Tải bản đầy đủ (.docx) (221 trang)

trắc nghiệm lịch sử lớp 10 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.94 KB, 221 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: LỊCH SỬ 10

I. Chuyên đề 1: Xã hội nguyên thủy
<NB> Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?
<$> Biết sử dụng công cụ bằng đồng.
<$> Đã biết chế tạo công cụ lao động.
<$> Đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
<$> Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân.
<NB> Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người
<$> người vượn cổ.
<$> người tinh khôn.
<$> người tối cổ.
<$> người vượn.
<NB> Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
<$> Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
<$> Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
<$> Những người sống chung trong hang động, mái đá.
<$> Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
<NB> Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?
<$> Tập hợp một thị tộc.
<$> Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
<$> Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn
gốc tổ tiên xa xôi.
<$> Tất cả đều đúng. <@>
<TH> Óc sáng tạo đầu tiên của con người được thể hiện trong lĩnh vực
<$> làm đồ gốm.
<$> sáng tạo ra chữ viết.
<$> chế tạo ra lửa.
<$> chế tạo ra công cụ lao động.
<TH> Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ


bằng kim khí, nhất là đồ sắt?


<$> Khai khẩn được đất bỏ hoang.
<$> Đưa năng suất lao động tăng lên.
<$> Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
<$> Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
<TH> Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
<$> Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp.
<$> Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
<$> Những người giàu có, phung phí tài sản.
<$> Tất cả các sự kiện đổi trên. <@>
<VD> Trong quá trình phát triển chung của một lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng
công cụ bằng đồng thau sớm nhất ?
<$> Trung Quốc, Việt Nam.
<$> Tây Á, Ai Cập.
<$> In-đô-nê-xi-a, Đông Phi.
<$> Tất cả các vùng trên. <@>
<VD> Khi người tinh khôn xuất hiện, thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?
<$> Da trắng.
<$> Da vàng.
<$> Da đen.
<$> Da vàng, trắng, đen.
<VDC> Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?
<$> Nghệ An
<$> Thanh Hoá
<$> Cao Bằng
<$> Lạng Sơn
II. Chuyên đề 2: Xã hội cổ đại
<NB> Các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia

nào được hình thành sớm nhất?
<$> Ấn Độ.
<$> Ai Cập, Lưỡng Hà.


<$> Trung Quốc.
<$> Ai Cập, Ấn Độ.
<NB> Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành khi những cư dân ở đây đều biết
sử dụng công cụ đồ sắt. Đúng hay sai?
<$> Đúng.
<$> Sai.
<NB> Lực lượng đông đảo nhất là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương
Đông là tầng lớp nào?
<$> Nô lệ.
<$> Nông dân công xã.
<$> Nông dân tự do.
<$> Nông nô.
<NB> Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là
<$> chữ tượng ý.
<$>chữ La-tinh.
<$> chữ tượng hình.
<$> chữ tượng hình và tượng ý.
<NB> Điều kiện tự nhiên của Địa Trung Hải thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông
nghiệp. Đúng hay sai?
<$> Đúng.
<$> Sai.
<NB> Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
<$> Địa chủ và nông dân.
<$> Quý tộc và nông dân.
<$> Chủ nô và nô lệ.

<$> Chủ nô và nông dân công xã.
<NB> Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là
<$> ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
<$> ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
<$> ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
<$> ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.


<NB> Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
<$> Ai Cập.
<$> Hi Lạp.
<$> Hi Lạp, Rô-ma.
<$> Ai Cập, Ấn Độ.
<TH> Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ
đại phương Đông?
<$> Nhờ sử dụng công cụ bằng sắt sớm.
<$> Nhờ các dòng sông mang phù sa bồi đắp.
<$> Nhờ nhân dân cần cù lao động.
<$> Tất cả các lí do trên.
<TH> Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập,
quốc gia được hình thành sớm nhất là
<$> Ấn Độ.
<$> Ai Cập, Lưỡng Hà.
<$> Trung Quốc.
<$> Ai Cập, Ấn Độ.
<TH> Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học?
Vì sao?
<$> Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
<$> Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
<$> Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

<$> Ấn Độ. Vì phải tính thuế.
<TH> Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng
nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông
<$> nông dân.
<$> thương nhân.
<$> thợ thủ công.
<$> bình dân.
<TH> Điền vào chỗ trống câu sau đây: "Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường,
mỗi phường cử 10 người làm thành một .......... (1) ...................... có vai trò
như .......................(2)..................., thay mặt nhân dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1
năm".


