Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước đô thị đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 159 trang )

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

1
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

1


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

2
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

2


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050
thì đô thị trung tâm thành phố Hà Nội được mở rộng với quy mô rất lớn và bao gồm
các đô thị thành phần sau:
- Khu vực nội đô: Được giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường
vành đai xanh sông Nhuệ. Đây là trung tâm hành chính, văn hóa, lịch sử, thương mại,
du lịch, giải trí chất lượng cao của Thành phố Hà Nội; là không gian bảo tồn di sản văn
hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội; là không gian hội tụ
các công trình biểu tượng của Thủ đô và là vùng cây xanh cảnh quan đặc trưng.
- Chuỗi khu đô thị phía Đông vành đai 4 (khu vực phía Nam sông Hồng): Bao
gồm các khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức; Hà Đông, Thanh Trì. Đô thị mở rộng
nằm trong vùng kiểm soát của đô thị trung tâm có tính chất là đô thị ở, dịch vụ, thương


mại, tài chính, ngân hàng, vui chơi giải trí.
- Chuỗi khu đô thị phía Bắc sông Hồng: Được giới hạn phía Đông và Nam theo
ranh giới tự nhiên (đê sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Ngũ
Huyện Khê); phía Bắc và phía Tây theo đường vành đai 4. Dự kiến chia thành các
phân khu, gồm: Mê Linh, Đông Anh, Yên Viên, Long Biên Gia Lâm.
Với một đô thị rộng lớn và với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay thì việc phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng là rất cấp bách. Mỗi một phân khu đô thị như trên cần xây
dựng hệ thống thoát nước tương ứng.
Được sự phân công và gợi ý của GS. TS. Dương Thanh Lượng, em đã chọn một
khu đô thị trong quy hoạch thành phố Hà Nội để thực hiện đề tài tốt nghiệp với tiêu đề:
“Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
Trong quá trình thực hiện đồ án sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo trong Bộ môn Cấp thoát nước - Trường Đại học Thuỷ lợi, đặc biệt là
thầy giáo hướng dẫn GS. TS. Dương Thanh Lượng. Sinh viên xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Thuyết

3
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

3


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

4
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN


4


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 1.
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
1. Vị trí địa lý
a. Vị trí địa lý huyện Đan Phượng - Hà Nội
Đan Phượng là một huyện nhỏ của thành phố Hà Nội, nằm ở phía tây bắc trung
tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội
đi Sơn Tây.
Ranh giới hành chính của Huyện được xác định như sau:
- Phía đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng) và Từ Liêm.
- Phía nam giáp huyện Hoài Đức.
- Phía tây giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 77,35 km2, bao gồm 16 đơn vị hành
chính.Huyện bao gồm thị trấn Phùng và 15 xã là: Trung Châu, Đồng Tháp, Song
Phượng, Đan Phượng, Liên Hà, Liên Trung, Thọ An, Thọ Xuân, Phương Đình,
Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Tân Hội, Tân Lập.
Địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: Đường sắt thống
nhất Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, đường thuỷ(sông Hồng)… Đây là những thuận
lợi cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong những năm sắp tới.
b. Vị trí khu vực nghiên cứu - đô thị huyện Đan Phượng.
-Phía Bắc giáp với xã Hạ Mỗ
-Phía Nam giáp với sông Đăm
-Phía Đông Bắc ranh giới tự nhiên là đê sông Hồng

-Phía Tây giáp với xã Hạ Mỗ
2. Địa hình, địa mạo
Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng và sông Đáy chảy qua. Xưa
kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình dốc dần từ Bắc
xuống Nam từ Đông sang Tây.Cao độ mặt đất thay đổi trong khoảng 6 - 8 m.Trong
vùng này có diện tích mặt nước khá lớn dọc theo đê sông Hồng là khu vực nuôi trồng
thuỷ sản tại xã Liên Trung, Liên Hà.
1.1.2. Điều kiện khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên huyện Đan Phượng có đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành chủ
yếu là Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm
5
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

5


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 0 C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là
tháng 6, tháng 7; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng trung
bình 1640 giờ; lượng bức xạ trung bình 4270 kcal/m2;
Lượng mưa trung bình năm 1600 – 1700 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao
nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354 mm, tháng có lượng mưa trung bình thấp
nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4 mm; lượng bốc hơi trung bình 938
mm/năm; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80-90 %.
1.1.3. Đặc điểm thủy văn.
Khu vực Đan Phượng và Từ Liêm chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn chính

của sông Hồng và sông Nhuệ.
1. Sông Hồng
Chảy qua địa bàn huyện ở phía bắc. Chế độ thuỷ văn (tại trạm Long biên) của
sông Hồng dao động rất lớn, từ dưới 2 m đến trên 11,5 m (báo động cấp 3). Sông Hồng
có lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 m 3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước
chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2 m, lưu lượng là 5.990 m 3/s
(lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3 m với
lưu lượng 2.309 m3/s . Trong mùa lũ nước sông Hồng dâng lên cao, mặt nước sông
thường cao hơn mặt ruộng từ 6÷7 m; vào mùa kiệt mực nước trung bình khoảng 3m
với lưu lượng 927 m3/s.
2. Sông Đáy
Là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó cống Vân
Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào những ngày
phân lũ và lấy nước tưới qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ. Cao trình mực nước H max
= +13,0m ứng với P=1%; cao trình đê +13,2m. Chiều rộng mặt sông 230m. Lưu vực
sông Đáy được chia làm các khu vực có địa hình khác nhau. Các cánh đồng và thung
lũng nằm dọc ven sông thấp dần từ bắc xuống nam. Cụ thể, đoạn qua Thạch ThấtQuốc Oai là +8,0 ÷ +9,0m; đoạn qua Chương Mỹ - Mỹ Đức: +3,0 ÷ +5,0m; phần tả
ngạn Chèm- Hà Đông: +5,0 ÷ +6,0m; Hà Đông - Phủ Lý: +1,5 +3,0m. Đoạn qua Hà
Đông nước lũ chủ yếu tràn trên bãi là chính, lòng sông đoạn này quanh co và uốn
khúc.
3.Sông Nhuệ
lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu
nước cho TP Hà Nội, TP Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông
nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông
Nhuệ vẫn còn nhiều nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn
tiêu thoát chậm do mực nước sông Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lấp
nhiều.
3. Sông Đăm
Ởvùng thượng lưu sông có nhiều nhánh bắt đầu từ khu vực các xã Hồng Hà, Hạ
Mỗ và Thương Mỗ của huyện Đan Phượng. Các nhánh đều có hướng chảy chung là từ

