử quốc gia; Đối xử tối
huệ quốc); Thẩm quyền và miễn trừ; Các cơ chế giải quyết tranh


1
4

chấp; Định giá và bồi thường thiệt hại; Luật áp dụng, quy tắc tố tụng
và các vấn đề có liên quan khác.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, để đề tại được tập trung,
tác giá giới hạn nghiên cứu ở khía cạnh các cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước nhận đầu tư.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đe hoàn thành luận văn này, tác giả đã vận dụng tống họp các
phương pháp nghiên cứu pháp luật như sau:
Chương 1, tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích luật viết
và so sánh luật học để phân tích làm rõ các định nghĩa liên quan đến
đầu tư, nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính
phủ nước nhận đầu tư.
Chương 2, ngoài hai phương pháp trên, tác giả còn áp dụng
phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn bằng cách tồng hợp, phân
tích các phán quyết đế làm rõ việc áp dụng thực tế các quy định.

7. Ỷ nghĩa nghiên cứu
Đe tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng là các công trình
nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp
đầu tư quốc tế. Qua đó thấy được rằng việc giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận đầu tư là rất khó
và phức tạp. Mặc dù, pháp luật quốc gia và quốc tế đã thiết lập một
hệ thống các cơ chế để giải quyết tranh chấp nhưng không cơ chế nào
là hoàn hảo. Mồi cơ chế đều có hạn chế nhất định. Nhà đầu tư phải
hết sức cân nhắc khi chọn lựa cơ chế giải quyết tranh chấp.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm hai phần
chính sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế.
Chương 2: Các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
đầu tư nước ngoài và chính phủ nước nhận đầu tư.


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÈ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TÉ
Chương này tập trung làm rõ các định nghĩa liên quan đến đầu
tư, nhà đầu tư và tranh chấp pháp lý về đầu tư.
Định nghĩa đầu tư
về lý thuyết, từ góc nhìn kinh tế, đầu tư được định nghĩa là sự
chuyển giao tiền, tài sán trong hiện tại với mong muốn gặt hái được
lợi nhuận trong tương lai5. Giới luật học quan sát chi tiết hơn, theo đó
đầu tư nước ngoài liên quan đến việc dịch chuyển tài sản vô hình
hoặc hữu hình từ một nước sang một nước khác vì mục đích tạo ra
lợi nhuận dưới sự kiểm soát của người chủ sở hữu toàn bộ hoặc một
phần tài sản đó6.

về luật thực định, định nghĩa về đầu tư được quy định cả trong
luật quốc gia và hiệp định đầu tư quốc tế. Tuy không có một định
nghĩa chung nhất về đầu tư nhưng đây là bản chất tranh chấp ịratione
materiae) đầu tư quốc tế. Có ba cách tiếp cận khi định nghĩa về đầu
tư: (i) tài sản, (ii) vốn và (iii) doanh nghiệp. Luật đầu tư (đầu tư
chung, đầu tư nước ngoài hay khuyến khích đầu tư - sau đây gọi tắt
là luật đầu tư) của các quốc gia định nghĩa đầu tư theo cả ba cách,
trong khi đó đa số các hiệp định đầu tư song phương (BIT) hướng
đến định nghĩa đầu tư theo tài sản7.
1.1.

1.1.1. Định nghĩa đầu tư theo pháp luật quốc gia

Theo cách tiếp cận về vốn, điều 3.1, 3.5, 3.6, Luật Khuyến
khích đầu tư của Lào năm 2009 quy định đầu tư là việc nhà đau tư
mang phần vốn hữu hình (tiền, tài sản cố định, tài sản lưu động) và
vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập kỳ vọng, quyền cho thuê,
quyền kinh doanh, nhượng quyền tác giả, V.V..) với mục đích thực
hiện hoạt động kinh doanh tại Lào.
Philippines và Hàn Quốc có cách tiếp cận doanh
nghiệp: Khoản 3.b, Luật Đầu tư nước ngoài của
Philippines năm 1991 quy định đầu tư là phần vốn góp vào
bất kỳ công ty nào được tỏ chức và hoạt động theo pháp luật

5 Zvi Bodie et al., 1998. Essentials of Investment. Irwin Me Graw- Hill.
6 Sornarajah, 2004. The International Law on Foreign Investment. 2nd. Cambridge University
Press.
7 Engela C Schlemmer, 2008. The Oxford handbook of International Investment Law. New York: Oxford
University Press, pp 140-211.



