Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

kham pha khoa hoc 5 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.52 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN

Chủ đề: ĐỘNG VẬT
Chủ đề nhánh: “Động vật nuôi trong gia đình”
Đề tài:
Dạy hát: “Đàn gà trong sân”
Nghe hát: Gọi trâu
Trò chơi: “Ô cửa bí mật”
Đối tượng: Mẫu giáo Nhỡ (4 – 5 tuổi)
Thời gian: 25 – 30 phút
Ngày soạn: 9/1/2015
Ngày thực hiện 16/1/2015
Người thực hiện: Lê Thị Diện
Đơn vị: Trường Mần non Thúy Sơn
Địa điểm: Tại lớp Hoa Hồng 3 – Trường Mầm non Thị Trấn
1, Mục đích
a) Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “Đàn gà trong sân” Tác giả
Ngô Ngọc Thắng
- Hát dúng lời, thể hiện đúng giai điệu vui nhộn của bài hát.
-Trẻ lắng nghe, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “Gọi trâu" tác giả
Thảo Linh.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi: “Ô cửa bí mật”, bắt chước tiếng kêu của các con gà.
b) Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.
- Trẻ chăm chú lắng nghe và cảm nhận được gia điệu nhẹ nhàng của bài hát “Gọi
Trâu”.
- Hưởng ứng bài hát theo cô.
- Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ
- Rèn khả năng phản xạ nhanh đoán đúng.
c) Thái độ:


- Trẻ hứng thú thể hiện các bài hát của lứa tuổi mầm non
- Trẻ biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi.
2, Chuẩn bị
- Dụng cụ gõ đệm âm nhạc: xắc xô
- Ghi âm nhạc của các bài hát
- Mũ gà con, vịt con, mèo con.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú
- Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với “Sân chơi âm

Vỗ tay


nhạc”. Đến với sân chơi của chúng ta hôm này cô xin giới
thiệu đội “Gà con”, đội “Mèo con” và đội “Vịt con”
- Sân chơi của chúng ta hôm này gồm có 4 phần
Phần 1: “Bé hiểu biết”
Phần 2: “Bé tài năng”
Phần 3: “Bé thưởng thức”
Phần 4: “Bé vui chơi”
Hoạt động 1: Cô hát mẫu
Sau đây chúng ta cùng đến với phần chơi thứ nhất đó là
phần chơi: “Bé hiểu biết” cô có một điều bí mật mang
đến tặng lớp mình các con xem đó là gì nhé.
- Cô đưa hình ảnh con mèo ra
- Trò chuyện về con mèo

- Đưa hình ảnh con chó và trò chuyện về con chó
- Đưa ra bức tranh đàn gà
- Ai có nhận xét về bức tranh đàn gà?
- Có một bài hát rất hay vết về đàn gà, đó bài hát “Đàn gà
trong sân” nhạc Pháp lời việt Ngô Ngọc Thắng chúng mình
cùng lắng nghe cô hát nhé.
+ Cô hát lần 1:
- Cô vừa hát bài gì?
- Ai là tác giả của bài hát?
- Cô hát lần 2: thể hiện điệu bộ
- Chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát một lần nữa nhé
- Cô vừa hát bài gì? sáng tác của ai?
- Con thấy bài hát có giai điệu thế nào?
Bài hát nói về gia đình gà có gà bố, gà mẹ và gà con
cùng nhau đi kiếm mồi quanh sân đấy gà là con vật nuôi
mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta vậy các con phải
làm gì với các con vật nuôi trong gia đình mình?
- Vừa rồi chúng ta vừa hoàn thành xong phần chơi “Bé hiểu
biết” cả ba đội để rất giỏi cô thưởng cho 3 đội 1 chàng pháo
tay thật to nào.
Hoạt động 2: Dạy hát:
Và bây giờ là phần chơi thứ 2: Phần chơi “Bé tài năng”
Cô mời cả lớp cùng thể hiện tài năng của mình qua bài hát
đàn gà trong sân sáng tác Ngô Ngọc Thắng.
Lần 1: Cho trẻ ngồi hát cùng cô cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Chúng mình vừa hát bài gì? Ai sáng tác?
Lần 2: Cho trẻ đứng dậy hát cùng cô (Cô động viên khen
trẻ, sửa sai cho trẻ)
- Cho từng tổ hát cùng cô (2 - 3 Tổ hát)
- Cho từng nhóm hát (2- 3 nhóm hát)

