MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6
2.1. Mục đích.............................................................................................................6
2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................7
3.1. Đối tượng ..........................................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................7
4. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................7
4.1. Ý nghĩa lý luận...................................................................................................7
4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................7
5. Phương pháp thực hiện................................................................................................8
5.1. Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu .......................................................8
5.2. Phương pháp quan sát.......................................................................................8
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................................................7
5.4. Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài liệu.............................................8
5.5. Phương pháp tham vấn......................................................................................9
6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................9
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đăk Lăk..........................................................................................................................10
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
......................................................................................................................................... 10
1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy............................13
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn..................................................................13
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy...............................................................................13
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động..................................................................14
1.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên.......................................................15
1.5. Thuận lợi và khó khăn............................................................................................15
1.5.1. Thuận lợi.......................................................................................................15
1.5.2. Khó khăn.......................................................................................................15
Chương 2: Thực trạng về tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với thương
binh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.....................................17
2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng........................................................................................17
2.1.1. Qui mô của đối tượng....................................................................................15
2.1.2. Cơ cấu đối tượng...........................................................................................18
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng thương binh trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk............................................................20
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với thương binh tại thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk......................................................................................21
2.3.1. Chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng....................................................21
2.3.2.Chính sách trợ cấp giáo dục và đào tạo......................................................23
2.3.3. Chính sách ưu đãi về y tế, điều dưỡng, phục hồi chức năng......................25
2.3.4. Chính sách hỗ trợ giải quyết nhà ở cho thương binh.................................27
2.3.5. Chính sách trợ cấp tuất cho thân nhân của thương binh............................28
2.3.6. Chính sách dành cho người phục vụ cho thương binh SGKNLĐ trên 81% trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk...........................................................29
2.3.7. Các chính sách trợ cấp tết..........................................................................31
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng .......................................................32
2.4.1. Mô hình xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa ..................................................32
2.4.2. Mô hình chăm sóc đời sống tinh thần cho thương binh.................................32
2.4.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe ..........................................................................33
2.5. Nguồn lực thực hiện................................................................................................33
2.6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách ........................................................34
2.7. Phần làm việc với Phòng Lao động Thương binh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đăk Lăk.......................................................................................................................... 34
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân đối với thương binh tại Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk......................................................................................................40
3.1. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu.....................................................40
3.2. Thu thập thông tin về thân chủ.............................................................................46
3.3. Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ...........................................................58
3.4. Xây dựng kế hoạch .................................................................................................64
3.5. Triển khai kế hoạch ................................................................................................68
3.6. Lượng giá và chuyển giao.......................................................................................68
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận....................................................................................................................... 73
2. Khuyến nghị...............................................................................................................73
2.1. Khuyến nghị về chính sách trợ giúp đối tượng.................................................74
2.2. Khuyến nghị với đơn vị thực tập.......................................................................74
2.3. Khuyến nghị với nhà trường, khoa Công tác xã hội.........................................74
2.4. Khuyến nghị với sinh viên................................................................................74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua bốn năm học tập trên giảng đường, em đã tích lũy được nhiều kiến thức cơ
bản về các chính sách an sinh xã hội và công tác xã hội, trong đó: công tác xã hội cá nhân
và gia đình, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng. Để có thể lĩnh hội được những
kiến thức đó không thể thiếu đi sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, cô ở Khoa Công tác xã
hội - Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CS II) TP. Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
cũng như các anh, chị là cán bộ chuyên trách người có công đã tạo điều kiện cho em trong
đợt thực hành tại cơ quan đạt được kết quả tốt như mong đợi.
Đi cùng em trên cả chặng đường dài không thể thiếu đi sự chỉ dẫn tận tình của giảng
viên – Th.S Phạm Thanh Hải và TS. Nguyễn Minh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng, góp ý tận tình cho em trong suốt quá trình thực hành.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, lãnh đạo UBND thành phố cùng
toàn thể các thầy cô đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Trân trọng!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Để có được
một cuộc sống hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay, đã biết bao người đã ngã xuống
cùng với những nỗi đau, mất mát, nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm ỉ trong lòng thân nhân
của các gia đình chính sách, người có công với đất nước.
Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kế thừa truyền thống tốt đẹp ngàn đời
của dân tộc ta là “ Uống nước nhớ nguồn” nên dù chiến tranh đã qua đi nhân dân ta mãi
mãi muôn đời biết ơn và ghi nhớ công lao của các liệt sỹ, chiến sỹ và những người có công
với cách mạng. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã hình thành một hệ thống
chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng là thương binh. Nhà nước ta
còn ban hành hàng loạt các chính sách về chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, việc làm. Đồng
thời một phong trào chăm sóc đời sống người có công trên nhiều hình thức phong phú và
phù hợp với từng địa phương cũng diễn ra sâu rộng trong quần chúng, góp phần xã hội hóa
đời sống người có công, đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng chính sách. Vì vậy
thực hiện chăm sóc giúp đỡ thương binh không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta
mà còn là trách nhiệm và cũng là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta.
