Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

hoạt động trải nghiệm sáng tạo về hình ảnh phụ nữ xưa và nay!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.8 KB, 13 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa “hoạt động trải nghiệm
sáng tạo” là hoạt động bắt buộc, “được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp
12” trong nhà trường. Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương
trình giáo dục phổ thông phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của BCH
Trung ương Đảng khóa XI. Thực hiện chủ trương của Bộ, Sở GD&ĐT Quảng
Trị, Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh đã tổ chức tập huấn hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho toàn thể CB, GV đồng thời đưa vào nhiệm vụ năm học 2027- 2018.
Tuy nhiên, đây là một nội dung vô cùng mới mẻ, tài liệu viết về vấn đề này
cũng còn khá khiêm tốn nên gây ra những khó khăn nhất định cho GV và HSnhững người trực tiếp thực hiện. Vì những lí do trên, HĐBM Ngữ văn cấp
huyện mạnh dạn quyết định chọn tổ chức HĐ TNST với phần báo cáo là
những kiến thức cơ bản nhất về TNST và phần minh họa là CĐ "Phụ nữ xưa và
nay" ở chương trình Ngữ văn 9 với mong muốn tạo một cơ hội cho tất cả
chúng ta thêm một lần nữa tiếp cận với những lí thuyết cơ bản về TNST cũng
như được "trải nghiệm" trong thực tế một HĐ TNSTcủa bộ môn mình. Qua đó,
chúng ta cùng trao đổi, góp ý, bổ sung, học hỏi lẫn nhau để có thêm kiến thức
và kinh nghiệm cho việc tổ chức HĐ này của mình.

NỘI DUNG
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Trải nghiệm:
1.1. Khái niệm:
Khái niệm “Trải nghiệm” dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một số ý
nghĩa sau:
- Trải nghiệm là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình
giáo dục và đào tạo chính quy;
- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà HS nhận được bên ngoài các cơ sở
giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu
tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…


- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương
pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh
họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.
- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà HS nhận được bên ngoài các cơ sở
giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu
tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…
- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương
pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh
họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.


* Nếu xem xét thuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành” (practice),
nghĩa là, xem xét nó trong quá trình đào tạo, cũng như kết quả của nó, thì theo nghĩa
rộng, trải nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục.
Phân định sự khác biệt giữa trải nghiệm và thực hành, thì trải nghiệm mang
hàm nghĩa rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trò là nền tảng của tri thức và là
tiêu chí để nhận biết sự thật, nhận biết tính đúng/sai.
Thực hành (practice, practicum), thực tập (tập làm, learning by doing); trải
nghiệm (experiencing) đều là những phương thức học tập gắn với thực tiễn, là
những phương thức học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc học trong 3 dạng hoạt động
này không hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau.
Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề
bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó.
Thực hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một bối
cảnh mới của thực tiễn. Thông qua việc thực hành người học chính xác hóa và củng
cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh
được một số kỹ năng thực hiện.
Thực tập (tập làm) là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ
yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với đối
tượng cần chiếm lĩnh trong một môi trường xác định. Thực tập thường được sử

dụng khá đa dạng, nó có thể được sử dụng với một số nội dung học tập có tính kỹ
thuật, (học đi xe, học bơi...); và được sử dụng khi tập làm nghề sau một thời gian
được trang bị tri thức lý luận và kỹ năng cho một lĩnh vực nhất định (thực tập
nghề).
1.2. Các loại trải nghiệm
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí
tuệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng.
* Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences)
Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi.
Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát
được. Nó là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí
“trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo
chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm
vật chất..
* Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences)
Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết
hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng.
Trải nghiệm tinh thần bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức. Trải nghiệm này
thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học)
hoặc việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều
một dạng bài toán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải
những bài toán này).
* Trải nghiệm xúc cảm (Emotional Experiences)
Trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm
tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng
cảm.


Theo chúng tôi, học các môn học thuộc các lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, giáo
dục đạo đức, lối sống, trẻ cần được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả mới tốt.

* Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences)
Trải nghiệm tâm thần diễn ra khi có sự cố như sốt cao, viêm màng não, thiếu
ngủ, thiếu ô xy, rối loạn tâm thần, tai nạn chấn thương… Con người cũng có thể có
được trải nghiệm như vậy bằng cách thôi miên, thiền, thần chú, yoga… hoặc một số
trải nghiệm tâm thần có được bằng cách uống thuốc, uống rượu, chích thuốc
phiện…
* Trải nghiệm xã hội (Social Experiences)
Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải
nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội
của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống,
giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ.
Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại
nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải
nghiệm xã hội, hình thành nhân cách.
* Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences)
Sử dụng máy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng
giúp ta trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm, trải nghiệm có
tính chất mô phỏng cuộc sống thực.
Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung trải
nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sống thực nhằm giúp trẻ giải quyết các
vấn đề đặt ra.
* Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences)
Trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người
nào đó về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó
với môi trường. Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình
huống trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
1.3. Đặc điểm của học qua trải nghiệm
a. Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả
- Học tập là một quá trình mà khái niệm được rút ra, chỉnh sửa một cách liên
tục thông qua kinh nghiệm. Không bao giờ chỉnh sửa ý tưởng và thói quen là kết

quả kinh nghiệm không được thích nghi.
- Mục tiêu của giáo dục là thúc đẩy quá trình thắc mắc và kỹ năng trong quá
trình tìm kiếm tri thức, không phải để nhớ bản thân tri thức: “tri thức là quá trình,
không phải là sản phẩm”.
- Tri thức chỉ có thể có thông qua phát minh và tái phát minh, thông qua làm
việc chăm chỉ, kiên nhẫn, liên tục và gợi mở hi vọng con người chiếm lĩnh thế giới,
với thế giới và với nhau.
b.Học tập là quá trình liên lục khởi nguồn từ kinh nghiệm
- Tri thức được tiếp nhận và thử nghiệm liên tục qua kinh nghiệm của người
học. Học là quá trình liên tục trên nền tảng kinh nghiệm. Tất cả học tập là quá trình
học lại.
c. Quá trình học tập đòi hỏi giải pháp cho những mâu thuẫn (xung đột) về sự thích
nghi của các phương thức đối lập biện chứng với thế giới


Học tập là kết quả của sự giải quyết các mâu thuẫn (xung đột) giữa kinh
nghiệm rời rạc và các khái niệm trừu tượng, và mâu thuẫn giữa quan sát và hành
động. Nói cách khác, là giải quyết xung đột giữa mô hình lý thuyết với cuộc sống
thực tiễn.
d. Học tập trải nghiệm là quá trình thích ứng với thế giới
e. Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người và môi trường
g. Học tập trải nghiệm là quá trình làm ra tri thức
Học tập là quá trình kiến tạo ra tri thức, nó là kết quả của sự chuyển hóa giữa
kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân.
2. Sáng tạo
2.1.Khái niệm
Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích
lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)
- Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần
- Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng

loại ra đời trước đó về mặt thời gian.
- Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành,
thuận tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường…, tính ích lợi có thể mang đến
cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.
- Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh , điều
kiện… cụ thể, nếu vượt ra ngoài thì có thể biến lợi thành hại.
Như vậy, để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái
đó với cái trước nó, nếu cái đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời
mang lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vi áp
dụng cụ thể thì bất cứ cái gì đó đã là sáng tạo.
Thông thường, sáng tạo được chia thành các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật , thủ
công, ứng dụng … Các hoạt động sáng tạo trí tuệ được chia thành hoạt động tìm
kiếm và hoạt động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong
các vấn đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau.
2.2. Các đặc điểm của hoạt động sáng tạo
- Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình
huống mới, không theo chuẩn đã có.
- Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.
- Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.
- Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối
tương quan của nó.
- Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.
- Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải
quyết mới cho một vấn đề.
2.3. Những dấu hiệu sáng tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau đây
của học sinh:
-Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương
tác khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác);



-Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng
với các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không làm thay đổi
cách tiếp nhận.
- Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con
đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.
- Có được kiến thức và kĩ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy nhiên, dù
có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể đảm bảo
sự phát triển khả năng sáng tạo của con người được.
2. Trải nghiệm sáng tạo
2.1. Khái niệm
Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST). Phù
hợp với mục tiêu của Chương trình mới, có một định nghĩa như sau: Hoạt động
TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá
nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống
nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình.
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà
giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách… Nhà giáo dục không tổ
chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám
sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt
động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay
nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực
sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em.
Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái
độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này
bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự
phân tích/chiêm nghiệm và phản hồi.
Trong tên gọi "TNST" thì: “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng
tạo” là mục tiêu giáo dục.

Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã
được đưa ra trong CT dạy- học PT, ngoài ra, hoạt động TNST còn có ưu thế trong
việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
- Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
- Năng lực định hướng nghề nghiệp;
- Năng lực khám phá và sáng tạo;
Học tập qua trải nghiệm về bản chất mang tính chất cá nhân và có tính hiệu
quả, tác động cả tới tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng
2.2. Một số hình thức hoạt động TNST:
-Hình thức có tính khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại);
-Hình thức có tính triển khai (dự án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc
bộ);
-Hình thức có tính trình diễn (diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa);


-Hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thực hành lao động việc nhà, việc
trường, hoạt động xã hội – tình nguyện).
II. QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Học qua trải nghiệm thường được coi như là một quy trình học tập. Quy trình
học qua trải nghiệm gồm có 4 giai đoạn:
1. Trải nghiệm – KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Tham gia vào trải nghiệm một tình huống cụ thể nào đó và theo dõi những
ảnh hưởng của nó. Đó là những kinh nghiệm cụ thể của bản thân hoặc của người
khác.
2. Xử lí trải nghiệm/chiêm nghiệm – QUAN SÁT, PHẢN CHIẾU
Tìm hiểu những điều ta đã làm, đã suy nghĩ và cảm nhận được trong khi trải
nghiệm.
3. Tổng quát hóa/khái quát hoá – KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG

Hiểu những quy tắc chung (được gọi là sự tổng quát hóa) đằng sau mối quan
hệ giữa hành động và những tác động của nó.
4. Vận dụng – THỬ NGHIỆM TÍCH CỰC
Ứng dụng những quy tắc, nguyên lý, định lý… chung vừa được tổng
quát/khái quát trong tình huống mới.
4 giai đoạn trong quy trình học qua trải nghiệm được miêu tả bằng sơ đồ sau:


HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM THEO QUY TRÌNH
1. Trải nghiệm
- Tổ chức hoạt động và đưa ra các hướng dẫn rõ ràng
- Trao đổi rõ ràng mọi rủi ro
- Tạo một môi trường an toàn về cả thể chất và tinh thần cho học sinh
- Trả lời các câu hỏi, thắc mắc trước và trong khi diễn ra hoạt động
- Di chuyển quanh lớp học để chủ động hướng dẫn học sinh, cùng hợp tác với
các em và tạo điều kiện để các em tự định hướng khi học.
2. Phân tích/Xử lí trải nghiệm
- Thầy/cô tạo cần chắc chắn tạo ra sự tương tác giữa người học với người
học, người học với nội dung bài học, người học với người hướng dẫn và người
hướng dẫn với nội dung bài học. Hãy nghĩ những câu hỏi có thể đưa ra.
- Quan sát những phản ứng và hành động của các em học sinh trong quá trình
trải nghiệm
- Cho học sinh thời gian tự phân tích/chiêm nghiệm lại trong khi diễn ra hoạt
động.


3. Tổng quát hoá/Khái quát hóa
- Yêu cầu từng học sinh miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tích
những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân các em
- Đưa ra phản hồi, đánh giá một cách tích cực và cởi mở

