Tải bản đầy đủ (.docx) (204 trang)

Thiết kế hồ chứa nậm cam phương án 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 204 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của
giáo viên Th.S Phạm Thị Hương cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn
Thuỷ Công – trường Đại học Thuỷ Lợi, đến nay, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp
của mình với đề tài được giao: “Thiết kế hồ chứa Nậm Cam Phương án 2”.
Với những kiến thức đã được học và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
em đã thiết kế công trình hồ chứa nước Nậm Cam (PA2) với 4 phần chính như sau:
Phần thứ nhất: Tài liệu cơ bản
Phần thứ hai: Thiết kế chọn phương án (Thiết kế cơ sở)
Phần thứ ba: Thiết kế phương án chọn (Thiết kế kỹ thuật)
Phần thứ tư: Tính toán chuyên đề kỹ thuật:
Em xin trân thành cảm ơn giáo viên Th.S Phạm Thị Hương đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình làm đồ án. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy
cô giáo trong trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…...tháng….năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đặn
g Tuấn Anh

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 1

Lớp: 54C-TL3




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

MỤC LỤC

PHẦN I.

TÀI LIỆU CƠ BẢN

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC DỰ ÁN

1.1. Mở đầu
Huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên thuộc vùng núi, có nhiều
đồi núi trọc, cây cối thấp và thưa thớt xen kẹp núi là những vùng đất
bằng phẳng và thấp. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích xã. Cao độ đồi
núi từ 700 - 1600, chỉ có các thung lũng hẹp có địa hình tương đối
bằng phẳng có cao độ từ 900 - 700.
Do địa hình của huyện Điện Biên Đông khá phức tạp ( Địa hình
vùng núi ) nên công tác thuỷ lợi của huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Các công trình thuỷ lợi có sẵn đều mang tính địa phương, nhỏ nên
tổng diện tích đất canh tác được tưới chủ động chỉ chiếm khoảng
30%. Diện tích đất canh tác còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên
nhiên.
Tại xã Pu Nhí hiện nay hệ thống thuỷ lợi hầu như chưa có gì
ngoài một vài đập dâng nhỏ do huyện làm phục vụ tưới cho một
phần của bản Háng Chợ. Hệ thống kênh và công trình trên kênh hiện
nay chưa có, diện tích lúa được tưới chủ động rất ít hầu hết các diện

tích đất canh tác đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Do sự phân bố rõ
rệt về nguồn nước giữa các mùa đất đai không khai thác được hết,
sản suất bấp bênh, đời sống nhân dân khó khăn, ảnh hưởng đến tình
hình phát triển kinh tế của toàn huyện và khu vực.
Mặc dù chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều cố
gắng trong công tác thuỷ lợi nhỏ và đã đáp ứng được một phần nào
về nước cho sản suất lương thực của địa phương. Tuy nhiên với hiện
trạng thuỷ lợi như đã nêu trên cho thấy các công trình thuỷ lợi chưa
đáp ứng được nhu câù phát triển kinh tế trong vùng.

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 2

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Hồ chứa nước Nậm Cam và hệ thống kênh tưới sẽ được xây
dựng trên vùng đất của xã Pu Nhí và một số bản của các xã lân cận,
đây là một vùng gồm các cộng đồng dân cư bao gồm các dân tộc
Thái, Mông, Khơ mú. Đời sống của đồng bào trong khu vực hết sức
khó khăn mặc dù tiềm năng đất đai nhiều do chưa khai thác được
khả năng sản xuất vì thiếu nước nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng đói nghèo của nhân dân trong vùng,
đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ tỉnh Điện Biên,
chính quyền đã chọn điểm phát triển kinh tế khu vực này là trọng

điểm của tỉnh (Theo nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ 10)
Phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ thâm canh tăng vụ, khai hoang
tăng diện tích sản suất, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân.
Ngoài ra địa phương còn định hướng phát triển khu vực này thành
một trong nhứng trọng điểm trồng chè, cây ăn quả đặc sản của tỉnh
với hàng ngàn ha hoang hoá.
Việc xây dựng hồ chứa nước Nậm Cam là vô cùng cần thiết và
hoàn toàn phù hợp với phương hướng kế hoạch thuỷ lợi, nông nghiệp
và nông thôn giai đoạn 2000-2010 của huyện Điện Biên Đông và tỉnh
Điện Biên.
1.2. Vị trí và nhiệm vụ công trình
1.2.1. Vị trí địa lý
Cụm công trình đầu mối dự kiến xây dựng nằm trên suối Nậm
Cam, thuộc địa phận bản Nậm Cam A xã Pu Nhí Huyện Điện Biên
Đông tỉnh Điện Biên. Cách thị xã Điện Biên 20km, cách thị trấn Na
Son 23km rất thuận tiện cho xây dựng công trình.
Vị trí cụm đầu mối có toạ độ

21030' vĩ độ Bắc.
1030 07' kinh độ Đông.

1.2.2. Sự cần thiết xây dựng công trình
hồ Nậm Cam - Pú Nhí
Do địa hình của huyện Điện Biên Đông khá phức tạp ( Địa hình
vùng núi ) nên công tác thuỷ lợi của huyện còn gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 3

Lớp: 54C-TL3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Các công trình thuỷ lợi có sẵn đều mang tính địa phương, nhỏ nên
tổng diện tích đất canh tác được tưới chủ động chỉ chiếm khoảng
30%. Diên tích đất canh tác còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên
nhiên.
Tại xã Pú Nhi hiện nay hệ thống thuỷ lợi hầu như chưa có gì
ngoài một vài đập dâng nhỏ do huyện làm phục vụ tươí cho một
phần của bản Háng Chợ. Hệ thống kênh và công trình trên kênh hiện
nay chưa có, diện tích lúa được tưới chủ động rất ít hầu hết các diện
tích đất canh tác đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Do sự phân bố rõ
rệt về nguồn nước giữa các mùa đất đai không khai thác được hết,
sản suất bấp bênh, đời sống nhân dân khó khăn, ảnh hưởng đến tình
hình phát triển kinh tế của toàn huyện và khu vực.
Với hiện trạng thuỷ lợi như đã nêu trên cho thấy các công trình
thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu câù phát triển kinh tế trong vùng.
Diện tích đất canh tác chưa có nước tưới còn nhiều, khả năng tưới
chủ động của khu vực dự án lớn mới chỉ sử dụng được một phần rất
nhỏ, hiệu quả thấp, năng suất cây trồng thấp. Chính quyền và nhân
dân địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác thuỷ lợi nhỏ và
đã đáp ứng được một phần nào về nước cho sản suất lương thực của
địa phương. Tuy vậy so với tổng diện tích trồng trọt hiện nay thì
lượng nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu dùng
nước.
Hồ chứa nước Nậm Cam và hệ thống kênh tưới sẽ được xây
dựng trên vùng đất của xã Pú Nhi và một số bản của các xã lân cận,

đây là một vùng gồm các cộng đồng dân cư bao gồm các dân tộc
Thái, Mông, Khơ mú. Đời sống của đồng bào dựa vào sản suất nông
nghiệp kết hợp với sản xuất nghề rừng là chủ yếu phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên. Đời sống của đồng bào trong khu vực hết sức
khó khăn mặc dù tiềm năng đất đai nhiều do chưa khai thác được
khả năng sản xuất vì thiếu nước nghiêm trọng.

