Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Ngân sách Nhà nước cho Nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.99 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề tài: Đầu tư ngân sách cho hoạt động
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên

Hà Nội, tháng 9 năm 2016


M ỤC L ỤC
LỜI MỞ ĐẦU

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận về đầu tư ngân sách cho hoạt
động nghiên cứu khoa học
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông
nghiệp
1.1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học, đó hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghi ệm ,
… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra
bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến th ức
mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ


thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là h ướng nghiên
cứu ứng dụng).
1.1.2.

Tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học
trong nông nghiệp
Khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ho ạt đ ộng

nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xây d ựng và b ảo
vệ đất nước nói chung và xây dựng phát triển nền kinh tế nói riêng, đ ặc
biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào
sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù h ợp v ới
đặc điểm từng vùng, từng địa phương nhằm bảo đảm các khu nông
nghiệp công nghệ cao.
Thứ hai, những kết quả nghiên cứu về giống vật nuôi, cây trồng và
việc ứng dụng vào sản xuất ngày càng phổ biến, quy mô ngày càng đ ược
mở rộng, làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ được
chuyển đổi một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác
có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, kinh tế và xã hội trong lĩnh v ực nông
nghiệp.
3


Thứ ba, nghiên cứu ứng dụng tiến Bộ Khoa học và Công ngh ệ vào
lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản đã được triển khai và ngày càng
được nhân rộng, làm giảm bớt tỷ lệ hao hụt đối với sản phẩm, đặc bi ệt
là đối với lĩnh vực chế biến lương th ực, một số cây công nghiệp ngắn
ngày, sản phẩm đông lạnh xuất khẩu,...
Thứ tư, tiến bộ Khoa học và Công nghệ vào nông nghiệp đã làm cho

cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp có s ự chuy ển d ịch theo
hướng tích cực, hình thành nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất m ới,
trong đó các ngành nghề có mối liên hệ mật thiết v ới nhau bi ến n ền
nông nghiệp từ độc canh sang đa canh với tổ hợp cây trồng, v ật nuôi
mới.
1.2. Cơ sở lí luận về đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động
nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp
1.1.3. Khái niệm ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam
thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà n ước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được c ơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đ ể
bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong th ực tế nhìn b ề
ngoài, hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu chi tài chính c ủa
Nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, c ơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có H ội
đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

4


1.1.4.

Vai trò của việc đầu tư Ngân sách nhà nước cho hoạt
động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 02 khoá VIII, Nghị quyết của


Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X quyết định dành 2% tổng chi ngân
sách nhà nước hàng năm cho hoạt động nghiên cứu khoa h ọc. Mặc dù
ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học v ẫn chi ếm t ỷ tr ọng r ất
thấp trong tổng chi so với một số lĩnh vực khác nh ư giáo d ục, đ ảm b ảo
xã hội, các hoạt động kinh tế nhưng đã phần nào th ể hiện đ ược s ự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề nghiên cứu khoa h ọc ph ục v ụ
cho nông nghiệp nước nhà.
Việc chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực nông nghiệp đã đem lại hiệu quả rất lớn đối với s ự phát tri ển
nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, cụ th ể:
Thứ nhất, cung cấp nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu khoa học, từ đó khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy cho vi ệc
nghiên cứu diễn ra mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều công trình nghiên c ứu có
chất lượng, có khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghi ệp,
tạo ra nhiều giống cây con mới năng suất và chất lượng cao, h ướng t ới
xây dựng nền nông nghiệp mang tính cơ giới hóa, hiện đại hóa, đ ảm bảo
an ninh lương thực quốc gia và phục vụ cho ngành công nghi ệp ch ế bi ến
lương thực thực phẩm, các ngành hàng xuất khẩu.
Thứ hai, việc đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ đầu t ư cho Khoa
học và Công nghệ theo hướng nguồn lực ngân sách nhà n ước đầu t ư cho
các Qũy chỉ là vốn mồi để thu hút được sự đầu tư từ khu vực xã h ội,
doanh nghiệp cho hoạt động Khoa học và Công nghệ. Trong th ời gian
qua, ngân sách nhà nước đã cân đối cho Quỹ phát triển Khoa h ọc và Công
nghệ quốc gia gần 1.500 tỷ đồng và Quỹ đổi mới công nghệ qu ốc gia là
trên 300 tỷ đồng.
5


Như vậy, việc đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên c ứu
khoa học trong nông nghiệp mang lại nhiều tác động tích c ực, thúc đ ẩy

nền nông nghiệp phát triển về cả quy mô lẫn chất l ượng s ản ph ẩm.
Trong những năm gần đây, vấn đề này ngày càng đ ược Đ ảng và Nhà
nước ta chú trọng, quan tâm và đạt được những thành tựu nhất đ ịnh.


