Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn lịch sử và địa lí lớp 5 ở tiểu học (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ NGUYÊN PHƯƠNG DŨNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5
Ở TIỂU HỌC
Chuyên
ngành:
Lí luận
và phương pháp
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK dạy học bộ môn Địa lý
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết


quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Họ và tên tác giả

Lê Nguyên Phương Dũng

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa Địa lí, phòng Đào tạo
sau đại học trường Đại học sư phạm, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học An Giang, Ban
Chủ nhiệm khoa Sư phạm, Bộ môn Giáo dục Tiểu học quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao trình độ.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ, người đã có những chỉ dẫn, định hướng lớn cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, hỗ trợ
tôi trong quá trình học tập sau đại học.

Demo Version - Select.Pdf SDK

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 6
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 6
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 7
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 7
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 7
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Demo Version - Select.Pdf SDK

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
LỚP 5 .......................................................................................................................... 9
1.1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO...................................................... 9
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................................... 9
1.1.2. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................................... 10
1.1.4. Tầm quan trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................................... 11
1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC................. 11
1.2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề ................................................................... 11
1.2.2. Phương pháp đóng vai ................................................................................. 12
1.2.3. Phương pháp trò chơi học tập...................................................................... 13

1.2.4. Phương pháp thảo luận ................................................................................ 13
1.2.5. Phương pháp quan sát tranh, ảnh, mô hình địa lí ........................................ 13
1.2.6. Phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ ................................................... 14

1


1.2.7. Phương pháp khai thác tri thức qua số liệu thống kê, biểu đồ .................... 15
1.2.8. Phương pháp kể chuyện .............................................................................. 16
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
LỚP 5 ........................................................................................................................ 16
1.3.1. Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 .................................... 16
1.3.2. Nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 ......... 17
1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ, SINH LÝ HỌC SINH LỚP 5 ....................................... 19
1.4.1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh lớp 5 ...................................................... 19
1.4.2. Mối quan hệ giữa tâm sinh lý học sinh với sáng tạo ................................... 22
1.5. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC24
1.5.1. Đối tượng, phương pháp, thời gian điều tra ................................................ 24
1.5.2. Phân tích kết quả điều tra ............................................................................ 24
1.5.3. Ưu điểm và hạn chế của thực trạng ............................................................. 28
1.5.4. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................ 29
1.5.5. Nhận xét chung kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.............................................. 29

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chương 2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 ............. 31
2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO ...... 31

2.2. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 .............................. 32
2.2.1. Câu lạc bộ Địa lí .......................................................................................... 32
2.2.2. Tham quan ................................................................................................... 34
2.2.3. Trò chơi học tập ........................................................................................... 39
2.2.4. Sân khấu tương tác ...................................................................................... 44
2.2.5. Đố vui địa lí ................................................................................................. 48
2.2.6. Dự án học tập............................................................................................... 49
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 60
3.1. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM ........................................................................... 60
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ........................................................................... 60

2


3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ............................................................................. 60
3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm ................................................................................. 60
3.3.2. Thời gian thực nghiệm ................................................................................ 60
3.3.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 60
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................ 60
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT ................................................ 61
3.4.1 Kết quả định tính ......................................................................................... 61
3.4.2. Kết quả định lượng ...................................................................................... 61
3.4.3. Nhận xét chung về thực nghiệm .................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 65
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 65
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66
PHỤ LỤC


Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

Nghĩa của chữ viết tắt

Chữ viết tắt
CHBH

Câu hỏi bài học

CHKQ

Câu hỏi khái quát

CHND

Câu hỏi nội dung

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

TNST

Trải nghiệm sáng tạo

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ....................24
Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo .........26
Bảng 1.3. Điều kiện hỗ trợ giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ....27
Bảng 2.1. Sự khác nhau giữa diễn kịch thông thường và sân khấu tương tác ..........45
Bảng 3.1. Kết quả tính toán trả lời câu hỏi trắc nghiệm của lớp 5A.........................61