<$> hội đồng 500 người 2: "quốc hội".
<$> hội đồng 5000 người;

2 : "chính phủ".

<$> hội đồng 50 người; 2 : "thủ tướng".
<$> hội đồng 300 người; 2 : "nhà nước".
<TH> Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
<$> Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
<$> Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
<$> Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của
đất nước.
<$> Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
<VD> Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng
"...................... là ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông
nghiệp".
<$> Chữ viết.

<$> Thiên văn học và lịch.
<$> Toán học.
<$> Chữ viết và lịch.
<VD> Ở Rô-ma, những người lao động khoẻ mạnh nhất được sử dụng làm gì?
<$> Làm việc ở xưởng thủ công.
<$> Làm việc ở trang trại.
<$> Làm đấu sĩ ở trường đấu.
<$> Tất cả ở các lĩnh vực trên.
<VDC> "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong
phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói đó được thể
hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
<$> Ai Cập.
<$> Trung Quốc.
<$> Ấn Độ.
<$> Việt Nam.
<VDC> Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn với cư dân cổ đại phương Đông trong công
việc
<$> khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.


<$> chăn nuôi đại gia súc.
<$> buôn bán đường biển.
<$> sản xuất thủ công nghiệp.
<VDC> Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ
đâu?
<$> Rô-ma, Nhờ canh tách nông nghiệp.
<$> Hi Lạp. Nhờ đi biển.
<$> Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc.
<$> Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.
III. Chuyên đề 3: Trung Quốc thời phong kiến

<NB> Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
<$> Nhà Tần.
<$> Nhà Hạ.
<$> Nhà Hán.
<$> Nhà Triệu.
<NB> Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung
Quốc?
<$> Nhà Đường.
<$> Nhà Tống.
<$> Nhà Minh.
<$> Nhà Thanh.
<NB> Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng là
<$> kĩ thuật luyện đồ kim loại.
<$> đóng tàu, chế tạo súng.
<$> thuốc nhuộm, thuốc in.
<$> la bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
<NB> Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?
<$> Thời nhà Tần.
<$> Thời nhà Hán.
<$> Thời nhà Đường.


<$> Thời nhà Tống.
<TH> Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp với
giai cấp nào?
<$> Quý tộc và nông dân công xã.
<$> Quý tộc và nô lệ.
<$> Địa chủ với nông dân tự canh.
<$> Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
<TH> Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà

<$> nhà Hán.
<$> nhà Tần.
<$> nhà Đường.
<$> nhà Tống.
<TH> ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai
sáng lập?
<$> Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.
<$> Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập.
<$> Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập.
<$> Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.
<VD> Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết "ngũ thường" của Nho giáo.
<$> Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí.
<$> Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
<$> Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín.
<$> Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ.
<VD> Vào thời kì nào ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ
phong kiến?
<$> Thời nhà Lý.
<$> Thời nhà Trần.
<$> Thời nhà Lê.
<$> Thời nhà Hồ.
<VDC> Ai là người lãnh đạo quân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của 29 vạn
quân Thanh vào năm 1789?
<$> Nguyễn Nhạc.


<$> Nguyễn Huệ.
<$> Nguyễn Lữ.
<$> Ba anh em Tây Sơn.
IV. Chuyên đề 4: Ấn Độ thời phong kiến