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 4

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Để khắc phục tình trạng đói nghèo của nhân dân trong vùng,
đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ tỉnh Lai Châu,
chính quyền đã chọn điểm phát triển kinh tế khu vực này là trọng
điểm của tỉnh.(Theo nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ 10)
Phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ thâm canh tăng vụ, khai hoang
tăng diện tích sản suất, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân.
Ngoài ra địa phương còn định hướng phát triển khu vực này thành
một trong nhứng trọng điểm trồng chè đặc sản của tỉnh với hàng
ngàn ha hoang hoá.
Việc xây dựng hồ chứa nước Nậm Cam là vô cùng cần thiết và
hoàn toàn phù hợp với phương hướng kế hoạch thuỷ lợi, nông nghiệp
và nông thôn giai đoạn 2000-2010 của huyện Điện Biên Đông và tỉnh

Điện Biên.
1.2.3. Nhiệm vụ của công trình
Đảm bảo, chủ động nguồn nước mặt tưới cho lúa và cây ăn quả
đáp ứng nhu cầu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Trong đó :
- Lúa :

600ha.

- Cây chè :

500ha.

- Màu

100ha.

- Cấp nước sinh hoạt cho 4500 dân trong vùng.
- Tạo mặt nước nuôi cá và đầu nước để phát điện.
- Cải tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái vùng dự án.
1.3. Điều kiện tự nhiên
1.3.1. Đặc điểm địa hình địa mạo
Huyện Điện Biên Đông tỉnh Lai Châu thuộc vùng núi, có nhiều
đồi núi trọc, cây cối thấp và thưa thớt xen kẹp núi là những vùng đất
bằng phẳng và thấp. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích xã. Cao độ đồi
núi từ 700 - 1600, chỉ có các thung lũng hẹp có địa hình tương đối
bằng phẳng có cao độ từ 900 - 700.
Với địa hình như trên các khu tưới bị phân tán hình thành các
bậc thang nhỏ, diện tích khu tưới được phân bổ trên một diện rộng.
SVTH: Đặng Tuấn Anh


Trang 5

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Suối Nậm Cam là một nhánh chính của sông Nậm Cam phát
nguyên từ dãy núi Pu Huốt xã Mường Phăng huyện Điện Biên. Diện
tích lưu vực tính đến tuyến công trình là 15km 2. Xung quanh lưu vực
là núi cao bao bọc, thung lũng chật hẹp, càng về hạ lưu gần bản
Nậm Cam A thung lũng được mở rộng có chỗ tới 0,9km nhưng tại
cuối bản suối bị thắt lại bởi hai dãy núi có cao độ +1240 có khả năng
tạo thành một lòng hồ chứa nước tương đối tốt. Lòng suối về mùa
cạn chỉ rộng vài mét tuy nhiên về mùa lũ nước chảy tràn trên cánh
đồng rộng gần 200m.
Đặc điểm địa hình khu vực cụm công trình đầu mối tương đối
hẹp, mái dốc
các sườn núi thay đổi từ 500 đến 650. Với các khu tưới do bị các dãy
núi phân chia thành các mảnh nhỏ chạy dọc các thung lũng ven suối
xung quanh bị bao bọc bởi các dãy núi, các thửa ruộng kiểu này
phân bố trên hầu hết các bản của xã Pú Nhí.
Vùng hưởng lợi của công trình bao gồm hai khu tưới chính là :
Khu tưới Nậm Cam C nằm ở hạ lưu công trình cách cụm công
trình đầu mối 1.2km. Cao trình mặt đất tự nhiên tại khu tưới thay đổi
từ 1100 đến 800. Độ dốc mặt đất tự nhiên tại khu tưới thay đổi từ 35.
Khu tưới sau đập dâng Tạ Té B chạy dọc theo lòng suối. Cao
trình mặt đất tự nhiên tại khu tưới thay đổi từ 713 đến 520. Độ dốc

mặt đất tự nhiên tại khu tưới thay đổi từ 3-5.
Cả hai khu tưới này đều nằm ven suối Nậm Cam có địa hình
dốc, để có thể sử dụng làm khu tưới cho lúa thì cần phải cải tạo lại
thành các khu ruộng bậc thang.
1.3.2. Diện tích đất khu tưới
Tổng diện tích đất canh tác của xã Pú Nhí là 2420 ha trong đó
diện tích đất canh tác khu tưới là:
Khu tưới Nậm Cam C: Diện tích canh tác 400ha.
Khu tưới sau đập dâng : Diện tích canh tác là 800ha.
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 6

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

1.4. Khí tượng thủy văn
1.4.1. Tình hình quan trắc khí tượng thủy văn trong khu vực
1.4.1.1. Các trạm khí hậu:
Trong vùng tuyến công trình có trạm khí tượng Điện Biên và Lai
Châu có các yếu tố quan trắc khí tượng tương đối dài (từ 1957 đến
nay). Chất lượng đo đạc đảm bảo phục vụ cho thiết kế tính toán công
trình.
1.4.1.2. Các trạm mưa và đo lưu lượng
a) Trạm đo mưa:
Gần với lưu vực tính toán có:

Trạm Điện Biên quan trắc số liệu mưa từ 1957 đến nay.
Trạm Mường Trà quan trắc số liệu mưa từ 1962 đến nay.
Kết quả đo đạc ở các trạm này tương đối tốt, có thể sử dụng
cho tính toán.
b) Trạm đo lưu lượng:
Gận vị trí lưu vực có trạm Nứa Ngàm (F =125km 2) quan trắc
dòng chảy ngày từ 1970 ÷ 1975, trạm Bản Yên (F = 638Km 2)
quan trắc dòng chảy từ 1976 ÷ nay. Tuy nhiên, trạm Bản Yên có
diện tích lưu vực quá lớn so với vùng nghiên cứu, trạm Nứa
Ngàm có chuỗi tài liệu quá ngắn nên chỉ dùng để tham khảo.
c) Các tài liệu khác:
Ngoài các tài liệu đo đạc, chúng tôi cũng sử dụng tài liệu đã
tính toán cho các công trình Pa Khoang, Pe Luông,Chè Rốm để tham
khảo, so sánh kết quả tính toán.
1.4.2. Các đặc trưng khí hậu, khí tượng
Vùng tuyến công trình chịu ảnh hưởng khí hậu vùng, một năm
chia làm hai mùa rõ rệt : Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 7