Công tác xã hội với thương binh là một trong những chính sách được Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho thương binh như: chính sách bảo hiểm y tế,
chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp... đã được ban
hành và thực hiện. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột là một đơn vị
có tầm quan trọng rất lớn trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện các chính sách cho các
đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội. Trong năm 2016, công tác tổ chức thực thi chính
sách ưu đãi, chăm sóc người có công tại thành phố đã có những thành tích nổi bật; góp
phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công trên địa bàn; đưa chính
sách ưu đãi áp dụng vào thực tế cuộc sống. Song quá trình đó còn gặp nhiều khó khăn, công
tác tổ chức thực thi các chính sách đối với người có công tại Phòng còn có những hạn chế
cần khắc phục trong thời gian tới để phát huy và nâng cao hiệu quả các chính sách. Ví dụ
như việc ban hành văn bản thiếu tính thống nhất, thẩm quyền ban hành và giải quyết chồng
chéo nhau, thủ tục hành chính rườm rà sẽ dẫn đến việc giải quyết chế độ cho các đối tượng
có công gặp nhiều khó khăn. Hay một lý do khác nữa là do trình độ của cán bộ công chức
còn hạn chế, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện chính sách còn kém nên
trong thực tế nhiều người có công vẫn chưa tiếp cận được với những chương trình mà họ
xứng đáng được hưởng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước nói chung và với chính quyền địa phương nói riêng…
Chính vì vậy, với tư cách là một nhân viên công tác xã hội tương lai, em cho rằng cần
nắm chắc và có những hiểu biết cơ bản về đối tượng của mình để có thể tiếp cận và giúp đỡ
thương binh một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hơn nữa mạng lưới an sinh xã hội nhằm
đảm bảo cho thương binh ở thành phố Buôn Ma Thuột có một cuộc sống an toàn, đầy đủ cơ
hội để phát triển toàn diện về mọi mặt.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu về các chính sách an sinh xã hội đối với người có
công là thương binh, em nhận thấy các chính sách thương binh trên địa bàn mặc dù đã có
những chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó cũng có những bất cập, đó là việc tuyên
truyền các chế độ chính sách trên địa bàn còn hạn chế, chưa xuyên sát; người dân vẫn chưa
hiểu rõ được các chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, trong quá trình học tập và
thực tập cuối khóa, em quyết định chọn đề tài: "An sinh xã hội và công tác xã hội với
thương binh tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk".
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội và mô hình hỗ trợ
đối với thương binh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Trên cơ sở đó xác định được
vấn đề, nhu cầu và lựa chọn một thân chủ tại địa phương để tiến hành thực hiện tiến trình
công tác xã hội cá nhân hỗ trợ cho thương binh có niềm vui trong cuộc sống, góp phần cải
thiện cuộc sống.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập thông tin để làm rõ về thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh xã
hội và các mô hình trợ giúp đối với thương binh.
- Phân tích tình hình thực hiện chính sách và xác định vấn đề, nhu cầu của thương
binh. Trên cơ sở đó lựa chọn thân chủ để lên kế hoach hỗ trợ cho thương binh tạo niềm vui
trong cuộc sống.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần cho
Thương binh tại thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
An sinh xã hội và công tác xã hội đối với thương binh trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung:
+ Tìm hiểu về chính sách an sinh xã hội đối với thương binh như: (Chính
sách ưu đãi, trợ cấp, y tế, giáo dục…) và các mô hình hỗ trợ đối với thương binh năm 2016.
+ Thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với thương binh.
- Phạm vi về khách thể: Thương binh, Cán bộ Lao động & Thương binh thành phố,
các cán bộ lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
- Phạm vi về mặt không gian: tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Phạm vi về mặt thời gian:
+ Phạm vi nghiên cứu: năm 2016.
+ Thời gian thực hiện: Từ 13 tháng 6 năm 2017 đến 13 tháng 8 năm 2017.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Công tác an sinh xã hội đã được hình thành rất lâu trên thế giới nhưng lại là một lĩnh
vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Các lý thuyết công tác an sinh xã hội mang tính đa biến hóa
(do các vấn đề, hiện tượng, quá trình xã hội luôn biến đổi, đa dạng và phong phú). Bởi vậy,
khi thực hành công tác an sinh xã hội, ngoài việc vận dụng lý thuyết cho từng trường hợp
can thiệp thì những vấn đề của đối tượng sẽ luận giải cho lý thuyết.
Với việc mô tả thực trạng và hiệu quả đối với công tác chăm sóc người có công hiện
nay và đưa ra hệ thống chính sách hiệu quả đã góp phần làm sáng tỏa lý thuyết nhu cầu
trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý học xã hội nói riêng. Tìm hiểu sâu hơn đặc
điểm, cách phân loại nhu cầu trên bình diện tâm lý học. Xây dựng khung cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu các mức độ nhu cầu của người có công hiện nay.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ngoài những đóng góp lý luận, nó còn là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, đóng
góp cho thực tiễn cuộc sống những ý nghĩa nhất định. Tiến hành đề tài nghiên cứu này,
người nghiên cứu đã hướng đến thực tế cuộc sống của thương binh hiện nay. Từ đó, đưa ra
những biện pháp can thiệp công tác xã hội cụ thể, mạnh dạn kiến nghị với các cấp chính
quyền nhằm đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả cho đối tượng thương binh hiện
nay.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp, sưu tầm và phân tích tài liệu
Các tài liệu, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh chính sách ưu đãi người có công là
thương binh, các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội đối với người có công, các báo
cáo năm 2016 của đơn vị thực tập để phân tích các tài liệu, văn bản, các thông tin đã thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích và tổng hợp các thông tin trên cơ sở đó đưa
ra các nhận xét, đánh giá.
