Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thị trường chứng khoán (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.54 KB, 21 trang )

Mục lục
I. Khái quát chung về Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1. Khái niệm
Điều 2 nghị định 01/2011/NĐ-CP
2. Phân loại: 6 loại
Kì hạn trái phiếu
3. Những vẫn đề cơ bản về đầu tư Trái phiếu Chính phủ
II. Phát hành Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
Thực trạng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1.1 Các quy định của chính phủ Việt Nam về việc phát hành trái phiếu
1.2 Phương thức phát hành TPCP Việt Nam
2. Quá trình phát triển Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1.1 Thị trường trong nước
Nhận xét về:
 Khối lượng vốn huy động từ năm 2005- 15/9/2016
 Cơ cấu kì hạn phát hành từ năm 2009- 15/9/ 2016
 Quy mô niêm yết và tốc độ tăng trưởng từ năm 2009- 15/9/2016
1.2 Thị trường quốc tế
1.

III. Giải pháp cho Thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam

Nội dung


I. Khái quát chung về Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1. Khái niệm
Điều 2 nghị định 01/2011/NĐ-CP : Về phát hành Trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
“Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm
huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình,


dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
- Đặc điểm : là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại
trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó , lãi suất của Trái phiếu
Chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các
công cụ nợ khác có cùng kì hạn
- Phân loại :
Trái phiếu Chính phủ, bao gồm:











Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một
năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một trong
những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền
tệ.
Trái phiếu kho bạc là Phiếu nợ có kỳ hạn do kho bạc phát hành khi huy động
vốn để bổ sung ngân sách. Đến kỳ hạn đã được ghi trong trái phiếu, kho bạc
phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho người mua.
Trái phiếu công trình trung ương là loại Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01
năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân
sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách
trong năm.

Trái phiếu đầu tư là loại Trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do
các tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng
Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của
Chính phủ.
Trái phiếu ngoại tệ là loại Trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do
Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ
Công trái xây dựng Tổ quốc là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước dành để
đầu tư xây dựng những công trình then chốt, tạo nên cơ sở vật chất và kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội.




Kì hạn của trái phiếu :

- Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần;
- Trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc có các kỳ hạn chuẩn là 2
năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm;
Bộ Tài chính quy định việc phát hành các kỳ hạn chuẩn khác của trái phiếu
trong trường hợp cần thiết. Căn cứ quy định trên và mục tiêu quản lý ngân
quỹ, Kho bạc Nhà nước quy định các kỳ hạn cụ thể của trái phiếu cho từng
đợt phát hành.
2. Những vẫn đề cơ bản về đầu tư Trái phiếu Chính phủ


Đầu tư TPCP có những lợi ích gì?

- Người mua sẽ được hưởng lãi suất đã công bố, Thí dụ lãi suất cho trái phiếu
kỳ hạn 5 năm đợt mới phát hành T1.2016 của Chính phủ vào khoảng 6,8%.
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương được miễn thuế thu

nhập.
- Trái phiếu Chính phủ có tính an toàn, thường được coi là không có rủi ro. Do
vậy mặc dù lãi suất có thể thấp hơn tiền gửi NH hay đầu tư vào BĐS và Chứng
khoán thì trái phiếu CP luôn luôn được nhà đầu tư quan tâm.
- Người nắm giữ trái phiếu còn có một lợi ích là tính thanh khoản của trái phiếu
CP rất cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán hoặc thế chấp để chuyển thành
tiền mặt rất nhanh hơn hẳn BĐS và chứng khoán.


Mua TPCP ở đâu?

Hiện nay có thể mua TPCP Việt Nam theo hai hình thức: trên thị trường sơ
cấp và trên thị trường thứ cấp:
- Việc mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp của Việt Nam chỉ dành cho các tổ
chức tài chính lớn như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, bảo hiểm và
quỹ đầu tư… và theo hình thức đấu giá, tổ chức nào đưa ra mức lãi suất thấp
hơn sẽ thắng.
- Việc đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp dành cho mọi nhà đầu tư, kể cả
nhà đầu tư cá nhân, thông qua việc mua bán theo lệnh chào mua – bán tương tự
đầu tư cổ phiếu. Nếu muốn đầu tư mua – bán trái phiếu đã phát hành, nhà đầu tư


mở tài khoản tại các công ty chứng khoán và xem các lệnh chào mua, chào bán
trên sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) để thực hiện giao dịch.
II. Phát hành Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1.Thực trạng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
1.1 Các quy định của chính phủ Việt Nam về việc phát hành trái phiếu
- Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như trên thế giới, luật pháp qui định về phát
hành trái phiếu lại khá nghiêm ngặt.
- Ngày 24/9/2009, thị trường TPCP chuyên biệt của Việt Nam đã chính thức