6
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

6


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

tây bắc xuống đông nam và hội tụ tại làng Đăm xã Tây Tựu rồi tiếp tục đi theo hướng
chung và đổ vào sông Nhuệ tại đại phận xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Chiều dài sông
khoảng 14 km, diện tích lưu vực sông là 51,56 km 2. Sông Đăm là trục tiêu chính của
phần lớn diện tích hai huyện Từ Liêm và Đan Phượng, giới hạn từ đê sông Hồng ở
phía bắc, đê sông Đáy ở phía tây, đường quốc 32 ở phía nam.
1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy địa bàn huyện Đan Phượng có các loại đất
theo nguồn gốc phát sinh như sau:
- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: có diện tích khoảng
881,56 ha, chiếm 14,01 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở những nơi có địa
hình cao và trung bình, tập trung ở các xã Song Phượng, Đồng Tháp, Thọ Xuân và thị
trấn Phùng. Đất có màu nâu tươi hay xám, độ pH trung tính đến ít chua, thành phần cơ
giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ
tiêu khá. Phần lớn các loại đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, các
cây màu hàng năm khác, đặc biệt là các loại rau màu cho năng suất cao phục vụ cho
thị trường nội thành và các vùng lân cận.
- Đất phù sa không được bồi có glây: có diện tích khoảng 1715 ha, chiếm 27,24
% diện tích tự nhiên của cả Huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Hội, Tân Lập (nơi có
địa hình thấp). Đất có glây màu xám xanh, dẻo, thành phần cơ giới trung bình đến
nặng, độ phì tiềm tàng khá, nghèo lân dễ tiêu. Phần lớn loại đất này được sử dụng
trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.
- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Có diện tích khoảng 425 ha, chiếm

6,75 % diện tích tự nhiên của Huyện, phân bố ở dải đất ngoài đê sông Hồng thuộc các
xã Trung Châu, Liên Hồng , Liên Hà, Liên Trung. Phần lớn loại đất này có thành phần
cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua. Nhìn chung, loại
đất này phù hợp với trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, có năng suất cao.
- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: có diện tích khoảng 25,69 ha, chiếm
0,41 % diện tíchtự nhiên của Huyện, phân bố rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo
thuộc các xã Đức Thượng, hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nền đất thường
ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pH từ 4,5 ÷ 6 do ảnh hưởng của
chất hữu cơ nên chưa phân giải.
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: có 97,52 ha, chiếm 1,55 %
diện tích tự nhiên của huyện, phân bố thành dải đất dọc theo bờ sông Hồng ở các xã
Hồng Hà, Liên Hà, Liên Trung. Nơi có địa hình cao đất có thành phần cơ giới nhẹ, nơi
thấp đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Nhìn chung loại đất này là một
trong những loại đất tốt, chủ yếu trông màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, có
năng suất cao.
1.1.5.Tài nguyên nước
1. Nước mặt
Nguồn nước mặt sông Hồng có lưu lượng rất lớn nhưng có hàm lượng cặn cao,
Đan Phượng lại ở hạ lưu thành phố nên hiện chưa đề cập dến khai thác nước mặt sông
Hồng đoạn chảy qua huyện để phục vụ cho sinh hoạt.
7
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

7


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

2. Nước ngầm.
Căn cứ các tài liệu thăm dò, trữ lượng nước ngầm ở vùng Đan Phượng khá phong

phú. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm không được tốt, do có hàm lượng sắt cao, đặc
biệt có hàm lượng NH4 vượt tiêu chuẩn rất khó xử lý và cao gấp nhiều lần cho phép
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Diện tích và phân chia hành chính
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đan Phượng là 77,35km 2 và là huyện có diện
tích nhỏ nhất Hà Nội. Huyệnbao gồm 16 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 15 xã).
1.2.2. Dân số và mật độ dân số
Theo số liệu thống kê đến năm 2007 dân số của huyện có 142.068 người. Mật độ
dân số của Huyện đạt 1/631 người/km 2 (bằng 73,47% mật độ dân số chung của cả
thành phố). Tỷ lệ tăng dân số bình quân huyện giai đoạn 2003 − 2007 giảm mạnh từ
4,2 % năm 2003 xuống còn 2,1% năm 2007.
Bảng 1.1: Tình hình dân số huyện Đan Phượng thời kỳ 2003–2007(đơn vị: người)

2003
Chỉ tiêu
1.Dân số
Trong đó:

Số
lượng

2005

Cơcấu
Số lượng
%

2007
Cơcấ
u

%

Số
lượng

Cơcấu
%

114.000

100

12.638

100

142,068

100

- Nam

52.535

50,33

66.886

50,33


70,342

49,46

- Nữ

51.465

49,67

65.752

49,67

71,726

50,54

2. Tỷ lệ tăng DS tự
nhiên (%)

4,2

3,3

2,1

Nhìn chung, do thực hiện tốt phong trào kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của huyện là khá tốt. Tuy nhiên do Thanh Trì đang trong quá trình đô thị
hoá mạnh nên mức tăng dân số chủ yếu là tăng do cơ học

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua Đan Phượng đã phát huy thế mạnh “cận thị, cận giang”để
phát triển kinh tế - xã hôi, tạo sự đột phá trong xây dựng Nông thôn mới. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao (13,3%/năm, mức tăng bình quân của tỉnh là 9,8%/năm), cơ cấu
kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và toàn diện, đời sống của người dân được cải
thiện rõ rệt.
Những năm gần đây, huyện đã có xu hướng giảm diện tích đất lúa chuyển sang
phát triển đô thị, trang trại, vườn trại, vườn ruộng, dành quỹ đất cho sản xuất CN,
TTCN, thương mại và dịch vụ. Mặc dù diện tích đất có giảm nhưng năng suất và sản
lượng luôn ổn định, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên
8
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