Demo Version - Select.Pdf SDK


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã
xác định sự cần thiết tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải
nghiệm, phát huy tính sáng tạo của học sinh, giáo dục phải tạo các môi trường khác
nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2018 đã xác định hai hoạt
động chính trong nhà trường phổ thông là hoạt động dạy học và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học, với tư cách là một môn học
bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, đòi hỏi học sinh phải tham gia và
vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, góp phần phát
tiển năng lực cho học sinh.
Môn Địa lí là môn học có nhiều cơ hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng giáo viên tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo còn ít, nhiều trường quan tâm thực hiện nhưng hình thức, nội
dung nghèo nàn kém hiệu quả giáo dục, mặt khác đa số giáo viên rất lúng túng

Demo Version - Select.Pdf SDK

trong quá trình thực hiện. Do vậy, đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 ở Tiểu học” mong muốn giải quyết
những khó khăn nêu trên.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo có tính khoa học, thực tiễn trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 ở
Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở trường Tiểu học.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.
- Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 tại trường Tiểu học.
- Lựa chọn, thiết kế, đề xuất một số hình thức và phương pháp tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.

6


- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của một số hình thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn nội dung: Địa lí 5.
- Thời gian khảo sát thực trạng: học kỳ I năm học 2017 – 2018. Thời gian
thực nghiệm: đầu học kỳ II năm học 2017 – 2018.
- Địa bàn khảo sát và thực nghiệm: Khảo sát đối với giáo viên Tiểu học
thành phố Long Xuyên, một số huyện. Thực nghiệm đối với học sinh lớp 5 trường
Phổ thông Thực hành Sư phạm, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, có một số nghiên cứu đáng chú ý như:
- “Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng đề xuất các
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- “Hình
thức Version
tổ chức các
hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong nhà trường
Demo
- Select.Pdf
SDK
phổ thông” của tác giả Bùi Ngọc Diệp đề xuất các hình thức tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh trường phổ thông.
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học trên lớp môn Địa lí lớp 10 THPT” của Cao Thị Hoa đã xác định nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo trong bài dạy học trên lớp môn
Địa lí lớp 10.
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
ngoài giờ môn Địa lí lớp 11 THPT” của Nguyễn Thị Phương Linh xác định nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờ
môn Địa lí lớp 11.
- Cùng một số nghiên cứu khác tập trung làm rõ cơ sở lý luận, các hình thức
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả ở trường, lớp cấp trung học phổ
thông. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.

7


Những nghiên cứu trên cung cấp hệ thống cơ sở lý luận vô cùng quý báu cho
nghiên cứu này.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.1.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Thu thập các nguồn tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực
tiễn cho đề tài tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Lịch sử và
Địa lí lớp 5.

7.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tư liệu liên quan đến nghiên cứu đã
được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy. Phân loại, hệ thống các nguồn tài
liệu liên quan đến các phần, mục của nghiên cứu làm cơ sở khoa học sau khi đã
được phân tích.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra
Sử dụng phương pháp này bằng cách điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, dự giờ
trao đổi với giáo
viênVersion
và học sinh
để điều tra thực
trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm
Demo
- Select.Pdf
SDK
sáng tạo trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.
7.2.2. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Sử dụng phương pháp này bằng cách tính toán, phân tích các phiếu điều tra
hiện trạng và các phiếu đánh giá kết quả thực nghiệm, để xử lí kết quả thực nghiệm
sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học về sự khác biệt trước và sau sử dụng
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho nhóm đối tượng
thực nghiệm.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp bằng cách thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, tiến hành tổ chức thực nghiệm trên học sinh lớp 5. Sau đó phân tích kết quả
thực nghiệm, rút ra nhận xét.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu nhận được sự góp ý của chuyên gia trong lĩnh vực khoa học giáo
dục để hoàn thành cấu trúc, nội dung nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm.


8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5
1.1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia
trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của
cá nhân mình. [7, tr.15]
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm cho nội dung giáo dục không bị rập khuôn
theo sách vở, mà gắn liền với thực tiễn xã hội, là con đường gắn lý thuyết với thực
tiễn đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động trong môi

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
trường học tập
trải nghiệm
nhằm
hình thành và
phát triển năng lực, nhân cách cho
HS, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông giai đoạn tới.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí là một nhiệm vụ học tập
gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh
tế - xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân
và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phù hợp nội
dung môn học.
1.1.2. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo
* Mục tiêu về nhận thức kiến thức:
- Bổ sung, mở rộng, củng cố tri thức.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
* Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng:
- Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,
kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

9



×