- Yêu cầu học sinh nêu lên những điều mà các em quan tâm hơn là nói với
chúng những điều thầy/cô mong đợi.
(Cần thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của QT tổng quát/khái quát: Phân
tích/Chiêm nghiệm là một phần của quá trình tổng quát/khái quát (debriefing).
Tổng quát/ khái quát là tên gọi dùng để chỉ những hoạt động giáo viên sẽ làm trên
lớp học nhằm giúp học sinh phân tích thông tin và tổng quát hóa những kinh
nghiệm từ những trải nghiệm của các em.
Tổng quát hóa/ khái quát hóa là một bước quan trọng của phương pháp học qua
trải nghiệm vì nó giúp các em học sinh:
- Học thông qua sự phân tích/chiêm nghiệm về những việc các em đã làm;
- Đúc kết những quan điểm, lý thuyết, định lý, quy luật… và sự khái quát của
các em về chủ đề được học thông qua quá trình phân tích/chiêm nghiệm với sự
hướng dẫn của giáo viên, và
- Áp dụng những điều các em vừa học vào những tình huống mới.)
4. Vận dụng
- Yêu cầu học sinh nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học
- Hướng dẫn các em xác định bất kỳ thay đổi hành vi nào mà các em có thể
làm sau hoạt động trải nghiệm này
- Tạo thêm những cơ hội để các em có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều
các em học được với những người khác.
III. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Các bước xây dựng
Các câu hỏi giáo viên cần trả lời
hoạt động
Mục tiêu chính của HĐ
Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của học
sinh là gì?
Mục tiêu cụ thể về năng Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong
lực
mỗi hoạt động?

Nội dung của mỗi hoạt Học sinh phải học cái gì? Giáo viên phải dạy cái gì?
động
Học sinh phải thu được kiến thức nào sau hoạt
động?
Các bước tiến hành, hoạt Làm thế nào để HS học những nội dung đó? Làm thế
động cụ thể
nào để học sinh hình thành và phát triển được các
năng lực đó?
Nhóm và địa điểm làm Học sinh hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với
việc
ai?
Thời điểm, thời gian
HS học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu?
Thiết bị và vật tư
Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động cho
học sinh?
Vai trò của GV
Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên,


Hợp tác, phối hợp
Đánh giá

khuyến khích và tổ chức việc học cho học sinh?
Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy và
việc học chohọc sinh?
Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã
thu được của HS?

IV. HOẠT ĐỘNG TNST TRONG CHƯƠNG TRÌNH GD PHỔ THÔNG

1. HĐ TNST trong nhà trường phổ thông hiện nay
1.1. Mục đích chính
Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,
kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
1.2. Nội dung:
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước,
mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực
tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ
chặt chẽ giữa các chủ điểm.
1.3. Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy
mô, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với
các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền,
doanh nghiệp,...).
1.4. Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
1.5. Kiểm tra, đánh giá:
Giáo viên tổ chức, đặt mục tiêu cho các hoạt động và đánh giá kết quả học
tập, hoạt động:
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Việc đánh hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu thông qua quan sát hành
vi, thái độ và sản phẩm học tập của học sinh.
Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh, đánh giá qua:
+ Hoạt động trên lớp;

+ Hồ sơ học tập, vở học tập;
+Học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học,
kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm;
+ Bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập)


3. Nội dung và địa chỉ thực hiện HĐ TNST ở bộ môn Ngữ văn THCS
Khối
Chủ đề
Thời điểm bắt đầu theo SGK
lớp
6

7

8

Sân khấu hóa truyện dân
gian

Bắt đầu từ tuần học thứ 11 trong học kì
1

Tôi là nhà văn

Bắt đầu từ tuần học thứ 21 của năm
học

Viết về “Người thắp lên

ngọn lửa tâm hồn”

Tuần thứ 2 của tháng 11

Nếu tôi là Hiệu trưởng

Học kì 2, sau khi học xong bài: Cách
làm bài văn lập luận, giải thích

Tiếng Việt muôn màu

Sau khi học xong bài “Từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội”

Danh lam thắng cảnh Việt Sau khi học xong bài 20: Thuyết minh
Nam
về danh lam thắng cảnh
9

Phụ nữ xưa và nay

Sau khi học xong tiết 41

Người lính

Sau khi học xong tiết 58

B. MINH HỌA:
TNST TRONG NGỮ VĂN 9
QUA CHỦ ĐỀ "PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY"

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Sáng tạo được những sản phẩm liên quan đến chủ đề người phụ nữ xưa và nay.
- Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của phụ nữ xưa và nay.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tìm hiểu, tra cứu và xử lí thông tin.
3. Thái độ
- Nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết
tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác,
có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt
động xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