8


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Với lợi thế sẵn có của huyện ven đô, toàn huyện Đan Phượng có hơn 1.200 hộ sản
xuất CN và TTCN, trên 2.200 hộ kinh doanh thương mại- dịch vụ. Ðan Phượng có
42/70 làng có nghề, trong đó có 7 làng được công nhận làng nghề quốc gia góp phần
tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chỉ còn chiếm 13,64% giá trị
sản xuất, CN, TTCN, xây dựng chiếm 60%, thương mại- dịch vụ chiếm 26,36%. Đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân
đầu người đạt 14 triệu đồng/năm.
Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế (đơn vị %)

Chỉ tiêu

2003


2004

2005

2006

2007

1

Công nghiệp và xây dựng

88,6

89,3

86,3

86,3

87,3

2

Thương mại - Dịch vụ

4,4

3,7


7,1

7,0

7,0

3

Nông - Lâm - Thuỷ sản

7,1

7,1

6,6

6,7

5,6

100

100

100

100

100


Cộng:

Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện ước đạt 147
tỷ đồng, trong đó giá trị trồng trọt 78 tỷ đồng, giá trị chăn nuôi 63 tỷ và giá trị thuỷ sản
6 tỷ đồng.
Cho đến nay, huyện Đan Phượng đã xây dựng được các vùng sản xuất cây, con tập
trung như: vùng lúa chất lượng cao ở Đan Phượng, vùng sản xuất rau Phương Đình,
Đan Phượng; vùng trồng ngô ngọt Trung Châu; vùng trồng dưa chuột Phương Đình;
vùng trồng cây ăn quả Thượng Mỗ, Phương Đình… Toàn huyện có 67 trang trại, 243
vườn trại hiệu quả góp phần đưa giá trị thu nhập từ canh tác đạt trung bình 80 triệu
đồng/ha.Hiện nay, đây là một trong những địa phương cung cấp rau, quả cho thị
trường Hà Nội và các thị trường lân cận, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân .
Phòng Kinh tế đã xây dựng đề cương hướng dẫn các xã, thị trấn lập dự án, trình
duyệt theo quy định; đồng thời tích cực triển khai các dự án sản xuất rau an toàn,
hoa… Đến nay, xã Tân Lập đã hoàn thành lập dự án sản xuất lúa - cá 12 ha và đã được
UBND huyện phê duyệt. Xã Tân Hội đã hoàn thành lập dự án 5,5 ha, xã Liên Trung
lập dự án sản xuất rau an toàn 20 ha đang gửi Phòng Kinh tế và Phòng Tài chính - Kế
hoạch thẩm định trình UBND huyện phê duyệt. Đây là sự chuyển dịch phù hợp với các
điều kiện và định hướng phát triển kinh tế của huyện Đan Phượngnói riêng và thành
phố Hà Nội nói chung trong những năm tới.
Huyện lỵ là thị trấn Phùng cách trung tâm Hà Nội 22 km trên quốc lộ 32, gần sông
Đáy, là vị trí thuận lợi cho Đan Phượng trong việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các
vùng miền lân cận.
Trên địa bàn huyện Đan Phượng, có các khu công nghiệp do Trung ương và Thành
phố quản lý:
* Khu công nghiệp thị trấn Phùng:diện tích 32,25 haphát triển gồm các nhóm
9
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN


9


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

ngành: Cơ khí, hoá chất phân bón, vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, chế biến lâm
sản. Trong đó có 2 nhóm ngành chính là: Hoá chất phân bón và Công nghiệp cơ khí.
* Khu công nghiệp Liên Hồng: tập trung vào 4 ngành sản xuất: sản xuất bao bì,
hoá chất, cơ khí và chế biến lâm sản. Trong đó sản xuất bao bì chiếm tỷ trọng lớn 60%
về giá trị sản xuất và 49% lực lượng lao động tiếp đến là công nghiệp hoá chất (sơn
tổng hợp) chiếm 29 % giá trị sản xuất và 23 % lực lượng lao động.
1.2.4. Lao động
Đan Phượng có tổng số lao động là 80.617 người (bằng 53,42% dân số) trong đó
lao động nông thôn chiếm 92,38% nhưng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp chỉ chiếm 51,67%.
Trong giai đoạn hiện nay, bình quân hàng năm lực lượng lao động của huyện tăng
khoảng 2500 người. Nhìn chung lực lượng lao động của huyện còn tương đối trẻ, với
42,6% số lao động dưới 35 tuổi, độ tuổi từ 35÷55 chiếm 51,2%. Mặc dù là huyện có
lực lượng lao động trẻ cao nhưng trình độ lao động còn thấp, lao động có trình độ từ
công nhân kỹ thuật trở lên đã qua đào tạo chỉ chiếm 35,6%.
Như vậy, trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và là một địa phương đang
trong quá trình đô thị hóa nhanh như huyện Đan Phượng vấn đề dân số và chất lượng
nguồn nhân lực đang là vấn đề nổi cộm, trong đó trở ngại lớn nhất là trình độ lao động
cũng như khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế đã
xảy ra tình trạng thiếu thợ lành nghề, đặc biệt đối với ngành nghề, lĩnh vực mới.
Dân số không ngừng gia tăng, nhu cầu việc làm cho lao động trong độ tuổi ngày
cànglớn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng đất trên địa bàn huyện.
1.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông
1. Mạng lưới đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại:
a. Đường quốc lộ 32
Quốc lộ 32 là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái,
Lai Châu. Toàn tuyến dài 417 km.
- Điểm đầu từ Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Các huyện thị đi qua: Cầu Giấy,Từ Liêm,Hoài Đức,Đan Phượng,Phúc
Thọ,Thạch Thất,Sơn Tây,Ba Vì,Thanh Thủy,Tam Nông,Thanh Sơn,Văn Chấn,Nghĩa
Lộ,Mù Cang Chải,Than Uyên,Tam Đường.
- Điểm cuối ngã ba Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu (Km65 -quốc lộ 4C).
Hiện nay, đoạn từ Nhổn đến Sơn Tây đang được nâng cấp và mở rộng. Đoạn qua
thị trấn thành đường một chiều rộng 23m, các đoạn khác rộng 18m. Từ Sơn Tây đến
cầu Trung Hà đã nâng cấp xong. Từ Cầu Diễn đến Nhổn sẽ được mở rộng thành 50 m,
10
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

10


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

ở giữa là đường xe điện chạy từ Ga Hà Nội đến Nhổn. Hiện nay đang làm khu đề pô
xe điện ở xã Minh Khai, Hà Nội. Một số cầu lớn như: Cầu Giấy, Cầu Diễn, cầu Trung
Hà bắc qua sông Đà nối Hà Tây với Phú Thọ.