Chương 2. Thực trạng đầu tư ngân sách cho hoạt động
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1 Tình hình chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa h ọc
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Bộ Khoa học - Công nghệ, tổng kinh phí phục v ụ cho công tác
nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 là h ơn
12.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 2.400 tỷ đồng. Nhìn vào l ượng thì có
vẻ ổn, nhưng thực tế chỉ có khoảng 10% đề tài nghiên cứu th ực s ự hiệu
quả.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ Bộ Khoa học - Công nghệ, giai đo ạn
2008 – 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đầu t ư g ần
4.000 tỷ đồng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của bộ, trong đó cho
nhiệm vụ nghiên cứu là hơn 2.673 tỷ đồng. Tính trung bình m ỗi năm,
nước ta chi khoảng 3.000 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa h ọc trong nông
nghiệp. Kết quả là trong tổng số gần 5.000 đề tài của giai đoạn này, ch ỉ
có gần 200 giống mới, 50 tiến bộ kỹ thuật được công nh ận và đ ưa vào
sản xuất.
Điều đó cho thấy, nghiên cứu khoa học nông nghiệp nói chung v ẫn
ở tình trạng không có hiệu quả. Đề tài đăng ký thì nhiều, nh ưng đề tài có
tính ứng dụng thực tiễn rất ít. Một thực trạng đáng lo ngại đã đ ược
nhiều người chỉ ra, đó là có rất nhiều kết quả nghiên c ứu gi ống m ới b ị

6



bỏ ngăn kéo, kể cả các công trình đã được bảo hộ d ưới d ạng quy ền s ở
hữu trí tuệ.
Mặc dù nghiên cứu khoa học của nước ta “lẹt đẹt” như vậy, song khi
giải thích về nguyên nhân của sự yếu kém trong công tác nghiên cứu
giống, một số nhà khoa học thường lý giải là do kinh phí h ạn ch ế. Tuy
nhiên, trên thực tế theo một báo cáo của Vụ Khoa học công nghệ và Môi
trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), từ năm 2010 đến nay,
kinh phí cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học hầu như không thay đ ổi
(năm 2010 là gần 668 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 692 t ỷ đ ồng và
năm 2014 dù còn nhiều khó khăn vẫn được bố trí trên 682 tỷ đồng.
Năm 2013, Bộ đã chủ động cho dừng 100 đề tài nghiên cứu khoa
học. Lý do theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao
Đức Phát là do, hầu hết các đề tài nghiên cứu này thuộc d ạng “v ụn v ặt”,
không đi đến đâu và không phù hợp với chiến lược tái c ơ cấu c ủa ngành
nông nghiệp.
Trong tổng vốn ngân sách chi cho khoa học thì 90% dành cho đ ầu tư
phát triển và chi thường xuyên. Chỉ có 10% chi cho hoạt đ ộng nghiên
cứu, vì thế không có điều kiện tập trung đầu t ư cho m ột s ản ph ẩn nào
cho đến khi trở thành sản phẩm chủ lực quốc gia (Theo Bộ trưởng bộ
Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân).
Đặc biệt, trong giai đoạn trên, lương và kinh phí cho hoạt đ ộng b ộ
máy liên tục tăng, từ mức 182 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 310 t ỷ đ ồng
năm 2013 và năm 2014 được bố trí tới trên 350 tỷ đ ồng đ ể chi cho 11
viện nghiên cứu khoa học của Bộ. Điều đó có nghĩa là, trong khi l ương
chi cho bộ máy tăng lên, thì kinh phí dành cho các nhiệm v ụ khoa h ọc
năm 2014 đã giảm 32,6% so với năm 2010.