16

Philippines hoặc Điều 2.4.a, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài
của Hàn Quốc năm 2009 quy định đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu
tư nước ngoài mua, theo điều kiện được quy định của sắc lệnh Tông
thống, chứng khoán của một tập đoàn (bao gồm tập đoàn đang được
thành lập) hoặc một công ty được điều hành bởi một công dãn Hàn
quốc, vì mục đích thiết lập quan hệ kinh tế liên tục và tham gia quản
lý các tập đoàn, công ty kê trên phù họp với pháp luật.
Còn Myanmar theo cách tiếp cận tài sản như các BITs.
Điều 2.q và điều 40, Luật Đầu tư của Myanmar năm
2016 quy định đầu tư là bất kỳ tài sản thuộc sở hữu và quản
lý của nhà đầu tư phù hợp với luật, cụ thê như sau:
(i) Công ty;
(ii) Tài sản cố định, tài sản lưu động, các quyền liên quan đến tài sản,
tiền mặt, máy móc, trang thiết bị, công cụ, các khoản thế chấp và
cầm cố;
(iii) Cố phiếu, trái phiếu;
(iv)

Quyền sở hữu trí tuệ;

(v)

Quyền đòi nợ và quyền yêu cầu thực hiện họp đồng có giá trị tài

chính;
(vi) Họp đồng chia sẻ lợi nhuận, hoặc quyền sản xuất, quản lý, xây
dựng theo họp đồng bao gồm họp đồng chìa khóa trao tay;

(vii) Các quyền có thể chuyển nhượng theo pháp luật và họp đồng,
bao gồm quyền thăm dò, khai thác, chiết xuất tài nguyên thiên
nhiên.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận các cách tiếp cận khác nhau: Từ
cách tiếp cận vừa vốn, vừa tài sản (Điều lệ về đầu tư của nước ngoài
ở Việt Nam năm 1977), sang cách tiếp cận về vốn (Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987, 1990, 1992, 1996, 2000, 2005) và hiện
giờ là cách tiếp cận doanh nghiệp theo Luật Đầu tư năm 2014, theo
đó đầu tư kinh doanh là việc nhà dầu tư bỏ vốn đầu tư đê thực hiện
hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tô chức kinh tế; đầu
tư góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp của tô chức kinh tê; đầu tư
theo hình thức hợp đòng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
1.1.2. Định nghĩa đầu tư theo các hiệp định đầu tư quốc tế
Đa số8 các hiệp định đầu tư quốc tể định nghĩa về đầu tư theo
8 Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998 không định nghĩa đầu tư mà thông qua định nghĩa


1
7

cách tiếp cận tài sản với độ mở khác nhau. Tùy vào định nghĩa đầu tư
trong các hiệp định, có thể chia thành ba nhóm: mô tả, toàn diện và
hỗn họp9. Nhóm mô tả định nghĩa đầu tư theo một danh sách đa
dạng, nhưng không giới hạn các loại tài sản đầu tư, ví dụ như Hiệp
định đầu tư toàn diện ASEAN năm 2012 thay thế Hiệp định khung về
khu vực đầu tư ASEAN năm 1998. Phần lớn BIT Việt Nam ký với
các nước cũng thuộc nhóm này như Việt Nam - Anh, Việt Nam Italia, Việt Nam - Malaysia, V.V..