Hình 2.1. Quang cảnh đường quốc lộ 32

b. Đường 70
Tuyến đường 70 là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông giữa các tỉnh thuộc
khu vực Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Riêng đối với khu vực Hà Nội, đây là tuyến đường nối quan trọng đảm bảo sự liên

thông và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội phía nam và phía tây đặc biệt là 2
khu vực huyện Từ Liêm và TP Hà Đông.
Đây là hai khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong mấy năm trở lại đây, có
nhiều công trình quan trọng như Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm thể thao Mỹ
Đình...
Đường 70 qua địa phận Hà Nội có chiều dài gần 15 km (chạy qua địa bàn của 6
xã: Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, thuộc địa phận
huyện Từ Liêm) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa vùng
ngoại thành phía Tây Nam với TP. Hà Đông, Hà Nội.
c. Đường vành đai 4
Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục
vụ giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội.
Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và cao tốc đô thị.
Mặt đường rộng từ 90 m đến 110 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 15
huyện gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông,
Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Như Quỳnh (Hưng
11
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

11


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường
vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.
Chi phí dự kiến cho dự án là 50 nghìntỷđồng, được đầu tư theo hình thức B.O.T.
Thời gian xây dựng đường vành đai 4 sẽ bắt đầu từ khoảng năm 2010, hoàn thành
trước 2020.


.
Phối cảnh đường vành đai 4

Đường vành đai 4, và QL32 đi qua huyện tạo tiền đề kinh tế rất lớn.
Thực trạng về việc vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ đang rất nghiêm trọng. Do
không có đường gom, thiếu các giải pháp kỹ thuật đã ảnh hưởng tới khả năng thông xe
của các tuyến và gây nên tai nạn giao thông.
d. Hệ thống đường giao thông nội vùng:
Đường nhánh 2 kênh Đan Hoài dài 4,26 km, rộng 15 m, tổng mức đầu tư 35 tỷ
đồng, được khởi công xây dựng vào tháng 12/2007. Tuyến đường Đan Phượng - Tân
Hội dài xấp xỉ 3 km, rộng 20m, tổng mức đầu tư 67,948 tỷ đồng, được khởi công xây
dựng vào tháng 10/2008.
Việc 2 tuyến đường trên được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện, đặc biệt là cho các
xã Đan Phượng, Thượng Mỗ, Hạ Mã, Liên Hồng, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Trung, Tân
Hội…
Mạng lưới đường chính đô thị hiện nay có dạng vành đai kết hợp xuyên tâm. Hệ
thống các đường hướng tâm, các cầu chính qua sông Hồng, sông Đáy và các đường
vành đai chưa xây dựng liên thông.
Đường N6 (từ Quốc lộ 32 đi đê Đáy thôn Thống Nhất, xã Song Phượng), dự án
12
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

12


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà truyền thống, thư viện, công viên cây xanh...
Hiện tại, huyện đang chỉ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án

Đường N4 (từ tỉnh lộ 417 đi đê hữu Hồng, xã Thọ Xuân), đường N12 (từ cầu Trúng
Đích, xã Hạ Mỗ đi Quốc lộ 32), Nhà hát huyện, các dự án trường học, trạm y tế…
Giao thông công cộng: Vận tải hành khách công cộng chiếm tỷ lệ thấp, khoảng
14%chủ yếu do xe buýt và taxi. Các phương tiện vận tải cá nhân hai bánh giữ vai trò
chủ đạo.
Đường đê sông Hồng: chiều dài khoảng 10 km, trong đó chiều dài trong phạm vi
quy hoạch là 10 km. - Tuyến đê sông Hồng đã được quan tâm và tập trung đầu tư đảm
bảo mặt cắt, cơ đê, cứng hoá mặt đê, kè, cống, trồng cây chắn sóng, xử lý thân đê. Tuy
nhiên xói lở bờ sông vẫn thường xẩy ra, các vị trí xung yếu vẫn là tại vị trí các cống,
trạm bơm.
Tuyến để Tả Đáy: Trong thân đê có nhiều tổ mối và ẩn hoạ, tập trung nhiều là đê
tả Đáy, Vân Cốc và đê sông Đáy. Mặc dù đã được tập trung đầu tư xây dựng nhưng
vẫn còn những điểm xung yếu .
Hệ thống đê nội đồng: còn chắp vá, chưa thông tuyến, chưa đủ mặt cắt, chưa hoàn
chỉnh, nhiều vị trí xung yếu. Khi mực nước tiêu trong các sông trục cao, nhiều sự cố
xảy ra. Nhiều đoạn đê chưa đảm bảo hệ số mái thiét kế (chủ yếu mái thượng lưu) dễ
gây sạt lở.
Các đường liên xã: nối các trung tâm xã, các xã, các khu dân cư với các đường
quốc gia và Thành phố, có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng rộng 3,5 km nền
đường rộng từ 5- 7 m.
Nhìn chung, hệ thống đường giao thông do huyện Đan Phượng quản lý hiện tại
đã đảm bảo phần lớn nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng. Các tuyến đường liên xã
được rải nhựa hoặc trải bê tông. Các tuyến đường liên thôn hầu hết được trải bê tông,
lát gạch hoặc cấp phối. UBND huyện đã có quyết định phê duyệt cho 15 xã nâng cấp,
xây dựng 750 tuyến đường xóm, ngõ với tổng chiều dài: 74.067m. Tuy nhiên, các
tuyến đường do huyện quản lý vẫn còn thiếu nhiều đoạn nền đường quá hẹp, không
thuận lợi cho xe tải có khối lượng vận tải lớn đi qua , nhu cầu cho chu chuyển hàng
hoá có khối lượng lớn đến từng xã khó khăn.
2. Hiện trạng cầu cống
Phần lớn các tuyến cầu cống trên địa bàn huyện đều được xây dung từ những

năm 1990 trở lại đây nên chất lượng còn tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của nhân
dân trong vùng.
3. Mạng lưới đường sắt
Hệ thống đường sắt quốc gia chạy qua huyện Đan Phượng đi qua xã Đại Mỗ chạy
song song với đường vành đai 4. Hầu hết các tuyến đường sắt đều là tuyến đơnkhổ hẹp
1,0m với kết cấu loại cũ, các chỉ tiêu kỹ thuật rất thấp, chưa kiểm soát được hành lang
an toàn đường sắt. Các tuyến đường sắt hầu hết giao cắt đồng mức với các tuyến giao
thông đường bộ, không đảm bảo an toàn, gây ách tắc giao thông, hạn chế tốc độ và lưu
lượng chạy tàu gây cản trở giao thông nội đô nghiêm trọng.
Hệ thống đường sắt, nhà ga thuộc quyền quản lý, đầu tư sử dụng của Tổng Công
13
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