5.2. Phương pháp quan sát
Nhân viên công tác xã hội vận dụng những kỹ năng vốn có của mình đặc biệt là
quan sát sử dụng đôi mắt tinh tường của mình để thu thập thông tin sao cho chính xác đúng
vấn đề, đúng đối tượng.
- Bất kỳ một vấn đề nào, dù ở đâu trong hoàn cảnh nào, dù chúng ta có số liệu đầy đủ
hay không đầy đủ, những thông tin mà chúng ta có được chưa hẳn đã đầy đủ. Vì vậy, xâm
nhập vào thực tế cộng đồng có thể mang lại cho ta nhiều thông tin tốt hơn, đồng thời thu
thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Thông qua phương pháp quan sát này, khi tiếp xúc với thân chủ để phát hiện ra
những cảm xúc của thân chủ, từ đó tìm biện pháp để hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của
thân chủ.
5.3. Phương pháp phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ thương binh xã hội thành phố, các
phỏng vấn sâu đối với 1 đối tượng thương binh tại thành phố Buôn Ma Thuột.
- Trong suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu các
nhóm đối tượng có liên quan, thời gian cho mỗi lần dao động từ 15-30 phút. Nhằm để thu
thập thêm thông tin cần thiết liên quan đến các đối tượng này.
5.4. Phương pháp thống kê
Sau khi tìm hiểu và thu thập tài liệu, tiến hành bằng các phương pháp: phân tích, so
sánh, thống kê và dẫn chứng thêm thông tin để thiết thực hơn. Từ đó chọn lọc ra nội dung
cần thiết để đưa vào đề tài.
Nếu việc phân tích đầy đủ và chính xác thì nó sẽ là cơ sở thực tiễn của đề tài, chính vì
thế công tác phân tích và xử lý số liệu là vấn đề không kém phần quan trọng so với việc thu
thập tài liệu. Vì vậy phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp và phân tích là rất quan
trọng, những tài liệu thu thập xong được chọn lọc thống kê những nội dung thông tin cần
thiết của đề tài, số liệu được xử lý chính xác góp phần tạo sự thành công cho đề tài.
5.5. Phương pháp tham vấn
Tham vấn là quá trình cán bộ xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn để
giúp đối tượng giải quyết hoặc tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề, tăng cường chức
năng xã hội của họ.
Mục tiêu của phương pháp là giúp thân chủ hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của chính
họ, hoàn cảnh vấn đề và sử dụng những tiềm năng nguồn lực vào giải quyết vấn đề, giúp
thân chủ nâng cao khả năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhân viên
công tác xã hội phải biết phối hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng lắng nghe, đặt câu
hỏi, thấu hiểu và phản hồi.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1. Khái quát đặc điểm tình hình chung của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đăk Lăk.
Chương 2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với thương binh trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Chương 3. Công tác xã hội cá nhân với thương binh ở Thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đăk Lăk.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm tình hình chung của thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đăk Lăk
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đăk Lăk
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy
Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình dốc thoải, bị chia cắt bởi một số dòng suối
thượng nguồn của sông Sêrêpok.
Địa hình có hướng dốc chủ yếu tù Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ dốc từ 0,5-10%, cá
biệt có nhiều đồi núi có độ dốc hơn 30%. Cao độ trung bình khoảng 500m so với mặt nước
biển. Cao nhất ở dải đồi phía Bắc 560m so với mặt nước biển. Thấp nhất ở khu ruộng trồng
pphias nam 350m, so với mặt nước biển.
Đặc trưng của địa hình cơ bản thuộc 3 dạng sau: Dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, độ
dốc đặc trưng cấp III và IV; dạng địa hình chân đồi và ven suối độ dốc đặc trưng cấp II; dạng
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc đặc trưng cấp I.
* Khí hậu
Thời tiết khí hậu thành phố Buôn Ma Thuột vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (tháng
5 – tháng 10), tập trung 90% lượng mưa hàng năm (bình quân 1,7773mm) và mùa khô (tháng
11 – tháng 4).
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, biên độ giữa ngày và đêm cao 9-12 0C. Độ ẩm
trung bình năm 82,40C, ẩm độ trung bình khô 79%, mùa mưa 87%. Số giờ nắng trung bbinhf
năm 2.738 giờ. Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần số 40-70%; mùa mưa chủ yếu là gió
Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ trung bình 5-6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s. Không có
bão nhưng thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão Nam Trung Bộ, gây mưa to kéo
dài. Lượng nước bốc hơi bình năm 1,178mm, bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô.