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương


1.4.2.1. Gió
Tốc độ gió lớn nhất theo các hướng được thu thập từ chuỗi tài
liệu trạm Điện Biên, kết quả tính toán như sau:

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 8

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Bảng 1- 1: Gió lớn nhất các hướng theo tần suất
Hướng
W
N
E
S
NW
SW
NE
SE

VTB (m/s)
10.50
20.30
12.04

19.00
19.10
12.50
16.43
12.00

CV
0,65
0,65
0,5
0,45
0,60
0,65
0,33
0,43

CS
1,3
1,3
1,0
0,45
0,90
1,95
0,90
0,0

V2% (m/s)
28,7
55,4
27,4

38,6
47,8
35,9
30,0
22,6

V4% (m/s)
24,8
47,9
24,3
35,3
42,3
30,3
27,4
21,0

1.4.2.2. Nhiệt độ
Bảng 1- 2: Các yếu tố khí tượng chính trong vùng
Nhiệt độ
ẩm độ K

K2

Đặc trưng

bình

tháng

Tốc độ

2

tương đối

gió
bình

U(%)

quân

83
80
78
80
81
85
86
87
86
85
84
84
83

V(m/s)
0,8
1,0
0,9
1,1

1,1
1,0
0,9
0,8
0,8
0,7
0,7
0,7
0,9

quân T0C
1
15,7
2
17,6
3
20,7
4
23,6
5
25,3
6
25,9
7
25,7
8
25,4
9
24,6
10

22,4
11
19,1
12
15,8
Năm
21,8
1.4.2.3. Mưa

Số giờ

Bốc hơi

nắng

ZP(mm)

h(giờ)
160
165
199
201
200
145
140
145
171
172
151
155

2003

65,7
83,3
101,9
99,0
94,9
73,4
67,2
57,7
58,8
63,8
63,9
60,0
889,6

Bảng 1- 3: Phân phối mưa bình quân năm
Y.Tố/thán
g
X50(mm)
X75

1
23,

2

3

49,0 53,9


4

5

6

7

8

9

109, 187, 279, 317, 306, 149,

10

11

12 Năm

62,6 38,7 19,9

1596

5
6
1
6
2

4
2
,7
(mm) 20, 41,8 46,093,5 159,238,270,261, 127,53,4 33,0 17,0 1362

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 9

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

1

7

6

7

4

3

,6


1.4.2.4. Bốc hơi
Bảng 1- 4: Phân phối bốc hơi theo tháng
Tháng 1
Z(mm 13,

12 Năm
181,
17,0 20,8 20,2 19,4 15,0 13,7 11,8 12,0 13,0 13,0 12,2
4
5

)

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

1.4.3. Các đặc trưng thủy văn
1.4.3.1. Phân phối dòng chảy năm thiết kế P = 75%
Bảng 1- 5: Phân phối dòng chảy năm thiết kế tần suất 75% (m3/s)
Tháng
Q

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

6

5

5

2

9

1

2

1

4

9

2

5



m

0,07 0,05 0,12 0,05 0,20 0,70 0,73 0,32 0,42 0,27 0,13 0,14 0,24
6

1.4.3.2. Dòng chảy lũ
Lưu vực nhỏ dẫn đến lũ tập trung nhanh, thời gian lũ ngắn.
Bảng 1- 6:Quá trình lũ thiết kế theo các tần suất
Thời gian
(giờ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Q0,2%
(m3/s)
15,0
55,0
130,0
305,6
170,0

120,0
90,0
70,0
40,0
30,0
25,0
20,0
15,0
10,0

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Lưu lượng thiết kế (m3/s)
Q1%
Q1,5%
Q2%
Q5%
(m3/s)
11,2
41,0
96,9
227,9
126,7
89,5
67,1
52,2
29,8
22,4
18,6
14,9

11,2
7,5

(m3/s)
9,9
36,4
86,0
202,3
112,5
79,4
59,6
46,3
26,5
19,9
16,5
13,2
9,9
6,6
Trang 10

(m3/s)
9,0
32,8
77,6
182,5
101,5
71,7
53,7
41,8
23,9

17,9
14,9
11,9
9,0
6,0

Q10%

(m3/s)
7,0
25,6
60,4
142,1
79,0
55,8
41,8
32,5
18,6
13,9
11,6
9,3
7,0
4,6

(m3/s)
5,5
20,1
47,5
111,7
62,1

43,8
32,9
25,6
14,6
11,0
9,1
7,3
5,5
3,7

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

1.4.4. Tổn thất thấm.
Tổn thất qua thân công trình kể cả rò rỉ lấy 0,1 lít/s/m. Tổn thất
qua đáy hồ : Theo đánh giá điều kiện địa chất lòng hồ là tốt, không
có khả năng mất nước sang lưu vực bên cạnh do đó trong tính toán
lấy dung tích thấm là 0,65% lượng nước trong hồ từng tháng.
1.4.5. Các đặc trưng hồ chứa
Đường quan hệ của hồ chứa
Bảng 1- 7: Quan hệ Z∼F∼W
Z (m)
F (km2)
W(106m3)

110


111

111

112

112

113

113

5
0
5
0
5
0
5
0,00 0,00 0,05 0,19 0,35 0,49 0,63
0
0
0
4
8
6
9
0,00 0,00 0,09 0,65 2,01 4,14 6,97
0


1

0

9

8

5

7

1140

1145

0,76

0,88

2
10,4

9
14,5

76

98


1.5. Địa chất công trình
1.5.1. Sơ lược về đặc điểm địa chất lưu
vực
Theo bản đồ địa chất 1:500.000 tờ Điện Biên do Tổng cục Địa
chất thành lập, vùng khảo sát nằmg thuộc phân vùng địa chất Bắc
Trung bộ được bao gồm các thành tạo của hệ địa máng – uốn nếp
Caleđon Việt –Lào Gồm các phức hệ địa máng phát triển từ Cambri
đến cuối Silur hoặc đầu Dêvon gồm các thành taọ như đá phiến bị
biến chất đến đá phiến thạch anh , cát kết xen đá vôi. Hình thành
muộn hơn và xuyên cắt chúng là các thành tạo nguồn mác ma thuộc
phức hệ Điên Biên gồm các loại đá như: Gabrodionit, Đionit,
Gradionit và Granit (δ41-γ41đb). Phủ chồng bất chỉnh hợp là các trầm
tích lục nguyên Mezozoi phát triển vào cuối kỷ Trias đến giữa kỷ Jura
chiều dày lớn; trên cùng là hệ Đệ tứ không phân phân bố tại các
thung lũng hoặc các lưu vực suối trong khu vực
Địa tầng trong khu vực khảo sát từ trên xuống được khái quát
như sau:
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 11