13


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

ty đường sắt có tác dụng góp phần thúc đẩy kinh tế văn hoá Huyện. Tuy nhiên do chưa
được cải tạo triệt để nên nhiều đoạn vẫn gây ùn tắc cục bộ.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước
1.Nguồn nước
- Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm được đánh giá là phong phú, ít thay đổi, đáp
ứng được nhu cầu nước của nhân dân trong huyện và thành phố. Nước ngầm trong
tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất từ 30 ÷ 40 m. Mực nước tích trong
các going của trạm bơm cấp nước cục bộ từ 6÷9 m dưới mặt đất. Độ hạ thấp mực nước
khi khai thác từ 1.5 ÷ 3 m, tuỳ thuộc vào thiết bị khai thác và công suất giếng.
Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn Phùng và một phần xã
Song Phượng (huyện Đan Phượng) làhệ thống khai thác nước ngầm công suất dự kiến
1.750m3/ngày đêm. Thời gian thực hiện dự án từ quý I/2011, dự kiến đưa vào khai

thác từ quý IV/2012..
- Nước mặt:Đan Phượng là vùng trũng, là nơi nước thải từ nội thành chảy qua do
vậy nguồn nước mặt bị ô nhiễm khá nặng, không thể sử dụng cho sinh hoạt, gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trong xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp
sạch. Sự ô nhiễm nguồn nước ở huyện đang thực sự là vấn đề nan giải, cần có sự tác
động can thiệp tích cực từ Trung Ương và Thành phố mới có thể giải quyết được.
2. Các hình thức cấp nước
Đa số khu vực dân cư chưa có hệ thống cấp nước sạch, các hộ dân vẫn sử dụng
hình thức nước giếng khơi ở khu vực trong đê, bể lọc đánh phèn ở các xã ngoài bãi
sông Hồng, hoặc bể chứa nước mưa.
Trên địa bàn nhiều xã đã xây dựng một số nhà máy nước nhỏ với hệ thống đường
ống phân phối nước đến từng nhà. Nhìn chung hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung
mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân. Xét về tiêu
chuẩn dùng nước sạch thì hệ thống cấp nước sạch của huyện vẫn chưa thật đảm bảo
(nhất là các hộ dùng giếng khơi).
1.3.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước
Các khu vực của huyện Đan Phượng có thể nói là chưa có hệ thống thoát nước đô
thị, chủ yếu theo địa hình ra khu trũng và tiêu theo chế độ tiêu thoát của thuỷ lợi.
Hiện nay do chưa có sự khớp nối tiêu thoát nước giữa các dự án khu đô thị tại khu
vực giáp ranh giữa huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng nên đã xảy ra ngập úng tại
khu vực có kênh tiêu đi qua.
Hiện nay các dự án khu đô thị lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và
huyện Đan Phượng nói riêng cơ bản đang tạm dừng để triển khai rà soát, khớp nối hạ
tầng kỹ thuật (trong đó có khớp nối với cao độ san nền và hệ thống thoát nước mưa,
nước thải) để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất chung trong khu vực trên toàn thành
phố.
Hệ thống công trình đầu mối và công trình nội đồng chưa đồng bộ. Nhiều kênh
tiêu bị xâm hại, lấn chiếm nghiêm trọng đặc biệt là các kênh mương nội đồng đi qua
khu vực đô thị mới và khu công nghiệp.
14

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

14


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Tình hình úng ngập thường xuyên khi có mưa lớn do công trình đầu mối có năng
lực kém hoặc chưa có công trình tiêu chủ động, hệ số tiêu quá thấp so với yêu cầu.
1.4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
Hiện tại huyện Đan Phượng chưa có trạm xử lý nước thải tập trung nên nước thải
thoát ra sông hồ đều bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các hệ thống
sông trong khu vực đang xảy ra rất trầm trọng vì nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp ở vùng thượng lưu đang đổ trực tiếp vào hệ thống sông và kênh mà không có
chưa qua bất kỳ một khâu xử lý sơ bộ nào.
Nước thải là nguồn gây ô nhiễm đối với sản xuất nông nghiệp thực phẩm, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt của dân cư, gây ô nhiễm rất nghiêm
trọng về môi trường không khí và môi trường nước.
Căn cứ các tài liệu thăm dò, trữ lượng nước ngầm ở vùng Đan Phượng khá phong
phú. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm không được tốt, do có hàm lượng sắt cao.Điều
đáng quan tâm hiện nay là hàm lượng asen, amôni sinh ra từ chất hữu cơ, xác động
vật, chất thải lỏng và rắn… trong nước quá cao. Những nơi ô nhiễm asen cao hơn 40
lần tiêu chuẩn cho phép rất khó xử lý.
1.5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Hình 4.1. Một khu đôthị Đan Phượng

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050
phê duyêt tuyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đô thị
Hoài Đức nằm trong chuỗi các khu đô thị phía Đông vành đai 4 (khu vực phía Nam

sông Hồng): Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Chuỗi khu đô thị này
đươck tóm tắt quy hoạch như sau:
1. Định hướng phát triển không gian
15
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