7



Nhiều đề tài nghiên cứu giống hay tiến bộ kỹ thuật mới được chấm
giỏi, xuất sắc cũng chẳng có doanh nghiệp nào mua. Cách chia đề tài
kiểu này chỉ là dành tiền để nuôi sống khoa học, chứ không tạo động lực
cho khoa học phát triển. Do đó cũng ch ưa th ể có đột phá gì cho nghiên
cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, nông thôn .
2.2 Bất cập trong việc đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2.1 Khoán chi trong nghiên cứu khoa học và công ngh ệ s ử
dụng ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả
Đã có rất nhiều thông tư quy định về khoán chi trong nghiên cứu
khoa học như các Thông tư liên tịch số 93, 44, 55 và gần đây nh ất là
Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC (Thông tư số 27), ngày 30-122015. Theo đó, thay vì đầu tư dàn trải, Nhà nước đầu t ư có mục đích
thông qua việc khoán chi, tạo điều kiện cho các Viện nghiên c ứu, trong
đó, các nhà khoa học chỉ cần nộp kết quả cuối cùng n ếu đáp ứng các tiêu
chí, yêu cầu của đề tài, và toàn bộ quá trình thanh quy ết toán, hóa đ ơn
chứng từ sẽ không cần thiết nữa. Nhưng nếu chậm tiến độ sẽ phải hoàn
trả lại ngân sách và chờ kế hoạch phân bổ mới. Việc siết chặt kết quả
đầu ra sản phẩm sẽ tăng hiệu quả của nguồn ngân sách nhà n ước đ ầu
tư cho khoa học và công nghệ.
Đó là đứng trên góc độ quản lý nhà nước, còn trên thực tiễn nghiên
cứu, Viện trưởng Di truyền nông nghiệp, Giáo sư Vũ Huy Hàm cho r ằng:
thông thường khoán tức là bỏ tiền ra thì nhận sản phẩm, sản ph ẩm
được mô tả rất kỹ như hàng hóa,… Nhưng sản phẩm khoa học lại không
thể mô tả như thế được. Nghiên cứu khoa học là một quá trình tìm ki ếm,
thử nghiệm, nếu sai thì tiếp tục thử mới, tìm ra lời giải hay ph ương án
khác. Việc khoán chỉ phù hợp với những công trình r ất cận v ới ứng
dụng, những công trình, đề tài đã qua giai đoạn nghiên cứu chỉ cần hoàn
thiện để đưa sản phẩm vào sử dụng.
8



Với phần thanh quyết toán, dự trù kinh phí nghiên cứu khoa học, GS
Vũ Huy Hàm và nhiều nhà khoa học cho rằng, việc lập h ồ s ơ d ự án xin
kinh phí ngoài là nỗi kinh hoàng của các nhà khoa h ọc, ngoài ra còn lãng
phí nguồn nhân lực, cộng với thủ tục hành chính quá rườm rà, kê khai
quá chi tiết, nặng về tài chính đã khiến cho h ồ sơ nghiên c ứu đề tài
thường dày gấp ba lần so với nội dung nghiên cứu. Ch ưa k ể do diễn gi ải
quá chi tiết phần dự trù, trong khi một công trình nghiên cứu có th ể kéo
dài nhiều năm, giá nguyên vật liệu, công lao động nh ững năm sau có s ự
chênh lệch so với thời điểm lập dự toán.
2.2.2 Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho nghiên
cứu khoa học còn thiếu hiệu quả, chưa thể hiện rõ mục
tiêu ưu tiên.
Cụ thể, trong 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho nghiên c ứu khoa
học, hơn 40% được dành cho đầu tư phát triển, phân bổ cho các b ộ,
ngành, địa phương. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ điều hành tr ực ti ếp
khoảng 8-11%. Nguồn kinh phí phân bổ về địa ph ương cũng l ại ph ải san
sẻ cho nhiều mục đích sử dụng. Năm 2011 kinh phí đầu t ư phát tri ển
được phân bổ về cho các địa phương khoảng 2.700 tỷ đồng nhưng các
địa phương chỉ thực hiện được khoảng 2.044 tỷ (khoảng 75%) còn lại
khoảng 673 tỷ đồng các địa phương sử dụng vào các d ự án c ủa các lĩnh
vực khác không liên quan đến khoa học công nghệ. Đ ặc bi ệt, trong h ơn
2.000 tỷ đồng sử dụng đầu tư cho khoa học lại có khoảng 672 t ỷ đ ồng
chi không đúng mục đích. Nh ư vậy các địa ph ương chi sai m ục đích đ ầu
tư khoảng 1.345 tỷ đồng. Vì vậy có thể thấy được, tỷ lệ kinh phí dành
cho nghiên cứu khoa học chỉ chiếm một phần nhỏ trong 2% tổng chi
ngân sách.