(a)
(b)


Điều 4.C, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN năm
2012 quy định khoản đầu tư là tất cả các loại tài sản thuộc
quyền sở hữu hoặc kiếm soát của một nhà đầu tư, bao gồm
nhưng không giới hạn trong:
(i) Tài sản lưu động và cố định và các quyền tài sản khác
như thế chấp hoặc cầm cố;
(ii) Cố phiếu, trái phiếu và các hình thức tham gia vào một
pháp nhân và quyền hoặc lợi ích phát sinh từ việc tham
gia đó;
(iii) Quyền sở hữu trí tuệ được trao theo quy định của pháp
luật của mỗi nước thành viên;
(iv) Yêu cầu thanh toán hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng liên
quan đến việc kinh doanh và có giá ưị tài chính (khoản
đầu tư không có nghĩa là yêu cầu bồi thường phát sinh từ:
hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ; hoặc,
việc cấp tín dụng có liên quan đến các họp đồng thương mại đó);
(v) các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khóa
trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất hoặc chia sẻ doanh
thu; và,
(vi) nhượng quyền kinh doanh cần thiết đế tiến hành các hoạt
động kinh tế và có giá trị tài chính theo luật định hoặc
theo họp đồng, bao gồm nhượng quyền tìm kiếm, phát
triển hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

nhà đầu tư với cách tiếp cận về vốn: Nhà đầu tư ASEAN thực hiện đầu tư vào Quốc gia thành viên khác, trong đó vốn
ASEAN thực tế của pháp nhân đó cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất phải bằng tỷ lệ tối thiêu cần có đế
thoã mãn yêu cầu về vốn Quốc gia và các yêu cầu về vốn khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia
được công bố, nêu có, của nước chủ nhà liên quan đến đầu tư đó. Tuy nhiên, Hiệp định không điều chỉnh đầu tư gián
tiếp.

9 Noah Rubins, 2004. Arbitrating Foreign Investment Disputes: Procedural and Substantive Legal Aspects.
The Hague: Kluwer Law International, pp 283-324.


18

Nhóm toàn diện liệt kê đầy đủ nhưng có giới hạn các loại tài
sản được xem là đầu tư hoặc không được xem là đầu tư. Hiệp định
NAFTA có thể được xếp vào nhóm này.
Điều 1139 Hiệp định NAFTA quy định đầu tư là:
(i)

Doanh nghiệp;

(ii)

Chứng khoán vốn của doanh nghiệp;

(iii)

Chứng khoán nợ của doanh nghiệp:

(a)

khi doanh nghiệp là chi nhánh của nhà đầu tư, hoặc,
(b) chứng khoán nợ của doanh nghiệp có thời hạn trả nợ ban
đầu tối thiếu 3 năm nhưng không bao gồm chứng khoán
nợ, không tính thời hạn trả nợ ban đầu, của doanh nghiệp
nhà nước;
khoản vay cùa doanh nghiệp:

khi doanh nghiệp là chi nhánh của nhà đầu tư, hoặc,
(b) khoản vay của doanh nghiệp có thời hạn trả nợ ban đầu
tối thiếu 3 năm nhưng không bao gồm chứng khoán nợ,
không tính thời hạn trả nợ ban đầu, của doanh nghiệp nhà
nước; ...;
Nhưng đầu tư không bao gồm quyền đòi tiền chỉ phát
sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ
xuyên biên giới hoặc gia hạn tín dụng liên quan đến giao dịch
thương mại...

(iv)
(a)

Nhóm hồn hợp quy định đầu tư với nội dung chính theo hướng
không giới hạn các loại tài sản nhưng trong một số loại tài sản thì có
giải thích nhất định. Có thể xem Hiệp định Tự do thương mại Hoa
Kỳ - Singapore thuộc nhóm này.
Điều 15.1.13 Hiệp định Tự do thương mại Hoa Kỳ Singapore quy định đầu tư là mọi loại tài sản được sở
hữu hoặc quản lý, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một nhà
đầu tư và có đặc điểm của một khoản đầu tư (Khi một
tài sản thiếu những đặc điểm của một khoản đầu tư thì
không được xem là đầu tư cho dù đầu tư dưới hình thức
nào. Những đặc điểm đầu tư bao gồm cam kết về vốn,
kỳ vọng lợi ích hoặc lợi nhuận, chịu rủi ro). Những hình
thức đầu tư có thế bao gồm: ...(iii) chứng khoán nợ, các
khoản nợ (Quyền yêu cầu thanh toán các khoản nợ trả


1
9


ngay từ bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ không có
đặc điểm đầu tư)...