<NB> Quốc gia đầu tiên của Ấn Độ có tên gọi là
<$> Gúp-ta.
<$> Vương triều Hồi giáo Đê-li.
<$> Vương triều Mô-gôn.
<$> Ma-ga-đa.
<NB> Thời gian từ 1526-1707, là thời kì tồn tại của Vương triều nào ở Ấn Độ?
<$> Vương triều Mô-gôn.
<$> Vương triều Hồi giáo Đê-li.
<$> Vương triều Gúp-ta.
<$> Tất cả các Vương triều trên. <@>
<NB> Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là
<$> chữ tượng hình.
<$> chữ tượng ý.
<$> chữ Hin-đu.
<$> chữ Phạn.
<TH> Trong lịch sử trung đại, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh
vượng nhất?
<$> Vương triều Gúp-ta.
<$> Vương triều Hồi giáo Đê-li.
<$> Vương triều ấn Độ Mô-gôn.
<$> Vương triều Hác-sa.
<TH> Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
<$> Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.
<$> Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, ảnh hưởng ra bên ngoài,
trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.


<$> Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các
dân tộc Đông Nam Á.
<$> Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo.

<TH> Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hóa truyền thống của Ấn Độ?
<$> Trung Quốc.
<$> Ấn Độ.
<$> Mông Cổ.
<$> Các nước Đông Nam Á.
<TH> Yếu tố không thuộc về văn hóa truyền thống của Ấn Độ là
<$> tôn giáo ( Phật giáo và Hin đu giáo).
<$> chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn.
<$> nghệ thuật kiến trúc, đền chùa, lăng mộ, tượng phật.
<$> lễ hội được tổ chức vào mùa giặt lúa.
<VD> Kinh Vê-đa là kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào ở Ấn Độ?
<$> Đạo Phật.
<$> Đạo Ba-la-môn và đạo hin-đu.
<$> Đạo Hồi.
<$> Tất cả các đạo trên. <@>
<VD> Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của ấn Độ thời cổ đại là:
<$> Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
<$> Ma-ha-bha-ra-ta và Pritsicat.
<$> Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a.
<$> Ra-ma-ya-na và Mê-ga-đu-ta.
<VDC> Sự phát triển văn hóa thời Gúp-ta đưa đến điều gì?
<$> Sự lan tỏa văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
<$> Có vai trò phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
<$> Định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ.
<$> Văn hóa Ấn Độ phát triển trên toàn lãnh thổ và ảnh hưởng ra bên ngoài.
V. Chuyên đề 5: Đông Nam Á thời phong kiến
<NB> Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là


<$> chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

<$> chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới.
<$> chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ôn đới.
<$> chịu sự ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.
<NB> Cư dân Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nàocủa Ấn Độ sớm nhất?
<$> Phật giáo.
<$> Hin đu.
<$> Bà la môn, Hin đu.
<$> Tất cả các tôn giáo trên.
<NB> Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV,
còn gọi là thời kì gì?
<$> Thời kì thịnh đạt.
<$> Thời kì Ăng-co.
<$> Thời kì hoàng kim.
<$> Thời kì Bay-on.
<NB> Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng.
"Sau khi Xu-li-nha Vông-xa qua đời, nước Lan Xang chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau:
Luông Pha-bang, .................. và Chăm-pa-xắc".
<$> Xiêng Khoảng.
<$> Sê-nô.
<$> Mường Sài.
<$> Viêng Chăn.
<TH> Điền vào chỗ trống câu sau đây: "Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-puchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của ...........,
vừa có nét độc đáo riêng của nền dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế
giới".
<$> Trung Quốc.
<$> Thái Lan.
<$> Ấn Độ.
<$> In-đô-nê-xi-a.
<TH> Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?



<$> Việt Nam.
<$> Thái Lan.
<$> Phi-lip-pin.
<$> Xin-ga-po.
<TH> Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam
á bắt nguồn từ đâu?
<$> Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.
<$> Từ ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia.
<$> Từ sự chia rẽ giữa các tộc người ở Đông Nam Á.
<$> Tất cả các nguyên nhân trên. <@>
<VD> Khu di tích Mĩ Sơn của người Chăm hiện nay thuộc ở tỉnh nào của Viêt Nam?
<$> Quảng Nam.
<$> Quảng Trị.
<$> Quảng Bình.
<$> Quảng Ngãi.
< VD> Đông Nam Á từ lâu được gọi là khu vực châu Á gió mùa. Ngoài ra còn được gọi là
<$> châu Á lục địa.
<$> tiểu lục địa châu Á.
<$> châu Á bùng nổ.
<$> khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa riêng biệt.
<VD> Pha Ngừm được biết đến là
<$> đất nước triệu voi.
<$> ông vua đầu tiên của lịch sử cổ đại Lào.
<$> người lập nên nhà nước Lang Xang.
<$> ông tổ của những chiếc chum đá khổng lồ.
<VDC> Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "ở Đông Nam Á, các nhà khoa
học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển từ vượn thành..."
<$> người.