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

*Trên cùng là các thành tạo bở rời nguồn gốc bồi tích sông, suối

hiện đại gồm cát cuội sỏi lẫn đất, tảng lăn tập trung tại các khu vực
thềm bồi và lòng suối dày từ 1,0 đến 3,0 m.
*Các thành tạo có nguồn gốc bồi tích sớm hơn được hình thành
trên các thung lũng nhỏ hẹp bao gồm sét pha, phía dưới là sét pha,
cát pha có lẫn cuội sỏi, đôi chỗ có lẫn tảng lăn, có chiều dày từ 5,0
đến 10,0 m.
* Các thành tạo là sản phẩm phong hoá của đá gốc với thành
phần chủ yếu là sét pha – sét màu nâu đỏ, nâu vàng đôi chỗ có lẫn
tảng lăn của đá mẹ,nguồn gốc sườn tích, tàn tích (e, dQ),phân bố
rộng khắp trong khu vực và có chiều dày lớn, thay đổi từ vài mét
đến vài chục mét.
*Tầng đá gốc-đá Granit nguồn gốc macma phức hệ Điện biên,
tuổi (δ41-γ41đb) được hình thành cuối Proterozoi , phần lớn chúng phân
bố dưới các lớp phủ của vỏ phong hoá; phía trên đá gốc thường bị
phong hoá nứt nẻ, phía dưới sâu là khối đặc chắc. Ngoài ra, trong
khu vực đá gốc còn xuất lộ ra trên bề mặt và tạo thành những khối
lớn độc lập cứng chắc với thành vách dựng đứng.
*Các thành tạo thuộc hệ tầng trầm tích địa máng tuổi Trias
muộn ( T3 sb) điệp Suối bàng phân bố tại vùng rìa và tập trung nhiều
về phía Nam khu vực khảo sát. Đất đá hệ tầng này do bị vò nhàu
mạnh nên cũng thường có tầng phong hoá dày phủ trên mặt, chúng
không thấy xuất lộ ra trên bề mặt đất tự nhiên.
Điều kiện địa chất lòng hồ
Theo cao trình mực nước dâng dự kiến ( +) 1134, lòng hồ công
trình Nậm Cam chiếm diện tích khoảng 80 ha về phía thượng nguồn
suối Nậm Cam. Lòng hồ được phát triển theo hướng chính là ĐB - TN
với chiều dài trên 1500m, chiều rộng nơi lớn nhất là 600m và một
nhánh phụ rộng 200m, dài trên 700m kéo dài theo hướng Bắc - Nam,
chếch về Đông bắc khoảng 10 0. Đáy lòng hồ hình thành trong một
thung lũng khá bằng phẳng, cao độ từ (+) 1110 đến (+) 1120, độ

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 12

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

dốc của suối trong lòng hồ từ 4-6 %. Tới cao trình (+) 1130 địa hình
bờ hồ và đường viền hồ là các triền núi dốc thoải, độ dốc trung bình
từ 150 - 200, Vượt lên trên cao trình +1130 địa hình với các triền có
độ dốc lớn lên tới 35 - 500
Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất công trình trên phạm vi lòmg hồ
với phạm vi đo vẽ đến cao trình (+) 1145 cùng với các hố khoan đào
đã thực hiện, cho phép chúng tôi lập tờ bình đồ ĐCCT khu lòng hồ
Nậm Cam A ( xem bản vẽ ĐC- 01); trong đó lòng hồ được phân chia
làm 3 phân vùng ĐCCT chính như sau:
* Phân vùng 1 ĐCCT:
Khu vực có địa hình khá bằng phẳng hoặc dốc thoải trải dọc về
hai phía thuộc thềm dọc theo suốí Nậm Cam và chi lưu của nó ,
phạm vi phân bố có dạng hẹp và kéo dài. Đất đá của phân vùng này
phía trên là các thành tạo bồi, lũ tích sông (a,pQ) với thành phần
chính sét pha, cát pha lẫn sét bụi đến cuội sỏi; thành phần hạt nhỏ
là thạch anh và phenspát. Kết cấu của đất thường là rờị rạc, tính
thấm nước lớn. Các thành tạo này phân bố tại lòng suối hoặc tạo
thành các thềm bậc I của suối, chiều dày của tầng này thay đổi từ
3,0 – 8,0m và phủ lên trên tầng phong hoá mạnh của đá granit.

* Phân vùng II- ĐCCT:
Khu vực có địa hình dốc chiếm đa phần diện tích hồ đó là các
sườn đồi và các dãy núi dọc theo về hai bên của bờ hồ. Đây là vùng
phát triển các thành tạo thuộc hệ đệ tứ không phân chia trong đó
phía trên mặt là các sản phẩm có nguồn gốc sườn tích

(dQ) với

thành phần chủ yếu là đất sét pha nặng đôi chỗ có lẫn tảng lăn tảng
sót, kích thước từ 0,2 –1,5m; đất có màu sắc sáng thường là nâu
vàng đến nâu đỏ. Chiều dày trung bình từ 1,5-3,0m. Thành tạo này
thường phủ trên lớp đất sét pha nặng đến vừa màu nâu vàng, nâu đỏ
đốm trắng lẫn ít tảng sót nguồn gốc tàn tích phong hoá của đá granit
(eQ) với ranh giới không rõ rệt. Chiều dày của tầng đất tàn tích khá
lớn ( > 15m ) và thường là chưa thăm dò hết. Toàn bộ các thành tạo
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 13

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

nêu trên thuộc phân vùng 2 mằm trên tầng đá gốc Granít, Granodiorit phong hoá mạnh nguồn gốc macma xâm nhập.
* Phân vùng III. ĐCCT :
Tầng đá gốc đá granit, grano - diorit phong hoá vừa độ nứt nẻ
từ trung bình đến ít. Trong lòng hồ, diện lộ trên bề mặt thường ở

dạng nhỏ dưới dạng các khối độc lập nơi tầng phủ trên mặt bị bào
mòn, chúng thường gặp tại khu vực tại chân sườn đồi trái vai đập kéo
dài lên tới khu vực UBND Xã. Phía đầu sườn vai phải đập, tầng đá gốc
xuất lộ dưới dạng một Batolit lớn có sườn dốc đứng. Nhìn chung tầng
đá gốc có cấu tạo dạng khối, cường độ cứng chắc, ít nứt nẻ .
Từ kết quả, đo vẽ , khảo sát cho thấy: địa chất tại vùng lòng hồ
Nậm Cam có lớp tầng phủ dày, tính thấm nước nhỏ ( kết quả thí
nghiệm đổ nước trong hố đào tại lòng hồ cho thấy đất tầng phủ đấy
hồ có tính thấm yếu, hệ số thấm trung bình.Ktb = 1,65 x 10