2
0

Bên cạnh việc định nghĩa đầu tư, một số hiệp định còn có
các yêu cầu để việc đầu tư được công nhận.
Điều 1, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa
Việt Nam và Malaysia năm 1992 quy định:
Liên quan đến đầu tư trên lãnh thố Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là những dự án đầu tư được
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chấp thuận trên cơ sở pháp luật hiện hành.
Liên quan tới đầu tư trên lãnh thố Malaixia, tất cả các
đầu tư được thực hiện trong các dự án được phân loại
bởi các Bộ có liên quan của Malaixia theo pháp luật là
quyết định hành chính như một "dự án được chuẩn y".
Liên quan đến quy định này, có hai vụ kiện đáng quan
tâm. Một là, vụ “Philippe Gruslin V. Malaysia”1 Mấu chốt vụ
kiện ở việc xác định đầu tư chứng khoán có phải là đầu
tư theo Hiệp định giữa Malaysia và Liên minh kinh tế
Luxembourg-BỈ hay không? Trước đó, theo nguyên đơn,
do Chính phủ Malaysia áp đặt kiểm soát giao dịch đồng
ringit vào đầu tháng 9/2008 nên đã gây thiệt hại 52%
tổng giá trị khoản đầu tư của nguyên đơn trên thị
trường chứng khoán Malaysia. Trọng tài viên cho rằng
việc đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

mà ai cũng có thể mua được và chưa được Chính phủ
Malaysia phê duyệt nên không được xem là đầu tư
theo Hiệp định. Do vậy, trọng tài xác định không có
thẩm quyền xét xử và bác đơn kiện của nguyên đơn.
Hai là, vụ “Yaung Chi Oo V. Myanmar”10 11-. Nguyên đơn kiện
Chính phủ Myanmar vi phạm các quy định của Hiệp
định ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm
1987, cụ thể là các quy định về đối xử công bằng và
thỏa đáng, bảo hộ đầy đủ và tước đoạt tài sản có bồi
thường. Tranh chấp liên quan tới việc chiếm tạm thời
và lệnh đóng cửa công ty liên doanh của nguyên đơn
tại Myanmar. Tranh chấp được giải quyết theo Quy tắc
trọng tài phụ trợ của ICSID. Phán quyết trọng tài cho
rằng khoản đầu tư của nguyên đơn chưa được “phê
duyệt và đăng ký bằng văn bản” nên không thỏa mãn
10 Philippe Gruslin V. Malaysia. ICSID Case No. ARB/99/3. truy cập ngày
10/06/2017.
11 Yaung Chi Oo Trading Pte. Ltd. V. Government of the Union of Myanmar, Asean I.D. Case No.
ARB/01/, truy cập ngày 09/06/2017.


định nghĩa “đầu tư” theo Hiệp định. Do vậy, trọng
tài
2
1
bác đơn kiện do không có thẩm quyền.


1.1.3. Định nghĩa đầu tư theo Công ước ICSID


Đe xác định thẩm quyền xét xử của ICSID thì vấn đề đầu tiên phải xem xét
là tranh chấp có phát sinh từ đầu tư hay không? Nhưng điều đáng ngạc nhiên là
Công ước ICSID không đưa ra định nghĩa cụ thể về đầu tư cũng như mô tả những
đặc điểm về đầu tư. Lần giở lại những văn bản liên quan đến nguồn gốc và hình
thành Công ước, có thể thấy tìm thấy định nghĩa về đầu tư tại Điều 30, bản dự thảo
lần đầu, đó là: “bắt kỳ sự đóng góp băng tiền hoặc các loại tại sản khác có giá trị
kỉnh tế trong một khoảng thời gian không xác định, hoặc nếu có, thì cũng không
dưới 5 (năm) năm”. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng như nhiều định nghĩa sau đó
không đạt được sự đồng thuận của tất cả các bên cũng như tạo nên những tranh cãi
về thẩm quyền của ICSID, nên trong bản chính thức của Công ước không có định
nghĩa về đầu tư. Báo cáo của Ban Giám đốc điều hành về Công ước ghi nhận
“không có một nỗ lực nào để định nghĩa về đầu tư” 12. Điều này không đúng. Đã có
nhiều nỗ lực, nhưng tất cả đều thất bại 13. Công ước dành việc định nghĩa đầu tư
cho các bên trong các hiệp định song phương, đa phương của ḿnh, nhưng là quyền
định nghĩa có giới hạn.
Một số phán quyết của Trọng tài14 đã xác định hai bước kiếm tra về hoạt
động đầu tư: (i) Giao dịch đó có thuộc thỏa thuận giữa các bên (Thỏa thuận này có
thể được quy định trong: Họp đồng giữa nhà đầu tư và chính phủ nước nhận đầu
tư; pháp luật, hiệp định đầu tư của chính phủ nước nhận đầu tư và được nhà đầu tư
chấp nhận) và (ii) Giao dịch đó có thỏa mãn yêu cầu của Công ước. Có thể góp
nhặt yêu cầu của Cồng ước thông qua lời nói đầu: Nhu cầu hợp tác quôc tê đê phát
trỉên kinh tế và vai trò của đâu tư tư nhân quôc tê và qua Báo cáo của Ban Giám
đôc điêu hành: Công ước được thúc đây bởi mong muôn tăng cường hợp tác giữa
các quôc gia nham phát trỉên kinh tê.
Không có định nghĩa trực tiếp nhưng qua các phán quyết của trọng tài
ICSID, một hoạt động được xem là đầu tư có năm đặc điểm sau15: (i) lâu dài;