15


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Tính chất và chức năng
Là đô thị mở rộng nằm trong vùng kiểm soát của đô thị trung tâm có tính chất là
đô thị ở, dịch vụ và thương mại tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí và là không gian
có các công trình văn hóa, lịch sử của quốc gia.
Định hướng phát triển
Hình thành khu đô thị, phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, văn
hóa, nghệ thuật… tạo điểm nhấn mới của Thủ đô kết hợp với các công trình cấp Quốc
gia. Các khu đô thị này được phát triển vai trò đảm nhận và hỗ trợ các chức năng y tế,
đào tạo, thương mại, cơ quan được dịch chuyển từ trung tâm ra. Các khu đô thị xây
dựng hiện đại mật độ thấp, với các mô hình tổ chức không gian ở hấp dẫn gắn với các
nêm xanh, mặt nước và các điểm dân cư làng xóm được đô thị hóa được kiểm soát
chặt chẽ bởi không gian vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh.
Thiết lập các trung tâm dịch vụ cấp khu vực trên các trục hướng tâm về đô thị
trung tâm. Từ đó hình thành các khu nhà ở mới gắn với hệ thống nhà ga đầu mối giao
thông công cộng.
Tiếp tục hoàn thiện các dự án đô thị mới đã được chấp thuận đầu tư theo hướng
hiện đại. Phân vùng xây dựng các loại hình nhà ở cao cấp, trung cấp và nhà ở dành cho
người cho thu nhập thấp theo mô hình đô thị nén.
Xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giảm bớt áp lực cho khu nội đô

như: trạm cấp nước, cấp điện, bãi đỗ xe... Xây dựng và hoàn thiện tuyến đường vành
đai 3 và 3,5 trở thành tuyến đường đô thị cảnh quan chính của thành phố. Dự án giao
thông sắt công cộng kết nối chuỗi đô thị.
Xây dựng mới trụ sở các bộ ngành Trung ương và khu trung tâm thương mại và
triển lãm quốc gia tại Mỹ Đình - Mễ Trì.
Xây dựng chuỗi các công viên, vườn ươm hoa cây cảnh, các dịch vụ công cộng
gắn với hành lang xanh sông Nhuệ. Cải tạo môi trường sống, làm mới hệ thống kênh,
hồ nước trên cơ sở các khu vực đất trũng. Kết nối sông Nhuệ, sông Tô lịch với các
công viên, vườn hoa cây xanh với các khu dân cư và các trung tâm đô thị.
Tạo nên các nêm xanh kết nối vành đai xanh sông Nhuệ với hành lang xanh dọc
sông Đáy.
Quy mô phát triển:
- Quy mô dân số năm 2030: khoảng 1,2 ÷ 1,4 triệu người
- Quy mô dân số khống chế tối đa: khoảng 1,7 triệu người.
- Quy mô đất đai: Diện tích tự nhiên: 25.543 ha.
- Chỉ tiêu đất dân dụng: 93 m2/người.
2. Định hướng phát triển giao thông
Xây dựng mới các trục chính thành phố liên kết các khu đô thị mới; các tuyến
song song sông Nhuệ liên kết các đô thị kết hợp bảo vệ cảnh quan môi trường hành
lang xanh; các trục hướng tâm kết nối đô thị mới với trung tâm đô thị hiện có.
3. Định hướng quy hoạch san nền
16
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

16


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Quy hoạch san đắp nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nước mưa. Cốt

nền được phân theo vùng tiêu tự chảy và vùng tiêu động lực để tránh tình trạng nước ở
vùng cao tập trung về khu vực trũng và nơi có khu dân cư hoặc vùng sản xuất nông
nghiệp. Đảm bảo hướng tập trung nước về các công trình đầu mối tiêu nước theo các
quy hoạch tiêu thoát nước đã lập.
- Cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ
thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị. Cao độ khống chế dân
dụng = H(P%) + 0,3 m. Cao độ khống chế công nghiệp = H (P%) + (0,5÷0,7) m. Tần suất
P(%) lựa chọn tuỳ thuộc vào từng vị trí sao cho tuân thủ với quy chuẩn hiện hành, mức
độ quan trọng.
Riêng đối với khu đô thị Đan Phượng, hiện nay cao độ mặt đất ở khu vực nàydao
động trong khoảng từ 6,5 đến 8,0 m. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
“1259”thì cao độ xây dựng ở đô thị Đan Phượng sẽ là 8,4 ở phía tây bắc đô thị và 6,7 ở
phía đông nam.
4. Định hướng quy hoạch thoát nước mưa
Giải pháp tổ chức thoát nước mưa cho chuỗi đô thị trung tâm mở rộng của TP Hà
Nội từ Đan Phượng đến Thanh Trì như sau:
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa đô thị với nguyên tắc tự chảy.
Các trục tiêu cấp I sẽ thoát về các hồ điều hoà, sau đó tự chảy ra các sông trục chính về
mùa khô và tiêu bằng bơm về mùa mưa. Sử dụng hiệu quả các hồ ao hiện có để điều
hoà nước mưa và giảm ô nhiễm môi trường.
- Đặc biệt đối với sông Nhuệ, cần khẩn trương cải tạo và nâng cấp để đáp ứng yêu
cầu tiêu an toàn khi phải làm việc với mực nước cao.
- Tạo ra những hệ thống tiêu liên hoàn, đặc biệt là trong đô thị trung tâm.
- Có quỹ đất dự phòng dành cho hệ thống công trình tiêu.
- Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị.
- Giải pháp công trình đầu mối tiêu:
+ Phần lưu vực tiêu nước ra sông Hồng: xây mới TB Liên Mạc công suất 170
m3/s, kết hợp nhiệm vụ tiếp nguồn nước vào sông Nhuệ; xây dựng cụm hồ điều hòa
Liên Mạc.
+ Phần lưu vực tiêu nước ra sông Đáy: xây dựng mới TB Yên Nghĩa công suất

120 m3/s; xây dựng cụm hồ điều hòa Yên Nghĩa; cải tạo kênh La Khê; cải tạo nâng cấp
cống tiêu tự chảy La Khê; xây dựng công trình chuyển nước trên lưu vực sông Nhuệ
về trạm bơm Yên Nghĩa; xây dựng mới trạm bơm Yên Thái công suất 54 m 3/s kết hợp
nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên công suất 25 m 3/s; xây dựng cụm hồ điều hòa Yên
Thái.