9



2.2.3 Những bất cập liên quan đến việc xây dựng kế hoạch xác
định nhiệm vụ khoa học công nghệ còn mang nặng tính
hành chính.
Theo quy định của Luật Ngân sách, các dự án đầu tư phát triển phải
được phê duyệt mới được bố trí kinh phí. Tuy nhiên, vi ệc chi kinh phí
cho khoa học công nghệ được gọi là chi đầu tư phát triển nh ư nh ững d ự
án đầu tư xây dựng cơ bản. Điều này gây cản trở cho các nhà khoa h ọc
rất nhiều bởi từ khi họ có ý tưởng cho đến lúc nh ận đ ược kinh phí thì
nhiều đề tài đã không còn phù hợp với thực tiễn.
Chính bởi vì phải mất một khoảng thời gian rất lâu thì các kế hoạch
mới được xét duyệt cấp kinh phí. Nhưng khi đến th ời điểm đ ược cấp
kinh phí thì các nguồn kinh phí này không còn phù h ợp v ới công vi ệc c ủa
đề tài buộc các nhà khoa học phải điều chỉnh lại nh ưng quy trình th ủ
tục lại vô cùng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. Điều này đã gây nên
nhiều khó khăn cho các nhà khoa học, thậm chí có nhiều công trình buộc
phải dừng lại và chỉ nằm trên các bảng kế hoạch mà thôi.
Định mức chi tiêu thực hiện các nhiệm vụ bị giới hạn với m ức chi
tiêu quá thấp: Các định mức chi tiêu cho mỗi hoạt đ ộng khoa h ọc công
nghệ đều bị giới hạn ở mức thấp, không được điều chỉnh thường xuyên
theo các biến động thực tế mà thường được duy trì trong thời gian dài.
2.2.4 Bất cập về nguồn nhân lực của khoa học trong nông
nghiệp
Hiện nay, nước ta có một số lượng khá lớn các c ử nhân, kỹ s ư, th ạc
sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong và ngoài nước v ới ngành ngh ề đa d ạng
trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù chúng ta có những nhóm, tập thể
khoa học khá mạnh đạt tầm khu vực và quốc tế nhưng m ột phần ngu ồn
nhân lực này lại không phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển
khoa học nông nghiệp trong nước. Đã có nhiều người sau khi đ ược đào
tạo rất cơ bản thì hoặc tìm cơ hội ở lại nước ngoài lâu dài, hoặc chuy ển

10


sang nghề khác. Bởi họ cho rằng họ sẽ tìm được công việc v ới m ức
lương cao hơn khi làm việc ở nước ngoài. Và điều này th ực s ự là s ự lãng
phí rất lớn của nước ta.

11


Chương 3: Hoàn thiện cơ chế phân bổ Ngân sách nhà nước
cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển nông
nghiệp
3.1 Nâng mức đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên c ứu khoa
học
Trước hết cần nâng mức đầu từ tài chính cho hoạt động nghiên c ứu
khoa học và xác định lại mức chi tài chính cho phù h ợp. Đây là c ơ s ở đ ặc
biệt quan trọng để tạo nguồn ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu khoa học . Bởi vậy cần quan niệm đúng và đầy đủ về nghiên cứu c ơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và tư vấn chính sách để xây dựng các m ức
đầu tư tài chính thích đáng cho nghiên cứu khoa h ọc; đồng th ời ph ải xác
định rõ các yếu tố cấu thành chi phí đầu vào của nghiên c ứu khoa h ọc
như thông tin, tư liệu, hội thảo ,… Đặc biệt chi phí thực hiện điều tra
khảo sát thực tiễn trong nước và ngoài nước phải đầu tư kinh phí r ất
lớn. Trong nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát trong n ước và n ước
ngoài cũng chiếm tỷ trọng chi phí lớn. Ngoài ra còn chi phí hoạt đ ộng
phục vụ kết quả nghiên cứu đầu ra của nghiên cứu khoa học như tạp
chí, xuất bản, kiến nghị khoa học đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý,
nâng cao trình độ dân trí cũng chiếm một phần không nh ỏ. Do đó c ần
xây dựng một cơ cấu tỷ lệ đầu tư tài chính cho các lĩnh v ực khoa h ọc

một cách khách quan, khoa học. Đồng thời xác định hợp lý định m ức chi
phí hoạt động thường xuyên cho nghiên cứu khoa học theo tính ch ất đặc
thù, tạo điều kiện phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên c ứu ứng d ụng
trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần có những cơ chế đãi ngộ hợp lý và xứng đáng đối
với những nhà khoa học nói chung và những người làm nghiên c ứu, khoa
học trong nông nghiệp nói riêng để thu hút được nguồn nhân l ực có ch ất
lượng phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.