12ICSID, 2006. Report of the Executive Directors on the Convention on the Settlement of
Investment Disputes between States and Nationals of Other States.
13


Christoph H. Schreuer et al, 2009. The ICSID Convention: A Commentary. New York: Cambridge
University Press.
14
Ceskoslovenska Obchodni Banka, A.s. V. The Slovak Republic, ICSID Case No. ARB/97/4,
truy cập ngày 12/6/2017 và Joy Mining Machinery Limited V. Arab
Republic of Egypt, ICSID Case No. ARB/03/11, truy cập ngày 12/6/2017.
15
Noah Rubins, 2004. Arbitrating Foreign Investment Disputes: Procedural and Substantive
Legal Aspects. The Hague: Kluwer Law International, pp 283-324.


(ii) lợi nhuận đều đặn; (iii) rủi ro cho cả hai phía; (iv) cam kết
đầu tư đáng kể và (v) có đóng góp kinh tế đáng kể cho nước
nhận đầu tư.
Vụ “Malaysian Historical Salvors, SDN, BHD V. Chính
phủ Malaysia ”1S là một vụ kiện hên quan xác định thẩm quyền
trọng tài dựa trên đặc điểm đầu tư: Nguyên đơn kiện Chính phủ
Malaysia vi phạm Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
giữa Anh và Malaysia do Chính phủ Malaysia đã vi phạm các
điều khoản về bảo hộ đầu tư, tước đoạt tài sản, chuyển tiền đầu
tư về nước và sử dụng ICSID vì Chính phủ Malaysia từ chối
không đưa tranh chấp ra trọng tài ICSID. Trọng tài phán quyết
việc nguyên đơn xác định vị trí và trục vớt tàu cổ cho bị đơn
không thỏa mãn đặc điểm “có đóng góp kinh tế đáng kể” cho
Malaysia (chủ yếu là lợi ích lịch sử và văn hóa) nên không phải
là “đầu tư” theo Công ước ICSID và Hiệp định. Do đó, trọng
tài đã bác đơn do trọng tài không có thẩm quyền xét xử.
Định nghĩa nhà đầu tư và quốc tịch nhà đầu tư
Nhà đầu tư là chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư, hầu hết

các hiệp định đầu tư đều có định nghĩa về nhà đầu tư. Không
chỉ khái niệm nhà đầu tư mà việc xác định quốc tịch của nhà
đầu tư cũng vô cùng quan trọng, xác định họ thuộc phạm vi
điều chỉnh của công ước nào, pháp luật quốc gia nào, thuộc
thẩm quyền tài phán ở đâu, tổ chức nào. Việc xác định quốc
tịch cho phép nhà đầu tư có thể được hưởng bảo hộ ngoại giao
hoặc là một bên tham gia giải quyết tranh chấp với chính phủ
nước nhận đầu tư mà không cần sự cho phép của chính phủ
nước đầu tư. Đây cũng là một trong vấn đề cốt lõi để xác định
thẩm quyền của trọng tài (ratione personae). Các hiệp định
phân làm hai loại nhà đầu tư: The nhân (cá nhân) và pháp nhân
(công ty).
1.2.