-5

cm/sec). Những điều kiện này cho thấy hồ có khả năng trữ nước tốt.
Dọc theo đường viền hồ là các dãy núi cao ngăn cách nước tốt với
các lưu vực khác; do vậy sẽ không xảy ra hiện tượng thấm mất nước
từ hồ sang các lưu vực lân cận.
Dọc theo đường viền hồ địa hình là các mái dốc có độ dốc trung
bình, đất tầng phủ dày với chủ yếu là đất có tính dính, kết cấu chặt,
như vậy khả năng tái tạo bờ hồ, gây sạt lở bờ sẽ ít có khả năng xảy
ra. Dải sườn đồi dọc theo và trên đường mực nước dâng khá dốc nên
diện tích bán ngập nhỏ.
Về đứt gãy kiến tạo: qua quan trắc trắc hội kết hợp với phân
tích cấu tạo thành tạo trong khu vực hồ cho thấy trong khu vực lòng
hồ không có dấu hiệu của các đứt gãy kiến tạo phát triển và tồn tại.
Với cao trình mực nước dâng của lòng hồ dự kiến cho thấy hồ
chứa sẽ gây ngập trên 43 căn hộ cùng khu trụ sở UBND xã, trên 1,5
km tuyến đường dây cấp điện 35KV và đường dây điện hạ thế 0,4 KV
cùng với tuyến đường cấp phối liên xã dải khoảng 1,5 km cần có biện
pháp di dời. Như tại phần trên đã nêu, hồ được xây dựng trong vùng
SVTH: Đặng Tuấn Anh


Trang 14

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

có quá trình xói mòn và rửa trôi đất khá phát triển do địa hình dốc
cùng với đặc điểm cấu tạo của đáy hồ khá bằng phẳng; do vậy, việc
xác định dung tích chết của hồ và biện pháp hạn chế quá trình bồi
lắng lòng hồ cũng cần được quan tâm xem xét.
Về khả năng ăn mòn của môi trường nước đối với Bêtông và
Bêtông cốt thép công trình: Kết quả phân tích hoá lý của các mẫu
nước lấy tại hố khoan và nước mặt (xem chi tiết tại phụ lục) cho
thấy: nước trong khu vực là loại nước nhạt Bicacbonat Canxi magiê
có độ pH = từ 7,0 - 7,2; độ kiềm Bicacbonát [HCO3- ] = 1,52 - 2,59
me/l hàm lượng các ion muối tan khác [CL- ] = 0,16-0,24e/l; [Mg+ ] =
0,51 -0,86 me/l. Qua đối chiếu hàm lượng hoá học của nước với các
chỉ tiêu được quy định trong tiêu chuẩn ngành 14TCN 78-88 nhận
thấy: nước trong khu vực công trình không có bất cứ một dấu hiệu
nào về khả năng ăn mòn các loại đối với bê tông dùng cho công trình
thuỷ công.
1.5.2. Điều kiện địa chất vùng công
trình đầu mối.
Khu vực đầu mối phương án I có vị trí cách bản Nậm Cam
khoảng 300 về phía Đông cắt ngang tuyến đường đường lên UBND
xã. Tại đây chúng tôi đã tiến hành khoan 9 hố khoan sâu từ 15 đến

25 m theo 03 mặt cắt, đào 8 hố địa chất, mỗi hố đào sâu 2m để xác
định tầng phủ (xem bản vẽ ĐC-02), tiến hành thí nghiệm đổ nước
trong hố khoan đối với đất tầng phủ tại hiện trường, lấy mẫu thí
nghiệm các chỉ tiêu cơ lý. Kết quả khảo sát hiện trường kết hợp với
thí nghiệm trong phòng, cho phép thành lập các mặt cắt địa chất
cùng với các đặc điểm địa chất công trình của các tuyến như sau:
1.5.2.1. Cấu trúc địa tầng và đặc điểm phân bố:
a) Tuyến đập phương án II
Tuyến có chiều dài 280 m cắt ngang thung lũng theo phương vị
TB 3500 . Mặt cắt địa hình có dạng hình chữ U mở rộng . Bề mặt đấy
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 15

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

khá bằng phẳng, cao đọ lòng suối (+) 1111,0m , thềm rộng với cao
độ từ (+) 1112,0 đến (+)1114,0m. Sườn vai phải và trái dốc thoải
đều , góc dốc 120 -180 .Cuối tuyến đầu vai trái đập được giới hạn bởi
sườn núi có độ dốc lớn, đầu vai phải là vách đá dựng đứng. Đặc điểm
phân bố các lớp đất đá trên các mặt cắt như sau:
Lớp đất thổ nhưỡng: Thường phân bố trên bề mặt đất tự nhiên
bề dày thay đổi từ 0.3 đến 0.5 m bắt gặp trên toàn tuyến.
Lớp 1a: Bồi tích suối hiện đại gồm cát cuội sỏi lẫn đất, kết cấu
rời rạc. Lớp này thường phân bố theo phạm vi hẹp tại lòng suối dưới

dạng thấu kính,chiều dày lớp từ 1,0-2,5 m.
Lớp 1b: Đất sét pha vừa màu xám nâu trạng thái dẻo cứng,
phía dưới đất thường dẻo mềm, nguồn gốc bồi tích (a,Q). Lớp này
phân bố trên toàn bộ khu vực thung lũng giữa đập, chiều dày lớp ít
biến đổi, trung bình từ 2.2 đến 3.0 m. Tại mặt cắt thượng lưu của PAI phạm vi phân bố của lớp bị thu hẹp.
Lớp 1c: Cát pha lẫn ít sạn, màu xám trắng, xám nâu, kết cấu rời
rạc, nguồn gốc bồi tích (a,Q). Lớp này phân bố phía dưới lớp đất 1b,
chiều dày từ 0.9 đến 1.7 m. Lớp này không bắt gặp tại mặt cắt
thượng lưu.
Lớp 1d: Đất sét pha màu xám ghi, xám xanh lẫn cuội sỏi tròn
cạnh, kích thước từ 1- 4 cm, nguồn gốc bồi tích (aQ). Lớp này phân
bố phía dưới lớp 1c và lớp 1b, chiều dày lớp khá đồng đều, biến đổi
từ 1,5 đến 2,5m. Tại mặt cắt thượng lưu phạm vi phân bố của lớp
này cũng bị thu hẹp theo chiều dài của tuyến.
Lớp 1e: Đất sét pha vừa màu xám xanh, trạng thái dẻo cứng,
nguồn gốc bồi tích (a,Q), lớp này phân bố phía dưới lớp đất 1d dưới
dạng thấu kính vát nhọn hai đầu, chiều dày của lớp lớn nhất từ 1.0
đến 1.2m.
Lớp 2a: Đất sét pha màu xám nâu, lẫn sạn sỏi, trạng thái đất
nửa cứng đến cứng, nguồn gốc sườn tích (d,Q). Lớp phân bố chủ yếu
tại khu vực sườn đồi vai phải đập, với chiều dày trung bình là 1,0m,
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 16