* Thủy văn
Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chỉ có con sông Sêrêpok chảy qua phía Tây
Thành phố (khoảng 23km), còn chủ yếu là mạng lưới nhỏ thuộc lưu vực sông Sêrêpok. Có
nhiều hồ nhân tạo lớn như hồ Ea Kao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú, nếu
khai thác tốt thì sẽ phục vụ ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
* Tài nguyên đất
Thành phố Buôn Ma Thuột có 6 loại đất chính: đất nâu đỏ trên đá mẹ Bazan (-Fk), đất
nâu vàng trên đá Bazan (-Fu), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (-Fs), đất nâu tím trên đá Bazan (Ft), đất đen trên sản phẩm đá Bazan (Rk), đất dốc tụ thhung lũng (-D). Ttrong đó đất nâu đỏ
trên đá mẹ Bazan (-Fk) chiếm chủ yếu, ước tính khoảng trên 70% tổng diện tích hiện tại của
Thành phố. Đây là loại đất tốt cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,
hồ tiêu, điều và các loại cây trồng khác.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Điều kiện về kinh tế
* Sản xuất công nghiệp
Nhiều ngành nghề, cơ sỏ sản xuất được mở rộng, tăng nhanh như: điện, cửa sắt, cửa
nhôm, tôn lợp, cán thép, ván ốp lát, cà phê bột, cà phê hòa tan, nước tinh khiết. Nhiều cơ sở sản
xuất có quy mô lớn được đầu tư xây dựng như nhà máy thủy điện Buôn Kuop công xuất
280MW (đã phát điện 140MW), nhà máy bia Sài Gòn-Đắk Lắk mở rộng 2 công suất 70 triệu
lít/năm, nhà máy sản xuất thép…
Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành như khu công nghiệp Hòa Phú diện tích
181ha đã có 12 dự án đăng ký đầu tư; cụm cộng nghiệp Tân An diện tích 48,5ha có 27 cơ sở
sản xuất thuê đất, lấp đầy 100% diện tích đất sản xuất,; cụm công nghiệp Tân An 2 (56,25ha)
đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã đăng ký đầu tư trên 1/3 diện tích, cụm công nghiệp
Thành Nhất (40,33ha) đang phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống nhất là dệt thổ cẩm được
chú trọng phục hồi và phát triển.
* Dịch vụ, hoạt động dịch vụ
Rất phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, tổng mức lưu chuyển hàng
hóa bán lẻ tăng bình quân 20%/năm, mạng lưới chợ được bố trí đều đặn trên khắp địa bàn, chọ
trung tâm và một số chợ phường, xã được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp. Nhiều siêu
thị và trung tâm thương mại được hình thành. Hệ thống khách sạn được phát triển khá nhanh,
đến nay đã có trên 1.200 phòng khách sạn.
Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông
phát triển nhanh, hiện nay số máy điện thoại đã có trên 1100 máy/100 dân số so với 7,04
máy/100 dân năm 2000.
* Sản xuất nông nghiệp
Đạt mức tăng trưởng bình quân 1,1%/năm. Năm 2016 tổng sản lượng lương thực đạt
7.302 tấn. Năng suất lúa nước bình quân đạt 6,64 tấn/ha; năng suất cà phê đạt 2,3 tấn/ha.
Chăn nuôi cũng phát triển nhất là heo, gia cầm. Trồng và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ
trước, 8 năm qua trồng mới được 288 ha rừng.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số
Thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phường, 8 xã với dân số năm 2016 là 338.794
người với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó 85,04% người kinh, 14,96% người
dân tộc thiểu số trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ 10,91% (dân tộc Ê đê).
* Giáo dục
Giáo dục đào tạo đạt được nhiều kết quả ở tất cả các cấp học. Đã duy trì và giữ vững
kết quả phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn khá cao (từ THCS trở xuống đạt 97,2%, THPT đạt 100%). Hiện nay
toàn Thành phố có 46 trường mầm non, 55 trường tiểu học, 26 trường THCS, 11 trường
THPT với tổng số 88.570 học sinh, đến nay toàn Thành phố có 22 trường đạt chuẩn quốc
gia.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh nhất là THPT và mầm non, 100%
phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng.
Giáo dục nghề nghiệp và đại học phát triển cả số lượng và chất lượng, Đại học Tây
nguyên đào tạo đại học đa ngành. Nhiều trường đại học trong cả nước liên kết với trung
tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh và Thành phố đào tạo cán bộ không chỉ cho Đắk Lắk mà
cho cả Tây Nguyên. Hệ thống giáo dục cao đẳng - trung cấp, đa nghành, đa lĩnh vực đảm
bảo cung cấp nhân lực cho nền kinh tế - xã hội của Đắk Lắk – Đắk Nông.
* Y tế
Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng
lên rõ rệt. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác y tế dự phòng
có hiệu quả, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhiều năm liền
không xảy ra dịch bệnh.
Trên địa bàn Thành phố có 06 bệnh viện với tổng số giường bệnh 1.200, 100% trạm
y tế có bác sỹ, 85% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đạt kết quả như, y học cổ truyền và dịch vụ y
tế tư nhân phát triển (đã có bệnh viện tư nhân) góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh không chỉ cho nhân dân Đắk Lắk mà còn một phần của Đắk Nông và một số tỉnh ở
Campuchia.
1.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền
công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã
hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới (gọi chung các
lĩnh vực trên là lao động, người có công và xã hội); thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự ủy quyền của UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Cán bộ kế
toán tài vụ
Phó trưởng phòng
Cán bộ văn
thư thủ quỹ
Cán bộ chính
sách người có
công
Cán bộ trẻ
em và bảo
trợ xã hội
Phó trưởng phòng
Cán bộ lao động
việc làm và đào
tạo nghề
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 15 người, trong
đó 07 nam, 08 nữ. Biên chế 11 người (07 nữ, 04 nam), hợp đồng 04 người (01 nữ, 03 nam).