được vận hành. Mục tiêu chính là tổ chức thị trường TPCP có sự quản lý của
Nhà nước, song song, tách bạch với thị trường giao dịch cổ phiếu, là 1 kênh
huy động vốn cho NSNN phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa sản phẩm
trên thị trường chứng khoán (TTCK) cho giới đầu tư... trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đến nay, có thể nói, thị trường TPCP đã đóng một vai trò vô cùng quan
trọng, trở thành kênh huy động và phân bổ vốn cho phát triển kinh tế của đất
nước, đóng góp tích cực trong việc phối hợp điều hành chính sách tài chính tiền tệ thông qua các nghiệp vụ mua bán TPCP. Lãi suất trên thị trường TPCP
còn là kênh tham chiếu lãi suất thị trường nợ, phục vụ cho việc điều hành
kinh tế vĩ mô của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường TPCP. Kể từ năm 2011 đến
nay, khuôn khổ pháp lý đối với thị trường sơ cấp đã được điều chỉnh với sự ra
đời của Luật Quản lý nợ công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chứng khoán (2010). Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định thay
thế các văn bản pháp lý nêu trên để quản lý thị trường trái phiếu, gồm Nghị
định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Nghị định số 15/2011/NĐ-CP về
cấp và bảo lãnh Chính phủ, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 hướng dẫn quản lý giao dịch
TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
và Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 về việc ban hành Quy định
chào mua, chào bán trên thị trường TPCP chính thức có hiệu lực trên thị
trường TPCP ngày 18/3/2013 đã tạo khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt,


gắn kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp TPCP. Các văn bản này đã tạo
nền tảng, củng cố mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp,
nâng cao chất lượng thông tin, tạo điểm tham chiếu lãi suất và hình thành

đường cong lãi suất trên thị trường TPCP, vốn được xem là cơ sở để thị
trường phát triển lành mạnh và minh bạch
1.2 Các phương thức phát hành Trái phiếu Chính phủ



Các bước đấu thầu Trái phiếu Chính phủ

Bước 1: Thông báo đấu thầu:
Trước ngày tổ chức đấu thầu 04 ngày làm việc, Ban đấu thầu trái phiếu thực
hiện việc thông báo đấu thầu trái phiếu tại Trung tâm (mẫu 02/ĐTTP) cho các
thành viên qua mạng máy tính và Fax, đồng thời công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng và trên các phương tiện thông tin hiện có của Trung tâm.
Nội dung thông báo theo quy định tại Điểm 8.2 Thông tư 21/TT-BTC ngày
24/3/2004 của Bộ Tài chính.
Bước 2: Lập phiếu dự thầu:


Thành viên tham gia đấu thầu cho chính mình sử dụng mẫu 03A/ĐTTP. Các
tổ chức, cá nhân không phải là thành viên sử dụng mẫu 03B/ĐTTP. Mỗi thành
viên/ tổ chức, cá nhân chỉ được bỏ một phiếu dự thầu cho một đợt đấu thầu.
Bước 3: Gửi và tiếp nhận phiếu dự thầu:
Các thành viên/tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu bỏ phiếu dự thầu vào
hòm phiếu tại Trung tâm và phải ký xác nhận vào danh sách tham gia đấu
thầu. Thời gian bỏ phiếu trong vòng 60 phút trước giờ mở thầu. Trường hợp
gửi qua bưu điện thì Trung tâm phải nhận được trước giờ mở thầu 15 phút
(căn cứ vào thời điểm ký nhận giữa Trung tâm và bưu điện)
Bước 4: Tổ chức xét thầu:



Mở thầu

Vào thời điểm bắt đầu đấu thầu, Thư ký Ban đấu thầu kiểm tra dấu niêm
phong và mở hòm phiếu dưới sự chứng kiến của đại diện các thành viên (nếu
có).


Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự thầu nảy.

Theo báo cáo mới đây của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong
tuần từ 10/4 đến 15/4 Kho bạc nhà nước (KBNN) đã thực hiện tổ chức đầu thầu
trái phiếu các kỳ hạn từ 5, 7, 15, 20 và 30 năm với tổng giá trị chào thầu 7.200 tỷ
đồng.