1-2 cá nhân trẻ hát (Cô chú ý sửa sai, khen gợi động viên
trẻ)

Trẻ chú ý
Trẻ trả lời câu hỏi

Trẻ chú ý nghe cô
hát
Bài hát “Đàn gà
trong sân” ST: Ngô
Ngọc Thắng
- Bài hát có giai điệu
vui nhộn
- Phải thương yêu
chăm sóc chúng
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
Tổ hát
Nhóm hát
Cà nhân trẻ hát.

Trẻ hát


Các con vừa thể hiện tài năng của chúng mình cô thấy bạn
nào cũng rất xuất sắc và bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng
mình một hình thức hát khác đó là hát nối tiếp theo tổ khi cô - Trẻ trả lời
đánh nhịp bằng 2 tay thì cả lớp cùng hát khi cô đưa tay đánh
nhịp về phía đội nào thì đội đó hát các con nhớ chưa nào.
- Ai còn có hình thức hát nào khác?

- Trẻ nêu hình thức
- Hát to, hát hát nhỏ là khi cô đánh nhịp hẹp bên trong thì
hát
chúng mình hát nhỏ, khi cô đánh nhịp rộng tay ra bên ngoài
thì các con hát to
- Cô thấy trong phần chơi “Bé tài năng” cả 3 đội đều rất giỏi
cô thưởng cho mỗi đội một chàng pháo tay thật lớn nào.
Hoạt động 3: Nghe hát: “Gọi trâu” ST Thảo Linh
Phần chơi thứ 3: “Bé thưởng thức”
Vừa rồi cô thấy cả ba đội đều rất xuất sắc trong phần thể
hiện tài năng nên cô sẽ thưởng cho các con một bài hát “Gọi
trâu” sáng tác của Thảo Linh chúng mình cùng lắng nghe
nhé.
- Lần 1: cô hát
- Cô vừa hát bài gì? Ai sáng tác?
- Cô vừa hát bài hát nói về con trâu đã giúp bác nông dân
cầy ruộng không kể ngày, đêm, mùa đông hay mùa hè đấy
các con ạ.
- Lần 2: Cô hát kết hợp điệu bộ
- Bài hát có giai điệu thế nào?
- Bạn nhỏ Hải Băng đã thể hiện bài hát gọi trâu rất là hay và
Hải Băng nới với cô là rất muốn các bạn nhỏ lớp mình hát
cùng bạn đấy cô mời cả lớp hát cùng bạn nhé
Lần 3: Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng.
Qua phần chơi bé thưởng thức cả 3 đội đều rất xuất sắc cô
thưởng cho mỗi đội một chàng pháo tay
Hoạt động 4: Trò chơi: “Ô cửa bí mật”
- Sau đây chúng ta sẽ bước sang phần chơi thứ tư: là phần
“Bé vui chơi”
Cách chơi:

Cô có 4 ô cửa ba đội sẽ lần lượt chọn ô cửa khi ô cửa mở
ra sẽ có những hình ảnh các đội sẽ tìm và hát bài hát có nội
dung phù hợp với hình ảnh trong tranh đội nào tìm ra câu trả
lời trước thì lắc xắc xô thật nhanh để giàng quyền trả lời.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Bây giời cô còn có một trò chơi khác nữa đó là bắt chước
tiếng kêu của gia đình nhà gà khi hát đến con vật nào thì
chúng mình cùng bắt chước tiếng kêu của con vật đó nhé.
* Kết thúc:
- Nào gà mẹ gà con cùng ra sân kiếm mồi nào

Trẻ lắng nghe cô hát

Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng
cùng cô

Trẻ chú ý nghe

Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ bắt chước tiếng
kêu của các con gà
- Trẻ hát và đi



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×