- Dạy học theo dự án
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chia nhóm và phân công nhóm trưởng.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
1. Bảo Ngọc
1. Duyên
1. Lan Anh
1. Quỳnh Nga
2. Thu Hà
2. Linh Nga
2. Phương Anh

2. Tiến Dũng
3.Thảo Nhi
3.Hoàng
3. Đức Tuấn
3. Nhật Huy
4.Ngọc Nhi
4. Duy
4. Tú Linh
4. Trung Hùng
5 Lê Hương
5.Luân
5. Nhung
5. Hằng
6. Hải
6.Diệu Linh
6. Duy Hoàn
6.Lĩnh
7. Phúc Hưng
7. Trung
7. Phương Thảo
7.Hiền Mai
8.Đức
8. Hiếu
8. Đạt
8. Huyền Trang
9. Ngọc Bảo
9. Lưu
9. Trà
9.Thắm
10. Ngọc Minh

10. Thu Thảo
10. Việt Hoàn
10.Thắng
11. Quỳnh Trang
11. Đoàn
- Kế hoạch cụ thể cho chủ đề, hệ thống câu hỏi,hướng dẫn học sinh tìm tài liệu, cách
làm dự án.
2. Học sinh:
- Thực hiện dự án theo yêu cầu của giáo viên.
- Phân công công việc cụ thể từng thành viên trong nhóm.
- Tìm tài liệu ở thư viện, trên sách báo, thông tin trên internet, vẽ tranh minh họa,
sưu tầm, sáng tác thơ văn; làm bài ở giấy A4 và trình bày ở phần mềm đa phương
tiện powerpoint.
IV. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
1. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm kiếm thông tin
a. Thông tin từ SGK
- Đọc SGK Ngữ văn lớp 9 để thống kê và tra cứu lại những tác phẩm xuất hiện hình
ảnh người phụ nữ.
b. Thông tin từ các nguồn khác
- Nhóm trưởng phân công các thành viên tra cứu thông tin theo các cụm từ khóa:
“Người phụ nữ trong tác phẩm văn học trung đại”, “Chân dung người phụ nữ thành
đạt”, “Cách cư xử của người phụ nữ hiện đại” , “Bình đẳng giới” ...
- Liên hệ và tìm kiếm một số nhân vật nữ thành công trong sự nghiệp, học sinh nữ
có thành tích tiêu biểu.
- Cách thức tìm kiếm nhân vật nữ tiêu biểu:


+ Chân dung phụ nữ thành đạt: tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong thời gian gần đây(các chương trình truyền hình về nhân vật nữ thành đạt, tấm
gương người tốt việc tốt, ...)

+ Chân dung bạn học sinh nữ có thành tích cao trong học tập trong lớp, trong
trường...
+ Có thể sử dụng máy quay, máy ghi âm để hỗ trợ...
Lưu ý: Lên danh sách các câu hỏi cần phỏng vấn:.Nội dung phỏng vấn phải làm rõ
được: Nhân vật đó là ai? Họ thành công trong lĩnh vực gì? Quá trình họ nỗ lực
phấn đấu để đạt được thành công đó ra sao? Thông điệp mà họ gửi tới chúng ta
liên quan đến chủ đề bài học là gì?
2. HOẠT ĐỘNG 2: Xử lí thông tin
Từ các nội dung tìm được:
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm được
theo sự phân công.
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn thông tin để xây dựng cấu trúc bài viết:
+ Những phẩm chất đặc trưng, cách cư xử của người phụ nữ xưa.
+ Những phẩm chất đặc trưng, cách cư xử của người phụ nữ hiện đại.
+ Sự tương đồng và nét khác biệt cơ bản trong cách cư xử của người phụ nữ truyền
thống và phụ nữ hiện đại.
+ Những điều tích cực của xã hội ngày nay đối với phụ nữ, những điều tiêu cực của
xã hội ngày nay đối với phụ nữ và phương án khác phục.
+ Những dẫn chứng thuyết phục về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa và
nay hiển thị dưới dạng video clip, hình ảnh,...
3. HOẠT ĐỘNG 3: Xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp
của phụ nữ xưa và nay.
Bước 1: Cả nhóm cùng thống nhất, lên ý tưởng cho buổi triển lãm.
- Nội dung triển lãm: Những nét tương đồng và sự khác biệt cơ bản về nét đẹp của
người phụ nữ xưa và nay.
- Hình thức triển lãm: Kết hợp nhiều hình thức như tranh vẽ, ảnh chụp, video clip
phỏng vấn, hiện vật, các tác phẩm thơ, văn(sưu tầm hoặc tự sáng tác).
Bước 2: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Sưu tầm, sáng tác thơ văn, vẽ tranh về hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
- Sưu tầm hình ảnh, tranh vẽ, hiện vật có liên quan đến hình ảnh người phụ nữ xưa