<$> vượn người.
<$> người tinh khôn.
<$> người vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm.


<VDC> Tại Việt Nam các nhà khoa học đã phát hiện ra những di cốt và những công cụ đồ đá
của Người tối cổ ở vùng nào?
<$> Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ.
<$> Sa Huỳnh - Quảng Ngãi.
<$> Ở Đồng bằng sông Hồng.
<$> Ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuyên đề 6: Tây Âu thời trung đại
<NB> Vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại được thể hiện như thế nào?
<$> Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất,
mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
<$> Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả
năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới.
<$> Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.
<$> Tất cả các ý kiến trên.<@>
<NB> Cuộc phát triển địa lý vào thế kỷ XV được thực hiện bằng con đường nào?
<$> Đường bộ.
<$> Đường biển.
<$> Đường hàng không.
<$> Đường sông.
<NB> Ai là người phát hiện ra châu Mĩ mà đến chết vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ?
<$> Va - xcô đơ Ga – ma.
<$> A - me - ri - ca.
<$> C. Cô - lôm – bô.
<$> Ma - gien – lan.
<NB> Thế nào là văn hoá phục Hưng?

<$> Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại.
<$> Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp - Rô ma và sáng tạo nền văn hoá mới của
giai cấp tư sản.
<$> Phục hưng lại nền văn hoá phong kiên thời trung đại.
<$> Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá.
<TH> Vương quốc Phơ-răng sau này là quốc gia của nước nào?


<$> Anh.
<$> Đức.
<$> Pháp.
<$> Tây Ban Nha.
<TH> Lãnh địa phong kiến là
<$> vùng đất rộng lớn của nông dân.
<$> vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
<$> vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân.
<$> vùng đất rộng lớn của quý tộc, tăng lữ.
<TH> Nông nô bị phụ thuộc gì vào lãnh chúa phong kiến?
<$> Phụ thuộc vào kinh tế.
<$> Phụ thuộc về chính trị.
<$> Phụ thuộc về thân thể.
<$> Phụ thuộc vào công việc làm.
<VD> "Ông đã chứng kiến được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt trời, Trái đất
tự quay trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời". Ông là ai?
<$> Cô-péc-nich.
<$> Ga-li-lê.
<$> Đê-các-tơ.
<$> Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
<VD> Tính chất của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là
<$> phong kiến tập quyền.

<$> quân chủ lập hiến.
<$> Phong kiến phân quyền.
<$> dân chủ chủ nô.
<VD> Câu nào dưới đây không thuộc về thành thị trung đại?
<$> Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất,
mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
<$> Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả
năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới.
<$>Tạo điều kiện cho các lãnh địa ngày càng phát triển.


<$> Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.
<VDC> "Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại". Đó là câu nói của ai?
<$> Lê-nin.
<$> Ăng-ghen.
<$> Khổng Tử.
<$> C.Mác.

Chủ đề: Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
Câu 1.Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người
nguyên thuỷ là
A.phát minh ra cung tên
B.phát minh ra nhà cửa
C.phát minh ra lao
D. phát minh ra lửa

Câu 2.
Con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ:
A.lao động
B.nướng chín thức ăn

C.sử dụng lửa
D. bộ não phát triển


Câu 3.
"Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi
gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang". Đó là
tổ chức:
A.thị tộc
B.bộ lạc
C.bầy người nguyên thuỷ
D. công xã nông thôn.