17
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

17


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Hình 4.2. Định hướng thoát nước mưa và cao độ san nền của đô thị Đan Phượng

1.6. QUY HOẠCH THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050,
khu vực đô thị Hà Nội phía nam sông Hồng (trong đó có đô thị Đan Phượng) được
chia làm 10 lưu vực thoát nước thải chính
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Yên Sở: Bao gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng, Hoàng Mai. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại phường Yên Sở
có công suất thiết kế: 200.000 m3/ngày đêm - diện tích khoảng 8 ha. Nước thải sau khi
xử lý sẽ được thoát ra hồ Yên Sở, ra sông Hồng.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Yên Xá: bao gồm các quận Ba Đình, Đống Đa,
Thanh Xuân, và một phần huyện Thanh Trì, các phường ở đông bắc quận Hà Đông.
Diện tích phục vụ theo đề xuất là 4.936 ha. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây
dựng tại thôn Yên Xá, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì có công suất thiết kế: 285.000
m3/ngày đêm - diện tích trạm xử lý khoảng 13ha.
Nước thải sau khi xử lý sẽ được thoát ra tuyến mương quy hoạch ở phía Tây Nam

trạm xử lý chảy ra sông Nhuệ.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Phú Đô: bao gồm quận Cầu Giấy và một phần
huyện Từ Liêm. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại xã Mễ Trì, huyện Từ
Liêm, công suất thiết kế 84.000 m3/ngày đêm. Diện tích trạm xử lý khoảng 6 ha. Nước
thải sau khi xử lý sẽ được thoát ra sông Nhuệ ở phía Tây.
18
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

18


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Lưu vực trạm xử lý nước thải Tây sông Nhuệ: bao gồm một phần quận Tây Hồ,
Cầu Giấy và huyện Từ Liêm. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại xã Phú
Diễn, công suất thiết kế 65.000 m 3/ngđ. Diện tích trạm xử lý khoảng 6,5 ha. Nước thải
sau khi xử lý sẽ được thoát ra sông Nhuệ.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Phú Thượng: bao gồm toàn bộ khu đô thị mới Nam
Thăng Long và vùng dân cư làng xóm phụ cận ở phía Bắc và phía Đông. Diện tích
khoảng 530 ha. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại phường Phú Thượng
có công suất thiết kế: 10.000 m 3/ngày đêm. Diện tích trạm xử lý khoảng 1,0 ha. Nước
thải sau khi xử lý sẽ được thoát bơm ra sông Hồng.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Ngũ Hiệp: Gồm cụm công nghiệp Liên NinhNgọc Hồi, khu vực phía Đông sông Tô Lịch (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi) và khu vực
phía Đông quốc lộ 1 cũ. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại Ngũ Hiệp,
công suất thiết kế: 15.000 m3/ngđ. Diện tích trạm xử lý khoảng 2 ha. Nước thải sau khi
xử lý sẽ được thoát ra hồ điều hòa của khu vực, ra sông Hồng.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Vĩnh Ninh: nằm dọc hai bên đường 70 (đoạn từ
quốc lộ 1A đến cầu Tó). Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây dựng tại thôn Vĩnh
Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, công suất thiết kế 12.500 m 3/ngđ. Diện tích trạm xử lý khoảng 2
ha. Nước thải sau khi xử lý sẽ được thoát ra hồ điều hòa của khu vực sau đó ra sông

Nhuệ.
- Lưu vực trạm xử lý nước thải Đại Áng: nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì, phía
Tây cụm công nghiệp Liên Ninh - Ngọc Hồi cũ, 2 xã phía bắc huyện Thường Tín.
Chọn hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Trạm xử lý nước thải dự kiến được xây
dựng tại thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, công suất thiết kế: 29.000 m 3/ngđ. Diện tích
trạm xử lý khoảng 3,0 ha. Nước thải sau khi xử lý sẽ được thoát ra hồ điều hòa của khu
vực, chảy ra sông Nhuệ.

19
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

19


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

20
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

20


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 2.
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.1. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN
1. Bản đồ
- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng
- Tỷ lệ bản đồ: 1/10.000

2. Dân số và mật độ dân số
- Khu vực I:
Khu vực nằm phía trên đường Hoàng Quốc Việt kéo dài(khu vực này thuộc Huyện
Đan Phượng).
Mật độ dân số n = 100người/ha
- Khu vực II:
Khu vực ngoài đô thị(thuộc huyện Từ Liêm)
Mật độ dân số n = 70người/ha
3. Tiêu chuẩn thải nước
- Khu vực I: q1 = 200 l/ng/ngđ (theo tiêu chuẩn cấp nước)
- Khu vực II: q 2 = 150 l/ng/ngđ
4. Nước thải khu công nghiệp
Do thiếu số liệu về khu công nghiệp nên lấy theo tiêu chuẩn cấp nước 33-2006 với
tiêu chuẩn thải của các xí nghiệp công nghiệp là 35

m3 /ha.ngđ

5. Nước thải các công trình công cộng
Trong phạm vi đồ án này chỉ xét tới lưu lượng nước thải của các công trình công
cộng là bệnh viện và trường học.
a. Bệnh viện:
Tổng số bệnh nhân chiếm 0,8 % dân số toàn đô thị.
Tiêu chuẩn thải nước là: 300 l/ng/ngđ
Hệ số không điều hoà giờ: Kh.max = 2,5
Số giờ thải nước: 24 h/ngày
b. Trường học
Tổng số học sinh chiếm 30 % dân số thành phố
Tiêu chuẩn thải nước là: 20 l/ng/ngđ
Hệ số không điều hoà giờ: Kh.max = 1,8
21

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

21


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Số giờ thải nước: 12 h/ngày (từ 6h – 18g)
2.2. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TÍNH TOÁN
2.2.1. Lưu lượng nước thải sinh hoạt cho khu dân cư
1. Dân số tính toán
Dân số tính toán là dân số sống ở cuối thời hạn tính toán thiết kế hệ thống thoát
nước (năm 2020), được tính toán theo công thức:
N = p× F
Trong đó:
N: Dân số tính toán khu vực (người)
p: Mật độ dân số của khu vực (người/ha)
F: Diện tích khu vực (ha)
Khu vực I:

N1 = p1 × F1 = 100 ×1421,1= 142 110người

Với: p1 =100 người/ha;
Khu vực II:

F1 = 1421,1ha

N 2 = p 2 × F2

Với: p 2 = 70 người/ha;


F2

= 70 ×347,16= 24302 người
= 347,16 ha

Dân số tính toán toàn khu vực:

N = N1 + N 2

= 142110+ 24302 =166 412 (người)

2. Xác định lưu lượng nước thải tính toán
a. Lưu lượng nước thải trung bình

Q ngd.tb =

Qngd.tb

N× q
(m3 / ngd)
1000

Trong đó:
N: Dân số tính toán
q: Tiêu chuẩn thải nước
Khu vực I:

Q1ngd.tb =


N 2 × q 2 142110 × 200
=
= 28422 (m3 / ngd)
1000
1000

Khu vực II:

22
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

22


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Q 2ngd.tb =

N 2 × q 2 24302 × 150
=
= 3645,3 (m 3 / ngd)
1000
1000

Lưu lượng nước thải toàn khu vực:
2
Q ngd.tb = Q1ngd.tb + Q ngd.tb
= 28422 + 3645,3 = 32067,3 (m3 / ngd)

b. Lưu lượng nước thải trung bình giây


Qs.tb =

Q ngd.tb
24 × 3,6

=

Qs.tb

32067,3
= 371,15
(l/s)
24 × 3,6

Khu vực I:

Q1s.tb =

28422
= 328,96
(l/s)
24 × 3,6

Khu vực II:
2
Qs.tb
=

3645,3

= 42,19
(l/s)
24 × 3,6

Từ lưu lượng nước thải trung bình giây, tra bảng 2 - TCVN 7957:2008 ta có hệ số
không điều hòa chung K0.max
Với

Q1s.tb

= 328,96

2
Qs.tb

=42,19 (l/s)

Qs.tb

= 371,15

K 0max

(l/s)

K 0max
(l/s)

= 1,54


= 1,75

K 0max

= 1,53

c. Lưu lượng nước thải giây lớn nhất

Qs.max = Qs.tb .K 0max
Khu vực I:

Q1s.max =328,96×1,54= 506,60 (l/s)

Khu vực II:

2
Qs.max
= 42,19×1,75= 73,83

(l/s)

Toàn khu vực: Qs.tb = 371,15×1,53=567,86 (l/s)
Bảng 2.1. Lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở.

KV
I

Diện tích
ha


n
người/ha

Dân số
N

TC thải
q

1421,1

100

142110

200

Q ngd.tb

Qs.tb

m3 /ha

l/s

28422

328,96

s.max

K 0max Ql/s

1,54

506,60

23
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

23


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

II

347,16

Tổng

1803,96

70

24302

150

166412


3645,3

42,19

1,83

55,16

32067,3

371,15

1,53

567,86

Ta có hệ số không điều hòa chung K 0max=1,53; từ đó xác định được hệ số không
điều hòa và lưu lượng nước thải ra trong các giờ trong ngày.
2.2.2. Lưu lượng nước thải công cộng
a. Bệnh viện:
- Tiêu chuẩn thải nước

q BV = 300 (l/ng/ngđd)

- Hệ số không điều hòa giờ

K h max = 2,5

- Số giờ làm việc 24 giờ (từ 0 giờ đến 24 giờ)
Số bệnh nhân bằng 0,8 % dân số khu vực

NBV = 0,008 ×166412 = 1332 (ng)
Ta có 2 bệnh viện, mỗi bệnh viện trung bình có khoảng 666 giường.
Lưu lượng nước thải ngày trung bình mỗi bệnh viện

Q BV
ngd.tb =

N BV .q BV 666 × 300
=
= 199,8 3
(m / ngd)
1000
1000

Lưu lượng nước thải giờ trung bình

Q

BV
h.tb

=

QBV
ngd.tb
24

=

199,8

= 8,33
24

(m3 / h)

Lưu lượng nước thải giờ lớn nhất
BV
QBV
h.max = Q h.tb .K h.max

= 8,33 × 2,5 = 20,83 (m

3

/ h)

Lưu lượng nước thải giây lớn nhất

Q

BV
s.max

QBV
20,83
= h.max =
= 5,78
(l/s)
3,6
3,6


b. Lưu lượng thải của các trường học
- Tiêu chuẩn thải nước q0 = 20 l/ng. ngày
- Diện tích trường học trong khu vực: FTH= 25,52 ha
- Hệ số không điều hòa giờ Kh.max= 1,8
- Số giờ làm việc 12 giờ (từ 6 giờ đến 12 giờ)
- Số học sinh trong khu vực bằng 30% dân số khu vực
NTH= 30% × N = 0,3 × 166.412 = 49.924 (học sinh)
24
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

24


Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước đô thị Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Trong khu vực tính toán có 5 trường học, do số lượng trường học lớn mà trong khi
tài liệu thiết kế không đầy đủ, nên trong phạm vi đồ án ta tính toán theo cách sau:
Coi nhu cầu dùng nước của tất cả các học sinh là như nhau, như cầu sử dụng đất
của các học sinh là bằng nhau. Từ số học sinh, diện tích trường học và tiêu chuẩn thải
nước của mỗi học sinh ta sẽ tính lượng nước thải tập trung từ các trường học.
Lưu lượng nước thải ngày trung bình

QTH
ngd.tb =

N TH × q BV 49924 × 20
=
= 998,48 3
(m / ngd)

1000
1000

Lưu lượng nước thải giờ trung bình

Q

TH
h.tb

=

QTH
ngd.tb
12

=

516,7
= 83,21 3
(m / h)
12

Lưu lượng nước thải giờ lớn nhất
Th
QTH
h.max = Q h.tb × K h.max

= 83,21×1,8 = 149,78 m3/h


Lưu lượng nước thải giây lớn nhất

Q

TH
s.max

QTH
149,78
= h.max =
= 41,61
(l/s)
3,6
3,6
Bảng 2.2. Thống kê lưu lượng nước thải của các công trình công cộng

Nơi thải
nước

Số
người

Lưu lượng

Số
giờ(h
)

q0
(l/ng/ngđ

)

Kh

Q
(m /ng
)

Qhtb
(m3/h)

Qhmax
(m3/h)

qsmax
(l/s)

tb
ngd
3

1 Bệnh viện

666

24

300

2.5


199,8

8,33

20,83

5,78

2 Bệnh viện

1332

24

300

2.5

399,6

16,66

41,66

11,56

5TH

49924


12

20

1.8

998,48

83,21

149,78

41,61

2.2.3. Lưu lượng nước thải các xí nghiệp công nghiệp
1. Lưu lượng nước thải sản xuất từ khu công nghiệp
- Tiêu chuẩn thải nước tính theo diện tích là: qCN = 35 m3/mgđ/ha
- Diện tích: FCN =63,86 ha
- Các nhà máy xí nghiệp làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ
- Hệ số không điều hòa giờ của nước thải sản xuất K h.max=1 nếu coi lưu lượng nước
thải của các giờ trong ca được phân bố đều.
- Lưu lượng nước thải sản xuất ngày trung bình
25
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thuyết - Lớp 50CTN

25



×