Về chất lượng cán bộ, công chức:
- Đảng viên: 12/15 người.
- Độ tuổi từ 22-30 tuổi: 2 đồng chí, chiếm: 13.3% ; Từ 31-40 tuổi: 8 đồng chí,
chiếm: 53.3%; Từ 41 tuổi trở lên 5 đồng chí, chiếm 33.4%.
Bảng tổng hợp cán bộ công chức, người lao động của Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột.
STT
Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Võ Tiến Dũng
Đặng Văn Trung
Nguyễn Tiến Cường
Bùi Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Nga
Trần Thị Bảo Khuyên
Vũ Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Hợi
Phạm Thị Huệ
Giới tính
Nam Nữ
CHỨC VỤ
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Kế toán
Thủ quỹ, văn thư
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Trình độ
Số năm công
học vấn
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Cao đẳng
Đại Học
Đại Học
tác
28
20
12
9
8
25
22
12
19
7
11
12
13
14
15
Trương Đức Hậu
Nguyễn Phượng Huy
Hoàng Văn Sáng
Nguyễn Thành Đạt
H’ Thủy Niê
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
Đại Học
5
7
2
3
2
1.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
Tổ công đoàn Phòng tích cực tham gia cùng Cấp ủy Chi bộ, Thủ trưởng cơ quan
trong việc sắp xếp việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người, đồng thời
thường xuyên theo dõi chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ bảo hiểm đối
với mỗi đoàn viên đúng theo quy định.
Tổ chức thăm hỏi kịp thời đoàn viên, gia đình đoàn viên gặp khó khăn, người thân
bị ốm đau, thai sản,...luôn động viên tinh thần làm việc để đạt hiệu quả cao trong công tác
chuyên môn đối với mỗi đoàn viên.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, bố trí, sử dụng cán bộ
nữ của phòng được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Đồng thời gắn với việc quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ.
1.5. Thuận lợi và khó khăn
1.5.1. Thuận lợi
Thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững, các chính sách
cho người có công đã được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo; sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân; sự phối hợp đồng
bộ của các ban, ngành đoàn thể từ thành phố đến phường, xã đã triển khai kịp thời các
chính sách; Sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức Ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội của Thành phố có tinh thần trách nhiệm cao, tổ chức thực hiện tốt chính
sách an sinh xã hội. Các chính sách được tiến hành đồng bộ gắn với việc thực hiện chính
sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo nghề miễn phí, hỗ trợ cải thiện nhà ở, hỗ trợ phát triển sản
xuất, cấp thẻ khám chữa bệnh…
1.5.2. Khó khăn
- Trong những năm qua Đảng, nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng, đối tượng trợ giúp xã hội, tuy nhiên một số chính sách còn
bất cập, vướng mắc và chậm được hướng dẫn thực hiện.
- Tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi; giá cả các mặt hàng nông sản không
ổn định, nhất là tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn xảy ra; dịch bệnh ở
gia súc, gia cầm có thời điểm diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ nghèo,
hộ cận nghèo; các chương trình, chính sách giảm nghèo còn dàn trãi, chưa tập trung. Huy
động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế; một bộ phận người
nghèo còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại và thiếu động cơ vươn lên thoát nghèo; nhiều hộ thiếu
đất, một số hộ đông con, không có việc làm ổn định, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong
sản xuất.
Chương 2: Thực trạng về tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
thương binh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
2.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
2.1.1. Quy mô của đối tượng
Thực hiện quy định tại Điều 19, pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Ban
thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số
35/2007/PL-UBTVQH11. Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ. Theo
báo cáo của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk
Lăk đến cuối năm 2016 có 1275 đối tượng thương binh tại 21 xã phường trên địa bàn
thành phố. Các đối tượng thương binh xã đều gặp khó khăn trong cuộc sống, do ảnh hưởng
của chiến tranh nên tình trạng sức khỏe yếu, mất sức lao động nên kinh tế gia đình gặp khó
khăn.
Bảng 2.1. Số lượng Thương binh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Xã, phường
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Xã Hòa Phú
21
1,64
Xã Hòa Khánh
21
1,64
Xã Hòa Xuân
11
0,86
Xã Ea Kao
64
5,01
Xã Hòa Thắng
41
3,21
Xã Ea Tu
33
2,59
Xã Cư Êbur
30
2,35
Xã Hòa Thuận
29
2,27
P. Khánh Xuân
73
5,73
P. Tự An
90
7,06
P. Ea Tam
90
7,06
P. Tân Tiến
52
4,08
P. Tân Thành
175
13,72
P. Thành Công
63
4,94
P. Tân Lợi
130
10,19
P. Thắng Lợi
44
3,45
P. Thành Nhất
53
4,15
P. Thống Nhất
32
2,50
P. Tân An
102
8,00
P. Tân Hòa
53
4,16
P. Tân Lập
68
5,33
TỔNG CỘNG
1.275
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp người có công năm 2016 của Phòng Lao động Thương binh và
Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột))
Thành phố Buôn Ma Thuột có số lượng quân nhân tham gia hoạt động cách mạng và
kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ khá cao vì vậy số lượng thương binh, bệnh binh,
người của có công với cách mạng của thành phố rất lớn. Đặc biệt trong số những đối tượng
người có công với cách mạng thì thành phố có 1275 thương binh. Theo báo cáo của Phòng
Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột thì trong tổng số 1275 Thương
binh thì Phường Tân Thành có tỷ lệ thương binh nhiều nhất chiếm 13,72% do địa bàn có
nhiều thương binh sinh sống và là khu đất dành cho quân nhân và người có công với cách
mạng. Tiếp đó là Phường Tân Lợi và Phường Tân An với tỷ lệ thương binh chiếm từ 8,0010,19%, các xã, phường còn lại chiếm tỷ lệ thấp.