Kết quả đấu thầu Trái phiếu Chính phủ (Nguồn: SSI)
Khối lượng đăng ký mua đạt 24.300 tỷ đồng, tương đương bằng 338% khối
lượng gọi thầu, mức cao nhất trong 25 phiên đấu thầu trở lại đây. Điều này cho
thấy nhu cầu trái phiếu tăng mạnh.
Trong đó, cầu trái phiếu tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn dài với giá trị đặt
thầu là 5.525 tỷ đồng cho kỳ hạn 20 năm và 9.914 tỷ đồng cho kỳ hạn 30 năm.
Tổng lượng đặt thầu tại hai kỳ hạn này đã chiếm khoảng 63,5% tổng giá trị đăng
ký đẩy lãi suất trúng thầu giảm tương ứng 9 và 6 điểm so với phiên trước.

Lãi suất trúng thầu trái phiếu các kỳ hạn (Nguồn SSI)
Đáng chú ý hơn là cầu trái phiếu ngắn hạn 5 năm cũng tăng rõ rệt với tỷ lệ đặt
thầu gấp 3.75 lần giá trị gọi thầu, lãi suất đăng ký thấp nhất cũng giảm 2 điểm so
với phiên trước, giúp KBNN dễ dàng phát hành toàn bộ 1.000 tỷ với lãi suất
5.1%. Đây là lần đầu tiên sau 2 tháng lãi suất trái phiếu ngắn hạn thể hiện xu
hướng giảm.

Khối lượng mua tăng trong kỳ các mức lãi suất trúng thầu có xu hướng giảm
cho thấy kỳ vọng về lãi suất của các ngân hàng đang giảm dần, đây là dấu hiệu
tích cực về thanh khoản trên thị trường tiền tệ.


Tổng mức phát hành trái phiếu thành công trong tuần của KBNN đạt 6.810 tỷ
đồng. Nếu tính từ đầu năm, lượng phát hành thành công của KBNN ước đạt
68.000 tỷ đồng, hoàn thành 37.1% kế hoạch cả năm.

Kế hoạch phát hành Trái phiếu Chính phủ trong năm 2017
(Nguồn SSI)
Báo cáo cũng kỳ vọng với xu hướng lãi suất hiện tại có thể giúp KBNN huy
động trái phiếu dễ dàng hơn trong những phiên tới, đặc biệt với kỳ hạn 5 năm
khi KBNN mới hoàn thành 18.4% kế hoạch cả năm là 80 nghìn tỷ.
Bên cạnh đó, trên thị trường thứ cấp cũng giao dịch tích cực trong tuần với
tổng giá trị giao dịch đạt 38 nghìn tỷ, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 7.6
nghìn tỷ, tăng 10.5% so với tuần trước.
Trong đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng tuần thứ 7 liên tiếp tuy nhiên giá trị
mua ròng không lớn chỉ đạt 271 tỷ đồng do giá trị mua vào khiêm tốn chỉ đạt
1.284 tỷ đồng, trong khi giá trị bán tăng gấp 2 tuần trước lên 1013 tỷ. Tính từ
đầu năm tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 85% so
với cùng kỳ.
Mức lợi tức trái phiếu cũng có xu hướng giảm nhẹ vào khoảng từ 4 - 8 điểm
nhưng phổ biến ở các kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn 2 năm giảm khoảng 6 điểm xuống


4,7%, kỳ hạn 5 năm giảm 5 điểm xuống 5,15%, kỳ hạn 10 năm giảm 8 điểm
xuống 6,02%.
Nhận định về diễn biến này, SSI cho rằng lãi suất trái phiếu đang cho thấy dấu
hiệu dần đảo chiều sang xu hướng giảm.

2. Quá trình phát triển Trái phiếu Chính phủ Việt Nam
2.1 Thị trường trong nước
Tính đến thời điểm hiện nay (22/9/2016), tổng khối lượng vốn huy động
TPCP, TPCP bảo lãnh qua đấu thầu đạt hơn 280,3 nghìn tỷ đồng, trong đó,
Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được 250 nghìn tỷ đồng TPCP, bằng
160% so với cùng kỳ năm 2015. Về kỳ hạn phát hành, khối lượng phát hành
TPCP từ 5 năm trở lên chiếm 90% tổng khối lượng phát hành, kỳ hạn 10 năm
trở lên đạt 47,334 nghìn tỷ đồng (chiếm 20%), bằng 145% so với cùng kỳ
năm 2015.
Trên thị trường thứ cấp, tính đến 22/9, tổng giá trị giao dịch TPCP đạt 1.021
nghìn tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch bình quân phiên khoảng 5.674 tỷ
đồng, gấp hơn 1,5 lần cả năm 2015.
Như vậy, xét về khối lượng phát hành và khối lượng giao dịch TPCP, có thể
nói kết quả phát hành TPCP năm 2016 đạt cao nhất từ trước đến nay.