Câu 4.
Các nhà khảo cổ học coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì:
A.con người biết trồng trọt và chăn nuôi
B.con người bắt đầu có óc sáng tạo
C.đời sống tinh thần bắt đầu hình thành
D. đời sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn

Câu 5.
Con người bước vào thời đá mới cách nay khoảng:
A.4 triệu năm
B.1 triệu năm
C.4 vạn năm
D. 1 vạn năm


Câu 6.
Nguồn gốc xưa nhất của loài người là:

A.Loài Vượn cổ
B.Người tối cổ
C.Người vượn
D. Chúa tạo nên

Câu 7.
Nơi nào được coi là cái nôi của tổ tiên loài người?
A.Châu Âu
B.Đông Phi
C.Trung Đông
D. Nam Á

Câu 8.
Đặc điểm ngoại hình khác nhau, dễ phân biệt giữa Người tinh khôn với Người
tối cổ là:
A.Chỉ còn một lớp lông mỏng trên cơ thể
B.Vẫn giữ một ít dấu tích vượn trên cơ thể
C.Đã loại bỏ hết các dấu tích vượn trên cơ thể
D. Đã bắt đầu biết chế tác công cụ


Câu 9.
Thời kì đầu tiên của lịch sử loài người đánh dấu bằng sự xuất hiện của:
A.Loài Vượn cổ.
B.Người tối cổ
C.Người tinh khôn.
D. Bầy Người nguyên thủy.

Câu 10.
Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người là:

A.Công xã nông thôn.
B.Công xã thị tộc.
C.Bộ lạc.
D. Bầy người nguyên thủy.

Câu 11.
Công cụ thời đá mới khác công cụ thời đá cũ ở chỗ:
A.Mảnh đá được bước đầu ghè đẽo.
B.Mảnh đá được ghè một mặt cho sắc.
C.Mảnh đá được ghè sắc, mài nhẵn thành hình công cụ
D. Mảnh đá được ghè đẽo thành hình tròn


Chủ đề: Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Câu 1.
Đứng đầu bộ lạc là:
A.vua
B.tù trưởng
C.tộc trưởng
D. bồ chính

Câu 2.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xã hội có giai cấp xuất hiện là:
A.công cụ kim loại xuất hiện
B.sản phẩm thừa thường xuyên
C.tư hữu xuất hiện
D. gia đình phụ hệ xuất hiện

Câu 3.
Người nguyên thuỷ ‘‘chung lưng đấu cật’’, hợp tác lao động, hưởng thụ bằng

nhau, vì
A.họ yêu thương nhau, không muốn sống xa nhau
B.tinh thần tương thân thương ái
C.tình trạng đời sống còn quá thấp, chưa có của cải dư thừa
D. mọi người có quan hệ huyết thống với nhau


Câu 4.
Mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, ở
chung. Đó là tính:
A.bình đẳng của người nguyên thuỷ
B.cộng đồng của người nguyên thuỷ
C.phân công lao động của người nguyên thuỷ
D. công bằng của người nguyên thuỷ.

Câu 5.
Nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy là:
A.Sự hợp tác lao động
B.Hưởng thị bằng nhau
C.Sự công bằng và bình đẳng
D. Kiếm thức ăn nuôi sống thị tộc

Câu 6.
‘‘Mỗi nhóm có hơn 10 gia đình, gồm 2-3 thế hệ già, trẻ cùng có chung dòng
máu’’, được gọi là:
A.thị tộc
B.bộ lạc
C.bầy người nguyên thuỷ
D. công xã thị tộc.



Câu 7.
Thế nào là thị tộc?
A.Tập hợp gia đình định cư gần nhau
B.Nhóm gia đình gồm 2 - 3 thế hệ cùng có chung dòng máu.
C.Những gia đình sống trong hang động, mái đá
D. Những người già có chung dòng máu, giữ vai trò quan trọng trong xã
hội

Câu 8.
Thế nào là bộ lạc?
A.Là tập hợp các thi tộc sống gần nhau
B.Là những thị tộc thường xung đột, tranh giành đất đai với nhau
C.Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và
nguồn gốc tổ tiên xa xôi
D. Là tập hợp của nhiều Bầy người nguyên thủy ở cạnh nhau