2.1.2. Cơ cấu đối tượng
2.1.1.1. Phân loại đối tượng theo tình trạng thương tật
Đối tượng thương binh tại thành phố được phân loại theo tình trạng thương tật, thì
thành phố có 1228 là đối tượng thương binh và người hưởng chính sách như thương binh
và 47 đối tượng là thương binh loại B.
Bảng 2.2. Phân loại đối tượng theo tình trạng thương tật.
STT
ĐỐI TƯỢNG
TB, NGƯỞI HƯỞNG CS NHƯ TB
01 TB suy giảm KNLĐ từ 21-60%
02 TB suy giảm KNLĐ từ 61-80%
03 TB suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên
04 TB suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên
SỐ NGƯỜI
1.228
1.151
60
14
3
01
02
03
có VT ĐB nặng
THƯƠNG BINH LOẠI B
TB B suy giảm KNLĐ từ 21- 60%
TB B suy giảm KNLĐ từ 61- 80%
TB B suy giảm KNLĐ từ 81% trở
47
44
3
-
04
lên
TB B suy giảm KNLĐ từ 81% trở
-
Tỷ lệ (%)
99.8%
93.7%
4.8%
1.1%
0.2%
100%
93.6%
6.4%
lên có VT ĐB nặng
(Nguồn: theo Báo cáo kết quả năm 2016 của Phòng Lao động Thương binh và Xã
hội)
Theo báo cáo kết quả năm 2016 của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cho
thấy phân loại đối tượng theo tình trạng thương tật, thương binh và người hưởng chính sách
như thương binh có tổng số là 1228 đối tượng chiếm tỷ lệ 99,8%, còn thương binh loại B
có 47 đối tượng chiếm tỷ lệ 100%.
2.1.1.2. Phân loại đối tượng theo độ tuổi
Bảng 2.3. Phân loại đối tượng theo độ tuổi
( Nguồn: Báo cáo số liệu thu thập thông tin đối tượng năm 2016)
Từ bảng 2.3 cho thấy số đối tượng thương binh được phân loại theo độ tuổi từ 51 60 tuổi có 255 đối tượng chiếm tỷ lệ 20,1%, độ tuổi 61 - 70 tuổi có 684 đối tượng chiếm tỷ
lệ 53.6% và trên 70 tuổi có 336 đối tượng chiếm 26.3%. Nhận xét: đối tượng thương binh
trong độ tuổi từ 61 đến 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao, còn từ 51 - 60 chiếm tỷ lệ thấp.
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng thương binh trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thứ nhất, về căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Ban thương vụ Quốc hội về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11
+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
+ Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về Quy
định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu
đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
+ Thông tư số 28/2013/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác nhận Liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách
như thương trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Thứ hai, về cách thức tiến hành.
Bước 1. Thông qua việc tuyên truyền trong buổi sinh hoạt tổ dân cư, đài truyền thanh
của xã, phường, đối tượng thương binh nắm bắt được những thông tin về chế độ dành cho
thương binh cũng như những yêu cầu khi làm hồ sơ hưởng chế độ. Do đó, thương binh
hoặc thân nhân sẽ làm Hồ sơ (Bản khai, các giấy tờ liên quan) nộp tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả hoặc nộp trực tiếp cho cán bộ TBXH, thời gian trong giờ hành chính, từ thứ 2
đến thứ 7 hàng tuần.
Bước 2. Cán bộ thụ lý tiếp nhận, đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ
chưa hoàn thiện thì hướng dẫn công dân thực hiện lại.
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị giải quyết công nhận chế độ hưởng chính sách như thương binh của
cá nhân (tự viết);
+ Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.
Bước 3. UBND xã, phường xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển danh sách
người đủ điều kiện kèm theo hồ sơ gửi về phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành
phố. Lưu lại xã, phường 01 bộ hồ sơ và các văn bản xét duyệt, chuyển 02 bộ hồ sơ kèm văn
bản đề nghị về Phòng phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố.
Bước 4. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố xem xét xác nhận, lập
biên bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng về Sở LĐTB&XH tỉnh xem xét giải quyết
chế độ cho thương binh đủ điều kiện.
Bước 5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét ra quyết định trợ cấp cho
thương binh đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
Thứ ba, về thời hạn giải quyết hồ sơ.
+ Tại UBND xã, phường: 02 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ đến khi chuyển hồ sơ cho
cấp thành phố).
+ Tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố: 08 ngày (kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ đến khi chuyển hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh bao
gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ). Trong đó, thời gian trình UBND thành phố là 03
ngày).
+ Tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh là 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ đến khi chuyển hồ sơ cho Hội đồng giám định y khoa bao gồm cả thời gian luân
chuyển hồ sơ.