và nay.
- Viết lời thuyết minh, giới thiệu, chú thích cho các hình ảnh, tranh vẽ, hiện vật
được trưng bày.
- Làm tờ rơi, áp phích, quảng cáo cho cuộc triển lãm và chia sẻ đến các đối tượng
quan tâm( Các bạn học cùng khối, giáo viên ngữ văn)
Bước 3:Các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công theo đúng thời
hạn.


Bước 4: Tập hợp sản phâm của các thành viên, săp xếp, bố trí theo không gian
triền lãm, thời gian lịch sử, trang trí không gian trưng bày cho cuộc triển lãm
4. HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức triển lãm về phụ nữ xưa và nay
- Cả nhóm tổ chức triển lãm tại địa điểm đã chọn( Văn phòng nhà trường)
- Giới thiệu về các tác phẩm, hiện vật được trưng bày trong cuộc triển lãm cho
người xem.
V. Tiêu chí đánh giá:
1. Về sản phẩm
- Sản phẩm tham gia triển lãm thể hiện được rõ nét những điểm tương đồng và sự
khác biệt giữa phụ nữ xưa và nay; sản phẩm có chú thích rõ ràng.
2. Về hoạt động
- Các thành viên tích cực, chủ động, sáng tạo hoàn thành công việc được giao.
- Xác định được nhiệm vụ cần làm; có sự phân công công việc chi tiết, cụ thể và
phù hợp.
- Làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả; hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đặt ra.
- Các thành viên trong nhóm đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG – Nhóm
1. Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm:
STT
Họ tên

Mức độ đóng góp
1
0
1
2
3
4
2
3
4
...
2. Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn
vào các mức độ A, B, C, D.
Nội
dung
Mức
độ

Tinh thần làm việc nhóm
A

B

C

D

Hiệu quả làm việc nhóm
A


B

C

KẾT LUẬN

D

Trao đổi, thảo luận trong
nhóm
A
B
C
D


TNST là một vấn đề khá mới mẻ trong hoạt động dạy- học ở nhà trường phổ
thông Việt Nam. Việc tổ chức hoạt động TNST hiện gặp một số khó khăn do nó đòi
hỏi phải huy động thêm nhiều thời gian, công sức, điều kiện về cơ sở vật chất, ) có
hoạt động cần có cả sự tham gia của một số lực lượng xã hội),... so với việc dạy học thông thường, ngoài ra còn do tâm lí e ngại với cái mới của một bộ phận GV.
Tuy nhiên, nếu thực hiện một cách nghiêm túc thì hoạt động TNST sẽ mang lại
nhiều lợi ích thiết thực cho HS. Các em có thêm cơ hội để khám phá, trải nghiệm,
thể hiện bản thân, phát triển toàn diện nhân cách.
Dù chắc không tránh khỏi những thiếu sót nhưng chúng tôi hi vọng chuyên đề
này mang lại cho chúng ta một số kiến thức, kinh nghiệm thiết thực để có thể tổ
chức tốt hơn các hoạt động TNST trong bộ môn mình phụ trách.
Chúng tôi cũng rất mong sự đóng góp ý kiến tâm huyết của tất cả các thầy cô
để chuyên đề này nói riêng, việc tổ chức hoạt động TNST ở bộ môn Ngữ văn của
chúng ta nói chung ngày một hiệu quả, hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Vĩnh Linh, ngày 01 tháng 11 năm 2017
HĐBM cấp huyện môn Ngữ văn
.



×