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

cá biệt tại taluy đường do lớp được san gạt và đắp thêm nên chiều
dày có chỗ đạt tới 2.7 m.
Lớp 2b: Đất sét pha nặng màu nâu đỏ trạng thái nửa cứng đến
cứng, nguồn gốc sườn tích (d,Q). Lớp phân tại khu vực suờn đồi về
phía hai đầu vai đập. Tại vai phải đập lớp phân bố phía dưới lớp 2a,
còn vai trái đập phân bố ngay trên bề mặt đất tự nhiên phía dưới lớp
đất thổ nhưỡng, chiều dày từ 1,5 đến 4,0 m.
Lớp 3a: Đất sét pha nặng màu nâu vàng, nâu đỏ đốm trắng
trạng thái dẻo cứng đến, nguồn gốc tàn tích (e,Q). Lớp được phân
phía dưới các lớp 2b và 1e, và phát triển chủ yếu từ vị trí lòng suối
đến vai phải đập. Chiều dày của lớp khá lớn lên đến trên 15 mét và
chưa kết thúc.
Lớp 3b: Đất sét pha vừa màu xám vàng đốm trắng, trạng thái
đất cứng, nguồn gốc tàn tích (e,Q). Lớp này chỉ bắt gặp tại khu vực
sườn vai trái đập, chiều dày trung bình của lớp là 5.0m, cá biệt tại vị
trí hố khoan KT6 phía thượng lưu đập vai trái , chiều dày lớp đạt trên
10m.
Lớp 3c: Tàn tích phong hoá mãnh liệt của đá granit thành đất
sét pha nặng màu xám vàng trạng thái cứng, còn giữ nguyên cấu
trúc của đá mẹ, các khe nứt đã bị lấp nhét kín và có màu nâu đen
của ôxit sắt. Lớp này nằm dưới lớp 3b và chỉ phân bố tại sườn vai trái
đập, chiều dày lớp tương đối lớn đạt trên 10 m
Lớp 4c: Đá granit phong hoá nhẹ, đá có màu sáng và khá cứng
chắc. Lớp này không gặp trong nền tuyến đập mà xuất lộ trên bề
mặt thành khối lớn vách dựng đứng phía cuối vai phải đập.
b) Tuyến cống phương án II
Tuyến cống PA-I được dự kiến đặt tại vai phải đập, phương vị
tuyến TN 2650, chiều dài 180 m. Do tuyến cắt qua một ke tụ thuỷ

nhỏ phía thượng lưu nên bề mặt địa hình không bằng phẳng; nơi
thấp nhất - lòng khe có cao độ (+) 1117,5 m. Sự phân bố của các lớp
đất trên mặt cắt tuyến như sau:
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 17

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Lớp đất thổ nhưỡng: phân bố trên bề mặt đất tự nhiên bề dày
0.5 m.
Lớp 2b: Đất sét pha nặng màu nâu vàng, xám vàng trạng thái
nửa cứng đến cứng, nguồn gốc sườn tích (d,Q). Lớp phân bố phía
dưới lớp đất thổ nhưỡng và gặp tại hai hố khoan KM3 và KT5; chiều
dày lớp ít biến đổi, trung bình đạt từ 1.5 đến 2.0 m.
Lớp 3b: Đất sét pha vừa màu xám vàng đốm trắng, trạng thái
đất cứng nguồn gốc tàn tích (e,Q). Lớp phân bố trên toàn bộ mặt cắt
với chiều dày biến đổi khá lớn; từ phạm vi lòng khe trở về hạ lưu
tuyến trung bình đạt 5.0m, riêng tại vị trí hố khoan KT6 phía thượng
lưu tuyến chiều dày lớp đạt trên 10m và phần trên mặt lớp có lẫn
nhiều tảng lăn bị phong hoá mãnh liệt.
Lớp 3c: Tàn tích phong hoá mãnh liệt của đá granit thành đất
sét pha nặng màu xám vàng trạng thái cứng, còn giữ nguyên cấu
trúc của đá mẹ, các khe nứt đã bị lấp nhét có màu nâu đen của ôxit
sắt. Lớp phân bố phía dưới lớp đất 3b và chỉ gặp tai hai hố khoan

KM3 và KT5, chiều dày đạt trên 10 m. Về phía thượng lưu tuyến bề
mặt lớp cắm sâuhơn 15m và không bắt gặp tại vị trí hố khoan KT6.
c) Tuyến tràn phương án I
Theo phương án I, vị trí tuyến tràn được dự kiến đặt tại phía vai
trái đập, tim tuyến dọc theo tuyến đường. Do kết cấu tràn dự kiến là
tràn tháo sâu có cửa van nên vị trí chọn tuyến đặt tràn có cao trình
thấp trung bình (+)1122m. Dọc theo tim tràn chúng tôi đã khảo sát 3
hố khoan sâu từ 15 đến 25 m, kết quả khảo sát phân địa tầng từ trên
xuống dưới như sau:
Lớp 2a: Đất sét pha màu xám nâu, lẫn sạn sỏi, trạng thái đất
nửa cứng đến cứng, nguồn gốc sườn tích (d,Q). Lớp này phân bố
ngay tại trên mặt đất tự nhiên, có mặt trên toàn tuyến với chiều dày
từ 2,5 m đến 2,7 m.
Lớp 2b: Đất sét pha nặng màu nâu đỏ trạng thái nửa cứng đến
cứng, nguồn gốc sườn tích (d,Q). Lớp phân bố phía dưới lớp 2a, lớp
SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 18

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

phân bố ngang trên toàn bộ mặt cắt, chiều dày khá đồng đều và
biến đổi từ 2,0 đến 4,0m.
Lớp 3a: Đất sét pha nặng màu nâu vàng, nâu đỏ đốm trắng
trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc tàn tích (e,Q). Lớp

phân phía dưới lớp đất 2b có chiều dày khá lớn lên đến trên 15,0 m.
1.5.2.2. Các chỉ tiêu cơ lý :
Một số chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất nền khu vực đầu mối
phương án I kiến nghị dùng cho tính toán như sau:
Bảng 1- 8: Chỉ tiêu cơ lý đất nền đập

kiệu
lớp
đất

Độ
ẩm
TN
Wtn
%

Chỉ tiêu kiến nghị cho tính toán
Dung
Góc
Hệ số
trọng
Tỷ Độ lỗ ma
Lực
nén
Tự
trọng hổng sát dính
Khô
lún a1nhiên
n trong
C