+ Tại Hội đồng giám định y khoa : 60 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi
chuyển hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh bao gồm cả thời gian luân
chuyển hồ sơ.
+ Tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh: 05 ngày (kể từ khi nhận được biên
bản giám định đến khi có kết quả xử lý hồ sơ).
Trong thời gian không quá 01 ngày đối với xã, phường và 02 ngày đối với thành phố
kể từ ngày có Quyết định trợ cấp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố phải
nhận kết quả từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc UBND thành phố, trả cho UBND xã, phường.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đối tượng là thương
binh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho người có công là thương
binh
2.3.1.1. Văn bản quy định
Cho đến thời điểm hiện nay UBND thành phố nói riêng và các địa phương trên cả
nước đang thực hiện chi trả trợ cấp người có công với cách mạng theo Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định
20/2015/NĐ–CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc Quy định mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mức chuẩn là : 1.318.000 đồng.
2.3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp cho thương binh tại thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống của người dân và đối tượng người
có công nói chung, đặc biệt là đối tượng thương binh vẫn luôn được các cấp chính quyền,
địa phương đặc biệt quan tâm. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động Thương binh và
Xã hội thành phố cho thấy, nguồn để chi trả cho đối tượng thương binh luôn sẵn sàng đảm
bảo chi trả cho các đối tượng kịp thời.
Tổng số tiền đã chi trả cho đối tượng thương binh năm 2016 là 1.827.724.000 đồng.
Bảng 2.4. Chính sách trợ cấp hàng tháng cho thương binh năm 2016
STT
01
Đối tượng
TB, NGƯỞI HƯỞNG CS NHƯ TB
TB suy giảm KNLĐ từ 21-60%
Số tiền trợ cấp tháng
Số người
Số tiền
1.228
1.749.004.000
1.151
1.503.059.000
02
03
04
TB suy giảm KNLĐ từ 61-80%
TB suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên
TB suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VT ĐB
nặng
THƯƠNG BINH LOẠI B
TB B suy giảm KNLĐ từ 21- 60%
TB B suy giảm KNLĐ từ 61- 80%
TB B suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên
TB B suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VT ĐB
01
02
03
04
60
14
169.057.000
60.842.000
3
16.046.000
47
44
3
-
55.189.000
48.385.000
6.804.000
-
nặng
NGƯỜI PHỤC VỤ
17
23.531.000
01
Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên
14
18.452.000
02
Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên có VT ĐB nặng
3
5.079.000
TỔNG CỘNG
1.292
1.827.724.000
(Nguồn : Số liệu Báo cáo tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng của Sở Lao động Thương
binh năm 2016)
Mọi chính sách xã hội cũng như chế độ ưu đãi với thương binh đều dựa trên mức độ
thương tật và tình trạng sức khỏe của thương binh. Theo quy định thì tất cả những
thương binh mất sức lao động từ 21% trở lên do hội đồng giám định y khoa có thẩm
quyền xác định đều được hưởng các chính sách xã hội. Tuy nhiên, mức độ thụ hưởng các
chính sách xã hội cũng như các chế độ ưu đãi của thương binh là khác nhau.
2.3.2. Chính sách trợ cấp giáo dục và đào tạo
2.3.2.1. Văn bản quy định
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định
về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học
2020 – 2021.
- Thực hiện Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 30
tháng 03 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày
02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí
học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.
- Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 09 năm 2015 hướng dẫn hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với
cách mạng và con của họ.
2.3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục
Trong những năm qua, Đảng uỷ, UBND thành phố đã chỉ đạo cán bộ Lao động
Thương binh và Xã hội thành phố làm tốt công tác chi trả trợ cấp ưu đãi cho con của
thương binh đang theo học ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Chỉ tính trong năm 2016,
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố đã làm thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
hỗ trợ kinh phí học tập cho con em của đối tượng thương binh với tổng số tiền là
1.391.000.000 và xác nhận miễn học phí 100% cho con em thương binh trên địa bàn thành
phố.
Với mức trợ cấp hỗ trợ giấy bút, sách vở:
+ Với trường hợp học cấp II, cấp III là 250.000 đồng/năm.
+ Với trường hợp là học trung cấp,cao đẳng và đại học công lập là 300.000 đồng/năm.
Với mức trợ cấp hàng tháng:
+ Đối với con của thương binh SGKNLĐ dưới 61% là 661.000 đồng/tháng.
+ Đối với con của thương binh SGKNLĐ trên 61% là 1.318.000 đồng/tháng.
Bảng 2.5.1. Tổng hợp đối tượng con thương binh được hưởng trợ cấp hàng
tháng năm 2016
STT
Đối tượng
Số lượng
Trợ cấp hàng
Thành tiền
(đồng)
789.895.000
105.440.000
1
Thương binh dưới
1195
tháng
661.000đ
2
61%
Thương binh trên
80
1.318.000đ
61%
Tổng cộng
1275
895.335.000
(Nguồn: Báo cáo công tác Thương binh xã hội năm 2016)
Trong năm 2016, Phòng Lao động đã giải quyết cho 1275 con em của thương binh
được nhận trợ cấp hàng tháng với tổng số tiền là 895.335.000 đồng.