12


3.2 Đổi mới quy trình xét lập, xét duyệt dự toán ngân sách
Quy trình lập, xét duyệt, giao dự toán cần được đ ổi m ới, v ừa đ ảm
bảo cho cá nhân tổ chức sử dụng ngân sách quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và chủ động trong việc sử dụng tài chính, v ừa tạo thu ận l ợi cho
các cơ quan quản lý tài chính các cấp đồng thời tạo điều kiện cho người
làm về tài chính kế toán giảm khối lượng công việc, quản lý tài chính
chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả.
Việc đổi mới khâu lập, xét duyệt dự toán kinh phí của đề tài, d ự án
cần chặt chẽ, tỉ mỉ theo sản phẩm khoa học “đầu ra” cần có căn cứ pháp
luật và tổ chức chuyên môn giám định chặt chẽ không đ ược tùy ti ện, t ự
phát. Các dự án, đề tài trọng điểm cần được tập trung đầu tư ngân sách,
tránh tình trạng dàn trải ngân sách cho các d ự án thiếu tính th ực ti ễn.
Ưu tiên xét duyệt và quyết toán nhanh chóng cho các dự án nông nghiệp
của tổ chức ở vùng sâu vùng xa, của các cá nhân nhà nông và các đề tài
đang trong quá trình thực thi.
Tùy theo mô hình tổ chức quản lý và đặc điểm các ho ạt động c ủa
các tổ chức và cá nhân, trong sản xuất nông nghiệp, trong các ngành
hàng/chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, hoạt động phi nông nghi ệp và

các vùng sinh thái, địa phương ở nông thôn xét mức độ ưu tiên xét duy ệt
cho đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, khi xem xét cơ chế tài chính cho các đ ề tài nghiên c ứu khoa
học, cần chú ý đến kết quả đầu ra và quan tâm tới tác động lan t ỏa c ủa
đề tài nghiên cứu, kể cả với các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản. Cơ chế tài
chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học cần ph ải theo ph ương châm
“thà ít mà tốt”. Chỉ có như vậy thì chính sách đầu t ư cho ho ạt đ ộng
nghiên cứu khoa học mới thực sự hiệu quả.

13


3.3 Đổi mới phương thức quản lý, cấp ngân sách cho hoạt động
nghiên cứu
Trước hết, cần nâng cấp cơ sở pháp lý về cơ chế tài chính cho hoạt
động nghiên cứu khoa học. Tiếp tục hoàn thiện Đề án “Tiếp tục đ ổi m ới
cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động
khoa học và công nghệ”, Đề án “Tiếp tục đổi m ới c ơ bản, toàn di ện và
đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công
nghệ”, đổi mới triệt để các quy định hiện hành về dự toán và s ử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Triệt đ ể
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng giao theo nhiệm vụ.
Loại bỏ tư tưởng duy trì cơ chế hành chính kiểu “xin - cho”.
Cần nghiên cứu bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời đề xuất xây dựng các văn
bản quản lý và sử dụng tài chính mới, đặc biệt là cơ chế mới trong vi ệc
sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích ng ười làm
nông nghiệp: nông dân, hộ gia đình, cơ sở trang trại,… tích c ực chủ động
nghiên cứu khoa học, sáng tạo các sản phẩm có tính ứng dụng cao.
3.4 Tăng cường sự giám sát việc sử dụng ngân sách cho ho ạt

động nghiên cứu khoa học lĩnh vực nông nghiệp
- Các dự án đầu tư phát triển nghiệp phải được Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn thẩm định. Việc thẩm định phải được luật pháp
hoá, các tiêu chuẩn xét duyệt được cụ thể hóa theo t ừng ngành: nông –
lâm ngư nghiệp.
- Các chủ đầu tư phải có cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, có
báo cáo chi tiết về quá trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, báo cáo
nghiệm thu đề tài nghiên cứu
- Tǎng cường hiệu quả hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn quản lý tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra ch ất l ượng đ ề
14


tài nghiên cứu. Có biện pháp kịp thời điều chỉnh, thu hồi Ngân sách nhà
nước khi phát hiện sai phạm.
- Tiến hành nghiêm ngặt công tác thanh tra, kiểm tra môi tr ường
sinh thái. Khuyến khích các doanh nghiệp s ử d ụng công ngh ệ s ạch. Ng ǎn
ngừa và sử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng các công ngh ệ gây
ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án đầu tư, các quy hoạch phát tri ển
sản xuất, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp đ ều ph ải th ực hiện nghiêm
chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải có một phần vốn
đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường.

15


KẾT LUẬN

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



×