Các thành viên đấu thầu TPCP ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và hiệu
quả, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khối lượng phát
hành TPCP tính đến thời điểm hiện nay. Bên cạnh thành viên đấu thầu là các
ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán, sự tham gia ngày càng


tích cực của các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Tiền
gửi trên thị trường TPCP đã cho thấy cơ sở NĐT trên thị trường TPCP đã có
sự thay đổi theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, tăng tỷ lệ đầu tư trung và
dài hạn trên thị trường TPCP.
Thị trường TPCP Việt Nam hình thành từ năm 1990 và bắt đầu phát triển từ
năm 2000, trong giai đoạn từ 2011 đến nay thị trường TPCP phát triển mạnh
nhằm đảm bảo mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN. Đến nay
thị trường đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thể hiện ở cả thị trường
sơ cấp lẫn thứ cấp, đặc biệt là trên thứ cấp.

Trên thứ cấp, với việc thị trường TPCP chuyên biệt đi vào hoạt động từ năm
2009, thị trường thứ cấp đã ngày càng phát triển và từng bước thanh khoản
hơn. Đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2016, giá trị giao dịch repo (giao dịch
mua bán lại) đã có sự tăng trưởng mạnh so với trước đây. Điều này cho thấy
tính thanh khoản của thị trường đã được cải thiện và có sự phát triển về chiều
sâu. Hiện tại, giao dịch repo gần ngang bằng giá trị giao dịch outright. Đối
với giao dịch của NĐT nước ngoài, xu hướng mua ròng là chủ đạo trong năm
2016, đạt 21,2 nghìn tỷ đồng (tính đến 15/9/2016). Đây là tín hiệu đáng mừng
cho thị trường TPCP Việt Nam.
Còn trên sơ cấp, bên cạnh là kênh huy động vốn cho NSNN, thị trường
TPCP còn đóng vai trò là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Theo đó,
thị trường TPCP Việt Nam đã từng bước phát triển để đảm nhiệm được cả 2
mục tiêu này. Cơ cấu NĐT trên thị trường có sự thay đổi thông qua các giải
pháp mà Bộ Tài chính và các thành viên thị trường đã tích cực triển khai trong
thời gian qua như: Tập trung phát triển NĐT dài hạn, cụ thể là phát hành
TPCP kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm một cách đều đặn để đáp
ứng nhu cầu đầu tư của các công ty bảo hiểm.


Khối lượng TPCP phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên trong năm 2016 đã
tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, cuối năm 2015 tỷ lệ nắm giữ
TPCP của các công ty bảo hiểm tăng từ 13% lên 16% tổng khối lượng TPCP
và tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM đã giảm từ 80% xuống 77% tổng khối
lượng TPCP thể hiện việc tái cơ cấu cơ sở NĐT đã có kết quả ban đầu

Quy mô niêm yết toàn thị trường đến tháng 9/2016 đạt 912.713 tỷ đồng, tăng
23,5% so với năm 2015 và tăng 65,82% so với năm 2013. Kỳ hạn niêm yết
bình quân cũng tăng qua các năm và năm 2016 đã đạt trên 5 năm (5,21 năm).