1.2.1 Quốc tịch của nhà đầu tư thể nhân
Quốc tịch của một cá nhân được xác định bằng luật quốc
gia, hay nói cách khác, pháp luật quốc tế không điều chỉnh việc
xác định quốc tịch cá nhân. Có hai tiêu chí được chấp nhận để
xác định quốc tịch cá nhân: nguồn gốc {lus sanguinis, cá nhân


được cấp quốc tịch dựa trên nguồn gốc là công dân của một
quốc gia xác định) và nơi sinh (ins soli, cá nhân được cấp quốc
tịch dựa trên 16
nơi sinh)17. Bên cạnh đó, còn có tiêu chí cấp quốc tịch
dựa trên sự cu trú lâu dài hoặc mối quan hệ với cá nhân của
một nước. Tuy nhiên, việc cấp quốc tịch phải dựa trên mối
quan hệ gắn bó giữa quốc gia và cá nhân được cấp quốc tịch.
Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ “Nottebohn
(Liechtenstein V Guatemala)”18 là một ví dụ. Tòa đã bác quyền

bảo hộ ngoại giao của Liechtenstein vì đã cấp quốc tịch cho
Nottebohn trong khi Nottebohn không có mối quan hệ gắn bó,
thực chất với Liechtenstein. Tòa dẫn ra một số minh chứng sau:
Nottebohn sinh ra ở Hamburg; là công dân Đức; gia đình, họ
hàng ở Đức; đã sinh sống ở Guatemala 34 năm, có sản nghiệp
và ý định an dưỡng tuổi già tại Guatemala; trong khi đó,
Nottebohn chỉ đến du lịch tại Liechtenstein một vài lần.
Đe trở thành một bên trong giải quyết tranh chấp, cá nhân
phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) là công dân của quốc gia đầu tư
và đồng thời (ii) không là công dân của quốc gia nhận đầu tư.
Do pháp luật các quốc gia khác nhau nên có thể dẫn đến việc
một cá nhân có nhiều quốc tịch. Trong vụ “Champion Trading
Company, Ameritrade International, Inc. V. Arab Republic of
Egypt”19, trọng tài phải xác định việc ba người con (nguyên
đơn) được sinh ra ở Mỹ có cha được sinh ra ở Ai Cập thì có
quốc tịch Ai Cập hay không? Theo luật Ai Cập, con của một
người cha Ai Cập, không kể sinh ra trong hay ngoài nước Ai
Cập, tự động sẽ có quốc tịch Ai Cập. Mặc dù cha của nguyên
đơn đã trở thành công dân Hoa Kỳ nhưng chưa từ bỏ quốc tịch
Ai Cập nên theo chính phủ Ai Cập (bị đơn), cha nguyên đơn
vẫn còn quốc tịch Ai Cập, dẫn đến nguyên đơn có quốc tịch Ai
16 Malaysian Historical Salvors. SDN. BHD V. The Government of Malaysia,
truy cập ngày 10/06/2017.
17 UNCTAD, 2003. Dispute Settlement, ICSID, Requirements Ratione Personae. New York and
Geneva: United Nations.
18
Liechtenstein V Guatemala. 1955 ICJ Rep 4, truy cập ngày
12/6/2017.
19
Champion Trading Company, Ameritrade International, Inc. V. Arab Republic of

Egypt, ICSID Case No. ARB/02/9, truy cập ngày 12/6/2017.


Cập. Vì vậy, theo bị đơn, trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết.
Nguyên đơn phản bác lập luận bị đơn dựa trên
phán quyết của vụ Nottebohn, nguyên đơn không
có mối quan hệ thực chất nào với nước Ai Cập. Do
đó, nguyên đơn cho rằng mình không có quốc tịch
Ai Cập. Trọng tài cho rằng, nguyên đơn đã thực
hiện đầu tư tại Ai Cập bằng quốc tịch Ai Cập mặc
khác trọng tài giải thích nghĩa thông thường Điều
25.2.a Công ước ICSID (theo Điều 31 Công ước
Viên về điều ước quốc tế) thì Công ước ICSID
không chấp


×