γC
2
γW
ϕ
T/m T/m
3

3

-

%

(độ)

1b

31.5 1.66 1.24 2.68 50.0

1c

22.2 1.60 1.29 2.68 48.1

1d

26.0 1.72 1.37 2.66 48.7

1e


22.4 1.7 1.39 2.73 49.1

2b

29.5 1.81 1.39 2.71 48.5

3a

28.8 1.85 1.43 2.70 46.8

3b

23.0 1.72 1.40 2.67 47.6

3c

23.2 1.75 1.42 2.67 40.7

SVTH: Đặng Tuấn Anh

15o3
0
18o3
0
16o3
0’
11o0
0’
18o3
0’

16o3
0’
20o0
0’
20o0
0’

Trang 19

Sức
chịu
tải
Ro

kG/c cm2/k kG/
m2

G

0.12 0.056
0.13 0.032
0.062 0.041
0.12

.042

0.25 0.043
0.15 0.037
0.21 0.038


cm2
0.9
5
0.8
0
0.7
4
0.8
7
1.9
2
1.2
7
1.8
3

Hệ số
thấm
K

cm/sec
5.1x10-5
7.5x10-4
6.5x10-5
6.7x10-5
4.2x10-6
4.2x10-6
6.3x10-5

0.25 0.036 2.0 4.4x10-5


Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Kết quả thí nghiệm đổ nước trong hố khoan: tại khu vực tuyến
đầu mối phưong án I đã tiến hành đổ nước tại các lớp 1b, 2a và 2b.
Phương pháp đổ nước được áp dụng là phương pháp đầu nước ổn
định với lưu lượng đổ ổn định. Kết quả các lớp đều có tính thấm yếu,
cụ thể là:
- Hệ số thấm của lớp 1b : K
- Hệ số thấm của lớp 2a : K
- Hệ số thấm của lớp 2b : K

= 1,92 x 10

1b
2a
2b

-5

= 3,51 x 10

-5

= 2,95 x 10


-5

cm/s.
cm/s.

1.5.3. Vật liệu xây dựng
1.5.3.1. Vật liệu đất đắp đập
Để lựa chọn vật liệu cho đắp đập hồ chứa, trong giai đoạn
nghiên cứu khả thi chúng tôi đã tiến hành thăm dò 2 mỏ vật liệu
nằm về phía thượng lưu hồ.
Mỏ M1: là triền đồi phía đầu vai phải đập có vị trí cách tuyến
đập phương II khoảng 50 m (xem bản vẽ ĐC -10). Khu vực dự kiến
khai thác vật liệu đất đắp là triền đất cao có cao độ từ (+) 1110 m
đến (+) 1125m. Diện khai thác của M1 chiều dài 250m, chiều rộng
60m, diện tích khai thác S1 = 15 000 m2,chiều sâu khai thác trung
bình đạt từ 2.0 m đến 3,0m sau khi đã bóc bỏ lớp thảm thực vật và
rễ cây bề dày từ 0.2-0.4 m,, tổng trữ lượng khai thác của mỏ (được
đánh giá ở cấp A) với trữ lượng là: 37 500m3 .
Mỏ M2: là toàn bộ quả đồi nằm phía phải đường viền hồ cách vị
trí tuyến tuyến đập PA-II là 150m. Phạm vi dự kiến khai thác của M2
có chiều dài 500m, chiều rộng là 300m, diện khai thác S2 = 150
000m. Với chiều sâu của tầng khai thác thác đạt từ 3,0m đến trên
4,0m sau khi đã bóc bỏ lớp thực vật và rễ cây là 0,2-0,3 m, mỏ cho
phép khai thác vơí tổng trữ lượng là; 500000 m 3 .
Đất khai thác ở 2 mỏ này chủ yếu là đất sét pha màu nâu
đỏ,nâu vàng, xám vàng lẫn ít dăm mảnh nguồn gốc sương tích và
pha tàn tích (e, dQ); trạng thái đất ở điều kiện tự nhiên thường từ
nửa cứng đến cứng, chiều dày khai thác của các lớp này đều >
SVTH: Đặng Tuấn Anh


Trang 20

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

2,0m . Các chỉ tiêu đầm nén và các chỉ tiêu cơ lý của đất tương ứng
với điều kiện chế bị ( γcCB = 0,95* γcmax , Wcb = W t.ư ) được nêu ở
bảng dưới đây:
Ngoài ra đất đắp còn có thể khai thác tại vị trí lân cận diện tích
của UBND xã hiện nay, khu vực này có diện tích khoảng 30 000 m 2
với chiều sâu khai thác của đất trung bình là 2,5m cho trữ lượng đất
khai thác đật khoảng 75 000 m3.
Như vậy vật liệu đất đắp đập chủ yếu được khai thác tại các
triền đồi về nằm về phía thượng lưu hồ với tổng trữ lượng của các mỏ
được đánh giá ở cấp A là : 615000m3.

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Trang 21

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

Bảng 1- 9: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đất đắp đập
Lớp 1
Chỉ tiêu cơ lý

Chế bị

Bão hoà

Lớp 2
Chế bị

Bão
hoà

Đầm nén Proctor:
2,72
2,69
- Khối lượng riêng ∆
-Độ ẩm tốt nhất W tư (%)
26,5
24,3
max
-KL thể tích khô max: γc
1,55
1,64
3
T/m
Đất chế bị với: γcCB = 0,95* γcmax

-Độ ẩm chế bị W tư (%)
26,5
24,3
CB
-Khối lượng thể tích γW
1,64
1,85
1,75
T/m3
-Khối lượng thể tích khô
1,32
1,42
1,42
γcCB T/m3
21o36'
19o41'
21o34'
18o28'
- Góc nội ma sát φ (độ)
- Lực dính C (kG/cm2)
0.35
0,32
0,35
0,30
-Hệ số nén lún a 1-2
0.021
0.028
0,019
0,022
( cm2/kG)

- Hệ số thấm K (cm/s)
2,6 x 10-7
5.0 x 10-7
- Hệ số trương nở Htn (%)
1,3
0,5
1.5.3.2. Vật liêu cát đá sỏi:
a) Vật liệu cát:
Tại phạm vi lân cận công trình không có địa điểm đủ điều kiện
khai thác. Cát phục vụ xây dựng công trình được dự kiến lấy tại sông
Nậm Rốm thuộc thành phố Điện Biên. Cự ly vận chuyển đến chân
công trình là 28.0 Km. Cát khai thác tại sông Nậm Rốn là cát thạch
anh hạt vừa,biện pháp khai thác bằng tàu hút từ lòng sông.Hiện tại
mỏ đang thuộc sự quản lý của Công ty khai thác vật liệu xây dựng
Lai Châu cho phép khai thác với khối lượng lớn. Các chỉ tiêu của cát
như sau:
- Khối lượng riêng ∆: 2,65
- Độ rỗng n:
- Mô đun độ lớn M:
SVTH: Đặng Tuấn Anh

46 %
2,64 – 2,76.
Trang 22

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

- Tạp chất hữu cơ :

Cho phép.