Quy mô niêm yết bình quân mỗi mã toàn thị trường cũng tăng 23,5% so với
năm 2015, đạt 1.954,89 tỷ đồng/mã trái phiếu năm 2016.
2.2 Thị trường nước ngoài
Lần thứ nhất
Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành Trái phiếu Chính phủ ra thị
trường quốc tế. Tuy đây là lần phát hành đầu tiên nhưng đã đem lại kết quả
ngoài sự mong đợi, tạo được tiếng vang trên thị trường vốn quốc tế, bởi thu
hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chính thức phát hành trái
phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam tại thị trường chứng khoán New York
vào ngày 27/10/2005. Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường
trái phiếu toàn cầu theo phương thức 144A/điều khoản S nghĩa là khi phát
hành không phải đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), được bán trực
tiếp cho một số nhà đầu tư chọn lọc thông qua một đại lý và được nhà quản lý
chính bảo lãnh hoàn toàn cho đợt phát hành.
Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được phát hành theo quy
trình nghiêm ngặt. Tư vấn pháp lý gồm Shearman & Sterlings, Bộ Tư pháp,
Freshfields (tư vấn cho phía Việt Nam), Phillips Fox (tư vấn cho các ngân
hàng bảo lãnh). Bảo lãnh phát hành là Ngân hàng Credit Suisse First Boston
của Thụy Sỹ (nay là Ngân hàng Credit Suisse). Bảo lãnh phát hành chính cho
Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa Bộ Tài chính và Ngân
hàng Credit Suisse ngày 27/10/2005.


Ngoài ra, 7 ngân hàng khác tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm: Citigroup
(Mỹ), Nomura Securites (Nhật Bản), J.P. Morgan, Deutch Bank, Merrill
Lynch, Morgan Stanley và Ngân hàng HSBC. Ngân hàng New York (Bank of
New York) là ngân hàng được chọn làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ
Tài chính theo hợp đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng
New York ngày 03/11/2005.

Số lượng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam dự định phát hành ban đầu là 500
triệu USD, nhưng ngay ngày đầu tiên, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt
khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng Trái phiếu Chính phủ Việt Nam định
phát hành.
Chính phủ đã quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD,
nâng tổng số phát hành lên tới 750 triệu USD, trái phiếu có thời hạn là 10
năm. Mức lãi suất cố định là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa (lãi suất
thực là 7,125%). Tiền lãi trái phiếu được thanh toán 6 tháng một lần vào ngày
15/1 và 15/7 hàng năm bằng USD, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006.
Trong số trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành, số lượng trái
phiếu được các nhà đầu tư nắm giữ tính theo khu vực (châu Á 38%, châu Âu
32% và Mỹ 30%). Như vậy, một trái phiếu phát hành từ châu Á như Việt Nam
đã thực sự được phân bổ tương đối đều giữa các khu vực mà không bị dồn
vào các nhà đầu tư châu Á.
Phân theo đối tượng các nhà đầu tư: Các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng
quan tâm nhiều nhất đến Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (chiếm tới 51%),
còn lại là các ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài
chính khác (7%). Trong khi các công ty bảo hiểm chính là những nhà kinh
doanh rủi ro lại chỉ nắm giữ 17% số lượng trái phiếu quốc tế của Chính phủ
Việt Nam phát hành. Điều này cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào
Việt Nam còn tương đối thấp.
Lần phát hành thứ hai
Thời điểm đầu năm 2007, kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao,
tiềm năng về vốn lớn, trong khi nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng
nhanh, nhu cầu về vốn thúc đẩy phát triển kinh tế lớn. Cụ thể, dự án nhà máy
lọc dầu số 1 Dung Quất đã khởi công từ năm 2005 và đang thiếu vốn đầu tư.
Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế, ngày 1/6/2007,
Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP về việc phát hành trái



phiếu quốc tế ra thị trường vốn quốc tế với các nội dung sau: Hình thức phát
hành: theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và theo quy tắc
144A/Điều khoản S (tương tự đợt phát hành 2005); Mức phát hành: 1 tỷ
USD; Thời hạn trái phiếu: từ 15 - 20 năm; Loại ngoại tệ phát hành: USD;
Mục đích sử dụng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại
để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu
vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, do thị trường quốc tế không thuận lợi, việc
phát hành trái phiếu gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt, khó thành công
nên đã phải tạm ngừng các đợt phát hành trái phiếu quốc tế.
Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng
6/2007 đã bị hoãn lại. Sự thận trọng đó bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn
cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm
rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác
dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.
Sau một thời gian chuẩn bị Bộ Tài chính đã chính thức phát hành trái phiếu
quốc tế của Chính phủ Việt Nam lần thứ hai tại thị trường chứng khoán New
York vào ngày 25/1/2010. Trong lần phát hành này, Việt Nam cũng phát hành
trái phiếu quốc tế theo phương thức 144A/ điều khoản S tương tự lần phát
hành trước.