Câu 9.
Nguyên nhân sâu sa của sự xuất hiện chế độ tư hữu là:
A.Công cụ kim loại xuất hiện
B.Năng suất lao động tăng
C.Những người có chức phận trong xã hội chiếm của công làm của tư


D. Gia đình phụ hệ xuất hiện

Câu 10.
Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công bằng và bình đẳng là "nguyên tắc vàng",
nhưng loài người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn là do:
A.đại đồng trong văn minh

B.đại đồng nhưng mông muội
C.không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống
D. không giải phóng được sức lao động của con người
________________________________

Chủ đề: Bài 3 : Các quốc gia cổ đại Phương Đông

Câu 1.
Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt là:
A. Tây Á và Nam Âu
B. Tây Âu và Nam Á
C. Tây Á và Ai Cập
D. Ai Cập và Trung Quốc.

Câu 2.
Loài người từ giã thời kì mông muội để bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn
minh kể từ khi:
A. bộ lạc tan rã


B. chế độ công xã thị tộc tan rã
C. xã hội cổ đại ra đời
D. xã hội có giai cấp xuất hiện

Câu 3.
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng:
A. thiên niên kỉ V –IV trước công nguyên
B. thiên niên kỉ IV-III trước công nguyên
C. thiên niên kỉ III-II trước công nguyên
D. thiên niên kỉ II-I trước công nguyên


Câu 4.
Sự ra đời nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông có nét độc đáo so
với phương Tây là
A. cư dân ở đây chưa hề sử dụng đồ sắt
B. cư dân ở đây chưa hề sử dụng đồ đồng thau
C. cư dân ở đây chưa hề có sản phẩm dư thừa
D. xã hội chưa hề có giai cấp.

Câu 5.
Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là chế độ


A. do vua đứng đầu nhưng quyền lực tập trung trong tay quan lại và tăng
lữ
B. không có vua đứng đầu, mọi công việc do Hội đồng công xã quyết định
C. do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung vào tay vua
D. do vua đứng đầu nhưng quyền lực nằm trong tay tăng lữ.

Câu 6.
Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng
A. nghề nông
B. nghề thủ công nghiệp truyền thống
C. thương nghiệp đường biển
D. nghề thủ công nghiệp và buôn bán

Câu 7.
Lịch của phương Đông cổ đại được gọi là nông lịch, tại vì
A. được xây dựng trên kinh nghiệm trồng lúa
B. do nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp

C. lịch có tác dụng thực tiễn đối với việc gieo trồng
D. dựa trên kinh nghiệm thủy lợi


Câu 8.
Phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên của văn minh loài người là
A. phát minh ra lịch
B. phát minh ra chữ viết
C. phát minh ra chữ số
D. phát minh ra
giấy.

Câu 9.
Người Ai Cập xưa giỏi về hình học là vì:
A. Ai Cập tập hợp nhiều nhà toán học rất lỗi lạc
B. tính toán trong xây dựng Kim tự tháp
C. thường xuyên tính chiều dài của sông Nin
D. do nhu cầu thực tế thường xuyên đo đạc lại ruộng đất

Câu 10.
Các công trình kiến trúc đồ sộ của phương Đông cổ đại đã thể hiện:
A. sự tôn sùng thần thánh của con người
B. uy quyền của các vua chuyên chế
C. sự giàu có của các quốc gia cổ đại


D. sức lao động và trí sáng tạo vĩ đại của con người.

Câu 11.
Bộ phận đông đảo nhất, giữ vai trò to lớn trong nền sản xuất của các quốc

gia cổ đại phương Đông là:
A. Nông dân lĩnh canh
B. Nông dân công xã
C. Nô lệ
D. Nông nô

Câu 12.
Nhà nước cổ đại phương Đông mang tính chất:
A. Dân chủ chủ nô
B. Độc tài quân sự
C. Dân chủ cổ đại
D. Chuyên chế cổ đại

Câu 13.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Thiên văn học và Lịch pháp học ở các
quốc gia cổ đại phương Đông là:
A. Phát minh ra chữ viết từ rất sớm


×