Theo TCVN cát tại mỏ là cát thuộc loại hạt to và hạt vừa dùng
được cho Bê tông
b) Vật liệu đá:
Đá làm cốt liệu bê tông và đá xây lát trong khu vực có thể được
khai thác tại khu mỏ

hiện đang được khai thác nằm trên tuyến

đường đi Nậm Cam C cách UBND xã 2,0 km.Ngoài ra đá dùng cho
xây dựng và làm cốt liệu bê tông còn có thể khai thác tại khu vực
gần cửa hang Đề sau về phía hạ lưu đập, khoảng cách tới chân công
trình là 500m, điều kiện khai thác thuận tiện. Đá khai thác tại các mỏ
đều là đá granít lộ thiên màu xám tro,đá có cường độ kháng nén cao
R>900.0kG/cm2,trữ lượng khai thác của mỏ là rất lớn
1.6. Địa chất thổ nhưỡng
Đất Feralit mùn đỏ màu vàng trên phiến thạch mi ca, chiếm
80% diện tích đất có tầng phủ dày trung bình 0.8 - 1.0m, độ dốc từ
150 – 200, có độ pH = 4.5 - 5.5, mùn từ 4% - 5%. Đạm, lân, kali tổng
số từ trung bình đến khá.
Đất Feralit mùn đỏ màu vàng trên đá trầm tích biến chất, diện
tích chiếm khoảng 17%, phân bổ ở độ cao dưới 800m, tầng phủ dày
>1m, độ pH = 5-7%;tỉ lệ mùn 5-6.5(%). Đất đang được sản suất
nông nghiệp : nương rẫy, ngô, khoai... Tuy nhiên hiện nay chưa đủ
nước cho canh tác.

1.7. Tình hình dân sinh kinh tế
1.7.1. Tình hình dân số và lao động xã
Pú Nhi được thống kê theo bảng sau :
Bảng 1- 10: Dân số và lao động xã Pú Nhi
TT
1

2

Chỉ tiêu
Số hộ
- Dân tộc Mông
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Khơ mú
Số khẩu

SVTH: Đặng Tuấn Anh

Đơn vị
Hộ
Hộ
Hộ

Trang 23

Số lượng
921
771
137
13

6768
Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3

4

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

- Dân tộc Mông
- Dân tộc Thái
- Dân tộc Khơ mú
Lao động
- Nông nghiệp
- Nghành nghề khác
Tỷ lệ tăng dân số
1.7.2. Tình

Người
Người
Người

5890
799
79
3980
Người

3965
Người
15
%
2.3
hình sử dụng đất đai, kết

quả sản xuất và thu nhập
Hiện trạng sử dụng đất đai xã Pú Nhi như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên 17.900 (ha).
-Đất nông nghiệp

2395 ha.

Lúa nước :

162ha.

Lúa nương:

1640 ha.

Cây công nghiệp, cây ăn quả

593ha.

-Đất rừng

12900 ha.


-Đất chưa sử dụng

4794 ha.

Do tập quán canh tác lạc hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
vào mùa kiệt thiếu nước sinh hoạt và canh tác nên năng suất thu
hoạch rất thấp. Năng suất bình quân của các ruộng lúa chỉ đạt từ 2,5
đến 3.0 (tấn/ha). Sản lượng bình quân đầu người qui thóc chỉ đạt
318kg/người/năm. Cây ăn quả mới chỉ được trồng lác đác trên một số
sườn đồi chỉ để sử dụng tại chỗ.
Về chăn nuôi :
Hiện nay chăn nuôi chỉ mang tính lẻ tẻ thiếu tập trung, các gia
đình chỉ nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên bao gồm :
- Trâu

1632 con

- Bò

382 con

- Lợn

3345 con
1.7.3. Tình hình giao thông vận tải,
điện, nước sinh hoạt

Do địa hình khu vực rất dốc, vào mùa kiệt nước chỉ chảy với lưu
lượng rất nhỏ trên các tuyến suối chính. Nước sinh hoạt cho các hộ ở
SVTH: Đặng Tuấn Anh


Trang 24

Lớp: 54C-TL3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S. Phạm Thị Hương

đây phải vận chuyển trên một quãng đường khá dài, có hộ phải gùi
nước từ 1km - 1.5 km đường rừng để lấy nước cho sinh hoạt. Hiện tại
tại vùng dự án chưa có một công trình thuỷ lợi nào được xây dựng.
Về giao thông : tại vùng dự án có một số tuyến đường giao
thông rải đất cấp phối với chiều rộng từ 5m-7m. Tuy nhiên các tuyến
đường này mới chỉ nối trung tâm xã Pú Nhi và một số bản lớn, các
bản còn lại chưa có tuyến đường giao thông. Với địa chất đất có tính
sét cao vào mùa mưa các tuyến đường giao thông trên bị xói lở nhiều
và rất lầy lội các phương tiện cơ giới khó có thể vận chuyển được.
Hiện tại vào mùa mưa việc liên lạc với bên ngoài hầu hết bằng ngựa
thồ, xe mô tô.
Về điện : Hiện tại có một đường dây điện 35kv cung cấp điện
cho xã. Điện đã được đưa tới phần lớn các bản của xã Pú Nhi. Hiện
nay điện mới chỉ được dùng cho thắp sáng và nghe đài.
1.7.4. Nhu cầu sử dụng nước:
Bảng 1- 11: Lượng nước yêu cầu (m3/s)

Qngô
Qlúa
Qcá

Qsh
ΣQcần
Qtại hồ

1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0
5
1
0
0
0
0
0
0
0
0
7
0,08 0,06 0,05 0,05 0,03 0,06 0,03 0,01 0,03 0,02 0,00 0,00
5
1
8

5
0
7
0
6
1
0
0
0
0,06 0,06 0,14 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,06 0,04
0
0
5
0
0
0
0
0
0
0
0
5
0,00 0,02 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
3
3
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
0,15 0,13 0,10 0,15 0,03 0,07 0,03 0,01 0,03 0,02 0,06 0,05
8
0
7
8
4
0
3
9
5
3
3
5
0,19 0,18 0,23 0,17 0,04 0,08 0,04 0,02 0,04 0,02 0,07 0,06
8

SVTH: Đặng Tuấn Anh

2

3

3

2


8

Trang 25

1

4

3

9

9

9

Lớp: 54C-TL3


×