Các ngân hàng đồng bảo lãnh phát hành chính là Barclays Bank PLC (Anh),
Citigroup Global Markets Inc (Mỹ) và Deutsche Bank Securities Inc (Mỹ)


theo hợp đồng mua bán trái phiếu đã ký ngày 22/1/2010 giữa Bộ Tài chính
với các ngân hàng đồng bảo lãnh. Ngân hàng Citibank là ngân hàng được
chọn làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp đồng đại lý
thanh toán đã ký ngày 14/1/2010 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Citibank.

Tổng trị giá trái phiếu quốc tế phát hành lần này của Chính phủ Việt Nam là
1 tỷ USD, kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào ngày 29/1/2020 với lãi suất danh nghĩa
6,75%/năm, lợi tức phát hành là 6,95% và được giao dịch theo phương thức
T+4.
Cơ cấu các nhà đầu tư tính theo khu vực: hơn một nửa số trái phiếu quốc tế
của Chính phủ Việt Nam được mua bởi các nhà đầu tư đến từ Mỹ (56%), tăng
mạnh so với lần phát hành đầu tiên; 28% từ các nhà đầu tư châu Á và 16% từ
các nhà đầu tư châu Âu. Tính theo lĩnh vực: 73% là các quỹ đầu tư và công ty.
Lần phát hành thứ ba
Năm 2014, có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho việc huy động trái phiếu
quốc tế của Việt Nam. Cụ thể, các tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s,
Standard&Poor và Fitch’s đều nhận định thời gian gần đây nền kinh tế của
Việt Nam đã có những cải thiện tích cực.Đặc biệt, việc Fitch’s nâng hệ số tín
nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc từ B+ lên BB- và Moody’s nâng từ
B2 lên B1 đã góp phần giúp tăng độ hấp dẫn của trái phiếu đối với giới đầu tư
trên thị trường quốc tế.

Đây cũng là giai đoạn lãi suất vay nợ trên thế giới có xu hướng giảm do các
ngân hàng trung ương các nước áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để kích
thích phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, đây là thời điểm thuận lợi để
Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế nhằm đảo nợ khi thời hạn thanh toán
của 2 khoản vay trước đó đang tới gần và tái cấu trúc tỷ lệ nợ công hiện tại.


Đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra vào lúc 1 giờ chiều ngày 6/11/2014
(giờ San Francisco Mỹ) (tức ngày 7/11/2014 giờ Việt Nam), đồng thời với
giao dịch hoán đổi hai Trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn
quốc tế trước đó với hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020.
Tổng khối lượng phát hành là 1 tỷ USD theo phương thức 144A/ điều khoản
S, tương tự như 2 đợt phát hành trước đó. Tổng giá trị đăng ký mua trái phiếu

của Chính phủ trong đợt chào bán này lên đến hơn 10,6 tỷ USD, gấp hơn 10
lần so với lượng chào bán ra. Tư vấn bảo lãnh cho đợt phát hành trái phiếu và
giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ lần này là các ngân hàng Deusche
Bank, HSBC và Standard Chartered Bank. HSBC là ngân hàng thanh toán và
phân phối trái phiếu.
Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đạt mức lãi suất cố định
4,8%/năm (mức dự kiến là 5,125%/năm). Đây là mức lãi suất thấp nhất so với
hai đợt phát hành trước đó (lãi suất trái phiếu phát hành là 6,875%/năm năm
2005 và 6,755%/năm năm 2010).
Trong 437 nhà đầu tư quốc tế tham gia đăng ký mua trái phiếu, có 17% nhà
đầu tư châu Á, 28% nhà đầu tư từ châu Âu và 55% nhà đầu tư đến từ châu
Mỹ. Nếu phân theo đối tượng các nhà đầu tư, có 84% nhà đầu tư là các công
ty quản lý quỹ đầu tư, 12% nhà đầu tư là các ngân hàng và 4% nhà đầu tư là
các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí.
Tổng mệnh giá đăng ký hoán đổi lại trái phiếu đã phát hành được chấp nhận
mua lại là 726.626.000 USD, trong đó mua lại 436.452.000 USD trái phiếu
phát hành năm 2005 và 290.171.000 USD trái phiếu phát hành năm 2010.
Việc hoán đổi này góp phần tích cực cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài
thời hạn vay nợ và giảm đáng kể áp lực về nghĩa vụ trả nợ trong giai đoạn
này.