Bảng 2.5.2. Tổng hợp đối tượng con thương binh được cấp giấy bút hàng năm
năm 2016
STT
1
Đối tượng
Con của Thương binh
Số lượng
596
Trợ cấp 1 lần
Thành tiền
250.000
(đồng)
149.000.000
và người hưởng chính
sách như thương binh
đang theo học cấp III
Con của Thương binh
2
1156
300.000
346.665.000
và người hưởng chính
sách như thương binh
đang theo học tại các
trường Đại học cao
đẳng hệ công lập
Tổng cộng
1752
495.665.000
(Nguồn: Báo cáo công tác Thương binh xã hội năm 2016)
Đối với bảng 2.5.2 cho thấy, số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở
công lập được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập với tổng số tiền là 495.665.000 đồng.
2.3.3. Chính sách ưu đãi về y tế, điều dưỡng, phục hồi chức năng
2.3.3.1. Văn bản quy định
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
Thực hiện Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, ngày 24 tháng 11 năm 2014, của
Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với đối tượng tham gia, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Thông tư 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 3/6/2014 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội - Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe,cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân
nhân; quản lý các công trình nghi công liệt sĩ.
2.3.3.2. Tình hình thực hiện chính sách về y tế
Hiện nay trên địa bàn thành phố, 100% các đối tượng thương binh đều được cấp thẻ
khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế xã, phường và các bệnh viện tuyến
thành phố, tỉnh.
Chế độ điều dưỡng, cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách được giải quyết
kịp thời, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc khám điều trị
bệnh và duy trì sức khỏe. Trong năm qua, toàn thành phố đã thực hiện điều dưỡng cho
1.139 lượt người, phối hợp 1.263 cấp thẻ BHYT cho đối tượng chính sách theo Quyết định
62/2011/QĐ-TTg.
Thực hiện Thông tư 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC công tác đề nghị hỗ trợ
phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng Thành phố thực hiện khá
tốt, hướng dẫn lập hồ sơ và đề nghị cấp sổ cho 70 đối tượng trong đó có thương binh, bệnh
binh thuộc diện được cấp các phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức
năng, hỗ trợ kinh phí 320 triệu đồng cho các đối tượng.
Bảng 2.6. Kết quả về việc hỗ trợ cấp BHYT cho thương binh năm 2016
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Hỗ trợ y tế cho Thương binh
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Xã Hòa Phú
18
4,00
Xã Hòa Khánh
11
2,44
Xã Hòa Xuân
6
1,33
Xã Ea Kao
47
10,44
Xã Hòa Thắng
20
4,44
Xã Ea Tu
11
2,44
Xã Cư Êbur
20
4,44
Xã Hòa Thuận
18
4,00
P. Khánh Xuân
36
8,00
P. Tự An
22
4,88
P. Ea Tam
26
5,77
P. Tân Tiến
11
2,44
P. Tân Thành
36
8,00
P. Thành Công
20
4,44
P. Tân Lợi
39
8,66
P. Thắng Lợi
7
1,55
P. Thành Nhất
25
5,56
P. Thống Nhất
4
0,88
P. Tân An
29
6,44
P. Tân Hòa
21
4,67
P. Tân Lập
23
5,11
Tổng cộng
450
99.93
(Nguồn : Số liệu báo cáo tình hình chi trả BHXH cho thương binh năm 2017 của
Xã, phường
Phòng Lao động - Thương binh )
Bảng 2.6 cho thấy, nhìn chung chính sách hỗ trợ cấp thẻ cho 99,93% thương binh và
người hưởng chính sách như thương binh, UBND thành phố đã thực hiện cấp phát đầy đủ
hàng năm; ngoài ra do thương binh một số đã hưởng lương hưu do bảo hiểm xã hội chi trả
nên đã có BHYT.
2.3.4. Chính sách hỗ trợ giải quyết nhà ở cho thương binh
2.3.4.1. Văn bản quy định
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
Thông tư số 09/2013/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg
ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Thực hiện theo Quyết định số 118-TTg, ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về
việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Quyết định số 54/2005/QĐ-UBND, ngày 9/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk
về Ban hành quy định hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở theo Quyết định
số 118/1996/QĐ-TTg, ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3.4.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở
Trong những năm qua, UBND thành phố thực hiện tốt công tác giải quyết hỗ trợ xây
dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về
hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, kết quả có 27 trường hợp đủ điều kiện thực hiện
theo kế hoạch. Trong đó, đã triển khai hoàn thành sửa chữa cho 18 căn nhà và xây dựng
nhà mới cho 9 căn nhà, với kinh phí là dựng nhà ở là 643.000.000 đồng.
Bảng 2.7. Kết quả về việc hỗ trợ nhà ở cho thương binh năm 2016
Stt
01
02
Hỗ trợ
Số nhà phải hỗ trợ
Số tiền
(đồng)
Xây mới
09
385.000.000
Sữa chữa
18
258.000.000
TỔNG CỘNG
27
643.000.000
(Nguồn : Báo cáo kết quả xây dựng nhà ở cho người có công năm 2016)
2.3.5. Chính sách trợ cấp tuất cho thân nhân của thương binh
2.3.5.1. Văn bản quy định
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách
mạng;
Thực hiện Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về Quy định
mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm
khả năng lao động từ 61 % trở lên từ trần.