Vài đánh giá về các đợt phát hành trái phiếu quốc tế

Nhìn chung, các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam
đều có những thành công nhất định. Ngay lần phát hành đầu tiên, hầu hết giới
truyền thông, chuyên gia kinh tế - tài chính và các nhà đầu tư nước ngoài đều
cho rằng, đây là đợt phát hành trái phiếu quốc tế thu hút được sự quan tâm
đặc biệt và thành công trên thị trường vốn quốc tế.
Đạt được mục tiêu lớn nhất của việc phát hành trái phiếu quốc tế là thiết lập

điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Mở đường cho


các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung và
dài hạn bằng ngoại tệ… Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu
Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao
dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo.
Các đợt phát hành trái phiếu quốc tế tiếp theo đã mở ra kênh huy động vốn
trên thị trường quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Gần 1
tỷ USD thu về trong lần phát hành thứ 2 là một nguồn thu ngoại tệ bổ sung
khi nguồn cung ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng, do khủng
hoảng kinh tế trong và ngoài nước tác động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như
thu ngoại tệ từ du lịch.
Nguồn ngoại tệ thu được trong đợt phát hành thứ 3 đóng vai trò quan trọng
để đảo nợ sắp đến hạn thanh toán từ hai lần phát hành trước với lãi suất thấp
hơn. Mặt khác, thành công của đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần này đã
giúp Việt Nam thiết lập mức lãi suất chuẩn thấp hơn nhiều so với trước đây,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn trên thị
trường quốc tế với lãi suất hợp lý hơn.
Bên cạnh những thành công còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là
xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia bởi lãi suất cố định của trái phiếu quốc tế
một quốc gia thường được tính bằng lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng thời
hạn cộng với một biên độ.
Hệ số tín nhiệm quốc gia sẽ quyết định biên độ này nhiều hay ít, trong khi hệ
số tín nhiệm của Việt Nam vẫn còn đang ở mức thấp. Để từng bước cải thiện
và nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia đòi hỏi Chính phủ phải có những giải
pháp vĩ mô đồng bộ và triển khai thực hiện trong một thời gian dài…
Như vậy, phát hành Trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế là một kênh
huy động vốn hữu hiệu với nền kinh tế các nước đang phát triển. Nguồn vốn

huy động được sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Chính phủ.
Tuy nhiên, nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động
ngược, tiêu cực và ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Do vậy, vấn đề
hết sức quan trọng đó là quản lý phân bổ và tính hiệu quả sử dụng của các
khoản vay này.
III. Giải pháp cho thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam.




Xu hướng phát triển của thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam 2017
Một là, phát triển thị trường TPCP cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành nhân
tố then chốt để phát triển thị trường trái phiếu; vận hành thị trường theo xu
hướng và thông lệ quốc tế, đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành của thị
trường TPCP phát triển trong khu vực.
Hai là, phấn đấu tăng quy mô và khối lượng huy động vốn qua thị trường để đáp
ứng yêu cầu huy động vốn cho NSNN năm 2017 và những năm tiếp theo; mở
rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức tạo cầu bền
vững cho thị trường
1. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản
Đa dạng hoá không chỉ là việc phát hành nhiều loại TPCP với nhiều kỳ hạn
khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi suất, loại hình và phương
thức thanh toán vốn gốc và lãi TPCP. Bên cạnh những loại TPCP truyền thống,
Chính phủ cần triển khai thêm một số một số loại trái phiếu:
 Trái phiếu trả lãi bằng 0 hay còn gọi là trái phiếu được chiết khấu: là loại

trái phiếu giá bán thấp hơn mệnh giá, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận tích
lũy dưới dạng lãi từ vốn khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
 Trái phiếu đa thời hạn: trái phiếu có nhiều ngày đáo hạn khác nhau.
 Trái phiếu thanh toán từng phần: đây là loại trái phiếu mà lãi suất được thanh


toán khi đáo hạn nhưng gốc của trái phiếu sẽ thanh toán từng phần theo định
kỳ hàng năm. Loại trái phiếu này sẽ giảm áp lực tăng lãi và giảm thiểu rủi ro
tái đầu tư, tăng thêm độ an toàn cho người sở hữu trái phiếu.
 Trái phiếu option: cho phép người mua trái phiếu có quyền đòi nợ đối với

người phát hành tại bất kỳ một thời gian nào đó trong tương lai.
 Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất của nó có thể được thay đổi và điều

chỉnh theo từng thời kỳ khi lãi suất thị trường có sự biến động, đảm bảo lãi suất
thực dương cho nhà đầu tư vì mục tiêu lãi suất. Loại trái phiếu này sẽ thu hút


nhà đầu tư hưởng lãi suất vừa thu hút nhà đầu tư hưởng chênh lệch giá thúc
đẩy thị trường TPCP hoạt động sôi nổi.
2. Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm (ĐMTN)
Tính minh bạch về thông tin là một trong những điều kiện để phát triển thị
trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Trong hoàn cảnh đó, dịch
vụ đánh giá tín nhiệm với các thông tin chính xác, kịp thời sẽ cung cấp thêm cho
các cơ quan giám sát thị trường chứng khoán và các cơ quan quản lý tài chính
công cụ để quản lý và giám sát; cung cấp thông tin để cho phép các nhà đầu tư
kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh; đồng thời đối với nhà phát hành
nó được dùng như một chiến lược huy động vốn. Do đó, việc xây dựng hệ thống
ĐMTN ở Việt Nam hiện nay đã trở nên cấp thiết.
3. Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường
Cần có đội ngũ chuyên gia có năng lực làm tư vấn cho Chính phủ để xây
dựng chính sách phối hợp đồng bộ giữa các kênh huy động vốn. Để xây dựng đội
ngũ các nhà tạo lập thị trường có tiềm năng tài chính đủ mạnh sẵn sàng mua - bán
một lượng trái phiếu nhất định khi có yêu cầu của nhà đầu tư, cần có chủ trương
khuyến khích các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm có tiềm năng tài

chính lớn tham gia.
4. Thực hiện công khai hóa thông tin
Chính phủ và doanh nghiệp cần tích cực thực hiện công khai hóa thông tin, khắc
phục tình trạng bưng bít thông tin hoặc công khai mang tính hình thức. Công bố
thông tin một cách tùy tiện, không có hệ thống và chuẩn mực sẽ tạo tâm lý e ngại
đối với nhà tư là nguyên nhân làm cho thị trường trái phiếu kém phát triển. Độ tin
cậy của thông tin là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư, giảm thiểu
rủi ro.
5. Phát triển thị trường phi tập trung (OTC)


Trên thế giới, thị trường trái phiếu thường được tổ chức theo hình thức thị
trường OTC, đây vốn là thị trường giao dịch của những chứng khoán chưa niêm
yết hoặc chưa đủ kiện niêm yết trên thị trường tập trung. Các tổ chức tài chính
trung gian như các NHTM, tổ chức kinh doanh bảo hiểm sẽ thực hiện vai trò tạo
lập thị trường. Trái phiếu có độ rủi ro thấp nên chủ yếu được các tổ chức tài chính
trung gian nắm giữ, đặc biệt là các ngân hàng phát triển, các NHTM và các tổ
chức bảo hiểm. Các tổ chức tài chính này không muốn giao dịch qua Sở giao dịch
chứng khoán do chi phí quá cao so với thu nhập của trái phiếu. Việc giao dịch
thẳng giữa các tổ chức tài chính trung gian không chỉ giúp họ tiết kiệm chi phí mà
còn tạo được phương thức giao dịch, thanh toán linh hoạt và phù hợp.
6. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý
Để thị trường trái phiếu vận hành tốt đòi hỏi một hệ thống pháp lý hoàn thiện
mang lại một sân chơi công bằng, luật sở hữu rõ ràng và thông tin minh bạch
cũng như một cơ quan quản lý thị trường có năng lực.
7. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho
các doanh nghiệp và công chúng đầu tư
Doanh nghiệp và công chúng đầu tư là bộ phận không thể thiếu và góp phần
quan trọng tạo nên sự phát triển của thị trường trái phiếu. Chú trọng hơn nữa
trong công tác tuyên truyền, đào tạo kiến thức về chứng khoán cho các doanh

nghiệp và công chúng. Trong thời gian qua, tuy các doanh nghiệp và công chúng
có quan tâm tìm hiểu về thị trường chứng khoán nhưng hầu như chỉ tập trung vào
cổ phiếu. Thông qua các phương tiện đại chúng, hệ thống thông tin trực tuyến
internet để tuyên truyền cho doanh nghiệp và công chúng một sự hiểu biết toàn
diện về thị trường chứng khoán trong đó có thị trường Trái phiếu Chính phủ. Giúp
các doanh nghiệp nhận thức được vai trò, lợi ích của việc huy động vốn thông qua
phát hành Trái phiếu Chính phủ. Nâng cao nhận thức trong công chúng về vai trò,
rủi ro và tính hữu ích của việc đầu tư Trái phiếu Chính phủ.



×